Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu thử nghiệm khả năng xử lý ô nhiễm dioxin trong đất của cỏ vetiver tại sân bay Biên Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 77 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>



<b>NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG XỬ LÝ </b>


<b>Ô NHIỄM DIOXIN TRONG ĐẤT CỦA CỎ VETIVER </b>



<b>TẠI SÂN BAY BIÊN HÒA </b>



<b>CHUN NGÀNH: KHOA HỌC MƠI TRƢỜNG </b>



<b>HỒNG LÊ LỘC </b>



<b>HÀ NỘI, NĂM 2019 </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI </b>



<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>



<b>NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG XỬ LÝ </b>


<b>Ô NHIỄM DIOXIN TRONG ĐẤT CỦA CỎ VETIVER </b>



<b>TẠI SÂN BAY BIÊN HỊA </b>



<b>HỒNG LÊ LỘC </b>



<b>CHUN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG </b>


<b>MÃ SỐ: 8440301 </b>



<b>NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: </b>


<b>1. TS. NGÔ THỊ THÚY HƢỜNG </b>


<b>2. TS. NGUYỄN THỊ PHƢƠNG MAI </b>




</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI



<b>TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI </b>



<b>Cán bộ hướng dẫn 1: TS. Ngô Thị Thúy Hƣờng </b>



<b> Cán bộ hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thị Phƣơng Mai </b>



<b> Cán bộ chấm phản biện 1: TS. Hoàng Anh Lê </b>



<b> Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Nguyễn Hùng Minh </b>



Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:



HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ



TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>



Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi được sự hướng
dẫn khoa học của TS. Ngô Thị Thúy Hường và TS. Nguyễn Thị Phương Mai. Các
nội dung nghiên cứu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa công bố dưới
bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc
phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có
ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.


Ngồi ra, trong luận văn cịn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn
gốc và có danh mục tổng hợp các tài liệu tham khảo.



Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tơi gây ra trong q
trình thực hiện (nếu có).


<i><b>Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2019 </b></i>


<b> Học viên thực hiện </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>LỜI CẢM ƠN </b>



Để hoàn thành luận văn, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Ngô Thị
Thúy Hường và TS. Nguyễn Thị Phương Mai, những người đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tơi trong suốt thời gian qua.


Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi nhận được sự giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của các thầy cô từ Trường Đại học Tài nguyên
Môi trường Hà Nội và các cán bộ đang công tác tại Trung tâm Karst và Di sản Địa
chất, Lãnh đạo và cán bộ, viên chức Viện Khoa học Địa Chất và Khống Sản.


<i>Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban chủ nhiệm đề tài cấp bộ mã số </i>


<i>TNMT.04.66 và Dự án nghiên cứu Khoa học thuộc PEER Cycle 6, USAID, Mỹ </i>
<i>(AID-OAA-A-11-00012; 2018-2020) do TS. Ngô Thị Thúy Hường làm chủ nhiệm </i>


đã cho phép sử dụng nguồn số liệu của đề tài và hỗ trợ kinh phí để hồn thành cơng
trình này.


Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cơ quan, gia đình, bạn bè và


đồng nghiệp đã động viên, tạo mọi điều kiện học tập và nghiên cứu trong suốt thời
gian qua.


<i><b>Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2019 </b></i>


<b> Học viên thực hiện </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>MỤC LỤC </b>



<b>LỜI CAM ĐOAN ... i</b>


<b>LỜI CẢM ƠN ... ii</b>


<b>MỤC LỤC ... iii</b>


<b>DANH MỤC BẢNG ... vi</b>


<b>DANH MỤC HÌNH ... vii</b>


<b>MỞ ĐẦU ... 1</b>


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ... 1


2. Mục tiêu nghiên cứu ... 3


3. Nội dung nghiên cứu ... 3


<b>CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... 4</b>


1.1. Dioxin và những tác hại của dioxin ... 4



1.1.1. Dioxin và sự hình thành của chúng ... 4


1.1.2. Đặc điểm tính chất của dioxin và tồn lưu của chúng trong môi trường ... 4


1.2. Hiện trạng ô nhiễm dioxin... 8


1.2.1. Hiện trạng ô nhiễm dioxin trên thế giới ... 8


1.2.2. Hiện trạng ô nhiễm dioxin ở Việt Nam ... 9


1.3. Tổng quan về cây cỏ Vetiver ... 20


1.3.1. Một số đặc điểm của cỏ Vetiver ... 20


1.3.2. Tình hình nghiên cứu ứng dụng cỏ Vetiver trong xử lý ô nhiễm môi trường ... 22


<b>CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 26</b>


2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 26


2.1.1. Đối tượng nghiên cứu... 26


2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ... 26


2.2. Thời gian nghiên cứu ... 27


2.3. Phương pháp nghiên cứu ... 28


2.3.1. Phương pháp tổng hợp và kế thừa ... 28



2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm ... 28


2.2.2. Phương pháp lấy và gia cơng mẫu ngồi thực địa ... 29


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

2.2.4. Phương pháp phân tích xử lý số liệu ... 34


<b>CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 36</b>


3.1. Khả năng sinh trưởng và thích nghi của cây cỏ Vetiver trên đất ơ nhiễm chất
độc hóa học dioxin ... 36


3.2. Biến động hàm lượng dioxin trong mẫu cỏ và đất ... 39


3.2.1. Hàm lượng các chất dioxin/furan trong mẫu khảo sát ... 39


3.2.2. Biến động hàm lượng các chất dioxin/furan trong cỏ Vetiver ... 40


3.2.3. Biến động hàm lượng các chất dioxin/furan trong đất ... 46


3.3. Tương quan giữa hàm lượng dioxin trong đất và hàm lượng dioxin tích lũy
trong cây cỏ Vetiver ... 49


3.3.1. Tương quan giữa hàm lượng dioxin trong đất và hàm lượng dioxin tích lũy
trong rễ cỏ... 49


3.3.2. Tương quan giữa hàm lượng dioxin trong đất và hàm lượng dioxin tích lũy
trong chồi cỏ ... 50


3.4. Đánh giá khả năng xử lý dioxin trong đất của cỏ Vetiver ... 52



3.5. Ước tính thời gian xử lý ô nhiễm dioxin trong đất thí nghiệm của cỏ Vetiver ... 53


3.5.1. Ước tính thời gian xử lý hàm lượng dioxin tại lơ 1 ... 53


3.5.2. Ước tính thời gian xử lý hàm lượng dioxin tại lô 2 ... 54


3.5.3. Ước tính thời gian xử lý hàm lượng dioxin tại lô 3 ... 55


3.6. Đề xuất phương pháp sử dụng cỏ Vetiver trong giảm thiểu ô nhiễm dioxin ... 55


3.6.1. Quy trình chăm sóc cỏ Vetiver ... 56


3.6.2. Quy trình ghi sổ nhật ký chăm sóc cỏ ... 58


3.6.3. Quy trình đánh giá kết quả ... 60


<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 61</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>



2,3,7,8-TCDD 2,3,7,8-Tetrachlorodibenzodioxin
2,4,5-T 2,4,5-Trichlorophenoxyacetic acid
2,4-D 2,4-Dichlorophenoxyacetic acid
CDD/F Chlorinated Dibenzo-p-Dioxin


DECOM1 Chế phẩm kích thích sự phát triển của vi sinh vật, bao gồm
các muối dinh dưỡng vô cơ và mùn hữu cơ


HpCDD Heptachlorodibenzo-p-dioxin



IARC International agency for research on cancer
OCDD Octa-Chlorinated Dibenzo-p-Dioxin


PCBs Polychlorinated biphenyls


PCDD/F Polychlorinated dibenzo-p-dioxins/dibenzofurans
TEQ Toxic Equivalent: Chỉ số độ độc tương đương


UNEP United Nations Environment Programme: Chương trình mơi
trường Liên Hiệp Quốc


US AID United States Agency for International Development:
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ


VSV Vi sinh vật


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>DANH MỤC BẢNG </b>



Bảng 1.1. Số lượng các chất diệt cỏ được sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam ... 10


Bảng 1.2. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu từ năm 2000 của Bộ Quốc phòng, Văn
phòng 33 và Ban 10-80 ... 18


Bảng 2.1. Tọa độ các điểm mốc khu vực thí nghiệm ... 26


Bảng 3.1. Hàm lượng dioxin/furan (pg WHO-TEQ/g trọng lượng khô) trong đất
trước khi trồng cỏ (mẫu trắng) ... 39


Bảng 3.2. Hàm lượng dioxin/furan (ppt TEQ) trong mẫu rễ qua các đợt ... 41



Bảng 3.3. Hàm lượng dioxin/furan (ppt TEQ) trong mẫu chồi qua các đợt ... 44


Bảng 3.4. Hàm lượng dioxin /furan (ppt TEQ) trong mẫu đất qua các đợt ... 46


Bảng 3.5. Mẫu nhật ký tưới nước và bón phân ... 58


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>DANH MỤC HÌNH </b>



Hình 1.1. Cấu tạo nguyên tử chung của dioxin và furan ... 6


Hình 1.2. Mặt bằng tổng thể sân bay Đà Nẵng ... 12


Hình 1.3. Mặt bằng tổng thể sân bay Phù Cát ... 14


Hình 1.4. Mặt bằng tổng thể sân bay Biên Hịa ... 16


Hình 1.5. Cỏ Vetiver lồi Chrysopogon zizanioides (L.) Nash ... 21


Hình 2.1. Khu vực khảo sát và tiến hành thí nghiệm được lựa chọn……… 27


Hình 2.2. Cày xới, đảo trộn và san đất ... 28


Hình 2.3. Sơ đồ lấy mẫu đất và mẫu sinh phẩm ... 30


Hình 2.4. Quy trình phân tích dioxin và furan (PCDD/Fs) trong mẫu rắn. ... 34


Hình 3.1. Sinh trưởng của cỏ (chiều cao thân) theo thời gian………. 36


Hình 3.2. Cỏ Vetiver ra hoa đồng loạt ... 37



Hình 3.3. Cỏ Vetiver sau 48 tháng trồng ... 38


Hình 3.4. Hàm lượng dioxin/furan (ppt TEQ) trong mẫu rễ cỏ qua các đợt. ... 42


Hình 3.5. Hàm lượng dioxin/furan (ppt TEQ) trong mẫu chồi cỏ qua các đợt ... 45


Hình 3.6. Hàm lượng dioxin/furan (ppt TEQ) trong mẫu đất qua các đợt. ... 48


Hình 3.7. Sự tương quan giữa hàm lượng dioxin trong đất và trong rễ cỏ Vetiver của
lô 1. ... 49


Hình 3.8. Sự tương quan giữa hàm lượng dioxin trong đất và trong rễ cỏ Vetiver của
lô 2. ... 50


Hình 3.9. Sự tương quan giữa hàm lượng dioxin trong đất và trong chồi cỏ Vetiver
của lô 1. ... 51


Hình 3.10. Sự tương quan giữa hàm lượng dioxin trong đất và trong chồi cỏ Vetiver
của lô 2. ... 51


Hình 3.11. Hàm lượng dioxin thay đổi theo thời gian tại lô 1. ... 54


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>MỞ ĐẦU </b>


<b>1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu </b>


Chiến tranh đã kết thúc hơn 40 năm nhưng những hậu quả để lại cho đến hiện
nay vẫn rất nặng nề. Một trong những hậu quả đó là vấn đề ảnh hưởng của dioxin có
trong hóa chất diệt cỏ mà quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh. Cuộc chiến tranh
hóa chất đó đã, đang và sẽ tiếp tục gây tác động đặc biệt nghiêm trọng đối với môi


trường và con người ở Việt Nam. Vào những năm 1961–1972, Việt Nam là một
trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi ô nhiễm dioxin do việc sử
dụng rộng rãi "chất độc màu da cam" (CĐMDC) làm thuốc diệt cỏ trong những năm
chiến tranh với 76,9 triệu lít được rải xuống 2,6 triệu ha lãnh thổ miền Nam, Việt
Nam (Văn phịng 33, 2013). Uớc tính có khoảng 170 kg TCDD, là chất độc nhất
<i>trong nhóm các chất dioxin, đã được phun rải, theo Stellman và cs. (2003) con số </i>
đó là khoảng 366 kg TCDD khiến cho Việt Nam trở thành khu vực bị ô nhiễm
TCDD nghiêm trọng nhất thế giới, đặc biệt nặng nhất là những khu căn cứ khơng
qn cũ như sân bay Biên Hồ, Đà Nẵng, Phù Cát, , v.v. Các chất này tiếp tục lan
rộng khắp nơi theo nhiều con đường, gây ra những vấn đề sức khỏe vô cùng nghiêm
trọng. Sự tồn lưu dioxin trong môi trường đã và đang gây ra những tổn thương lâu
dài cho hàng triệu người dân Việt Nam. Phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin không
chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của người bị phơi nhiễm, gây ra các loại bệnh như: ung
thư, suy giảm miễn dịch, tai biến sinh sản, dị tật bẩm sinh v.v., mà còn ảnh hưởng
tới cả thế hệ sau (Văn phòng Ban chỉ đạo 33, 2013).


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

cịn có khả nặng xử lý đất ơ nhiễm kim loại nặng (KLN). Với những dặc điểm sinh
<i>lý và hình thái đặc biệt, cỏ vetiver (Chrysopogon zizanioides (L.) Nash) có thể đáp </i>
ứng được các yêu cầu đó. Ở Việt Nam hiện nay, cỏ Vetiver đã được trồng thử
nghiệm tại nhiều tỉnh thành trong cả nước với các mục đích khác nhau như: chống
xói mịn, sạt lở, xử lý nước thải từ các trại chăn ni, phịng chống và giảm thiểu
thiên tai ở miền Trung... (Paul Truong, Trần Tân Văn và cs, 2008). Với những tính
năng vượt trội, cỏ vetiver còn được ứng dụng để xử lý đất và nước ô nhiễm hữu cơ,
kim loại nặng và chất diệt cỏ, thuốc trừ sâu, v.v., nhưng cho đến thời điểm tiến
hành nghiên cứu này chưa có nghiên cứu chính thức nào về việc sử dụng cỏ Vetiver
để giảm nhẹ cũng như khắc phục ô nhiễm dioxin và các chất độc hóa học trong đất
ở mức độ trung bình và thấp.


Sân bay Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai là nơi trung chuyển, lưu trữ và sử dụng
chất diệt cỏ của Mỹ với số lượng lên tới 98.000 thùng chất da cam, 45.000 thùng


chất trắng và 16.300 thùng chất xanh (205 lít/thùng) (Văn phịng Ban chỉ đạo 33,
2010). Trong đó hơn 11.000 thùng chất diệt cỏ đã được vận chuyển từ Biên Hòa
trong chiến dịch Pacer Ivy vào năm 1970. Thêm vào đó, quanh sân bay có một số
ao, hồ thốt nước khi mưa, điều này càng tạo điều kiện cho dioxin ngấm sâu và lan
tỏa khi có mưa. Đây là những lý do khiến Sân bay Biên Hòa trở thành nơi là khu
vực bị nhiễm dioxin nặng nhất, lâu nhất và lớn nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn
cả trên thế giới.


