Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy tích tụ và tập trung đất đai tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 98 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NAM </b>


<b>LÊ TUẤN MINH </b>


<b>NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT </b>


<b>GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TÍCH TỤ VÀ TẬP TRUNG </b>


<b>ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM </b>



<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NAM </b>


<b>LÊ TUẤN MINH </b>


<b>NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT </b>


<b>GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TÍCH TỤ VÀ TẬP TRUNG </b>


<b>ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM </b>



<b>Ngành : Quản lý đất đai </b>


<b> Mã số : 8.85.01.03 </b>


<b>Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Dƣơng Đăng khôi </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH TẠI


<b>TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI </b>


Cán bộ hƣớng dẫn: TS. DƢƠNG ĐĂNG KHÔI


Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS. ĐỖ THỊ TÁM



Cán bộ chấm phản biện 2: TS. NGUYỄN TIẾN SỸ


Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại:


HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>


<b> Những kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn là hoàn tồn </b>
trung thực, của tơi, khơng vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và pháp
luật Việt Nam. Nếu sai, tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật.


<b>TÁC GIẢ LUẬN VĂN </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>MỤC LỤC </b>


<b>LỜI CAM ĐOAN ... ii </b>


<b>MỤC LỤC ... iii </b>


<b>THÔNG TIN LUẬN VĂN ... v </b>


<b>DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ... vi</b>


<b>DANH MỤC BẢNG ... vii </b>


<b>DANH MỤC HÌNH ... viii </b>


<b>MỞ ĐẦU ... 1 </b>



1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ... 1


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU... 2


3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ... 2


<b>CHƢƠNG 1 . TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... 3 </b>


1.1.Cơ sở lý luận: ... 3


1.1.1.Khái niệm tích tụ đất đai ... 3


1.1.2. Khái niệm tập trung đất đai ... 3


1.1.3. Vai trị tích tụ, tập trung đất đai đối với phát triển nông nghiệp và kinh tế xã hội. 4
1.1.4.Tích tụ, tập trung đất nông nghiệp. ... 4


1.2. Cơ sở pháp lý. ... 17


1.3. Cơ sở thực tiễn ... 20


1.3.1. Tích tụ đất nơng nghiệp tại một số nƣớc trên thế giới ... 20


1.3.2. Tích tụ đất nơng nghiệp tại Việt Nam ... 23


<b>CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP </b>
<b>NGHIÊN CỨU ... 28 </b>


2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ... 28



2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ... 28


2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ... 28


2.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh Liêm ... 28


2.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện Thanh Liêm ... 28


2.3.3. Đánh giá thực trạng tích tụ, tập trung đát nông nghiệp tại huyện Thanh Liêm .... 28


2.3.4. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai tại huyện. ... 28


2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 28


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

2.4.2. Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp ... 29


2.4.3. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu ... 29


<b>CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 30 </b>


3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA HUYỆN THANH
LIÊM, TỈNH HÀ NAM ... 30


3.1.1. Điều kiện tự nhiên ... 30


3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ... 38


3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ... 43



3.2.1. Khái quát chung công tác dồn điền đổi thửa ... 43


3.2.2 Thực trạng dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Thanh Liêm ... 45


3.2.3. Một số thuận lợi và khó khăn ... 51


3.2.4. Đánh giá tác động của việc dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ... 54


3.3.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍCH TỤ ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN THANH
LIÊM ... 61


3.3.1. Chủ trƣơng, chính sách và một số kết quả đạt đƣợc về tích tụ tập trung đất nông
nghiệp tại huyện Thanh Liêm ... 61


3.3.2. Chuyển nhƣợng đất nơng nghiệp ở hộ gia đình ... 63


3.3.3. Chuyển nhƣợng đất nông nghiệp ở các trang trại ... 66


3.3.4. Thực trạng cho thuê đất nông nghiệp theo đơn vị hành chính xã ... 67


3.3.5. Thực trạng thuê đất nơng nghiệp theo hộ gia đình ... 71


3.3.6. Những yếu tố ảnh hƣởng tới tích tụ đất nơng nghiệp hiện nay... 73


3.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TẬP TRUNG TÍCH TỤ ĐẤT ĐAI
TẠI HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM ... 75


3.4.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, tạo dựng mơi trƣờng để thực hiện cơng
tác tích tụ đất đai ... 76



3.4.2. Giải pháp về tổ chức ... 76


3.4.3. Giải pháp khuyến nông và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật ... 77


3.4.4. Giải pháp về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ... 77


3.4.5. Giải pháp về thị trƣờng ... 78


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>THÔNG TIN LUẬN VĂN </b>



1. Họ và tên học viên: Lê Tuấn Minh



2. Lớp: CH3A.QĐ Khóa : 3A



3. Cán bộ hƣớng dẫn: TS. Dƣơng Đăng Khôi



4. Tên đề tài : Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy



tích tụ và tập trung đất đai tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.



5. Những nội dung chính đƣợc nghiên cứu trong luận văn và kết quả



đạt đƣợc:



- Nội dung chính đƣợc nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng tích tụ, tập



trung đất đai tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Từ đó đề xuất một số


giải pháp thúc đẩy, nâng cao hiệu quả trong cơng tác tích tụ và tập trung đất


đai trên địa bàn huyện.




- Kết quả đạt đƣợc: Đã đánh giá tình hình tích tụ và tập trung đất



đai tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam và đề xuất một số giải pháp thúc


đẩy, nâng cao hiệu quả trong cơng tác tích tụ và tập trung đất đai trên địa


bàn huyện.



- Kết quả của luận văn là tài liệu có giá trị tham khảo trong đào tạo,



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT </b>


<b>Từ viết tắt </b> <b>Nghĩa tiếng Việt </b>


DĐĐT Tích tụ đất nơng nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>DANH MỤC BẢNG </b>


Bảng 1.1. Quy mơ bình qn trang trại của một số nƣớc ... 20


Bảng 3.1. Tình hình phát triển kinh tế giai đoạn 2015 - 2017. ... 40


Bảng 3.2. Tình hình sản xuất một số cây trồng chính 3 năm (2015- 2017) ... 41


Bảng 3.3. Biểu tổng hợp kết quả thực hiện dồn đổi ruộng đất ... 47


Bảng 3.4. Bình quân số thửa/hộ trƣớc và sau dồn điền đổi thửa ... 50


Bảng 3.5. Sự thay đổi canh tác của huyện sau dồn điền đổi thửa ... 51


Bảng 3.6. Số hộ nhận chuyển nhƣợng theo giai đoạn ... 64



Bảng 3.7 Diện tích đất nơng nghiệp trung bình của mỗi vụ nhận chuyển
nhƣợng ... 65


Bảng 3.8. Lý do, mục đích chuyển nhƣợng và nhận chuyển nhƣợng ... 66


Bảng 3.9. Số trang trại trên địa bàn theo giai đoạn ... 67


Bảng 3.10. Tình hình cho thuê đất tại các xã, thị trấn ... 68


Bảng 3.11. Lý do, mục đích th và cho th đất nơng nghiệp của nông dân và
các chủ trang trại ... 69


Bảng 3.12. Chuyển đổi nghề nghiệp sau khi cho thuê đất dài hạn ... 70


Bảng 3.13. Đối tƣợng cho thuê và thuê đất nông nghiệp ... 70


Bảng 3.14. Tình hình th mƣớn đất nơng nghiệp ... 71


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>DANH MỤC HÌNH </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>MỞ ĐẦU </b>
<b>1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI </b>


Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nƣớc có nền kinh tế nông nghiệp chiếm
trọng yếu với khoảng 73,3% dân số sống ở nông thôn, 71% dân số làm nông dân
(Đỗ Kim Chung, 2008). Sự phát triển của ngành nông nghiệp ảnh hƣởng rất lớn
đến sự phát triển của cả nền kinh tế quốc dân. Để tiến hành bất cứ quá trình sản
xuất nào cũng cần phải có các đầu vào cần thiết, sản xuất nông nghiệp cũng vậy.



Thực tế cho thấy, sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam đƣợc thực hiện dƣới
các hình thức tổ chức sản xuất khác nhau nhƣ hộ nông nghiệp, trang trại, doanh
nghiệp nông nghiệp,… Và khoảng 90% đất nông nghiệp thuộc các hộ nông
nghiệp và các trang trại, 6% thuộc các doanh nghiệp, số còn lại thuộc các cơ sở
khác. Đa phần các hộ nơng nghiệp có quy mơ rất nhỏ. Theo số liệu Tổng điều tra
nông nghiệp của Tổng cục Thống kê, cơ cấu thành phần kinh tế trong nông
nghiệp thay đổi rất ít. Nhóm có quy mơ sản xuất nhỏ dƣới 0,2 ha chiếm khoảng
35%; nhóm có quy mô trên 2 ha chiếm khoảng 6%.. Nhìn chung, các hộ nông
dân nhỏ không đạt hiệu suất cao do ruộng đất manh mún, phân tán ảnh hƣởng
đến năng suất lao động và hiệu quả quản lý.


Trong điều kiện Việt Nam, quỹ đất nơng nghiệp chỉ có hạn lại đang bị thu
hẹp, dân số lớn, chủ yếu sống bằng nơng nghiệp nên bình qn ruộng đất thấp,
do lịch sử để lại nên bình qn diện tích đất nơng nghiệp trên hộ đã nhỏ, lại phân
chia phân tán. Tổ chức quản lý và sử dụng quỹ đất trong điều kiện quy mô nhỏ
và lại manh mún là vấn đề rất khó khăn, khơng thể sản xuất tập trung, khơng thể
sản xuất có hiệu quả cao nên cứ để tình trạng đất nơng nghiệp bị phân bố nhỏ lẻ
và manh mún.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Thanh Liêm là một huyện bán sơn địa, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hà
Nam. Trung tâm huyện cách tỉnh Phủ Lý 4km, cách Thủ đô Hà Nội 62km trên
tuyến đƣờng giao thông xuyên Việt quan trọng vào bậc nhất của cả nƣớc. Hệ
thống sông Đáy, đƣờng Quốc lộ 1A, 21A, đƣờng sắt Bắc Nam là những tuyến
giao thơng quan trọng thuận lợi cho Thanh Liêm có điều kiện giao lƣu kinh tế,
văn hoá với các tỉnh trong cả nƣớc. Tuy nhiên hiện nay ở huyện tình trạng manh
mún đất đai vẫn cản trở đối với q trình hiện đại hóa nơng nghiệp, chƣa khuyến
khích, tích tụ đất đai quy mơ lớn, hạn chế về quy mô thửa ruộng nên việc triển
khai các dự án đầu tƣ của doanh nghiệp sản xuất quy mơ lớn cịn gặp rất nhiều
khó khăn.. làm cho nền kinh tế huyện còn hạn chế.



<i><b>Xuất phát từ thực tế nêu trên tôi tiến hành thực hiện đề tài:“ Nghiên cứu </b></i>
<b>thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy tích tụ và tập trung đất đai huyện </b>


<b>Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam” </b>


<b>2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU </b>


- Đánh giá thực trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp huyện Thanh Liêm,
tỉnh Hà Nam;


- Đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy q trình tích tụ, tập trung
đất đai huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.


<b>3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI </b>
<b>Ý nghĩa khoa học </b>


Luận văn đã góp phần hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận và thực tiễn về tích
tụ, tập trung đất nông nghiệp.


<b>Ý nghĩa thực tiễn </b>


- Kết quả nghiên cứu trong luận văn đã đánh giá đƣợc thực trạng tích tụ,
tập trung đất đai tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam và đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho các hộ dân tích tụ, tập trung đất
đai. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng cho các vùng có điều kiện
tƣơng đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>CHƢƠNG 1 . TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU </b>


<b>1.1.Cơ sở lý luận: </b>



<i><b>1.1.1.Khái niệm tích tụ đất đai </b></i>


Tích tụ tƣ bản là tập trung vốn đủ lớn vào một đơn vị kinh doanh (DN) dƣới
nhiều hình thực khác nhau. Tích tụ ruộng đất là một dạng tích tụ tƣ bản dƣới hình
thức hiện vật trong nơng nghiệp, vì ruộng đất là tƣ liệu sản xuất chủ yếu không thể
thay thế đƣợc của nông nghiệp . Nhƣng do đặc điểm sản xuất mang tính sinh học,
nên tích tụ ruộng đất nói riêng và tích tụ tƣ bản nói chung trong nơng nghiệp khác
hẳn với tích tụ tƣ bản trong cơng nghiệp. Q trình tích tụ tƣ bản trong công
nghiệp hình thành các doanh nghiệp cực lớn, các tập đoàn kinh tế đa quốc gia, đa
sở hữu, đa ngành nghề, với cơ cấu công ty mẹ với nhiều công ty con, công ty
cháu… vƣơn rộng hoạt động trên phạm vi toàn cầu, tận dụng triệt để lợi thế kinh tế
theo qui mô, để tăng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế. Cịn trong nơng
nghiệp thì khơng hoàn toàn nhƣ vậy. Lợi thế kinh tế theo qui mơ của doanh nghiệp
nơng nghiệp là có giới hạn, do đặc điểm sản xuất mang tính sinh học quy định .


Tích tụ đất nơng nghiệp là việc đƣợc thực hiện thông qua việc chuyển
nhƣợng quyền sử dụng đất từ một hay nhiều ngƣời vào một ngƣời, một tổ chức,
làm quy mô ruộng đất của ngƣời nhận quyền sử dụng đất dần tăng lên,quyền sử
dụng đất đƣợc chuyển từ ngƣời bán sang ngƣời mua (nhận). Ngƣời mua (nhận)
đƣợc Nhà nƣớc bảo vệ quyền lợi hợp pháp theo quy định của pháp luật và phải
tuân thủ các quy định về quản lý đất đai , toàn quyền tổ chức sản xuất nhƣng phải
sử dụng đất theo đúng quy hoạch của địa phƣơng.


Việc tích tụ đất đai ở nƣớc ta hiện nay, ngƣời mua đất đai nhƣng chỉ có sở
hữu còn hạn chế, trong một khoảng thời gian và phải sử dụng theo đúng quy
hoạch do Nhà nƣớc quy định.


<i><b>1.1.2. Khái niệm tập trung đất đai </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Tập trung đất nơng nghiệp là việc tự nguyện dồn, góp một số mảnh đất từ
một hay nhiều ngƣời để cùng hợp tác,liên kết sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế
cao hơn nhƣng khơng có chuyển đổi về quyền sử dụng đất.


<i><b>1.1.3. Vai trị tích tụ, tập trung đất đai đối với phát triển nông nghiệp và </b></i>
<i><b>kinh tế xã hội. </b></i>


Chính sách tích tụ, tập trung đất đai đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt
quan tâm, nhằm tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp quy mô
lớn, ứng dụng khoa học công nghệ cao nhằm tạo ra khối lƣợng sản xuất hàng hóa
nơng nghiệp đạt u cầu về cả chất lƣợng lẫn số lƣợng.


Trong đó, nhằm triển khai chính sách tích tụ, tập trung đất đai một cách
hiệu quả, việc nghiên cứu và đƣa ra góc nhìn tổng qt về hệ thống pháp luật liên
quan đến tích tụ, tập trung đất đai, từ đó bình luận các quy định pháp luật và đề
xuất giải pháp khắc phục là vô cùng cấp bách. Qua đó, góp phần điều hịa lợi ích
và bảo vệ quyền lợi của ngƣời có quyền sử dụng đất và các nhà đầu tƣ/doanh
nghiệp trong đầu tƣ, khai thác sử dụng quyền sử dụng đất, đồng thời tìm ra các
giải pháp hiệu quả trong việc thi hành chính sách tích tụ, tập trung đất đai trên
thực tế. Vì vậy, cần nghiên cứu từ góc độ liên ngành, trên cơ sở đƣờng lối, quan
điểm của Đảng và Nhà nƣớc và chính sách phát triển kinh tế trong đó có phát
triển kinh tế nơng nghiệp, gắn với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của từng địa
phƣơng xuyên suốt qua các thời kỳ lịch sử [7].


<i><b>1.1.4. Tích tụ, tập trung đất nông nghiệp. </b></i>


<i>1.1.4.1. Khái niệm đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp </i>


<i><b>a. Đất nông nghiệp </b></i>



Đất nông nghiệp đƣợc định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích sản xuất,
nghiên cứu, thí nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm
muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất
nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông
nghiệp khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

- Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm
khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phịng hộ; Đất rừng
đặc dụng; Đất ni trồng thủy sản; Đất làm muối.


- Đất nông nghiệp khác bao gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các
loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt khơng
trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại
động vật khác đƣợc pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy
sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ƣơm tạo cây giống, con
giống và đất trồng hoa, cây cảnh.


Đất nơng nghiệp có sự khác biệt rõ rệt với các loại đất khác, nó có vai trị
quan trọng trong sự phát triển ngành nông nghiệp, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng của môi trƣờng sống [5], là nơi tạo ra giá trị sản xuất và
thu nhập của các hộ dân. Nếu con ngƣời biết cách sử dụng các công thức luân
canh cây trồng phù hợp với từng loại đất sẽ đảm bảo đƣợc năng suất cho cây
cũng nhƣ đảm bảo đƣợc tính bền vững trong quá trình sử dụng đất
nông nghiệp.


<i><b>a. Sử dụng đất nông nghiệp </b></i>


Sử dụng đất nông nghiệp là hành vi lấy đất kết hợp với sức lao động, vốn để
sản xuất nông nghiệp tạo ra lợi ích.



Sử dụng đất nơng nghiệp chính là những tác động tích cực, đơi khi có cả tác
động tiêu cực của các hộ sản xuất nông nghiệp trên thửa đất mà hộ đƣợc giao
quyền sử dụng đất. Ngày nay, khi xã hội phát triển, sử dụng đất nông nghiệp
không chỉ đơn thuần trồng cây, nuôi vật nuôi trên đất mà phải thiết kế đồng
ruộng, với cách quản lý phù hợp, quy mô sử dụng đất hợp lý nhằm đáp ứng nhu
cầu của ngƣời tiêu dùng, cải thiện thu nhập cho hộ dân trong quá trình hội nhập
kinh tế thế giới [5]. Đặc biệt, trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nƣớc cần phải có những cách thức sản xuất hiện đại, áp dụng các loại máy móc,
cơ giới hóa và tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm hƣớng tới một nền sản xuất hàng
hóa tập trung.


<i>1.1.4.2. Sự cần thiết phải tích tụ đất nông nghiệp </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

thửa lớn, từ nhiều chủ sử dụng đất (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) vào một số chủ
sử dụng đất có khả năng vốn, lao động, kinh nghiệm quản lý để sản xuất hàng
hóa. Từ thực tiễn ở Việt Nam cho thấy sự cần thiết của tích tụ đất nơng nghiệp để
hƣớng tới sản xuất hàng hóa bởi:


- Việc giao đất cho các hộ dân theo tinh thần cho các hộ gia đình, cá nhân
đã gặp một số khó khăn;


- Kết quả của việc giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình là tình trạng đất
đai manh mún, nhỏ lẻ cụ thể: cả nƣớc có 75 triệu thửa đất, bình qn mỗi hộ có
6-8 thửa với khoảng 0,3 – 0,5 ha/hộ. Đồng bằng sông Hồng là khu vực có quy
mô sản xuất nông nghiệp của các hộ dân dƣới 0,5 ha là nhiều nhất (chiếm
94,46%), Đông Nam Bộ là khu vực có quy mơ sản xuất nơng nghiệp của các hộ
dân trên 3 ha là nhiều nhất (chiếm 12,16%). Tình trạng này sẽ gây khó khăn
trong quá trình sản xuất đặc biệt là việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, áp dụng cơ
giới hóa, tăng chi phí sản xuất .



- Phong tục và thói quen sản xuất nông nghiệp manh mún và nhỏ lẻ của
ngƣời dân hiện nay là một trong số các nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của
sản xuất nơng nghiệp. Ngồi ra, hiện nay quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp do phải
chuyển sang các mục đích khác nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Do vậy, tổ chức quản lý và sử dụng quỹ đất trong điều kiện quy mô nhỏ, lại
manh mún là vấn đề rất khó khăn, không thể sản xuất tập trung, không thể sản
xuất hiệu quả cao. Chính vì vậy, cần phải có phƣơng thức mới làm thay đổi thói
quen sản xuất nhỏ lẻ, manh mún đó là tích tụ đất nơng nghiệp sản xuất theo
hƣớng hàng hóa.


Hiện nay, tích tụ đất nông nghiệp đang diễn ra tại các địa phƣơng nhằm
khắc phục tình trạng manh mún đất nông nghiệp cũng nhƣ hƣớng tới nền sản
xuất nơng nghiệp hàng hóa nhƣ điển hình một số tỉnh: Bắc Ninh, Thái Bình,
Nghệ An, Nam Định, Hà Nam, Bắc Giang. Thực tế, có nhiều mơ hình thực hiện
thành cơng với việc hình thành các trang trại quy mơ lớn đạt tiêu chí mới và thủ
tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.


<i>1.1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ, tập trung đất nông nghiệp </i>


<i><b>a. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

nơng nghiệp. Khi chính sách nhà nƣớc chƣa cho phép chuyển nhƣợng (mua bán)
đất đai thì khơng có thị trƣờng đất đai hợp pháp. Có chăng chỉ có thị trƣờng
ngầm, các hoạt động mua bán là bất hợp pháp, trái pháp luật, do vậy, nếu có giao
dịch sẽ là bất hợp pháp và mang nhiều rủi ro.


Có thể nói, các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc là một trong
những yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng tới tích tụ, tập trung đất nông nghiệp
hiện nay ở nƣớc ta. Yếu tố này sẽ thúc đẩy, hay kìm hãm q trình tích tụ tập
trung đất đai trong thời gian tới.



<i><b>b. Yếu tố thị trường </b></i>


Yếu tố thị trƣờng là yếu tố khá quan trọng của q trình tích tụ đất đai. Khi
nền kinh tế là nền kinh tế tập trung bao cấp thì khi đó mọi nguồn lực, nhất là đất
đai đƣợc tập trung hóa cao độ ở các HTX, khi đó đất đai đƣợc tập trung vào kinh
tế tập thể, khơng có chỗ cho tích tụ đất đai [6].


Chỉ khi cơ chế tập trung bao cấp không cịn phù hợp, các HTX khơng cịn
vai trị, đất đai đƣợc chia cho nông dân, nông dân đƣợc giao quyền sử dụng đất,
trong đó có quyền chuyển nhƣợng, quyền thuê mƣớn, quyền góp đất ... là điều
kiện để nơng dân có thể tham gia thị trƣờng quyền sử dụng đất, tham gia các q
trình tích tụ tập trung đất đai.


Nền kinh tế chuyển dần từ bao cấp sang kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa,
và đang ngày càng hòa nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới; khi đó yêu cấp
thiết là phải chuyển từ sản xuất tự cấp tự túc, sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập
trung, sản xuất hàng hóa, có quy mơ lớn.


Thị trƣờng địi hỏi phải có nơng sản hàng hóa tập trung, có chất lƣợng cao
và đồng đều thì đất đai nhỏ lẻ phân tán khơng cịn phù hợp nữa. Muốn có sản
xuất hàng hóa tập trung thì buộc phải tích tụ đất đai thành các tranh trại, hoặc là
tập trung đất đai trong các liên kết trong sản xuất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<i><b>c. Các yếu tố về kinh tế -xã hội </b></i>


- Sự phát triển của các ngành phi nông nghiệp (công nghiệp, dịch vụ ...)
không chỉ chiếm đất nông nghiệp, mà quan trọng hơn, tạo thêm nhiều việc làm,
tăng thu nhập, thu hút lao động từ nông nghiệp, làm cho nhiều hộ có quyền sử
dụng đất nhƣng khơng có lao động để làm sản xuất, là điều kiện cần thiết để các


hộ này chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất cho ngƣời khác.


- Sản xuất phát triển, kinh tế tăng trƣởng, thu nhập của nông dân ngày càng
cao là điều kiện quan trọng, không chỉ nâng cao về nhận thức mà cịn giúp họ có
tiền vốn để mua đất, thu đất cho tích tụ tập trung đất nơng nghiệp.


