Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý phục vụ đánh giá quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 78 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG


<b>TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI </b>


<b>NGUYỄN ĐỨC BÌNH </b>



<b>XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỆ THƠNG TIN ĐỊA LÝ </b>



<b>PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT </b>



<b>TẠI THÀNH PHỐ NINH BÌNH </b>



<b>Ngành: Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ </b>



<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG


<b>TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI </b>


<b>NGUYỄN ĐỨC BÌNH </b>



<b>XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ </b>



<b>PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT </b>



<b>TẠI THÀNH PHỐ NINH BÌNH</b>



<b>Ngành: Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ </b>



<b> Mã ngành: 8520503 </b>




<b> LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI


<b>TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MƠI TRƢỜNG HÀ NỘI </b>


<b>Cán bộ hướng dẫn chính: TS. Trịnh Thị Hoài Thu </b>


<b>Cán bộ chấm phản biện 1: PGS. TS Doãn Hà Phong </b>


<b>Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Trần Trung Anh </b>


Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:


HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

i


<b>LỜI CAM ĐOAN </b>


<b>Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hồn </b>


tồn trung thực, của tơi, khơng vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và


pháp luật Việt Nam. Nếu sai, tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật.


<i><b> Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2019 </b></i>



<b>TÁC GIẢ LUẬN VĂN </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

ii


<b>MỤC LỤC </b>


<b>LỜI CAM ĐOAN ... I </b>


<b>MỤC LỤC ... II </b>


<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN ... IV </b>


<b>DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... V </b>


<b>DANH MỤC CÁC BẢNG ... VI </b>


<b>DANH MỤC HÌNH ... VII </b>


<b>1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1 </b>


<b>2. Mục tiêu ... 2 </b>


<b>3. Nội dung nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài ... 2 </b>


<b>4. Phƣơng pháp nghiên cứu ... 2 </b>


<b>CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỆ THÔNG </b>
<b>TIN ĐỊA LÝ PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ... 3 </b>



<b>1.1. Tổng quan về đánh giá quy hoạch sử dụng đất ... 3 </b>


1.1.1. Khái quát về quy hoạch sử dụng đất ... 3


1.1.2. Đánh giá về quy hoạch sử dụng đất ... 10


<b>1.2. Tổng quan về cơ sở dữ liệu đất đai ... 12 </b>


1.2.1. Khái quát chung về cơ sở dữ liệu đất đai ... 12


1.2.2. Hiện trạng xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai... 13


1.2.3. Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai ... 15


<b>1.3. Tổng quan về GIS trong đánh giá quy hoạch sử dụng đất ... 17 </b>


1.3.1. Tầm quan trọng của GIS ... 17


1.3.2. Định nghĩa ... 17


1.3.3. Khai thác cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá quy hoạch sử dụng đất ... 18


<b>1.4 . Vấn đề nghiên cứu của đề tài ... 19 </b>


<b>CHƢƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ </b>
<b>ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ... 20 </b>


<b>2.1. Khái quát về cơ sở dữ liệu thông tin địa lý ... 20 </b>


<b>2.2. Thiết kế mơ hình cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ đánh giá quy hoạch sử </b>


<b>dụng đất ... 24 </b>


<b>2.3. Thu thập dữ liệu ... 27 </b>


<b>2.4. Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu ... 27 </b>


2.4.1. Chuẩn mơ hình cấu trúc dữ liệu địa lý ... 28


2.4.2. Chuẩn mơ hình khái niệm dữ liệu không gian ... 30


2.4.3. Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu thời gian ... 31


2.4.4. Chuẩn phương pháp lập danh mục đối tượng địa lý ... 31


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

iii


2.4.6. Chuẩn siêu dữ liệu địa lý ... 33


2.4.7. Chuẩn chất lượng dữ liệu địa lý ... 35


2.4.8. Chuẩn trình bày dữ liệu địa lý ... 35


2.4.9. Chuẩn mã hóa trong trao đổi dữ liệu địa lý ... 36


<b>CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ PHỤC </b>
<b>VỤ ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ </b>
<b>NINH BÌNH ... 38 </b>


<b>3.1. Giới thiệu khu vực nghiên cứu ... 38 </b>



3.1.1. Vị trí địa lý ... 38


3.1.2. Tài nguyên đất ... 38


3.1.3. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ quy hoạch 2010 - 2020 .... 38


<b>3.2. Thu thập và đánh giá hiện trạng dữ liệu ... 38 </b>


3.2.1. Thu thập dữ liệu ... 42


3.2.2. Đánh giá thực trạng dữ liệu ... 42


<b>3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ đánh giá quy hoạch sử dụng đất tại </b>
<b>thành phố Ninh Bình ... 44 </b>


3.3.1. Mơ hình cấu trúc cơ sở dữ liệu ... 44


3.3.2. Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu ... 48


<b>3.4. Đánh giá về tình hình quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Ninh Bình .... 55 </b>


3.4.1. Đánh giá tình hình sử dụng đất năm 2010 ... 55


3.4.2. Đánh giá tình hình sử dụng đất năm 2014 ... 57


3.4.3. Đánh giá biến động sử dụng đất giữa năm 2010 và 2014 ... 58


3.4.4. Đánh giá về QHSDĐ đến năm 2020 ... 60


3.4.5. Đánh giá việc thực hiện QHSDĐ đến 2014 ... 61



<b>1. Kết luận ... 64 </b>


<b>2. Kiến nghị ... 64 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

iv


<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN </b>


Họ tên học viên: Nguyễn Đức Bình


Lớp: CH2BTĐ Khóa: 2


Cán bộ hướng dẫn: TS. Trịnh Thị Hoài Thu


Tên đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý phục vụ đánh giá quy


hoạch sử dụng đất tại thành phố Ninh Bình.


Tóm tắt: Luận văn tổng quan về các vấn đề nghiên cứu, cơ sở khoa học xây


dựng cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá quy hoạch sử dụng đất và tiến hành xây dựng


cơ sở dữ liệu thông tin địa lý phục vụ đánh giá quy hoạch sử dụng đất tại thành phố


Ninh Bình. Dữ liệu chính sử dụng trong xây dựng cơ sở dữ liệu là các bản đồ hiện


trạng sử dụng đất năm 2010 và 2014, bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020


tại thành phố Ninh Bình.



Luận văn thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý


phục vụ đánh giá quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Ninh Bình với 5 gói dữ liệu


được thiết kế trên phần mềm Visio đảm bảo đúng yêu cầu các chuẩn về cơ sở dữ


liệu nền địa lý. Sau khi xây dựng CSDL, đánh giá thực hiện quy hoạch thông qua


việc chồng xếp các loại bản đồ hiện trạng để thấy được diễn biến thay đổi sử dụng


đất; chồng xếp dữ liệu bản đồ sử dụng đất năm 2014 và bản đồ quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020 để đánh giá mức độ thực hiện quy hoạch của thành phố Ninh
Bình đến năm 2014. Kết quả của việc đánh giá cho đến năm 2014 việc thực hiện


quy hoạch sử dụng đất tại Ninh Bình đạt 78,8%, 21,2% chưa được thực hiện theo


quy hoạch. Việc đánh giá thực hiện quy hoạch thông qua chồng xếp dữ liệu xác


định vị trí và diện tích những thửa đất chưa thực hiện theo quy hoạch sẽ phục vụ


cho kế hoạch sử dụng đất của thành phố những năm tiếp theo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

v


<b>DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT </b>


<b>Chữ viết tắt </b> <b>Giải thích </b>


GIS Hệ thống thông tin địa lý



QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất


CSD Chủ sử dụng


CSDL Cơ sở dữ liệu.


CSDL HTTTĐL Cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý


VN-2000 Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia


NTM Nông thôn mới


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

vi


<b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>


Bảng 2.1. Các cấu trúc của Geodatabase ... 23


Bảng 3.1. Bảng các loại dữ liệu ... 43


Bảng 3.2. Quy định cấu trúc dữ liệu của các gói ... 45


Bảng 3.3. Tổ chức lại các nhóm lớp đối tượng ... 50


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

vii


<b>DANH MỤC HÌNH </b>


Hình 1.1. Các chức năng cơ bản của GIS ... 18



Hình 2.1. Cấu trúc cơ sở dữ liệu GIS ... 20


Hình 2.2. Geodatabase trong ArcGIS ... 23


Hình 2.3. Các bước mơ hình hóa Geodatabase sử dụng UML ... 26


Hình 3.1. Cấu trúc cơ sở dữ liệu ... 44


Hình 3.2. Mơ hình cấu trúc và miền giá trị của gói khống chế trắc địa ... 45


Hình 3.3. Mơ hình cấu trúc dữ liệu của gói Địa giới hành chính ... 46


Hình 3.4. Mơ hình cấu trúc dữ liệu của gói Giao thơng ... 46


Hình 3.5. Mơ hình cấu trúc dữ liệu của gói Thủy hệ ... 47


Hình 3.6. Mơ hình cấu trúc dữ liệu của gói Sử dụng đất ... 47


Hình 3.7. Sơ đồ quy trình cơng nghệ xây dựng Cơ sở dữ liệu từ bản đồ ... 48


Hình 3.8. Các đối tượng trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất ... 49


Hình 3.9. Các đối tượng trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất ... 49


Hình 3.10. Dữ liệu thuộc tính trên bản đồ... 51


Hình 3.11. Chuyển đổi định dạng dữ liệu ... 52


Hình 3.12. Nhập dữ liệu vào mơ hình cơ sở dữ liệu ... 53



Hình 3.13 . Chuẩn hóa Topology ... 54


Hình 3.14. Biểu đồ theo diện tích các loại đất hiện trạng 2010 ... 56


Hình 3.15. Biểu đồ theo phần trăm các loại đất hiện trạng 2010 ... 57


Hình 3.16. Biểu đồ theo diện tích các loại đất hiện trạng 2014 ... 58


Hình 3.17. Biểu đồ theo phần trăm các loại đất hiện trạng 2014 ... 58


Hình 3.18. Biểu đồ biến động sử dụng đất theo diện tích các loại đất ... 59


Hình 3.19. Biểu đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 ... 61


Hình 3.20. Biểu đồ biến động sử dụng đất giữa hiện trạng 2014 và quy hoạch đến
năm 2020 ... 61


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

1


<b>MỞ ĐẦU </b>


<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>


Đất đai là loại tài nguyên được sử dụng trong tất cả các ngành kinh tế - xã


hội. Mặc dù là một trong bốn yếu tố đầu vào của nền sản xuất (đất đai, lao động , tài


chính , công nghệ), thế nhưng đất đai lại là nguồn tài nguyên hữu hạn. Tầm quan



trọng của đất đai cũng đã được chỉ ra từ Luật đất đai 2013: “Đất đai là tài nguyên


quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng


đầu của môi trường sống , là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở.


Tuy nhiên quá trình triển khai lập và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng


đất (QHSDĐ) vẫn bộc lộ một số tồn tại nhất định. Đặc biệt là sau khi phương án
QHSDĐ được phê duyệt và đưa vào thực hiện, thì tình hình theo dõi, giám sát sử


dụng đất theo quy hoạch còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng quy hoạch treo hoặc


không điều chỉnh kịp thời những biến động về sử dụng đất trong quá trình thực hiện


quy hoạch do việc quản kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phịng ”.


Đất đai khơng thể sản sinh thơng qua q trình sản xuất nhưng lại có thể tái


tạo được thơng qua sự tác động khoa học của con người. Vì vậy, để đảm bảo mục


tiêu phát triển bền vững, lâu dài, các nước trên thế giới đều rất chú trọng tới vấn đề


quản lý và sử dụng hợp lý quỹ tài nguyên đất đai. Trong các hoạt động về quản lý


và sử dụng tài nguyên đất đai thì QHSDĐ đóng một vai trò hết sức quan trọng.


QHSDĐ có tác động to lớn đến hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai, ảnh hưởng trực


tiếp tới sự ổn định của xã hội và sự phát triển của thị trường bất động sản. Theo



Luật đất đai 2013, QHSDĐ là "việc phân bổ và khoanh định nguồn tài nguyên đất


đai cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng , an ninh và bảo vệ môi
trường theo vùng kinh tế xã hội và đơn vị hành chính trong một thời gian xác định
trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực". Có


thể nhận thấy rằng QHSDĐ là một hoạt động bao gồm cả tính kinh tế, tính kỹ thuật


và tính pháp chế.


Đặc thù của thông tin trong QHSDĐ là một hỗn hợp bao gồm cả thông tin


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

2


phương pháp truyền thống, các công nghệ phân tích khơng gian như cơng nghệ hệ
thơng tin địa lý (GIS – Geographic Imfromation System) cần phải được áp dụng.


GIS cho phép hiển thị các thông tin cơ sở dữ liệu trên một bản đồ trực quan. GIS


không chứa bất kỳ bản đồ hoặc đồ họa, nó tạo ra các bản đồ và hình ảnh từ những


thơng tin có trong cơ sở dữ liệu. GIS khơng phải là một chương trình lập bản đồ, nó


là một kết hợp của quản lý cơ sở dữ liệu, công nghệ hiển thị, và các cơng cụ


phân tích có thể được dùng để tạo ra các bản đồ. Do đó, để đảm bảo sử dụng


thông tin phục vụ cho mục đích đánh giá quy hoạch sử dụng đất và các mục



đích khác một cách chính xác, kịp thời cần phải có cơng cụ xử lý, phân tích


tổng hợp thông tin nhanh về các vấn đề có liên quan. Cơng cụ đó chính là hệ


thống thông tin địa lý-GIS.


<b>Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu đề tài luận văn “Xây </b>


dựng cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý phục vụ đánh giá quy hoạch sử dụng đất tại


<b>thành phố Ninh Bình” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. </b>


<b>2. Mục tiêu </b>


Xây dựng được cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý GIS phục vụ công tác đánh giá


quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố Ninh Bình – tỉnh Ninh Bình.


<b>3. Nội dung nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài </b>


- Nội dung: Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý phục vụ
đánh giá quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Ninh Bình.


- Phạm vi nghiên cứu: Các nghiên cứu của đề tài được định hướng áp dụng


trong phạm vi thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.


<b>4. Phƣơng pháp nghiên cứu </b>


- Phương pháp thu thập, thống kê, xử lý các thông tin và tài liệu liên quan.



- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng các phương tiện và các cơng cụ


tiện ích, phân tích, tổng hợp các tư liệu, đánh giá khách quan các yếu tố để đưa ra


kết luận làm cơ sở giải quyết các vấn đề đặt ra.


- Ứng dụng Tin học: sử dụng phần mềm GIS, microstation và các phần mềm


phụ trợ.


- Phương pháp bản đồ: sử dụng các loại bản đồ hiện trạng, quy hoạch sử


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

3


<b>CHƢƠNG 1 </b>


<b>TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ </b>
<b>PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT </b>


<b>1.1. Tổng quan về đánh giá quy hoạch sử dụng đất </b>


1.1.1. Khái quát về quy hoạch sử dụng đất


a. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất


“Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và


pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ hợp lý, hiệu quả cao thông



qua việc phân phối và tái phân quỹ đất của cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư


liệu sản xuất cùng các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả


sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo về đất và môi trường” [3

]

.


<i>b. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất </i>


Quy hoạch sử dụng đất thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử - xã hội, tính


khống chế vĩ mơ, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành


quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân. Các đặc


điểm của quy hoạch sử dụng đất được thể hiện như sau:


- Tính lịch sử - xã hội


Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử


dụng đất. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản xuất của xã hội


thể hiện theo 2 mặt lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong quy hoạch sử


dụng đất, luôn nảy sinh quan hệ giữa người với đất đai - là sức tự nhiên, cũng như


quan hệ giữa người với người. Quy hoạch sử dụng đất thể hiện đồng thời là yếu tố


thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ xã



hội, vì vậy nó ln là một bộ phận của phương thức sản xuất của xã hội.


- Tính tổng hợp


Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất biểu hiện chủ yếu ở hai mặt: đối


tượng của quy hoạch là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ,... toàn bộ tài nguyên đất


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

4


xã hội, dân số và đất đai, sản xuất nông, cơng nghiệp, mơi trường sinh thái,...


- Tính dài hạn


Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xã


hội quan trọng (như sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ kỹ thuật, đô thị hóa, cơng


nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp,...) từ đó xác định quy hoạch trung và dài hạn


về sử dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến


lược, tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và


ngắn hạn.


- Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mơ


Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất chỉ dự kiến trước được



các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bổ sử dụng đất. Vì vậy,


quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy


hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mơ, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất của


các ngành. Do khoảng thời gian dự báo tương đối dài, ảnh hưởng của nhiều nhân tố


kinh tế - xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hóa, quy hoạch


sẽ càng ổn định.