<i><b>Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thử nghiệm </b></i>
<i><b>khả năng xử lý ô nhiễm dioxin trong đất của cỏ vetiver tại sân bay Biên Hòa” để </b></i>
thực hiện. Luận văn sử dụng một phần số liệu từ Dự án nghiên cứu Khoa học thuộc
PEER Cycle 6, USAID, Mỹ (AID-OAA-A-11-00012; 2018-2020) do TS. Ngô Thị
Thúy Hường làm chủ nhiệm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

4 năm trồng. Ngồi ra, để có thể đánh giá được khả năng sinh trưởng và thích nghi
cây cỏ vetiver trên đất ô nhiễm chất độc hóa học dioxin sau 4 năm, luận văn đã kế
thừa số liệu sinh trưởng về chiều cao của cỏ từ lúc bắt đầu trồng đến lúc cỏ được 18
tháng và tiếp tục thu thập số liệu ngoài thực địa khi cỏ trồng đạt 41 và 48 tháng
(tháng 3 và tháng 10/2018), từ đó có thể đưa ra được những nhận xét đánh giá toàn
diện hơn và có giá trị hơn về mặt khoa học.


Nghiên cứu này là một phần của đề tài được tài trợ bởi Dự án PEER Cycle

6, USAID, Mỹ (AID-OAA-A-11-00012; 2018-2020). Xin được cảm ơn USAID


và Dự án PEER Cycle 6 đã tạo điều kiện về kinh phí giúp đỡ chúng tôi thực hiện
nghiên cứu này.


<b>2. Mục tiêu nghiên cứu </b>


- Đánh giá được khả năng xử lý ô nhiễm dioxin trong đất của cỏ Vetiver tại
sân bay Biên Hòa.



<b>3. Nội dung nghiên cứu </b>


<i><b>Nội dung 1: Thu thập, nghiên cứu đánh giá kết quả đã có về sử dụng cỏ </b></i>
<i><b>vetiver trong xử lý đất ô nhiễm dioxin và các tài liệu liên quan </b></i>


- Thu thập, tổng hợp và nghiên cứu các số liệu từ Đề tài trước


<i><b>Nội dung 2: Đánh giá khả năng thích nghi của cỏ vetiver trong môi trường </b></i>
<i><b>đất nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hịa </b></i>


- Phân tích sự sinh trưởng và phát triển của cỏ vetiver trong các lơ thí nghiệm
- Đánh giá được khả năng thích nghi của cỏ vetiver trong môi trường nhiễm
dioxin.


<i><b>Nội dung 3: Đánh giá khả năng xử lý ô nhiễm dioxin trong đất của cỏ </b></i>
<i><b>vetiver tại sân bay Biên Hòa </b></i>


- Đánh giá được hàm lượng dioxin trong đất của cỏ vetiver qua các đợt lấy
mẫu thí nghiệm và xác định được mối tương quan giữa hàm lượng dioxin trong đất
với hàm lượng dioxin trong cỏ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU </b>


<b>1.1. Dioxin và những tác hại của dioxin </b>


<i><b>1.1.1. Dioxin và sự hình thành của chúng </b></i>


Dioxin là tên gọi chung cho hàng trăm các hợp chất hóa học có cùng cấu trúc
hóa học tồn tại bền vững trong mơi trường. Dioxin có 75 đồng phân PCDDs
(polychlorinated dibenzo para dioxin) và 135 đồng phân PCDFs (polychlorinated


dibenzofurans) với độc tính khác nhau. Theo Công ước Stockhoml năm 1972,
dioxin cịn bao gồm nhóm các PCBs (polychlorinated biphenyls), là các chất tương
tự dioxine, bao gồm 419 chất hóa học nhưng trong đó chỉ có khoảng 29 chất đặc
biệt nguy hiểm. Trong số các hợp chất dioxin, TCDD
(2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin) là nhóm độc nhất (WHO, 2007).


Dioxin chủ yếu sinh ra từ q trình sản xuất cơng nghiệp có sự liên quan đến
clo như luyện kim, tẩy trắng bột giấy, đốt rác, sản xuất hóa chất, thuốc diệt cỏ và
thuốc trừ sâu. Ngồi ra, dioxin có thể được hình thành từ các quá trình tự nhiên như
núi lửa, cháy rừng (Fiedler, 2003).


Tiếp xúc với dioxin ở nồng độ cao có thể gây tổn thương da và thay đổi chức
năng gan ở người. Tiếp xúc trong thời gian dài gây nên các thay đổi đối với hệ
thống miễn dịch, hệ thần kinh, các hệ thống của tuyến nội tiết và ảnh hưởng tới hệ
thống cũng như chức năng sinh sản, lâu dài có thể gây thiểu năng trí tuệ ở thế hệ
tiếp theo (WHO, 2007).


Từ năm 1961 - 1972, quân đội Mỹ đã thực hiện chiến dịch phun rải chất da
cam với thành phần độc hại chủ yếu là dioxin ở miền Nam Việt Nam với mục đích
chính là “khai quang”, tức là làm trống đồng cỏ, rừng cây để qn đội Việt Nam
khơng có nơi để ngụy trang, và khơng qn Mỹ có thể bỏ bom cắt tuyến đường
Trường Sơn.


<i><b>1.1.2. Đặc điểm tính chất của dioxin và tồn lưu của chúng trong môi trường </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Dioxin là chất rắn, bền vững trong mơi trường, ít bị phân hủy do các yếu tố
bên ngoài như độ ẩm, nhiệt độ và các hóa chất, khơng bị axit mạnh hay kiềm mạnh
phân hủy. Dioxin có độ bền nhiệt rất cao chỉ bị phân hủy hoàn toàn ở nhiệt độ trên
1200oC. Dioxin rất ít bay hơi ở to thường tan tốt trong các dung môi ko phân cực
như n - hexane, tan rất ít trong dung môi phân cực như acetone và hầu như ko tan


trong nước (khoảng ~ 0.2 microgam/l nước)... Dioxin là các hợp chất hữu cơ không
mùi, không màu, chứa cacbon, hidro, oxi và clorin.


Dioxin thuộc vào một trong 12 nhóm chất hữu cơ khó phân huỷ (Persistent
Organic Pollutants) và được gọi tắt POPs theo công ước Stockholm (UNEP, 2001)
phải được loại bỏ hồn tồn khỏi mơi trường sống. Các chất này gồm:
Policlobiphenyl (PCB); Policlodibenzeo-p-dioxin (PCDD); Policlodibenzofuran
(PCDF); Aldrin; Dieldrin; Diclodiphenyltricloetan (DDT); Endrin; Clordan;
Hexaclobenzen; Mirex; Toxaphen; Heptaclo


Trong 12 nhóm chất POPs, với tên chung là “dioxin” và các chất tương tự
dioxin, thường được hiểu là các chất Policlodibenzo-p-dioxin (PCDD) và
Polyclodibenzofuran (PCDF), polyclobiphenyl (PCB). Trừ PCDD và PCDF là nhóm
các chất khơng chủ định sản xuất, các chất còn lại được sản xuất để sử dụng trong hoạt
động kinh tế. PCB được sử dụng trong chế tạo dầu biến thế, tụ điện lỏng, làm chất hoá
dẻo, v.v. Các chất chứa clo được sản xuất làm thuốc trừ sâu, trừ muỗi, trừ côn trùng có
hại v.v.


Các đồng phân của dioxin và furan:


a) Polyclodibenzo-p-dioxin có 75 chất gọi là đồng phân, phụ thuộc vào số lượng
nguyên tố clo trong phân tử được chia ra tám nhóm đồng phân (isomer).


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

O
O
O
Cl
Cl<sub>n</sub>
Cl Cl



9 10 <sub>1</sub>


4
5
6
8
x <sub>y</sub>
3
2
7
1
2
3
4
5
6
7
8
9
m


<i><b>Polyclodibenzo-p-dioxin (PCDD) </b></i> <i> Polyclodibenzofuran (PCDF) </i>


<b>Hình 1.1. Cấu tạo nguyên tử chung của dioxin và furan </b>


<i>(Nguồn: Tác giả tổng hợp) </i>


Dioxin cịn bao gồm cả nhóm các PCBs (polychlorinated biphenyls), là các
chất tương tự dioxin, bao gồm 419 chất hóa học trong đó có 29 chất đặc biệt nguy


hiểm. x các chất thuộc nhóm dioxin, tiêu biểu và độc hại nhất là 2,3,7,8-
tetrachlorodibenzo para dioxin (TCDD) (Ủy ban Quốc gia Điều tra Hậu quả các
Chất hóa học Dùng trong Chiến tranh Việt Nam, 2002). Đặc tính ái mỡ (lipophilic)
và kị nước (hydrophobic) của dioxin liên quan chặt chẽ với độ bền vững của chúng
trong cơ thể sống cũng như trong tự nhiên và sự phân bố của chúng trong các cơ
quan của cơ thể.


Hệ số phân bố của 2,3,7,8-TCDD đã được xác định trong các thành phần của
cơ thể lần lượt là: mô mỡ 300; da 30; gan 25; sữa mẹ 13; thành ruột 10; máu 10;
thận 7; bắp thịt 4; mật 0,5; nước tiểu 0,00005. Vì vậy, khi nghiên cứu đánh giá độ
tồn lưu của dioxin trong cơ thể người, thường lấy mỡ, máu và sữa mẹ là các mô
chứa nhiều sữa nhất nên tại đây dioxin có khả năng bị hịa tan cao nhất. Trong sữa
mẹ có khoảng 3-4% mỡ, còn trong máu khoảng 0,3 - 0,7% (Fiedler và cs., 2003).


<i>* Sự tồn tại, phân bố và lan truyền của dioxin trong môi trường </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

chất dễ tan trong các mô mỡ cho nên khi xâm nhập vào cơ thể bằng con đường tiêu
hóa và hơ hấp, dioxin dễ dàng thấm qua màng ruột và phổi vào hệ tuần hồn. Đã có
những nghiên cứu trên động vật chứng minh PCDDs/PCDFs và PCBs có liên quan
đến đột biến gen và gây ung thư. Thời gian bán huỷ là một thông số quan trọng để
đánh giá độ bền vững của dioxin trong các đối tượng khác nhau. Thời gian bán hủy
(T/2) của dioxin cao hơn nhiều so với các hợp chất hữu cơ khác, T/2 có thể biến
động khác nhau tùy theo mơi trường và điều kiện cụ thể. Trong cơ thể sinh vật thời
gian bán phân hủy là từ 7-12 năm, đối với cơ thể người, thời gian bán phân hủy của
2,3,7,8-TCDD là 8,5 năm (Michalek và cs., 1996).


Thời gian bán huỷ là một thông số quan trọng để đánh giá độ bền vững của
dioxin trong các đối tượng khác nhau.


Có nhiều tài liệu nêu ra các số liệu về thời gian bán huỷ (T1/2) của dioxin


trong một số đối tượng như sau :


Trong đất : >10 năm Chuột : 15-30 ngày
Trên bền mặt đất : 1-3 năm Chuột lang : 30-90 ngày


Cặn đáy : đến 2 năm Khỉ : 455 ngày


Nước : 1-2 năm Người : 5-7 năm
Thời gian bán huỷ của dioxin là 9-12 năm chỉ ở trên lớp đất bề mặt 0,1cm, ở
các lớp đất sâu hơn là 25-100 năm. Theo Hsieh và cs (1994) thời gian bán huỷ của
dioxin trong đất là 4.720 ngày (~13 năm), hexaclobenze là 1.530 ngày (4,2 năm),
PCBs là 940 ngày (2,6 năm), PAHs là 570 ngày (1,6 năm), pentaclophenol 100
ngày. Trong cặn đáy dioxin có thể tồn tại hàng trăm năm (Gough và cs., 1986).
Theo tài liệu này thời gian bán hủy đồng phân của PCDD và PCDF trong cặn đáy
như sau:


Nhóm đồng phân PCDF PCDD


Tetra 79 năm 102 năm


Penta 59 năm 153 năm


Hexa 54 năm 173 năm


Hepta 32 năm 128 năm


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Các số liệu này cho thấy độ bền vững của PCDD và PCDF trong trầm tích là
rất khác nhau và có thể xếp theo thứ tự: PCDD > PCDF


Đối với PCDF: Tetra > Penta > Hexa > Hepta > Octa


Đối với PCDD: Hexa > Penta > Octa > Hepta > Tetra


Như vậy, dioxin rất khó bị phân hủy, nó tồn tại bền vững và lâu dài trong môi
trường đất.


<b>1.2. Hiện trạng ô nhiễm dioxin </b>


<i><b> 1.2.1. Hiện trạng ô nhiễm dioxin trên thế giới </b></i>


Dioxin đã từng được phát hiện có lẫn trong một số chất diệt cỏ với hàm
lượng thấp ở New Zealand, Australia, Mỹ v.v. vào những năm 1950-1960. Con
người đã nhận thức được tính chất nguy hiểm và cấm sử dụng ngay sau đó nhưng
vẫn gây ra hậu quả vơ cùng lớn.


Vào những năm 1860-1865, những trầm tích từ hồ Green-New York có hàm
lượng của Chlorinated Dibenzo-p-Dioxin (CDD) tồn phần 7 ppt; 98% CDD được
phát hiện là OCDD. Hàm lượng CDD tăng mạnh sau năm 1923 và tiếp tục tăng cho
đến năm 1984 với hàm lượng cực đại trên 900 ppt với 75% là Octa-Chlorinated
Dibenzo-p-Dioxin (OCDD) (Rubey W và nnk, 1985).


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Trong một nghiên cứu trước đó, kết quả của những mẫu thử cặn lắng thu thập
từ 5 bến cảng ở lưu vực phía Tây hồ Ontario gần cửa sông Niagara phát hiện có
2,3,7,8- TCDD (Onuska và nnk, 1983). Có hai bến trong những bến trên có trầm
tích chứa hàm lượng 2,3,7,8-TCDD có thể đo lường được với hàm lượng cao nhất
của 2,3,7,8-TCDD tìm thấy ở độ sâu 3–5cm là 13 ppt, ở độ sâu 3cm là hàm lượng
4ppt và ở độ sâu 13–14cm là 3ppt. Những bến cịn lại có hàm lượng của
2,3,7,8-TCDD trong các mẫu lắng cặn thấp dưới mức giới hạn có thể phát hiện (0,1 ppt)
(Onuska và nnk, 1983).


Trong một nghiên cứu khác, các hàm lượng trong đất của 2,3,7,8-TCDD đã


được đo trong các vùng cơng nghiệp của một nhóm các bang vùng Trung Tây và
vùng Trung Atlantic (Illinois, Michigan, New York, Pennsylvania, Tennessee,
Virginia và West Virginia) (Nestrick và nnk, 1986). Kết quả cho thấy hàm lượng
2,3,7,8-TCDD trong đất nhỏ hơn 1,01 ppb (dao động từ không phát hiện được đến
9,4 ppt). Nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện của 2,3,7,8-TCDD trong đất
ngoại ô ở Hoa Kỳ là do nguồn cháy cục bộ của các lị đốt cơng nghiệp và rác thải
thành phố.