- Hiệu quả sản xuất nông nghiệp là yếu tố quan trọng, những ngƣời có
nguồn vốn họ chỉ đầu tƣ khi có lãi, trong trƣờng hợp này, họ bỏ vốn mua đất,
thuê đất sản xuất nơng nghiệp phải có lãi, nghĩa là sản xuất nông nghiệp phải
mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với gửi lãi suất ngân hàng.


- Yếu tố về lao động, vốn sản xuất và cơ sở hạ tầng: Ngƣời lao động phải có
trình độ học vấn và kỹ năng lao động để tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật về
kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Trong sản xuất phải giỏi chuyên môn, kỹ thuật
mới mạnh dạn áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất nhằm đem lại lợi nhuận
cao. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, cũng nhƣ kinh nghiệm sản xuất
của ngƣời chủ hộ có vị trí quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến sự thành công và
thất bại trong sản xuất hàng hố của hộ nơng dân.


- Vốn là điều kiện khơng thể thiếu trong q trình sản xuất kinh doanh. Nó
là một yếu tố cơ bản của q trình sản xuất và lƣu thơng hàng hố. Hiện nay với
kỹ thuật canh tác tiên tiến, công cụ sản xuất nông nghiệp đã không ngừng đƣợc
cải tiến và đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho các hộ nông dân đã đƣa năng suất
cây trồng, vật nuôi không ngừng tăng lên, chất lƣợng sản phẩm đƣợc đảm bảo tốt
hơn. Do đó nó ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả sản xuất hàng hoá của hộ nông dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

- Cách nghĩ, quan niệm của ngƣời nông dân về đất đai: Khi nông dân nghĩ
quyền sử dụng đất nông nghiệp là một tài sản để dành cho bản thân và các thế hệ
sau của họ thì họ sẽ tìm mọi cách giữ lại mà không muốn chuyển nhƣợng cho
ngƣời khác mặc dù họ khơng có nhu cầu sử dụng. Nếu ngƣời nông dân quan


niệm quyền sử dụng đất nông nghiệp là tƣ liệu sản xuất, là một hàng hóa có giá
trị trên thị trƣờng, thì họ sẵn sàng bán đi khi khơng có khơng sử dụng và ngƣợc
lại sẽ mua về khi có nhu cầu.


<i><b>d. Các nhân tố về khoa học kỹ thuật công nghệ </b></i>


- Yếu tố kỹ thuật canh tác: Do điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi
vùng có khác nhau, với yêu cầu giống cây, con khác nhau địi hỏi phải có kỹ
thuật canh tác khác nhau. Trong nông nghiệp, tập quán, kỹ thuật canh tác của
từng vùng, từng địa phƣơng có ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất nông
nghiệp và phát triển kinh tế hộ nơng dân sản xuất hàng hố.


- Yếu tố ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ: Việc ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất hàng hoá phát triển, thậm chí những tiến bộ
kỹ thuật có thể làm thay đổi hẳn trình độ sản xuất hàng hoá của một vùng.


- Yếu tố về hợp tác trong sản xuất kinh doanh: Trong nền kinh tế hàng hố
nhiều thành phần, để cạnh tranh có hiệu quả các hộ nơng dân càng cần có sự hợp
tác, liên doanh liên kết để có thêm nguồn vốn, nguồn nhân lực cũng nhƣ kinh
nghiệm sản xuất để sản xuất nơng nghiệp có hiệu quả cao hơn.


<i><b>e. Yếu tố điều kiện tự nhiên </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<i>Vị trí địa lý: Vị trí địa lý có ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp </i>


và đến sự phát triển sản xuất hàng hóa quy mơ lớn. Những vị trí thuận lợi nhƣ
gần đƣờng giao thông, gần cơ sở chế biến nông sản, gần thị trƣờng tiêu thụ sản
phẩm, gần trung tâm các khu công nghiệp, đô thị lớn... sẽ là những điều kiện tốt
cho phát triển sản xuất hàng hố [8].



<i>Địa hình: Địa hình có ảnh hƣởng rất lớn đến tích tụ đất nơng nghiệp cho </i>


sản xuất hàng hóa quy mơ lớn, nếu địa hình bằng phẳng thì có thể đầu tƣ nhiều
loại cây trồng, vật ni thích hợp cho vùng đồng bằng nhƣ trồng cây lƣơng thực,
nuôi trồng thủy sản, đỡ tốn công san lấp và thuận lợi về giao thông do vậy vận
chuyển các nông sản mang ra thị trƣờng nhanh, đảm bảo tƣơi sống và sản xuất
đƣợc trên quy mô lớn. Ngƣợc lại, địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, đất đai
manh mún phù hợp cho sản xuất nhỏ lẻ. Ở đây manh mún đất đai không phải là
điều bất lợi do điều kiện tự nhiên ở vùng núi mà ở đó số mảnh ruộng nhiều phản
ánh các loại đất và lựa chọn cây trồng khác nhau. Khi đầu tƣ dựa vào điều kiện
của địa hình để có những chính sách đầu tƣ phù hợp nhất.


<i>Khí hậu và mơi trường sinh thái: Khí hậu thời tiết có ảnh hƣởng trực tiếp </i>


đến sản xuất nông nghiệp. Điều kiện thời tiết, khí hậu có lƣợng mƣa, độ ẩm,
nhiệt độ, ánh sáng... có mối quan hệ chặt chẽ đến sự hình thành và sử dụng các
loại đất. Những nơi có điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi, đƣợc thiên nhiên ƣu
đãi sẽ hạn chế đƣợc những bất lợi, những rủi ro do thiên nhiên gây ra và có cơ
hội để phát triển nông nghiệp, tăng cƣờng nơng sản hàng hố của các hộ nông
dân. Môi trƣờng sinh thái cũng ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân,
nhất là nguồn nƣớc, không khí. Bởi vì, những cây trồng và con gia súc tồn tại và
phát triển theo quy luật sinh học. Nếu môi trƣờng sinh thái thuận lợi thì cây
trồng, con gia súc phát triển tốt, cho năng suất sản phẩm cao. Nếu môi trƣờng
sinh thái không phù hợp dẫn đến cây trồng, con gia súc phát triển, năng suất, chất
lƣợng sản phẩm giảm, từ đó sản xuất hiệu quả của hộ nông dân thấp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<i><b>1.1.4.4. Vai trị, ý nghĩa của tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp </b></i>
a. Tích tụ, tập trung đất với các hình thức tổ chức sản xuất


Hiện nay, việc sản xuất nông nghiệp tại các địa phƣơng đƣợc tổ chức sản


xuất với nhiều hình thức khác nhau nhƣ: hộ gia đình, hợp tác xã, trang trại, doanh
nghiệp…


Sản xuất, kinh doanh theo kiểu trang trại, gia trại có đặc điểm ruộng đất một
phần là của hộ gia đình (chủ trang trại), phần cịn lại có thể do hộ gia đình nhận
chuyển nhƣợng, thuê lại, nhận góp ruộng đất từ ngƣời khác; cịn tiền vốn cho q
trình sản xuất, kinh doanh nơng nghiệp có thể do hộ gia đình tự có hoặc huy động
từ các nguồn vốn vay, huy động... và sức lao động có thể thuê mƣớn và chủ yếu
là sử dụng sức lao động trong hộ gia đình, hơn nữa, lợi ích của tất cả các thành
viên trong hộ gia đình phụ thuộc trực tiếp vào năng suất, chất lƣợng của cây
trồng, vật nuôi. Vì vậy, xét trong ngắn hạn, trang trại gia đình quy mơ nhỏ có thể
khơng đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên hạn chế của
cộng đồng cũng nhƣ phải gánh chịu những rủi ro lớn hơn. Nhƣng trong dài hạn,
những trang trại gia đình quy mơ nhỏ lại đạt đƣợc sự ổn định cao hơn và hiệu
suất sản xuất lớn hơn trên mỗi đơn vị diện tích đất canh tác so với các trang trại
quy mô lớn hoạt động trong điều kiện tƣơng tự.


Cả nƣớc có khoảng 17.900 hợp tác xã, trong đó có khoảng 8.553 hợp tác xã
nơng nghiệp chiếm 47%, tiếp đến là hợp tác xã công nghiệp và xây dựng (16%),
hợp tác xã điện nƣớc (15%)và các loại hình hợp tác xã khác (Liên minh hợp tác
xã Việt Nam). Các HTX hoạt động chủ yếu tập trung ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ
chiếm 47,1% số HTX nông nghiệp trong cả nƣớc, tiếp đến là Bắc Trung bộ
chiếm 21,1%, Tây Bắc 1,8%, Tây Nguyên 1,9%, Đông Nam bộ 2,7%. Riêng
vùng Đồng bằng sông Cửu Long nơi sản xuất nơng nghiệp hàng hố lớn nhất cả
nƣớc cũng chỉ có 496 hợp tác xã nơng nghiệp .


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

chức, quản lý: xã viên tham gia HTX chủ yếu là đại diện hộ gia đình, việc
chuyển xã viên ở HTX cũ sang HTX mới cịn mang tính hình thức, vốn góp xã
viên đƣợc phân bổ từ giá trị tài sản, vốn của HTX cũ chuyển sang, xã viên không
góp thêm vốn. Do đó xã viên khơng có ý thức trách nhiệm xây dựng HTX.



Các HTX thành lập mới xuất phát từ nhu cầu của xã viên và phát huy đƣợc
tính tự nguyện, dân chủ trong HTX, song do năng lực quản lý yếu kém, vốn tài
sản nhỏ bé do đó hoạt động cầm chừng hiệu quả chƣa cao. Phần lớn các HTX
mới đƣợc thành lập trong những năm gần đây trên cơ sở tập đoàn, liên tập đoàn,
tổ hợp tác, tổ, nhóm nơng dân… Trong lĩnh vực nông nghiệp: Quy mơ nhiều
HTX cịn nhỏ, chƣa đƣợc sắp xếp lại. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản
xuất kinh doanh còn thiếu. Tỷ lệ lãi trên doanh thu đạt thấp, đặc biệt là các HTX
dịch vụ thủy nông, bảo vệ thực vật, cung ứng vật tƣ và làm đất. Hình thức HTX
hiện nay khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở
khu vực nông thơn thấp. Trình độ cán bộ quản lý của nhiều HTX còn yếu, phần
lớn chƣa qua đào tạo nghiệp vụ chun mơn.


Do vậy, mục đích của chính sách tích tụ đất nơng nghiệp ở nƣớc ta là nhằm
tạo điều kiện để hộ gia đình, cá nhân phát huy lợi thế quy mô trong nông nghiệp.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải chọn ra đƣợc các hình thức tích tụ và quy mơ diện
tích đất đai phù hợp cho các hộ gia đình, cá nhân để vừa đạt đƣợc mục trên
nhƣng đồng thời cũng vừa giúp họ ngăn ngừa đƣợc những rủi ro do đầu tƣ quá
mức gây ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Đây là một vấn đề khơng dễ và rất khó đƣợc sự đồng thuận cao trong nghiên cứu
cũng nhƣ trong xã hội.


Thực tiễn trong hơn một thế kỷ qua cho thấy, các lý thuyết kinh tế chủ đạo
ở cả các nƣớc tƣ bản lẫn các nƣớc XHCN đều tin tƣởng và sốt sắng dự báo cho
sự thất bại của mô hình trang trại gia đình quy mơ nhỏ. Các nhà kinh tế luôn cho
<i>rằng trang trại nhỏ là “không sinh lợi” và “khơng có hiệu quả”; rằng năng suất </i>
đất đai của các trang trại lớn cao hơn của các trang trại nhỏ, vì thế cần phải hợp
nhất đất đai của các trang trại nhỏ lại để phát huy lợi thế của sản xuất quy mơ lớn
có hiệu quả hơn, hơn nữa họ còn dự báo trang trại nhỏ khó có thể tồn tại trong


điều kiện nền kinh tế tự do cạnh tranh. Sở dĩ có tình trạng này là vì các trang trại
nhỏ có xu hƣớng đi vào sản xuất các loại nông sản quy mô nhỏ nhƣng giá trị cao
và kinh doanh tổng hợp. Họ kết hợp hoặc quay vòng cây trồng và vật nuôi, với
việc sử dụng nhiều lao động và các yếu tố đầu vào hơn cho một đơn vị diện tích
và sử dụng đa dạng hơn các hệ thống canh tác. Vì vậy, mặc dù năng suất trên một
đơn vị diện tích gieo trồng trong trang trại nhỏ có thể thấp hơn so với trang trại
lớn chuyên canh, nhƣng giá trị tổng sản lƣợng trên một đơn vị diện tích canh tác
đƣợc xác định thơng qua nhiều loại sản phẩm khác nhau có thể có sự khác biệt
rất lớn và thƣờng cao hơn so với trang trại có quy mơ lớn [12].


Những lợi thế của trang trại quy mô lớn đƣợc tìm thấy bởi một số phân tích
trƣớc đây đã biến mất, đó là bằng chứng của tính phi hiệu quả khi quy mô trang
trại tăng lên. Hơn nữa các nghiên cứu cũng cho thấy: Các trang trại quy mô rất
nhỏ thƣờng hoạt động không hiệu quả bởi vì chúng khơng có khả năng sử dụng
hết cơng suất các máy móc thiết bị đắt tiền, trong khi đó các trang trại quy mơ rất
lớn cũng khơng hiệu quả vì những vấn đề quản lý và lao động cố hữu trong
những hoạt động lớn. Hiệu quả có vẻ tập trung ở các trang trại ở nhóm giữa,
thƣờng có từ 01 đến 02 lao động làm thuê.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

cho tăng trƣởng kinh tế mạnh và ngƣợc lại sẽ đẩy đất nƣớc vào tình trạng trì trệ,
kém phát triển. Tuy nhiên, Nhà nƣớc thông qua việc tổng kết thực tiễn cũng cần
có các điều tiết, hƣớng dẫn hoặc khuyến cáo việc tích tụ đất nơng nghiệp của
nơng dân theo một lộ trình nhất định, phù hợp với xu thế phát triển chung của
nền kinh tế thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, để nông dân tránh những tổn
thất, mất mát do sự thái quá trong đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất gây ra [3].


<b>b. Tích tụ tập trung đất với chuyển dịch dân cƣ, cơ cấu lao động </b>


Trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc các hộ gia đình sẽ
đƣợc tiếp thu cơ giới hóa, điện khí hóa và tin học hóa, chuyển dần từ tiểu nông tự


cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa trên cơ sở tích tụ đất đai, tiến tới kinh tế trang
trại hộ gia đình. Tích tụ đất nông nghiệp sẽ là phƣơng án khả thi khi chúng ta giải
quyết tốt vấn đề chuyển bớt lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp, tham gia vào
khu vực kinh tế phi nông nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động chƣa qua đào tạo ở
khu vực nơng thơn chiếm tỷ trọng vẫn cịn khá lớn [8]. Do vậy, Việt Nam đang
phải giải quyết một nghịch lý đã và đang diễn ra trong thời gian qua với công
nghiệp tăng trƣởng trên hai con số, một diện tích đất sản xuất nông nghiệp không
nhỏ bị chuyển sang phát triển công nghiệp và mục đích phi nơng nghiệp khác
trong khi điều kiện chƣa có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp dẫn đến lao
động nông nghiệp thiếu việc làm, dịch chuyển lao động tự do từ các vùng nông
thôn ra các tỉnh lớn ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống xã hội hiện nay. Một hiện
tƣợng đáng chú ý hiện nay là mối liên kết giữa thị trƣờng đất đai và thị trƣờng
<i>lao động còn chƣa tốt. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>c. Tích tụ và tập trung đất ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất nông </b>


<b>nghiệp. </b>


Đất đai là một trong bốn yếu tố đầu vào quan trọng cho phát triển nông
nghiệp. Áp lực của gia tăng dân số, sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch
vụ cùng với q trình đơ thị hóa làm giảm quỹ đất. Đặc biệt ở những nƣớc đang
phát triển, diện tích canh tác giảm trở thành yếu tố cản trở sự phát triển bền vững
của khu vực nơng nghiệp.


Có thể nhận thấy hệ thống quản lý và phƣơng thức trồng trọt là những yếu
tố quan trọng trong việc đẩy mạnh năng suất ở các nƣớc đang phát triển. Cơ cấu
của ngành nông nghiệp của mỗi nƣớc đều rất khác nhau, nguyên nhân chính do
lịch sử phát triển, tuy nhiên, cơ cấu cũng có sự giống nhau ở chỗ hạn chế tăng
năng suất. Ở nhiều nƣớc, quy mô canh tác rất nhỏ và đất đai manh mún. Tình
trạng này có thể thấy rõ ở các quốc gia Châu Á nơi có mật độ dân số cao với


nhiều mảnh đất bị chia nhỏ; khi số hộ gia tăng, đất đai sẽ đƣợc tiếp tục chia và
điều này dẫn đến kém hiệu quả trong sử dụng đất. Trái ngƣợc với các quốc gia ở
Châu Á, các nƣớc Mỹ Latin lại có chủ trƣơng tập trung đất. Nhiều trang trại lớn
đƣợc quản lý bởi một nhóm các nơng dân giàu có. Ở Brazil 90% đất thuộc về
15% dân số. Trong trƣờng hợp này, đất đai cũng đƣợc sử dụng kém hiệu quả [6].
Hiện nay, có nhiều tranh cãi quanh mối quan hệ giữa tập trung ruộng đất và
năng suất. Tập trung ruộng đất sẽ tạo ra các trang trại lớn có thể tận dụng các lợi
thế của quy mô lớn nhƣ là thực hiện cơ giới hóa để tăng năng suất. Nhiều nghiên
cứu đã chỉ ra rằng càng tăng lƣơng trong khu vực phi nơng nghiệp thì càng nhiều
lao động chuyển từ khu vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Điều này cho
thấy các nƣớc đang phát triển không cần phải lo lắng về vấn đề bất bình đẳng
trong phân phối đất đai nếu thị trƣờng bất động sản ổn định và kiểm sốt đƣợc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

ngành khác thì nó phải có ảnh hƣởng đến phần cịn lại của nền kinh tế. Nhƣ vậy
để có thêm đất nơng nghiệp, lao động phải bị đấy ra khỏi khu vực nơng nghiệp.


<b>d. Tích tụ, tập trung đất ảnh hƣởng đến khác biệt xã hội ở nông thôn </b>
Các nƣớc đang phải đối mặt với những thách thức khi tích tụ và tập trung
đất chủ yếu là các nƣớc có sự mất cân bằng lớn trong thu nhập. Rủi ro trong thị
trƣờng kinh tế buộc ngƣời dân phải hứng chịu khoản nợ khổng lồ và phải thế
chấp hoặc bán đất của họ và trở thành ngƣời làm thuê. Bên cạnh đó, q trình đơ
thị hóa, cơng nghiệp hóa và hạn chế của quyền sở hữu đất sẽ dễ dàng thay đổi
mục đích sử dụng đất. Nơng dân bị thu hồi đất và khơng có cơ hội tham gia vào
các khu vực khác và do đó khoảng cách nơng thôn và thành thị ngày càng lớn.


Một trong những yếu tố làm giảm tác động của tích tụ và tập trung đất về sự
khác biệt xã hội là thu nhập từ khu vực phi nông nghiệp. Báo cáo của Ngân hàng
thế giới (2008) cho rằng thu nhập từ khu vực phi nông nghiệp cao hơn khu vực
nơng nghiệp [6].



Di cƣ đóng vai trị quan trọng trong thúc đẩy tập trung ruộng đất và giảm
bất bình đẳng ở khu vực nơng thơn. Nghiên cứu cho rằng q trình chuyển đổi đơ
thị hóa tạo ra thu nhập tốt hơn là cách để xóa đói giảm nghèo. Những ngƣời trẻ
và có trình độ dễ dàng di cƣ và tạo ra sự khác biệt hơn đối với ngƣời nông dân bị
mất đất và khơng có cơ hội tham giá vào các hoạt động phi nông nghiệp. Bởi
vậy, vai trò của giáo dục trong đẩy mạnh tập trung ruộng đất là tạo ra cơ hội để
thay đổi nghề nghiệp và cải thiện thu nhập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>1.2. Cơ sở pháp lý. </b>


Năm 1960, miền Bắc thực hiện phong trào “hợp tác hóa” vận động nơng
dân đóng góp ruộng đất vào làm ăn tập thể, trong đó “chế định sở hữu đất đai”
vẫn theo các quy định của Hiến pháp năm 1959. Theo đó, Điều 14 Hiến pháp
<i>năm 1959 có quy định: “Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền sở hữu về </i>


<i>ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác của nơng dân.” Tuy nhiên, tại thời điểm </i>


đó, 95% diện tích đất do hợp tác xã quản lý chỉ tạo ra 30 – 40% thu nhập, còn 5%
đất giao cho hộ gia đình xã viên làm kinh tế phụ gia đình đem lại 60 – 70% thu
nhập. Việc các hợp tác xã quản lý và sử dụng đất đai kém hiệu quả đã dẫn đến
cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, khủng hoảng lƣơng thực trầm trọng [1].


<i>Năm 1980, bản Hiến pháp năm 1980 đã ghi nhận “đất đai thuộc sở hữu </i>


<i>toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch chung”. Ngay sau đó, </i>


Chỉ thị số 100/CT-TƢ ngày 15/1/1981 (hay cịn gọi là Khốn 100) về khốn sản
phẩm đến nhóm và ngƣời lao động đã tạo ra bƣớc ngoặt trong việc quản lý và sử
dụng có hiệu quả tƣ liệu sản xuất mà chủ yếu là đất đai. Khốn 100 đã bƣớc đầu
khơi phục quyền tự chủ trong sử dụng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp, gắn


lao động với đất đai, làm cho ngƣời lao động trong các hợp tác xã quan tâm hơn
đến kết quả cuối cùng .


Luật đất đai ra đời năm 1987, đánh dấu một cột mốc quan trọng của hệ
<i>thống pháp luật về đất đai. Luật đất đai đầu tiên của nƣớc ta quy định: “Đất đai </i>


<i>thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý”. Đồng thời, Nhà nƣớc </i>


giao đất cho các nông trƣờng, lâm trƣờng, xí nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân,
cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội và cá nhân để sử dụng ổn định, lâu dài tùy theo
loại đất thông qua việc cấp giấy chứng nhận việc giao đất. Tuy nhiên, Luật đất
đai năm 1987 vẫn hạn chế việc chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất thông qua quy
<i>định: “nghiêm cấm việc mua, bán, lấn chiếm đất đai, phát canh thu tơ dưới mọi </i>


<i>hình thức”. Sau một thời gian ngắn, Nghị quyết 10 của Ban Chấp hành Trung </i>


<i>ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI năm 1988 về "Đổi mới quản lý nơng </i>


<i>nghiệp" (cịn gọi là Khốn 10) đƣợc ban hành và đƣợc coi là dấu mốc quan trọng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

và đƣợc giao đất đai ổn định và lâu dài (từ 10 – 15 năm). Sau khoán 10, một số
văn kiện Đảng về đất đai tiếp tục khẳng định quyền sử dụng đất thuộc về tồn
dân và đẩy mạnh cơng cuộc phát triển kinh tế nông nghiệp nhƣ: Nghị quyết Đại
hội VII và Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 2 khóa VII năm 1992 đã đề ra chủ
<i>trƣơng: “Ruộng đất thuộc quyền sở hữu tồn dân, giao cho nơng dân quyền sử </i>


<i>dụng lâu dài.”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ƣơng </i>


khóa VII (tháng 6-1993) về "Tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã
hội nông thôn".