- Tính chính sách


Quy hoạch sử dụng đất thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách xã


hội. Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liên


quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất
đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế


- xã hội. Tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi


trường sinh thái.


c. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất


Tại chương III điều 12 Nghị định số 181/2004/NĐ – CP có nêu 11 nội dung


quy hoạch sử dụng đất như sau:



- Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội


trên địa bàn thực hiện quy hoạch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

5


theo các mục đích sử dụng gồm đất trồng lúa nước, đất trồng cây hàng năm khác,


đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; đất


nuôi trồng thuỷ sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác; đất ở tại nông thôn, đất ở


tại đô thị; đất xây dựng trụ sở cơ quan và cơng trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục


đích quốc phịng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng


vào mục đích cơng cộng; đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối và mặt nước chun dùng;


đất tơn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất bằng chưa sử dụng, đất đồi
núi chưa sử dụng, núi đá khơng có rừng cây.


- Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với


tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ


theo quy định sau:


+ Đối với đất đang sử dụng thì đánh giá sự phù hợp và khơng phù hợp của



hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với chiến lược, quy hoạch tổng


thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học - công


nghệ trong sử dụng đất;


+ Đối với đất chưa sử dụng thì đánh giá khả năng đưa vào sử dụng cho các


mục đích.


- Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đã được


quyết định, xét duyệt của kỳ quy hoạch trước.


- Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch và định


hướng cho kỳ tiếp theo phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh


tế - xã hội của cả nước, của các ngành và các địa phương.


- Xây dựng các phương án phân bổ diện tích các loại đất cho nhu cầu phát triển


kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong kỳ quy hoạch được thực hiện như sau:


+ Khoanh định trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các khu vực sử dụng đất


nông nghiệp theo mục đích sử dụng đất, loại đất mà khi chuyển mục đích sử dụng


phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các khu vực sử dụng đất phi



nông nghiệp theo chức năng làm khu dân cư đô thị, khu dân cư nông thôn, khu hành


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

6


lịch sử - văn hoá, danh lam, thắng cảnh, khu vực đất quốc phịng, an ninh và các


cơng trình, dự án khác có quy mơ sử dụng đất lớn; các khu vực đất chưa sử dụng.


Việc khoanh định được thực hiện đối với khu vực đất có diện tích thể hiện


được lên bản đồ quy hoạch sử dụng đất;


+ Xác định diện tích đất khơng thay đổi mục đích sử dụng; diện tích đất phải


chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác, trong đó có diện tích đất dự kiến


phải thu hồi để thực hiện các cơng trình, dự án.


- Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của từng phương án phân bổ


quỹ đất theo nội dung sau:


+ Phân tích hiệu quả kinh tế bao gồm việc dự kiến các nguồn thu từ việc


giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, các loại thuế có liên quan
đến đất đai và chi phí cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư;


+ Phân tích ảnh hưởng xã hội bao gồm việc dự kiến số hộ dân phải di dời, số


lao động mất việc làm do bị thu hồi đất, số việc làm mới được tạo ra từ việc chuyển


đổi cơ cấu sử dụng đất;


+ Đánh giá tác động môi trường của việc sử dụng đất theo mục đích sử dụng


mới của phương án phân bổ quỹ đất.


- Lựa chọn phương án phân bổ quỹ đất hợp lý căn cứ vào kết quả phân tích


hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường thực hiện ở khoản 7 Điều này.


- Thể hiện phương án quy hoạch sử dụng đất được lựa chọn trên bản đồ quy


hoạch sử dụng đất.


- Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường


cần phải áp dụng đối với từng loại đất, phù hợp với địa bàn quy hoạch.


- Xác định giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất phù hợp với


đặc điểm của địa bàn quy hoạch.


d. Thực trạng công tác quy hoạch trên thế giới và Việt Nam


- Trên thế giới


Trên thế giới công tác quy hoạch đã được tiến hành từ nhiều năm trước. Do


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

7



phát triển.


Đối với các nhóm nước phát triển việc quy hoạch sử dụng đất đai được tiến


hành từ lâu đời và nhiều lần, vì vậy họ có cả quy hoạch vĩ mô và quy hoạch vi mô.


Quy hoạch ở các nước này diễn ra trong một thời gian dài.


Đặc điểm của các nước này là thiên về mở rộng các cơng trình sử dụng đất
chuyên dùng, đất khu dân cư và đất thương mại dịch vụ, còn về nhưng đất nông


nghiệp kém hiệu quả chuyển sang đất bảo vệ mơi trường hoặc vui chơi giải trí. Một


<b>trong những nước thuộc nhóm này đã xây dựng cơ sở lý luận của ngành quy hoạch </b>


đất đai tương đối hồn chỉnh đó là Liên Xơ (cũ).


Tại Liên Xô (cũ), nhiệm vụ của quy hoạch đất đai là nhằm phục vụ cho việc


tổ chức lãnh thổ, phân bổ và phát triển lực lượng sản xuất trên phạm vi lãnh thổ,


bảo vệ và sử dụng có hiệu quả đất đai của từng đơn vị sử dụng đất, từng nông trang


cũng như các đơn vị sản xuất nông nghiệp,... Công tác quy hoạch sử dụng đất được


thực hiện bởi cơ quan chuyên môn và được tiến hành thường xuyên, có luận chứng


kinh tế - kỹ thuật với đầy đủ tính khoa học và pháp lý.


Đối với nước đang phát triển việc quy hoạch sử dụng đất mới chỉ là mức vi



mô, chú trọng hơn vào quy hoạch mặt bằng và mục tiêu lương thực, thực phẩm cịn


mục tiêu về mơi trường, vấn đề sử dụng đất lâu dài thì chưa được chú trọng lắm,


đặc biệt là một số nước Châu Phi. Tuy nhiên một số nước đã chú ý đến môi trường


sinh thái và sử dụng đất bền vững.


Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về đất đai của con người ngày càng lớn.


Công tác quy hoạch sử dụng đất đang được cả thế giới quan tâm, đặc biệt đối với các


nước phát triển. Các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ đã và đang nghiên


cứu thực hiện nhiều chương trình quy hoạch nói chung cũng như quy hoạch sử dụng


đất ở nhiều nước đang phát triển và một số nước chậm phát triển trên thế giới.


Quan điểm của FAO cho rằng: “Quy hoạch sử dụng đất là bước kế tiếp của
công tác đành giá đất. Kết quả của công tác đánh giá đất sẽ đưa ra những loại hình


sử dụng đất hợp lý nhất là đối với các đơn vị bản đồ đất trong vùng”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

8


quan điểm quy hoạch đất đai nhằm sử dụng đất có hiệu quả, bền vững, đáp ứng tốt


những yêu cầu của trong hiện tai và đảm bảo an toàn cho tương lai chú trọng đến



hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường, gắn liền với phát triển bền vững.


Bên cạnh đó các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng


phát triển Châu Á(ADB), quỹ tiền tệ quốc tế(IMF), chương trình phát triển


UNDP,… đã tài trợ cho nhiều chương trình quy hoạch và đã được thực hiện thành


cơng ở nhiều nước như: Ấn Độ, Philippine, Thái Lan, Trung Quốc, Colombia,


Cameroon, Angeri,…


Hiện nay công tác quy hoạch đất đai đã và đang được tiến hành ở hầu hết các


quốc gia trên thế giới và được áp dụng theo 4 mức: quốc gia, tỉnh, huyện và xã.


- Ở Việt Nam


Tình hình quy hoạch phân bổ sử dụng đất ở nước ta là công việc khá mới mẻ


so với các nước trên thế giới, kinh nghiệm thực tế cịn ít, thiết bị kỹ thuật còn ngèo


nàn. Tuy nhiên, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, trước tình hình phát triển


kinh tế xã hội, chúng ta đang từng bước khắc phục khó khăn, kế thừa những kinh


nghiệm của các nước trên thế giới, để vận dụng vào tình hình thực tế của nước ta.


Đến nay hầu hết các tỉnh, các huyện cũng như các xã trên cả nước đã lập quy



hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Nhìn nhận lại cơng tác quy hoạch đất đai ở nước


ta có thể thấy rằng:


<b>+ Về thành tựu: </b>


Đảm bảo tính thống nhất trong quản lý nhà nước về đất đai đồng thời tạo
điều kiện phát huy quyền làm chủ và sự tham gia của nhân dân trong việc sử dụng
đất, bước đầu tạo ra sự phân phối hợp đồng giữa các ngành Trung ương và địa
phương trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai.


Quy hoạch sử dụng đất đai góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có tác dụng


đảm bảo cân đối giữa nhiệm vụ chiến lược an ninh lương thực Quốc gia và sự


nghiệp công nghiệp hóa đất nước, xác lập được cơ chế điều tiết việc phân bố đất đai


cho các mục đích sử dụng, chủ động quỹ đất hợp lý cho việc phát triển công nghiệp,


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

9


Đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử


dụng đất để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội: hạn chế đến mức thấp nhất


việc chuyển diện tích đất nơng nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng sang mục đích khác.


Thơng qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhà nước nắm chắc quản chặt


quỹ đất đai và xây dựng chính sách quản lý sử dụng đất đai đồng bộ có hiệu quả



cao; dự tính được các nguồn thu từ đất cho ngân sách nhà nước,…


<b>+ Những hạn chế bất cập: </b>


Đa số các ngành chưa triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Kế


hoạch sử dụng đất của 1 số ngành mới đề cập ở dạng phương hướng sử dụng tài


nguyên đất trong các nội dung của quy hoạch chuyên ngành.


Các địa phương mặc dù đã xác định được tầm quan trọng của công tác lập


quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai đối với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội


của mình, nhưng còn thiếu lực lượng triển khai và khó khăn trong việc cân đối


kinh phí đầu tư hàng năm cho công tác này, nên tiến độ thực hiện còn chậm.


Cấp tỉnh là nơi lập kế hoạch sử dụng đất liên quan đến mọi đối tượng sử


dụng đất trên địa bàn để trình chính phủ, nhưng lại không đủ các thông tin đặc


trưng cơ bản của từng đối tượng(nhu cầu sử dụng đất, khả năng tài chính, tiến độ


triển khai các dự án,…).


Khung giá đất áp dụng thu tiền khi giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất,
cho thuê đất theo quy định hiện nay cao hơn giá trị thường vượt khả năng của
các nhà đầu tư. Thiếu chính sách đền bù cho người có đất đang sử dụng bị thu



hồi khơng phải vì mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, đang làm một


trở ngại để phát triển công nghiệp, du lịch dịch vụ,… làm giảm tính khả thi của


kế hoạch sử dụng đất hàng năm.


Kinh phí đầu tư cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn rất


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

10


1.1.2. Đánh giá về quy hoạch sử dụng đất


a. Đánh giá sự phù hợp của quy hoạch sử dụng đất


Quy hoạch sử dụng đất là cần thiết trên cơ sở các tiêu chí phù hợp cho các


hoạt động sử dụng đất khác nhau. Để đánh giá được tính hợp lý của phương án quy


hoạch sử dụng đất nhất thiết phải có những tiêu chí để đánh giá, đó là những tiêu


chí được sử dụng trong việc lựa chọn vị trí quy hoạch tối ưu, tuy nhiên nó cũng
được sử dụng để đánh giá lại phương án quy hoạch đó xem có hợp lý hay khơng.


Tiêu chí được hiểu là “tính chất, dấu hiệu đặc trưng để nhận biết, xem xét,


phân loại một vật, sự vật”. Mỗi một loại hình sử dụng đất đều có những nét đặc


trưng riêng vì thế chúng có những tiêu chí riêng để đánh giá. Có thể thấy rằng các



tiêu chí đánh giá hoặc phân tích cho việc lựa chọn vị trí của các loại hình sử dụng
đất có thể nhóm về 3 nhóm tiêu chí cơ bản: mơi trường; xã hội và kinh tế. Việc quy


hoạch một đối tượng sử dụng đất (loại hình sử dụng đất) nào đó đều liên quan chặt


chẽ đến 3 yếu tố cơ bản trên, quy hoạch đó phải đảm bảo được về mặt mơi trường


sống (không gây ô nhiễm hay hủy hoại môi trường sống,...), phải mang lại lợi ích về


kinh tế(như tiết kiệm chi phí, hiệu quả kinh tế cao,...), phải tạo sự ổn định xã hội (có


sự đồng thuận xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phịng,...).


Tiêu chí đánh giá chính là cơ sở để xác định những chỉ tiêu cụ thể cần dùng
để đánh giá. Ví dụ, đánh giá quy hoạch đất ở, trong nhóm tiêu chí về mơi trường ta


có tiêu chí càng xa vị trí bãi chơn lấp rác thải càng tốt, từ đây ta thấy được chỉ tiêu


cần dùng để đánh giá quy hoạch đất ở là khoảng cách đến bãi chôn lấp rác thải. Như


vậy về cơ bản tiêu chí ln đi kèm với nó là các chỉ tiêu, một tiêu chí có thể có một


hoặc nhiều chỉ tiêu đi kèm. Các tiêu chí cũng như chỉ tiêu đánh giá luôn luôn phụ


thuộc vào đặc điểm của từng loại đối tượng đánh giá cũng như điều kiện tự nhiên,


kinh tế - xã hội của khu vực cần đánh giá.


b. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất



- Đánh giá dựa trên số liệu thống kê, kiểm kê


Thống kê, kiểm kê đất đai là việc làm thường kỳ của cơ quan nhà nước có


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

11


quản lý và sử dụng. Nội dung này là một trong những nội dung có từ lâu đời nhất


của công tác quản lý nhà nước về đất đai. Bất kể xã hội nào, trong quản lý nhà nước


về đất đai đều cần phải thống kê, kiểm kê đất đai.


+ Yêu cầu của thống kê đất đai


Chính xác: u cầu này địi hỏi các số liệu điều tra thu thập được phản ánh


trung thực tình hình khách quan, khơng trùng lắp, thiếu, thừa, không tùy tiện thêm


bớt. Yêu cầu chính xác cũng địi hỏi khi xác định chỉ tiêu loại đất đai và loại đối


tượng sử dụng đất phải đúng với hướng dẫn quy định, đồng thời cịn cần phải tính


tốn tổng hợp biểu mẫu chính xác làm căn cứ tin cậy cho việc phân tích thống kê và


xây dựng kế hoạch.


Đầy đủ: thu thập tài liệu, số liệu đúng với nội dung quy định, không bỏ sót


chỉ tiêu loại đất nào, chủ sử dụng nào, thửa đất nào. Yêu cầu này cũng đòi hỏi phải



tổng hợp đầy đủ các biểu mẫu theo quy định.


Kịp thời: điều tra, thu thập đúng thời điểm, tổng hợp và nộp các biểu mẫu


đúng thời gian quy định. Có như vậy số liệu mới phát huy tác dụng cao và có cơ sở
để đề xuất các chủ trương, biện pháp đúng đắn phù hợp với thực tế khách quan. Ba


yêu cầu trên đây đều quan trọng và luôn bổ sung cho nhau. Tùy điều kiện cụ thể


từng nơi, từng lúc mà đề ra mức độ cụ thể cho từng yêu cầu để đạt được các mục


đích của mỗi kỳ thống kê.


+ Đặc điểm cơ bản của thống kê đất đai


Đặc điểm cơ bản nhất của thống kê đất đai là phải dự trên cơ sở bản đồ.


Thống kê đất đai muốn chính xác phải dựa trên cơ sở đo đạc lập bản đồ để tính diện


tích. Thửa đất tuy có vị trí cố định nhưng trong q trình sử dụng do tác động của


con người và thiên nhiên ln có biến động về loại đất, chủ sử dụng và hình thể,...


vì vậy cần thường xuyên chỉnh lý bản đồ.


Đặc điểm thứ hai là số liệu thống kê đất đai có ý nghĩa pháp lý chặt chẽ. Số


liệu thống kê phải gắn liền với cơ sở pháp lý về quyền sử dụng đất đối với từng thửa


đất cụ thể, công tác thống kê muốn chính xác phải dựa trên cơ sở đăng ký đất. Kết



</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

12


đất càng đồng bộ thì giá trị pháp lý số liệu thống kê đất càng nâng cao. Các đặc
điểm trên làm cho việc thực hiện công tác thống kê đất cần nhiều lao động, vật tư,


kỹ thuật, thời gian, kinh phí,… người làm cơng tác thống kê đất phải được đào tạo


có trình độ chun mơn đầy đủ mới có thể thực hiện được. Đặc điểm này đã quyết
định chỉ có ngành Địa chính mới có thể thực hiện được cơng tác thống kê đất đai


một cách chính xác, khoa học và đầy đủ.


Việc thống kê, kiểm kê đất đai giúp đánh giá hiện trạng sử dụng đất và làm


cơ sở để quản lý, sử dụng đất đạt hiệu quả, cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu làm
căn cứ để lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cũng như đánh giá việc


thực hiện quy hoạch sử dụng đất có đúng hay khơng.


- Đánh giá dựa trên bản đồ


Từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất, ta tiến


hành chồng xếp dữ liệu để đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất tiến hành


được bao nhiêu phần trăm, có đúng theo quy hoạch hay không.


<b>1.2. Tổng quan về cơ sở dữ liệu đất đai </b>



1.2.1. Khái quát chung về cơ sở dữ liệu đất đai


Cơ sở dữ liệu đất đai: là tập hợp thơng tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính,


dữ liệu quy hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai


được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên


bằng phương tiện điện tử. Cơ sở dữ liệu địa chính là thành phần cơ bản của cơ sở dữ


liệu đất đai, làm cơ sở để xây dựng và định vị không gian các cơ sở dữ liệu thành


phần khác.


Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 179/2004/QĐ-TTg về


việc phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) tài


nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Trong Quyết
định đã đưa ra 4 mục tiêu chủ yếu và 7 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó việc xây dựng
cơ sở dữ liệu tài ngun và mơi trường nói chung và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai


nói riêng là một trong các nhiệm vụ cơ bản nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

13


được tiến hành theo 2 cấp, một là do cơ quan trung ương tổ chức xây dựng, hai là


do tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức xây dựng chi tiết như sau:



Cơ sở dữ liệu đất đai do cơ quan Trung ương tổ chức xây dựng gồm:


Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai: dữ liệu báo cáo, biểu, bảng số liệu


thống kê, kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp vùng và cả nước; dữ


liệu về quản lý sử dụng đất theo chuyên đề;


Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: dữ liệu báo cáo thuyết minh


tổng hợp, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và


bản đồ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, vùng kinh tế - xã hội;


Cơ sở dữ liệu giá đất: dữ liệu khung giá đất, giá đất tại khu vực giáp ranh


giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là khu vực giáp ranh).


Cơ sở dữ liệu đất đai do tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xây


dựng gồm:


Cơ sở dữ liệu địa chính: dữ liệu về lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, đăng ký
đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản


khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận), hồ sơ địa chính;


Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai: dữ liệu báo cáo, biểu, bảng số liệu


thống kê, kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, huyện, tỉnh; dữ liệu



về quản lý sử dụng đất theo chuyên đề được thực hiện theo quyết định của cấp có


thẩm quyền;


Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: dữ liệu báo cáo thuyết minh


tổng hợp, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,


bản đồ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh, cấp huyện;


Cơ sở dữ liệu giá đất: dữ liệu bảng giá đất, bảng giá đất điều chỉnh, bổ sung;


hệ số điều chỉnh giá đất; giá đất cụ thể; giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất; thông


tin giá đất trong Phiếu thu thập thông tin về thửa đất.
1.2.2. Hiện trạng xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai


Việc ứng dụng công nghệ hiện đại để thu thập, lưu trữ, xử lý, tích hợp và


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

14


nghệ đo đạc chuyển từ công nghệ Analog, với các máy đo quang cơ sang công nghệ


số (digital) với việc ứng dụng công nghệ GPS và tồn đạc điện tử, ảnh hàng khơng


và ảnh viễn thám dạng số. Để bảo đảm việc tích hợp dữ liệu đồ họa về thửa đất với


dữ liệu thuộc tính về chủ sử dụng và hiện trạng sử dụng đất các nhà nghiên cứu,



quản lý và sản xuất tại Trung ương và địa phương đã kế thừa thành tựu của các


hãng phần mềm lớn trên thế giới cho ra đời hàng loạt phần mềm nội địa nhằm đáp


ứng yêu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số như: FAMIS & CaDDB, CICAD&


<b>CIDATA, CILIS, PLIS và sau này là ELIS, VILIS, eKLIS, VNLIS,... </b>


Trong những năm đầu của thế kỷ 21 việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số


đã được các tỉnh chú trọng đầu tư thích đáng, như Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu hồ
sơ địa chính số tại TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh: Bình Dương, Long An, An Giang,
Đồng Nai, Bình Thuận, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định,...


Nhiều chương trình dự án về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đã được triển khai ở


cấp Trung ương. Các dự án điển hình là xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm kê đất đai từ


năm 2000, 2010 đến năm 2015 (Sản phẩm phần mềm của dự án này đã được sử


dụng trên phạm vi toàn quốc với nhiều lần chỉnh sửa phù hợp với hệ thống mẫu


biểu thống kê. Đến thời điểm kiểm kê đất đai 2015, toàn bộ các địa phương đã sử


dụng phần mềm TK05 để nhập, tổng hợp cơ sở dữ liệu kiểm kê đất đai nộp về Bộ),


dự án xây dựng hệ thống thông tin đất đai và môi trường đã xây dựng hệ thống


ELIS, dự án xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp tài ngun và mơi trường và một số dự



án khác. Trong quá trình triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu số chúng ta cũng đã nhận


được sự giúp đỡ rất có hiệu quả của các tổ chức Quốc tế như Chương trình CPLAR
và Chương trình SEMLA của Thụy Điển, Chương trình nâng cấp đô thị do Hiệp hội
các đô thị Việt Nam và Hiệp hội đô thị Canada thực hiện. Một giải pháp đồng bộ


cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số đã được đề cập trong dự án "Hồn


thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam" (tiếng Anh là Vietnam


Land Administration Project - viết tắt VLAP) do Ngân hàng thế giới tài trợ với tổng


kinh phí (cả vốn vay và vốn đối ứng) lên tới 100 triệu USD nhằm tăng cường sự


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

15


hệ thống quản lý đất đai hoàn thiện ở các địa phương. VLAP được xây dựng trên cơ


sở công khai, minh bạch, chính xác, đầy đủ, kịp thời về đăng ký đất đai, thông tin


đất đai (bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính), chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm
đáp ứng mọi nhu cầu về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất,


bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất, đồng thời đáp ứng mọi nhu cầu thông tin


<b>của cộng đồng. </b>


Bài toán quản lý đất đai bằng công nghệ thông tin cũng được giải từ những


năm 2005, thông qua các dự án với địa phương về công tác xây dựng cơ sở dữ liệu



kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm một lần của Bộ Tài nguyên và Môi trường, dự án xây


dựng bản đồ nền cơ sở đất đai thành phố Hà Nội (giai đoạn 1) với Sở Kế hoạch Đầu


tư Hà Nội, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất
đai huyện Phú Vang – tỉnh Thừa Thiên Huế,…


Nhìn chung những kết quả đạt được là đáng khích lệ và đã đáp ứng được


những đòi hỏi cấp bách của các địa phương trong công tác đăng ký đất đai, lập hồ


sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác


gắn liền với đất, góp phần khơng nhỏ trong việc bình ổn xã hội, làm tăng thu cho


ngân sách thông qua việc thực hiện nghĩa vụ tài chính


Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu đất đai hiện nay mới chỉ giới hạn phục vụ trong


ngành tài nguyên môi trường là chủ yếu và cũng chủ yếu do ngành tài nguyên và môi
trường xây dựng. Chính vì lẽ đó hiệu quả chưa cao và đơi khi dẫn đến lãng phí trong
đầu tư do đầu tư chồng chéo và thiếu chia sẻ thông tin. Trong tương lai, để hội nhập


sâu vào nền kinh tế quốc tế, cần hướng đến giải pháp xây dựng một cơ sở dữ liệu đất


đai đa mục tiêu, đa người sử dụng và do nhiều cơ quan cùng tham gia xây dựng.
1.2.3. Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai


Song song với quá trình đổi mới của đất nước, cơng tác quản lý Nhà nước



về đất đai cũng ngày càng hoàn thiện góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, củng cố


quốc phòng an ninh, hội nhập quốc tế. Quá trình quản lý nhà nước về đất đai cần


phải xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) hoàn chỉnh và CSD đất đai theo đó được phát


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

16


dung xây dựng cơ sở dữ liệu đều tuân thủ theo những bước như sau:


<b>* Điều tra thu thập số liệu, tài liệu </b>


- Thu thập các dữ liệu không gian và thuộc tính của địa điểm thực hiện


nghiên cứu.


- Các số liệu liên quan đến môi trường.


- Các dữ liệu về các mặt điều kiện tự nhiên, kinh tế, phường hội, tình hình


quản lí sử dụng đất, định hướng sử dụng đất… từ các cơ quan chuyên mơn với
phương pháp kế thừa có tính chất chọn lọc.


- Khảo sát, quan sát thực địa giúp cập nhật và xây dựng nguồn cơ sở


dữ liệu.


- Sử dụng các chức năng của phần mềm ứng dụng GIS và các phần mềm



hỗ trợ phân tích, thống kê nguồn dữ liệu đã được xây dựng.


<b>* Xây dựng cơ sở dữ liệu </b>


a. Nhập dữ liệu không gian


- Sử dụng các phần mềm chuyên ngành như: Microstation, Arc GIS xây dựng


biên tập các loại bản đồ:


+ Xác định lưới khống chế và chọn hệ tọa độ sử dụng.


+ Nắn chuyển tọa độ


+ Số hóa, biên tập, chỉnh sửa bản đồ


+ Chuyển về dạng shapefile.


- Phân lớp cơ sở dữ liệu không gian gồm:


+ Lớp thửa đất


+ Lớp giao thông


+ Lớp thủy hệ


+ Lớp cơng trình kinh tế, xã hội dạng điểm


+ Lớp hành chính



b. Nhập dữ liệu thuộc tính


- Lớp cơ sở dữ liệu thửa đất gồm các trường thuộc tính: mã đất, loại đất, diện


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

17


- Lớp cơ sở dữ liệu giao thông gồm các trường thuộc tính: tên đường, loại


đường, cấp quản lý, chiều dài, chất lượng, ghi chú.


- Lớp cơ sở dữ liệu thủy hệ gồm các trường thuộc tính: mục đích sử dụng,


chiều dài, chất lượng, ghi chú.


- Lớp cơ sở dữ liệu cơng trình kinh tế xã hội dạng điểm gồm các trường


thuộc tính: đối tượng, tên cơng trình kinh tế xã hội, diện tích, ghi chú.


- Lớp cơ sở dữ liệu hành chính bao gồm các trường thuộc tính: diện tích, dân


số, số hộ hiện trạng, số hộ tồn đọng, số hộ có nóc nhà, diện tích, ghi chú.


c. Kết nối giữa dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính.


Dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính của cùng một thực thể được liên kết
với nhau thông qua một trường khóa chính, kiểu dữ liệu của trường khóa này
thường là ký tự …, có trong cả cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính.


<b>1.3. Tổng quan về GIS trong đánh giá quy hoạch sử dụng đất </b>



1.3.1. Tầm quan trọng của GIS


Một hệ thống thông tin địa lý (GIS) cho phép hiển thị các thông tin cơ sở dữ


liệu trên một bản đồ trực quan. GIS khơng chứa bất kỳ bản đồ hoặc đồ họa, nó tạo


ra các bản đồ và hình ảnh từ những thơng tin có trong cơ sở dữ liệu. GIS khơng phải


là một chương trình lập bản đồ, nó là một kết hợp phức tạp của quản lý cơ sở dữ


liệu, công nghệ hiển thị, và các công cụ phân tích có thể được dùng để tạo ra các


bản đồ. Tất cả các thông tin trong GIS là một tham chiếu đến một địa điểm. GIS có


thể chứa những hình ảnh của nhiếp ảnh trên không, bức ảnh của nhà cửa, và sàn nhà


kế hoạch của các tòa nhà, và số tiền lớn các văn bản và thông tin thuộc tính, nhưng


nó là tất cả các ràng buộc vào cơ sở dữ liệu theo vị trí của nó trên bề mặt Trái Đất.


1.3.2. Định nghĩa


Cùng với sự hình thành và phát triển của GIS cũng có nhiều định nghĩa được


đưa ra. Tiêu biểu như một số định nghĩa sau:


- Theo ESRI, tập đoàn nghiên cứu và phát triển các phần mềm GIS nổi tiếng,


GIS là một tập hợp có tổ chức, có phần cứng, có phần mềm máy tính, dữ liệu địa lý



</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

18


và phân tích và hiển thị tất cả các dạng thông tin liên quan đến vị trí địa lý.


Tuy nhiên, các khái niệm về GIS đều dựa trên 3 yếu tố quan trọng là: chất lượng


đồ họa, hệ thống vi tính số kỹ thuật cao và khả năng phân tích số liệu khơng gian.


- Theo GS. Shunji Murai, người đã có hơn 40 năm làm việc trong lĩnh vực


viễn thám và GIS, GIS là một hệ thống thông tin được sử dụng để nhập, lưu trữ,


truy vấn, thao tác, phân tích và xuất ra các dữ liệu có tham chiếu địa lý hoặc dữ liệu


đại không gian; hỗ trợ và ra quyết định trong việc quy hoạch và quản lý về dụng
đất, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, giao thơng, các tiện ích đơ thị và nhiều lĩnh


vực khác nhau.


<b>Hình 1.1. Các chức năng cơ bản của GIS </b>


1.3.3. Khai thác cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá quy hoạch sử dụng đất


Xây dựng các bài tốn ứng dụng nhằm cung cấp thơng tin phục vụ cho công


tác đánh giá quy hoạch sử dụng đất.


Tìm kiếm, kết nối, hiển thị thơng tin đất đai, thông tin kinh tế xã hội.
Cập nhật thông tin đất đai, thông tin kinh tế xã hội phục vụ đánh giá quy hoạch.
Phân lớp thông tin.



Liên kết thông tin liên quan.
Đánh giá tổng hợp số liệu.


Nhập dữ liệu


Quản trị dữ liệu


Trình bày,
xuất dữ liệu


Phân tích xử lý


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

19


<b>1.4 . Vấn đề nghiên cứu của đề tài </b>


Đối với công tác quản lý đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trước mắt mà cả lâu dài, tạo cơ sở pháp lý để
bố trí sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ cảnh quan, mơi trường, đồng thời
đáp ứng được yêu cầu thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai. Đặc biệt trong giai
đoạn thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước hiện nay, việc lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là yêu cầu cấp thiết đối với mọi cấp, địa bàn, lãnh


thổ nhằm phân bố đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm đất đai cho các mục đích, đối tượng sử


dụng, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.


Ở Việt Nam, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai được lập cho cả 4 cấp (quốc
gia, tỉnh, huyện, xã). Từ khi Luật đất đai 2013 được áp dụng, nhìn chung cơng tác


QHSDĐ đã được cải tổ và có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều
vấn đề phải giải quyết: khá nhiều phương án QHSDĐ khơng có tính khả thi cao, việc


lựa chọn vị trí quy hoạch chủ yếu thực hiện theo cảm tính, theo sự chỉ đạo của một số
cá nhân, chưa thực sự là một sản phẩm trí tuệ cao, phân bố khơng gian nhiều khi chưa
hợp lý, chưa tính đến các yếu tố tác động của mơi trường và xã hội.


Bên cạnh đó, việc đánh giá, thẩm định các dự án QHSDĐ cũng mang nặng


tính cảm quan. Các đánh giá, thẩm định hiện nay thường chỉ xoay quanh vấn đề nhu


cầu sử dụng đất mà chưa quan tâm tới tình hình thực hiện quy hoạch, tính hợp lý


của phương án quy hoạch không được quan tâm đúng mức, gây nên tình trạng quy


hoạch treo, sử dụng không đúng theo quy hoạch, thực hiện quy hoạch kém hiệu quả,
thường xuyên phải điều chỉnh, gây tốn kém về kinh tế và ảnh hưởng đến xã hội.
Thêm vào đó, việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm chỉ được thực hiện trên giấy
tờ mà chưa đồng bộ với dữ liệu bản đồ, gây nên khó khăn trong quá trình đánh giá


thực hiện quy hoạch sử dụng đất.


Chính vì vậy việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ để đánh giá tình


hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với thành


phố Ninh Bình, là nơi đang rất được quan tâm của các cấp về kinh tế, xã hội, du


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

20



<b>CHƢƠNG 2 </b>


<b>CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ </b>


<b>QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT </b>


<b>2.1. Khái quát về cơ sở dữ liệu thông tin địa lý </b>


Cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý là một phần cốt lõi của hệ thống thông tin
địa lý. Trên thế giới, khái niệm CSDL thơng tin địa lý mặc dù có các cách lý giải và
định nghĩa khác nhau, song về bản chất thì CSDL thơng tin địa lý được hiểu là một
hệ thống dữ liệu địa lý mô tả thế giới thực theo các đơn vị lãnh thổ hành chính,
chính trị, hoặc các đơn vị địa lý tự nhiên bất kỳ, đã được định nghĩa trong hệ thống,
do người sử dụng yêu cầu. Mỗi đơn vị địa lý (Hành chính - chính trị hoặc đơn vị tự
nhiên) có mức cơ sở khác nhau, phụ thuộc vào cấp bậc và quy mô của mỗi đơn vị
trong hệ thống phân cấp của chúng; tương đương với mức độ đầy đủ tư liệu và khả
năng thu thập, xử lý các thông tin về các đối tượng, hiện tượng địa lý ở đơn vị lãnh
thổ đó; tương ứng với một tỷ lệ bản đồ xác định.