Năm 1985, tại bang Missouri, đã tiến hành phân tích các mẫu đất về sự ô
nhiễm 2,3,7,8-TCDD. Kết quả cho thấy hàm lượng 2,3,7,8-TCDD trong các mẫu
đất trong khoảng từ 30 đến 1750 ppb. Ở một nơi ô nhiễm nặng khác là Times
Beach, MO hàm lượng ô nhiễm nặng từ 4.4 đến 317 ppb (Tiernan và nnk, 1985).
Trong nghiên cứu của Hoffman và cs. (1986) lấy các mẫu đất từ công viên Quail
Run Mobile Home ở Gray Summit, MO (mẫu thử đơn) được tìm thấy ở một vị trí
có hàm lượng ơ nhiễm cực đại của 2,3,7,8-TCDD là 2.200 ppb; tuy nhiên trong các
mẫu đất hỗn hợp thì hàm lượng lại thay đổi từ 39 đến 100 ppb.


<i><b> 1.2.2. Hiện trạng ô nhiễm dioxin ở Việt Nam </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

được quân đội Mỹ sử dụng ở miền Nam Việt Nam bắt đầu từ ngày 10/8/1961 và kết
thúc vào ngày 31/10/1971.


Các chất diệt cỏ đã sử dụng ở Việt Nam gồm nhiều loại như 2,4-D; 2,4,5-T,
Picloram, Dimetylaxenic axit. Trong đó chủ yếu là chất 2,3,7,8 TCDD. Chúng tồn
tại dưới 3 dạng hợp chất màu chính:


- Da cam (hỗn hợp của 2,4-D và 2,4,5-T (chứa tạp chất 2,3,7,8-TCDD
(dioxin) và/hoặc các đồng phân của nó);


- Trắng (hỗn hợp của 2,4-D và Picloram);



- Xanh (Dimetylaxenic axit hay Cacodylic chứa As).


Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng Việt Nam là một trong số những nước bị
ảnh hưởng nặng nề bởi chất độc da cam/dioxin (Westing, 1984;Gough, 1986, Cecil,
1986). Tài liệu thống kê về chiến dịch Ranch Hand còn cho thấy cụ thể hơn, từ
tháng 8/1965 - tháng 2/1971, quân đội Mỹ đã thực hiện 6.542 chuyến bay rải chất
diệt cỏ xuống 32/46 tỉnh thuộc miền Nam Việt Nam. Ước tính tổng lượng dioxin
<b>được sử dụng trong chiến tranh ít nhất là 366 kg. </b>


Theo đánh giá của các tác giả khác nhau thì khối lượng các chất diệt cỏ sử
dụng ở Việt Nam cũng khác nhau:


<b>Bảng 1.1. Số lƣợng các chất diệt cỏ đƣợc sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam </b>


<b>Tài liệu </b> <b>Chất da </b>
<b>cam </b>


<b>Chất </b>
<b>trắng </b>


<b>Chất </b>
<b>xanh </b>


<b>Các chất </b>
<b>tím, </b>
<b>hồng, </b>
<b>xanh lá </b>


<b>mạ </b>



<b>Tổng </b>
<b>Cộng </b>


<b>Westing (1976) </b> 44.373.000 19.835.000 8.182.000 - 72.390.000
<b>Stellman (2003) 49.268.937 20.556.525 4.714.381 2.387.936 </b> 76.954.806
<b>Young (2009) </b> 43.332.640 21.798.400 6.100.640 2.944.240 74.175.920


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Theo bảng này số liệu của Westing (1984) khơng bao gồm các chất tím, hồng
và xanh mạ là những chất có hàm lượng dioxin rất cao (chất da cam, chất trắng, chất
xanh). Theo Young (2009), thì con số 74.175.920 lít là tổng số chất diệt cỏ Mỹ đưa
vào Việt Nam. Theo số liệu của Stellman (2003) thì số lượng tổng các chất diệt cỏ
là 76.954.806 lít (~77 triệu) các chất, tương đương với 95.112.688 kg (~ 95 triệu
kg), trong đó có 67% các chất chứa dioxin, mà chủ yếu là chất da cam với khối
lượng 49.27 triệu lít, tương đương 63 triệu kg.


Theo báo cáo gần đây nhất của Văn phịng 33 (2010), diện tích được phun rải
lên tới 2,63 triệu ha, chiếm 15,2% diện tích tồn miền Nam Việt Nam. Nếu chỉ tính
riêng các chất có hoạt chất 2,4,5-T (chất da cam), thì diện tích bị phun rải theo
Stellman và cộng sự là 1,68 triệu ha, chiếm 9,7 % diện tích tồn miền Nam. Theo
các số liệu chính thức của Bộ Quốc phịng Hoa Kỳ đã cơng bố, từ ngày 13/01/1962
đến 30/6/1971 mật độ phun rải chất diệt cỏ ở Việt Nam gấp 17 lần liều lượng được
Bộ Tư lệnh Lục quân Mỹ khuyến cáo sử dụng năm 1967 (2,2 kg/ha). Với mật độ
này thì các chất diệt cỏ trở thành những chất độc hóa học có tính hủy diệt.


TCDD (tetrachlorodibenzodioxin, aka dioxin) trong chất da cam là chất độc
nhất trong nhóm các chất dioxin, có thể gây ra những vấn đề nghiêm trong cho môi
trường và sức khỏe con người. Ước tính có khoảng 170 kg TCDD đã được phun rải,
<i>trong khi đó theo Stellman và cs (2003) con số đó là khoảng 366 kg TCDD và vẫn </i>
chưa kể đến các nguồn chất diệt cỏ khác đã được phun rải (VPBCĐ33 - Bộ


TN&MT, 2010) đã được rải xuống miền Nam, Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

muốn: làm chết cây cối, gây ô nhiễm môi trường cũng như hệ sinh thái và nguy
hiểm cho sức khỏe con người.


<i>a) Mức độ ô nhiễm dioxin ở sân bay Đà Nẵng </i>


Sân bay Đà Nẵng nằm trong tọa độ 160<sub> vĩ độ Bắc và 108</sub>0<sub>15’ kinh độ Đông, </sub>


thuộc phường Thạc Gián, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Mặt bằng tổng mặt
bằng của sân bay Đà Nẵng được thể hiện qua hình sau:


<b> Hình 1.2. Mặt bằng tổng thể sân bay Đà Nẵng </b>


<i>(Nguồn: Tác giả tổng hợp) </i>


Sân bay Đà Nẵng được Quân đội Mỹ sử dụng làm bãi tồn trữ chất độc hóa
học cho chiến dịch “Ranch Hand” từ tháng 5/1964 đến 7/1/1971. Trong thời gian
đó, tại sân bay đã chứa và sử dụng: 52.700 thùng chất da cam, 29.000 thùng chất
trắng và 5.000 thùng chất xanh. Từ ngày 17/4/1970 đến 31/3/1972, sân bay Đà
Nẵng còn phục vụ cho chiến dịch thu hồi (Pacer Ivy) nhằm xóa hết dấu vết của chất
độc hóa học/dioxin. Kết quả thu hồi được 8.200 thùng chất da cam và vỏ thùng đưa
về Mỹ (Số liệu do Bộ Quốc Phòng Mỹ cung cấp).


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

đến năm 2012 Văn phòng 33/Hatfield/UNDP/Ban 10-80 (Hatfield/Ban 10-80 (1998,
2000, 2003, 2006, 2007, 2011) tại khu vực sân bay Đà Nẵng như sau:


Khu kho chứa, khu rửa và khu nạp nồng độ TEQ lớn nhất trong đất được ghi
nhận vào năm 2006 là 365.000 ppt trong các mẫu lấy tại khu trộn và nạp cũ, nồng
độ này vượt giá trị giới hạn cao nhất (1.000 ppt) 365 lần. Ba mẫu phân tích có nồng


độ TCDD > 100.000 ppt và 17 trong số 23 mẫu đất (74%) lấy tại sân bay có nồng
độ > 1000 ppt.


Nồng độ TCDD đo được trong tháng 1 năm 2009 lấy tại trung tâm và phía
nam sân bay Đà Nẵng thấp hơn đáng kể so với các mẫu lấy tại phía bắc; trừ trường
hợp ở khu kho chứa Pacer Ivy (PISA). Nồng độ TCDD cao chỉ bắt gặp ở một mẫu
đất lấy tại vị trí gần khu vực PISA (20.600 ppt; 65% TCDD), và trong một mẫu cá
(25,4 ppt TEQ) lấy tại hồ D phía nam sân bay vào năm 2009.


Tại khu nhiễm sân bay Đà Nẵng, dioxin đã thấm sâu vào đất đến 150 cm: lớp
đất 120-150 cm, có nồng độ TEQ là 952 ppt (n=5).


Theo hướng lan tỏa, dioxin tích tụ trong hồ Sen, trong bùn, động vật, thực vật
thủy sinh: trong 3 hồ: hồ Sen A bị ơ nhiễm dioxin nặng cần có biện pháp xử lý. Hồ
B và hồ C: trong các mẫu bùn và cá nồng độ dioxin không cao, dưới 100 ppt TEQ.


Khu vực ngoài sân bay theo hướng lan tỏa: Đất khu dân cư, bùn trong các hồ
Xuân Hà, hồ 29-3, sông Hàn, sông Cẩm Lệ, sông Phú Lộc có nồng độ dioxin thấp,
dưới mức cho phép. Động vật, thực vật thủy sinh trong hồ Sen A có hàm lượng
dioxin cao, trên ngưỡng cho phép, cần xử lý và không được sử dụng làm thực phẩm
và thức ăn cho chăn nuôi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<i>b) Mức độ ô nhiễm dioxin tại sân bay Phù Cát </i>


Sân bay Phù Cát thuộc địa phận tỉnh Bình Định, nằm trong tọa độ 13057’48”
vĩ độ Bắc, 1090<sub>03’57” kinh độ Đông với vị trí địa lý như sau: </sub>


- Phía bắc giáp xã Cáp Tân
- Phía Nam - xã Nhơn Thành
- Phía Đơng giáp quốc lộ 1A



- Phía Tây giáp xã An Nhơn, cáchTrung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng
28 km về phía Tây Bắc.


<b>Hình 1.3. Mặt bằng tổng thể sân bay Phù Cát </b>


<i>(Nguồn: Tác giả tổng hợp) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

khu nhiễm chất da cam/dioxin: khu chứa, nạp, khu rửa phương tiện sau phun rải.
Sau một thời gian dài, chất da cam/dioxin đã thấm sâu vào đất.


Theo Văn phòng 33/Hatfield/UNDP/Ban 10-80 (Hatfield/Ban 10-80 (1998,
2000, 2003, 2006, 2007) mức độ ô nhiễm dioxin tại khu vực sân bay Phù Cát như
sau:


Nồng độ dioxin tại khu vực kho chứa vẫn còn rất cao (tới 236.000 pg/g
TCDD) và nồng độ này tương đương với kết quả tìm thấy tại Biên Hòa và Đà Nẵng.
Cần xử lý lâu dài và liên tục đất tại khu vực này để làm giảm sự phơi nhiễm dioxin
tiềm tàng cho các công nhân làm việc trong sân bay và cộng đồng dân cư sống ở
gần khu sân bay.


Trong khu vực nạp và rửa, nồng độ dioxin thấp hơn rất nhiều và có lẽ khơng
có nguy cơ lớn đối với sức khỏe con người và môi trường. Tương tự như vậy mẫu
tại bể sa lắng và các hồ A, B và C có nồng độ dioxin thấp. Do đó, khơng đòi hỏi cần
khảo sát tiếp theo cũng như các biện pháp làm giảm ô nhiễm.


Các mẫu lấy tại các khu vực do Bộ Quốc phòng Mỹ giới thiệu (khu vực góc
Đơng Nam của sân bay), tuy nhiên các mẫu này đều có nồng độ dioxin thấp và tỷ lệ
TCDD trên tổng TEQ nhỏ (dưới 50%). Kết quả cho thấy khu vực này có lẽ khơng bị
sử dụng nhiều chất độc da cam trong thời gian chiến tranh, mà có thể đã được sử


dụng để làm văn phòng, doanh trại quân đội và các mục đích giải trí.


Đến năm 2011, trong khn khổ Dự án “Xử lý ô nhiễm môi trường tại những
điểm nóng ơ nhiễm nặng dioxin tại Việt Nam”, từ nguồn kinh phí Quỹ Mơi trường
tồn cầu (GEF) tài trợ thơng qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP),
Văn phòng Ban Chỉ đạo 33 (Chủ dự án) năm 2011-2012 đã tiến hành chôn lấp, cô
lập 7.500 m3<sub> đất và trầm tích nhiễm dioxin trên diện tích 2,06 ha. </sub>


<i>c) Mức độ ô nhiễm dioxin tại Sân bay Biên Hòa </i>


Sân bay Biên Hòa thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, có tọa độ: 105o<sub>58’30” vĩ </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

bay là căn cứ không quân và là sân bay quân sự lớn nhất Việt Nam nằm ở thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km.


Sân bay Biên Hòa là một căn cứ chính của chiến dịch Ranch Hand. Các
nghiên cứu trước đây cho thấy mức độ ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa rất cao
(Dự án Z1, Bộ Quốc Phịng, Cơng ty Hatfield và Ban 10-80, 2007).


<b>Hình 1.4. Mặt bằng tổng thể sân bay Biên Hịa </b>


<i>(Nguồn: Tác giả tổng hợp) </i>


Các khu ơ nhiễm trong sân bay quân sự Biên Hòa bao gồm Khu vực Pacer
Ivy (Góc phía Tây sân bay); Khu vực Tây Nam (Góc Tây Nam sân bay); Khu Nam
Z1 (bao gồm bãi chôn lấp Z1 và vùng xung quanh); Các hồ bên trong và bên ngoài
sân bay được xem là các nguồn ô nhiễm thứ cấp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

đất vùng sân bay thuộc loại đất chua,bạc màu, độ pH của đất phổ biến ở mức 4,5 –
5,5. Độ mùn thấp phổ biến ở 1–2%, thành phần cát chiếm tỷ trọng lớn (Lê Văn


Hồng và cs., 1998) . Điều này càng tạo điều kiện cho dioxin ngấm sâu và lan tỏa khi
có mưa.