Năm 1993, Luật đất đai tiếp tục đƣợc sửa đổi và ban hành đã tách quyền sở
hữu và quyền sử dụng đất đai theo hƣớng khẳng định quyền sở hữu đất thuộc về
toàn dân do Nhà nƣớc là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, nhƣng hộ gia
đình vẫn đƣợc giao quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài và có quyền chuyển đổi,
chuyển nhƣợng, cho thuê, thế chấp và thừa kế quyền sử dụng đất, đó là quyền sở
hữu quyền sử dụng đất. Vấn đề hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ nông dân
và thời hạn giao đất cũng đƣợc Luật đất đai năm 1993 quy định cụ thể. Điều 44
<i>Luật đất đai năm 1993 quy định: “Hạn mức đất nông nghiệp trồng cây hàng năm </i>


<i>của mỗi hộ gia đình là khơng q 3 ha do Chính phủ quy định cụ thể đối với từng </i>
<i>địa phương. Chế độ quản lý và sử dụng đối với phần đất mà các hộ gia đình sử </i>
<i>dụng vượt quá hạn mức nói trên do Chính phủ quy định. Hạn mức đất nông </i>
<i>nghiệp trồng cây lâu năm và hạn mức đất trống, đồi núi trọc, đất khai hoang, lấn </i>
<i>biển của mỗi hộ gia đình khai thác để sản xuất nơng nghiệp, trồng rừng, nuôi </i>
<i>trồng thuỷ sản do Chính phủ quy định.”. Khung giá các loại đất đối với từng </i>


vừng và theo từng mốc thời gian đƣợc nhà nƣớc quy định làm cơ sở để thu thuế
giao đất, tính thuế chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất và bồi thƣờng thiệt hại khi
thu hồi đất.


Đến năm 2003, Luật đất đai đƣợc sửa đổi nhằm phù hợp với tình hình kinh
tế - xã hội bấy giờ. Luật đất đai năm 2003 đã xác định quyền sử dụng đất là hàng
hóa, đƣợc tham gia vào thị trƣờng và theo điểm a khoản 1 Điều 56 thì việc định
<i>giá đất của Nhà nƣớc quy định tại phải đảm bảo nguyên tắc: “Sát với giá chuyển </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<i>thị trường thì phải điều chỉnh cho phù hợp;”. Về hạn mức nhận chuyển nhƣợng </i>


quyền sử dụng đất, Điều 2 Nghị quyết số 1126/2007/NQ-UBTVQH11 ngày
<i>21/6/2007 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội quyết định: “Hạn mức nhận chuyển </i>



<i>quyền sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất </i>
<i>là rừng trồng, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất làm muối của mỗi hộ gia đình, cá </i>


<i>nhân để sử dụng vào mục đích nơng nghiệp”. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ </i>


<i>bảy Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa X, Nghị quyết số 26-NQ/TW “Về nông </i>


<i>nghiệp, nông dân, nông thôn" đã tiếp tục khẳng định đất đai là sở hữu toàn dân, </i>


Nhà nƣớc thống nhất quản lý theo quy hoạch, kế hoạch để sử dụng có hiệu quả;
giao đất cho hộ gia đình sử dụng lâu dài; mở rộng hạn mức sử dụng đất, thúc đẩy
q trình tích tụ đất đai .


Đến năm 2012, Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 31-10-2012, của Ban Chấp
hành Trung ƣơng Đảng khóa XI một lần nữa khẳng định và xác định rõ mục tiêu
tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh tồn
diện cơng cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành
<i>nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại, theo đó: “Tiếp tục giao đất, cho th đất </i>


<i>nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng có thời hạn theo hướng kéo dài </i>
<i>hơn quy định hiện hành để khuyến khích nơng dân gắn bó hơn với đất và yên tâm </i>
<i>đầu tư sản xuất. Đồng thời, mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất </i>


<i>nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, từng giai đoạn để tạo điều </i>


<i>kiện thuận lợi cho q trình tích tụ, tập trung đất đai, từng bước hình thành </i>
<i>những vùng sản xuất hàng hóa lớn trong nơng nghiệp. Sớm có giải pháp đáp ứng </i>
<i>nhu cầu đất sản xuất và việc làm cho bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số đang </i>
<i>khơng có đất sản xuất.” Gần đây nhất tại văn kiện đại hội VII của Đảng đã nêu </i>



<i>rõ quan điểm về tích tụ và tập trung đất đai: “Chú trọng đầu tư vùng trọng điểm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>1.3. Cơ sở thực tiễn </b>


<b>1.3.1. Tích tụ đất nông nghiệp tại một số nƣớc trên thế giới </b>


Tại các quốc gia trên thế giới, quá trình sử dụng đất nông nghiệp để phát
triển trang trại với hàng chục hecta đã đƣợc thực hiện từ lâu nhƣ: Hà Lan, Mỹ,
Úc… Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, muốn cho nơng nghiệp phát triển thì quy
mơ trang trại phải đƣợc tăng dần lên. Quy mô của các trang trại sản xuất nông
nghiệp của một số nƣớc đã đƣợc nghiên cứu từ những năm 90 đƣợc thể hiện tại
bảng 1.1.


<b>Bảng 1.1. Quy mơ bình qn trang trại của một số nƣớc </b>


ĐVT: ha/hộ


<b>STT </b> <b>Tên nƣớc </b> <b>1950 </b> <b>1970 </b> <b>1990 </b>


1 Mỹ 86,00 151,00 185,00


2 Pháp 36,00 55,00 75,00


3 Nhật Bản 0,80 1,10 1,40


4 Hàn Quốc 0,86 0,94 1,20


5 Thái Lan 5,50 3,56 4,20



<i>Nguồn: Đỗ Kim Chung (2000) </i>


Ngày nay, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội thì việc tích tụ đất nơng
nghiệp vẫn đƣợc duy trì ở các quốc gia. Đó cũng là một trong những động lực
<i><b>giúp cho ngành nông nghiệp tại các quốc gia phát triển. </b></i>


<i><b>1.3.1.1. Tại Mỹ </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

quen thuộc nhƣ ở Việt Nam. Nƣớc Mỹ có khoảng 2,1 triệu trang trại với diện tích
bình quân mỗi trang trại là 446 acres (1acre = 0,4 ha); tƣơng đƣơng với 178,4 ha
tại Việt Nam. Các trang trại chiếm mật độ cao ở một số bang của vùng Trung
Tây nƣớc Mỹ nhƣ: Texas là 230.000 trang trại, Montana có 105.000 trang trại,
Indiana có 88.600 trang trại, Kentucky có 84.000 trang trại. Theo thống kê của
Bộ Nông nghiệp Mỹ vào tháng 02/2014 Mỹ có tổng số nông trại là 2.109.363
nông trại, trung bình mỗi nơng trại có diện tích 174 ha. Sự thành công trong sản
xuất nông nghiệp tại nơng trại này là do q trình cơ giới hóa các phƣơng tiện
canh tác, sử dụng máy móc thay cho lao động thủ cơng. Việc cơ giới hóa máy
móc khơng chỉ đơn thuần là tăng số lƣợng máy móc trên đồng ruộng mà cịn chú
ý đến thực hiện kết hợp các tính năng tạo ra các máy liên quan nhƣ kết hợp máy
<b>kéo, máy cày, máy gieo trồng và máy gặt. </b>


<i><b>1.3.1.2. Hà Lan </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

thấy hoạt động tích tụ đất nơng nghiệp để phát triển sản xuất hàng hóa quy mơ
lớn của Hà Lan diễn ra mạnh mẽ. Tích tụ làm giảm lao động trong ngành nông
nghiệp xuống 62,58% tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế
khác. Điều này cũng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Hà Lan.


<i><b>1.3.1.3. Tại Nhật Bản </b></i>



Nhật Bản thực hiện chính sách “Ngƣời cày có ruộng” để đảm bảo công
bằng xã hội, chia đất đều cho nông dân và hạn chế bởi chính sách hạn điền. Ban
đầu nơng nghiệp tăng trƣởng khá nhƣng về sau bị chững lại do giá đất nơng thơn
lên cao, khó áp dụng cơng nghệ mới. Đây là cái “bẫy quy mô sản xuất nhỏ” mà
cả ba nền kinh tế mắc phải.


Nhật Bản là quốc gia có nền công nghiệp phát triển đến chóng mặt, có
trình độ công nghệ bậc nhất thế giới, kể cả nông nghiệp. Nhật có 127,8 triệu dân,
diện tích đất canh tác có 4,75 triệu ha, bình qn 360 m2/ngƣời. Trong 20 năm
1980 - 1999 xuất khẩu nông sản lũy kế đạt 40,9 tỉ USD, chỉ bằng mức xuất khẩu
năm 1996 của Hà Lan. Trong 5 năm 1995 - 1999, nhập khẩu nông sản trên 269 tỉ
USD, mức nhập siêu nơng sản lũy kế đạt 51,6 tỉ USD. Chính sách khuyến khích
tích tụ đất nơng nghiệp ở Nhật Bản đã đƣợc thực hiện, kết quả rõ nét nhất là số
trang trại giảm từ 5.543.000 trang trại năm 1970 xuống còn 3.789.000 trang trại
năm 1990 với diện tích bình qn là 4,26 ha/trang trại. Sở dĩ có sự giảm về số
lƣợng trang trại là do nhiều trang trại quy mô nhỏ, sản xuất không hiệu quả đã
nhƣợng lại đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ xung quanh. Nông nghiệp Nhật
Bản với quy mô sản xuất chính là hộ gia đình nhỏ, mang đậm văn hóa lúa nƣớc.
Diện tích trung bình một hộ nông dân Nhật năm 1878 là 1,0 ha và năm 1962 chỉ
còn 0,8 ha.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

thức tích tụ là một trong những thành cơng lớn, sản lƣợng nông sản ở Nhật tăng
mạnh.


<i><b>1.3.1.4. Tại Đài Loan </b></i>


Chính sách cải cách ruộng đất của Đài Loan đƣợc tiến hành từ những năm
đầu 1950 và đƣợc tiến hành theo 3 bƣớc: 1) Giảm địa tô để giảm bớt gánh nặng
về kinh tế cho nông dân; 2) Nhà nƣớc quy định mức ruộng đất cá nhân có quyền
chiếm hữu; 3) Số ruộng đất trên hạn mức đƣợc pháp luật quy định giá hợp lý ƣu


tiên cho nông dân mua nhằm làm cho ngƣời cày có ruộng.


Chính quyền Đài Loan đã thực hiện cải cách ruộng đất theo nguyên tắc
phân phối đồng đều đất cho nông dân. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho ra đời
các trang trại gia đình quy mơ nhỏ. Tuy nhiên q trình cơng nghiệp hóa nơng
nghiệp nơng thơn địi hỏi phải mở rộng diện tích sản xuất của các trang trại nhằm
ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, máy móc, cơ giới hóa, giảm chi phí sản
xuất, hạ giá thành sản phẩm. Đến năm 1983, Đài Loan công bố Luật phát triển
nơng nghiệp trong đó cơng nhận phƣơng thức sản xuất ủy thác của các hộ nông
dân, Nhà nƣớc công nhận việc chuyển quyền sử dụng ruộng đất cho các hộ khác
nhƣng chủ ruộng cũ vẫn đƣợc thừa nhận quyền sở hữu. Sau khi thực hiện, ƣớc
tính trên 75% số trang trại áp dụng phƣơng thức này để mở rộng quy mô sản
xuất. Ngồi ra, các trang trại cùng địa phƣơng cịn tiến hành hợp tác trong một số
khâu sản xuất: làm đất, mua bán chung một số vật tƣ máy móc và sản phẩm nơng
nghiệp. Năm 1953, Đài Loan có 679.000 trang trại với quy mơ trung bình 1,29
ha. Đầu năm 1991, tổng số trang trại tăng lên đến 823.256 trang trại với quy mơ
trung bình là 1,08 ha. Chính sách tích tụ đất nơng nghiệp tại Đài Loan nhằm giúp
cho ngƣời dân mở rộng quy mô sản xuất nơng nghiệp hình thành lên các trang
trại nơng nghiệp, tăng khả năng chun mơn hóa tại khu vực nơng thơn. Ở đây,
các trang trại có mối liên kết với nhau trong các khâu sản xuất. Đây là một trong
những ƣu điểm cần đƣợc phát huy trong sản xuất nông nghiệp của các hộ dân tại
Việt Nam.


<b>1.3.2. Tích tụ đất nơng nghiệp tại Việt Nam </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

nhau. Tuy nhiên, tích tụ đất nơng nghiệp của Việt Nam hiện nay có một số đặc
điểm sau:


- Quy mơ tích tụ đất nơng nghiệp của các hộ dân nhỏ, chủ yếu là dƣới 0,5
ha chiếm tỷ lệ lớn. Sở dĩ có đặc điểm này là do tập quán canh tác nhỏ lẻ và tình


trạng manh mún đất đai diễn ra trên khắp các địa phƣơng.


- Hiệu quả kinh tế của tích tụ đất nơng nghiệp có sự khác nhau giữa các
vùng. Mỗi vùng miền sẽ có ƣu thế khác nhau về các sản phẩm nông nghiệp
cũng nhƣ điều kiện tự nhiên.


- Tích tụ đất nông nghiệp chƣa gắn với phân công lại lao động trong
nông thôn, nông nghiệp một cách chặt chẽ: các trang trại trồng trọt chỉ sử
dụng lao động gia đình là chính, kết hợp với thuê máy móc làm đất, gặt đập
(đồng bằng sông Cửu Long), hoặc sử dụng lao động chủ yếu của gia đình kết
hợp với thuê lao động gặt, cấy theo thời vụ (ở vùng trung du miền núi và
đồng bằng Bắc Bộ).


- Tích tụ đất nơng nghiệp vẫn mang tính chất tự phát.


Với những chính sách về tích tụ đất nông nghiệp đƣợc thể hiện gián tiếp
thơng qua các chính sách đất đai qua các thời kỳ cho thấy sơ khởi tích tụ đã hình
thành và vẫn phát triển cho đến nay. Quá trình này đƣợc thể hiện rõ hơn khi Nhà
nƣớc công nhận việc phát triển kinh tế trạng trại và việc cấp giấy chứng nhận
kinh tế trang trại do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.


<i><b>1.3.2.1. Vùng Đồng bằng sông Hồng </b></i>


Đồng bằng sông Hồng là một trong hai đồng bằng lớn nhất của cả nƣớc, có
diện tích tự nhiên là 2.097 ngàn ha, chiếm 6,33% diện tích tự nhiên của cả nƣớc.
Dân số của vùng 19,65 triệu ngƣời, mật độ dân số 933 ngƣời/m2<sub>. Tổng số lao </sub>
động trong vùng là 8,1 triệu ngƣời, trong đó lao động nơng nghiệp 6,3 triệu
ngƣời, chiếm 78,03% lao động của vùng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

nông nghiệp của vùng thấp nhất cả nƣớc, 0,0472 ha/ngƣời, trung bình mỗi hộ chỉ


có 0,2 ha đất nơng nghiệp. Dân số đơng, đất canh tác ít cũng đem đến những khó
khăn, gây sức ép nặng nề lên sự phát triển kinh tế - xã hội.


Đồng bằng sơng Hồng hiện có 26,3 triệu thửa ruộng, chia cho 2,8 triệu hộ.
Đây là vùng có mức độ ruộng đất manh mún nhất cả nƣớc, trung bình mỗi hộ gần
9,4 thửa, ở các vị trí khác nhau. Quy mơ đất nơng nghiệp của các nông hộ quá
nhỏ đã ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, khơng áp dụng
đƣợc cơ giới hố đồng bộ và tiến bộ khoa học kỹ thuật.


Trƣớc thực trạng trên, đã xuất hiện nhiều điển hình về tích tụ ruộng đất ở
<b>tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hƣng n, Thái Bình… Nhiều hộ nơng dân có điều </b>
kiện, có vốn và khả năng sản xuất đã tích tụ ruộng đất bằng nhiều hình thức nhƣ
nhận chuyển nhƣợng, thuê đất để phát triển những mơ hình sản xuất gia trại,
trang trại, đem lại hiệu quả kinh tế cao.


Nhƣng nhìn chung, do nhiều nguyên nhân nhƣ thiếu quy hoạch, tâm lý sản
xuất tiểu nơng… q trình tích tụ đất nơng nghiệp của vùng diễn ra chậm, quy
mô nhỏ. Hiện nay, quy mô sử dụng đất dƣới 0,5ha/hộ vẫn chiếm tới 61,02%, từ
0,5 đến dƣới 1ha là 17,14%, từ 1ha trở lên là 17,8%. Việc sử dụng đất nông
nghiệp manh mún theo quy mô hộ tiểu nông, sản xuất tự cấp tự túc vẫn phổ biến
làm cho việc sử dụng đất kém bền vững và hiệu quả thấp. Q trình tích tụ ruộng
đất chƣa gắn với phân công lại lao động trong nông nghiệp, nông thôn một cách
hợp lý.


<i><b>1.3.2.2. Vùng Tây Nguyên </b></i>


Vùng Tây Nguyên có diện tích 5.464 ngàn ha, chiếm 16,5% diện tích tự
nhiên cả nƣớc. Tổng dân số khoảng hơn 5,0 triệu ngƣời. Mật độ dân số thấp nhất
cả nƣớc, 92 ngƣời/km2<sub>. Tổng số lao động của vùng có 2,28 triệu ngƣời, cơ bản là </sub>
lao động nông nghiệp 2,11 triệu ngƣời, chiếm 92,27% lao động của vùng. Bình


quân đất nông nghiệp trên một lao động nông nghiệp là 0,6280 ha và trên một hộ
làm nông nghiệp là 1,5268 ha.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

nghiệp của Tây Nguyên nhƣ: phát triển trang trại lâm nghiệp, trang trại trồng cây
công nghiệp, trang trại chăn nuôi đại gia súc trên cơ sở thâm canh, sử dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất đƣợc phát huy và đem lại kết quả tích cực.


Việc phát triển kinh tế trang trại là đơn vị kinh tế tự chủ đã thực sự tác
động đến ngƣời dân. Việc giao đất, giao rừng ngày càng ổn định gắn với lợi ích
kinh tế là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Nhiều nơi ngƣời dân đã nhận
chuyển nhƣợng đất sản xuất, tích tụ đất đai để có đƣợc những diện tích lớn, sản
xuất tập trung, chủ yếu ở những nơi có đất trống, đồi núi trọc, đất lâm nghiệp.


Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc trong sản xuất nơng nghiệp, Tây Ngun
là vùng cịn gặp rất nhiều khó khăn do trình độ dân trí thấp. Phần lớn nơng dân
chƣa thốt khỏi tƣ tƣởng sản xuất tự cung, tự cấp. Đây là nguyên nhân cơ bản
hạn chế rất nhiều tới việc tích tụ ruộng đất, đƣa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
thực tế sản xuất nông, lâm nghiệp ở Tây Nguyên.


<i><b>1.3.2.3. Vùng Đơng Nam bộ </b></i>


Vùng Đơng Nam bộ có diện tích tự nhiên 2.360 ngàn ha, chiếm 7,12% diện
tích cả nƣớc. Dân số toàn vùng là 12,8 triệu ngƣời, mật độ dân số khá cao 543
ngƣời/km2<sub>, gấp 2 lần mật độ dân số cả nƣớc. Tổng số lao động của vùng có 5,83 </sub>
triệu ngƣời. Bình qn đất nông nghiệp trên một lao động nông nghiệp là 0,40 ha
và trên một hộ làm nông nghiệp là 0,95 ha.


<i><b>1.3.2.4. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long </b></i>


Đồng bằng sơng Cửu Long có diện tích tự nhiên 4.060 ngàn ha, chiếm


12,26% diện tích cả nƣớc. Trong đó diện tích đất nơng nghiệp của vùng chiếm
2.960.486 ha, lớn nhất so với các vùng trong cả nƣớc.


Tổng dân số là 17,7 triêu ngƣời, mật độ dân số 436 ngƣời/km2<sub>. Tổng số lao </sub>
động 9,8 triêu ngƣời, trong đó lao động nông nghiệp là 8,1 triệu ngƣời, chiếm
82,69% lao động vùng. Bình quân đất nông nghiệp trên một lao động nông
nghiệp là 0,36 ha và trên một hộ làm nông nghiệp là 1,03 ha.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

ruộng đất của vùng tăng rất nhanh. Năm 1994, tồn vùng có 3,63% số hộ có từ 3
- 5ha và 0,73% số hộ có trên 5ha, năm 1998 tỷ lệ này tăng tƣơng ứng lên 30,32%
và 12,65%. Hiện nay, số lƣợng ruộng đất đƣợc tích tụ tập trung nhiều nhất ở
vùng Đồng Tháp Mƣời, tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b>CHƢƠNG 2 . ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG </b>


<b> VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>


<b>2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU </b>


- Đất nông nghiệp và các yếu tố ảnh hƣởng đến tích tụ, tập trung và hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam;


- Các đối tƣợng sử dụng đất tham gia vào quá trình tích tụ, tập trung đất đai
tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam


<b>2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU </b>


- Không gian: Trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
- Thời gian: Giai đoạn từ 2012 – 2017.



<b>2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU </b>


<b>2.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh </b>


<b>Liêm </b>


- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế - xã hội


- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh Liêm
<b>2.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện Thanh Liêm </b>


- Tình hình quản lý đất đai của huyện Thanh Liêm giai đoạn 2012 - 2017
- Hiện trạng sử dụng đất của huyện Thanh Liêm năm 2017


<b>2.3.3. Đánh giá thực trạng tích tụ, tập trung đát nông nghiệp tại huyện </b>


<b>Thanh Liêm </b>


- Khái qt chung về tích tụ đất nơng nghiệp


- Kết quả cơng tác tích tụ đất nơng nghiệp huyện Thanh Liêm


- Đánh giá cơng tác tích tụ, tập trung đất nông nghiệp huyện Thanh Liêm
<b>2.3.4. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai tại </b>
<b>huyện. </b>


<b>2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>


<b>2.4.1 Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

- Các số liệu đƣợc thu thập từ Cục Thống kê, Sở Tài nguyên và môi trƣờng
tỉnh Hà Nam và Phịng Tài ngun và mơi trƣờng huyện Thanh Liêm.


<b>2.4.2. Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp </b>


- Sử dụng 100 phiếu điều tra ngẫu nhiên 100 hộ gia đình, cá nhân đã thực
hiện tích tụ đất nơng nghiệp. Các tiêu chí điều tra bao gồm: thông tin chung về
hộ điều tra; tác động của công tác dồn điền đổi thửa, thực trạng th đất nơng
nghiệp theo hộ gia đình, nhân tố ảnh hƣởng đến tích tụ đất đai.


<b>2.4.3. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu </b>


- Tổng hợp tình hình thực hiện tích tụ,tập trung đất nơng nghiệp trên địa
bàn huyện theo từng đơn vị hành chính và theo giai đoạn từ 2012 - 2017 của
huyện Thanh Liêm;


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>CHƢƠNG 3 . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN </b>


<b>3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA HUYỆN </b>
<b>THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM </b>


<b>3.1.1. Điều kiện tự nhiên </b>


<i>3.1.1.1. Vị trí địa lý </i>


Thanh Liêm là một huyện bán sơn địa, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hà
Nam. Trung tâm huyện cách tỉnh Phủ Lý 4km, cách Thủ đô Hà Nội 62km trên
tuyến đƣờng giao thông xuyên Việt quan trọng vào bậc nhất của cả nƣớc. Hệ
thống sông Đáy, đƣờng Quốc lộ 1A, 21A, đƣờng sắt Bắc Nam là những tuyến


giao thơng quan trọng thuận lợi cho Thanh Liêm có điều kiện giao lƣu kinh tế,
văn hoá với các tỉnh trong cả nƣớc.


Thanh Liêm có vị trí giáp ranh nhƣ sau:


- Phía Bắc giáp huyện Kim Bảng, huyện Duy Tiên và Tỉnh Phủ Lý;


- Phía Nam giáp huyện Ý Yên - tỉnh Nam Định và huyện Gia Viễn - tỉnh
Ninh Bình;


- Phía Đơng giáp huyện Bình Lục;


- Phía Tây giáp huyện Lạc Thuỷ - tỉnh Hồ Bình


Tồn huyện có 17 đơn vị hành chính cấp xã với tổng diện tích tự nhiên là:
16.491,36 ha


Thanh Liêm có dải núi đá vơi ở phía Tây sơng Đáy, có trữ lƣợng lớn và
dãy núi phía Đơng Quốc lộ 1A có hàm lƣợng sét cao,...là tiềm năng, thế mạnh
của Thanh Liêm trong quá trình phát triển công nghiệp, sản xuất vật liệu xây
dựng.


