1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
LƯU HỒNG LAI
BẢO VỆ CỔ ĐƠNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG
TY CỔ PHẦN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP
NĂM 2014
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH – 2018
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
Lưu Hồng Lai
BẢO VỆ CỔ ĐƠNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY
CỔ PHẦN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2014
Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS LÊ VŨ NAM
TP. HỒ CHÍ MINH – 2018
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Luật học “Bảo vệ Cổ đông thiểu số
trong Công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp năm 2014” là công trình nghiên
cứu của cá nhân tơi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Vũ Nam. Các nội dung được
trình bày trong luận văn là hồn tồn trung thực.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 7 năm 2018
TÁC GIẢ
Lưu Hoàng Lai
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Stt
Chữ viết tắt
Diễn giải
1
BKS
Ban Kiểm sốt
2
CĐTS
Cổ đơng thiểu số
3
CTCP
Cơng ty cổ phần
4
ĐHĐCĐ
Đại hội đồng cổ đông
5
LDN 1999
Luật doanh nghiệp năm 1999
6
LDN 2005
Luật doanh nghiệp năm 2005
7
LDN 2014
Luật doanh nghiệp năm 2014
3
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Mục lục
Trang
Mở đầu
1
Chương 1 Lý luận về cổ đông thiểu số và bảo vệ cổ đông thiểu số
trong công ty cổ phần
1.1. Khái quát về cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần
1.1.1. Khái niệm cổ đông thiểu số
9
9
1.1.2. Đặc điểm của cổ đơng thiểu số
14
1.1.3. Vai trị của cổ đơng thiểu số
17
1.1.4. Các quyền cơ bản của cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần 18
1.2. Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần
21
1.2.1. Khái niệm bảo vệ cổ đông thiểu số
21
1.2.2. Sự cần thiết phải bảo vệ cổ đông thiểu số
22
1.2.3. Các phương thức bảo vệ cổ đông thiểu số
trong công ty cổ phần
1.2.4. Pháp luật bảo vệ cổ đông thiểu số của một số quốc gia
29
33
Chương 2 Thực trạng quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 về bảo vệ
cổ đông thiểu số trong cơng ty cổ phần và kiến nghị hồn thiện
2.1. Bảo vệ quyền tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng
cổ đông của cổ đông thiểu số
39
2.1.1. Thực trạng quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014
về quyền tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội
đồng cổ đơng của cổ đơng thiểu số
39
2.1.2. Kiến nghị hồn thiện quy định của Luật doanh nghiệp năm
2014 về quyền tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội
đồng cổ đông của cổ đông thiểu số
46
4
2.2. Bảo vệ quyền ứng cử, đề cử và bầu cử của cổ đông thiểu số
47
2.2.1. Thực trạng quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014
về quyền ứng cử, đề cử và bầu cử của cổ đông thiểu số
47
2.2.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định của Luật doanh nghiệp năm
2014 về quyền ứng cử, đề cử và bầu cử của cổ đông thiểu số 54
2.3. Bảo vệ quyền tiếp cận thông tin của cổ đông thiểu số
54
2.3.1. Thực trạng quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 về
quyền tiếp cận thơng tin của cổ đơng thiểu số
54
2.3.2. Kiến nghị hồn thiện quy định của Luật doanh nghiệp năm
2014 về quyền tiếp cận thông tin của cổ đông thiểu số
2.4. Bảo vệ quyền khởi kiện của cổ đông thiểu số
62
63
2.4.1. Thực trạng quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 về
quyền khởi kiện của cổ đơng thiểu số
63
2.4.2. Kiến nghị hồn thiện quy định của Luật doanh nghiệp năm
2014 về quyền khởi kiện của cổ đông thiểu số
69
2.5. Bảo vệ quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông
của cổ đông thiểu số
70
2.5.1. Thực trạng quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 về
quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông
của cổ đơng thiểu số
70
2.5.2. Kiến nghị hồn thiện quy định của Luật doanh nghiệp năm
2014 về quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng
cổ đông của cổ đông thiểu số
Kết luận
Tài liệu tham khảo
78
81
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
Cơng ty cổ phần (CTCP) là hình thức tổ chức doanh nghiệp phổ biến và
được lựa chọn nhiều nhất tại Việt Nam. CTCP có vốn điều lệ được chia thành nhiều
phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần
của CTCP được gọi là cổ đơng. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp chưa có phân loại cổ
đơng cũng như chưa có định nghĩa đầy đủ, rõ ràng về cổ đông thiểu số (CĐTS), cổ
đông lớn trong CTCP. Vì vậy, những quy định liên quan đến việc bảo vệ cổ đông
cũng chỉ được quy định chung, chưa có sự tách bạch rõ ràng đâu là bảo vệ cổ đơng
nói chung, đâu là bảo vệ CĐTS.