Theo kết quả nghiên cứu do Bộ Quốc Phịng và chương trình 33 thực hiện
trong khuôn khổ của Dự án Z1 cho thấy hàm lượng dioxin trong đất và trầm tích
của khu vực Z1 là rất cao, với hàm lượng cao nhất là 410.000 ppt TEQ trong đất và
5470 ppt (theo trọng lượng khơ) trong trầm tích. Vào năm 2004-2005, tại hồ Cổng
2 hàm lượng cao nhất trong mẫu trầm tích thu được là 508 ppt TEQ. Trong kết quả
khảo sát vào tháng 1 năm 2008, tại khu Z1 tình trạng ơ nhiễm dioxin vẫn cịn rất
cao với hàm lượng cao nhất là 262.000 ppt TEQ. Các khu vực phía Tây Nam sân
bay và khu vực xung quanh Z1 hàm lượng dioxin trong nhiều mẫu đều vượt quá
1000 ppt TEQ. Kết quả tương tự được khảo sát tại vùng đất thấp ở cuối dốc của khu
Z1 nơi có hệ thống kênh rạch thốt nước, ao hồ với hàm lượng ơ nhiễm dioxin cao.
Để có thể xác định chính xác thể tích đất và trầm tích cần được xử lý cần có thêm
các chương trình khảo sát lấy mẫu và phân tích mẫu. Hàm lượng dioxin tại khu vực
Pacer Ivy phía Tây sân bay là tương đối cao, cho thấy có thể khu vực này đã được
quân đội Mỹ sử dụng để phun thuốc diệt cỏ trong chiến tranh. Hiện tại số lượng
mẫu thu được tại khu vực này còn hạn chế. Do diện tích khu vực rất lớn vào
khoảng 150.000m2<sub> hơn nữa cịn có khả năng lan tỏa dioxin cao nên cần tiếp tục </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>Bảng 1.2. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu từ năm 2000 của Bộ Quốc phòng, </b>
<b>Văn phòng 33 và Ban 10-80 </b>


<b>Tên dự </b>


<b>án </b> <b>Vị trí </b> <b>Loại mẫu </b>


<b>Số </b>
<b>mẫu </b>
<b>(n) </b>


<b>Nồng độ </b>
<b>trung bình </b>
<b>(tổng TEQ) </b>


<b>Khoảng nồng độ </b>
<b>(tổng TEQ) </b>
Dự án Z1


&
Chương
trình 33;
2000,
2001
Cơng ty
Hatfield
& Ban
10-
80,
2004-
05
Khu vực
Z1


Đất 50 18750 ppt nd – 410000 ppt
Trầm tích 3 2990 ppt 1380 – 5470 ppt
Hồ Cổng


2 Trầm tích 6 339 ppt 236 – 508 ppt


Khu


ruộng
gần hồ


Cổng
2


Đất 12 137 ppt nd – 412 ppt


Trầm tích 2 52 ppt 44 – 50 ppt


Hồ Biên
Hùng


Đất 8 83 ppt 5 – 256 ppt


Trầm tích 9 107 ppt 59 – 210 ppt


Khu
ruộng
phường


Quang
Vinh


Đất 7 50 ppt 26 – 108 ppt


Trầm tích 7 88 ppt 17 – 149 ppt


Hồ phía
Nam và


hồ Biên
Hùng


Trầm tích - - 36 – 833 ppt


Đất


- - nd - 425 ppt


Công ty
Hatfield
& Văn


Khu Z1 Đất 8 115390 ppt 109 – 262000


ppt
Góc Tây


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<b>Tên dự </b>


<b>án </b> <b>Vị trí </b> <b>Loại mẫu </b>


<b>Số </b>
<b>mẫu </b>
<b>(n) </b>
<b>Nồng độ </b>
<b>trung bình </b>
<b>(tổng TEQ) </b>


<b>Khoảng nồng độ </b>


<b>(tổng TEQ) </b>
phòng
33,
tháng
1 năm
2008
Khu
vực
Pacer
Ivy
(Góc
Tây
Nam
của
đường
bay)


Đất 11 2583 ppt 80,3 – 22800 ppt


Trầm tích 4 2835 ppt 1090 – 5970 ppt


Vành đai
khu Z1


Đất 30 1119 ppt 6,15 – 13300 ppt
Trầm tích 1 413 ppt


Ao hồ
xung
quang


khu Z1


Trầm tích 5 966 ppt 20,9 – 2240 ppt


<i>Nguồn: Báo cáo tổng kết về tình hình ơ nhiễm dioxin tại 3 điểm nóng (sân </i>
<i>bay Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát), 2010 – Văn phòng 33 </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>1.3. Tổng quan về cây cỏ Vetiver </b>


<i><b>1.3.1. Một số đặc điểm của cỏ Vetiver </b></i>


<i>Nguồn gốc </i>


Theo Paul Trương (1999), có hai lồi cỏ Vetiver được trồng để bảo vệ đất là


<i>Vetiveria zizanioides và Vetiveria nigritana. Tuy nhiên, loài V. zizanioides phân bố </i>


<i>trong vùng có khí hậu ẩm, trong khi lồi V. nigritana hiện diện ở những vùng có khí </i>
<i>hậu khô hơn (Chomchalow, 2006). Hai kiểu gen của loài Vetiveria zizanioides và </i>


<i>Vetiveria nigritana đã và đang được sử dụng: (i) Kiểu gen Bắc Ấn Độ: là loại cỏ </i>


<i>hoang dại và được gieo trồng bằng hạt. (ii) Kiểu gen Nam Ấn Độ: là loài cỏ có khả </i>
năng tạo màu mỡ cho đất thấp và là loài bất thụ. Ở Việt Nam, Vetiver được gọi là
<i>cỏ Hương bài hoặc cỏ Hương lau, có tên khoa học là Chrysopogon zizanioides L. </i>
Dựa trên hình dạng cây, hoa và đặc biệt là mùi thơm đặc trưng của bộ rễ, cỏ đã
<i>được đặt tên theo địa phương bao gồm ba giống như sau: (i) Giống Đồng Nai có </i>
<i>hoa tím, hạt lép khơng nảy mầm, rễ có mùi thơm đặc trưng của cỏ Vetiver. (ii) </i>
Giống Bình Phước có hoa tím, hạt lép khơng nảy mầm, hình dạng giống như Đồng
<i>Nai nhưng rễ khơng có mùi thơm. (iii) Giống Daklak có hoa tím, hạt lép khơng nảy </i>


mầm và rễ có mùi thơm đặc trưng như giống Đồng Nai (Lê Việt Dũng, 2016).


<i>Đặc điểm hình thái </i>


Về mặt hình thái, cỏ Vetiver rất giống như một bụi sả to, thân xếp vào nhau
tạo thành khóm dày đặc, vững chắc, chiều cao có thể tới 3-4 m. Từ gốc rễ mọc ra
nhiều chồi ở các hướng, phần trên không phân nhánh, phần dưới đẻ nhánh rất mạnh.
Thân lá mọc thẳng đứng, cứng, chịu được điều kiện ngập lũ cao trung bình 1 - 1,5 m,
khó phân biệt được thân và lá, phiến lá tương đối cứng, lá dài từ 40 - 90 cm, rộng 4 -
10 mm, lá nhẵn, mép lá nhám (Mekonnen, 2000). Các chồi non phát triển từ phần cổ
rễ nằm dưới mặt đất và khi bị đất lấp, rễ mới có thể mọc ra từ những đoạn thân trên
(Paul Trương và cs., 2008).


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

bức tường sinh học vô cùng hiệu quả trong việc ngăn cản sự dịch chuyển đất, lan
tỏa các chất ô nhiễm môi trường.


<b>Hình 1.5. Cỏ Vetiver lồi Chrysopogon zizanioides (L.) Nash </b>


<i>(Nguồn: Tác giả tổng hợp) </i>
<i>Đặc điểm sinh thái </i>


Cỏ Vetiver mọc tốt ở đất cát sâu, cỏ còn mọc trên đá vụn, đất cạn và cả đất
trũng ngập nước. Chúng mọc tốt nhất ở chỗ đất trống và thoát nước tốt. Cỏ Vetiver
chịu được những biến đổi lớn về khí hậu như hạn hán, ngập úng và khoảng dao
động nhiệt độ rất rộng, từ -22o<sub>C đến 55</sub>o<sub>C. Đặc biệt, cỏ Vetiver có khả năng chống </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<i><b>1.3.2. Tình hình nghiên cứu ứng dụng cỏ Vetiver trong xử lý ô nhiễm </b></i>
<i><b>môi trường </b></i>


Với những ưu việt về đặc tính hình thái, sinh thái, nhiều nghiên cứu về cỏ


Vetiver đã được thực hiện trong cơng tác phịng chống thiên tai, xói lở và xử lý ơ
nhiễm mơi trường.


<i>Xử lý ô nhiễm nước </i>


Với những đặc điểm nổi bật trên, cỏ Vetiver đã được nhiều công trình
nghiên cứu từ các quốc gia Trung Quốc, Thái Lan, Úc hay Việt Nam sử dụng
trong việc xử lý ô nhiễm môi trường nước như: xử lý nước thải sinh hoạt, nước
thải cơng nghiệp, nước thải rỉ rác.v.v. …Ngồi khả năng hấp thụ làm giảm hàm
lượng một số chất ô nhiễm trong nước thải, cỏ Vetiver còn có khả năng giảm
lượng nước thải ra môi trường.


Ở Việt Nam, Dương Thành Lam và cs (2014) đã trồng thử nghiệm cỏ
Vetiver để xử lý nước thải sinh hoạt của khu ký túc xá An Giang, tại trường Đại
học Nông Lâm. Sau một thời gian hàm lượng E.coli và Coliform giảm từ 80-90%,
trị số BOD giảm 70 - 90%, trị số COD giảm 40-60%, N- NH4 khử từ 80 - 95%,


P-PO4 hòa tan 14 - 70%; hạn chế được hiện tượng phú dưỡng hóa. Kết quả trên cho


thấy cỏ Vetiver có khả năng xử lý ơ nhiễm nước thải rất hiệu quả (Dương Thanh
Lam, 2014).


Trong một nghiên cứu khác, ứng dụng cỏ Vetiver trong xử lý nước thải từ
nhà máy chế biến lương thực đã được tiến hành nghiên cứu bởi Smeal và cs (2003).
Hiệu quả cho thấy rất cao, khối lượng nước thải xử lý được lên tới 1,4 triệu lít nước
thải/ngày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<i>Xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong đất </i>


Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa nhất về góc độ bảo vệ môi trường của cỏ


Vetiver là xác định được các ngưỡng chịu đựng của cỏ Vetiver đối với các điều kiện
đất xấu và nhiễm các kim loại nặng. Kết quả đó đã mở ra một hướng ứng dụng cỏ
Vetiver nhằm cải tạo và phục hồi đất bị ô nhiễm.


Theo nghiên cứu của Truong P. N. V (2004) thì ngưỡng chịu kim loại nặng
của cỏ Vetiver ở trong đất và trong cây cao hơn nhiều so với những loài thực vật
khác. Chẳng hạn, đối với nguyên tố Cd, ngưỡng độc của cỏ Vetiver từ 45 - 48
mg/kg, đối với các loài thực vật khác chỉ từ 5 – 20 mg/kg. Cỏ Vetiver cũng có
thể chịu đựng được hàm lượng Pb trong đất lớn hơn 1500 mg/kg và hàm lượng kim
loại này trong cây ở mức trên 78 mg/kg. Cũng trong nghiên cứu này, Truong cho
rằng sự phân bố kim loại nặng trong cỏ Vetiver có thể chia làm 3 nhóm:


- Rất ít As, Cd, Cr và Hg do rễ hấp thụ được chuyển lên thân lá (1 - 5%).


- Một lượng vừa phải Cu, Pb, Ni và Se do rễ hấp thụ được chuyển lên thân lá
(16 - 33%).


- Zn được phân bố đồng đều ở thân, lá và rễ (40%).


Năm 1998, Paul Truong và Baker đã thử nghiệm trồng cỏ Vetiver ở vùng đất
nhiễm Mn, độ pH của đất 3.3 và hàm lượng Mn trong cỏ tới 890mg/kg. Sau một
thời gian cho kết quả chứng minh rằng cỏ Vetiver có thể sinh trưởng, phát triển bình
thường ở đất nhiễm Mn với hàm lượng có thể thu hồi được đến 578 mg/kg.


Tại Australia, để phục hồi đất tại các mỏ than cũ người ta đã sử dụng 5 loài
<i>thực vật làm thí nghiệm, đó là cỏ Vetiver (Chrysopogon zizanioides L), Xạ tử biển </i>
<i>(Sporobolus virginicus), cây sậy (Phragmites australis), cây cỏ nến (Typha </i>


<i>domingensis) và loài Sarcocornia spp. Đất ở khu vực này có hàm lượng Na và độ </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<i>marine couch cịn sống sót. Khi có che phủ và bón phân đã làm tăng khả năng sinh </i>


trưởng của cỏ Vetiver và đạt 2 tấn/ha. (Truong P. N. V, 1996).


Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tiến Cư và các cộng sự thuộc Viện
Công nghệ Môi trường (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) năm 2008, trồng cỏ


<i>Chrysopogon zizanioides trên đất ô nhiễm Pb với hàm lượng Pb từ 1400,50 ppm </i>


đến 2530,00 ppm trong đất, cỏ Vetiver vẫn phát triển tốt sau 90 ngày. Hàm lượng
Pb tích luỹ trong rễ đạt từ 509,42 ppm đến 2311,53 ppm và có một phần nhỏ Pb
được vận chuyển lên thân cỏ (từ 2,73 ppm đến 40,24 ppm).


Kết quả nghiên cứu của Võ Văn Minh, 2010 chỉ ra rằng cỏ Vetiver có khả
năng sinh trưởng và phát triển tốt dưới ảnh hưởng của hàm lượng Cr từ 150-200
ppm. Sau 7 ngày xử lý hàm lượng Cr còn lại trong đất là 37,8 - 45,7%.


<i>Xử lý ô nhiễm dioxin </i>


Dioxin là hợp chất hữu cơ tồn lưu độc hại kéo dài nhiều thập kỷ, khó phân
hủy, khơng thối hóa dễ dàng và có tác động mạnh mẽ tới sức khỏe con người, đặc
biệt gây nên nhiều bệnh tật nguy hiểm như ung thư, các bệnh bẩm sinh, các bệnh do
rối loạn chuyển hóa... Khơng chỉ là tác nhân gây ung thư, dioxin còn gây suy giảm
miễn dịch, tai biến sinh sản, dị tật bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ. Cho đến nay, Việt
Nam là một trong số các nước trên thế giới bị ảnh hưởng dioxin nặng nề nhất. Có
rất nhiều phương pháp khác nhau để xử lý dioxin như công nghệ chôn lấp tích cực,
nghiền bi, cơng nghệ khắc phục bằng vi sinh vật và công nghệ giải hấp nhiệt trong
mố (GEF/ UNDP, 2013). Tuy nhiên, những công nghệ tiên tiến này có giá thành rất
cao và chỉ phù hợp trong xử lý các điểm nóng với hàm lượng dioxin cao. Hiện nay
phương pháp sử dụng thực vật là phương pháp đang được nhiều nhà khoa học quan


tâm hiện nay bởi hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35></div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<b>CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>
<b>2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu </b>


<i><b>2.1.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>


<i>- Thực vật sử dụng nghiên cứu là cỏ Vetiver loài Chrysopogon zizanioides </i>
(L.) Nash


- Đất ơ nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai.
<i><b>2.1.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>


 <b>Phạm vi về không gian: </b>


Khu vực nghiên cứu là các lơ thí nghiệm của Đề tài “Nghiên cứu khả năng
giảm nhẹ ơ nhiễm chất độc hóa học/dioxin của cỏ Vetiver - Áp dụng thử nghiệm tại
sân bay Biên Hịa”, có diện tích 300m2<sub>, nằm cuối đường băng phía Tây Nam, trong </sub>


khu vực Pacer Ivy, sân bay Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, được giới hạn bởi các tọa độ
khép góc trong bảng 2.1.