<i>3.1.1.2. Địa hình, địa mạo </i>


Huyện Thanh Liêm chịu ảnh hƣởng của nhiều đới cấu trúc địa chất khác
nhau khiến cho địa hình khu vực có sự phân hoá tƣơng phản thể hiện rõ nét theo
hƣớng Tây - Đông và hƣớng Bắc - Nam. Xét về mặt cấu trúc ngang đi từ Tây
sang Đơng có thể chia địa hình khu vực nghiên cứu thành vùng chính nhƣ sau:


<i>a. Vùng núi </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

30% diện tích, có hƣớng thấp dần từ Đông sang Tây. Phần lớn là các quả núi
thấp có độ cao trung bình 100 - 300 m đƣợc cấu tạo bởi các đá trầm tích lục
nguyên, cacbonat. Địa hình núi trong khu vực cũng có sự phân dị và mang những
đặc trƣng hình thái khác nhau. Các dãy núi bị chia cắt mạnh bởi hệ thống đứt gãy
phƣơng Tây Bắc - Đông Nam tạo thành các dãy núi hẹp kéo dài cùng phƣơng với
hệ thống đứt gãy chính. Ngồi ra chúng còn bị chi phối, chia cắt và dịch chuyển
bởi hệ thống đứt gãy phƣơng á kinh tuyến khiến cho các dãy núi này mất đi tính
liên tục.


<i>b. Vùng đồi </i>


Địa hình đồi đƣợc tách ra với địa hình núi và đồng bằng bởi độ chênh cao
<100m, độ phân cắt sâu từ 15 - 100 m. Trong địa bàn tồn huyện diện tích vùng
đồi chỉ có khoảng 450 ha chiếm 2,7% tổng diện tích tự nhiên nằm rải rác xen
giữa các dãy núi đá trong đó xã có diện tích đồi lớn nhất là xã Thanh Nghị và
Thanh Thủy (388,80 ha, chiếm 95,65% tổng diện tích đất đồi của huyện).


<i>c. Vùng đồng bằng </i>


Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 67,3% diện tích tồn huyện địa
hình khá bằng phẳng có độ cao < 10 m và thấp dần từ Tây sang Đông, từ Tây
Bắc xuống Đông Nam. Bề mặt đồng bằng lại bị chia cắt bởi hệ thống sông và
kênh mƣơng chằng chịt. Có thể chia đồng bằng thành 4 khu vực có đặc điểm
khác nhau, đó là:


<i>- Vùng đồng bằng phía Đơng (nằm phía đơng dãy núi xã Liêm Sơn và </i>


<i>đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình): bao gồm đồng bằng thuộc địa phận các các </i>



xã Liêm Sơn, Liêm Phong, Liêm Túc, Liêm Thuận và Liêm Cần. Đây có thể xếp
vào đồng bằng thấp (nằm tiếp giáp với vùng thấp trũng của tỉnh là huyện Bình
Lục) với độ cao tuyệt đối trung bình từ 1,5 - 3m, xu thế chung thấp dần từ Tây
sang Đông và từ Tây Bắc xuống Đông Nam.


<i>- Vùng đồng bằng trung tâm: bao gồm đồng bằng thuộc các xã Thanh </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<i>3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết </i>


Thanh Liêm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai hƣớng gió
chủ đạo Đơng Bắc và Đơng Nam, có 4 mùa với 4 kiểu thời tiết: mùa xuân ấm áp,
mùa Hè nóng, mùa Thu mát mẻ và mùa Đông lạnh.


<i>a. Mưa </i>


Lƣợng mƣa nhiều nhất trong 8 năm trở lại đây là khoảng 2.138 mm, lƣợng
mƣa ít nhất khoảng 1.510 mm. Trung bình 8 năm trở lại đây là 1.761mm.


- Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, lƣợng mƣa chiếm
khoảng 80% lƣợng mƣa cả năm, có năm đến 90%.


- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lƣợng mƣa chiếm khoảng
20% lƣợng mƣa cả năm.


<i>b. Độ ẩm </i>


Nhìn chung độ ẩm khơng khí trung bình hàng năm khu vực Thanh Liêm
không lớn, dao động từ 81,3- 84,4%. Diễn biến độ ẩm phụ thuộc vào lƣợng mƣa
nên trong một năm thƣờng có hai thời kỳ, một thời kỳ độ ẩm cao và một thời kỳ
độ ẩm thấp. Độ ẩm cao nhất là vào tháng 3 năm 2007 (92%), độ ẩm thấp nhất là


vào tháng 12 năm 2011 (71%).


<i>c. Nhiệt độ: </i>


Nhiệt độ trung bình các năm (từ năm 2006 - 2013) dao động trong khoảng
từ 23o<sub>C đến 24,6</sub>o<sub>C. Các tháng lạnh nhất trong năm là tháng 1 và tháng 2. Các </sub>
tháng nóng nhất trong năm là tháng 6 và tháng 7. Nhiệt độ trung bình cao nhất là
vào tháng 6 năm 2010 (30,6 o<sub>C), thấp nhất là vào tháng 1 năm 2011 (12,7 </sub>o<sub>C). </sub>


<i>d. Nắng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<i>e. Tốc độ gió và hướng gió </i>


Tại Thanh Liêm, trong năm có 2 hƣớng gió chính. Mùa đơng có gió hƣớng
Bắc và Đơng Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa hè có gió Nam và Đông
Nam từ tháng 4 đến tháng 8. Khu vực Thanh Liêm chịu ảnh hƣởng của bão tƣơng tự
nhƣ vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong những năm gần đây số lƣợng cơn bão ảnh
hƣởng đến khu vực không nhiều, tuy nhiên đang có chiều hƣớng tăng lên do ảnh
hƣởng của biến đổi khí hậu trên trái đất.Tốc độ gió trung bình trong năm: 2,5 m/s.


<i>3.1.1.4. Thuỷ văn, nguồn nước </i>


Huyện Thanh Liêm chịu ảnh hƣởng của chế độ thủy văn của 2 con sơng
chính là: sông Đáy và sông Châu Giang (một số nhánh của sông Châu Giang
chảy qua địa bàn huyện). Ngoài ra Thanh Liêm cịn có mạng lƣới sơng ngịi,
kênh, mƣơng phân bổ thích hợp có ý nghĩa trong việc cung cấp nƣớc, tiêu nƣớc
phòng tránh lũ lụt.


Dòng chảy mặt từ sông Đáy, sông Châu Giang hàng năm đƣa vào địa bàn
huyện hàng tỷ m3



nƣớc. Dòng chảy ngầm chuyển qua lãnh thổ cũng giúp cho
Thanh Liêm luôn luôn đƣợc bổ sung nƣớc ngầm từ các vùng khác. Nƣớc ngầm ở
Thanh Liêm tồn tại trong nhiều tầng và chất lƣợng tốt, đủ đáp ứng cho nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội.


Điều kiện khí hậu, thủy văn của huyện rất thuận lợi cho phát triển một nền
nông nghiệp sinh thái đa dạng, với nhiều loại động thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới
và ơn đới. Mùa hè có nắng và mƣa nhiều, nhiệt độ và độ ẩm cao, thích hợp với
các loại vật nuôi cây trồng nhiệt đới, các loại cây vụ đơng có giá trị hàng hóa cao
và xuất khẩu nhƣ cà chua, dƣa chuột,…. Điều kiện thời tiết khí hậu cũng thuận
lợi cho phát triển các ngành công nghiệp, thƣơng mại, du lịch, dịch vụ cũng nhƣ
cho các hoạt động văn hóa xã hội và đời sống sinh hoạt của dân cƣ. Vào mùa
xuân và mùa hè có nhiều ngày thời tiết mát mẻ, cây cối cảnh vật tốt tƣơi rất thích
hợp cho các hoạt động lễ hội du lịch.


<i>3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên </i>


a. Tài nguyên đất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

Đây là loại đất chính của huyện Thanh Liêm, đƣợc hình thành trên trầm
tích của sơng Đáy và sơng Châu Giang, cịn thể hiện rõ các đặc tính xếp lớn
của trầm tích.


- Nhóm đất Glây: có 249 ha, rải rác ở các xã Thanh Nghị, Thanh Thuỷ,
Thanh Phong...


Khả năng sử dụng: Đây là loại đất có độ phì tƣơng đối khá, tuy nhiên hạn
chế do khả năng tiêu nƣớc vào mùa mƣa nên cũng ảnh hƣởng đến khả năng canh
tác cũng nhƣ hiệu quả sử dụng đất. Hiện tại, trên các loại đất này chủ yếu gieo


trồng 2 vụ lúa, và một số nơi chỉ trồng 1 vụ lúa. Nếu cải tạo tốt hệ thống tiêu
nƣớc vào mùa mƣa thì có thể gieo trồng cả 3 vụ.


- Đất đỏ: có 275 ha, phân bố chủ yếu ở các đồi núi thấp và ở các thung lũng
trong vùng núi đá vôi thuộc các xã Thanh Thuỷ, Thanh Nghị, Kiện Khê.


Đây là loại đất hình thành từ các đá mẹ là đá vơi, có q trình phong hố
và biến đổi khoáng sét xảy ra khá nhanh và kiệt, hầu nhƣ khơng cịn các
khống sét có khả năng phong hố; q trình rửa trơi kiềm và tích tụ sắt nhơm
sảy ra mạnh mẽ.


Khả năng sử dụng: Đất đỏ có độ phì trung bình, lại có tầng dày cho nên
thích hợp với nhiều loại cây trồng nhƣ: Chè, sắn, dứa, đậu đỗ, cây ăn quả…


Với loại đất này nên ƣu tiên trồng các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao
nhƣ các loại cây ăn quả nhƣng cần có đầu tƣ lớn.


- Đất xám: có khoảng 881 ha, có nhiều ở các xã Thanh Nghị, Kiện Khê,
Thanh Tân...


Đất xám thƣờng xuất hiện trên dạng địa hình đồi núi cao. Các loại đất xám
hình thành trên các đá mẹ hoặc mẫu chất nghèo kiềm lại có điều kiện khí hậu
nhiệt đới ẩm, mƣa nhiều và tập trung, đã làm biến đổi khống sét. Q trình rửa
trơi sét và cation kiềm xảy ra mạnh, tạo ra đất có tầng tích tụ sét.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

đất và mơi trƣờng một số chỗ không bị hạn chế bởi các tầng đất mỏng có thể phát
triển các loại cây ăn quả hoặc cây cơng nghiệp.


- Nhóm đất có tầng sét biến đổi (đất biến đổi): Có 1.181 ha, phân bố chủ
yếu ở các xã Thanh Hải, Liêm Sơn và rải rác ở nhiều xã trong huyện.



Khả năng sử dụng: Có thể sử dụng cho nhiều loại cây trồng, thích hợp cho
việc phát triển cây ngắn ngày, hiện tồn tại nhiều loại hình sử dụng khác nhau.


- Nhóm đất tầng mỏng: Có diện tích khá lớn khoảng 403 ha, phân bố ở các
xã Thanh Lƣu, Liêm Sơn. Loại đất này hình thành trên đồi núi dốc, thảm thực vật
che phủ kém, q trình rửa trơi xói mịn xảy ra mạnh mẽ.


Khả năng sử dụng: Đất tầng mỏng có diện tích nhỏ, lại có những hạn chế về
độ dày tầng đất, độ phì nhiêu của đất và phân bố ở địa hình dốc. Do đó có ý
nghĩa cho sử dụng vào mục đích nơng nghiệp, trên loại đất này chỉ trồng rừng kết
hợp với các biện pháp chống xói mịn bảo vệ đất.


(Nguồn: Viện thổ nhƣỡng nơng hóa Việt nam)
b. Tài ngun nƣớc.


- Nguồn nƣớc mặt: Về mùa mƣa lƣợng nƣớc mƣa dƣ thừa cho sản xuất
nông nghiệp gây ngập úng, đặc biệt là đối với các xã vùng núi phải hứng chịu lũ
núi do nƣớc mƣa dồn từ trong núi ra. Huyện phải sử dụng hệ thống các trạm bơm
tiêu thoát nƣớc lớn để chống úng ngập.


Về mùa khô nguồn nƣớc tƣới khá dồi dào nguồn nƣớc từ các sông Đáy,
sông Châu Giang đƣợc các trạm bơm tƣới bơm lên cung cấp cho nhu cầu sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.


- Nguồn nƣớc ngầm: Nguồn nƣớc ngầm của huyện vừa đặc trƣng cho nƣớc
ngầm vùng châu thổ sông Hồng vừa đặc trƣng cho vùng núi đá vôi với 2 tầng
chính, tầng nƣớc ngầm thuộc hệ Thái Bình và tầng nƣớc ngầm thuộc hệ Hà Nam


c. Tài nguyên rừng



</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

ngày, cây ăn quả ở các sƣờn đồi, sƣờn núi và các thung lũng nhƣ lúa, ngô, sắn,
đậu đỗ, na, nhãn, ...


Theo thống kê đất đai năm 2015 diện tích đất lâm nghiệp là 1.118,66 ha, diện
tích đồi núi chƣa sử dụng là 234,11 ha và núi đá khơng có rừng cây 1.343,08 ha.


d. Tài ngun khống sản.
* Đá vơi


Huyện có nguồn đá vơi với trữ lƣợng hàng tỷ m3<sub>, tập trung chủ yếu ở 5 xã </sub>
Tây Đáy (thị trấn Kiện Khê, xã Thanh Nghị, Thanh Tân, Thanh Thủy và Thanh
Hải), trong đó mỏ đá có trữ lƣợng lớn chủ yếu thuộc xã Thanh Nghị và thị trấn
Kiện Khê.


Các mỏ đá vôi để sản xuất xi măng mác cao tập trung ở khu vực Bút Sơn và
các dãy núi ven sông Đáy với trữ lƣợng trên 61 triệu tấn, mỏ Kiện Khê có trữ
lƣợng khoảng 3 triệu tấn.


Huyện Thanh Liêm có 10 mỏ đá vơi để thăm dị, khai thác làm ngun liệu
sản xuất xi măng với trữ lƣợng 556.297 ngàn tấn và 01 mỏ đá vơi hố chất trữ
lƣợng 32.866 ngàn tấn.


Huyện có 25 mỏ đá vơi xây dựng thông thƣờng để khai thác làm nguyên vật
liệu xây dựng với trữ lƣợng 1.128.436 ngàn tấn và 6 mỏ đất đá san lấp với trữ
lƣợng 222.995 ngàn tấn.


Đá vơi của Thanh Liêm có chất lƣợng tốt, dễ khai thác, giao thông thuận
lợi; chi phí khai thác, chế biến thấp tạo lợi thế so sánh tuyệt đối với các tỉnh,
thành lân cận.



* Đá quý


Do đá vôi biến chất thành đá quý dùng để làm đồ trang trí và đồ mỹ nghệ
gồm có các loại sau:


- Đá vân hồng, tím nhạt có vỉa dài 100 - 200 m cao 2 - 3 m, vỉa cao 60 m
rộng 30 - 40 m. Đá có thể khai thác thành khối, xẻ với các kính thƣớc để trang trí
và xuất khẩu, điều kiện khai thác khá thuận lợi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

Có các mỏ sét có khả năng khai thác tập trung làm nguyên liệu sản xuất xi
măng, sản xuất gạch ngói nung đáp ứng nhu cầu của huyện và cung cấp cho các
tỉnh lân cận.


- Sét có trữ lƣợng lớn ở dãy núi đất Khe Non - Thanh Lƣu; Thanh Hƣơng;
Thanh Tâm; Liêm Sơn đƣợc khai thác làm phụ gia cho sản xuất xi măng.


Mỏ sét kết Khe Non huyện Thanh Liêm đang đƣợc khai thác sử dụng làm
phụ gia cho sản xuất xi măng ở Hà Nam, trữ lƣợng khoảng 19,2 triệu tấn


Huyện có nguồn khống sản lớn là tiềm năng để phát triển ngành công
nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản thành nguyên vật liệu xây dựng nhất là
công nghiệp xi măng. Tuy nhiên trong thời gian qua, chỉ có xi măng là phát huy
đƣợc thế mạnh của mình nhƣng cũng lại đặt ra rất nhiều vấn đề về môi trƣờng và
sử dụng lao động. Về mặt tổng thể, xi măng là ngành đầu tàu, kéo theo công
nghiệp của huyện, tỉnh phát triển, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp phụ trợ
nhƣ sản xuất, sửa chữa máy móc, sản xuất vật liệu hậu công nghiệp xi măng...
nghiên cứu và đào tạo nhân lực sản xuất xi măng phát triển theo. Ngoài ra xi
măng cịn là ngành cơng nghiệp có đóng góp lớn trong ngân sách của tỉnh, tạo
nguồn thu ổn định lâu dài để huyện có điều kiện hoạch định các chiến lƣợc, kế


hoạch trung và dài hạn.


e. Tài nguyên nhân văn.


Huyện Thanh Liêm đƣợc hình thành sớm trong vùng đồng bằng châu thổ
sông Hồng, là nơi quê hƣơng của nhiều nhà lãnh tụ của đất nƣớc nhƣ Đinh Công
Tráng, ... Ngày nay trên địa bàn huyện cịn có nhiều di tích lịch sử liên quan đến
các tƣớng lĩnh từ thời tiền Lê, đời Lý, đời Trần…với nhiều di tích lịch sử văn hoá
đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Các truyền thuyết, lễ hội dân gian, lễ hội truyền
thống nhƣ: Lễ hội vật cổ truyền Liễu Đôi, hội Chùa Tiên, truyền thuyết chàng trai họ
Đoàn...hàng năm đƣợc tổ chức nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống văn hố.


Là một huyện bán sơn địa với nhiều khó khăn về địa thế, sản xuất nông
nghiệp nhƣng lại đƣợc thiên nhiêu ƣu đãi cho nguồn khoáng sản dồi dào, đã hun
đúc nên một đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất và chinh phục
thiên nhiên của ngƣời dân nơi đây. Hiếu học cũng là một truyền thống nổi bật từ
lâu đời, thời nào Thanh Liêm cũng có nhân tài yêu nƣớc, học rộng, đỗ cao đã góp
sức mình xây dựng q hƣơng, đất nƣớc giàu đẹp và để lại cho hậu thế vốn nghệ
thuật dân gian đa dạng, hệ thống truyện cổ, thơ ca, binh pháp phong phú…


Nơi đây cũng là quê hƣơng của nhà lãnh tụ Đinh Công Tráng và nhiều phát
tích khác nhƣ mộ của vua Lê Hoàn đƣợc đặt tại ngọn núi (Bảo Thái) thuộc xã
Liêm Cần, đền Lăng xã Liêm Cần, Kẽm Trống xã Thanh Hải, Nhà thờ Non xứ
Cẩm Sơn, Chùa Trinh Tiết xã Thanh Hải, Đình Hồng Ngãi xã Thanh Hà...


Trong thời kỳ khôi phục và phát triển đất nƣớc, đặc biệt trong thời kỳ đổi
mới, dƣới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện, toàn Đảng và
toàn dân đã phát huy truyền thống đồn kết, ý chí tự lực, tự cƣờng, khắc phục


mọi khó khăn, đã đạt đƣợc nhiều thành tựu về chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội.
Mặc dù huyện cịn nhiều khó khăn, thách thức nhƣng với truyền thống đoàn kết
và tinh thần cách mạng, Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Liêm sẽ vƣợt qua
khó khăn, tranh thủ thời cơ, phát huy các lợi thế, thực hiện thành công sự nghiệp
đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn góp phần xây
dựng q hƣơng giàu mạnh, công bằng, văn minh.


<i><b>3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội </b></i>


<i>3.1.2.1. Dân số, lao động và việc làm. </i>


* Dân số và phân bố dân cƣ


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

Năm 2017 dân số toàn huyện là 128.131 ngƣời. Trong đó dân số thành thị là
9.350 ngƣời, dân số nông thôn là 118.781 ngƣời. Mật độ dân số 718 ngƣời/km2


.
Cơ cấu dân số phân bố giữa nông thôn và thành thị là:


- Dân số nông thôn chiếm 92,70%.
- Dân số thành thị chiếm 7,30%.


Trong giai đoạn tới cần giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên để đảm bảo cơ
cấu dân số, lao động, việc làm và ổn định cuộc sống nhân dân.


* Lao động và việc làm.


Số lao động đang tham gia lao động của cả huyện là 80.939 ngƣời, 63,17%
dân số. Trong đó lao động nông nghiệp là 50.182 ngƣời, chiếm 62% dân số toàn
huyện.



Thanh Liêm là huyện có vị trí khá thuận lợi cho phát triển kinh tế do có
tuyến Quốc lộ 1A chạy qua địa bàn huyện. Lao động nông nghiệp có trình độ khá
cao nên nơng nghiệp của huyện đã có những bƣớc chuyển dịch hiệu quả. Lao
động phi nông nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ.
Thanh Liêm có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, kinh doanh,
thƣơng mại, dịch vụ. Do vậy, cùng với xu thế đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ
trên địa bàn huyện thì số lƣợng các doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại dịch vụ
sẽ tăng nhanh chóng đồng thời sẽ xuất hiện nhu cầu về số lao động đã qua đào
tạo, có trình độ để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Vì vậy, huyện cần
phải có những định hƣớng cũng nhƣ các chính sách đào tạo đối với đội ngũ lao
động địa phƣơng để đáp ứng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện trong
giai đoạn tiếp theo.


Cùng với sự gia tăng dân số tự nhiên, lực lƣợng lao động của huyện không
ngừng tăng lên. Nhìn chung số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh
tế - xã hội trên địa bàn huyện hiện nay đƣợc sử dụng tƣơng đối hợp lý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

hội, cần đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo việc làm
và thu nhập ổn định cho ngƣời lao động, nhằm nâng cao đời sống của nhân dân
và ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn huyện.


<i>3.1.2.2. Điều kiện kinh tế. </i>


Tình hình phát triển kinh tế của huyện ở 3 lĩnh vực trong những năm qua
đƣợc thể hiện tại bảng 3.


<b>Bảng 3.1. Tình hình phát triển kinh tế giai đoạn 2015 - 2017. </b>


Chỉ tiêu



Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017


Số
lƣợng
(triệu đ)

cấu
(%)
Số
lƣợng
(triệu đ)

cấu
(%)
Số
lƣợng
(triệu đ)

cấu
(%)
Tổng giá trị SX 536,77 100 655,33 100 699,68 100
1. CN- Tiểu thủ CN 31,86 5,90 63,21 9.6 75,78 10,80
2. Nông lâm - thủy sản 376,25 70,12 432,68 66.1 451,50 64,54
3.TM - DV 128,658 23,98 159,43 24.3 172,40 24,66


<i>Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Liêm </i>


Số liệu bảng 3.1, chỉ ra rằng cơ cấu kinh tế của huyện thời gian qua có sự
chuyển dịch tích cực theo hƣớng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công


nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, mức độ chuyển
dịch diễn ra còn chậm, tỷ trọng ngành nông – lâm – thuỷ sản vẫn lớn trong khi tỷ
trọng ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chỉ ở mức độ khiêm tốn.


Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2008 là: Nông - Lâm – Thuỷ sản chiếm 70.1
%, Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp chiếm 5.9%, Thƣơng mại - Dịch vụ
chiếm 24%; đến năm 2010 cơ cấu kinh tế tƣơng ứng là: 10.8%, 64.5% và 24.6%.


<b>CN-TTCN</b>
<b>10.8%</b>
<b>TM-DV</b>
<b>24.6%</b>
<b>NL-TS</b>
<b>64.5%</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

Nhƣ vậy, xét trên góc độ tổng thể các điều kiện tự nhiên (Đất - Nƣớc – Khí
hậu – Thuỷ văn) và cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, các vấn đề về phát triển kinh
tế – xã hội nói chung cho thấy Thanh Liêm là một huyện có nhiều tiềm năng, thế
mạnh để phát triển kinh tế nói chung, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, nhƣng
vẫn chƣa đƣợc quản lý, khai thác – sử dụng có hiệu quả cao. Bên cạnh đó các hạn
chế, khó khăn, trở ngại cũng nhiều. Do vậy, Thanh Liêm cần tập trung mọi
nguồn lực để phát triển sản xuất trên cơ sở khai thác hợp lý các nguồn lực đó.