Theo Báo cáo môi trường kinh doanh thường niên của Ngân hàng Thế giới
(World Bank - WB), trong 10 chỉ tiêu đánh giá môi trường kinh doanh của các nước
trên thế giới, có 1 chỉ tiêu về “Bảo vệ nhà đầu tư thiểu số”, theo tìm hiểu của tác giả
về Báo cáo mơi trường kinh doanh năm 2017 thì Việt Nam được đánh giá đang có
những cải thiện tích cực và đáng ghi nhận về “Bảo vệ nhà đầu tư thiểu số”, về tiêu
chí “Bảo vệ nhà đầu tư thiểu số” trong năm 2017 Việt Nam tăng 31 bậc so với năm
2016. Bên dưới đây là bảng tổng hợp số liệu liên quan đến tiêu chí “Bảo vệ nhà đầu
tư thiểu số” giữa Việt Nam và các nước dẫn đầu Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam
Á (Asean) trong năm 2017 1:
Tên quốc gia
Việt
Nam
Indonesia
Thái
Lan
Malaysia
Singapore
Điểm bảo vệ nhà đầu tư
thiểu số (thang điểm 100)
55
66.33
73.33
80
80
Xếp hạng bảo vệ nhà đầu tư
thiểu số (190 quốc gia và
vùng lãnh thổ)
81
43
16
4
4
Chỉ tiêu so sánh
1
Ngân hàng Thế giới, ‘Báo cáo môi trường kinh doanh thường niên năm 2017’, truy cập ngày 28
tháng
12
investors
năm
2017,
/>
2
Tên quốc gia
Việt
Nam
Indonesia
Thái
Lan
Malaysia
Singapore
Chỉ số điều chỉnh mức độ
xung đột lợi ích (0 – 10) (*)
4.3
5.7
8.3
8.7
9.3
Chỉ số mức độ điều hành
của cổ đông (0 - 10)
6.7
7.0
6.3
7.3
6.7
Chỉ tiêu so sánh
(*) là trung bình của 3 chỉ số: Mức độ cơng khai thơng tin, mức độ chịu trách nhiệm của
Giám đốc và mức độ dễ dàng tiếp cận thông tin của cổ đông
Theo số liệu thống kê như trên cho thấy, so với các nước trong khu vực Đơng
Nam Á thì các chỉ số liên quan đến tiêu chí “Bảo vệ nhà đầu tư thiểu số” của Việt
Nam vẫn còn thấp. Về điểm đánh giá bảo vệ nhà đầu tư thiểu số của Việt Nam được
55 điểm xếp hạng 81, trong khi đó Indonesia được 66.33 điểm xếp hạng 43, Thái
Lan 73.33 điểm xếp hạng 16 và cao nhất trong khu vực là Malaysia và Singapore
cùng 80 điểm xếp hạng 4. Bên cạnh đó, chỉ số điều chỉnh mức độ xung đột của Việt
Nam so với các nước cũng còn rất thấp. Việt Nam chỉ có 4.3, Indonesia 5.7, Thái
Lan 8.3, Malaysia 8.7 và cao nhất là Singapore 9.3. Một điểm đáng ghi nhận cho sự
nỗ lực của Việt Nam trong năm 2017 là chỉ số mức độ điều hành của cổ đông được
xếp ngang hàng với Singapore cùng 6.7 , hơn cả Thái Lan 6.3 và chỉ kém Indonesia
7.0, Malaysia 7.3.
Mở rộng ra so sánh với các nước trên thế giới, nhất là các nước phát triển
đều quan tâm đến vấn đề bảo vệ nhà đầu tư thiểu số, điều này thể hiện rõ tại cột xếp
hạng bảo vệ nhà đầu tư thiểu số trong báo cáo về môi trường kinh doanh của WB.
Việt Nam đang trong tiến trình mở cửa để kêu gọi đầu tư, thu hút vốn từ nước ngoài
vào nền kinh tế nước nhà, vì vậy cần phải nâng dần chỉ số bảo vệ nhà đầu tư thiểu
số để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, đủ sức hút các nhà đầu tư từ nước ngồi.