<b>Bảng 2.1. Tọa độ các điểm mốc khu vực thí nghiệm </b>


<b>TT </b> <b>Điểm mốc </b> <b>Kinh độ Đông </b> <b>Vĩ độ Bắc </b>


1 A 106048’19.60” 10058’10.39”


2 B 106048’19.30” 10058’10.38”



3 C 106048’19.20” 10058’10.30”


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<b>Hình 2.1. Khu vực khảo sát và tiến hành thí nghiệm đƣợc lựa chọn </b>


<i>(Nguồn: Tác giả tổng hợp) </i>
 <b>Phạm vi về nội dung: </b>


Nghiên cứu thử nghiệm khả năng xử lý, giảm nhẹ ô nhiễm dioxin trong đất
<i>của cỏ vetiver loài Chrysopogon zizanioides (L.) Nash nằm cuối đường băng phía </i>
Tây Nam, trong khu vực Pacer Ivy tại sân bay Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.


<b>2.2. Thời gian nghiên cứu </b>


Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 01/2018 đến tháng 03/2019 tại sân bay
Biên Hòa. Trong quá trình thực hiện đề tài, tiến hành thực địa 2 đợt tại địa điểm
nghiên cứu, cụ thể:


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

- Đợt 2: Từ ngày 05/10/2018 đến ngày 11/10/2018


Tháng 10 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019, xử lý số liệu, viết báo cáo và bảo
vệ luận văn.


<b>2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu </b>


<i><b>2.3.1. Phương pháp tổng hợp và kế thừa </b></i>


- Thu thập tài liệu đã có liên quan đến các phương pháp và nội dung nghiên
cứu của đề tài;


- Phân tích, lựa chọn các phương pháp nghiên cứu phù hợp;



- Phân tích, tổng hợp các kết quả nghiên cứu, các tư liệu liên quan đến nội
dung của đề tài.


<i><b>2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm </b></i>


Sử dụng máy xúc để cày xới khu vực nghiên cứu với diện tích 300 m2 lên
khoảng 60 cm và trộn đảo trộn nhằm đảm bảo hàm lượng dioxin tương đối đồng
đều trên các lơ thí nghiệm. Nhặt cỏ dại và đá sỏi rồi san phẳng lại lơ thí nghiệm
trước khi tiến hành lấy mẫu ban đầu (hình 2.2).


<b>Hình 2.2. Cày xới, đảo trộn và san đất </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

Để đảm bảo việc đánh giá tính hiệu quả của cỏ Vetiver trong việc giảm
thiểu ô nhiễm chất độc hóa học/dioxin, Đề tài đã thiết kế, chia khu vực nghiên cứu
thành 03 lơ thí nghiệm sau khi loại bỏ cỏ dại, đá sỏi, cày xới và trộn đều, mỗi một
lơ có diện tích khoảng 100 m2<sub>. </sub>


Lơ 1: Trồng cỏ Vetiver có bón chế phẩm sinh học DECOM1
Lô 2: Trồng cỏ Vetiver không bón chế phẩm sinh học DECOM1
Lơ 3: Đất trống (lô đối chứng).


<i>Quan trắc sinh trường cỏ </i>


Khả năng sinh trưởng và thích nghi của cây cỏ sẽ được theo dõi định kỳ 1
tháng 1 lần: đếm nhánh và đo chiều cao trên 30 điểm mỗi lơ thí nghiệm.


<i><b>2.2.2. Phương pháp lấy và gia công mẫu ngoài thực địa </b></i>


 <b>Phƣơng pháp lấy mẫu đất </b>



<i>*Lấy mẫu đất: </i>


- Lấy 10 mẫu thành phần (10 lỗ khoan) hợp lại thành một mẫu trình tự tuân
theo các bước trong quy trình chuẩn (hình 2.3).


- Sau mỗi mẫu, tất cả dụng cụ lấy mẫu bao gồm lưỡi khoan, khay và thìa lấy
mẫu đều được rửa 3 lần bằng nước cất, tiếp đó rửa 3 lần bằng acetone và cuối cùng
rửa 3 lần bằng n-hexane.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>Hình 2.3. Sơ đồ lấy mẫu đất và mẫu sinh phẩm </b>


<i>*Gia công mẫu đất tại hiện trường: </i>


- Đồng nhất các mẫu thành phần bằng cách nghiền nhỏ đất và sàng qua sàng
có kích cỡ mắt 2 mm.


- Sau khi đất mịn, mẫu đất được rải đều trên khay đựng, chia thành 30 ô
(6*5), lần lượt dùng thìa xúc đất từng ơ cho vào lọ hoặc túi nilong zipper, mỗi mẫu
khoảng 0,5 - 1 kg đất/mẫu


- Sau khi lấy, mẫu được trữ lạnh trong thùng đựng và vận chuyển về phịng
thí nghiệm.


<b>Phƣơng pháp lấy mẫu sinh phẩm </b>


- Tương tự như mẫu đất, mỗi lơ thí nghiệm lấy 3 mẫu chồi và 3 mẫu rễ, mỗi
mẫu bao gồm 10 mẫu thành phần hợp lại thành 1 mẫu.


<i>*Lấy mẫu chồi: </i>



- Cắt chồi non của cỏ Vetiver ở từng lơ trồng cỏ tại các vị trí đã thiết kế sẵn,
giống với vị trí lấy mẫu đất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

- Sau khi cắt, chồi được sàng lọc lại để loại bỏ những lá không đạt tiêu chuẩn,
chồi được cắt thành từng đoạn dài khoảng 5 - 7 cm, sau đó rửa sạch bằng nước,
tráng bằng nước cất, aceton và hexan, để ráo nước trước khi cho vào túi zip.


- Mẫu được bảo quản lạnh và vận chuyển về phịng thí nghiệm để gia cơng và
phân tích.


- Số lượng mẫu phân tích: lấy 3 mẫu, mỗi lô 1 mẫu


<i>*Lấy mẫu rễ: </i>


- Dùng cuốc, xẻng và các dụng cụ chuyên dụng khác như bay, kéo để đào và
lấy mẫu rễ ở vị trí lấy mẫu đã được thiết kế và định sẵn.


- Khối lượng rễ của mỗi mẫu khoảng 0,41 – 0,63 kg được lấy từ 10 vị trí khác
nhau hợp lại thành 1 mẫu; mỗi lô trồng cỏ lấy 3 mẫu.


- Rễ sau đó được rửa sạch bằng nước máy, tráng rửa bằng nước cất, aceton
và hexan, sau đó để ráo nước rồi cho vào túi zip.


- Mẫu được bảo quản lạnh và vận chuyển về phịng thí nghiệm để phân tích.
- Số lượng mẫu phân tích: lấy 3 mẫu, mỗi lơ 1 mẫu.


<i><b>2.2.3. Phương pháp phân tích mẫu dioxin/furan </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

chỉnh để phù hợp với các trang thiết bị tiên tiến có sẵn và đã được kiểm chứng


trước khi đưa vào sử dụng.


<i>Xử lý mẫu </i>


Xử lý mẫu bao gồm 3 bước chính là chiết mẫu, làm giàu và làm sạch mẫu.
Mẫu sau khi được làm khô và nghiền đến kích thước phù hợp sẽ được chiết Soxhlet
với dung môi hoặc phân hủy bằng HCI và chiết lỏng - rắn. Trước khi chiết, bổ sung
dung dịch chuẩn đánh dấu vào mẫu để đánh giá hiệu suất thu hồi của quá trình
chiết. Sau khi chiết, thêm vào dịch chiết dung dịch chuẩn làm sạch 37


Cl4 - 2,3,7,8 -


TCDD để đánh giá hiệu quả của quá trình làm sạch. Quá trình làm sạch mẫu có thể
bao gồm việc xử lý mẫu bằng axit, bazơ, muối, silicagel, nhôm oxit và than hoạt
tính.


<i>Phân tích trên máy sắc ký khối phổ (GC-MS)</i>


Sau khi làm sạch, cô cạn dịch chiết cho đến gần khô. Cho vào dịch chiết chất
nội chuẩn trước khi phân tích trên GC, một thể tích dịch chiết nhất định sẽ được
bơm vào máy sắc ký khí. Các chất phân tích sẽ được tách và phát hiện bằng thiết bị
sắc kí khí - khối phổ. Hai mảnh ion m/z sẽ được ghi cho mỗi chất phân tích.


Các PCDD/PCDF được nhận biết bằng cách so sánh thời gian lưu trong sắc
kí khí và tỷ số cường độ ion của hai m/z chính xác có thời gian lưu tương ứng của
chất chuẩn kiểm tra và tỷ số cường độ ion của hai m/z chính xác thu được hay dựa
trên lý thuyết của các chất chuẩn kiểm tra. Các đồng phân hoặc đồng loại khơng
có clo thế ở vị trí 2,3,7,8 được nhận biết khi thời gian lưu và tỷ số cường độ ion
trùng với các giới hạn được định rõ từ trước. Đặc trưng đồng loại cho 2,3,7,8 -
TCDD và 2,3,7,8 -TCDF sẽ được xác định khi sử dụng cột GC, có thể tách được


những đồng loại này ra khỏi các đồng phân tetra khác.


<i>Tính tốn kết quả</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

- Đối với 15 PCDD/PCDF có clo thế ở vị trí 2,3,7,8 có chất chuẩn đánh dấu
tương ứng, hệ thống GC/MS được hiệu chuẩn, nồng độ của mỗi hợp chất được
xác định bằng cách sử dụng pha loãng đồng vị.


- Đối với 1,2,3,7,8,9 - HxCDD, OCDF và các hợp chất đánh dấu, hệ thống
GC/MS được hiệu chuẩn, nồng độ của mỗi hợp chất được xác định bằng cách sử
dụng nội chuẩn.


- Đối với đồng phân khơng có clo thế ở vị trí 2,3,7,8 và tất cả đồng phân có
cùng mức clo hóa (ví dụ tổng TCDD), nồng độ được xác định bằng sử dụng hệ số
đáp ứng từ đường chuẩn các PCDD/PCDF có cùng mức clo hóa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<b>Hình 2.4. Quy trình phân tích dioxin và furan (PCDD/Fs) trong mẫu rắn. </b>
<i><b>2.2.4. Phương pháp phân tích xử lý số liệu </b></i>


Các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn được tính tốn bằng phần mềm
Microsoft Excel 2010. Sự khác biệt về hàm lượng dioxin trong đất, trong các mô
thực vật giữa các đợt thí nghiệm và giữa các lơ thí nghiệm; khác biệt về hàm lượng
dioxin giữa các mô rễ, chồi cỏ được đánh giá bằng cách phân tích phương sai một


<b>Mẫu khô </b>


(2g mẫu đã đồng nhất)


<b>Cột silica gel đa tầng </b>



<b>Cột Alumina </b>


<b>Than hoạt tính </b>


<b>Cơ cạn mẫu (thổi khí nitơ </b>
làm bay hơi dung môi)


<b>HRGC/HRMS </b>
(MS độ phân giải > 10.000)
Chuẩn thu hồi


13<sub>C-PCDD/Fs </sub>


Dd chuẩn sạch


<b>Bay hơi dung môi </b>
(cô cạn dịch chiết)
<b>Chiết lỏng chịu áp – PLE </b>


(hoặc chiết Soxhlet)
Chất nội chuẩn


13


C-PCDD/Fs


<i><b>Hệ thống </b></i>


<i><b>làm sạ</b></i>



<i><b>ch F</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

nhân tố (ANOVA) và khi có sự sai khác, chương trình so sánh nhiều biến
Student-Newman-Keuls sẽ được sử dụng để kiểm định sự khác biệt có ý nghĩa hay khơng.
Các phân tích này được tiến hành trên phần mềm thống kê chuyên dụng GraphPad
InStat.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<b>CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN </b>


<b>3.1. Khả năng sinh trƣởng và thích nghi của cây cỏ Vetiver trên đất ơ nhiễm </b>
<b>chất độc hóa học dioxin </b>


<b>Hình 3.1. Sinh trƣởng của cỏ (chiều cao thân) theo thời gian </b>


Hầu hết cỏ được trồng có tỉ lệ sống rất cao, đạt khoảng 96%, sự sinh trưởng
của cỏ được theo dõi thường xuyên 2 tuần đo một lần đối với cả 2 lơ thí nghiệm
(Hình 3.1).


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

lên 104,7 cm ở lơ 1 (có bón chế phẩm sinh học DECOM1) và từ 40 cm lên 97,5 cm
ở lơ 2. Điều này chứng tỏ rằng cây có khả năng sinh trưởng tốt trong môi trường đất
nghèo dinh dưỡng và nhiễm độc.


Những tháng tiếp theo, cỏ tiếp tục tăng trưởng về chiều cao, tuy nhiên sự tăng
trưởng chậm hơn so với thời gian đầu. Cụ thể là từ tháng thứ 2 tới tháng thứ 4 cỏ
Vetiver có tốc độ sinh trưởng chậm và gần như không sai khác nhau nhiều trong cả
hai lô. Tới tháng thứ 5 cây tiếp tục sinh trưởng và đạt chiều cao tối đa vào tháng thứ
8, chiều cao cây vào thời gian này xấp xỉ khoảng 200 cm gấp 8 lần so với giai đoạn
đầu. Đặc biệt, vào tháng thứ 5, cỏ Vetiver đã ra hoa ở một số khóm và đến tháng
thứ 7 và 8 (Hình 3.2) cỏ mới ra hoa đồng loạt và sau thời gian này là thời kỳ cỏ
dừng sinh trưởng với sự xuất hiện của các lá vàng úa.



<b>Hình 3.2. Cỏ Vetiver ra hoa đồng loạt </b>


<i>(Nguồn: Ngô Thị Thúy Hường, 2016) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

chiều cao tăng dần lên cho đến tháng thứ 18 (tháng 5/2016) thì đạt chiều cao xấp xỉ
lúc 6 tháng (tháng 5/2015).


<b>Hình 3.3. Cỏ Vetiver sau 48 tháng trồng </b>


<i>(Nguồn: Tác giả tổng hợp) </i>


Theo kết quả tổng hợp từ Lê Anh Phương và Hoàng Lê Lộc, đến đợt khảo sát
lấy mẫu lần thứ 4 vào tháng 10 năm 2018 theo số liệu khảo sát được cỏ có chiểu cao
ổn định xấp xỉ khoảng 220 cm và đang bước vào thời kỳ dừng sinh trưởng có một
số lá vàng úa xuất hiện, cỏ chuẩn bị chuyển giao từ chu kỳ sinh trưởng cũ sang chu
kỳ sinh trưởng mới trong thời gian sắp tới (Hình 3.3).


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<b>3.2. Biến động hàm lƣợng dioxin trong mẫu cỏ và đất </b>


<i><b>3.2.1. Hàm lượng các chất dioxin/furan trong mẫu khảo sát </b></i>


Kết quả phân tích dioxin trong mẫu khảo sát (mẫu đất trước khi trồng cỏ) có
sự phân bố khơng đồng đều khoảng 89% (8 trong 9 mẫu) có hàm lượng dioxin vượt
quá 1.000 ppt TEQ (Giới hạn định lượng của dioxin trong đất cần khoanh vùng và
xử lý theo TCVN 8183: 2009) (Bảng 3.1).