<i>3.1.2.3. Sản xuất các ngành </i>


a. Ngành trồng trọt.


Do những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội có
nhiều thuận lợi, trong những năm qua dƣới sự lãnh đạo của các cấp, các ngành từ
huyện đến cơ sở nên sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất ngành Trồng trọt


đã có những bƣớc phát triển, hệ thống cây trồng khá phong phú và đa dạng về
chủng loại cây, nhƣ cây lƣơng thực, cây có bột, cây thực phẩm, cây cơng nghiệp
ngắn ngày, cây ăn quả. Diện tích, sản lƣợng các loại cây trồng đƣợc trình bày tại
bảng sau:


<b>Bảng 3.2. Tình hình sản xuất một số cây trồng chính 3 năm (2015- 2017) </b>


Nhóm cây


Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017


DTGT
(ha)


SL
(tấn)


DTGT
(ha)


SL
(tấn)


DTGT
(ha)


SL
(tấn)
Tổng diện tích đất sản xuất



nông nghiệp và sản lƣợng 17.609 90.032,4 18.349 92.899,4 16.354 87.961,3
Nhóm cây lƣơng thực có


hạt (Lúa, ngơ) 14.496 81.826 15.335 84.608 14.344 83.610
Nhóm cây chất bột lấy củ


(Khoai, sắn) 378 3.471 397 3.589 14.344 83.610


Nhóm cây thực phẩm 630 14,4 677 16,4 725 17,3


Nhóm cây CN hàng năm 922 2.392 1.129 2.420 208 629


Nhóm cây ăn quả 1.210 2.329 811 2.266 799 1.858


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

Qua số liệu ở bảng 3.2, chúng tơi có một số nhận xét nhƣ sau:


- Nhóm cây lƣơng thực có hạt là nhóm cây chủ lực (lúa, ngô). Năm 2015
tổng diện tích gieo trồng là 14.496 ha, sản lƣợng 81.826 tấn, năm 2017 tổng diện
tích gieo trồng là 14.344 ha, giảm 125 ha. Tuy nhiên, do áp dụng khoa học kỹ
thuật tiên tiến và dùng giống mới nên sản lƣợng năm 2017 là 83.610 tấn, tăng
1.784 tấn so với năm 2015.


+ Cây lúa: Diện tích gieo trồng năm 2017 là 14.087 ha, sản lƣợng đạt
380.382 tấn, năng suất bình quân khoảng 58,41tạ/ha/năm song có sự chênh lệch
giữa các mùa vụ. Vụ xuân năng suất lúa bình quân khoảng 61.7 tạ/ha, vụ mùa
năng suất lúa bình quân khoảng 56.5 tạ/ha. Do điều kiện kinh tế, trình độ thâm
canh của ngƣời dân và điều kiện địa hình, đất đai ở các tiểu vùng khác nhau nên
năng suất lúa giữa các vùng cũng khác nhau.


+ Cây ngô: Diện tích gieo trồng năm 2017 là 201 ha. Năng suất khơng bình


qn khoảng 49.7 tạ/ha/vụ) Cây ngơ đƣợc trồng trong vụ đơng trên đất lúa.


- Nhóm cây chất bột lấy củ (khoai lang, sắn..), diện tích gieo trồng qua các
năm có sự biến động khá lớn giữa các năm. Năm 2015 diện tích là 378 ha, đến
năm 2017 khoảng trên dƣới 278 ha. Nguyên nhân giảm là do giá trị hàng hố của
nhóm cây trồng này thấp so với nhiều loại cây trồng đang đƣợc thâm canh trong
vùng nên ngƣời dân đã chuyển đổi sang các cây trồng khác.


- Nhóm cây thực phẩm (rau, đậu): diện tích nhóm cây thực phẩm có sự tăng
lên qua các năm, năm 2015 có 630 ha, sản lƣợng 14.4 tấn, năm 2016 có 677 ha,
sản lƣợng 16.40 tấn, đến năm 2017 tăng lên 725 ha, sản lƣợng đạt 17.30 tấn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

càng đƣợc mở rộng về diện tích gieo trồng bằng phƣơng pháp gieo vãi trên đất
ruộng 2 vụ lúa.


- Nhóm cây ăn quả (nhãn, vải…) những năm gần đây có xu hƣớng giảm
diện tích. Diện tích cây ăn quả quy hoạch thành các vùng tập trung khơng có mà
ngƣời dân chủ yếu phát triển vƣờn CAQ tại vƣờn của mỗi gia đình.


b. Ngành chăn nuôi.


Chăn nuôi là một ngành không thể thiếu đối với nông dân Việt Nam nói
chung và đối với nơng dân huyện Thanh Liêm nói riêng, chúng chiếm khoảng
26,1% trong cơ cấu giá trị sản lƣợng ngành nông nghiệp của huyện. Ngồi ra
chăn ni cịn tạo công ăn việc làm cho các nông hộ, thúc đẩy các ngành khác
phát triển nhƣ dịch vụ, chế biến, cung cấp phân bón cho trồng trọt, đặc biệt cịn
tận dụng các phụ phẩm trong nơng nghiệp, biến những sản phẩm khơng có giá trị
kinh tế thành những sản phẩm có giá trị.


<b> 3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA </b>



<b> 3.2.1. Khái quát chung công tác dồn điền đổi thửa </b>


Dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp không phải là một tiêu chí cụ thể
trong chƣơng trình xây dựng nơng thơn mới, nhƣng có tác động đến các tiêu
chí nhƣ tiêu chí nâng cao thu nhập, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu lao động,
phát triển các hình thức tổ chức sản xuất... bởi ý nghĩa của việc dồn điền đổi
thửa khơng những giúp nơng dân giảm chi phí sản xuất mà còn là điều kiện
cần để chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tổ chức sản xuất hàng hóa, là cơ sở để
phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã trong nơng nghiệp, góp phần quan trọng trong
việc thực hiện thành cơng chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.


Công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp thực hiện ở rất nhiều tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung Ƣơng đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, đem
lại lợi ích chung cho cộng đồng, ngƣời sử dụng đất và Nhà nƣớc. Một số mơ
hình dồn điền đổi ruộng đƣợc áp dụng có quy mô vừa và nhỏ với các loại
hình, cách thức tổ chức dồn điền đổi thửa khác nhau nhƣ thành phố Hà Nội,
thành phố Đà Nẵng, tỉnh Nam Định, tỉnh Vĩnh Phúc,...


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

điền đổi ruộng mỗi hộ chỉ còn 1-2 thửa để thuận lợi hơn cho canh tác, khắc
phục tình trạng đồng ruộng manh mún hƣớng tới sản xuất nơng nghiệp hàng
hóa thơng qua xây dựng mơ hình cánh đồng mẫu lớn; quy gọn quỹ đất công
vào một vùng, đặc biệt là quỹ đất để thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn
mới; làm cơ sở cho việc lập hồ sơ cho thuê đất công theo quy định của pháp
luật, tăng cƣờng quản lý, sử dụng đất công hợp lý, chặt chẽ, có hiệu quả, tăng
thu cho ngân sách xã.


Ngồi ra, thơng qua dồn điền đổi ruộng để hồn chỉnh lại hệ thống hồ
sơ địa chính nhằm "nắm chắc, quản chặt" tồn bộ quỹ đất nơng nghiệp ở từng
xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh.



Tính đến hết tháng 6/2016, tồn tỉnh có 795 thơn, xóm đã bốc thăm chia
ruộng trên sơ đồ, trong đó có 787 thơn, xóm đã tổ chức chia ruộng ngồi thực
địa và đã tiến hành dồn đổi đƣợc trên 27.415 ha đất nông nghiệp. Nhiều địa
phƣơng đã triển khai thực hiện tốt nhƣ huyện Thanh Liêm 17/17 xã, thành phố
Phủ Lý 03/03 xã, huyện Bình Lục 17/18, huyện Kim Bảng 11/15 xã đã tiến
hành xong việc dồn đổi ruộng đất nông nghiệp. Các huyện còn lại cũng đã cơ
bản tiến hành dồn đổi xong, một số huyện phấn đấu đến hết năm 2016 sẽ hoàn
thành xong việc dồn đổi ruộng đất. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện dồn
điền đổi ruộng tại các địa phƣơng đã xuất hiện nhiều mơ hình với những cách
làm hay, sáng tạo là bài học cho các địa phƣơng khác tham khảo thực hiện.


Bên cạnh những thuận lợi, dồn điền đổi thửa ở các địa phƣơng cũng
gặp khơng ít khó khăn nhƣ: Ruộng không đồng đều, khó cân đối, nhân dân
chƣa thống nhất đƣợc phƣơng án đền bù chênh lệch; một số nơi có dự án giải
phóng mặt bằng nên nhân dân vẫn chƣa thể thống nhất đƣợc phƣơng án dồn
đổi… Tuy nhiên, bằng việc tạo ra các cơ chế hợp lý, sự vào cuộc quyết liệt
của các địa phƣơng, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở, việc dồn điền đổi ruộng của
Hà Nam thời gian qua đã đạt đƣợc kết quả tích cực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp, nơng thơn.


<b>3.2.2 Thực trạng dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Thanh Liêm </b>


Các UBND xã, thị trấn thuộc huyện Thanh Liêm đã điều tra thu thập số
liệu, tổng hợp xây dựng đề án DĐRĐ trình các ngành của huyện thẩm định và
trình UBND huyện phê duyệt đồng thời chỉ đạo 152/155 thôn đã xây dựng xong
phƣơng án dồn đổi ruộng đất: Trong đó có 152 thôn đã thông qua nhân dân và
đƣợc nhân dân nhất trí, UBND cấp xã, thị trấn phê duyệt.



Việc thực hiện đo đạc hiện trạng đất nông nghiệp đƣợc thực hiện theo các
<b>bƣớc sau: </b>


+ Xác định mốc giới ngồi thực địa theo địa bàn thơn, xóm.
+ Đo khép biên giữa khu dân cƣ và đất nơng nghiệp ngồi đồng.
+ Biên tập bản đồ hiện trạng.


+ Thống kê diện tích hiện trạng theo thửa địa chính.


+ Tính diện tích đất quy hoạch giao thông, thuỷ lợi nội đồng của từng xứ
đồng theo địa bàn từng thơn, xóm.


+ Tổng hợp đất cơng ích do UBND xã quản lý theo địa bàn từng thơn, xóm.
+ Tính diện tích đất nơng nghiệp cịn lại giao cho các thơn, xóm xây dựng
phƣơng án dồn đổi ruộng đất nông nghiệp.


Huyện đã tiến hành quy hoạch xây dựng nông thôn mới, chỉ đạo phối hợp
đồng bộ để rà soát, cập nhật bổ sung các cơng trình hạ tầng kỹ thuật của cấp xã
và của từng thơn xóm nhƣ: nghĩa địa, bể chung chuyển rác, sân thể thao, nhà văn
hoá, nhà trẻ, mẫu giáo, chợ, trƣờng học, đƣờng giao thông nông thôn, giao thông,
thuỷ lợi nội đồng. Đặc biệt đối với đƣờng giao thơng, thuỷ lợi nội đồng, Phịng
Tài nguyên và Môi trƣờng chủ trì, phối hợp với Phịng cơng thƣơng, Phịng
nơng nghiệp và phát triển nông thôn hƣớng dẫn, kiểm tra các xã, các thơn, xóm
và đơn vị tƣ vấn địa chính, đơn vị tƣ vấn xây dựng. Tổ chức thẩm định và tham
mƣu cho UBND huyện phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng nông
thôn mới 17 xã, thị trấn và tổ chức thi công xong 154/155 thơn. Trong đó:


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

- Trục chính nội đồng có 434 tuyến, chiều dài 186,06 km, khối lƣợng
409.025 m3



- Đƣờng nội đồng có 1960 tuyến, chiều dài 475,39 km, khối lƣợng
863.194 m3


- Hệ thống kênh mƣơng độc lâp có 856 tuyến, chiều dài 273,18 km, khối
lƣợng 273.182 m3


Sau quá trình dồn đổi ruộng đất, huyện đã đạt đƣợc những thành tựu nhƣ sau:
- Tổng diện tích đất sản xuất nơng nghiệp: 6.731,99 ha. Trong đó:


+ Diện tích thực hiện dồn đổi ruộng đất: 6.017,92 ha.
+ Diện tích khơng thực hiện dồn đổi ruộng đất: 714,07 ha.
- Tổng số thửa đất nông nghiệp: 47.659 thửa.


- Tổng số hộ sử dụng đất nông nghiệp dồn đổi: 25.261/25.477 hộ.
- Số thửa bình quân trên hộ sau dồn đổi: 1,92 thửa/1 hộ.


- Tổng số thơn (xóm): 173 thơn (xóm).


- Số thơn (xóm) thực hiện dồn đổi ruộng đất: 155 thơn (xóm).
- Số thơn (xóm) thực hiện dồn đổi ruộng đất xong: 152 thơn (xóm).
- Số thơn (xóm) chƣa thực hiện xong dồn đổi ruộng đất: 3 thơn (xóm).
- Số thơn (xóm) khơng thực hiện dồn đổi ruộng đất: 18 thơn (xóm) do tồn
bộ diện tích đất nơng nghiệp của các thơn đã có quy hoạch chuyển mục đích sang
đất phi nơng nghiệp đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<b>Bảng 3.3. Biểu tổng hợp kết quả thực hiện dồn đổi ruộng đất </b>
<b>stt </b>
<b>Đơn vị </b>
<b>hành </b>


<b>chính </b>
<b>Tổng </b>
<b>số </b>
<b>thơn </b>
<b>(xóm) </b>
<b>toàn </b>
<b>xã </b>


<b>KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỒN ĐỔI RUỘNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP </b> <b>KHÔNG THỰC HIỆN DỒN ĐỔI RUỘNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP </b>


<b>Ghi </b>
<b>chú </b>
<b>Tổng </b>
<b>số </b>
<b>thơn </b>
<b>(xóm) </b>
<b>tham </b>
<b>gia </b>
<b>dồn </b>
<b>đổi </b>
<b>Trong đó </b>
<b>Tổng </b>
<b>diện </b>
<b>tích </b>
<b>đất </b>
<b>nông </b>
<b>nghiệp </b>
<b>tham </b>
<b>gia </b>
<b>dồn </b>


<b>đổi </b>
<b>(ha) </b>
<b>Bao gồm </b>
<b>Số </b>
<b>hộ </b>
<b>sử </b>
<b>dụng </b>
<b>đất </b>
<b>nông </b>
<b>nghiệp </b>
<b>(hộ) </b>
<b>Tổng </b>
<b>số </b>
<b>thửa </b>
<b>đất </b>
<b>nông </b>
<b>nghiệp </b>
<b>giao </b>
<b>chia </b>
<b>cho </b>
<b>các </b>
<b>hộ </b>
<b>sử </b>
<b>dụng </b>
<b>đất </b>
<b>Bình </b>
<b>quân </b>
<b>số </b>
<b>thửa/hộ </b>
<b>Tổng </b>

<b>số </b>
<b>thơn </b>
<b>(xóm) </b>
<b>khơng </b>
<b>tham </b>
<b>gia </b>
<b>dồn </b>
<b>đổi </b>
<b>Tổng </b>
<b>diện </b>
<b>tích </b>
<b>đất </b>
<b>nơng </b>
<b>nghiệp </b>
<b>khơng </b>
<b>tham </b>
<b>gia </b>
<b>dồn </b>
<b>đổi </b>
<b>(ha) </b>
<b>Bao gồm </b>
<b>Số </b>
<b>hộ </b>
<b>sử </b>
<b>dụng </b>
<b>đất </b>
<b>nông </b>
<b>nghiệp </b>
<b>(hộ) </b>
<b>Tổng </b>

<b>số </b>
<b>thửa </b>
<b>đất </b>
<b>nông </b>
<b>nghiệp </b>
<b>giao </b>
<b>chia </b>
<b>cho </b>
<b>các </b>
<b>hộ </b>
<b>sử </b>
<b>dụng </b>
<b>đất </b>
<b>Bình </b>
<b>qn </b>
<b>số </b>
<b>thửa/hộ </b>
<b>Thơn </b>
<b>(xóm) </b>
<b>đã </b>
<b>giao </b>
<b>chia </b>
<b>xong </b>
<b>thực </b>
<b>địa </b>
<b>Thơn </b>
<b>(xóm) </b>
<b>chƣa </b>
<b>giao </b>
<b>chia </b>

<b>xong </b>
<b>thực </b>
<b>địa </b>
<b>Diện </b>
<b>tích </b>
<b>giao </b>
<b>ổn </b>
<b>định </b>
<b>cho </b>
<b>các </b>
<b>hộ </b>
<b>(ha) </b>
<b>Diện </b>
<b>tích </b>
<b>do </b>
<b>UBND </b>
<b>xã </b>
<b>quản </b>
<b>lý </b>
<b>Diện </b>
<b>tích </b>
<b>giao </b>
<b>ổn </b>
<b>định </b>
<b>cho </b>
<b>các </b>
<b>hộ </b>
<b>(ha) </b>
<b>Diện </b>
<b>tích </b>

<b>do </b>
<b>UBND </b>
<b>xã </b>
<b>quản </b>
<b>lý </b>


<b>1 </b> <b>2 </b> <b>3=4+17 </b> <b>4=5+6 </b> <b>5 </b> <b>6 </b> <b>7=8+9 </b> <b>8 </b> <b>9 </b> <b>10 </b> <b>11 </b> <b>12= </b>


<b>11/10 </b> <b>13 </b>


<b>14= </b>


<b>15+16 </b> <b>15 </b> <b>16 </b> <b>17 </b> <b>18 </b>


<b>19= </b>


<b>18/17 </b> <b>20 </b>


1 Xã Thanh


Nguyên 8 8 8 0 444.57 407.61 36.96 1,561 4,152 2.66 0 53.96 0.00 53.96 0 0 0.00




2 Xã Thanh


Hà 7 2 1 1 66.04 60.38 5.66 1,105 910 0.82 5 456.99 425.99 31.00 3,553 10,659 3.00





3 Xã Liêm <sub>Thuận </sub> 9 9 9 0 393.77 353.44 40.32 1,287 3,340 2.60 0 0.00




4 Xã Thanh <sub>Hải </sub> 8 6 6 0 324.35 298.02 26.33 1,800 3,108 1.73 2 242.62 189.88 52.74 482 2,145 4.45


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

5 Xã Thanh


Phong 14 13 13 0 316.55 302.08 14.47 1,410 2,356 1.67 1 110.90 89.26 21.64 7 294 42.00




6 Xã Liêm


Phong 9 8 8 0 327.15 307.59 19.56 1,084 2,003 1.85 1 37.43 34.47 2.96 154 668 4.34




7 Xã Thanh


Tân 9 9 9 0 285.34 254.65 30.69 1,627 2,711 1.67 0 0.00




8 Xã Liêm


Túc 11 10 10 0 371.50 332.95 38.55 1,426 2,750 1.93 1 26.44 21.74 4.70 94 430 4.57





9 Xã Thanh


Tâm 12 12 12 0 356.47 332.30 24.17 1,305 2,310 1.77 0 0.00




10 Xã Thanh <sub>Thủy </sub> 9 9 9 0 345.23 324.94 20.29 1,566 2,831 1.81 0 0.00




11 Xã Thanh


Bình 6 6 6 0 291.68 269.04 22.64 1,132 2,140 1.89 0 0.00




12 Xã Thanh <sub>Lƣu </sub> 16 16 16 0 307.23 258.41 48.82 1,592 3,245 2.04 0 0.00




13 Xã Liêm <sub>Cần </sub> 9 8 8 353.68 347.41 6.27 1,903 3,002 1.58 1 77.43 74.86 2.57 283 676 2.39


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

tích
khơng
thực
hiện
dồn
đổi


14 Xã Thanh <sub>Nghị </sub> 6 3 3 0 187.39 171.56 15.83 1,243 2,695 2.17 3 207.60 176.35 31.25 1,816 652 0.36





15 Xã Liêm <sub>Sơn </sub> 18 18 18 0 521.78 507.83 13.95 2,538 3,953 1.56 1 34.79 34.79 0.00 780 780 1.00


1
thơn
có 1
phần
diện
tích
khơng


thực
hiện
dồn
đổi


16 Xã Thanh <sub>Hƣơng </sub> 13 13 13 0 526.56 504.93 21.63 2,160 4,621 2.14 0 0.00




17 Thị trấn <sub>Kiện Khê </sub> 8 7 7 0 220.31 164.60 55.71 1,139 2,272 1.99 1 37.98 37.98




<b>Tổng </b> <b>172.00 </b> <b>157.00 </b> <b>156.00 </b> <b>1.00 </b> <b>5,639.60 </b> <b>5,197.75 </b> <b>441.85 </b> <b>25,878.00 </b> <b>48,399.00 </b> <b>31.86 </b> <b>16.00 </b> <b>1,286.14 </b> <b>1,047.34 </b> <b>238.80 </b> <b>7,169.00 </b> <b>16,304.00 </b> <b>62.11 </b>
<b> </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

Sau dồn điền đổi thửa, các hộ gia đình đã hình thành các vùng sản xuất tập


trung, quy mô lớn theo quy hoạch và phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng và tiềm
năng, lợi thế của địa phƣơng,


<b>Bảng 3.4. Bình quân số thửa/hộ trƣớc và sau dồn điền đổi thửa </b>


STT Xã/thị trấn Trƣớc dồn điền Sau dồn điền


1 Thanh Bình 7,17 1,89


2 Thanh Lƣu 7,62 2,04


3 Liêm Thuận 6,36 2,60


4 Thanh Thủy 6,12 1,81


5 Thanh Phong 3,81 1,67


6 Thanh Hà 2,66 0,82


7 Thanh Hải 3,12 1,73


8 Thanh Hƣơng 6,64 2,14


9 Thanh Nghị 6,78 2,17


10 Thanh Tâm 5,23 1,77


11 Thanh Tân 6,47 1,67


12 Liêm Sơn 4,87 1,56



13 Thanh Nguyên 5,46 2,66


14 Liêm Túc 3,94 1,93


15 Liêm Phong 3,01 1,85


16 Liêm Cần 3,34 1,58


17 Thị Trấn Kiện Khê 5,46 1,99




Nhìn chung Huyện đã hồn thành chỉ tiêu dồn điền của UBND tỉnh giao, một
vài xã cịn thiếu nhƣng tỷ lệ nhỏ khơng đáng kể, một số hồn thành vƣợt chỉ tiêu
điển hình nhƣ xã: Thanh Bình, Thanh Lƣu, Liêm Thuận,….


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

DĐĐT có những vùng đất trũng nên một số hộ đã chuyển số diện tích đất mà trƣớc
đây chỉ cấy đƣợc 1 vụ lúa năng suất thấp do thƣờng bị ngập úng hoặc bỏ không
sang nuôi cá ruộng thâm canh hoặc xây dựng trang trại chăn nuôi kết hợp. Từ đó
đã làm cho diện tích mặt nƣớc ni trồng thủy sản tăng lên 126,84 ha. Sau khi
DĐĐT ngƣời dân đƣợc tập huấn những lớp trồng dƣa chuột, cà chua, rau
xanh,...thấy những cây trồng này đem lại hiệu quả hơn so với việc trồng lúa nên các
hộ dân đã chuyển diện tích đất trồng lúa nƣớc sang đất bằng trồng cây hàng năm
khác. Diện tích đất bằng trồng cây hàng năm khác sau DĐĐT tăng lên 57,31 ha.


