Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

văn bản do phòng giáo dục trung học và giáo dục thường xuyên phát hành sở giáo dục và đào tạo an giang httpsbitly2wz70q7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.43 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

UBND TỈNH AN GIANG


<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>


Số: 29 /HD-SGDĐT


<b>CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM </b>
<b>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc </b>


<i> </i>


<i> An Giang, ngày 06 tháng 9 năm 2018</i>


<b>HƯỚNG DẪN </b>


<b>Về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 </b>
<b>đối với giáo dục dân tộc </b>


Thực hiện Công văn số 3741/BGDĐT-GDDT ngày 24/8/2018 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học
2018-2019 đối với giáo dục dân tộc (GDDT), Sở GDĐT hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ năm học 2018-2019 đối với GDDT, cụ thể như sau:


<b>A. NHIỆM VỤ CHUNG </b>


1. Tiếp tục triển khai thực hiện 09 nhóm nhiệm vụ và 05 giải pháp cơ bản
của ngành. Trong đó, chú trọng đến giáo dục học sinh dân tộc thiểu số (DTTS),
rà soát, quy hoạch mạng lưới hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú
(PTDTNT); đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn
2016-2020, định hướng đến năm 2030.



2. Tăng cường các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh
DTTS ở các cấp học và hệ thống các trường PTDTNT. Thực hiện tốt cơng tác
ni dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non và học sinh; giáo dục văn hóa dân
tộc trong trường PTDTNT nhằm phát triển GDDT bền vững.


3. Tổ chức và quản lí tốt việc dạy học tiếng DTTS cho học sinh và cán bộ,
công chức, viên chức trong các cơ sở giáo dục đủ điều kiện theo quy định của
Nhà nước; triển khai có hiệu quả giải pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ em,
học sinh ở các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ở vùng DTTS.


4. Triển khai thực hiện có hiệu quả, đầy đủ, kịp thời các chính sách đã ban
hành đối với GDDT; tiếp tục khảo sát, nghiên cứu, đề xuất, điều chỉnh, bổ sung
và hồn thiện các chính sách hỗ trợ nhà giáo, cán bộ quản lí, học sinh và cơ sở
giáo dục ở vùng DTTS.


<b>B. NHIỆM VỤ CỤ THỂ </b>


<b>I. THỰC HIỆN CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG VÀ PHONG TRÀO THI </b>
<b>ĐUA CỦA NGÀNH </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

dung trọng tâm ở từng cuộc vận động và phong trào thi đua, lập kế hoạch và tổ
chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các công tác nêu trên nhằm
hướng tới việc giáo dục, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, đề cao đạo đức nghề
nghiệp, năng lực, hiệu quả công tác cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo
dục và giáo dục tồn diện nhân cách cho học sinh.


2. Xây dựng, phát triển và nhân rộng để tuyên truyền các tấm gương điển
hình về đạo đức nhà giáo; tơn vinh các nhà giáo, cán bộ quản lí tâm huyết, có


nhiều kinh nghiệm, sáng kiế , giảng dạy và chăm sóc,



ni dưỡng trẻ mầm non, học sinh DTTS ở các trường PTDTNT. Tuyên truyền
về tấm gương các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người có uy tín trong cộng
đồng… có nhiều đóng góp cho giáo dục vùng DTTS.


<b>II. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC DÂN TỘC </b>


<b>1. Duy trì số lượng và nâng cao chất lượng giáo dục trẻ em, học sinh </b>
<b>DTTS ở các cấp học </b>


- Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ em, học sinh DTTS
ở các cấp học phù hợp với điều kiện của địa phương; duy trì số lượng học sinh
trong độ tuổi đi học, chủ động, tích cực phối hợp với các lực lượng xã hội huy
động tối đa trẻ em mầm non, học sinh DTTS trong độ tuổi đến trường, duy trì sĩ
số học sinh, bảo đảm học sinh chuyên cần, giảm tỷ lệ học sinh DTTS bỏ học,
nghỉ học vào dịp lễ, tết, mùa vụ...


- Khảo sát, đánh giá thực trạng về chất lượng, điều kiện bảo đảm chất
lượng giáo dục trẻ em, học sinh DTTS của các địa phương từ mầm non đến phổ
thơng, từ đó tăng cường giải pháp đồng bộ, thiết thực, phù hợp thực tế để nâng
cao chất lượng giáo dục trẻ em, học sinh DTTS.


- Việc dạy học phải sát đối tượng người học, phù hợp văn hóa, trình độ
tiếp thu của học sinh; tăng cường hoạt động giao lưu, giúp đỡ về chuyên môn
cho giáo viên vùng DTTS, tăng cường hoạt động trải nghiệm đối với học sinh,
từ đó nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS.