<b>Bảng 3.1. Hàm lƣợng dioxin/furan (pg WHO-TEQ/g trọng lƣợng khô) </b>
<b>trong đất trƣớc khi trồng cỏ (mẫu trắng) </b>



<b>Kí hiệu mẫu </b> <b>2,3,7,8-TCDD </b> <b>TEQwho</b> <b>%TCDD </b>


MT1 1,221 1,235 98,9


MT2 1,143 1,169 97,7


MT3 686 695 98,7


<b>Trung bình lơ 1 </b> <b>1,017 </b> <b>1,033 </b> <b>98,5 </b>


MT4 1,059 1,072 98,8


MT5 2,782 2,796 99,5


MT6 1,618 1,626 99,5


<b>Trung bình lơ 2 </b> <b>1,819 </b> <b>1,831 </b> <b>99,3 </b>


MT7 4,414 4,425 99,7


MT8 2,815 2,832 99,4


MT9 1,624 1,632 99,5


<b>Trung bình lơ 3 </b> <b>2,950 </b> <b>2,961 </b> <b>99,6 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

Hàm lượng dioxin trong mẫu khảo sát ban đầu của lô 1 và lơ 2 có xu hướng
thấp và ít biến động hơn lô 3 nên được chọn cho việc trồng cỏ thí nghiệm (Lơ 1:
nghiệm thức 1, cỏ có bổ sung chế phẩm DECOM1; Lô 2: nghiệm thức 2, cỏ khơng
bổ sung DECOM1), cịn lơ 3 khơng trồng cỏ làm đối chứng. Tuy nhiên, hàm lượng


này chỉ mang tính tham khảo và phục vụ cho việc xác định địa điểm thí nghiệm ban
đầu trước khi tiến hành trồng cỏ. Vì vậy việc nghiên cứu khả năng xử lý dioxin
trong đất của cỏ Vetiver sẽ dựa trên việc so sánh kết quả phân tích dioxin của các
đợt thu mẫu kiểm tra định kỳ sau khi trồng cỏ 6 tháng, 11 tháng, 18 tháng và 48
tháng (đợt 1, đợt 2, đợt 3 và đợt 4).


<i><b>3.2.2. Biến động hàm lượng các chất dioxin/furan trong cỏ Vetiver </b></i>


<i> Biến động hàm lượng các chất dioxin/furan trong rễ cỏ Vetiver </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<b>Bảng 3.2. Hàm lƣợng dioxin/furan (ppt TEQ) trong mẫu rễ qua các đợt </b>


<b>Thời gian </b> <b>Mẫu </b> <b></b>


<b>2,3,7,8-TCDD </b> <b>TEQwho</b> <b>%TCDD </b> <b>Nguồn </b>


<b>Mẫu KS </b>
<b>(T11/2014) </b>


TB MT 0,08 0,83 9,58


<i>Báo cáo </i>
<i>tổng kết đề </i>
<i>tài “Nghiên </i>


<i>cứu khả </i>
<i>năng giảm </i>
<i>nhẹ ô nhiễm </i>
<i>chất độc hóa </i>
<i>học/dioxin </i>



<i>của cỏ </i>
<i>Vetiver – Áp </i>


<i>dụng thử </i>
<i>nghiệm tại </i>
<i>sân bay Biên </i>


<i>Hòa” </i>


<b>Đợt 1 </b>
<b>(T5/2015) </b>


TB lô 1 431 435 99,1


TB lô 2 964 972 99,1


<b>Đợt 2 </b>
<b>(T10/2015) </b>


TB lô 1 226 229 98,9


TB lô 2 647 652 99,2


<b>Đợt 3 </b>
<b>(T5/2016) </b>


TB lô 1 314 319 98,6


TB lô 2 1082 1091 99,1



<b>Đợt 4 </b>
<b>(T10/2018) </b>


TB lô 1 99 100 98,8 <i>Tổng hợp </i>


<i>kết quả phân </i>
<i>tích 2019 </i>


TB lơ 2 128 130 98,5


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

là hàm lượng dioxin hấp thụ vào rễ cỏ ở lô 1 thấp hơn và giảm mạnh hơn lơ 2.
Ngồi vai trị của VSV, có thể do chu kỳ sinh trưởng của cây cỏ và đặc biệt là do cơ
chế sinh hóa của cỏ Vetiver trong việc chống lại sự nhiễm độc của dioxin. Một phần
dioxin được hấp thụ trong rễ có thể bị đào thải, một phần được vận chuyển lên chồi,
lá và một phần có thể được chuyển hóa thành các chất ít độc hơn trong q trình
trao đổi chất của cây cỏ. Sang đến đợt thu mẫu thứ 3 hàm lượng dioxin trong rễ lại
tăng lên một lượng đáng kể và khơng có sự sai khác giữa mẫu rễ ở đợt 1 và đợt 3 (p
> 0,05). Điều này có thể lý giải là do cỏ Vetiver là cây vùng nhiệt đới, chính vì vậy
vào mùa mưa, cây sinh trưởng phát triển mạnh nhất, khả năng tích lũy dioxin trong
cây cũng tốt nhất trong giai đoạn sinh trưởng tích cực này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

thích khi cây bắt đầu trồng trong mơi trường ơ nhiễm, thực vật hấp thu nhiều các
chất ô nhiễm từ môi trường đất và sau đó dần dần mới bắt đầu có những cơ chế
thích nghi và thải độc, giúp cho cây dần thích ứng trong mơi trường ơ nhiễm này.
Vào giai đoạn sau, sinh trưởng của cây bắt đầu chậm lại cùng với đó là khả năng
thích nghi và thải độc của cây hồn thiện hơn, chính điều này làm cho hàm lượng
dioxin trong rễ cỏ giảm đi một cách rõ rệt.


Chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng rằng, hàm lượng dioxin trong rễ cỏ lô 2


luôn cao hơn lô 1 (Bảng 3.2). Điều này có thể lý giải bởi việc bổ sung chế phẩm
DECOM1 nhằm kích thích và gia tăng sự tăng trưởng của hệ vi khuẩn bản địa tại
vùng quyển rễ, từ đó góp phần làm gia tăng sự hoạt động của các VSV trong quyển
rễ tại lô 1 mạnh mẽ hơn lơ 2 và chính sự hoạt động này đã góp phần phân hủy
dioxin trong đất vùng quyển rễ, do đó rễ hấp thụ ít dioxin hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

<i> Biến động hàm lượng các chất dioxin/furan trong chồi cỏ Vetiver </i>
<b>Bảng 3.3. Hàm lƣợng dioxin/furan (ppt TEQ) trong mẫu chồi qua các đợt </b>
<b>Thời gian </b> <b>Mẫu </b> <b></b>


<b>2,3,7,8-TCDD </b> <b>TEQwho</b> <b>%TCDD </b> <b>Nguồn </b>


<b>Mẫu KS </b>
<b>(T11/2014) </b>


TB MT - 0,164 -


<i>Báo cáo tổng </i>
<i>kết đề tài </i>
<i>“Nghiên cứu </i>


<i>khả năng </i>
<i>giảm nhẹ ơ </i>
<i>nhiễm chất </i>
<i>độc hóa </i>
<i>học/dioxin </i>
<i>của cỏ Vetiver </i>
<i>– Áp dụng thử </i>


<i>nghiệm tại </i>


<i>sân bay Biên </i>


<i>Hịa” [5] </i>


<b>Đợt 1 </b>
<b>(T5/2015) </b>


TB lơ 1 20,77 26,22 86,2


TB lô 2 45,99 228 40,4


<b>Đợt 2 </b>
<b>(T10/2015) </b>


TB lô 1 2,87 2,91 98,6


TB lô 2 5,73 6,34 92,7


<b>Đợt 3 </b>
<b>(T5/2016) </b>


TB lô 1 3,34 3,36 99,2


TB lô 2 6,29 6,31 99,6


<b>Đợt 4 </b>
<b>(T10/2018) </b>


TB lô 1 1,08 1,08 100 <i><sub>Tổng hợp kết </sub></i>



<i>quả phân tích </i>
<i>2019 </i>


TB lơ 2 1,36 1,36 100


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

trong quyển rễ ở lô 1 nhiều hơn ở lô 2 dẫn đến hàm lượng dioxin trong rễ cỏ ở lô 1
thấp hơn và kết quả là hàm lượng dioxin trong chồi cỏ ở lô 1 cũng thấp hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

có thể thấy trong 17 chất đồng loại độc của dioxin, các chất ít độc và ít bền vững
hơn TCDD dần bị phân giải, do vậy, hàm lượng TCDD càng ngày càng trở nên chi
phối tuyệt đối trong nhóm 17 chất đồng loại độc được phân tích.


Tóm lại, với các kết quả đã thu được và các luận giải ở trên, bước đầu có thể
khẳng định cỏ Vetiver có khả năng hấp thụ dioxin vào trong rễ và chồi của chúng và
cường độ hấp thụ phụ thuộc vào chu kỳ sinh trưởng của cỏ, hấp thụ mạnh trong giai
đoạn sinh trưởng tích cực, và khả năng biến đổi để thích nghi với mơi trường nhiễm
độc dioxin của cỏ Vetiver.


<i><b>3.2.3. Biến động hàm lượng các chất dioxin/furan trong đất </b></i>


<b>Bảng 3.4. Hàm lƣợng dioxin /furan (ppt TEQ) trong mẫu đất qua các đợt </b>
<b>Thời gian </b> <b>Mẫu </b> <b></b>


<b>2,3,7,8-TCDD </b> <b>TEQwho</b> <b>%TCDD </b> <b>Nguồn </b>


<b>Đợt 1 </b>
<b>(T5/2015) </b>


TB lô 1 1794 1840 97,5



<i>Báo cáo tổng </i>
<i>kết đề tài </i>
<i>“Nghiên cứu </i>
<i>khả năng giảm </i>


<i>nhẹ ô nhiễm </i>
<i>chất độc hóa </i>
<i>học/dioxin của </i>
<i>cỏ Vetiver – Áp </i>


<i>dụng thử </i>
<i>nghiệm tại sân </i>
<i>bay Biên Hòa” </i>


<i>[4] </i>


TB lô 2 3086 3119 98,9


TB lô 3 4164 4213 98,9


<b>Đợt 2 </b>
<b>(T10/2015) </b>


TB lô 1 1095 1118 97,9


TB lô 2 2578 2616 98,6


TB lô 3 3466 3501 99,0


<b>Đợt 3 </b>


<b>(T5/2016) </b>


TB lô 1 1106 1138 97,2


TB lô 2 2343 2383 98,4


TB lô 3 4829 4873 99,1


<b>Đợt 4 </b>
<b>(T10/2018) </b>


TB lô 1 805 830 97,0


<i>Tổng hợp kết </i>
<i>quả phân tích </i>


<i>2019 </i>


TB lơ 2 1550 1592 97,4


TB lô 3 4840 4881 99,2


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

giảm nhanh như trước và có dấu hiệu chững lại. Thể hiện rõ điều đó nhất là ở lơ 1
khi hàm lượng dioxin gần như không giảm, lô 2 vẫn tiếp tục giảm khoảng 9%. Kể
từ đợt 1 tới đợt 3 (18 tháng) thì lơ 1 (giảm khoảng 38% so với đợt 1) có hàm lượng
dioxin giảm nhiều hơn so với lô 2 (khoảng 24% so với đợt 1). Có thể lý giải được
điều này là do lơ 1 được bổ sung chế phẩm DECOM1 kích thích sự tăng trưởng của
VSV nhằm mục đích tăng hiệu quả xử lý dioxin của cỏ Vetiver. Tuy nhiên, khi xét
về giá trị giảm tuyệt đối thi lô 2 lại giảm nhiều hơn lô 1 (736 ppt TEQ so với 702
ppt TEQ) điều này có thể lý giải là do hàm lượng dioxin ban đầu ở lô 2 cao hơn 1,7


lần so với lô 1. Ở lô đối chứng hàm lượng dioxin khơng có q nhiều thay đổi so
với ban đầu (p > 0,05).


Sang đến đợt thu mẫu thứ 4, sau khi tiến hành thu mẫu để kiểm tra sự biến
động của hàm lượng dioxin trong cỏ sau 18 tháng, mẫu lại được lấy sau đó 20
tháng, chúng ta thấy hàm lượng dioxin trong mẫu đất vẫn tiếp tục giảm đều. (Bảng
3.4, Hình 3.6)


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58></div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<b>3.3. Tƣơng quan giữa hàm lƣợng dioxin trong đất và hàm lƣợng dioxin tích </b>
<b>lũy trong cây cỏ Vetiver </b>


<i><b>3.3.1. Tương quan giữa hàm lượng dioxin trong đất và hàm lượng dioxin </b></i>
<i><b>tích lũy trong rễ cỏ </b></i>


Sử dụng phần mềm thống kê GraphPad InStat để kiểm định mối tương quan
giữa hàm lượng dioxin trong đất và trong rễ có thấy có mối tương quan chặt chẽ
giữa hàm lượng dioxin trong đất và hàm lượng dioxin trong rễ cỏ Vetiver ở lô 1 và
lơ 2 (Hình 3.7 và 3.8). Tại lơ 1, biểu hiện mối tương quan chặt chẽ giữa hàm lượng
dioxin trong đất với hàm lượng dioxin tích lũy trong rễ cỏ (p < 0,05), với hệ số
tương quan R = 0,82, thể hiện sự ảnh hưởng quan trọng của hàm lượng dioxin trong
đất đối với sự hấp thụ vào trong rễ cỏ Vetiver.


<b>Hình 3.7. Sự tƣơng quan giữa hàm lƣợng dioxin trong đất và trong rễ cỏ </b>
<b>Vetiver của lô 1 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

nhanh hơn so với lô khác tương ứng với hệ số tương quan cũng cao hơn. Như vậy
đối với đất được bổ sung chế phẩm DECOM1 đã hỗ trợ sự tăng trưởng của khu hệ
vi sinh vật bản địa trong quyển rễ đã góp phần hỗ trợ cho cây cỏ Vetiver trong việc
làm giảm hàm lượng dioxin trong đất.



<b>Hình 3.8. Sự tƣơng quan giữa hàm lƣợng dioxin trong đất và trong rễ cỏ </b>
<b>Vetiver của lô 2 </b>


Qua kết quả phân tích tương quan giữa hàm lượng dioxin trong đất và trong
rễ cỏ ở cả 2 lơ thí nghiệm cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa hàm lượng dioxin
trong đất và trong rễ, hay nói cách khách, hàm lượng dioxin trong rễ cỏ phản ánh
mức độ ô nhiễm của dioxin trong môi trường đất tại đó. Kết quả này, cùng với sự
giảm hàm lượng dioxin trong đất tại các lơ thí nghiệm một lần nữa chứng minh rằng
cỏ Vetiver có khả năng làm giảm nhẹ ô nhiễm dioxin trong đất.


<i><b>3.3.2. Tương quan giữa hàm lượng dioxin trong đất và hàm lượng dioxin </b></i>
<i><b>tích lũy trong chồi cỏ </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<b>Hình 3.9. Sự tƣơng quan giữa hàm lƣợng dioxin trong đất và trong chồi cỏ </b>
<b>Vetiver của lô 1 </b>


Tại lô 2, đất không được bổ sung chế phẩm DECOM1, cũng tìm thấy mối
tương quan giữa hàm lượng dioxin trong đất và trong chồi cỏ Vetiver (p < 0,05) với
hệ số tương quan R = 0,68 (Hình 3.10).