<b>Bảng 3.5. Sự thay đổi canh tác của huyện sau dồn điền đổi thửa </b>


<b>Chỉ tiêu </b>



<b>Trƣớc dồn đổi </b> <b>Sau dồn đổi </b> <b>Tăng, </b>


<b>giảm </b>
<b>Số </b>


<b>lƣợng </b>
<b>(ha) </b>


<b>Cơ </b>
<b>cấu </b>
<b>(%) </b>


<b>Số </b>
<b>lƣợng </b>


<b>(ha) </b>


<b>Cơ </b>
<b>cấu </b>


<b>(%) </b> <b>( +,- ) </b>
Tổng diện tích đất canh tác <b>5.563,36 </b> <b>100 </b> <b>5.563,36 </b> <b>100 </b> <b>0,0 </b>
Đất trồng lúa nƣớc 4.630,38 83,23 4.551,38 81,81 -103,2
Đất trồng lúa nƣớc còn lại 578,59 10,40 473,44 8,51 -137,71
Đất bằng trồng cây hàng năm khác 174,69 3,14 232,0 4,17 +57,31
Đất có mặt nƣớc NTTS 179,7 3,23 306,54 5,51 +126,84


<i>( Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Thanh Liêm ) </i>


<i><b>3.2.3. Một số thuận lợi và khó khăn </b></i>


<i><b>a. Thuận lợi: </b></i>


- Công tác dồn đổi ruộng đất nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm trong chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đƣợc Đảng
và Nhà nƣớc quan tâm chỉ đạo và ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách làm cơ sở
để tổ chức thực hiện nhằm cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn
từng bƣớc hình thành những vùng sản xuất hàng hoá mang lại hiệu quả kinh tế cao,
góp phần tăng thu nhập cho hộ gia đình nơng dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

- Đội ngũ cán bộ thôn, xã đã có kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện dồn đổi
ruộng đất do trƣớc đây đã trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia chỉ đạo, điều hành dồn ô thửa
nhỏ thành ô thửa lớn khi thực hiện Chỉ thị 15 của Ban thƣòng vụ tỉnh uỷ năm 2001.


- Sự đồng tình ủng hộ của ngƣời dân cũng là yếu tố tác động lớn đến việc
thành công của công tác dồn điền đổi thửa: Trƣớc hết ta cần khẳng định rằng DĐĐT
đƣợc thực hiện hay không là do sự tham gia của ngƣời dân. Bằng hiểu biết của mình
ngƣời dân thấy ruộng đất manh mún khơng phù hợp, cần phải đƣợc thay đổi bằng
DĐĐT để nâng cao hiệu quả sản xuất cũng nhƣ đời sống của bản thân cho nên
ngƣời dân đã tham gia mạnh mẽ. Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện.


- Đƣợc hỗ trợ vốn của Nhà nƣớc: Toàn huyện đã đƣợc kinh phí hỗ trợ của
tỉnh là 4,8 tỷ đồng, kinh phí hỗ trợ của huyện 55 triệu đồng


- DĐĐT tuy không phải là chỉ tiêu trực trong xây dựng nông thôn mới,
nhƣng nó có tác động tới các tiêu chí đó. DĐĐT phù hợp với xây dựng nông thôn
mới. Đây là chủ trƣơng hoàn toàn đúng của Đảng và Nhà nƣớc ta.


<i><b>b. Khó khăn: </b></i>


- Dồn đổi ruộng đất có khối lƣợng cơng việc lớn, quy trình thực hiện nhiều


bƣớc, phức tạp, liên quan đến lợi ích của đại đa số các hộ dân dễ phát sinh nhiều
mâu thuẫn.


- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông, thuỷ lợi nội đồng trên địa bàn huyện
hiện trạng chất lƣợng thấp, nhiều nơi chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu sản xuất hiện nay
cùng với địa hình ruộng đất không đồng đều đã tạo ra sự chênh lệch, trở thành vật
cản trong quá trình tổ chức dồn đổi ruộng đất.


- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện những năm vừa qua, đất
nông nghiệp biến động lớn do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là
từ năm 2005 đến nay địa bàn huyện có trên 100 dự án đầu tƣ phải thu hồi đất. Công
tác chỉnh lý hồ sơ địa chính có xã, có dự án chƣa thực hiện kịp thời nên rất khó
khăn trong cơng tác quản lý theo dõi biến động đất đai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

phƣơng pháp thủ cơng, thiếu chính xác và khơng đồng bộ giữa hiện trạng sử dụng
đất với hồ sơ địa chính.


- Yêu cầu công tác dồn đổi ruộng đất lần này đƣợc đặt ra là gắn với quy
hoạch, kiến thiết lại đồng ruộng và đo đạc bằng phƣơng pháp chính quy để hồn
thiện hồ sơ địa chính cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân và
tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đòi hỏi phải có nguồn kinh phí nhất định để
thực hiện trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay.


- Việc giao đất nông nghiệp ổn định, lâu dài cho các hộ nông dân theo quyết
định số 115/QĐ-UBND ngày 15/2/1992 của UBND tỉnh Hà Nam Ninh và quyết
định số 990 năm 1995 sử dụng đến nay đã 20 năm. Trong quá trình sử dụng có
nhiều hộ gia đình đã tự chuyển nhƣợng, chuyển đổi, tặng cho, giao thừa kế không
làm thủ tục đăng ký biến động với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đến nay thực
hiện dồn đổi ruộng đất xảy ra tranh chấp, khiếu kiện rất khó khăn trong việc xác
định quyền sử dụng đất và mất nhiều thời gian để giải quyết.



- Thực hiện quyết định số 115/QĐ-UBND ngày 15/2/1992 của UBND tỉnh
Hà Nam Ninh, các hộ nợ đọng sản phẩm bị giữ ruộng để khoán thầu trừ nợ sản
phẩm. Năm 1995 UBND tỉnh Nam Hà ban hành quyết định 990 về việc điều chỉnh
một số nội dung quyết định 115, trong đó có nội dung trả lại ruộng hộ đọng sản
phẩm. Song một số địa phƣơng đã không thực hiện triệt để, đến nay triển khai dồn
đổi ruộng đất các hộ dân đề nghị nhà nƣớc trả lại ruộng đất, trong khi quỹ đất đã
đƣợc cân đối bình quân để chia cho các hộ dân, hoặc quỹ đất công ích hiện nay
khơng đủ để giao dẫn đến rất khó khăn để xem xét giải quyết.


- Dồn đổi ruộng đất trên cơ sở đất đƣợc giao ổn định theo quyết định số 115,
quyết định 990 và diện tích đất đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp giấy
chứng nhận. Song do thời gian giao ruộng đến nay đã 20 năm, hồ sơ, tài liệu có liên
quan nhƣ: Phƣơng án giao ruộng năm 1992,1993,1995, phƣơng án dồn đổi ruộng
đất theo chỉ thị 15 của Ban thƣờng vụ Tỉnh uỷ năm 2001 nhiều nơi xã, thôn đã bị
thất lạc dẫn đến rất khó khăn để xác định diện tích đất tiêu chuẩn đã đƣợc giao.


<i>- Nhiệm vụ kiến thiết lại đồng ruộng (xây dựng giao thông, thuỷ lợi nội </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

huy động nhân dân đóng góp. Trong khi thu nhập của các hộ dân sản xuất nơng
nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay nhìn chung còn thấp.


- Một số hộ sử dụng đất là ruộng gần, ruộng tốt có điều kiện giao thơng, thủy
lợi thuận tiện sản xuất và sử dụng đất diện tích thừa so với tiêu chuẩn đƣợc giao
khơng nhất trí dồn đổi.


- Đất cơng ích manh mún, không gọn vùng, gọn thửa, thƣờng là chân ruộng
xấu, ruộng xa. Nhiều nơi nằm lẫn xen kẽ với ruộng tiêu chuẩn của các hộ dân.
UBND các xã, thị trấn thực hiện khốn thầu, cho th đƣợc một phần, cịn lại nhiều
địa phƣơng giao sản phầm cùng với diện tích ổn định cho các hộ dân. Hợp đồng cho


thuê đất giữa UBND cấp xã với các hộ dân đa số không đảm bảo đúng quy định của
pháp luật đất đai nhƣ: Thời hạn sử dụng, đối tƣợng thuê đất, mục đích sử dụng đất
và thời hạn thu sản phẩm.


<i><b>3.2.4. Đánh giá tác động của việc dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp </b></i>


<b> a. Thúc đẩy cơ cấu cây trồng vật nuôi và đa dạng hóa trong sản xuất </b>
<b>nơng nghiệp </b>


Sau khi hồn thành việc tích tụ đất nông nghiệp, trên những xứ đồng đã xuất
hiện nhiều mơ hình canh tác mới, nhƣ:


-Mơ hình luân canh cây trồng: cấy 2 vụ lúa với năng suất 65 tạ/ha và trồng
cây màu vụ đông (khoai tây, ngô, dƣa chuột, rau các loại,…) thu nhập hơn 200
triệu/ha.


-Mơ hình cá - thủy ngầm - trồng cây ăn quả: là mơ hình ở đó việc canh tác
gặp nhiều khó khăn, các hộ gia đình đã đào ao, lập vƣờn trồng cây ăn quả, kết hợp
với chăn nuôi thủy cầm. Hiện tại mơ hình này là mơ hình mới, ít ngƣời thực hiện,
đánh giá bƣớc đầu có thu nhập cao hơn so với chỉ thực hiện 1 mơ hình ni cá hoặc
chỉ trồng cây ăn quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

<b>Hình 3.2. Diện tích trồng rau màu và thủy sản giai đoạn 2012 - 2017 </b>
Sau khi dồn điền đổi thửa, hộ gia đình chuyển sang hƣớng chuyên canh, bên
cạnh đó đầu tƣ mở rộng trang trại mơ hình thủy sản, diện tích tăng đáng kể từ năm
2012 đến năm 2017, điển hình là tăng vọt từ năm 2015 diện tích trồng rau màu, các
loại cây hạt từ 167,2ha lên đến 230,3 ha ( năm 2017). Bên cạnh đó hình thức ni
thủy sản, thủy cẩm cũng phát triển, diện tích các trang trại của hộ gia đình tăng từ
356,7ha( năm 2015) lên đến 680,3ha ( năm 2017). Đây là bƣớc phát triển mang lại
hiệu quả kinh tế tốt cho ngƣời dân sau dồn điền đổi thửa.



- Mơ hình trang trại chăn ni tập chung đang dần mở rộng mang lại hiệu quả
cao cho ngƣời dân trong huyện.


Đặc biệt mơ hình phát triển trang trại chăn ni bị sữa đã tập trung 200 thửa
đất của 87 hộ nằm trên địa bàn 03 xã Thanh Lƣu, Liêm Thuận, Thanh Hà với hình
thức cho thuê đất dài hạn. Dự án này đã ổn định việc làm cho gần 200 lao động địa
phƣơng với thu nhập từ 4 – 6 triệu đồng/tháng.


<b>b. Hiệu quả về kinh tế </b>


Hiệu quả kinh tế của huyện Thanh Liêm từ công tác dồn điền đổi thửa đất
nông nghiệp đƣợc thể hiện qua các yếu tố sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

thửa/hộ, tăng quy mơ diện tích cánh tác cho từng thửa đất(bình quân chung 564,97
m2/thửa lên tới 1.178,06m2/thửa). Cùng với giảm số thửa là việc phá bỏ bỏ bờ
ngăn của hàng ngàn ô, thửa nhỏ cũng góp phân làm tăng thêm diện tích cánh tác
cho các xã. DĐĐT đất nông nghiệp không những tạo ra các thửa đất cánh tác có quy
mơ diện tích lớn hơn mà cịn làm tăng diện tích canh tác gieo trồng, do số lƣợng bờ
thửa giảm đi. Việc tập trung ruộng đất, tạo điều kiện cho công tác quy hoạch lại
đồng ruộng, hệ thống thủy nông, hệ thống giao thông nội đồng, giao thơng nơng
thơn( đã có 186,06km giao thông và 273,18km thủy lợi nội đồng đƣợc mở rộng và
làm mới), đã thúc đẩy đƣa cơ giới hóa, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, cơng nghệ
vào sản xuất; khuyên khích những ngƣời có tiềm lực, kiến thức và kinh nghiệm
nhận đất, đấu thầu đất, tổ chức sản xuất, hình thành những mơ hình sản xuất mới,
phát triển kinh tế trang trại, sản xuất những nơng sản có chất lƣợng, giá trị kinh tế
cao đáp ứng nhu cầu thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.


- Thúc đẩy quy hoạch lại đồng ruộng, xây dựng nông thôn mới: Thực hiện
DĐĐT đất nông nghiệp, đỏi hỏi phải quy hoạch lại hệ thống tƣới tiêu, thủy lợi, quy


hoạch lại giao thông nội đồng đề mọi ô, thửa ruộng sau DĐĐT đều tiếp giáp với
đƣờng giao thông nội đồng, hệ thống tƣới tiêu, thuận lợi cho việc đƣa máy móc, áp
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Điều này đã thúc đẩy việc quy hoạch lại đồng
ruộng. Chính yêu cầu quy hoạch đồng ruộng, hình thành vùng sản xuất, tập trung
chun mơn hóa lại địi hỏi phải quy hoạch lại nông thôn từng làng, xã và rộng hơn
là quy hoạch hoạch phát triển kinh tế xã hội tồn huyện. Nhƣ vậy, mơ hình chung
DĐĐT là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất không chỉ đến mở rộng diện tích các thửa
đất mà cịn thúc đẩy, tác động mạnh đến quy hoạch lại đồng ruông, thủy lợi, giao
thông và quy hoạch tổng thể cho phát triển kinh tế xã hội của huyện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

đƣợc một vụ hoặc hai vụ bấp bênh đƣợc chuyển đổi sang đào ao nuôi cá, thủy đặc
sản khác có giá trị kinh tế cao.


- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu kinh tế huyện:
DĐĐT đất nông nghiệp đã tạo ra các ơ thửa có quy mơ diện tích lớn giúp nơng dân
dễ dàng lựa chọn hình thức sản xuất phù hợp, sao cho đạt hiệu quả cao. Cùng với
việc tăng năng suất cây trồng và đất đai đƣợc sử dụng triệt để, hiệu quả đã làm cho
sản lƣợng lƣơng thực ngày một tăng, thu nhập của nông dân đƣợc cải thiện. Sau
DĐĐT các trang trại đã và đang đƣợc hình thành và phát triển mạnh tạo sự cân đối
mới trong phát triển ngành nông nghiệp, việc này đồng nghĩa với giảm tỷ trọng
ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản làm thay đổi
cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn
nuôi đây là xu hƣớng tiến bộ. Sản xuất nơng sản hàng hóa phát triển nhanh sẽ thúc
đẩy thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm phát triển, kéo theo sự phát triển thị trƣờng cung
cấp đầu vào cho nông nghiệp nhƣ: thị trƣờng vốn, thị trƣờng vật tƣ, phân bón, thiết
bị, máy nông nghiệp, dịch vụ vận chuyển... Sự phát triển của ngành nông nghiệp
đến lƣợt nó lại thức đẩy các ngành cơng nghiệp chế biến, cung cấp đầu vào, khoa
học công nghệ cho nông nghiệp và tất yếu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa
bàn huyện.



Nhƣ vậy, có thể nói DĐĐT đất nông nghiệp là một cuộc cách mạng trong
nông nghiệp, phá bỏ cái cũ (lề thói làm ăn nhỏ, lẻ, tự cung tự cấp) tạo ra bƣớc phát
triển mới trong sản xuất nơng nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị
trƣờng, nhờ vậy đã tạo ra sự tăng trƣởng của ngành nơng nghiệp, góp phần thúc đẩy
tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện.


<b>c. Thay đổi về diện tích: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68></div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<b>Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi diện tích trung bình của một thửa trƣớc </b>


<b>và sau dồn điền đổi thửa </b>


Biểu đồ trên cho thấy diện tích trung bình của các thửa sau dồn điền đổi thửa đƣợc tăng
lên rõ rệt. Xã càng có nhiều hộ tham gia dồn điền đổi thửa thì xã đó sự tăng về diện tích trung
bình trên 1 thửa càng lớn. Đặc biệt là các xã Liêm Sơn, Thanh Nguyên và Thanh Hƣơng có
mức đọ chênh lệch về diện tích trung bình trên thửa lớn nhất. Trên địa toàn địa bàn huyện cũng
cho thấy sự thay đổi rõ rệt về diện tích trung bình trên 1 thửa trƣớc và sau khi dồn điền cụ thể
là tăng từ 682,288m2/thửa lên 1163,195 m2/thửa sau khi dồn điền đổi thửa.


<b>d. Hiệu quả xã hội </b>


- Dồn điền đổi thửa không những tạo nên sự thay đổi lớn bộ mặt kinh tế nông
thôn mà nó cịn có những tác động khơng nhỏ tới mọi mặt của đời sống xã hội ở
nông thơn đóng góp vào cơng cuộc CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn mà
Đảng và Nhà nƣớc ta đã đề ra. Cụ thể là:


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

thôn theo hƣớng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp sang phát triển ngành nghề
phi nông nghiệp - nhƣ chăn nuôi, tham gia lao động ở các khu công nghiệp, phát
triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, đa dạng hóa nghành nghề nơng thơn
- tạo việc làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho ngƣời dân. Sự chuyển dịch lao


động thể hiện rõ nhất ở nhóm hộ thuần nông. Trƣớc DĐĐT, đa số lao động trong
các hộ thuần nông chủ yếu làm nông nghiệp, sau DĐĐT lao động thuần nơng chỉ
cịn hơn nửa, phần lớn các lao động chỉ tham gia hoạt động nông nghiệp khi mùa
vụ, thời gian nông nhàn họ tìm việc trong các khu, cụm công nghiệp và các nghề
khác. Trong nhóm hộ kiêm ngành nghề và nhóm hộ nông nghiệp dịch vụ, số lao
động thuần nông không đáng kể. Các nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển rộng
khắp, nhƣ: nghề mộc ở xã Thanh Tâm, xã Liêm Tiết...; nghề xây dựng ở xã Thanh
Tân, nghề cơ khí, sữa chữa ơ tơ, xe máy ở xã Thanh Hƣơng, xã Thanh Nguyên,...
Sự phát triển các làng nghề đã tạo việc làm và thu hút nhiều lao động dôi dƣ và lao
động nông nhàn trên địa bàn huyện.


- Giải quyết vấn đề việc làm: Công tác DĐĐT đã tạo điều kiện cho sự hình
thành các trang trại, các mơ hình sản xuất với quy mơ lớn và thâm canh tăng vụ trên
địa bàn, đã tận dụng triệt để nguồn lực lao động ở địa phƣơng.


- Sau DĐĐT đƣợc sự hỗ trợ trong sản xuất của các cấp, các ngành về vốn, về
cơ sở hạ tầng... thì các hộ nơng dân có điều kiện đầu tƣ cho sản xuất với quy mô lớn
hơn. Điều này đã làm tăng thu nhập cho các hộ nơng dân, do đó đã giảm tỷ lệ hộ đói
nghèo so với trƣớc.


- Dồn điền đổi thửa đã tạo nên sự thay đổi trong kinh tế hộ nông dân, thu nhập
của hộ nông dân tăng lên đáng kể, mức tiêu dùng của hộ nông dân tăng lên, nông
nghiệp dịch vụ phát triển. Đời sống đƣợc nâng lên, việc đầu tƣ cho giáo dục cũng
đƣợc chú trọng hơn, con em đủ tuổi đủ tuổi đều đƣợc đến trƣờng, chiếm 100%. Mặt
khác khi đƣa cơ giới hoá vào sản xuất đã giải phóng phần nào sức lao động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

vậy đã đƣợc ngƣời dân đồng tình sơi nổi, hồ hởi, nhiệt tình, tham gia, tình cảm
làng xóm, quan hệ hợp tác, tƣơng trợ giúp đỡ lẫn nhau thêm gắn bó. DĐĐT thực
sự tao ra khí thế mới mang tính cách mạng của quần chúng nhân dân, góp phần
đổi mới tƣ duy, cách nghĩ, cách làm của ngƣời nông dân. DĐĐT cũng là dịp thể


hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp bộ Đảng, của chính quyền và của các đồn
thể xã hội; nói cách khác là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đối với nông
dân và sự nghiệp phát triển nông nghiệp, kinh tế - xã hội nông thôn, đã tác động
sâu sắc tới những vấn đề chính trị, xã hội ở nơng thôn. DĐĐT đã không gây sáo
trộn, bất ổn chính trị, xã hội ở nơng thơn, trái lại đã tạo đƣợc sự đồng thuận, đồn
kết, gắn bó tình làng nghĩa xóm, cùng nhau xây dựng cuộc sồng ngày càng tốt
đẹp ở nông thôn. Trên địa bàn toàn huyện, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa”


- Cùng với các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, DĐĐT thực sự
là cuộc cách mạng lớn về ruộng đất, thay đổi tƣ duy của ngƣời dân trong sản xuất
nơng nghiệp, nó đã tác động đến quyết định sản xuất của các hộ dân chuyển dần
nền nông nghiệp sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất theo hƣớng hàng hoá.


<b>3.3.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍCH TỤ ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN </b>


<b>THANH LIÊM </b>


<i><b>3.3.1. Chủ trương, chính sách và một số kết quả đạt được về tích tụ tập </b></i>
<i><b>trung đất nông nghiệp tại huyện Thanh Liêm </b></i>


Thực hiện công tác giao ruộng ổn định, lâu dài theo Nghị quyết 10- NQ/TW
của Bộ chính trị (khóa VI) về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, công tác giao
đất nông nghiệp lâu dài ở huyện Thanh Liêm đã phải phân chia nhỏ các thửa ruộng
cho từng hộ gia đình, cá nhân để đảm bảo tính “cơng bằng xã hội”, làm sao hộ nào
cũng có ruộng tốt - ruộng xấu; có ruộng xa - ruộng gần dẫn tới việc đất nông nghiệp
ở đây khá manh mún, nhỏ lẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

các xã thực hiện nhiệm vụ về quản lý Nhà nƣớc về đất đai tại địa phƣơng, góp phần
ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Cụ thể:



- Chƣơng trình số 02/CT-HU, ngày 12/12/2011 của Huyện ủy Thanh Liêm; Kế
hoạch số: 61/KH-UBND, ngày 11/04/2012 của UBND huyện về triển khai thực
hiện chƣơng trình phát triển nông nghiệp nông thôn mới từng bƣớc nâng cao đời
sống nông dân giai đoạn 2011-2015.


- Nghị quyết số 19-NQ/HU, ngày 25/6/2012 của ban chấp hành Huyện ủy
Thanh Liêm về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơng tác tích tụ đất nông nghiệp gắn
với xây dựng nông thôn mới đến năm 2015 và những năm tiếp theo.


- Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐND, ngày 29/06/2012 của HĐND huyện
Thanh Liêm phê chuẩn đề án tích tụ đất nơng nghiệp gắn với xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2012-2016.


- Đề án số 113/ĐA-UBND, ngày 06/07/2012 của UBND huyện Thanh Liêm
về việc tích tụ đất nơng nghiệp đất sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Liêm giai đoạn 2012-2016.


- Kế Hoạch số 117/KH-UBND, ngày 12/07/2015 của UBND huyện Thanh
Liêm về thực hiện tích tụ đất nông nghiệp năm 2015 và những năm tiếp theo.


- Quyết định số: 319/QĐ-UBND ngày 10/04/2013 của UBND huyện Thanh
Liêm về việc kiện toàn Ban chỉ đạo cơng tác tích tụ đất nơng nghiệp và cấp lại giấy
chứng nhận QSDĐ sau dồn điền.


- Quyết định số: 281/QĐ-UBND, ngày 03/04/2016 của UBND huyện Thanh
Liêm về phân công nhiệm vụ các thành viên Ba chỉ đạo tích tụ đất nơng nghiệp sản
xuất nơng nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Liêm


- Các văn bản hƣớng dẫn của các phòng ban ngành UBND huyện.



Nhờ các chủ trƣơng, chính sách phù hợp, cơng tác tích tụ, tập trung đất nông
nghiệp tại huyện Thanh Liêm đã đạt đƣợc một số thành tựu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

- Công tác đo đạc hiện trạng đất nơng nghiệp đã hồn thành 100% và đã tìm ra
khoảng 161 ha đất nông nghiệp từ khi giao ruộng đến nay chƣa quản lý đƣợc.