<b>Hình 2.1. Cấu trúc cơ sở dữ liệu GIS </b>


Cơ sở dữ liệu của hệ thống thơng tin địa lý (GIS) gồm có 2 thành phần cơ
bản: dữ liệu không gian và dữ liệu phi khơng gian (dữ liệu thuộc tính). Mỗi loại có


<b>CSDL HỆ THÔNG TIN </b>


<b>ĐỊA LÝ NỀN </b>


CSDL GIS
không gian nền



CSDL GIS
thuộc tính nền


<b>CSDL HỆ THƠNG TIN ĐỊA LÝ </b>


<b>CSDL HỆ THÔNG TIN </b>


<b>ĐỊA LÝ CHUYÊN ĐỀ </b>


CSDL GIS không
gianchuyên đề


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

21


những đặc điểm riêng và chúng khác nhau về yêu cầu lưu trữ dữ liệu, hiệu quả, xử
lý và hiển thị. Song, chúng luôn liên kết chặt chẽ với nhau một cách có quy luật và


ln song song tồn tại.


Cơ sở dữ liệu không gian là cơ sở dữ liệu có chứa trong nó những thơng tin
về định vị của đối tượng. Nó là những dữ liệu phản ánh, thể hiện những đối tượng
có kích thước vật lý nhất định. Nếu là những cơ sở dữ liệu khơng gian địa lý thì đó
là những dữ liệu phản ánh những đối tượng có trên bề mặt hoặc ở trong vỏ quả đất.


Dữ liệu không gian: Để phản ánh không gian từ thế giới thực các đối tượng
được mã hoá theo các mơ hình dữ liệu: Vector và Raster.


Cấu trúc vector:



Cấu trúc vector là dạng cấu trúc dựa trên các điểm có toạ độ để biểu diễn các


đối tượng thông qua điểm, đường và vùng với các yếu tố căn bản là điểm, và được


biểu diễn trên một hệ thống toạ độ nào đó. Đối với các đối tượng được biểu diễn


trên mặt phẳng:


- Kiểu đối tượng điểm (point):


Mỗi đối tượng điểm được biểu diễn bởi một cặp tọa độ (x, y).


- Kiểu đối tượng đường (Line): Đối tượng đường được xác định bởi một


chuỗi liên tiếp các điểm (Vertex) hay còn gọi là cạnh (senment), điểm bắt đầu và


điểm kết thúc của một đường gọi là các nút (node).


- Kiểu đối tượng vùng (Polygons):


Vùng được xác định bởi tập hợp các đường khép kín.


<b>Cấu trúc Raster: </b>


Mơ hình raster biểu diễn khơng gian như là một ma trận số nguyên, mỗi giá


trị số nguyên đại diện cho một thuộc tính, vị trí của số nguyên chính là vị trí của


đối tượng.



Liên hệ với thế giới thực: mỗi pixel sẽ tương ứng với một ơ nào đó trong thế


giới thực.


Trong cấu trúc raster:


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

22


- Vùng được xác định thành một mạng gồm nhiều pixel có cùng giá trị thuộc


tính f(x,y).


Dữ liệu phi không gian (Dữ liệu thuộc tính) là những diễn tả đặc tính, số
lượng, mối quan hệ của các hình ảnh bản đồ với vị trí địa lý của chúng. Dữ liệu phi
không gian được gọi là dữ liệu thuộc tính, chúng liên quan đến vị trí địa lý hoặc các
đối tượng khơng gian và liên kết chặt chẽ với dữ liệu không gian. Dữ liệu thuộc tính
được sắp xếp theo hàng và cột, mỗi hàng bao gồm nhiều loại thông tin về một đối


tượng nào đó như tên, diện tích,... Mỗi loại thông tin khác nhau này gọi là một


trường, mỗi trường được sắp xếp tương ứng với một cột.


Trong những năm gần đây, hai xu hướng nổi bật đã tác động sâu sắc và làm


thay đổi việc lưu trữ và quản lý dữ liệu GIS. Đó là dung lượng lưu trữ dữ liệu mở


rộng nhanh chóng và đang tiếp tục tăng lên một cách đáng kể. Thứ hai là việc ứng


dụng các cơ sở dữ liệu GIS phân tán ngày một tăng. Cơ sở dữ liệu phân tán là



nguồn dữ liệu cho những người sử dụng có thể truy cập tới các vị trí lưu trữ thơng


qua mạng. Ngun nhân chính cho việc nghiên cứu, ra đời cách lưu trữ và quản lý


dữ liệu mới là nhằm đem lại cho người sử dụng một hệ thống quản lý dữ liệu hiệu


quả nhất. Chính vì vậy, phần mềm ArcGIS đã thiết kế mơ hình cơ sở dữ liệu GIS


Geodatabase nhằm cung cấp các công cụ dùng để triển khai xây dựng và quản lý


một hệ thông tin địa lý thông minh.


Quan điểm thiết kế các ứng dụng GIS sử dụng công nghệ ESRI ngày nay là
đưa tồn bộ các dữ liệu khơng gian (bao gồm cả dữ liệu đồ họa và thuộc tính, các
quan hệ,...) vào một cơ sở dữ liệu Geodatabase. Việc thiết kế Geodatabase là thiết
kế lược đồ lớp (Class Diagram).


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

23


nhiều người dùng (Enterprise Geodatabase).


<b>Hình 2.2. Geodatabase trong ArcGIS </b>


Geodatabse là một tập lưu trữ dữ liệu địa lý. Tất cả các thành phần trong


Geodatabase được quản lý trong các bảng DBMS chuẩn và sử dụng kiểu dữ liệu


SQL chuẩn. Nó có các thành phần cơ bản:


<b>Bảng 2.1. Các cấu trúc của Geodatabase </b>



<b>(Feature Dataset) </b>


Lớp đối tượng


(Feature Class)


Là một bảng chứa một trường “shape” xác
định dạng hình học điểm, đường, vùng cho
các đối tượng địa lý. Mỗi hàng là một đối
tượng địa lý


Bảng (Table) Là một tập các hàng với các trường giống
nhau. Các lớp đối tượng địa lý là các bảng
được xác định với trường “shape”


Lớp quan hệ (Relationship class) Là lớp liên kết đối tượng trọng một lớp đối
tượng địa lý với đối tượng trong một lớp
đối tượng địa lý khác. Thông thường, các
lớp quan hệ có các trường do người sử dụng
định nghĩa


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

24


giữa các đối tượng địa lý


<b>(Feature Dataset) </b>


Mạng hình học (Geometric network) Bao gồm các luật cho phép quản lý kết nối
giữa các đối tượng địa lý



Tập dữ liệu đo đạc (Survey dataset) Chứa các phép đo được sử dụng trong việc
tính tốn tọa độ hình học đối tượng địa lý
trong các lớp đối tượng địa lý được đo đạc


Tập dữ liệu Raster (Raster dataset) Là một tập dữ liệu Raster biểu diễn các hiện
tượng địa lý liên tục


Tài liệu siêu dữ liệu (Metadata
document)


Là một XML có liên kết với tất cả các tập
dữ liệu, thường được sử dụng trong
ArcIMS và các ứng dụng trên máy chủ


Công cụ xử lý thông tin địa lý
(Geoprocessing tools)


Là một tập luồng dữ liệu và luồng công
việc quản lý, phân tích và mơ hình hóa dữ
liệu


<b>2.2. Thiết kế mơ hình cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ đánh giá quy hoạch sử </b>


<b>dụng đất </b>


Thiết kế một cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý (CSDL HTTTĐL) bao
gồm các bước:


Bước 1. Thiết kế khái niệm



Ở mức thiết kế này là cơ sở hình thành CSDL cần xây dựng, được xây dựng
trên cơ sở khảo sát nhu cầu, thông tin, nguồn dữ liệu. Xây dựng một sơ đồ tổng quát
cho các yêu cầu cho CSDL HTTTĐL. Mức thiết kế này không phụ thuộc vào phần
cứng hoặc phần mềm. Chỉ quan tâm đến các mục tiêu ứng dụng mà người dùng đòi hỏi.


Bước 2. Thiết kế logic


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

25


CSDL HTTTĐL.


Bước 3. Thiết kế vật lý


Mức này là sự triển khai và điều chỉnh thành quả của mức logic trên các phần
cứng, phần mềm cụ thể của HTTTĐL.


Phát triển CSDL HTTTĐL không chỉ đơn thuần mua phần cứng hay phần


mềm. Phần địi hỏi khắt khe nhất q trình phát triển HTTTĐL là xây dựng CSDL.
Đòi hỏi nhiều thời gian nhất, chi phí nhiều tiền nhất, và yêu cầu nỗ lực trong lập kế
hoạch và quản lý. Mặc dù chu trình phát triển HTTTĐL hiện nay phần lớn tập trung
vào xây dựng CSDL, nhưng một số địa phương vẫn tập trung vào mua phần cứng
và phần mềm. Việc chọn lựa đúng cho xây dựng CSDL đúng đắn phải dựa trên sự
hiểu biết của những cơ quan có kinh nghiệm.


Mơ hình cơ sở dữ liệu sẽ làm nền tảng cho cấu trúc của một cơ sở dữ liệu,


nghĩa là liên quan đến phương pháp tổ chức dữ liệu trong một cơ sở dữ liệu khái
niệm hoặc liên quan đến cấu trúc logic của dữ liệu trong một cơ sở dữ liệu. Trong


đó, những mơ hình cơ sở dữ liệu này thường thơng qua mơ hình dữ liệu phân cấp,
mơ hình mạng, và cơ sở dữ liệu quan hệ. Có 5 loại mơ hình cơ sở dữ liệu:


- Mơ hình phân cấp (Hierarchical Model)


- Mơ hình mạng (Network Model)


- Mơ hình quan hệ (Relationship Model)


- Mơ hình quan hệ thực thể (Entity Relationship Model)


- Mơ hình hướng đối tượng (Object Oriented Model)


Hiện nay ngôn ngữ UML thường được sử dụng trong xây dựng cơ sở dữ liệu,


là ngôn ngữ mơ hình hóa đối tượng phổ biến. UML ra mắt vào năm 1996 do


Jacobson và Booch viết nên. UML được tạo ra nhằm chuẩn hóa ngơn ngữ mơ hình


hóa, dùng để đặc tả, trực quan hóa và tư liệu hóa phần mềm hướng đối tượng. UML


là một ngôn ngữ mơ hình hố thống nhất có phần chính bao gồm những ký hiệu


hình học, được các phương pháp hướng đối tượng sử dụng để thể hiện và miêu tả


các thiết kế của một hệ thống. Nó là một ngôn ngữ để đặc tả, trực quan hoá, xây


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

26


phần mềm cao. UML có thể được sử dụng làm cơng cụ giao tiếp giữa người dùng,



nhà phân tích, nhà thiết kế và nhà phát triển phần mềm. Hiện nay các ứng dụng của


GIS sử dựng công nghệ của ESRI đều sử dựng UML là ngôn ngữ mô hình hóa


chuẩn để thiết kế cơ sở dữ liệu khơng gian và thuộc tính.


<b>Hình 2.3. Các bƣớc mơ hình hóa Geodatabase sử dụng UML </b>


Đầu tiên tạo một mơ hình đối tượng UML cho cấu trúc Geodatabase. Mơ
hình này có thể dựa trên mẫu sẵn có được cung cấp bởi ESRI trong ArcGIS. Những
mẫu này được tích hợp trong Microsoft Visio hay Rational Software Corporation’s
Rational Rose và có thể tìm thấy trong CASE Tools trong bộ cài ArcGIS. Các mẫu
này bao gồm lược đồ UML của mơ hình đối tượng ArcGIS cần thiết để mơ hình hóa
một Geodatabase. Sau khi tạo được và kiểm tra mơ hình, cần phải xuất nó ra file
XML hay Microsoft Repository. Định dạng lựa chọn phụ thuộc vào phần mềm mô
hình hóa. XMI (XML Metadata Interchange) được sử dụng nhiều hơn Repository.
Có thể tạo lược đồ Geodatabase cho mơ hình dữ liệu sử dụng ESRI Schema Wizard


trong ArcCatalog.


Ngơn ngữ mơ hình hóa UML cũng được Bộ Tài nguyên và Môi trường quy


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

27


Luận văn này sử dụng chương trình Microsoft Visio (MS.Visio) để thiết kế


mơ hình cơ sở dữ liệu. MS.Visio là một chương trình vẽ sơ đồ thơng minh, được


tích hợp vào bộ Microsoft Office từ phiên bản MS2003. MS.Visio cho phép thể



hiện bản vẽ một cách trực quan. Hơn nữa, trong ArcGIS có tệp Visio ArcInfo UML


Models mẫu. Lược đồ ArcInfo UML Model bao gồm các đối tượng cần thiết sử


<b>dụng UML để mơ hình hóa cơ sở dữ liệu không gian. </b>


<b>2.3. Thu thập dữ liệu </b>


- Các dữ liệu không gian:


+ Thu thập dữ liệu bằng công nghệ viễn thám


+ Quét bản đồ giấy có sẵn (scanning)


+ Dữ liệu số hố khác


+ Chuyển đổi dữ liệu vector sang dạng raster


+ Thu thập dữ liệu bằng công nghệ viễn thám để tạo ra những bản đồ chi tiết.


+ Thu thập dữ liệu ảnh hàng không, thiết bị bay không người lái(uav)để tạo


ra những bản đồ chi tiết.


+ Số hoá bản đồ quét cho trước


+ Đo đạc thực địa và thu nạp toạ độ thủ công


+ Chuyển đổi từ những dữ liệu khác như microstation, cad, mapinfo,....



+ Chuyển đổi dữ liệu raster sang vector


- Các dữ liệu thuộc tính:


+ Các dữ liệu thu thập về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội.
+ Các số liệu hiện trạng sử dụng đất.


+ Kết hợp điều tra ngoại nghiệp về tình hình phân bố dân cư, các cơng trình
kinh tế xã hội của phường.


- Kiểm tra độ chính xác của dữ liệu cả dữ liệu không gian và thuộc tính.


<b>2.4. Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

28


nhận thức thế giới thực đến cơ sở dữ liệu địa lý được lưu trữ theo cấu trúc, khn
dạng nào đó. Các thành phần trong cơ sở dữ liệu và các phần tử trong mơ hình, tất
cả các yếu tố này đều được qui định theo các chuẩn thống nhất. Chuẩn thông tin địa
lý GIS được chia ra làm 2 loại:


- Chuẩn thông tin địa lý cơ sở (thông tin nền địa lý)


- Chuẩn thông tin địa lý ứng dụng (thông tin chuyên đề)


Các chuẩn được thực hiện trong cơ sở dữ liệu (về cơ bản tuân theo chuẩn kỹ thuật
quốc gia về thông tin địa lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành).


2.4.1. Chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý



- Ngơn ngữ biểu diễn mơ hình cấu trúc dữ liệu địa lý


Sử dụng ngôn ngữ UML để biểu diễn các lược đồ khái niệm và lược đồ


lược đồ ứng dụng trong định nghĩa thông tin địa lý cơ sở và các loại thông tin
địa lý khác.


Giới hạn áp dụng UML trong định nghĩa mơ hình cấu trúc dữ liệu địa lý


được quy định cụ thể như sau:


Gói UML (UML package) được sử dụng để biểu diễn một mơ hình cấu trúc


dữ liệu của một chủ đề dữ liệu địa lý.


Lớp UML (UML class) được sử dụng để biểu diễn một kiểu đối tượng địa lý,


hoặc một kiểu dữ liệu trong một mơ hình cấu trúc dữ liệu, biểu diễn các khái niệm


trong các mơ hình khái niệm.


Các yêu cầu khi xây dựng lớp UML: tên lớp là duy nhất, các thuộc tính của


lớp có thể được xác định trực tiếp trong lớp đó hoặc gián tiếp thông qua các quan hệ


với các lớp khác, xác định các quan hệ mà lớp tham gia với các lớp khác.


Quan hệ (Relationship) được sử dụng để biểu diễn mối quan hệ giữa các lớp



UML hoặc giữa các gói UML: liên kết (Association); tổng quát hoá (Generalization);


kết tập (Aggregation); tổ hợp (Composition); phụ thuộc Dependency).


Mẫu phân loại (Stereotype) được áp dụng cho một lớp UML hoặc một gói


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

29


Quy tắc đặt tên gói, lớp UML


- Các kiểu dữ liệu nguyên thủy sau được áp dụng khi định nghĩa mơ hình cấu


trúc dữ liệu địa lý.


+ Kiểu dữ liệu số (Number).


+ Kiểu dữ liệu số nguyên (Integer).


+ Kiểu dữ liệu số thực (Real).


+ Kiểu dữ liệu xâu kí tự (CharacterString).


+ Kiểu dữ liệu ngày-tháng-năm (Date).


+ Kiểu dữ liệu giờ:phút:giây (Time).


+ Kiểu dữ liệu ngày - giờ (DateTime).


+ Kiểu dữ liệu logic (Boolean).



- Mơ hình đối tượng địa lý tổng qt


Mơ hình đối tượng địa lý tổng qt dùng để mơ hình hóa các đặc tính cơ bản


của kiểu đối tượng địa lý nhằm mục đích: Phân loại và định nghĩa kiểu đối tượng địa lý


trong danh mục đối tượng địa lý hoặc trong lược đồ ứng dụng; quy định cấu trúc và nội


dung danh mục đối tượng địa lý; quy định lược đồ trình bày dữ liệu địa lý.