- Thống kê có hệ thống và đầy đủ chất lượng đội ngũ, giới tính học sinh,
đánh giá nguồn nhân lực là người DTTS tại đơn vị, địa phương để từ đó có kế
hoạch phát triển giáo dục và đào tạo cụ thể, phù hợp.



- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và
học ở các cơ sở giáo dục vùng DTTS.


- Đối với địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS cần
có giải pháp tuyên truyền, phối hợp với địa phương vận động người dân đưa
rước trẻ em đến trường và về nhà; để đảm bảo an tồn cho trẻ, tuyệt đối khơng
để trẻ tự đến trường và về nhà một mình, tuyên truyền cha mẹ học sinh luôn
luôn cảnh giác với các nguy cơ mất an toàn cho trẻ khi ở nhà.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

xuyên quan tâm đến các điểm trường lẻ, trường vùng khó khăn, vùng sâu, vùng
xa, vùng biên giới.


<b>2. Nâng cao chất lượng giáo dục của trường PTDTNT </b>


2.1. Thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp


- Thực hiện nghiêm túc các quy định tại Thông tư số
01/2016/TT-BGDĐT ngày 15/01/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy chế tổ chức
và hoạt động của trường PTDTNT.


- Tiếp tục phát triển quy mô trường PTDTNT theo nội dung của Kế hoạch
Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh An Giang
đã được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh phê duyệt.


2.2. Công tác tuyển sinh


Thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về công tác tuyển sinh vào
trường PTDTNT; đảm bảo tuyển chọn được những học sinh ưu tú của các DTTS
vào học; tuyển thẳng học sinh các DTTS rất ít người theo quy định.



2.3. Nâng cao chất lượng dạy và học


a) Thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục


Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục cấp tiểu học, trung học cơ sở
(THCS), trung học phổ thông (THPT) theo chỉ đạo, hướng dẫn hiện hành của Sở
GDĐT đối với các cấp học. Trong đó, việc tổ chức xây dựng chương trình tự chủ,
linh hoạt của nhà trường theo hướng thiết thực, có hiệu quả, phù hợp với đối
tượng học sinh, trên cơ sở chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình hiện hành.


Tổ chức thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục trong trường
PTDTNT theo định hướng dạy học 2 buổi/ngày; dạy học tự chọn theo hướng
dẫn của Sở GDĐT.


b) Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá phù hợp đối tượng
học sinh DTTS


- Các trường xây dựng kế hoạch dạy học, phụ đạo, bồi dưỡng đúng đối
tượng học sinh trên cơ sở phân loại năng lực của học sinh ngay từ đầu năm học
căn cứ vào kết quả học lực của học sinh ở năm học trước; chỉ đạo đổi mới
phương pháp dạy học bộ môn phù hợp đối tượng học sinh DTTS; vận dụng linh
hoạt, sáng tạo các chuyên đề đã bồi dưỡng giáo viên phù hợp tình hình thực tế
để nâng cao chất lượng dạy học.


- Thực hiện nghiêm túc quy chế đánh giá xếp loại học sinh; tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh
trong các cơ sở giáo dục phù hợp đối tượng học sinh DTTS; chú ý đến những
lứa học sinh đầu cấp (lớp 1, lớp 6 và lớp 10), phân tích chất lượng đầu vào từ đó
có kế hoạch phân lớp, lựa chọn giáo viên giảng dạy, chủ nhiệm có kinh nghiệm


để từ đó nâng dần chất lượng dạy và học con em vùng DTTS.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

dạy và học vững chắc, thiết thực đạt hiệu quả trong mỗi tiết dạy nhằm đáp ứng
yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; đẩy mạnh công tác hướng
nghiệp, dạy nghề; giáo dục tích hợp các mơn học theo tinh thần hướng dẫn của
Sở GDĐT.


c) Tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù trong trường PTDTNT gắn với
yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ
năng sống và ý thức chấp hành pháp luật của học sinh


- Giáo dục nâng cao nhận thức của học sinh về đường lối, chính sách dân
tộc của Đảng và Nhà nước, về bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các
dân tộc Việt Nam; nâng cao chất lượng công tác truyên truyền và phổ biến giáo
dục pháp luật cho học sinh.