- Đất cơng ích do UBND xã, thị trấn quản lý đã cơ bản đƣợc quy hoạch vào
gọn vùng gọn thửa để cho thuê theo quy định của Luật đất đai.


- Công tác rà soát, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng nông
thôn mới đã đƣợc triển khai, tổ chức thực hiện theo đúng quy trình quy phạm. Đặc
biệt quy hoạch giao thông, thuỷ lợi nội đồng đã đƣợc rà soát kỹ, sát với yêu cầu từ
thực tiễn sản xuất hiện nay. Đồng thời đầu tƣ xây dựng, hoàn chỉnh giai đoạn 1 hệ
thống giao thông thủy lợi nội đồng theo đúng quy hoạch đã thực hiện đƣợc đúng
yêu cầu đặt ra là DĐRĐ gắn với quy hoạch kiến thiết lại đồng ruộng.


- Từng bƣớc lập Kế hoạch triển khai DĐRĐ NN, tổ chức rà soát, cập nhật điều
chỉnh bổ sung quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đo đạc hiện trạng đất nông nghiệp
và thực hiện các bƣớc cơng việc theo quy trình kế hoạch đã có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các ngành TN&MT, Công thƣơng, NN&PTNN với UBND các xã, thị trấn.


<i><b>3.3.2. Chuyển nhượng đất nơng nghiệp ở hộ gia đình </b></i>


Cải cách đất đai của Việt Nam kể từ năm 1986 đến nay đã góp nhần rất lớn
vào tăng trƣởng nông nghiệp. Nghị quyết 10 của Ban chấp hành trung ƣơng Đảng
cơng sản Việt nam khóa Vi năm 1988 đã tạo ra một bƣớc đột phá trong cải cách đất
đai. Lần đầu tiên, hộ nông dân đƣợc thừa nhận là một đơn vị kinh tế tự chủ, có
quyền bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trƣớc pháp luật. Đất đai đƣợc giao
ổn định và lâu dài. Cùng với quá trình cải cách, Luật đất đai ra đời năm 1993 đã


đánh dấu một bƣớc thể chế hóa các giao dịch về đất. Sau các lần sửa đổi và bổ sung
năm 1998 và 2003, các hộ gia đình đã đƣợc quyền chuyển nhƣợng, trao đổi và thừa
kế, cho thuê và thế chấp đất. Tuy nhiên, toàn bộ đất đai ở Việt Nam vẫn thuộc sở
hữu toàn dân và do Nhà nƣớc thống nhất quản lý theo Luật đất đai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

trung bình các thời điểm nghiên cứu có 10,5% số hộ đã từng nhận chuyển nhƣợng
đất giai đoạn 2012 – 2017, cao hơn giai đoạn 2003 – 2011 là 5,76%. Nhƣ vậy, trong
nông nghiệp, tỷ lệ % các hộ đã nhận chuyển nhƣợng đất nơng nghiệp khơng nhiều
vì những ngun nhân khác nhau. Chính điều đó làm thị trƣờng quyền sử dụng đất
nông nghiệp kém sôi động, cản trở q trình tích tụ đất nơng nghiệp, hình thành các
vùng sản xuất hàng hóa tập trung.


<b>Bảng 3.6. Số hộ nhận chuyển nhƣợng theo giai đoạn </b>


<i>Đơn vị: hộ gia đình </i>


STT Nhóm hộ nhận chuyển


nhƣợng Diện tích


Năm
2013


Năm
2015


Năm
2017


1 Nhóm hộ quy mơ nhỏ < 2ha 675 892 1562



2 Nhóm hộ quy mơ trung bình 2ha –


5ha 190 278 412


3 Nhóm hộ quy mơ lớn >5ha 5 8 14


<i> Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà Nam </i>
Nhƣ vậy, thấy rõ đƣợc số hộ nhận chuyển nhƣợng đất đai phục vụ tích tụ trên
địa bàn huyện có xu hƣớng tăng nhanh theo giai đoạn, cụ thể: với quy mô nhỏ (
<2ha), từ năm 2013 đến năm 2015, số hộ nhận chuyển nhƣợng tăng 217 hộ nhƣng
đến giai đoạn năm 2015 đến 2017 đã tăng lên 670, gấp hơn 3 lần so với giai đoạn
2013 – 2015. Với quy mơ trung bình, số hộ nhận chuyển nhƣợng tăng gấp 1,5 lần,
giai đoạn 2013 – 2015 tăng 88 hộ, giai đoạn 2015 – 2017 tăng 134 hộ. Với quy mô
lớn, giai đoạn 2015 – 2017 gấp 2 lần so với giai đoạn 2013 – 2015.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

<b>Bảng 3.7 Diện tích đất nơng nghiệp trung bình của mỗi vụ nhận chuyển nhượng </b>


<i>Đơn vị: m2 </i>


STT Xã/thị trấn Diện tích nhận chuyển nhƣợng trung bình


1 Thanh Bình 278


2 Thanh Lƣu 237


3 Liêm Thuận 297


4 Thanh Thủy 218



5 Thanh Phong 248


6 Thanh Hà 206


7 Thanh Hải 290


8 Thanh Hƣơng 275


9 Thanh Nghị 234


10 Thanh Tâm 249


11 Thanh Tân 285


12 Liêm Sơn 279


13 Thanh Nguyên 260


14 Liêm Túc 270


15 Liêm Phong 282


16 Liêm Cần 227


17 Thị Trấn Kiện Khê 285


Chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất theo cơ chế thị trƣởng, thuận mua vừa bán,
thỏa thuận giá cả giữa hai bên, Nhà nƣớc chỉ đóng vai trị theo dõi và quản lỷ biến
động đất đai theo quy định.



</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

chiếm chủ yếu trong thời gian tới. Trong tƣơng lai gần, tất cả các vụ chuyển nhƣợng
đều sẽ thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật.


Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc các hộ gia đình bán đi một
phần hoặc tồn bộ ruộng đấy, có thể do thiếu vốn, do chuyển nghề hoặc do sản xuất
kém hiệu quả.... Với sự phát triển nhanh của các khu cụm công nghiệp trên địa bàn
huyện, lý do chuyển đổi nghề nghiệp, do thiếu lao động và do sản xuất kém hiệu
quả đang dần chiếm ƣu thế so với các nguyên nhân khác.


<b>Bảng 3.8. Lý do, mục đích chuyển nhƣợng và nhận chuyển nhƣợng </b>


<b>STT </b> <b>Lý do, mục đích </b>


<b>Số vụ theo </b>
<b>giai đoạn </b>


<b>(vụ) </b>


<b>Tỷ lệ % trên </b>
<b>tổng số </b>


<b>2003 </b>
<b>- </b>
<b>2011 </b>


<b></b>
<b>2012-2017 </b>


<b>2003 </b>
<b>- </b>


<b>2011 </b>


<b>2012 - </b>
<b>2017 </b>


<b>A </b> <b>Chuyển nhƣợng </b> <b>125 </b> <b>265 </b> <b>100 </b> <b>100 </b>


1 Do chuyển nghề khác 23 46 18 17


2 Do thiếu lao động 22 29 18 12


3 Do cần tiền chi tiêu 31 72 25 27


4 Do sản xuất hiệu quả thấp 21 64 17 24


5 Nguyên nhân khác 28 54 22 20


<b>B </b> <b>Nhận chuyển nhƣợng </b> <b>125 </b> <b>265 </b> <b>100 </b> <b>100 </b>


1 Trực tiếp sản xuất nông nghiệp 53 154 42 58


2 Bán lại khi giá cao 25 27 21 11


3 Cho ngƣời khác thuê 14 38 11 14


4 Mục đích khác 33 46 26 17


<i>Nguồn: Phịng tài ngun mơi trường huyện Thanh Liêm </i>


<i><b>3.3.3. Chuyển nhượng đất nông nghiệp ở các trang trại </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

<b>Bảng 3.9. Số trang trại trên địa bàn theo giai đoạn </b>


STT


Nhóm hộ nhận chuyển nhƣợng Diện tích Năm
2013


Năm
2015


Năm
2017


1 Nhóm hộ quy mơ nhỏ <5ha 5 7 10


2 Nhóm hộ quy mơ trung bình 5ha – 10ha 0 2 3


3 Nhóm hộ quy mơ lớn >10ha 0 0 0


Theo bảng trên, năm 2013 trên địa bàn toàn huyện chỉ có 5 trang trại với quy
mơ nhỏ(<5ha). Tuy nhiên đến năm 2015 đã có sự mở rộng quy mơ trang trại với
hình thành của 2 trang trại với quy mơ trung bình(5ha-10ha), số trang trại quy mơ
nhỏ đã tăng từ 5 lên 7 trang trại. Đến năm 2017 trên địa bàn huyện đã có tổng cộng
13 trang trại, trong đó có 10 trang trại quy mơ nhỏ chiếm 77% tổng số trang trại cịn
lại là 3 trang trại quy mơ trung bình chiếm 23%,và hiện tại chƣa có trang trại nào
đạt quy mơ lớn(>10ha). Dựa vào số liệu thấy đƣợc sự tăng trƣởng nhanh cả về số
lƣợng lẫn quy mô của các trang trại trên địa bàn huyện.


Trang trại sử dụng càng ngày càng nhiều ruộng đất, đặc điểm đất đai của các


trang trại là đất sản xuất liền bờ, liền khoảnh, quy mô lớn nên rất thuận lợi cho việc
tổ chức sản xuất, bảo vệ, vận chuyển sản phẩm và nhất là cơ giới hóa, thủy lợi hóa,
xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Thanh Liêm là một huyện thuộc vùng đồng bằng
châu thổ sông Hồng, bình qn diện tích đất sản xuất cây trồng hàng năm thấp, lợi
thế của huyện là phát triển chăn ni nên loại hình trang trại chăn nuôi chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu trang trại của huyện.


Trong điều kiện hiện nay, khơng cịn nhiều đất hoang hóa, đất cơng ích về cơ
bản đã cho thuê hay sử dụng hết vì vậy, để tích tụ đất đại hình thành các trang trại
chủ yếu qua hình thức thuê đất của Nhà nƣớc, đất cơng ích của địa phƣơng theo luật
định hoặc thuê của các tổ chức nhƣ nông lâm trƣờng trong một thời gian dài hạn để
tổ chức sản xuất hình thành các trang trại.


<i><b>3.3.4. Thực trạng cho th đất nơng nghiệp theo đơn vị hành chính xã </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

Hầu hết các trang trạng ở huyện Thanh Liêm đều phải thuê đất lâu dài, để có diện
tích lớn để th, các chủ trang trại thƣờng th đất của Nhà nƣớc hoặc đất cơng ích.
Một đối tƣợng có đất có thể cho nhiều đối tƣợng thuê nhƣ cho cả các hộ, cho trang
trại hoặc cho cả tổ chức thuê và ngƣợc lại, ngƣời thuê đất có thể từ một đối tƣợng
hoặc nhiều đối tƣợng khác nhau. Ví dụ 1 trang trại có thể vừa thuê đất của UBND
xã, vừa thuê của một hoặc nhiều nơng dân và có thể th của các tổ chức, các nơng
lâm trƣờng…


<b>Bảng 3.10. Tình hình cho thuê đất tại các xã, thị trấn </b>


<i>Đơn vị: ha </i>


STT Xã/thị trấn Năm 2013 Năm 2017


1 Thanh Bình 125 387



2 Thanh Lƣu 114 321


3 Liêm Thuận 110 311


4 Thanh Thủy 132 352


5 Thanh Phong 132 357


6 Thanh Hà 127 343


7 Thanh Hải 100 302


8 Thanh Hƣơng 92 288


9 Thanh Nghị 93 297


10 Thanh Tâm 123 368


11 Thanh Tân 112 274


12 Liêm Sơn 132 314


13 Thanh Nguyên 123 332


14 Liêm Túc 145 361


15 Liêm Phong 125 342


16 Liêm Cần 111 312



17 Thị Trấn Kiện Khê 199 398


Tổng 2095 5659


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ số hộ thuê của nông dân để mở rộng phát triển
sản xuất chiếm 76,5%, còn lại là thuê của Nhà nƣớc hoặc đất cơng ích. Kết quả điều
tra cho thấy, phần lớn trong các trƣờng hợp, nông dân và chủ trang trại th đất để
có thêm diện tích mở rộng quy mô sản xuất. Cụ thể là với nông dân, 78,8% và với
trang trại là 89,4% thuê đất để trực tiếp sản xuất. Thuê đất cho các mục đích nhƣ để
cho thuê lại, hay các mục đích khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ với cả 2 đối tƣợng là nông
dân và chủ trang trại.


Lý do cho thuê của các hộ nông dân và chủ trang trại có nhiều nhƣng lý do lớn
nhất là cho thuê để lấy tiền vốn (ở hộ nông dân là 45,9%, trang trại là 56,8%).
Những lý do khác dẫn tới hộ và trang trại cho thuê là do họ chuyển sang làm việc
khác, khơng có nhu cầu sử dụng đất nhƣng khơng muốn bán đi, do thiếu lao động,
do sản xuất kém hiệu quả ...


<b>Bảng 3.11. Lý do, mục đích thuê và cho thuê đất nông nghiệp của nông dân và </b>
<b>các chủ trang trại </b>


<b>STT </b> <b>Lý do, mục đích </b>


<b>Nơng dân </b> <b>Trang trại </b>


<b>Số </b>
<b>lƣợng </b>


<b>(hộ) </b>



<b>Tỷ lệ </b>
<b>(%) </b>


<b>Số </b>
<b>lƣợng </b>


<b>(hộ) </b>


<b>Tỷ lệ </b>
<b>(%) </b>


<b>A </b> <b>Cho thuê đất </b> <b>85 </b> <b>100 </b> <b>95 </b> <b>100 </b>


1 Do chuyển nghề khác 8 9,4 9 9,5


2 Do thiếu lao động 17 20 11 11,6


3 Sản xuất hiệu quả thấp 15 17,6 12 12,6


4 Lấy tiền 39 45,9 54 56,8


5 Nguyên nhân khác 6 7,1 9 9,5


<b>B </b> <b>Thuê đất </b> <b>85 </b> <b>100 </b> <b>95 </b> <b>100 </b>


1 Trực tiếp sản xuất nông nghiệp 67 78,8 85 89,4


2 Cho ngƣời khác thuê 5 5,9 3 3,2



3 Mục đích khác 13 15,3 7 7,4


<i>Nguồn: Phịng tài ngun mơi trường huyện Thanh Liêm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

thị trƣờng có thể cao gấp đôi giá quy định, và ngƣợc lại giá đất tại vùng sâu vùng xa
không khác nhiều lằm, chỉ cao hơn khoảng 10 -20% so với giá quy định.


Tuy nhiên, trong nông thôn hiện nay, qua kết quả điều tra cho thấy, phần lớn
nông dân hoặc chủ trang trại cho thuê một phần đất sản xuất thì phần lớn trong số
họ (60-70%) vấn tiếp tục sản xuất nông nghiệp. Việc chuyển đổi sang tiểu thủ công
nghiệp và ngành nghề nông thôn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (4-10%). Một tỷ lệ không nhỏ
sau khi thuê đất đã chuyển đi toàn bộ hoặc một phần đi làm ăn ở các thành phố, các
khu công nghiệp, hay đến các vùng có quỹ đất đai cịn nhiều.


<b> Bảng 3.12. Chuyển đổi nghề nghiệp sau khi cho thuê đất dài hạn </b>
STT Ngành nghề Tỷ lệ


1 Nông nghiệp 60,3
2 Tiểu thủ công nghiệp 10,5
3 Dịch vụ thƣơng mại 9,2
4 Đi làm ăn xa 13,2


5 Khác 6,8


Về đối tƣợng thuê đất thì trên địa bàn điều tra thấy đƣợc là một đối tƣợng có
đất có thể cho nhiều đối tƣợng thuê nhƣ cho cả các hộ, cho trang trại hoạc cho tổ
chức thuê, và ngƣợc lại ngƣời thuê đất có thể từ một đối tƣợng hoặc nhiều đối
tƣợng khác nhau. Ví dụ nhƣ 1 trang trại có thể vừa thuê đất của một hoặc nhiều hộ
nông dân vừa thuê đất của các tổ chức, UBND xã…



Kết quả điều tra ở các điểm nghiên cứu về đối tƣợng cho thuê và thuê đất
nông nghiệp nhƣ sau:


<b>Bảng 3.13. Đối tƣợng cho thuê và thuê đất nông nghiệp </b>


STT Ngƣời Cho Thuê


Ngƣời Thuê Đất
Nông dân


(lƣợt)


Cơ cấu
(%)


Trang trại
(lƣợt)


Cơ cấu
(%)


1 Nông Dân 69 69 48 96


2 Tổ Chức 34 34 19 38


3 Nhà Nƣớc 11 11 5 10


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

tới 69%, có 34 hộ thuê thuê từ các tổ chức nhƣ của các nông lâm trƣờng hay đất
cơng ích 5% do UBND xã quản lý, và 11 hộ thuê trực tiếp của Nhà Nƣớc thông qua
các cơ quan quản lý đất đai.



Đối với trang trại,tỷ lệ phải đi thuê đất cao hơn, trong số 50 trang trại có tới
48 trang trại thuê từ các hộ nông dân chiếm 96%, 19 trang trại thuê từ tổ
chức(38%) và 10 trang trại trực tiếp thuê của Nhà Nƣớc cho thấy nhiều trang trại đã
thuê từ nhiều đối tƣợng khác nhau hoặc th nhiều lần mới có đủ diện tích đáp ứng
sản xuất.


<i><b>3.3.5. Thực trạng thuê đất nông nghiệp theo hộ gia đình </b></i>


Hình thức thuê mƣớn đất ngắn hạn xảy ra khi chủ sở hữu tạm thời không có
nhu cầu sử dụng, cho ngƣời khác thuê mƣớn lại trong thời gian nhất định và đƣợc
trả phí theo thỏa thuận.


Thị trƣờng thuê đất đang có vai trị ngày càng quan trọng trong q tình phân
phối lại đất đai, sự vận hành của thị trƣờng đất đai sẽ góp phần phân bổ một cách có
hiệu quả, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Nhƣng thị trƣờng này
vẫn còn nhiều trở ngại đòi hỏi những nỗ lực cải cách về thể chế để thị trƣờng này
đƣợc đóng vai trị tích cực thúc đẩy q trình tập trung đất đai.


Học viên đã tiến hành điều tra 100 hộ tại 17 xã của huyện Thanh Liêm đƣợc
hỏi đã từng thuê mƣớn đất nông nghiệp ngắn hạn để sản xuất hay không, kết quả
điều tra đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây:


<b>Bảng 3.14. Tình hình thuê mƣớn đất nông nghiệp </b>


<b>STT </b> <b>Xã/ thị trấn </b> <b>Số hộ điều tra Số hộ cho thuê </b> <b>Tỷ lệ % trên tổng số </b>


1 Thanh Bình 9 2 22


2 Thanh Lƣu 4 1 25



3 Liêm Thuận 6 3 50


4 Thanh Thủy 2 1 50


5 Thanh Phong 11 3 27


6 Thanh Hà 4 1 25


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

<b>STT </b> <b>Xã/ thị trấn </b> <b>Số hộ điều tra Số hộ cho thuê </b> <b>Tỷ lệ % trên tổng số </b>


8 Thanh Hƣơng 3 2 67


9 Thanh Nghị 7 2 29


10 Thanh Tâm 2 1 50


11 Thanh Tân 11 2 18


12 Liêm Sơn 6 1 17


13 Thanh Nguyên 9 1 11


14 Liêm Túc 6 1 17


15 Liêm Phong 3 1 33


16 Liêm Cần 6 2 33


17 TT. Kiện Khê 7 3 43



Tổng cộng 100 29




Kết quả điều tra cho thấy trong tổng số 100 hộ thì có 29 hộ đã từng th mƣớn
đất ngắn hạn để sản xuất, trung bình tỷ lệ số hộ đã từng thuê mƣớn đất nông nghiệp
là 33%, xã có tỷ lệ hộ thuê cao nhất là xã Thanh Hƣơng 67%, thấp nhất là Thanh
Nguyên 11%.


Theo Luật đất đai, thuê mƣớn đất nông nghiệp là một trong các đặc quyền
quan trọng của ngƣời sử dụng đất và đƣợc pháp luật bảo hộ. Mặt khác, kinh tế ngày
càng phát triển và hội nhập, cơ hội kiếm việc làm ở thành phố, khu cụm công
nghiệp và nƣớc ngoài ngày càng tăng kéo theo nhiều ngƣời ở độ tuổi lao động rời
bỏ làng quê, phần lớn những ngƣời ở lại là ngƣời già và trẻ em nên việc cho thuê lại
đất nông nghiệp, kiếm thêm thu nhập ngày càng cao. Đây là cơ hội cho những
ngƣời có nhu cầu tập trung ruộng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

Thời gian thuê đất: do mục đích sử dụng, có thể chỉ trong một vụ đông, nhƣ ở
Bắc Giang, khi nông dân để đất trống trong vụ đông, doanh nghiệp thuê lại để trồng
khoai tây. Nhiều trƣờng hợp khác thuê 1 -3 năm để sản xuất kinh doanh.


Đơn giá cho thuê: Đơn giá cho thuê rất phong phú, và thƣờng là ở mức khá
thấp; khi nơng dân có đất nhƣng khơng có nhu cầu họ cho họ hàng, hàng xóm thuê
lại với giá rất rẻ, đôi khi chỉ là cho mƣợn đất để sản xuất.


Do thuê đất ngắn hạn, với nông dân khi cho thuê thƣờng chỉ là thỏa thuận
miệng với nhau mà không làm các thủ tục khác. Đối với các HTX, các doanh
nghiệp thuê đất của nơng dân, thỏa thuận với ngƣời có đất cho thuê, có làm Hợp
đồng cho thuê đất ngắn hạn với nhau, không làm các thủ tục khác.



Kết quả điều tra cho thấy thuê mƣớn là hình thức đƣợc lựa chọn nhiều hơn do
những nguyên nhân khác nhau. Một trong những lý do chính là do tính chất cơng
việc, nguồn thu nhập khác thay thế sản xuất nơng nghiệp chỉ có giai đoạn nhất định
và chƣa thực sự ổn định đã tác động đến tâm lý của ngƣời đang đƣợc giao quyền sử
dụng đất. Đối với ngƣời có đất thì hình thức cho thuê là lựa chọn tối ƣu để đảm bảo
an tồn cho gia đình họ. Đối với ngƣời th mƣớn lại, nhiều ngƣời không đủ khả
năng để mua hẳn ruộng đất của ngƣời khác, thì phƣơng án thuê đất trong thời gian
nhất định là phƣơng án tối ƣu nhất đối với họ. Mặt khác, thuê mƣớn đất để sản xuất
thƣờng là chỉ thỏa thuận miệng, hoặc hợp đồng cũng chỉ đơn giản khơng phức tạp,
khó khăn nhƣ chuyển quyền sử dụng đất nên rất dễ thực hiện.


<i><b>3.3.6. Những yếu tố ảnh hưởng tới tích tụ đất nông nghiệp hiện nay </b></i>
a. Yếu tố chủ trƣơng, chính sách


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

b. Yếu tố lao động


Yếu tố lao động ảnh hƣởng trực tiếp đến tích tụ và tập trung đất đai tại địa bàn
huyện, Hiện nay, nguồn lao động trẻ tại các xã đều có xu hƣớng tham gia vào các
hình thức sản xuất công nghiệp hoặc làm cho các công ty cịn lại là ngƣời già tham
gia sản xuất nơng nghiệp trên mảnh đất của hộ gia đình mình. Vì vậy, hầu nhƣ đều
có xu hƣớng bán đất hay cho thuê đất để chuyển công việc khác hoặc đi đến nơi
khác sinh sống tạo điều kiện cho các cá nhân và tập thể có đủ điều kiện tài chính
tiến hành việc tích tụ đất đai.