Các đặc tính cơ bản của kiểu đối tượng địa lý bao gồm: Tên gọi của kiểu đối


tượng địa lý; định nghĩa hoặc mô tả về kiểu đối tượng địa lý; các thuộc tính của kiểu
đối tượng địa lý; các quan hệ liên kết; các quan hệ tổng quát hóa và chi tiết hóa.


Mơ hình đối tượng địa lý tổng qt dùng để mơ hình hóa các đặc tính cơ bản


của kiểu đối tượng địa lý nhằm mục đích: Phân loại và định nghĩa kiểu đối tượng địa


lý trong danh mục đối tượng địa lý hoặc trong lược đồ ứng dụng; quy định cấu trúc


và nội dung danh mục đối tượng địa lý; quy định lược đồ trình bày dữ liệu địa lý.


Các đặc tính cơ bản của kiểu đối tượng địa lý bao gồm: Tên gọi của kiểu đối
tượng địa lý; định nghĩa hoặc mô tả về kiểu đối tượng địa lý; các thuộc tính của kiểu
đối tượng địa lý; các quan hệ liên kết; các quan hệ tổng quát hóa và chi tiết hóa.


- Các quy tắc xây dựng lược đồ ứng dụng


Các quy tắc xây dựng lược đồ ứng dụng được áp dụng để: Mô tả các kiểu



</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

30


nghĩa cấu trúc dữ liệu trong một lược đồ ứng dụng; xây dựng lược đồ ứng dụng cho


các loại dữ liệu địa lý.


Quy tắc đặt tên lược đồ ứng dụng (bao gồm tên và phiên bản) quy định gồm


những nội dung sau:


+ Quy tắc đặt tên lược đồ ứng dụng (bao gồm tên và phiên bản);


+ Quy định về lập tài liệu mô tả lược đồ ứng dụng;


+ Quy tắc mô tả mối quan hệ giữa lược đồ ứng dụng với các lược đồ khái


niệm khác;


+ Quy tắc định nghĩa thuộc tính khơng gian, thuộc tính thời gian và các


thuộc tính khác (gọi chung là thuộc tính chủ đề - thematic attributes) của kiểu đối


tượng địa lý trong lược đồ ứng dụng;


+ Quy tắc mô tả kiểu đối tượng địa lý được định nghĩa theo mơ hình đối


tượng địa lý tổng quát bằng UML trong lược đồ ứng dụng;


+ Quy tắc sử dụng danh mục đối tượng địa lý khi xây dựng lược đồ ứng dụng.



Ngồi ra cịn quy định về lập tài liệu mô tả lược đồ ứng dụng, quy tắc mô tả


mối quan hệ giữa lược đồ ứng dụng với các lược đồ khái niệm khác, quy tắc định


nghĩa thuộc tính khơng gian, thuộc tính thời gian và các thuộc tính khác (gọi chung


là thuộc tính chủ đề) của kiểu đối tượng địa lý trong lược đồ ứng dụng, quy tắc mô


tả kiểu đối tượng địa lý được định nghĩa theo mơ hình đối tượng địa lý tổng quát


bằng UML trong lược đồ ứng dụng, quy tắc sử dụng danh mục đối tượng địa lý khi


xây dựng lược đồ ứng dụng.


2.4.2. Chuẩn mơ hình khái niệm dữ liệu không gian


- Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu không gian được áp dụng cho các mục


đích sau:


+ Thống nhất các mơ hình khơng gian được áp dụng để mơ tả các thuộc tính


khơng gian của đối tượng địa lý;


+ Định nghĩa thuộc tính khơng gian cho các kiểu dữ liệu địa lý trong lược đồ


ứng dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

31



niệm thành phần sau đây:


+ Mơ hình khái niệm khơng gian hình học là mơ hình thơng tin khơng gian


của đối tượng địa lý được mô tả bằng các kiểu đối tượng hình học.


+ Mơ hình khái niệm khơng gian Topo là mơ hình thơng tin không gian của


đối tượng địa lý được mô tả bằng các kiểu đối tượng Topo.


2.4.3. Chuẩn mơ hình khái niệm dữ liệu thời gian


- Chuẩn mơ hình khái niệm dữ liệu thời gian được áp dụng cho mục đích


chuẩn hố các mơ hình dữ liệu thời gian để mơ tả các thuộc tính thời gian của đối


tượng địa lý; định nghĩa thuộc tính thời gian cho các kiểu dữ liệu địa lý trong lược
đồ ứng dụng.


- Mơ hình khái niệm dữ liệu thời gian được cấu thành bởi hai gói UML trong


đó một gói dùng để mơ tả các kiểu đối tượng thời gian và một gói mô tả hệ quy


chiếu thời gian.


2.4.4. Chuẩn phương pháp lập danh mục đối tượng địa lý


- Chuẩn phương pháp lập danh mục đối tượng địa lý được áp dụng để xây



dựng danh mục đối tượng địa lý cho các loại dữ liệu địa lý; để xây dựng cơ sở dữ


liệu danh mục đối tượng địa lý cho các loại dữ liệu địa lý nhằm cung cấp các dịch


vụ về thông tin danh mục đối tượng địa lý.


- Các kiểu đối tượng địa lý trong tập dữ liệu địa lý phải có đầy đủ các định


nghĩa và mô tả.


- Đặt tên tất cả các kiểu đối tượng địa lý, tên các thuộc tính của đối tượng địa


lý, tên quan hệ liên kết các đối tượng địa lý trong danh mục đối tượng địa lý theo


nguyên tắc tên phải là duy nhất.


- Quy định về định nghĩa trong danh mục đối tượng địa lý


Sử dụng tiếng Việt làm ngơn ngữ chính thức để định nghĩa kiểu đối tượng địa


lý, thuộc tính đối tượng địa lý, quan hệ liên kết các đối tượng địa lý và các mô tả


liên quan khác;


Phải có định nghĩa cụ thể cho: Kiểu đối tượng địa lý, thuộc tính đối tượng địa


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

32


địa lý;



Trường hợp đã có định nghĩa ở một tài liệu khác thì có thể sử dụng nguyên
định nghĩa đó và chỉ ra tài liệu tham chiếu.


- Quy định đối với kiểu đối tượng địa lý trong danh mục đối tượng địa lý


+ Mỗi kiểu đối tượng địa lý được phải được định nghĩa


+ Mỗi kiểu đối tượng địa lý phải có tên gọi và được gán mã duy nhất (mã có


thể bao gồm cả ký tự và số);


+ Trường hợp kiểu đối tượng địa lý tham gia vào quan hệ liên kết các đối tượng địa


lý thì phải chỉ ra vai trò của kiểu đối tượng địa lý trong quan hệ liên kết đó.


Các thuộc tính của đối tượng địa lý (nếu có) phải được định nghĩa, có tên gọi


và có miền giá trị được xác định. Hay các quan hệ liên kết các đối tượng địa lý (nếu


có) phải được định nghĩa và có tên gọi. Phải tuân theo quy định chi tiết về các thơng


tin cần có trong một danh mục đối tượng địa lý. Các thông tin phải có trong một


danh mục đối tượng địa lý được quy định trong mơ hình khái niệm danh mục đối


tượng địa lý. Tiến hành áp dụng mơ hình khái niệm danh mục đối tượng địa lý để


lập danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia quy định.


Quy định về nguyên tắc lập danh mục đối tượng địa lý khi thành lập các loại


cơ sở dữ liệu địa lý:


+ Danh mục đối tượng địa lý của cơ sở dữ liệu nền địa lý các loại phải được


xây dựng dựa trên danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia.


+ Khi lập danh mục đối tượng địa lý chuyên ngành phục vụ xây dựng các loại


cơ sở dữ liệu địa lý chuyên ngành phải tuân thủ theo các nguyên tắc quy định.


+ Thuộc tính của các đối tượng địa lý phải được định nghĩa, đặt tên, xác định


miền giá trị phụ thuộc vào từng đối tượng địa lý khi lập danh mục đối tượng địa lý


phục vụ cho việc xây dựng các cơ sở dữ liệu địa lý cụ thể.


2.4.5. Chuẩn hệ quy chiếu tọa độ


Chuẩn hệ quy chiếu toạ độ được áp dụng để mô tả chi tiết hệ quy chiếu toạ


độ sử dụng khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý. Bao gồm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

33


- Thông tin mô tả hệ quy chiếu tọa độ.


- Thông tin địa lý cơ sở được xây dựng theo Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ quốc


gia VN-2000. Hệ quy chiếu độ cao là Hệ độ cao quốc gia Hòn Dấu - Hải Phòng.



- Quy định về mã hệ quy chiếu tọa độ của Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ quốc


gia VN-2000.


2.4.6. Chuẩn siêu dữ liệu địa lý


- Chuẩn siêu dữ liệu địa lý được áp dụng để xây dựng siêu dữ liệu cho các loại


dữ liệu địa lý, để trao đổi, cung cấp siêu dữ liệu địa lý dưới các hình thức khác nhau.


- Siêu dữ liệu địa lý bao gồm các nhóm thơng tin sau đây:


+ Nhóm thơng tin mơ tả siêu dữ liệu địa lý;


+ Nhóm thơng tin mơ tả hệ quy chiếu toạ độ;


+ Nhóm thơng tin mơ tả dữ liệu địa lý;


+ Nhóm thông tin mô tả chất lượng dữ liệu địa lý;


+ Nhóm thơng tin mơ tả phương pháp và quy trình phân phối dữ liệu địa lý.


- Nhóm thông tin mô tả siêu dữ liệu địa lý bao gồm các thông tin mô tả khái


quát siêu dữ liệu địa lý đó, cụ thể gồm các thơng tin sau đây:


+ Thơng tin về bảng mã kí tự tiếng Việt được sử dụng trong siêu dữ liệu địa lý;


+ Phạm vi dữ liệu địa lý mà siêu dữ liệu địa lý mô tả;



+ Tên chuẩn siêu dữ liệu, số phiên bản chuẩn siêu dữ liệu địa lý, thời gian


xây dựng siêu dữ liệu địa lý;


+ Thông tin về đơn vị xây dựng siêu dữ liệu.


- Nhóm thơng tin hệ quy chiếu toạ độ bao gồm các thông tin chỉ ra hệ quy


chiếu toạ độ được áp dụng để xây dựng tập dữ liệu địa lý (nhóm thơng tin này


không bao gồm các thông tin định nghĩa hệ quy chiếu toạ độ).


- Nhóm thơng tin mơ tả dữ liệu địa lý bao gồm các thông tin sau đây:


+ Thơng tin mơ tả về mục đích sử dụng và hiện trạng của dữ liệu địa lý;


+ Thơng tin bảng mã kí tự tiếng Việt được sử dụng trong dữ liệu địa lý;


+ Thơng tin mơ tả mơ hình dữ liệu không gian, thời gian được sử dụng để


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

34


+ Thông tin về các loại từ khoá (do đơn vị xây dựng siêu dữ liệu lựa chọn phục


vụ cho mục đích khai thác thơng tin sau này), chủ đề mà dữ liệu địa lý đề cập đến;


+ Thông tin về mức độ chi tiết, mức độ đầy đủ của dữ liệu địa lý;


+ Thông tin về các đơn vị, tổ chức liên quan đến quá trình xây dựng, kiểm



tra, nghiệm thu, sử dụng,… dữ liệu địa lý;


+ Thông tin về phạm vi không gian và thời gian của dữ liệu địa lý;


+ Thông tin về các ràng buộc liên quan đến dữ liệu địa lý như: các ràng buộc


về quyền truy cập và bảo mật dữ liệu.


- Nhóm thơng tin chất lượng dữ liệu bao gồm các thơng tin mơ tả quy trình


đánh giá chất lượng, kết quả đánh giá chung về chất lượng dữ liệu địa lý và kết quả
đánh giá theo từng tiêu chí chất lượng cụ thể. Nhóm thông tin này bao gồm các
thông tin cơ bản sau đây:


+ Thông tin về phạm vi dữ liệu được đánh giá chất lượng;


+ Thông tin về nguồn tư liệu được sử dụng để xây dựng dữ liệu;


+ Thông tin mô tả các phương pháp được sử dụng để đánh giá chất lượng dữ liệu;


+ Thông tin mô tả kết quả đánh giá chất lượng chung và kết quả đánh giá


cho từng tiêu chí chất lượng cụ thể.


- Nhóm thơng tin phân phối dữ liệu được áp dụng để chỉ ra cách thức phân


phối dữ liệu địa lý đối với đối tượng sử dụng. Nhóm thơng tin này bao gồm các loại


thông tin cơ bản sau đây:



+ Thông tin mô tả cách thức mà dữ liệu địa lý được phân phối theo hình


thức trực tuyến (thơng qua các dịch vụ cung cấp thông tin địa lý) hoặc trung gian


(thông qua các loại phương tiện lưu trữ dữ liệu);


+ Thông tin mô tả định dạng (mã hoá) dữ liệu địa lý trong quá trình phân phối.


- Siêu dữ liệu địa lý phải được mã hoá bằng XML.


- Siêu dữ liệu địa lý được lập theo hai cấp độ và phải được lập tối thiểu ở cấp độ 1.


Cấp độ 1: cấp độ tối thiểu nhất, bao gồm một tập các phần tử siêu dữ liệu địa


lý cần thiết nhất phục vụ cho các mục đích tìm kiếm dữ liệu địa lý;


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

35


các phần tử siêu dữ liệu tuỳ chọn khác.


- Cấu trúc và nội dung siêu dữ liệu địa lý cơ sở được quy định theo quy


chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở.


2.4.7. Chuẩn chất lượng dữ liệu địa lý


Chuẩn chất lượng dữ liệu địa lý được áp dụng để xây dựng các quy định về


chất lượng cho các loại dữ liệu địa lý và xây dựng các quy trình đánh giá chất lượng



cho các loại dữ liệu địa lý.


Để đánh giá chất lượng dữ liệu địa lý, áp dụng hai nhóm tiêu chí đánh giá


chất lượng sau đây:


- Nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng theo định lượng.


- Nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng theo định tính.


Để đánh giá chất lượng dữ liệu địa lý được phép lựa chọn một trong hai
phương pháp sau: Phương pháp đánh giá chất lượng dữ liệu trực tiếp; phương pháp
đánh giá chất lượng dữ liệu gián tiếp.


2.4.8. Chuẩn trình bày dữ liệu địa lý


- Chuẩn trình bày dữ liệu địa lý được áp dụng để xây dựng danh mục trình


bày đối tượng địa lý đối với các loại cơ sở dữ liệu địa lý.


- Khi trình bày dữ liệu địa lý phải áp dụng các nguyên tắc chung sau đây:


+ Thơng tin trình bày dữ liệu địa lý phải được lưu trữ độc lập với tập dữ liệu


địa lý;


+ Một tập dữ liệu địa lý có thể được trình bày theo nhiều cách khác nhau


nhưng không được làm thay đổi nội dung dữ liệu;



+ Các quy tắc trình bày được áp dụng cho mỗi kiểu đối tượng địa lý trong lược


đồ ứng dụng được tổ chức và lưu trữ trong danh mục trình bày đối tượng địa lý;


+ Các chỉ thị trình bày được tổ chức và lưu trữ độc lập với danh mục trình


bày đối tượng địa lý.


- Danh mục trình bày dữ liệu địa lý được mã hoá theo các quy định cụ thể


sau đây:


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

36


+ Được phép áp dụng thêm đặc tả kỹ thuật trình bày của Hiệp hội OpenGIS


để xây dựng, mã hóa danh mục trình bày dữ liệu địa lý.


2.4.9. Chuẩn mã hóa trong trao đổi dữ liệu địa lý


- Chuẩn mã hoá trong trao đổi dữ liệu địa lý được áp dụng để: Xây dựng các


lược đồ mã hoá (như lược đồ XML, GML hoặc các lược đồ khác) cho dữ liệu địa


lý; xây dựng các quy định chuẩn hố các hình thức trao đổi dữ liệu địa lý; xây dựng


các hệ thống phần mềm phục vụ mã hoá trong trao đổi dữ liệu địa lý.


- Quy tắc mã hố chung mơ tả các quy tắc nhằm ánh xạ dữ liệu từ một cấu



trúc dữ liệu đầu vào đến một cấu trúc dữ liệu đầu ra. Một quy tắc mã hoá phải chỉ ra


các yêu cầu sau đây:


+ Các yêu cầu mã hoá bao gồm: Lược đồ ứng dụng, bảng mã kí tự, siêu dữ


liệu về cấu trúc dữ liệu cần mã hoá, bộ nhận dạng và các Cơ chế cập nhật.


+ Cấu trúc dữ liệu đầu vào bao gồm: Cấu trúc dữ liệu được sử dụng để lưu


trữ dữ liệu theo một lược đồ ứng dụng và quan hệ giữa lược đồ ứng dụng với cấu


trúc dữ liệu được sử dụng để lưu trữ dữ liệu.


+ Cấu trúc dữ liệu đầu ra được xác định theo chuẩn mã hoá trong trao đổi dữ


liệu địa lý.


Các quy tắc chuyển đổi bao gồm các quy định về cách thức chuyển đổi từ


dữ liệu trong cấu trúc dữ liệu đầu vào sang dữ liệu trong cấu trúc dữ liệu đầu ra.


