Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tăng cường quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại của chi cục Thuế huyện Gia Lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.07 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN </b>



Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu và rộng vào nền
kinh tế thế giới, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Đó vừa là địn bẩy, vừa là thách thức đối với nền kinh tế và các doanh nghiệp trong nước
còn non trẻ. Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước vừa phải cạnh tranh lẫn nhau, vừa
phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngồi. Điều đó đã ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê của Cục thuế Hà Nội trong
năm 2013, số doanh nghiệp kinh doanh có lãi chỉ chiếm 34,2%, số cịn lại bị lỗ hoặc phải
đang ngừng hoạt động. Do chịu áp lực của sự cạnh tranh, các doanh nghiệp đã và đang
phải thay đổi phương thức và cơ chế quản lý để tồn tại và phát triển, đồng thời tìm mọi
<i>biện pháp để “lách thuế”, “gian lận thuế”. Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực </i>
thương mại cũng không tránh khỏi vịng xoay đó. Trong năm 2013, Cục thuế Hà Nội đã
thực hiện thanh, kiểm tra 5.404 doanh nghiệp thương mại, số thuế xử lý tăng thu qua
thanh tra, kiểm tra là 9.628 tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp thương mại có vi phạm đã
bị buộc truy thu thuế 5.643 tỷ đồng, truy hoàn hơn 200 tỷ đồng và phải nộp phạt trên
2.040 tỷ đồng. Điều đó cho thấy, bên cạnh những đóng góp tích cực của cộng đồng doanh
nghiệp vào sự phát triển chung của nền kinh tế thì ở đâu đó vẫn tồn tại những vấn đề về
thất thu thuế, nợ đọng thuế gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế.
Cùng với đó là những tồn tại, hạn chế của hệ thống chính sách, pháp luật thuế trước mắt
chưa thể giải quyết dứt điểm về tính đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả về mặt pháp lý, sự chồng
chéo… Bởi vậy, việc tăng cường quản lý thuế, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại là một
nội dung hết sức cần thiết trong công tác quản lý thuế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

thành lập, năng lực của đội ngũ cán bộ không đồng đều do đó có những ảnh hưởng đến
cơng tác thu ngân sách. Nhận thấy sự cấp thiết của vấn đề, với mong muốn nâng cao hơn
<b>nữa hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý thuế, em đã chọn đề tài “ Tăng cường quản </b>


<b>lý thuế trong lĩnh vực thương mại của Chi cục thuế Huyện Gia Lâm” làm luận văn </b>


cao học với mong muốn giải quyết một phần vấn đề trên.



- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề cơ bản và thực trạng quản lý thuế trong lĩnh vực
thương mại của Chi cục thuế huyện Gia Lâm.


<b>- </b>

Phạm vi nghiên cứu


+ Phạm vi về không gian: Quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại của Chi cục thuế
huyện Gia Lâm.


+ Phạm vi về thời gian: Các số liệu và tài liệu nghiên cứu tập trung về quản lý thuế
trong lĩnh vực thương mại của Chi cục thuế huyện Gia Lâm giai đoạn 2009-2013.
+ Phạm vi về nội dung:


Doanh nghiệp thương mại với hai sắc thuế là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế
GTGT


Hộ kinh doanh thương mại kê khai với hai sắc thuế là thuế thu nhập doanh nghiệp
và thuế GTGT


Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn bao gồm ba chương như sau:


<b>Chương 1 “Những vấn đề cơ bản về quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại”. </b>


Trong chương này tác giả giới thiệu những vấn đề cơ bản về thuế và quản lý thuế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Sau khi làm rõ những vấn đề cơ bản về thuế, tác giả đưa ra bốn nội dung về quản lý
thuế đó là:


<i>Thứ nhất, tuyên truyền và hỗ trợ doanh nghiệp, các hộ kinh doanh thương mại nộp </i>
thuế. Tuyên truyền về thuế là việc Chi cục thuế sử dụng các hình thức, phương tiện để


cung cấp, truyền bá thông tin về pháp luật thuế đến với mọi người dân nhằm giúp họ hiểu
rõ bản chất và ý nghĩa của việc nộp thuế, quyền và nghĩa vụ của mình trong việc nộp
thuế. Có hai hình thức tun truyền về thuế đó là: xuất bản các ấn phẩm về thuế, tuyên
truyền thông qua các phương tiên thông tin đại chúng. Hỗ trợ về thuế đối với người nộp
thuế là loại dịch vụ công do Chi cục thuế cung cấp để hỗ trợ đối tượng nộp thuế thực hiện
nghĩa vụ nộp thuế. Các hình thức hỗ trợ người nộp thuế bao gồm: Giải đáp qua điện
thoại, các cuộc tư vấn trực tiếp, giải đáp bằng văn bản.


<i>Thứ hai, quản lý kê khai thuế. Khai thuế là việc người nộp thuế lập và điền vào mẫu </i>
các tờ khai thuế hoặc phụ lục tờ khai các thông tin để xác định nghĩa vụ thuế của người
nộp thuế.


<i>Thứ ba, kiểm tra thuế. Kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan thuế trong việc xem </i>
xét tình hình thực tế của đối tượng kiểm tra, từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ, yêu
cầu đặt ra đối với đối tượng kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá về tình hình chấp
hành nghĩa vụ thuế của đối tượng kiểm tra. Có 4 nguyên tắc kiểm tra thuế bao gồm:
nguyên tắc tuân thủ pháp luật, nguyên tắc trung thực, chính xác, khách quan, nguyên tắc
công khai, dân chủ, nguyên tắc hiệu quả. Quy trình kiểm tra thuế gồm có kiểm tra tại trụ
sở cơ quan thuế và kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế.


<i>Thứ tư, quản lý nợ và cưỡng chế thuế. Quản lý nợ thuế là công việc theo dõi, nắm </i>
bắt thực trang nợ thuế và các khoản khác do Chi cục thuế quản lý và thực hiện các biện
pháp đôn đốc thu hồi số nợ thuế của người nộp thuế. Cưỡng chế thuế là việc Chi cục thuế
và các cơ quan bảo vệ pháp luật áp dụng các biện pháp buộc người nộp thuế phải thực
hiện nghĩa vụ thuế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Nhân tố chủ quan bao gồm: Năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ
thuế, cơ sở vật chất kỹ thuật, sự nghiêm minh trong xử lý vi phạm.


Nhân tố khách quan bao gồm: Cơ chế quản lý thuế, trình độ và ý thức tuân thủ pháp


luật thuế của các tổ chức kinh doanh thương mại, sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan thuế
các cấp, với chính quyền địa phương và các ban ngành có liên quan.


<b>Chương 2 “Thực trạng quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại của Chi cục </b>
<b>thuế huyện Gia Lâm”. Trong chương này tác giả khái quát tình hình thu thuế trong lĩnh </b>


vực thương mại của Chi cục thuế huyện Gia Lâm và đưa ra thực trạng quản lý thuế trong
lĩnh vực thương mại của Chi cục thuế huyện Gia Lâm.


Trong giai đoạn 2009 – 2013, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trên thế giới
tình hình kinh tế cả nước nói chung và huyện Gia Lâm nói riêng gặp rất nhiều khó khăn.
Hàng hóa bán ra không tiêu thụ được, hàng loạt doanh nghiệp, hộ kinh doanh thương mại
phải tạm dừng hoạt động kinh doanh hoặc buộc phải phá sản, giải thể. Để khắc phục khó
khăn cho các doanh nghiệp, Nhà nước đã ban hành Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày
<b>11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh </b>
tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; Quyết định số 16/2009/QĐ-TTg
ngày 21/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số giải pháp về thuế nhằm thực
hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó
khăn đối với doanh nghiệp. Việc triển khai kịp thời các gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng
đã phát huy tác dụng nhất định, (đặc biệt là việc giảm 50% thuế suất thuế GTGT, giảm
50% tỷ lệ thu lệ phí trước bạ đối với mặt hàng ô tô, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ
28% xướng còn 25%) đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ kinh
doanh thương mại trở lại ổn định và lấy lại đà tăng trưởng... Do đó số thu ngân sách từ
các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thương mại vẫn hoàn thành vượt mức dự toán và đạt
được tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước. Nếu như số thu thuế năm 2009
mới đạt 198,5 tỷ đồng thì đến năm 2013 đã tăng lên 632,7 tỷ đồng , tăng gần 3,2 lần.