- Tổ chức và quản lý học sinh trong khu nội trú: giáo dục học sinh thực
hiện tốt nội quy khu nội trú, nội quy phịng ở, quy tắc ứng xử văn hóa; xây dựng
lối sống văn minh; hướng dẫn học sinh phương pháp tự học ngoài giờ chính
khóa, tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Giáo dục học sinh tinh thần
tương thân tương ái, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và sinh hoạt; xây
dựng nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ mơi trường; tổ chức nơi ăn,
ở của học sinh sạch sẽ, gọn gàng, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực


phẩm; phối hợp vớ ở y tế của địa phương chăm sóc sức khỏe cho học


sinh, chủ động, tích cực phịng chống dịch bệnh.


- Tăng cường giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản, giáo dục kỹ năng
sống, kỹ năng phịng tránh và ứng phó với xâm hại tình dục; giáo dục học sinh


nâng cao nhận thức, tham gia tun truyền trong gia đình, cộng đồng về xóa bỏ
các hủ tục lạc hậu (ma chay, cưới xin thời gian dài ngày, tảo hôn, hôn nhân cận
huyết thống…); giáo dục học sinh kỹ năng hoạt động xã hội với các nội dung
thiết thực, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi và đặc điểm văn hóa DTTS.


- Tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc và kiến thức
địa phương, hoạt động văn nghệ, thể thao để nâng cao đời sống tinh thần và giáo
dục toàn diện. Tổ chức cho trẻ mầm non thường xuyên nghe hát Quốc ca và học
sinh học hát Quốc ca để thực hiện nghiêm túc việc hát Quốc ca trong lễ chào cờ.


d) Tổ chức tốt hoạt động giáo dục hướng nghiệp - dạy nghề truyền thống
và phân luồng cho học sinh các trường PTDTNT: Chú trọng tuyên truyền nâng
cao nhận thức về công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh ở trong và
ngoài nhà trường, đảm bảo cho học sinh sau khi tốt nghiệp THPT, có thể lựa
chọn ngành, nghề phù hợp với nhu cầu của xã hội và địa phương; phối hợp với
các cơ sở giáo dục trên địa bàn để đào tạo và công nhận kỹ thuật nghề cho học
sinh đảm bảo cho việc giáo dục và phân luồng học sinh DTTS đạt hiệu quả.


<b>3. Bảo đảm chất lượng dạy tiếng Việt và tiếng DTTS </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2805/QĐ-BGDĐT ngày
05/8/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc triển khai thực hiện Quyết định số
1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng
cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn
2016-2020, định hướng đến năm 2025.


- Xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học
sinh DTTS thông qua hoạt động dạy học của môn học và trong các hoạt động
giáo dục ngoài giờ chính khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo; sử dụng hiệu quả
các phương tiện hỗ trợ các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết như tranh hướng dẫn học


sinh tập nói, bài hát bổ trợ học tiếng Việt, phát huy hiệu quả công tác thư viện
trường học, giới thiệu sách, tạo thói quen đọc sách cho học sinh DTTS.


- Tổ chức hiệu quả chương trình giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho
học sinh DTTS cấp tiểu học.


3.2. Dạy học tiếng DTTS


- Tăng cường cơng tác quản lí, chỉ đạo việc dạy và học tiếng DTTS trong
các cơ sở giáo dục.


+ Xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức dạy học tiếng DTTS bảo đảm nền
nếp, chất lượng, phù hợp với điều kiện của các địa phương về cơ sở vật chất, đội
ngũ giáo viên, khả năng thanh tốn chế độ, chính sách cho người dạy và người học.


+ Tiếp tục bồi dưỡng tiếng DTTS cho đội ngũ cán bộ quản lí để bảo đảm


việc chỉ đạ ệc dạy học tiếng DTTS trong các trường phổ


thông; tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng
DTTS; hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng dạy học phục vụ cho công tác dạy học
tiếng DTTS từ nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương.


+ Thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo việc dạy học tiếng DTTS theo chương
trình và sách giáo khoa đã được Bộ GDĐT ban hành; xây dựng hệ thống hồ sơ
theo dõi, quản lí dạy học tiếng DTTS.


- Tiếp tục triển khai dạy tiếng DTTS cho cán bộ quản lí, giáo viên vùng
DTTS theo Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 29/11/2004 của Thủ tướng Chính
phủ về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng DTTS đối với cán bộ, công chức


công tác ở vùng DTTS, miền núi.