- Các quy tắc mã hoá theo XML gồm:


+ Quy tắc chuyển đổi từ một gói UML mô tả một lược đồ ứng dụng sang


một lược đồ XML;


+ Quy tắc chuyển đổi từ các lớp UML cho từng mẫu phân loại khác nhau



sang lược đồ XML.


+ Quy tắc chuyển đổi từ quan hệ liên kết giữa các lớp UML trong lược đồ


ứng dụng sang lược đồ XML.


+ Quy tắc chuyển đổi từ quan hệ kế thừa giữa các lớp UML trong lược đồ


ứng dụng sang lược đồ XML.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

37


ứng dụng sang lược đồ XML.


- Lược đồ ứng dụng GML và các quy tắc mã hố theo ngơn ngữ GML.


Lược đồ ứng dụng GML của các loại dữ liệu địa lý được xây dựng theo lược


đồ GML cơ sở. Lược đồ ứng dụng GML phải xây dựng theo các quy tắc đã được
quy định. Các lược đồ ứng dụng UML phải chuyển sang lược đồ ứng dụng GML.
Đối với luận văn này, học viên chuẩn hóa về các yếu tố sau:


- Chuẩn hóa về cơ sở tốn học: Các bản đồ hiện trạng và quy hoạch thành


phố Ninh Bình được thành lập trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000.


- Chuẩn hóa về định dạng cơ sở dữ liệu: Các bản đồ hiện trạng và quy hoạch


của thành phố Ninh Bình được thành lập bằng phần mềm microstation, định dạng



file *.dgn, vì thế các thuộc tính đồ họa dư thừa rất nhiều. Do đó luận văn dùng cơng


cụ chuyển đổi dữ liệu trong phần mềm Arc GIS để chuyển đổi định dạng dữ liệu


*.dgn thành các feature class (dạng điểm, đường, vùng, chữ).


- Chuẩn hóa về quan hệ khơng gian giữa các đối tượng: Bản đồ hiện trạng và


quy hoạch có rất nhiêu vùng chồng đè và khoảng trống, do đó luận văn dùng công


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

38


<b>CHƢƠNG 3 </b>


<b>XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ PHỤC VỤ ĐÁNH </b>


<b>GIÁ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ NINH BÌNH </b>


<b>3.1. Giới thiệu khu vực nghiên cứu </b>


3.1.1. Vị trí địa lý


Thành phố Ninh Bình nằm ở phía Đông - Bắc tỉnh Ninh Bình, cách thủ đơ


Hà Nội khoảng 90 km theo tuyến quốc lộ 1A, có tọa độ địa lý từ 20012’ đến 20017’
vĩ độ Bắc, từ 1050<sub>55’ đến 106</sub>0<sub>01’ kinh độ Đơng, phía Bắc và phía Tây giáp huyện Hoa </sub>


Lư, phía Nam giáp huyện n Khánh, phía Đơng giáp huyện Ý n tỉnh Nam Định.
3.1.2. Tài nguyên đất



Theo kết quả thống kê 2010, thành phố Ninh Bình có tổng diện tích tự nhiên


4.652,86 ha. Trong đó, diện tích đất ở là 1273,9 ha, chiếm 27,4%, diện tích đất nơng


nghiệp là 1471,5 ha, chiếm 31,6%.


3.1.3. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ quy hoạch 2010 - 2020


* Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.


- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (giá trị sản xuất): phấn đấu đạt tốc độ tăng


trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2010 - 2020 đạt khoảng 16,5% -


18,5%, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - thương mại,


dịch vụ, du lịch - nông nghiệp.


* Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế


<b>- Khu vực kinh tế nông nghiệp </b>


Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng


hóa có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu đơ thị. Mở rộng diện tích đất trồng lúa


chất lượng cao, phấn đấu đến năm 2015 diện tích lúa chất lượng cao chiếm 80%,


lúa cao sản chiếm 20%. Đẩy mạnh phát triển cây vụ đông; tiếp tục hỗ trợ nơng dân



về giống, kỹ thuật, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thị trường tiêu thụ sản phẩm


khi triển khai đề án mới hoặc khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh. Nhân rộng mơ hình


trang trại ở khu vực ven đô. Chỉ đạo, hướng dẫn một số HTX nông nghiệp hoạt


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

39


- Khu vực kinh tế công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp


Tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất, hỗ trợ vốn vay, thủ tục hành


chính để thu hút đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất
kinh doanh. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Phúc Sơn
(giai đoạn 2), cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề Ninh Phong (giai đoạn 2), cụm


tiểu thủ công nghiệp Ninh Tiến.


- Khu vực kinh tế dịch vụ


Đẩy mạnh phát triển dịch vụ tạo ra bước chuyển đột phá để hướng tới thành


phố du lịch. Tiếp tục phát triển các khu phố thương mại, gắn với các tuyến đường


văn minh thương mại và trật tự đô thị. Quy hoạch, xây dựng một số phố đi bộ, chợ
đêm để phục vụ khách du lịch. Tiếp tục khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện để
các nhà đầu tư trong và ngoài nước triển khai dự án kinh doanh khách sạn, nhà


hàng, dịch vụ vui chơi, giải trí cao cấp ở các khu vực đã được quy hoạch.



* Chỉ tiêu dân số, lao động, việc làm và thu nhập


- Dân số


Phát triển dân số với cơ cấu hợp lý là cơ sở cơ bản để phát triển nguồn nhân


lực và lao động có chất lượng. Tăng dân số tự nhiên trong suốt thời gian quy hoạch


là 0,95 % trên cơ sở đảm bảo tốt cơng tác kế hoạch hóa gia đình.


- Lao động và việc làm


Dự báo dân số trong độ tuổi lao động hàng năm sẽ tăng và chuyển gần 1/3 số lao


động nông nghiệp sang làm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.


Phấn đấu bình quân hàng năm sẽ tạo và giải quyết việc làm cho khoảng


11.000 đến 12.000 lao động, chú trọng đào tạo và nâng cao chất lượng lao động ở


mọi lĩnh vực.


- Thu nhập


Phấn đấu mức thu nhập khoảng 28 triệu đồng/người/năm vào năm 2020. Khi


đó nhu cầu về lương thực, thực phẩm chất lượng cao, đi lại và học hành cùng hàng


hóa nơng, cơng nghiệp sẽ tăng khá lớn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

40


- Chỉ tiêu phát triển đô thị


+ Thành phố Ninh Bình là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, thương


mại, dịch vụ của tồn tỉnh. Có vị trí, vai trị quan trọng về tiềm năng phát triển công


nghiệp, dịch vụ, thương mại. Dự kiến đến năm 2020 diện tích đất ở đơ thị tăng


127,97 ha để phát triển các khu đô thị trên địa bàn thành phố với đầy đủ các loại hình,


như mở mới các khu đơ thị, khu chung cư cao tầng, khu biệt thự…


+ Gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ngay từ


các đơn vị cơ sở. Kết hợp chặt chẽ trong phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và


phục hồi mơi trường sinh thái, củng cố an ninh quốc phịng, giữ vững an ninh chính


trị và trật tự an toàn xã hội, củng cố vững chắc khu vực phòng thủ, bảo đảm khả


năng sẵn sàng và cơ động cao trong mọi tình huống.


+ Quy hoạch, mở rộng diện tích không gian thành phố, định hướng đến năm


2030 sẽ mở rộng thành phố Ninh Bình lấy hết diện tích tự nhiên của huyện Hoa Lư,


một phần huyện Gia Viễn, huyện Nho Quan, huyện Yên Mô, huyện Yên Khánh và



một phần Thị xã Tam Diệp. Do đó quỹ đất phục vụ phát triển đô thị là rất lớn.


* Chỉ tiêu phát triển khu dân cư nông thôn


- Bố trí các khu dân cư nơng thơn phải đảm bảo tính hợp lý, tiết kiệm, đáp


ứng được nhu cầu ăn ở đi lại… phù hợp với phong tục tập quán địa phương, thuận


lợi cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.


- Bố trí dân cư phải tận dụng triệt để diện tích vườn, diện tích đất xây dựng


kém hiệu quả để tự dãn cho nhân dân.


- Xây dựng bố trí, cải tạo các khu dân cư theo mơ hình khép kín.


- Dành quỹ đất thích hợp tại các vị thuận lợi, phù hợp quy hoạch nhằm mục


đích đấu giá quyền sử dụng đất ở.


- Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xã hội (điện, đường, trường học, cơ sở y


tế, khu vui chơi giải trí…) để từng bước cải thiện, nâng cao đời sống của khu dân cư


nông thôn.


* Chỉ tiêu phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

41



để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch và công nghiệp


- Chỉ tiêu phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật


+ Hệ thống giao thông


Mở mới, cải tạo, nâng cấp và mở rộng hệ thống đường giao thông trên địa


bàn thành phố, như mở mới đường cao tốc Bắc Nam phường Ninh Phúc, mở đường


Bái Đính - Kim Sơn phường Bích Đào, Thanh Bình và xã Ninh Phúc, mở rộng
đường vành đai III (đường tỉnh lộ 477), mở mới các tuyến đường T17, T18, T19, T23,


T24, T25, T24-2, …. Nhìn chung các tuyến đường đã được trải nhựa, tuy nhiên lòng


đường còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại trong những năm tới.


+ Mạng lưới bưu chính viễn thông


Nâng cấp cải tạo hệ thống hạ tầng, chú trọng khu vực nội thị, khu công


nghiệp, các khu tiểu thủ công nghiệp và làng nghề đảm bảo thông suốt hoạt động


bưu chính viễn thơng trong thành phố để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.


+ Hệ thống cấp thoát nước


Phấn đấu cung cấp nước sạch cho nhân dân trên cơ sở xây dựng mới các nhà


máy cung cấp nước sạch, đồng thời đảm bảo thoát nước tại các khu dân cư, các khu



vực sản xuất kinh doanh.


+ Phát triển thủy lợi


Nâng cấp, tu bổ hệ thống thủy lợi hiện có, đảm bảo chủ động tưới, tiêu nước


cho diện tích đất sản xuất nơng nghiệp, nhất là những vùng bị phá vỡ hệ thống kênh


mương thủy lợi do q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa. Tiếp tục nâng cấp và đầu tư


xây dựng, kiên cố đê, kè đảm bảo sản xuất, phòng chống lũ lụt và thực hiện các cơng


trình thủy lợi phục vụ sản xuất.


- Chỉ tiêu hạ tầng xã hội


<i>+ Giáo dục và đào tạo: Đến năm 2020 phấn đấu quy mô trường học đáp ứng </i>


đủ nhu cầu học tập của mọi người; duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi,


phổ cập giáo dục trung học cơ sở, 100% trường học được kiên cố hóa và thiết bị


dạy, học được trang bị đầy đủ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

42


số xã, phường đạt chuẩn quốc gia về diện tích y tế xã.


+ Văn hóa xã hội: Bố trí đủ diện tích đất đai phục vụ xây dựng và nâng cấp



nhà văn hóa các xã, phường, tổ dân phố, thôn, chú trọng xây dựng nếp sống văn hóa


lành mạnh, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của địa phương , đáp ứng các tiêu


chí trong xây dựng nơng thơn mới.


+ Thể dục thể thao: Bố trí đủ diện tích đất đai, chú trọng phát triển phong trào thể


thao quần chúng. Xây dựng các sân vận động, sân thể thao tại các xã, phường, các thôn


làng phục vụ nhu cầu bồi dưỡng sức khỏe cộng đồng trong nhân dân.


<i>+ Quốc phòng, an ninh: Xây dựng và củng cố vững chắc thế trận an ninh nhân dân </i>


trên địa bàn, giữ vững trật tự an toàn xã hội


<b>3.2. Thu thập và đánh giá hiện trạng dữ liệu </b>


3.2.1. Thu thập dữ liệu


Để thực hiện luận văn, học viên đã tiến hành thu thập, nghiên cứu các tài liệu
liên quan đến QHSDĐ tại thành phố Ninh Bình bao gồm:


- Các dữ liệu không gian (dữ liệu bản đồ):


+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Ninh Bình – tỉnh Ninh Bình tỷ lệ
1/10000, năm 2010 được xây dựng trên phần mềm Microstation.


+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Ninh Bình – tỉnh Ninh Bình tỷ lệ


1/10000, năm 2014 được xây dựng trên phần mềm Microstation.


+Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Ninh Bình – tỉnh Ninh Bình đến
năm 2020, tỷ lệ 1/10000, được xây dựng trên phần mềm Microstation.


- Các dữ liệu thuộc tính:


+ Các dữ liệu thu thập về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội.
+ Các số liệu hiện trạng sử dụng đất.


+ Kết hợp điều tra ngoại nghiệp về tình hình phân bố dân cư, các cơng trình
kinh tế xã hội của phường.


3.2.2. Đánh giá thực trạng dữ liệu


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

43


đúng hiện trạng, đầy đủ thông tin.


<b> </b> <b>Bảng 3.1: Bảng các loại dữ liệu </b>


<b>Loại dữ liệu </b> <b>Phạm vi áp dụng </b>


Bản đồ hiện


trạng sử dụng
đất 2010


- Bản đồ được xây dựng dưới định dạng *.dgn, được xây dựng



bằng phần mềm Microstation theo Quyết định


23/2007/QĐ-BTNMT về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy


hoạch sử dụng đất.


- Được thành lập hệ quy chiếu và Hệ toạ độ Quốc gia VN-2000,


múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài
k0 = 0,9999, kinh tuyến trục 105000’.


- Các thửa đất đều được hình thành từ các đường ranh giới thửa


và không phải dạng vùng.


Bản đồ hiện
trạng sử dụng


đất 2014


- Bản đồ được xây dựng dưới định dạng *.dgn, được xây dựng


bằng phần mềm Microstation theo thông tư


28/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 02 tháng 6 năm


2014 về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử


dụng đất.



- Được thành lập hệ quy chiếu và Hệ toạ độ Quốc gia VN-2000,


múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài
k0 = 0,9999, kinh tuyến trục 105000’.


- Các thửa đất đều được hình thành từ các đường ranh giới thửa


và không phải dạng vùng.


Bản đồ quy


hoạch sử dụng
đất giai đoạn


2010-2020


- Bản đồ được xây dựng dưới định dạng *.dgn, được xây dựng


bằng phần mềm Microstation theo Quyết định


23/2007/QĐ-BTNMT về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy


hoạch sử dụng đất.


- Được thành lập hệ quy chiếu và Hệ toạ độ Quốc gia VN-2000,


múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài
k<sub>0</sub> = 0,9999, kinh tuyến trục 105000’.


- Các thửa đất đều được hình thành từ các đường ranh giới thửa



và không phải dạng vùng.


- Các vùng thay đổi trong quy hoạch được thể hiện bằng cách xếp


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

44


Đánh giá thực trạng dữ liệu hiện trạng cần phải đánh giá độ chính xác về mặt
khơng gian và độ chính xác thơng tin về dữ liệu thuộc tính. Việc đánh giá được thực
hiện bằng cách chồng xếp với bản đồ địa chính của theo các năm làm cơ sở để đánh
giá độ chính xác. Về mặt khơng gian, dữ liệu hiện trạng năm 2010 và 2014 có độ
chính xác đảm bảo cho các bước xây dựng CSDL tiếp theo. Thông tin thuộc tính
trên bản đồ đảm bảo độ chính xác.