Vận dụng nội dung quản lý thuế ở chương 1, tác giả đưa ra thực trạng quản lý thuế
trong lĩnh vực thương mại của Chi cục thuế huyện Gia Lâm theo từng nội dung quản lý
thuế.



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

hỗ trợ được đẩy mạnh và áp dụng nhiều hình thức đa dạng. Các hình thức tuyên truyền
được áp dụng như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền
trên áp phích, tờ rơi. Trong 5 năm qua Chi cục thuế huyện Gia Lâm đã tuyên truyền trên
truyền hình 132 giờ phát sóng, 94 bài đăng trên báo, tạp chí….Hoạt động hỗ trợ về thuế
cũng được sử dụng nhiều hình thức phong phú như: tập huấn chính sách thuế, hướng dẫn
bằng văn bản, hướng dẫn qua điện thoại, đối thoại với doanh nghiệp, hỗ trợ qua đường
dây nóng. Hàng năm, Chi cục thuế huyện Gia Lâm tổ chức trung bình 4 buổi tập huấn về
các chính sách thuế nhằm hướng dẫn cụ thể các chính sách thuế mới cho người nộp thuế,
thêm nữa là các buổi đối thoại với doanh nghiệp nhằm giải đáp các thắc mắc của người
nộp thuế.


<i>Thứ hai, quản lý kê khai thuế đối với các đơn vị kinh doanh thương mại của Chi cục </i>
thuế huyện Gia Lâm. Việc kê khai thuế tại Chi cục thuế được thực hiện tốt trên ứng dụng
quản lý thuế của ngành, toàn bộ hồ sơ khai thuế của khối doanh nghiệp thương mại đã
thực hiện mã vạch hai chiều. Hơn nữa, Chi cục thuế cũng phối hợp với các nhà cung cấp
dịch vụ tổ chức nhiều buổi tập huấn về kỹ năng kê khai thuế qua mạng, cho đến nay 91%
số doanh nghiệp thương mại đã thực hiện gửi hồ sơ khai thuế qua mạng.


<i>Thứ ba, kiểm tra thuế đối với các đơn vị kinh doanh thương mại của Chi cục thuế </i>
huyện Gia Lâm.


Hàng năm Đội kiểm tra thuế và Đội thuế liên xã, thị trấn sẽ tiến hành kiểm tra 100%
hồ sơ khai thuế tại trụ sở Chi cục thuế. Trong giai đoạn 2009-2013, sau khi tiến hành
kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở Chi cục thuế, số doanh nghiệp và hộ kinh doanh
thương mại được chấp nhận là trên 90%. Qua quá trình kiểm tra Chi cục thuế đã phát
hiện một số sai phạm như chậm nộp hồ sơ khai thuế, nợ thuế chây ì, kê khai sai nội dung
trên hóa đơn đầu vào, không ghi chú thời hạn trên bảng kê đầu vào, hủy hóa đơn bán ra
mà khơng hồn thiện các thủ tục theo quy định, kê khai hóa đơn đầu vào khơng phục vụ
cho mục đích kinh doanh. Kết quả số thuế truy thu và phạt sau kiểm tra thuế đối với