Theo tìm hiểu của bản thân tác giả về vấn đề bảo vệ CĐTS và nhận thấy
rằng, CĐTS trong CTCP tại Việt Nam hiện nay đã và đang được quan tâm bảo vệ,
sự ra đời của Luật doanh nghiệp năm 2014 (LDN 2014), có hiệu lực từ ngày
01/7/2015 đã có những quy định có lợi hơn đối với CĐTS trong CTCP. Tuy nhiên,
3
bên cạnh những thay đổi tích cực nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của
CĐTS thì vẫn có những thay đổi thụt lùi trong việc bảo vệ CĐTS trong CTCP (sẽ
được trình bày chi tiết ở chương 2). Những người quản trị công ty, những cổ đông
lớn đã dựa vào những quy định bất lợi đối với CĐTS để chèn ép, không tạo điều
kiện thuận lợi để CĐTS thực hiện quyền, cố tình tước mất quyền của CĐTS. Do đó,
tác giả chọn nghiên cứu đề tài này để thông qua những vụ việc xảy ra trong thực
tiễn để đánh giá, bình luận những điểm tiến bộ và bất cập, hạn chế của LDN 2014
đối với các quy định liên quan đến bảo vệ CĐTS trong CTCP, qua đó kiến nghị một
số giải pháp góp phần thực thi hiệu quả hơn các quy định của pháp luật doanh
nghiệp về bảo vệ CĐTS trong CTCP tại Việt Nam hiện nay.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Bảo vệ cổ đơng nói chung hay bảo vệ CĐTS nói riêng trong CTCP là một
trong những đề tài được nhiều tác giả khác nhau lựa chọn nghiên cứu, trong quá
trình tìm hiểu, tác giả đã tìm được các nghiên cứu có liên quan đến việc bảo vệ
CĐTS trong CTCP như sau:
- PGS.Ts Bùi Xuân Hải (2011), Luật Doanh nghiệp: bảo vệ cổ đông - pháp
luật và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
Với cuốn sách này, tác giả đã giúp người đọc hiểu biết rõ hơn về các loại hình
cơng ty; xác lập và chấm dứt tư cách thành viên, cổ đông công ty; sự cần thiết phải
bảo vệ cổ đông, thành viên công ty; cách thức, biện pháp bảo vệ quyền lợi của cổ
đông, thành viên công ty; quyền của cổ đông, thành viên công ty và những vấn đề
thực tiễn; các biện pháp, cách thức khác để bảo vệ cổ đông theo luật doanh nghiệp;
sửa đổi, bổ sung Luật doanh nghiệp năm 2005 (LDN 2005) nhằm tăng cường bảo
vệ cổ đông, thành viên công ty. Với khía cạnh nghiên cứu về CĐTS, tác giả đã dùng
cả lý luận và thực tiễn để luận giải vấn đề, ngồi ra cịn đưa ra những kiến nghị
nhằm hồn thiện quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý hầu hết là theo
LDN 2005 nên chưa cập nhật một số quy định mới theo LDN 2014.
4
- Ths Nguyễn Thị Hồng Cẩm (2012), Pháp luật về bảo vệ cổ đông trong công
ty cổ phần – Thực trạng và hướng hoàn thiện, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường
Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài nghiên cứu của tác giả đã luận giải những vấn đề lý luận về bảo vệ cổ
đơng trong CTCP; trình bày thực trạng pháp luật và thực tiễn bảo vệ cổ đông tại
Việt Nam từ đó đưa ra kiến nghị hồn thiện pháp luật. Với đề tài này, tác giả nghiên
cứu và trình bày về cổ đơng nói chung, mặc dù có phần dành cho CĐTS nhưng rất
ít, ngồi ra phần thực trạng pháp luật là theo LDN 2005.
- Bành Quốc Tuấn và Lê Hữu Linh (2012), “Hoàn thiện cơ chế bảo vệ cổ đơng
thiểu số trong cơng ty cổ phần”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 3 (13), 36-46.
Hai tác giả đã định nghĩa CĐTS của CTCP tại Việt Nam, trình bày cơ chế
bảo vệ CĐTS theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiễn áp dụng, từ
đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện cơ chế bảo vệ CĐTS trong CTCP. Tuy nhiên
căn cứ pháp lý dựa theo LDN 2005 nên một số quy định chưa được cập nhật theo
luật doanh nghiệp mới (LDN 2014).
- Châu Huy Quang và Trịnh Minh Đức (2015), “Cổ đông thiểu số bảo vệ
quyền lợi được không?”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn online, đăng ngày 30/7/2015.