<b>3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ đánh giá quy hoạch sử dụng đất tại </b>
<b>thành phố Ninh Bình </b>


3.3.1. Mơ hình cấu trúc cơ sở dữ liệu


a. Nội dung cơ sở dữ liệu


Nội dung cơ sở dữ liệu gồm cơ sở dữ liệu nền địa lý và cơ sở dữ liệu chuyên đề.
Cơ sở dữ liệu nền địa lý bao gồm các gói dữ liệu: Cơ sở đo đạc, Địa giới hành chính;
Thuỷ hệ; Giao thơng. Mỗi gói dữ liệu trên đều có các danh mục đối tượng như: Tên


gọi, mơ tả, mã, thuộc tính và tiêu chí thu nhận các đối tượng dữ liệu cơ sở dữ liệu. Cơ


sở dữ liệu chuyên đề bao gồm gói dữ liệu sử dụng đất. Trong gói dữ liệu sử dụng đất


thơng tin thuộc tính cần được thể hiện: ID, mã đất, loại đất, diện tích.



b. Mơ hình cấu trúc cơ sở dữ liệu


Mơ hình cấu trúc dữ liệu được biểu diễn bằng lược đồ ứng dụng UML (sau
đây gọi tắt là lược đồ ứng dụng). Lược đồ ứng dụng được cấu trúc thành các gói
UML. Tên gọi các gói UML trong lược đồ ứng dụng quy định như sau:


«FeatureDataset»
<b>DiaGioihanhchinh</b>
«FeatureDataset»
<b>CSDLninhbinh</b>
«FeatureDataset»
<b>ThuyHe</b>
«FeatureDataset»
<b>GiaoThong</b>
«FeatureDataset»
<b>Cosododac</b>
«FeatureDataset»
<b>Sudungdat</b>
*
*
*
*
*
*
* *


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

45


<i><b>Bảng 3.2. Quy định cấu trúc dữ liệu của các gói </b></i>



<b>Tên gói </b> <b>Phạm vi áp dụng </b>


CoSoDoDac Quy định cấu trúc dữ liệu của các kiểu đối tượng địa lý


thuộc chủ đề khống chế trắc địa


DiaGioiHanhChinh Quy định cấu trúc dữ liệu của các kiểu đối tượng địa lý
thuộc chủ đề biên giới quốc gia và địa giới hành chính


GiaoThong Quy định cấu trúc dữ liệu của các kiểu đối tượng địa lý


thuộc chủ đề giao thông


ThuyHe Quy định cấu trúc dữ liệu của các kiểu đối tượng địa lý


thuộc chủ đề thuỷ hệ


Sudungdat Quy định cấu trúc dữ liệu của các kiểu đối tượng địa lý


thuộc chủ đề Sử dụng đất


* Các mơ hình cấu trúc đối tượng địa lý


Lược đồ của các gói dữ liệu được thiết kế trên phần mềm Visio tích hợp với


GIS. Lược đồ bao gồm các gói dữ liệu, liên kết dữ liệu, kiểu dữ liệu khơng gian, các


trường thuộc tính và miền giá trị. Dưới đây thể hiện các lược đồ của các gói dữ liệu
<b>trong cơ sở dữ liệu. </b>



- Cấu trúc gói cơ sở đo đạc (CoSoDoDac)


Trong gói cơ sở đo đạc gồm hai lớp về điểm mặt bằng và điểm độ cao được
thể hiện theo lược đồ sau:


-CODE : esriFieldTypeString
-DoCao : esriFieldTypeDouble
-PhanLoai : BPLdiemdocao


<b>DiemDoCao</b>
+Shape : esriFieldTypeGeometry


<b>ESRI Classes::KhongCheTracDia</b>


-Code : esriFieldTypeString
-Toadox : esriFieldTypeDouble
-Toadoy : esriFieldTypeDouble
-Phanloai : BPLdiemmatbang


<b>DiemMatBang</b>


<b>Hình 3.2. Mơ hình cấu trúc và miền giá trị của gói khống chế trắc địa </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

46


Trong gói cơ sở đo đạc gồm hai lớp về địa giới hành chỉnh huyện và địa giới
<i>hành chính xã được thiết kế như sau: </i>


-CODE : esriFieldTypeString


-TenDiaGioi : esriFieldTypeString
-TinhTrang : BPLtinhtrangduongdiagioi


<b>RanhGioiXa</b> <sub>-CODE : esriFieldTypeString</sub>


-Ten_Moc : esriFieldTypeString
-So_Hieu_Moc : esriFieldTypeString
-ToaDoX : esriFieldTypeDouble
-ToaDoY : esriFieldTypeDouble


<b>Ranh giới huyện</b>


+Shape : esriFieldTypeGeometry
ESRI Classes::DiaGioi


<b>Hình 3.3. Mơ hình cấu trúc dữ liệu của gói Địa giới hành chính </b>


<i>- Cấu trúc gói giao thơng (GiaoThong) </i>


Trong gói giao thơng gồm giao thơng đường bộ, giao thông đường sắt, giao


<i>thông đường thủy, giao thông dạng điểm được thiết kế như sau: </i>


-CODE : esriFieldTypeString
-PhanLoai : PLduongbo
-HienTrang : PLhientrangduongbo
-VLRaiMat : PLvatlieuraimatduongbo
-Ten : esriFieldTypeString


<b>DuongBo</b>



-CODE : esriFieldTypeString


-PhanNhom : PLnhomdoituongduongbo_dangdiem
-PhanLoai : PLloaidoituonggtdangdiem


-Ten : esriFieldTypeString
<b>GTDangDiem</b>


-CODE : esriFieldTypeString


-PhanNhom : Phannhomdoituongduongbo_dangduong
-PhanLoai : PLdoituonggiaothong_dangduong
-Ten : esriFieldTypeString


<b>GTDangDuong</b>
+Shape : esriFieldTypeGeometry


<b>Feature</b>
-CODE : esriFieldTypeString


-PhanLoai : ploaiduongsat
-HienTrang : PL_hientrangDs
-So_Duong_Ray : PL_soluong_ds
-Kho_Duong_Ray : PL_khoduongray
-Ten : esriFieldTypeString


<i><b>DuongSat</b></i>


-CODE : esriFieldTypeString


-ten : esriFieldTypeString


<i><b>DuongThuy_NoCODEia</b></i>


<b>Hình 3.4. Mơ hình cấu trúc dữ liệu của gói Giao thơng </b>


<i>- Cấu trúc gói thủy hệ (ThuyHe) </i>


Trong gói thủy hệ gồm bốn lớp về sơng suối tự nhiên, kênh mương, ao hồ và


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

47


-CODE : esriFieldTypeString
-CapSong : BPCsongsuoitunhien
-TrangThai : BPCtrangthaisongtunhien
-Ten : esriFieldTypeString


<b>SongSuoiTuNhien</b>


-CODE : esriFieldTypeString
-CapKenhMuong : BPCkenhmuong
-PhanLoai : BPLkenhmuong
-Ten : esriFieldTypeString


<b>KenhMuong</b>


-CODE : esriFieldTypeString
-PhanLoai : BPLaoho
-Ten : esriFieldTypeString



<b>AoHo</b>
+Shape : esriFieldTypeGeometry


ESRI Classes::ThuyHe


-Code : esriFieldTypeString
-Ten : esriFieldTypeString


<b>BienDong</b>


<b>Hình 3.5. Mơ hình cấu trúc dữ liệu của gói Thủy hệ </b>


<i>- Cấu trúc gói Sử dụng đất (Sudungdat): </i>


Trong gói sử dụng đất gồm ba lớp về sử dụng đất 2010, sử dụng đất 2014 và


<i>quy hoạch sử dụng đất 2020, được thiết kế như sau: </i>


+Shape : esriFieldTypeGeometry
Sudungdat


-ID : esriFieldTypeString
+madat : esriFieldTypeGeometry
-dientich : esriFieldTypeDouble


ESRI Classes::Sudungdat2010


-ID : esriFieldTypeString
+madat : esriFieldTypeGeometry
-dientich : esriFieldTypeDouble



<b>Sudungdat2014</b>


-ID : esriFieldTypeString
+madat : esriFieldTypeGeometry
-dientich : esriFieldTypeDouble


<b>Sudungdat2020</b>


<b> Hình 3.6. Mơ hình cấu trúc dữ liệu của gói Sử dụng đất </b>


Cấu trúc dữ liệu bao gồm mô tả về các lớp UML, quan hệ giữa các lớp UML


và được biểu diễn dưới dạng các lược đồ lớp UML trong lược đồ ứng dụng. Lớp


UML bao gồm các thành phần sau đây: tên lớp; các thuộc tính và các quan hệ


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

48


3.3.2. Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu


<b>Hình 3.7. Sơ đồ quy trình cơng nghệ xây dựng Cơ sở dữ liệu từ bản đồ </b>


a. Tách lọc, tạo đối tượng địa lý


- Chọn lọc đối tượng địa lý từ nội dung bản đồ


Trong môi trường Microstation, nội dung bản đồ được phân biệt với nhau


bởi các thuộc tính đồ họa theo quy định: Lớp (Level), màu (color), lực nét (Weight),



kiểu kí hiệu (Cell, Linesty).


Bản đồ dạng số tỷ lệ 1:10000


Tách lọc, tạo đối tượng địa lý từ nội dung
bản đồ


<b>Thu nhận thơng tin thuộc tính đối tượng </b>
địa lý từ nội dung bản đồ


Tổng hợp đối tượng địa lý


Nhập dữ liệu vào mơ hình CSDL


Chuẩn hóa CSDL


Đánh giá


Đo vẽ bổ sung các đối
tượng địa lý
Bổ sung thông tin thuộc tính đối tượng địa


lý bằng phương pháp điều tra ngoại nghiệp
Các tài liệu, thống kê


sử dụng đất các năm


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

49



Các đối tượng được thể hiện trên nền bản đồ hiện trạng và quy hoạch như
trong hình 3.8 và 3.9:


<b>Hình 3.8. Các đối tƣợng trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất </b>


<b>Hình 3.9. Các đối tƣợng trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

50


luận văn tổ chức lại dữ liệu trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch


sử dụng đất thành 5 nhóm đối tượng:


<b>Bảng 3.3. Tổ chức lại các nhóm lớp đối tƣợng </b>


<b>Trình tự </b>


<b>thực hiện </b> <b>Nhóm lớp NDBĐ </b> <b>Nhóm đối tƣợng địa lý </b>


<b>Lớp nền địa lý </b>


1 Cơ sở đo đạc Khống chế trắc địa


2 Địa giới hành chính Địa giới, ranh giới


3 Thủy hệ Thủy hệ


4 Giao thông Giao thông


<b>Lớp chuyên đề </b>



1 Sử dụng đất Các đối tượng sử dụng đất


Đối tượng được tách lọc từ nội dung bản đồ chưa đảm bảo đủ các yêu cầu


cấu trúc dữ liệu đặc biệt là mức độ tn thủ mơ hình Topology trong bản thân đối


tượng và quan hệ giữa các đối tượng. Mặt khác, khi trình bày nội dung bản đồ, ghi
chú được đặt gần đúng để không chồng đè lên đối tượng. Do hạn chế về khả năng


hiển thị trên giấy, những ghi chú được lấy bỏ cho các đối tượng có tính chất đại


diện. Khi lọc đối tượng phải tách được ghi chú thuyết minh với địa danh hoặc tên


riêng, ghi chú thuyết minh và tên riêng được lọc chung nhóm lớp với nhau.


b. Thu nhận thơng tin thuộc tính cho đối tượng địa lý


- Nguyên tắc thu nhận đối tượng địa lý


Mức độ thu nhận thông tin phải thoả mãn được yêu cầu của quy định kỹ


thuật CSDL cơ sở dữ liệu đánh giá QHSDĐ, cụ thể như sau:


+ Mỗi loại đối tượng địa lý đều phải đảm bảo yêu cầu chính xác về kiểu hình


học, thuộc tính đồ hoạ (điểm, đường, vùng, text).


+ Khơng có đối tượng nào khơng được phân loại.



+ Khơng có đối tượng được phân loại không nằm trong quy định của danh


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

51


+ Những loại đối tượng có các thuộc tính bắt buộc đều phải xác định và kết


nạp đầy đủ, không phụ thuộc vào vị trí địa lý hay độ lớn của đồ hình đối tượng.


+ Chuẩn hóa dữ liệu phải đảm bảo khơng làm giảm độ chính xác và mức độ


thơng tin so với dữ liệu đầu vào.


+ Trước khi chuẩn hóa một đối tượng địa lý bất kỳ phải xác định được (type)


kiểu hình học quy định cho nó (điểm, đường, vùng, ghi chú,...) trong danh mục đối


tượng địa lý nền 1:10000. Tiếp theo là danh sách các thuộc tính cần phải thu nhận cho


loại đối tượng để có phương pháp thể hiện phân biệt với các loại đối tượng khác.


+ Những yếu tố nội dung bản đồ không thuộc danh mục đối tượng địa lý


không cần chuẩn hóa và phải loại khỏi file dữ liệu địa lý gốc, có thể thơng tin của


yếu tố nội dung đó đã được tổng hợp cho đối tượng có liên quan.


+ Khi chuẩn hóa cần phải chồng xếp các đối tượng để có thể phát hiện ra


những mâu thuẫn về thông tin giữa các loại đối tượng có liên quan.



+ Những đoạn đối tượng hình tuyến có tham gia vào thành phần của đối


tượng địa lý khác cần phải trùng khít tuyệt đối.


<b>Hình 3.10. Dữ liệu thuộc tính trên bản đồ </b>


- Tổng hợp đối tượng địa lý


Chỉnh sửa những đối tượng nội dung bản đồ phục vụ xây dựng dữ liệu địa lý


bao gồm: kiểu (type) đối tượng hình học: điểm, đường, vùng, ghi chú, kèm theo các


thuộc tính (Attributte) được chỉ ra cụ thể cho từng loại đối tượng. Rà soát và gán thơng


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

52


thành các nhóm đối tượng địa lý theo quy định trong mơ hình cấu trúc dữ liệu.


Chuyển đổi thuộc tính hình học của đối tượng nội dung bản đồ phục vụ phân


loại đối tượng địa lý bao gồm các thơng tin thuộc tính cần thiết cho mỗi loại theo


quy định trong danh mục đối tượng địa lý nền 1:10000. Sắp xếp đối tượng để phục


vụ chuẩn hố quan hệ hình học của các đối tượng địa lý, quan hệ không gian giữa


các loại đối tượng (Topology) theo quy định trong mơ hình cấu trúc dữ liệu.


c. Nhập dữ liệu vào mơ hình CSDL



- Sử dụng cơng cụ chuyển đổi dữ liệu của phần mềm ArcGIS để chuyển đổi


dữ liệu từ định dạng *dgn sang định dạng shapefile (dạng điểm, đường, vùng và


chữ) được lưu trữ trong một Geodatabase.


<b>Hình 3.11. Chuyển đổi định dạng dữ liệu </b>


Trong quá trình chuyển đổi dữ liệu sẽ xóa bỏ các trường thuộc tính khơng cần


thiết. Sau khi được chuyển đổi thành các shapefile, sử dụng công cụ lựa chọn đối


tượng theo giá trị thuộc tính và xét theo các tiêu chí về lớp (level), kiểu đường, màu


sắc để bóc tách các đối tượng và lưu trữ thành các lớp dữ liệu riêng biệt đồng thời


cũng tiến hành loại bỏ các đối tượng đồ họa không cần thiết ra khỏi dữ liệu chính.


- Sau khi hồn thành q trình chuyển đổi dữ liệu, sử dụng cơng cụ Select By


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

53


thời để bóc tách các vùng hiện trạng sử dụng đất và nhãn hiện trạng sử dụng đất và


đưa vào mơ hình cơ sở dữ liệu.


<b>Hình 3.12. Nhập dữ liệu vào mơ hình cơ sở dữ liệu </b>


d. Chuẩn hoá đối tượng địa lý



- Chuẩn hố quan hệ hình học (Topology) của đối tượng địa lý


Mỗi đối tượng địa lý được mô tả bằng các kiểu hình học nhất định (điểm,


đường, vùng, ghi chú). Tuỳ theo loại đối tượng và quy định về mức độ thu nhận


thông tin của loại cơ sở dữ liệu mà đối tượng có thể ở dạng điểm hoặc vùng, đường


hoặc vùng… Kèm theo đó là các yêu cầu cần chuẩn hố về quan hệ hình học


(Topology) cho loại đối tượng đó.


+ Sử dụng các modul topology trong phần mềm GIS để xác định mối quan


hệ giữa các đối tượng: dạng điểm, đường, vùng.


+ Chuẩn hố quan hệ hình học giữa các kiểu đối tượng địa lý chỉ ra trong quy


định CSDL.


Bản đồ hiện trạng sử đụng đất thu thập được xuất hiện rất nhiều lỗi về quan


hệ không gian giữa các đối tượng, nhiều vùng hiện trạng bị chồng đè lên nhau đồng


thời cũng xuất hiện một số khoảng trống nằm giữa các đối tượng. Bên cạnh đó, do


mắc lỗi trong quá trình biên tập trình bày bản đồ như bắt sai điểm dẫn đến hình


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

54



các vùng riêng biệt.


Sử dụng các công cụ làm việc với topology để phát hiện và chỉnh sửa các lỗi


về quan hệ không gian. Trong trường hợp này, sẽ áp dụng hai quy tắc topology là


Must Not Have Gaps (khơng có khoảng trống giữa các vùng) và Must Not Overlap


(các vùng không được chồng đè lên nhau).


<b>Hình 3.13. Chuẩn hóa Topology </b>


- Chuẩn hoá tương quan giữa các lớp đối tượng địa lý


Việc chuẩn hoá tương quan giữa các lớp đối tượng (Feature class) được thực


hiện đồng thời hoặc sau khi chuẩn hoá từng loại đối tượng (Feature type) tuỳ thuộc


vào hiện trạng, tính chất và mật độ đối tượng địa lý trong từng khu vực.


Chuẩn hoá tương quan hình học bao gồm giữa các đối tượng (Feature type)


cùng loại và với các đối tượng khác loại.


- Chuẩn hố thuộc tính đối tượng


Mỗi đối tượng địa lý sau khi được chuẩn hố về hình học (điểm, đường,


vùng,…), được phân loại theo các mô tả trong định nghĩa đối tượng kèm theo các



</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

55


tượng nhận giá trị ngoài miền xác định đều được coi là sai.


Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
năm 2010-2020 được xây dựng dựa theo Quyết định 23/2007/QĐ-BTNMT về ký
hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất, nên cần chuẩn


hóa lại theo đúng Thơng tư 28/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
ngày 02 tháng 6 năm 2014 về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất và Thông tư 29/2014/TT-BTNMT về việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất. Ví dụ một số mã loại đất cần đưa về mã đất chuẩn theo thông tư
như: “CTS” chuyển thành “TSC”, “CSD” chuyển thành “BCS” (bảng ký hiệu các
loại đất được thể hiện trong phụ lục 01).