- Triển khai thí điểm giáo dục song ngữ dựa trên cơ sở tiếng mẹ đẻ bằng
nguồn lực địa phương tại 05 trường Tiểu học: A An Tức, B An Tức, A Ô Lâm
(huyện Tri Tôn); Văn Giáo, D An Cư (huyện Tịnh Biên) theo Công văn số
1285/SGDĐT-GDTrH ngày 13/8/2014 của Sở GDĐT về triển khai giáo dục
song ngữ dựa trên cơ sở tiếng mẹ đẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>III. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GDDT VÀ NÂNG CAO </b>
<b>CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO Ở VÙNG DTTS </b>


<b>1. Tăng cường cơng tác quản lí GDDT </b>


- Nơi có đơng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, phòng GDĐT tham
mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về nhiệm vụ GDDT trên địa bàn; thực
hiện phân cấp quản lí về GDDT theo quy định hiện hành; đề xuất các cơ chế
chính sách, giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm nâng cao chất lượng GDDT; đẩy
mạnh cơng tác tun truyền để tồn xã hội quan tâm tới giáo dục ở vùng DTTS,
miền núi.


- Phòng GDĐT và các trường cần nắm chính xác số liệu về GDDT của địa
phương theo các cấp học và theo thành phần DTTS. Thực hiện tốt công tác
thông tin, báo cáo giữa Sở, phòng GDĐT và các trường về GDDT, bảo đảm đáp
ứng có chất lượng, kịp thời các văn bản chỉ đạo về công tác GDDT.


- Sở/phòng GDĐT tăng cường kiểm tra các trường PTDTNT và các cơ sở
giáo dục có học sinh DTTS về các lĩnh vực: quản lí dạy học, hoạt động ngồi
giờ chính khóa, tổ chức chăm sóc, ni dưỡng học sinh nội trú; thực hiện chế độ,
chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý và học sinh; việc thực hiện quy chế
dân chủ, công khai đối với cơ sở giáo dục.



<b>2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo ở vùng DTTS </b>


- Rà soát, đánh giá thực trạng và tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ,
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý vùng


DTTS, miề ờng PTDTNT.


- Quan tâm đẩy mạnh việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học và năng
lực tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù, hoạt động giáo dục ngồi giờ chính
khóa, cơng tác học sinh nội trú, bán trú; đặc điểm tâm lí học sinh DTTS, văn hoá
dân tộc và tri thức địa phương; về giáo dục mơi trường, phịng chống HIV/AIDS,
giáo dục kĩ năng sống, tư vấn tâm lí học đường,… cho giáo viên.


- Phát huy vai trị của tổ/nhóm trưởng chun môn trong công tác bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên; chú trọng việc tự bồi dưỡng.
Trường PTDTNT và các trường có học sinh DTTS cần quan tâm tổ chức các
chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học.


<b>IV. THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI GDDT </b>


<b>1. Thực hiện chế độ, chính sách đối với học sinh DTTS, nhà giáo và </b>
<b>cán bộ quản lý cơ sở GDDT </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chế độ, chính sách
đối với cơ sở giáo dục, học sinh DTTS, nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo
dục cơng tác ở vùng DTTS, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Tích cực tham gia góp ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về chế
độ, chính sách giáo dục nói chung, đối với GDDT nói riêng.



<b>2. Tích cực tham mưu ban hành các chính sách của địa phương </b>


Bên cạnh chế độ, chính sách chung của Đảng, Nhà nước, các đơn vị chủ
động tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương để ban hành các chính sách
của địa phương về GDDT, đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa, huy động các nguồn
lực để đầu tư cho giáo dục vùng DTTS.


<b>C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN </b>


Trưởng phòng GDĐT, Hiệu trưởng các trường phổ thông, Giám đốc
Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo
dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục có liên quan căn cứ vào nội dung
Hướng dẫn này và tình hình cụ thể của đơn vị để xây dựng kế hoạch triển khai
thực hiện. Đảm bảo chế độ thông tin báo cáo đầy đủ, đúng thời hạn về Sở
GDĐT. Trong quá trình triển khai, nếu có khó khăn, vướng mắc cần báo cáo kịp
thời về Sở (Phòng Giáo dục Trung học và Giáo dục thường xuyên) để được
hướng dẫn./.


<i><b>Nơi nhận </b></i>


- Bộ GDĐT (Vụ GD Dân tộc);
- UBND tỉnh;


- Ban Dân tộc tỉnh;
- Ban Giám đốc;


- Các phòng liên quan thuộc Sở;
- Phòng GDĐT, Trường THPT;



- TTGDTX, TTGDNN-GDTX;
- Trường trung cấp có hệ GDTX;


- Lưu: VT, GDTrH-GDTX.


<b>KT. GIÁM ĐỐC </b>
<b>PHÓ GIÁM ĐỐC </b>


<b>Trần Tuấn Khanh </b>


Ký bởi: Sở Giáo dục và
Đào tạo


Email:



n


</div>

<!--links-->

×