DNTM tại trụ sở Chi cục thuế huyện Gia Lâm trong giai đoạn 2009-2013 tăng qua các
năm, cụ thể là năm 2009 là 535 triệu đồng, năm 2010 là 583 triệu đồng, năm 2011 là 720
triệu đồng, năm 2012 là 853 triệu đông, năm 2013 là 956 triệu đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

hành kiểm tra. Năm 2009 Đội Kiểm tra của Chi cục thuế huyện Gia Lâm đã tiến hành
kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp thương mại được 60 doanh nghiệp thì đến năm 2013 con
số này đã đạt 145 doanh nghiệp. Qua 5 năm giai đoạn 2009-2013 Chi cục thuế đã truy thu
và phạt được 9.483 triệu đồng sau khi kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp thương mại. Còn
hộ kinh doanh thương mại thì truy thu và phạt được 589 triệu đồng.


<i>Thứ tư, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với các đơn vị kinh doanh thương mại. </i>
Căn cứ chỉ tiêu thu nợ Cục thuế giao cho và tình trạng nợ của năm trước, Chi cục thuế
huyện Gia Lâm tiến hành rà soát, phân loại nợ thuế hàng tháng, xây dựng kế hoạch thu
nợ, giao chỉ tiêu thu nợ thuế cho từng đội thuế, cán bộ thuế, chỉ đạo các đội tăng cường
áp dụng các biện pháp thu nợ để có biện pháp phù hợp như : Phân loại nợ thuế trên phần
mềm quản trị nợ, thường xuyên đối chiếu nợ với các đội thuế, đối với các hộ kinh doanh
thương mại và các doanh nghiệp thương mại tiến hành phát hành thông báo số tiền nợ
đến từng hộ, doanh nghiệp thương mại, mời các hộ, doanh nghiệp lên làm việc, yêu cầu
doanh nghiệp đăng ký thời hạn nộp, xử phạt nộp chậm đối với đối tượng nợ thông
thường, gửi công văn đề nghị ngân hàng phối hợp cung cấp số dư tiền trong tài khoản của
các đơn vị tại ngân hàng, ra lệnh yêu cầu ngân hàng trích tài khoản tiền gửi của doanh
nghiệp nộp vào ngân sách nhà nước... Hơn nữa, để hạn chế thấp nhất các phát sinh nợ
thuế, Chi cục thuế cũng yêu cầu các cán bộ thuế thường xuyên, kiểm tra, giám sát việc kê
khai nộp thuế của người nộp thuế và tăng cường các biện pháp đôn đốc thu, bảo đảm
người nộp thuế nộp đúng hạn, nộp đủ các khoản thuế phát sinh vào NSNN. Kết quả là số
thuế nợ đọng của các DNTM và hộ KDTM tăng qua các năm, tuy nhiên số tiền thu nợ
cũng tăng cụ thể là từ năm 2009-2013 số tiền thu nợ của các DNTM lần lượt là 826,
1303, 2361, 4773, 8542 triệu đồng còn của hộ KDTM là 594, 616,742,674,727 triệu
đồng.



Sau khi phân tích thực trạng quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại của Chi cục
thuế huyện Gia Lâm, phần cuối của chương 2 tác giả đã nêu những mặt tích cực, hạn chế,
ngun nhân từ đó đưa ra các giải pháp ở chương 3.


<b>Chương 3 “Phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý thuế trong lĩnh vực </b>
<b>thương mại của Chi cục thuế huyện Gia Lâm đến năm 2020”. Trong chương này tác </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

số giải pháp để tăng cường quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại của Chi cục thuế
huyện Gia Lâm như sau:


<i>Thứ nhất, chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ thuế cả về số lượng và chất lượng để </i>
phục vụ hoạt dộng quản lý thuế


<i>Thứ hai, hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống thơng tin quản lý thuế </i>


<i><b>Thứ ba, tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ đối với người nộp thuế trong lĩnh vực </b></i>
thương mại


<i>Thứ tư, đẩy mạnh Kê khai thuế </i>


<i>Thứ năm, đẩy mạnh kiểm tra thuế chống thất thu NSNN </i>


<i>Thứ sáu, tăng cường áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế. </i>


</div>

<!--links-->

×