<i><b>3.4. Đánh giá về tình hình quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Ninh Bình </b></i>


Việc đánh giá quy hoạch sử dụng đất được thực hiện theo phương pháp phân
tích khơng gian đa lớp giữa lớp dữ liệu sử dụng đất năm 2010, lớp dữ liệu sử dụng
đất năm 2014 và lớp quy hoạch sử dụng đất 2010-2020.


3.4.1. Đánh giá tình hình sử dụng đất năm 2010


Căn cứ theo số liệu có được từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 có
thể đánh giá về các nhóm đất chính:


<b>Đất nơng nghiệp </b>


Tổng diện tích đất nơng nghiệp là 1564.08 ha, chiếm 34,9% tổng diện tích tự



nhiên. Cụ thể:


<i>Đất sản xuất nông nghiệp </i>


Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 1508.98 ha, chiếm 33.63% tổng diện


tích tự nhiên. Trong đó: đất trồng cây hàng năm có diện tích 229.71ha; đất trồng cây
lâu năm có diện tích 0.37 ha.


<i>Đất ni trồng thủy sản </i>


<i>Đất ni trồng thủy sản có diện tích 55.1ha, chiếm 1.23% tổng diện tích tự nhiên. </i>
Đất phi nơng nghiệp


Diện tích đất phi nông nghiệp là 2915.73 ha chiếm 64.9 % tổng diện tích tự


nhiên, cụ thể:


<b>a. Đất ở </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

56


tích đất tự nhiên.


- Đất ở nơng thơn: diện tích đất ở nông thôn là 389.69 ha, chiếm 8.68% diện


tích đất tự nhiên.


<b>b. Đất chuyên dụng </b>



- Tổng diện tích các loại đất chuyên dùng là 1711.64 ha, chiếm 38.14% diện


tích tự nhiên.


Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng là 7.55 ha, chiếm 0.2 % diện


tích đất tự nhiên.


<b>Hình 3.14. Biểu đồ theo diện tích các loại đất hiện trạng 2010 </b>


Diện tích (m2)


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

57


<b>Hình 3.15. Biểu đồ theo phần trăm các loại đất hiện trạng 2010 </b>


3.4.2. Đánh giá tình hình sử dụng đất năm 2014


Căn cứ theo số liệu có được từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 có


thể đánh giá về các nhóm đất chính:


<b>Đất nơng nghiệp </b>


Tổng diện tích đất nơng nghiệp là 1279.9 ha, chiếm 28.5% tổng diện


tích tự nhiên. Cụ thể:


<i>Đất sản xuất nơng nghiệp </i>



Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 1247.5 ha, chiếm 27.8% tổng diện


tích tự nhiên. Trong đó: đất trồng cây hàng năm có diện tích 303.74 ha; đất


trồng cây lâu năm có diện tích 5.9 ha.


<i>Đất nuôi trồng thủy sản </i>


Đất nuôi trồng thủy sản có diện tích 32.4 ha, chiếm 0.72% tổng diện tích


<i>tự nhiên. </i>


<b>Đất phi nơng nghiệp </b>


Diện tích đất phi nông nghiệp là 3091.9 ha chiếm 68.9 % tổng diện tích


tự nhiên, cụ thể:


<i>Đất ở </i>


- Đất ở đô thị


Đến 31/12/2014, diện tích đất ở đơ thị là 756.9 ha, chiếm 16.87% diện
tích đất tự nhiên.


- Đất ở nơng thơn


Diện tích đất ở nông thôn là 396.77 ha, chiếm 8.83% diện tích đất


tự nhiên.



<i>Đất chuyên dùng </i>


- Tổng diện tích các loại đất chuyên dùng là 1938.2 ha, chiếm 43.2 %


diện tích tự nhiên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

58


Diện tích đất chưa sử dụng là 115.57 ha, chiếm 2.6 % diện tích đất tự nhiên.


<b>Hình 3.16. Biểu đồ theo diện tích các loại đất hiện trạng 2014 </b>


<b>Hình 3.17. Biểu đồ theo phần trăm các loại đất hiện trạng 2014 </b>


3.4.3. Đánh giá biến động sử dụng đất giữa năm 2010 và 2014


Chồng xếp dữ liệu sử dụng đất năm 2010 và 2014 cho ra kết quả về mặt


khơng gian xác định được các vị trí thay đổi sử dụng đất giữa hai thời điểm, về mặt


thuộc tính định lượng được diện tích thay đổi sử dụng đất giữa hai thời điểm trên


từng vị trí thể hiện trong phụ lục 02 và hình 3.18.


Diện tích (m2)


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

59


<b>Hình 3.18. Biểu đồ biến động sử dụng đất theo diện tích các loại đất </b>



<b>Biến động đất đai cụ thể: </b>


<b>- Đất nơng nghiệp </b>


Thành phố có 1279.9 ha đất nông nghiệp, giảm 284.2 ha so với năm 2010.


Trong đó, giảm chủ yếu ở diện tích đất trồng lúa, giảm 343.5 ha. Bên cạnh việc diện
tích đất trồng lúa giảm đáng kể thì một số loại đất nông nghiệp khác lại tăng diện
tích như đất bằng trồng cây hàng năm tăng 74,03 ha, đất trồng cây lâu năm
tăng 5,54 ha …


Diện tích đất trồng lúa đã được chuyển sang các loại đất khác có hiệu quả


kinh tế hơn như đất khu công nghiệp, đất ở, cũng như đẩy mạnh phát triển các loại


cây ăn quả, cây ngắn ngày cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao …


<i>- Đất phi nông nghiệp tăng 176.2 ha. </i>


Trong đó tăng chủ yếu ở các loại đất giao thơng, văn hóa, thương mại dịch


vụ, đất danh lam thắng cảnh, cụ thể:


+ Đất giao thơng tăng 289,26 ha.
Diện tích (m2)


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

60


+ Đất thương mại dịch vụ tăng 87,71 ha.



+ Đất danh lam thắng cảnh tăng 161,55 ha.


Điều này cho thấy thành phố Ninh Bình trong vòng 4 năm từ năm 2010 đến
năm 2014 đã chú trọng phát triển mạnh về các hoạt động du lịch, thương mại dịch


vụ, cũng như đầu tư xây dựng hệ thống giao thông để phục vụ cho nhu cầu đi lại


của người dân cũng như thuận lợi cho việc thông thương buôn bán, phát triển các


khu công nghiệp.


- Đất chưa sử dụng


+ Đất chưa sử dụng tăng 112.85 ha.


Diện tích đất chưa sử dụng tăng nhiều là do trong quá trình chuyển đổi mục


đích, chủ trương của thành phố là khi chưa thực hiện được dự án thì các loại đất cũ


sẽ được chuyển về đất chưa sử dụng để quản lý.


3.4.4. Đánh giá về QHSDĐ đến năm 2020


Tổng diện tích đất thay đổi mục đích sử dụng theo quy hoạch đến năm 2020


là 1011,3 ha.


Căn cứ theo số liệu có được từ bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020



có thể đánh giá về nội dung định hướng quy hoạch theo từng nhóm đất chính:


- Đất nơng nghiệp


Trong nhóm đất nơng nghiệp, định hướng quy hoạch tập trung vào đất bằng


trồng cây hàng năm, cụ thể là 5,23 ha, cho thấy hướng phát triển của thành phố đến


năm 2020 tập trung vào các loại cây ăn quả, cây ngắn ngày để phát triển kinh tế


nông nghiệp.


- Đất phi nông nghiệp


Diện tích quy hoạch là 1006,07 ha, trong đó chủ yếu định hướng về các loại


đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất khu công nghiệp, đất xây dựng cơ sở văn hóa,
đất giáo dục.


<i>Cụ thể: </i>


Đất ở là 481,2 ha.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

61


Đất xây dựng cơ sở văn hóa là 162,87 ha.
Đất giáo dục là 80,56 ha.


<b>* Có thể thấy hướng phát triển của thành phố đến năm 2020 tập trung chủ </b>



yếu vào việc xây dựng các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, khu kinh doanh


hàng hóa, văn hóa thể thao du lịch và đẩy mạnh phát triển giáo dục và đào tạo. Điều


này là hoàn toàn hợp lý với chủ trương phát triển thành phố theo hướng ngày càng


hiện đại và tận dụng các nguồn tài nguyên để phát triển kinh tế.


<b> Hình 3.19. Biểu đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 (m2) </b>


3.4.5. Đánh giá việc thực hiện QHSDĐ đến 2014


Chồng xếp dữ liệu sử dụng đất năm 2014 và 2020 cho ra kết quả về mặt


khơng gian xác định được các vị trí đã thực hiện theo đúng quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 thể hiện trong phụ lục 03 và hình 3.20.


<b>Hình 3.20. Biểu đồ biến động sử dụng đất giữa hiện trạng 2014 và </b>
<b>quy hoạch đến năm 2020 </b>


Diện tích (m2)


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

62


<b>Số liệu cụ thể: </b>


<b>- Diện tích đất đã đƣợc thực hiện theo đúng quy hoạch: </b>


Tổng diện tích các loại đất đã được thực hiện theo đúng với quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 là 3536,4 ha, chiếm 78,8 %, trong đó:



+ Diện tích đất nơng nghiệp là 835,88 ha.


Trong đó, chuyển đổi các loại đất sang đất trồng cây hàng năm là 0,1 ha.
+ Diện tích đất phi nơng nghiệp là 2896,04 ha, trong đó chủ yếu là các loại
đất: đất ở, đất sản xuất phi nông nghiệp và đất cơ sở giáo dục đào tạo. Cụ thể:


Chuyển đổi sang đất ở đô thị là 16,75 ha;


Chuyển đổi sang đất ở nông thôn là 20,41 ha;


Chuyển đổi sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp là 7,16 ha;


Chuyển đổi sang đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo là 3,98 ha;


+ Diện tích đất chưa sử dụng là 54,39 ha.


<b>- Diện tích đất chƣa đƣợc thực hiện theo đúng quy hoạch: </b>


Tổng diện tích các loại đất chưa được thực hiện theo đúng với quy hoạch sử


dụng đất đến năm 2020 là 951,0 ha, chiếm 21,2 %, trong đó:


Diện tích đất nơng nghiệp chưa được chuyển mục đích là 693,93 ha;


Diện tích đất phi nơng nghiệp chưa được chuyển mục đích là 195,86 ha;


Diện tích đất chưa sử dụng chưa được chuyển mục đích là 61,18 ha;


+ Kết quả trên cho thấy công tác thực hiện QHSDĐ tại thành phố Ninh Bình


trong vịng 4 năm từ 2010 đến 2014 chưa thực sự đạt hiệu quả tốt.


+ Nguyên nhân chủ yếu nằm ở việc thực hiện các dự án khu công nghiệp,
các khu đô thị mới, hệ thống giao thông thủy lợi, … cịn gặp nhiều khó khăn vướng
mắc đặc biệt là trong cơng tác giải phóng mặt bằng và kêu gọi vốn đầu tư.


+ Một nguyên nhân khác có thể nhận thấy là do có một số loại đất thực hiện


chuyển đổi mục đích chưa được thực hiện theo quy hoạch, trong đó dễ nhận thấy


nhất là ở loại đất ở, do các khu đô thị mới được xây dựng, điều chỉnh hoặc do kế


hoạch sử dụng đất hàng năm có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

63


<b>Hình 3.21. Ví dụ về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất </b>
<b>chưa thực hiện theo quy hoạch </b>


+ Điều này cho thấy sự cần thiết của việc theo dõi biến động đất đai thường


xuyên bằng hệ thống thông tin địa lý để phát hiện và điều chỉnh kịp thời phương án,


kế hoạch sử dụng đất hàng năm cũng như điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với


tình hình thực tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

64


<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ </b>



<b>1. Kết luận </b>


Luận văn sử dụng phần mềm GIS và các phần mềm phụ trợ xây dựng cơ sở


dữ liệu gồm 5 gói thơng tin theo đúng chuẩn và định dạng của cơ sở dữ liệu nền địa
lý. Đánh giá việc thực hiện quy hoạch thông qua chồng xếp dữ liệu các bản đồ hiện
trạng năm 2010, năm 2014 và bản đồ quy hoạch đến năm 2020 đã đánh giá được


việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2014 đạt 78,8%, chưa thực hiện
đúng quy hoạch chiếm 21,2 %, từ đó nhận thấy việc thực hiện quy hoạch sử dụng
đất về cơ bản vẫn đi đúng hướng phát triển của thành phố đến năm 2020 tập trung
chủ yếu vào việc xây dựng các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, khu kinh
doanh hàng hóa, văn hóa thể thao du lịch và đẩy mạnh phát triển giáo dục và đào
tạo. Tuy nhiên việc thực hiện các dự án khu công nghiệp, các khu đô thị mới, hệ


thống giao thơng thủy lợi, … cịn gặp nhiều khó khăn vướng mắc đặc biệt là trong


cơng tác giải phóng mặt bằng và kêu gọi vốn đầu tư, bên cạnh đó, 1 số loại đất thực


hiện chuyển đổi mục đích chưa đúng với quy hoạch.


Vì vậy việc theo dõi biến động đất đai thường xuyên để kịp thời điều chỉnh kế


hoạch sử dụng đất cho phù hợp là vô cùng cần thiết, xác định vị trí của các thửa đất
chưa thực hiện theo quy hoạch phục vụ cho việc lên kế hoạch sử dụng đất cho các
năm tiếp theo.


<b>2. Kiến nghị </b>



<i>CSDL phục vụ quy hoạch sử dụng đất của đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ </i>


<i>thông tin địa lý phục vụ đánh giá quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Ninh Bình” </i>


hồn tồn có thể được sử dụng trong công tác Quản lý đất đai cung cấp thông tin


<i>phục vụ quy hoạch sử dụng đất thành phố Ninh Bình giai đoạn 2010-2020. </i>


Để ứng dụng công nghệ GIS vào xây dựng CSDL đất đai phục vụ công tác
đánh giá quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thực sự có hiệu quả, có thể triển khai


khơng chỉ Ninh Bình mà cho cả nước, cần tiếp tục nghiên cứu đưa ra quy trình xây


dựng CSDL phục vụ công tác đánh giá quy hoạch sử dụng đất, bao gồm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

65


xây dựng cơ sở dữ liệu.


- Xây dựng CSDL không gian từ các loại bản đồ: Bản đồ hiện trạng sử dụng


đất, các bản đồ chuyên đề thu thập được.


- CSDL thuộc tính được xây dựng bằng hệ thống các phần mềm của GIS,


từ các số liệu thu thập được về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của


địa phương.


- Kết nối CSDL khơng gian, CSDL thuộc tính.



- Đưa ra các ứng dụng cụ thể phục vụ đánh giá quy hoạch sử dụng đất.


Bên cạnh đó UBND thành phố cần thiết phải đầu tư trang thiết bị và đào tạo


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

66


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. TS. Lê Thị Giang (2017) Giáo trình cơ sở dữ liệu đất đai. Nhà xuất bản đại học


Nông nghiệp, Hà Nội.


2. Trần Thị Băng Tâm (2006) Giáo trình Hệ thống thơng tin địa lý. Nhà xuất bản


Nông nghiệp, Hà Nội.


3. Chu Văn Thỉnh (2010), Vị trí, vai trị của quy hoạch sử dụng đất đai trong hệ


thống quy hoạch chung, Địa chính Việt Nam.


4. PGS.TS. Đồn Cơng Quỳ (2006). Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất. Nhà xuất


bản Hà Nội.


5. PGS.TS Trần Quốc Bình (2013). Đề tài nghiên cứu khoa học về ứng dụng của


GIS trong công tác quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và xã.


6. Luật đất đai năm 2013.



7. Thông tư 05/2017/TT-BTNMT về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai


8. Thông tư 29/2014/TT-BTNMT về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.


9. Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính.


10. Thơng tư 28/2014/TT-BTNMT Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập


bản đồ hiện trạng sử dụng đất.


11. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở ban hành kèm theo


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

67


<b> LÝ LỊCH TRÍCH NGANG </b>



Họ và tên: Nguyễn Đức Bình



Ngày tháng năm sinh: 28/05/1990

Nơi sinh: Nam Định



Địa chỉ liên lạc: Phố Tân Thịnh - phường Tân Thành – thành phố Ninh Bình -


tỉnh Ninh Bình



<b>Quá trình đào tạo: </b>



- Từ 12/2016 đến nay: Học Cao học tại trường Đại học Tài nguyên và Môi



trường Hà Nội.




<b>Q trình cơng tác: </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

68


<b>XÁC NHẬN QUYỂN LUẬN VĂN ĐỦ ĐIỀU KIỆN NỘP LƢU CHIỂU </b>



<b>TRƯỞNG KHOA TRẮC ĐỊA , BẢN ĐỒ </b>


<b>VÀ THÔNG TIN ĐỊA LÝ </b>



</div>

<!--links-->

×