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

Nhìn chung, cả 2 lơ thí nghiệm đều cho thấy có mối tương quan giữa hàm
lượng dioxin trong đất và trong chồi cỏ. Tuy nhiên, ở lơ 1 do được bón chế phẩm
DECOM 1 đã hỗ trợ sự tăng trưởng của khu hệ VSV trong quyển rễ, từ đó là sự hấp
thụ dioxin vào rễ cỏ và sự vận chuyển lên chồi cỏ. Tiếp sau đó, dioxin có thể được
chuyển hóa thành các chất ít độc hơn trong q trình trao đổi chất của cây cỏ và nhờ
hoạt động của các vi sinh vật.


Như vậy, tại lô 1 do được bổ sung thêm DECOM1, nên có mối tương quan
giữa hàm lượng dioxin trong đất và trong cỏ Vetiver chặt chẽ hơn, mối tương quan
xuất hiện cả ở rễ và chồi cỏ. Trong khi ở lô 2, mối tương quan giữa hàm lượng


dioxin trong đất và hàm lượng dioxin trong rễ và chồi cỏ được thể hiện ở mức
tương quan yếu hơn, tuy nhiên vẫn có ý nghĩa về mặt thống kê.


Từ những kết quả trên có thể rút ra kết luận, có mối tương quan chặt chẽ giữa
hàm lượng dioxin trong đất và hàm lượng dioxin trong rễ và chồi cỏ Vetiver. Nói
cách khác, kết quả này cho thấy chúng ta hồn tồn có thể sử dụng cỏ Vetiver để
làm giảm nhẹ ô nhiễm dioxin trong đất tại khu vực sân bay Biên Hịa nói riêng và
khu vực ơ nhiễm dioxin khác nói chung.


<b>3.4. Đánh giá khả năng xử lý dioxin trong đất của cỏ Vetiver </b>


Tổng hợp các kết quả phân tích về hàm lượng dioxin trong mẫu rễ, chồi cỏ và
mẫu đất đã trình bày ở trên chúng ta có thể nhận thấy dioxin/furan đã được hấp thụ
vào rễ và vận chuyển lên chồi cỏ Vetiver. Vì vậy, dựa vào các kết quả thu được có
thể khẳng định cây cỏ Vetiver có khả năng hấp thụ dioxin vào bộ rễ khổng lồ của nó
và lượng dioxin hấp thụ có thể sẽ được chuyển hóa thành các chất ít độc hơn trong
quá trình trao đổi chất của cây cỏ. Sau khi hấp thụ dioxin vào trong rễ, chất độc
dioxin được di chuyển lên chồi của chúng, cường độ hấp thụ phụ thuộc vào chu kỳ
sinh trưởng của cỏ, hấp thụ mạnh trong giai đoạn sinh trưởng tích cực, và khả năng
thích ứng của cây cỏ đối với mơi trường nhiễm độc dioxin.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

biệt lơ có bón chế phẩm DECOM1 có tỷ lệ dioxin trong đất giảm nhanh hơn lơ
trồng cỏ khơng bón chế phẩm (55%, tương đương khoảng 1010 ppt TEQ ở lô 1 so
với 50% 1527 ppt TEQ ở lô 2, sau khoảng 4 năm). Mặt khác, việc tìm thấy mối
tương quan giữa hàm lượng dioxin trong đất và hàm lượng dioxin trong rễ cây và
chồi cây cỏ Vetiver (p < 0,05) cũng cho thấy hàm lượng dioxin trong đất có tính
chất quyết định đến hàm lượng dioxin được hấp thụ vào rễ và chồi cỏ hay nói cách
khác, hàm lượng dioxin trong rễ và chồi cỏ có thể phản ánh mực độ ơ nhiễm dioxin
trong mơi trường đất tại đó. Như vậy, từ kết quả này, cùng với sự giảm hàm lượng
dioxin trong đất tại các lơ thí nghiệm có thể bước đầu khẳng định rằng cỏ Vetiver


có thể làm giảm hàm lượng dioxin trong đất ô nhiễm. Khi cỏ Vetiver được kết hợp
với chế phẩm DECOM1 nhìn chung có xu hướng giảm nhanh hơn nhưng chưa thật
sự vượt trội.


Từ đó có thể đưa ra câu trả lời rằng: Cỏ Vetiver có khả năng làm giảm nhẹ ơ
nhiễm dioxin trong đất, và khi có kết hợp với chế phẩm DECOM 1 thì tính hiệu quả
có xu hướng tăng cao và ổn định hơn. Tuy nhiên, để có thể luận giải có ý nghĩa
thuyết phục hơn về khả năng làm giảm nhẹ ô nhiễm dioxin của cỏ Vetiver khi được
bón chế phẩm DECOM1 trong q trình trồng và chăm sóc thì cần sự đầu tư nhiều
thời gian nghiên cứu hơn, cũng như có các nghiên cứu khác chuyên sâu hơn về cơ
chế hấp thụ và hơn hết là sự tham gia của các nhà khoa học.


<b>3.5. Ƣớc tính thời gian xử lý ơ nhiễm dioxin trong đất thí nghiệm của cỏ Vetiver </b>
<i><b>3.5.1. Ước tính thời gian xử lý hàm lượng dioxin tại lô 1 </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

<b>Hình 3.11. Hàm lƣợng dioxin thay đổi theo thời gian tại lơ 1 </b>
<i><b>3.5.2. Ước tính thời gian xử lý hàm lượng dioxin tại lơ 2 </b></i>


Nhìn chung, sau khoảng thời gian gần 4 năm trồng cỏ Vetiver, hàm lượng
dioxin ở lô 2 (khơng bón chế phẩm DECOM1) giảm xuống khoảng 50% so với hàm
lượng dioxin tại đợt 1. Ước tính, để hàm lượng dioxin ban đầu 3119 ppt giảm xuống
mức độ an toàn (<150 ppt) cần khoảng 83 tháng trồng cỏ (giá trị được tính theo
phương trình tương quan: y = - 33,715x + 2950,1 với R = 0,97) (Hình 3.12).


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

<i><b>3.5.3. Ước tính thời gian xử lý hàm lượng dioxin tại lô 3 </b></i>


Tại Lô 3 không trồng cỏ Vetiver (lô đối chứng) hầu như không quan sát thấy
sự thay đổi của hàm lượng dioxin sau 4 năm. Do đó khơng thể ước tính được thời
gian hàm lượng dioxin ở lô 3 giảm xuống mức độ an tồn (<150 ppt), vì khơng tìm
thấy sự tương quan giữa sự biến động của hàm lượng dioxin trong đất theo thời gian


(p>0,05).


Như vậy, dựa vào kết quả biến động của hàm lượng dioxin trong đất sau 4
năm trồng cỏ, chúng ta có thể dự đoán được, để hàm lượng dioxin trong đất giảm
xuống mức độ an tồn (<150 ppt) đối với lơ 1, ước tính cần khoảng 75 tháng ( 3,1
năm nữa) ít hơn so với lô 2, ước tính cần khoảng 83 tháng ( 3,5 năm nữa). Điều
này có thể lý giải là do ban đầu hàm lượng dioxin trong đất ở lô 1 là thấp hơn so với
lô 2 (1840 ppt so với 3119 ppt), cùng với việc lơ 1 được bón chế phẩm DECOM1
đã phần nào kích thích sự tăng trưởng của VSV làm tăng hiệu quả xử lý dioxin của
cỏ Vetiver. Bước đầu có thể kết luận rằng, phương pháp sử dụng cỏ Vetiver trong
giảm thiểu dioxin trong đất đã đem lại những kết quả rất khả quan, cụ thể là trong
khoảng thời gian không quá dài và thực sự có thể thúc đẩy quá trình phân giải
dioxin trong đất làm cho hàm lượng dioxin trong đất giảm đi nhiều sau thời gian
trồng cỏ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

Như vậy hồn tồn có thể sử dụng cỏ Vetiver trong cải tạo đất ô nhiễm, giảm thiểu
ô nhiễm dioxin trong đất tại khu vực sân bay Biên Hòa trên diện rộng và khu vực ô
nhiễm dioxin khác với quy mô lớn hơn.


Từ những đặc tính ưu việt nêu trên của cây cỏ Vetiver, nghiên cứu đưa ra đề
xuất phương pháp sử dụng cỏ Vetiver trong giảm thiểu ô nhiễm dioxin trong môi
trường đất, cụ thể như sau:


<i><b>3.6.1. Quy trình chăm sóc cỏ Vetiver </b></i>


<i>a) Quy trình tưới nước </i>


Cũng giống như các loại thực vật khác, nước là yếu tố không thể thiếu
trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, tùy từng điều kiện khí hậu,
loại đất và loại thực vật khác nhau, Quy trình tưới nước cũng có sự thay đổi linh


động nhất định.


Đối với cỏ Vetiver, đây là loại cây có khả năng chịu được điều kiện khô
cằn. Tuy nhiên, trong thời gian đầu khi mới trồng cần đảm bảo đủ nước để rễ cây
bám đất, thúc đẩy q trình thích nghi và sinh trưởng trong mơi trường mới. Khi
cây đã phát triển ổn định, nước chỉ cần được cung cấp từ tự nhiên (mưa, nước
ngầm qua thẩm thấu) thì cây vẫn có khả năng sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên,
với mục đích trồng cỏ để xử lý ô nhiễm dioxin, cây cỏ cần phải được phát triển
trong điều kiện tốt nhất để tăng cường khả năng hấp thụ và chuyển hóa dioxin có
trong đất. Chính vì vậy, quá trình tưới nước vẫn cần được duy trì nhưng với tần
suất thấp hơn giai đoạn đầu. Tần suất tưới nước cụ thể trong từng giai đoạn phát
triển của cỏ như sau:


 Giai đoạn đầu (3 tháng kể từ khi trồng cỏ): Tưới 2 lần/ngày (sáng và đầu giờ
chiều).


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

Đối với những ngày mưa với lưu lượng đảm bảo đủ làm ẩm đất thì có thể
không cần tưới nước cho khu vực trồng cỏ Vetiver.


<i>Yêu cầu đạt được khi tưới nước: Nước được tưới đều trên tồn khu vực trồng </i>


cỏ, tại vị trí sát các khóm cỏ có thể bổ sung thêm nước. Khi tưới xong, đảm bảo bề
<i>mặt đất có độ ẩm nhất định, về mặt cảm quản cho thấy đất phải hơi mềm. </i>


Đối với vùng đất khô cằn, nắng nóng thì lượng nước tưới nhiều hơn do nước
thẩm thấu vào đất và bay hơi ở những khu vực này khá cao.


<i>b) Kỹ thuật tưới nước </i>


Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phương pháp tưới nước


cũng có nhiều thay đổi, máy móc và trang thiết bị dần dần thay thế sức người. Điều
này vừa góp phần giảm cơng lao động, giảm chi phí và tăng hiệu quả công việc.
Dưới đây là một số kỹ thuật tưới nước có thể áp dụng đối với quá trình trồng cỏ
Vetiver trong điều kiện đất bị ô nhiễm nhẹ dioxin.


- Tưới mặt: là quá trình phân phối nước bằng dòng chảy tràn trên bề mặt;
- Tưới phun mưa: là phương pháp dùng hệ thống đường ống và bơm áp lực
cung cấp nước tưới dạng phun mưa;


- Vi tưới: là một loại tổng hợp, bao gồm các dạng tưới khác nhau được chia
thành: tưới nhỏ giọt, tưới phun, tưới sủi bọt, tưới ngầm và một số dạng khác.


<i>c) Lựa chọn phương pháp tưới nước </i>


<i> Có thể thấy, mỗi phương pháp tưới nước đều có những ưu nhược điểm riêng. </i>


Chính vì vậy, việc lựa chọn áp dụng phương pháp nào cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng.
Một số các yếu tố chính cần được xem xét tới trong quá trình lựa chọn phương pháp
tưới nước bao gồm:


- Thời gian trồng cỏ để xử lý vùng đát bị ơ nhiễm nhẹ Dioxin;
- Kinh phí thực hiện;


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

- Các nguồn nước mặt, nước ngầm có thể khai thác, mức độ khó dễ trong
khai thác nước.


<i><b>3.6.2. Quy trình ghi sổ nhật ký chăm sóc cỏ </b></i>


Ghi sổ nhật ký sẽ góp phần kiểm sốt tốt hơn các hoạt động chăm sóc cũng
như quá sinh trưởng của cỏ theo thời gian. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ sở dữ liệu


để làm căn cứ điều chỉnh kỹ thuật chăm sóc cho phù hợp với tình hình thực tế, bởi
sự phát triển của cỏ khơng có một quy luật cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác như: thời tiết, chất đất, cây giống,…


<i><b>a) Nhật ký tưới nước và bón phân </b></i>


Tưới nước và bón phân được xem là các bước thiết yếu nhất trong thời kỳ
đầu trồng cỏ, giúp cây thích nghi và phát triển với môi trường mới. Ghi nhật ký
hàng ngày không những nhằm mục đích theo dõi một cách có hệ thống mà cịn góp
phần giúp cán bộ chăm sóc có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ được
giao. Dưới đây là mẫu nhật ký tưới nước và bón phân đối với q trình trồng cỏ
Vetiver trong điều kiện môi trường đất bị ô nhiễm nhẹ dioxin:


<b>Bảng 3.5. Mẫu nhật ký tƣới nƣớc và bón phân </b>


<b>Ngày/tháng/năm </b> <b>Thời gian </b>
<b>tƣới </b>


<b>Thời gian </b>
<b>bón phân </b>


<b>Ngƣời ghi </b>


<b>nhật ký </b> <b>Ghi chú </b>


<i>b) Nhật ký sinh trưởng cỏ </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<b>Bảng 3.6. Mẫu nhật ký sinh trƣởng cỏ </b>


<b>Giờ/ngày </b> <b>Lô </b> <b>Mẫu </b> <b>Chiều cao </b>


<i><b>(cm) </b></i>


<b>Số nhánh/ </b>
<b>khóm </b>


<b>Chu vi khóm </b>


<i><b>(cm) </b></i> <b>Ghi chú </b>


<i>c) Nhật ký ghi sự cố khi trồng và chăm sóc cỏ Vetiver </i>


Khi xảy ra các sự cố trong quá trình trồng và chăm sóc cỏ, cần tổng hợp
thơng tin và ghi vào trong sổ nhật ký với các nội dung chính như sau:


<i> * Thời điểm xảy ra sự cố </i>


Ghi chính xác ngày giờ xảy ra sự cố (ít nhất là chính xác đến từng giờ)


<i>* Nội dung sự cố </i>


Mô tả cụ thể các nội dung của sự cố như: sự cố gì, mức độ thiệt hại như thế
nào để có biện pháp khắc phục phù hợp nhất.


<i>* Nguyên nhân xảy ra sự cố </i>


Xác định rõ nguyên nhân xảy ra sự cố để có biện pháp phịng ngừa về sau.
Trong trường hợp không xác định được ngay, cần khoanh vùng một số nguyên
nhân, sau đó sàng lọc để tìm ra ngun nhân trực tiếp và gián tiếp.