Trong 100 hộ tham gia tích tụ đất đai đã điều tra , có tới 28 hộ chuyển nhƣợng
vì lí do thiếu lao động.


c. Yếu tố vốn



Hoàn cảnh kinh tế các hộ gia đình khác nhau sẽ có cách sử dụng các thửa đất
của mình khác nhau.


Đối với các hộ có kinh tế khá và giàu, đủ năng lực tài chính sẽ mua hoặc thuê
thêm ruộng đất thì tích tụ ngày càng nhiều. Ví dụ: mỗi mẫu ruộng trị giá 450 triệu
đồng, với hiệu quả kinh tế của 15 – 20 mẫu ruộng thì sau 1,5 – 2 năm là có thể mua
thêm ruộng. Với gia đình khơng đủ điều kiện mua mà chỉ th là có nhƣng thực tế
có rất ít gia đình có nhu cầu cho thuê mà hầu hết trực tiếp làm.


Đối với các hộ có kinh tế khó khăn, làm ăn thua lỗ…thì có thể bán hoặc cầm
cố ruộng đất, những hộ này tham gia vào quá trình tích tụ ruộng đất ở khía cạnh tạo
cơ hội cho những hộ có nhu cầu mua lại.


d. Yếu tố cơ sở hạ tầng


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

<b>Bảng 3.15. Hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng đã hoàn thiện của huyện </b>


STT Tên xã


Đƣờng trục chính nội
đồng đƣợc làm mới


Kênh mƣơng nội đồng
đƣợc làm mới
Số


tuyến


Số km đƣợc
làm mới



Số
tuyến


Số km đƣợc
làm mới


1 Liêm Phong 30 10,96 54 15,65


2 Thanh Nghị 15 5,93 25 6,49


3 Thanh Nguyên 26 14,36 49 16,47


4 Thanh Bình 17 9,05 22 12,32


5 Thanh Phong 35 11,94 60 17,58


6 Liêm Túc 27 12,68 59 20,74


7 Thanh Hà 8 3,14 15 2,34


8 Kiện Khê 10 6,70 23 10,24


9 Liêm Thuận 25 12,79 53 16,85


10 Thanh Tân 15 8,86 91 28,42


11 Liêm Sơn 33 16,52 87 30,27


12 Thanh Hƣơng 35 16,34 80 25,58



13 Thanh Thủy 27 13,13 45 21,54


14 Liêm Cần 16 13,94 27 20,76


15 Thanh Hải 17 7,39 30 9,21


16 Thanh Lƣu 31 11,65 67 18,87


17 Thanh Tâm 36 10,72 69 16,32


<b>Tổng </b> <b>403 </b> <b>186,06 </b> <b>856 </b> <b>273,18 </b>


<i>Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Thanh Liêm </i>


<b>3.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TẬP TRUNG TÍCH TỤ ĐẤT </b>
<b>ĐAI TẠI HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

quy mô nhỏ, gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng nơng nghiệp hàng hóa. Để đẩy mạnh
sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng cần thiết phải tổ chức lại nền
nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung. Muốn vậy, cần thực hiện một
số giải pháp trọng tâm sau:


<b>3.4.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, tạo dựng mơi trƣờng để </b>
<b>thực hiện cơng tác tích tụ đất đai </b>


- Chỉ đạo các xã, quản lý và thực hiện đúng quy hoạch xây dựng nông thôn
mới, quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hàng năm tổ
chức rà soát, cập nhật để điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho phù hợp với điều kiện
phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã và của huyện.



- Để thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đúng hƣớng, đối với các
vùng chuyên canh cao sản, sản xuất những cây, cịn mang tính hàng hố thì các địa
phƣơng cần đầu tƣ cơ sở vật chất nhƣ: mở rộng giao thơng, thủy lợi, bê tong hóa
kênh mƣơng nội đồng, xây dựng các cơ sở bảo quản, chế biến và thu mua nông
sản,…cũng là một trong những mục tiêu quan trọng mà các địa phƣơng cần quan
tâm đầu tƣ thỏa đáng, nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả sản xuất phục vụ nhu cầu
thị trƣờng và xuất khẩu.


- Đối với các dự án có quy mô đầu tƣ lớn, công nghệ cao, UBND huyện cần
xem xét có sách sách phù hợp để hỗ trợ đầu tƣ đối với từng dự án. Thƣởng cho các
địa phƣơng thực hiện có hiệu quả khi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vào đầu tƣ tại
địa phƣơng. Tỉnh cam kết kịp thời giải quyết và tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc cho
các tổ chức, cá nhân đầu tƣ phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn.


<b>3.4.2. Giải pháp về tổ chức </b>


- Nêu cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính
quyền và ban chỉ đạo các cấp. Có sự phân công trách nhiệm rõ ràng từng cơ quan
chức năng, từng thành viên ban chỉ đạo, đồng thời có sự phối kết hợp chỉ đạo chặt
chẽ giữa các cấp, các ngành có liên quan.


- Cần phải học hỏi các kinh nghiệm của địa phƣơng đã làm trƣớc, vận dụng
linh hoạt, sáng tạo vào từng địa phƣơng cụ thể, tránh thực hiện theo phong trào, áp
đặt, nóng vội, chủ quan duy ý trí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, vận động đến từng cơ sở và ngƣời dân,
giải thích rõ nội dung, ý nghĩa cũng nhƣ tác dụng của việc dồn điên đổi thửa để
ngƣời dân hiểu và tự nguyện tham gia.



- Quá trình thực hiện tổ chức phải công khai để ngƣời dân đều biết, nhƣng
phải tập trung dân chủ và thống nhất thực hiện; đồng thời khuyến khích các hộ tự
nguyện chuyển đổi ruộng đất cho nhau để có ơ thửa lớn hơn.


- Sau dồn điền đổi thửa cần thành lập nhanh chóng bản đồ địa chính và cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới, đồng thời thu lại giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cũ; quy hoạch vùng sản xuất, tu sửa, làm mới hệ thống giao thông, thủy
lợi nội đồng phục vụ cho sản xuất


<b>3.4.3. Giải pháp khuyến nông và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật </b>


- Hạn chế tối đa việc chuyển diện tích đất chuyên trồng lúa sang mục đích sử
dụng khác, đặc biệt là chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp. Đồng thời đẩy
mạnh thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, đảm bảo an ninh lƣơng thực;


- Xây dựng các mơ hình diễn cây, con cho năng xuất cao, phẩm chất tốt. Duy
trì mối quan hệ với các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học kỹ thuật để tuyển
chọn và mở rộng diện tích lúa lai và lúa hàng hóa có chất lƣợng cao;


- Chuyển cơ bản diện tích vùng ruộng trũng xang phát triển nuôi trồng thủy
sản kết hợp với chăn ni, trồng cây ăn quả, hình thành kinh tế trang trại tập trung
nhằm tăng hiệu quả kinh tế sử dụng đất;


- Mở rộng diện tích cây trồng vụ đông, nhƣ: cây cà rốt ở vùng đất bãi ven đe,
dƣa bao tử xuất khẩu, bí xanh, bí đỏ và các cấy rau màu vụ đông; đặc biệt là trồng
hoa cây cảnh ở các vùng ven thị trấn, thị tứ;


- Tăng cƣờng công tác khuyến nông, bồi dƣỡng kiến thức kỹ năng săn xuất, để
ngƣời dân hiểu và tiếp cận những yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng và sản phẩm
mình làm ra; hạ giá thành sản phẩm ngay từ khâu sản xuất để nâng cao sức cạnh


tranh, tạo điều kiện tốt cho dịch vụ đầu ra.


<b>3.4.4. Giải pháp về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

- Cần đẩy nhanh tiến độ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ
nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thị trƣờng quyền sử dụng đất;
đảm bảo chính sách đất đai thực sự là cơng cụ bảo vệ quyền bình đẳng khi tiếp cận
ruộng đất của nông dân;


- Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp với mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng; tiến hành xây dựng quy hoạch sử dụng
đất chi tiết đảm bảo hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả;


- Tăng cƣờng công tác quản lý Nhà Nƣớc về đất đai, nhất là việc chuyển đổi,
chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất. quản lý chặt chẽ các nguồn thu từ đất, khuyến
khích việc giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của luật đất đai năm 2003;
- Tập trung hỗ trợ để nông dân đẩy mạnh trao đổi ruộng đất, khắc phục triệt để
tình trạng manh mún đất đai, tạo môi trƣờng thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại,
từng bƣớc phát triển nơng nghiệp hàng hóa trên địa bàn tồn huyện Thanh Liêm.


<b>3.4.5. Giải pháp về thị trƣờng </b>


- Cần thiết lập các thị trƣờng về vốn, tín dụng ở các xã, thơn kể cả chính thống
và khơng chính thống nhằm huy động tốt nguồn vốn dƣ thừa trong nông dân; đảm
bảo nhiều về số lƣợng, gọn nhẹ về thủ tục, ƣu đãi về lãi suất để hộ có thể đầu tƣ
phát triển sản xuất có hiệu quả.


- Cần quan tâm phát triển mở rộng thị trƣờng cung ứng vật tƣ nông nghiệp,
cung cấp đầy đủ cho quá trình sản xuất, tránh tình trạng hộ phải chịu nhiều mức chi
phí trung gian trong q trình mú vật tƣ phục vụ cho sản xuất.



- Sau tích tụ tập trung đất đai hƣớng sản xuất đã phát triển, vì thế cần xem xét
hiết lập và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa nơng sản cho ngƣời dân. Đồng thời
từng bƣớc hình thành và hoàn chỉnh các kênh phân phối trong thị trƣờng nông
sản,để thúc đẩy nhanh kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ </b>


Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn, dƣới sự giúp đỡ của giáo
viên hƣớng dẫn TS.Dƣơng Đăng Khôi, tập thể các thầy cô giáo trong Khoa Quản
lý đất đai, sự giúp đỡ của bạn bè và ngƣời thân, cùng bới sự cố gắng của bản thân.
Luận văn đã đạt đƣợc những kết quả sau:


1. Những kết quả đạt đƣợc của luận văn:


- Đã nghiên cứu, phân tích tổng quan về tích tụ tập trung đất nơng nghiệp và
vai trị của nó đối với phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thanh Liêm.


- Thu thập và phân tích các tài liệu về đất nông nghiệp của huyện Thanh
Liêm và các tài liệu về tình hình, cơ cấu phát triển đất nông nghệp trong huyện.
Xem xét các vấn đề liên quan trƣớc và sau khi thực hiện chính sách tập trung đất
nông nghiệp.


- Đánh giá thực trạng tích tụ đất nơng nghiệp và tác động của nó đến các đối
tƣợng ngành nơng nghiệp tại huyện Thanh Liêm.


- Đối với huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam: Công tác dồn điền đổi thửa ở
huyện Thanh Liêm đƣợc thực hiện từ tháng 10/2012 và hồn thành ở 92 thơn vào
cuối năm 2013. Trƣớc dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp bình quân số thửa/hộ từ
8-9 thửa, nhƣng sau dồn điền đổi thửa thì bình qn số thửa/hộ chỉ cịn từ 3-4 thửa,


đặc biệt khơng cịn hộ nơng dân nào có trên 5 thửa ruộng. Tập trung đất nông
nghiệp tạo ra những thửa ruộng lớn trên 500 m2, đặc biệt có thửa trên 4000 m2,
làm giảm diện tích bờ kè, bờ thừa, giúp tăng diện tích đất nơng nghiệp sau khi tiến
hành đo đạc lập bản đồ và hồn thiện hồ sơ địa chính.


. Q trình tích tụ đất nơng nghiệp cơ bản khắc phục tình trạng manh mún
ruộng đất và làm cho quy mơ diện tích cho các thửa ruộng tăng lên, tác động mạnh
mẽ đến quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa;
góp phần giải phóng sức lao động thủ cơng; tạo ra bƣớc ngoặt mới cho nền nông
nghiệp phát triển với trình độ sản xuất hàng hóa theo hƣớng tập trung chuyên canh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

chính sách pháp luật, tạo dựng môi trƣờng để thực hiện công tác tích tụ đất


đai, giải pháp về tổ chức, giải pháp khuyến nông và ứng dụng tiến bộ kỹ


thuật, giải pháp về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp, giải pháp về thị


trƣờng... Ngoài ra cần phối hợp giữa các cấp chính quyền và ngƣời dân để


giúp tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp đạt hiệu quả và có tính bền vững cao.



2. Những hạn chế và của luận văn:
Những hạn chế của luận văn:


- Các tài liệu, số liệu về đất đai, dân sinh kinh tế xã hội cịn ít.


- Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, luận văn mới nghiên cứu trên 3 xã đại
diện nên chƣa phản ánh đƣợc hồn tồn chính xác tình hình tích tụ tập trung đất
đai trên địa bàn huyện Thanh Liêm.


3. Kiến nghị:


Vấn đề dồn điền đổi thửa không phải là một vấn đề mới với các nƣớc trên thế
giới nhƣng tại Việt Nam nói chung và huyện Thanh Liêm nói riêng thì việc dồn


điền đổi thửa vẫn ở trong giai đoạn đầu, cịn gặp nhiều khó khăn về tài chính, kiến
thức và trình độ của các cán bộ quản lý cũng nhƣ tầm hiểu biết của ngƣời dân. Vì
vậy, để nâng cao hiệu quả của việc dồn điền đổi thửa cần phải tổ chức tuyên
truyền, phổ biến và đào tạo năng lực, nhận thức của địa phƣơng, cần có những giải
pháp đẩy nhanh quá trình dồn điền đổi thửa cho phù hợp với thực tế của địa
phƣơng và sự hỗ trợ ngân sách, khuyến khích từ doanh nghiệp hỗ trợ, đầu tƣ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


<i>1. Đặng Kim Sơn (2014), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam: 20 năm đổi </i>


<i>mới và phát triển, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nam. </i>


2. Lâm Thị Mai Lan (2015), “Manh mún đất đai – một rào cản đối với nơng
<i>nghiệp Việt Nam”, Tạp chí phát triển Kinh tế - Xã hội Việt Nam, số 27, pp.73-80. </i>
<i>3. Lê Du Phong (2014), Các vấn đề đất đai ở khu vực nông thôn Việt Nam, </i>
Tài liệu nghiên cứu trong Hội thảo quốc tế đƣợc tổ chức bởi Viện Khoa học xã
hội và Trung tâm nghiên cứu phát triển Trung Quốc, Hà Nam.


4. Nakachi (2001), “Cơ cấu của việc nắm giữ đất tại khu vực nông thôn và
<i>luật đất đai”, Nông nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế thị trường, Nhà xuất bản </i>
nông nghiệp, Hà Nam, pp.71-96.


<i>5. Phạm Văn Hùng, T.Gordon MaAulay, Saly P.Marsh (2013), Phát triển </i>


<i>nơng nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Nông </i>


nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR).


<i>6. Vũ Trọng Khải (2015), “Tích tụ ruộng đất – trang trại và nơng dân”, Tin </i>



<i>tức nông nghiệp. </i>


<i>7. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Các văn bản pháp luật về nông </i>


<i>nghiệp và phát triển nông thôn, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nam. </i>


<i>8. Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn, Đánh giá lại chính sách đất </i>


<i>đai và đề xuất sửa đổi luật đất đai, Báo cáo cho Ủy ban kinh tế trung ƣơng </i>


Đảng, Hà Nam.


<i>9. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2011), Quy hoạch sử dụng đất đai giai </i>


<i>đoạn 2011 – 2015 tầm nhìn đến 2020, Hà Nam. </i>


<i>10. Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Báo cáo biến động sử dụng </i>


<i>và mất đất nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại </i>


<i>hóa, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. </i>


<i>11. Công báo UBND tỉnh Hà Nam (2010), Hướng dẫn số 34/HD-BCĐ ngày </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

12. Nguyễn Hữu Cát (1997), Chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô
thửa lớn ở tỉnh Hải Dƣơng, Ban kinh tế Tỉnh uỷ Hải Dƣơng.


13. Nguyễn Trọng Kim (2007), Đánh giá ảnh hƣởng cơng tác tích tụ đất
nơng nghiệp đến hiệu quả sử dụng đất của nông dân huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú


Thọ, Luận văn Thạc sỹ trƣờng Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.


14. Nguyễn Hữu Tri, Giáo trình Kinh tế học Mác – Lênin về Bản chất của
địa tô, Nxb Khoa học kỹ thuật.


15. Nguyễn Hữu Trọng (2009), Vận dụng lí luận về địa tô để chứng minh
Nhà nƣớc ta giao đất lâu dài cho nơng dân là có cơ sở khoa học. Luận văn thạc
sỹ trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.


16. Nguyễn Văn Tuân (2007), Đánh giá tác động của tích tụ đất nông nghiệp
đất nông nghiệp đến sản xuất của nông hộ ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang,
Luận văn Thạc sỹ, Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên.
17. Nguyễn Thanh Sơn (2010), "Sơ kết 1 năm thực hiện chuyển đổi ruộng
đất", Tạp chí Nơng nghiệp nông thôn Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93></div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

<b>PHIẾU ĐIỀU TRA NƠNG HỘ </b>



(Điền thơng tin và đánh dấu “x” vào ô lựa chọn)


<b>Đề tài: Đánh giá thực trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại huyện </b>
<b>Thanh Liêm </b>


Ngày điều tra: …/…/2018


<b>1. THÔNG TIN CHUNG </b>
- Họ và tên chủ hộ:


…………..…………..…………..…………..…………..…………..
- Địa chỉ: Thôn



………Xã………Huyện……….Tỉnh………..
- Số nhân khẩu trong gia đình: …………..ngƣời


- Số lao động làm nông nghiệp: ………….ngƣời


<b>2. TÁC ĐỘNG CỦA DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA </b>


<b>2.1. Mục đích sử dụng đất nơng nghiệp hiện nay của gia đình sau khi dồn </b>
<b>điền đổi thửa là gì? </b>


[ ] Luân canh cây trồng [ ] Thả cá [ ] Mục đích khác
[ ] Trồng cây ăn quả [ ] Chăn nuôi


<b>2.2. Diện tích đất nơng nghiệp của gia đình trƣớc và sau khi dồn điền đổi </b>
<b>thửa? </b>


- Diện tích đất nơng nghiệp trƣớc đây của gia đình………..m2
- Diện tích đất nơng nghiệp hiện nay của gia đình………..m2
<b>2.3. Thuận lợi của việc dồn điền đổi thửa </b>


[ ] Đã đƣa khoa học công nghệ vào sản xuất
[ ] Mơ hình sản xuất đa dạng


[ ] Giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi
[ ] Thị trƣờng nông nghiệp mở rộng


<b>2.4. Nghề nghiệp chủ yếu của gia đỉnh hiện nay là gì? </b>


[ ] Sản xuất nơng nghiệp [ ] Dịch vụ, thƣơng mại
[ ] Tiểu thủ công nghiệp [ ] Ngành nghề khác



<b>3. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP THEO HỘ GIA ĐÌNH </b>

<b>3.1. Tình hình thuê mƣớn đất nông nghiệp </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

- Hộ gia đình có th mƣớn đất nơng nghiệp khơng?


[ ] Có [ ] Khơng


- Hộ gia đình th đất của đối tƣợng nào?



[ ] Nhà nƣớc hoặc đất cơng ích


[ ] Hộ gia đình khác



<b>3.2. Tình hình chuyển nhƣợng và nhận chuyển nhƣợng đất nơng </b>


<b>nghiệp </b>



- Hộ gia đình có thực hiện chuyển nhƣợng đất nơng nghiệp khơng?


[ ] Có [ ] Không



Lý do:



[ ] Do chuyển nghề khác

[ ] Do thiếu lao động



[ ] Do cần tiền chi tiêu

[ ] Do sản xuất hiệu quả thấp


[ ] Nguyên nhân khác:………..



- Hộ gia đình có nhận chuyển nhƣợng đất nơng nghiệp khơng?


[ ] Có [ ] Không



Lý do:



[ ] Trực tiếp sản xuất nông nghiệp

[ ] Bán lại khi giá cao




[ ] Cho ngƣời khác thuê

[ ] Mục đích khác:…………..


<b>3.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng tới tích tụ đất nơng nghiệp </b>


- Địa phƣơng có chính sách hỗ trợ tích tụ đất nơng nghiệp khơng?

[ ] Có [ ] Không



- Đối tƣợng lao động chính trên thửa đất của hộ gia đình?


[ ] Lao động trẻ

[ ] Trung niên



[ ] Ngƣời già



- Cơ sở hạ tầng có đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng khơng?


[ ] Có [ ] Không



<b>4. MỘT SỐ VÂN ĐỀ KHÁC </b>


Xin ông/bà chia sẻ suy nghĩ về việc tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp
<i><b>Tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp có lợi cho hộ gia đình khơng? </b></i>


[ ] Có [ ] Không


Nếu có, việc tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp đã đem lại những lợi ích gì đối
với hộ gia đình


[ ] Tăng vụ sản xuất


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

[ ] Giảm các chi phí đầu vào
[ ] Sử dụng lao động hợp lý hơn



[ ] Có điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp
[ ] Có điều kiện áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất


[ ] Lợi ích khác:………
<b>Xin trân trọng cảm ơn gia đình! </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

<i><b>LÝ LỊCH KHOA HỌC </b></i>


<i>(Dùng cho học viên cao học)</i>


<b>I. Sơ lƣợc lý lịch: </b>


Họ và tên: LÊ TUẤN MINH Giới tính: Nam
Ngày tháng năm sinh: 27/11/1994
Nơi sinh : Hà Nam


Quê quán: Phƣờng Thanh Châu, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Dân tộc: Kinh


Chức vụ: nhân viên


Đơn vị công tác: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nam
Địa chỉ liên lạc: Tổ 1, phƣờng Thanh Tuyền, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Điện thoại CQ: Điện thoại NR:


Điện thoại di động: 0972041883


Fax: E-mail :


<b>II. Quá trình đào tạo: </b>



<i><b>1. Trung học chuyên nghiệp (hoặc cao đẳng): </b></i>


- Hệ đào tạo(Chính quy, tại chức, chuyên tu) : Thời gian đào tạo: từ. . . . /. . . . .. đến.


- Trƣờng đào tạo. ...
- Ngành học: ... Bằng tốt nghiệp đạt loại:…………


<i><b>2. Đại học: </b></i>


- Hệ đào tạo(Chính quy,tại chức, chuyên tu) : Chính quy Thời gian đào tạo: từ
2012 đến 2016


- Trƣờng đào tạo: Đại học tài nguyên và môi trƣờng Hà Nội


- Ngành học: Quản lý đât đai Bằng tốt nghiệp đạt loạ: TB-Khá
<i><b>3. Thạc sĩ: </b></i>


- Hệ đào tạo: chính quy Thời gian đào tạo: từ 2017 đến 2019
- Chuyên ngành học: Quản lý đất đai


- Tên luận văn:Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy tích tụ và tập trung
đất đai tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.


- Ngƣời hƣớng dẫn Khoa học: TS. DƢƠNG ĐĂNG KHÔI


<i><b> 4. Trình độ ngoại ngữ (Biết ngoại ngữ gì, mức độ nào): tiếng anh B1( theo khung tiêu </b></i>
chuẩn châu Âu)


<b>III. Q trình cơng tác chun mơn kể từ khi tốt nghiệp đại học: </b>



Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhận
Từ tháng 8/2016 đến nay Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên


và Môi trƣờng Hà Nam


nhân viên


<b>IV. Các cơng trình khoa học đã cơng bố: </b>


Tôi cam đoan những nội dung viết trên đây là đúng sự thật.


<i>Ngày 14 tháng 01 năm 2019 </i>


NGƢỜI KHAI KÝ TÊN


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

<b>XÁC NHẬN QUYỂN LUẬN VĂN ĐỦ ĐIỀU KIỆN NỘP LƢU CHIỂU </b>


<b>CHỦ NHIỆM KHOA </b>
<b>QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH </b>


<b>TM TẬP THỂ HƢỚNG DẪN </b>


</div>

<!--links-->
Đánh giá hiệu quả và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện thanh liêm tỉnh hà nam
  • 122
  • 902
  • 1
  • ×