<i>* Biện pháp khắc phục sự cố </i>



Dựa vào mức độ ảnh hưởng, mức độ thiệt hại của từng sự cố, sẽ đưa ra
phương án khắc phục cụ thể. Trong một số trường hợp cần thiết, phương án khắc
phục sự cố cần được xây dựng dựa trên việc phối hợp của nhiều chuyên gia trong
nhiều lĩnh vực khác nhau như sinh học, thổ nhưỡng, môi trường,… nhằm đưa ra
<i>được một giải pháp tối ưu nhất. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

Dựa vào nguyên nhân gây ra sự cố để xây dựng biện pháp phịng ngừa. Bên
cạnh đó, cũng cần phân tích, tổng hợp một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn tới
sự cố nêu trên để đưa ra được một phương án phịng ngừa hiệu quả nhất.


<i><b>3.6.3. Quy trình đánh giá kết quả </b></i>


Sau một thời gian triển khai trồng cũng như chăm sóc cỏ Vetiver, thiết yếu
cần thực hiện một quy trình đánh giá tổng quát về các kết quả đã và chưa đạt được,
từ đó đưa ra các bước điều chỉnh tiếp sau để cây cỏ phát triển tốt hơn. Quy trình
đánh giá này sẽ phụ thuộc chủ yếu vào các kết quả được ghi trong sổ nhật ký cũng
như kiểm tra thực tế tại thời điểm đánh giá. Các hạng mục đánh giá bao gồm:


 Tổng hợp tần suất tưới nước và bón phân trong thời gian vừa qua: Tổng số
lần đã tưới nước, Quang thời gian tưới nước trong ngày


 Đánh giá tốc độ sinh trưởng của cây cỏ Vetiver: Tỷ lệ tăng trưởng về chiều
cao, chu vi khóm, số nhánh/khóm qua thời gian


 Tổng hợp các sự cố đã xảy ra (nếu có): Thời gian, nội dung sự cố, phương
án khắc phục và hiệu quả đạt được sau khi khắc phục sự cố


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ </b>


<b>1. KẾT LUẬN </b>


Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, có thể rút ra một số kết luận như sau:


- Cỏ Vetiver được trồng có tỉ lệ sống rất cao, đạt khoảng 96%. Theo số liệu
quan trắc sinh trưởng của cỏ cho thấy thời kỳ cỏ phát triển nhất là sau 8 tháng trồng,
ở thời điểm này cỏ có thể cao khoảng 2 m gấp 8 lần so với giai đoạn đầu và cỏ nở
hoa đồng loạt. Sau giai đoạn này cỏ Vetiver bước vào giai đoạn dừng sinh trưởng,
đó là chu kỳ sinh học bình thường của cỏ Vetiver trên các mơi trường đất bình
thường khác. Như vậy, có thể khẳng định cỏ Vetiver có thể sinh trưởng và phát triển
ổn định trên đất bị nhiễm dioxin.


- Khả năng tích lũy dioxin trong cỏ Vetiver tăng nhanh trong giai đoạn 6
tháng đầu và giảm dần trong cả đợt thí nghiệm. Đặc biệt là ở mẫu rễ sau khoảng 4
năm hàm lượng dioxin giảm khoảng 77% ở lô 1 và 88% ở lơ 2, thể hiện khả năng
thích nghi và thải độc có hiệu quả của cỏ. Điều này chứng tỏ cỏ Vetiver có khả năng
hấp thụ dioxin vào trong rễ và chồi của chúng với cường độ hấp thụ phụ thuộc vào
chu kỳ sinh trưởng của cỏ, hấp thụ mạnh các chất độc trong giai đoạn sinh trưởng
tích cực đợt 1 – đợt 2 và đợt 3 – đợt 4 sau đó tốc độ hấp thụ giảm dần ở đợt 2 – đợt
3 khi mà cỏ ở giai đoạn thoái trào phát triển. Một phần dioxin được hấp thụ trong rễ
có thể bị đào thải, một phần được vận chuyển lên chồi và một phần có thể được
chuyển hóa thành các chất ít độc hơn trong quá trình trao đổi chất của cây cỏ.


- Hàm lượng dioxin trong đất có trồng cỏ Vetiver giảm tuyến tính theo thời
gian. Sau khoảng 4 năm trồng cỏ, hàm lượng dioxin trong đất ở lô 1 giảm 55%, lơ 2
giảm ít hơn gần 50% và lô 3 là không đổi so với ban đầu. Như vậy, tại lô 1 được bổ
sung chế phẩm DECOM 1 hàm lượng dioxin trong đất có xu hướng giảm tốt nhất,
sau đó đến lơ 2 và cuối cùng là lô đối chứng không trồng cỏ Vetiver (lô 3).


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

DECOM1 đã hỗ trợ sự tăng trưởng của khu hệ VSV bản địa trong quyển rễ, nên có
mối tương quan giữa hàm lượng dioxin trong đất và trong cỏ Vetiver chặt chẽ hơn..



- Sau 4 năm trồng cỏ để hàm lượng dioxin trong đất giảm xuống mức độ an
toàn (<150 ppt) đối với lơ 1 ước tính cần khoảng 75 tháng ( 3,1 năm nữa) ít hơn so
với lơ 2 ước tính cần khoảng 83 tháng ( 3,5 năm nữa). Điều này chứng tỏ rằng, cỏ
Vetiver có thể được sử dụng để xử lý ô nhiễm dioxin trong đất với thời gian không
quá dài.


Như vậy có thể khẳng định rằng cỏ Vetiver có thể làm giảm nhẹ ô nhiễm
dioxin trong đất mang lại lợi ích cả về mặt mơi trường và kinh tế. Kết quả này mở
ra một triển vọng về khả năng xử lý ô nhiễm dioxin bằng cơng nghệ đơn giản, chi
phí thấp và thân thiện với mơi trường tại sân bay Biên Hịa, Đồng Nai nói riêng và
các điểm ơ nhiễm dioxin tại Việt Nam nói chung.


<b>2. KIẾN NGHỊ </b>


- Cần có nghiên cứu thêm về mức độ ô nhiễm dioxin và sự lan tỏa trong khu
vực sân bay Biên Hòa, đặc biệt là khu vực ao hồ, sơng ngịi, nơi tập chung dân cư từ
đó đề xuất những phương pháp chống lan tỏa và giảm thiểu ô nhiễm phù hợp.


- Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về tính hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm
DECOM1 đối với việc xử lý dioxin trong đất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>
<b>TIẾNG VIỆT </b>


<i>1. Dương Thành Lam, (2014). Nghiên cứu ứng dụng thử nghiệm thành công </i>


<i>việc dùng cỏ Vetiver xử lý nước thải sinh hoạt. Trường Đại học Nơng Lâm </i>


TP.HCM.



<i>2. Hồng Đình Cầu, (2000). Các hậu quả của chất diệt cỏ và phát quang trên </i>


<i>thiên nhiên và con người. UB 10-80, Kỷ yếu công trình, Quyển II, phần một. </i>


3. Lê Văn Hồng, Nguyễn Văn Minh, Trần Đông Sơ, Nguyễn Thanh Phong,
<i>Đậu Xuân Hoài, Nguyễn Đức Toàn (1998), Nghiên cứu giải pháp xử lý khu </i>


<i>vực đất nhiễm chất độc dioxin, Bộ tư lệnh Hóa học/Bộ Quốc phịng. </i>


<i>4. Lê Việt Dũng, Trương Thị Bích Vân (2016), Cỏ Vetiver (Chrysopogon </i>


<i>zizanioides) và các ứng dụng ở Việt Nam. NXB Đại học Cần Thơ. </i>


<i>5. Ngô Thị Thúy Hường, (2016). Nghiên cứu khả năng giảm nhẹ ô nhiễm chất </i>


<i>độc hóa học/dioxin của cỏ Vetiver – Áp dụng thử nghiệm tại sân bay Biên </i>
<i>Hòa. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản. </i>


6. Nguyễn Tiến Cư, Trần Văn Tựa, Đặng Đình Kim, Đỗ Tuấn Anh, Lê Thu
<i>Thủy (2008), Nghiên cứu khả năng tích lũy chì (Pb) trong đất ơ nhiễm của </i>


<i>cỏ Vetiver (Vetiveria zizanioides), Tạp chí Khoa học và Công nghệ (Viện </i>


Khoa học và Công nghệ Việt Nam), tập 46 (6a), tr. 21 - 26.


<i>7. Nguyễn Tiến Dũng, (2005). Nghiên cứu xác định mức độ ô nhiễm Dioxin </i>


<i>trong đất vùng nhiễm chất độc da cam/Dioxin, cụ thể tại khu vực Biên Hòa, </i>
<i>từng bước xây dựng và đề xuất ngưỡng phục vụ cho giải pháp khắc phục. </i>



Báo cáo tổng kết đề tài.


<i>8. Paul Trương, (1999). Cỏ Vetiver hàng rào chống xói mịn. Hà Nội. trang 2-5 </i>
<i>9. Paul Truong, Trần Tân Văn, Elise Pinners. Hướng dẫn kỹ thuật trồng cỏ </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

Hà Nội, 2008. Sách đồng thời được Mạng lưới Cỏ Vetiver Quốc tế dịch sang
10 thứ tiếng Anh, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Trung Quốc,
Suwalli


<i>10. UNEP (2001), Công Ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân </i>


<i>hủy (POP) </i>


11. Ủy ban Quốc gia Điều tra Hậu quả các Chất hóa học Dùng trong Chiến tranh
<i>Việt Nam (2002), Chuyên khảo độc học về các Dibenzo-p-dioxin Clo hóa. </i>
<i>12. Văn phịng ban chỉ đao 33, Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2010). Báo cáo </i>


<i>tổng thể về tình hình ơ nhiễm dioxin tại ba điểm nóng sân bay Biên Hịa, Đà </i>
<i>Nằng và Phù Cát. Chủ biên Lê Kế Sơn. </i>


13. Văn phịng Ban chỉ đạo 33, Viện Mơi trường Nơng nghiệp và Viện Khoa học
<i>Nông nghiệp Việt Nam (2009), Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ lựa chọn </i>


<i>điểm lấy mẫu. </i>


<i>14. Văn phòng ban chỉ đao 33, Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2010). Báo cáo </i>


<i>tổng thể về tình hình ơ nhiễm dioxin tại ba điểm nóng sân bay Biên Hịa, Đà </i>
<i>Nằng và Phù Cát. Chủ biên Lê Kế Sơn. </i>



<i>15. Võ Quý (CB) (2007), Chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt </i>


<i>Nam và vấn đề Môi trường. Bộ tài ngun và Mơi trường/Văn phịng ban chỉ </i>


đạo 33


<i>16. Võ Quý và Võ Thanh Sơn, (2013). Chất độc hóa học do Mỹ sử dụng ở Nam </i>


<i>Việt Nam và vấn đề môi trường. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 24tr</i>

.


<b>TIẾNG ANH </b>



<i>17. Cecil, PF, (1986). Herbicidal warfare: The ranch hand project in Vietnam. </i>


<i>Praeger.</i>


<i>18. Chomchalow, N, (2000). Manual of the International Training Course on the </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

<i>19. Czuczwa, J. M., & Hites, R. A. (1986). Sources and fate of PCDD and </i>


<i>PCDF. Chemosphere, 15(9), 1417-1420.</i>


<i>20. Fiedler, H., (2003). Dioxins and Furans (PCDD/PCDF). The Handbook of </i>


<i>Environmental Chemistry Vol. 3, Part O: Persistent Organic Pollutants, ed. </i>


by H. Fiedler. Springer-Verlag Berlin Heidelberg.


<i>21. F.I. Onuska, R.J. Kominar, K. Terry, (1983). An Evaluation of Splitless and </i>



<i>On-Column Injection Techniques for the Determination of Priority </i>
<i>Micropollutants. Journal of Chromatographic Science, Volume 21, Issue 11, </i>


1 November 1983, Pages 512–518.


<i>22. Gough, P. B., & Tunmer, W. E. (1986). Decoding, reading, and reading </i>


<i>disability. Remedial and Special Education, 7, 6-10.</i>


23. Hsieh, D.P.H (1994), McKone T.E, Chiao F, Currie R.C and Kleinschmidt L
(1994). Final Draft Report: Intermidia transfer factors for contaminants
<i>found at hazardous waste sites. Prepared for the Office of Scientific Affairs, </i>


<i>Department of Toxic Substances Control, California, USEPA.</i>


24. Hoffman, C., Lau, I., & Johnson, D. R. (1986). The linguistic relativity of


<i>person cognition. Journal of Personality and Social Psychology, 51, </i>


1097-1105.


<i>25. Michalek JE, Pirkle JL, Caudill SP, et al. (1996). Pharmacokinetics of TCDD </i>


<i>in veterans of Operation Ranch Hand: 10-year follow-up. J Toxicol Environ </i>


Health 47: 209-220.


<i>26. Mekonnen, A (2000), Handbook on Vetiver Grass Technology. From </i>
Propagation to Utilisation. Page: 1-23



</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

<i>envinromental survey for chlorinated dioxins: overview and soil data, </i>


Chemosphere 15: 1453-1460


<i>28. Paul Truong, and Baker, D. (1998). Vetiver grass system for environmental </i>


<i>protection. Technical Bulletin N0. 1998/1. Pacific Rim Vetiver Network. </i>


Office of the Royal Development Projects Board, Bangkok, Thailand.


29.

Percy, I. and Truong, P. (2005). Landfill Leachate Disposal with Irrigated



<i>Vetiver Grass. Proc, Landfill 2005. National Conf on Landfill, Brisbane, </i>


Australia, Sept 2005.


<i>30. Rubey W, Dellinger B. Hall DL, Mazer SL, (1985). High-Temperature Gas- </i>


<i>phase Formation and Destruction of Polychlorinated Dibenzofurans. </i>
<i>Chemosphere 14:1483-1494.</i>


<i>31. Smeal, C., Hackett, M. and Truong, P. (2003). Vetiver System for Industrial </i>


<i>Wastewater Treatment in Queensland, Australia. Proc. Third International </i>


Vetiver Conference, Guangzhou, China, October 2003.


32.

Stellman, J.M., Stellman, S.D., Christian, R., Weber, T. & Tomasallo, C.,


<i>(2003). The extent and patterns of usage of Agent Orange and other </i>



<i>herbicides in Vietnam. Nature 422, 681-687.</i>


33. Tiernan TO, Taylor ML, Garrett JH, VanNess GF, Solch JG, Wagel DJ,
<i>Ferguson GL, Schecter A. (1985). Sources and fate of polychlorinated </i>


<i>dibenzodioxins, dibenzofurans and related compounds in human </i>
<i>environments. Environ Health Perspect 59: 145-158.</i>


<i>34. Truong P. N. V. (1996), Vetiver grass for land rehabilitation, Proc. ICV-1: </i>
pp. 49 – 56.


<i>35. Truong P. N. V. (2004), Vetiver Grass Technology for mine tailings </i>


<i>rehabilitation, Ground and Water Bioengineering for Erosion Control and </i>
<i>Slope Stabilization, Science Publishers Inc. NH, USA.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

<i>37. Westing, (1984). Herbicides in war: the Long-term Ecological and Human </i>


<i>Consequences, pp.3-24. Taylor & Francis, London.</i>


38.

WHO, (2007). Dioxins and their effects on human health. Fact sheet N

225.


<i>39. Young, Alvin L (2009), The History, Use, Disposition and Environmental </i>


</div>

<!--links-->

×