Trong bài viết, tác giả đã chỉ ra được những quy định mới mà CĐTS có thể
dựa vào đó để thực thi quyền của mình như tỷ lệ sở hữu cổ phần để có quyền phủ
quyết, giám sát hoạt động của công ty hay yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội
đồng cổ đông (ĐHĐCĐ). Tác giả đã đưa ra nhận định cá nhân về xu hướng thay đổi
trong LDN 2014 về khả năng bảo vệ CĐTS khi luật có hiệu lực. Tuy nhiên, tác giả
chưa đi sâu phân tích các quyền đã nêu và vẫn còn các quyền quan trọng của CĐTS
chưa được trình bày như: quyền tiếp cận thơng tin, quyền khởi kiện người quản lý
công ty,…
- Ths Nguyễn Như Em (2015), Cơ chế pháp lý bảo vệ quyền của cổ đông thiểu
số trong công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học,
Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
5
Trong đề tài nghiên cứu của mình, tác giả đã trình bày lý luận chung về quyền
của CĐTS và cơ chế pháp lý bảo vệ quyền của CĐTS trong CTCP; thực trạng cơ
chế pháp lý về bảo vệ quyền CĐTS trong CTCP theo pháp luật Việt Nam hiện nay;
kiến nghị hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo vệ CĐTS. Tác giả sử dụng quy định trong
LDN 2014, tuy nhiên phạm vi nghiên cứu việc bảo vệ quyền của CĐTS và cơ chế
bảo vệ quyền của CĐTS dưới góc độ pháp lý. Tác giả trình bày thực trạng pháp luật
và thi hành pháp luật về bảo vệ CĐTS thông qua các nhóm quyền (nhóm quyền
chính trị, nhóm quyền kinh tế, nhóm quyền tư pháp), vì vậy mức độ phân tích, đánh
giá các quyền còn dàn trải, chưa thật sự tập trung đi sâu.
- Luật sư Trương Thanh Đức (2017), Luận giải về Luật Doanh nghiệp năm
2014: 36 kế sách pháp lý của doanh nghiệp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự
Thật, Hà Nội.
Cuốn sách này được biên soạn nhằm đánh giá và vận dụng các quy định của
Luật doanh nghiệp, soi chiếu qua thực tiễn áp dụng của Luật trong hoạt động của
các doanh nghiệp. Tác giả đã bình luận và tổng hợp các điều khoản; trình bày bao
quát và nhấn mạnh nội dung trọng yếu; chỉ dẫn cụ thể và so sánh quy định cũ – mới;
luận giải ưu điểm và chỉ rõ bất cập, vướng mắc. Tuy nhiên, cuốn sách tổng hợp rất
nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm luật doanh nghiệp và pháp luật kinh doanh;
ngành, nghề đầu tư và tự do kinh doanh; đăng ký kinh doanh và hình thành doanh
nghiệp; vốn và tài sản doanh nghiệp; quản trị doanh nghiệp theo luật; giao dịch và
giấy tờ của doanh nghiệp; cải tổ và chấm dứt doanh nghiệp. Liên quan đến CĐTS
và bảo vệ CĐTS được tác giả trình bày trong phần quản trị doanh nghiệp theo luật,
tác giả đã đưa quan điểm riêng của mình, đánh giá phân tích vấn đề và chỉ rõ quy
định của LDN 2014 có “bước lùi” trong bảo vệ CĐTS, tuy nhiên tác giả chưa phân
tích hết cả quyền quan trọng của CĐTS trong CTCP.
- PGS.Ts Lê Vũ Nam (Chủ biên, 2017), Pháp luật về quản trị công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
6
Quyển sách này cung cấp cho người đọc những vấn đề lý luận cơ bản về
công ty niêm yết và quản trị công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn; phân
tích, bình luận các quy định pháp luật liên quan đến ĐHĐCĐ, Hội đồng quản trị
(HĐQT), Ban Kiểm soát (BKS), vấn đề bảo vệ CĐTS, công bố thông tin trong công
ty niêm yết, các giao dịch giữa công ty niêm yết và người có liên quan. Mặc dù có
trình bày sự cần thiết phải bảo vệ CĐTS và quy định pháp luật về bảo vệ quyền của
CĐTS, tuy nhiên được tác giả phân tích, đánh giá trong quản trị cơng ty niêm yết.
Vì vậy, sẽ có những vấn đề liên quan đến CĐTS và bảo vệ CĐTS chưa được đề cập
đến trong CTCP chưa niêm yết.
Với mỗi nghiên cứu đều có nhận định vấn đề và phân tích đánh giá theo một
góc nhìn riêng, theo tác giả những phân tích đánh giá đều phù hợp với tình hình
nghiên cứu của từng người tại từng thời điểm nhất định. Tuy nhiên, có một số
nghiên cứu liên quan đến luật cũ (LDN 2005) nên những nhận định, đánh giá còn
chưa được cập nhật theo tình hình mới hiện nay. Bên cạnh đó, có một số nghiên cứu
theo tinh thần của luật mới (LDN 2014) nhưng chưa thực sự phân tích, đánh giá
tổng thể vấn đề liên quan đến CĐTS; mỗi tác giả chỉ nghiên cứu một vài vấn đề
riêng lẻ liên quan đến CĐTS, bảo vệ CĐTS trong CTCP theo LDN 2014. Vì vậy,
tác giả chọn đề tài này để tập trung phân tích, đánh giá một cách chung nhất quy
định của LDN 2014 thông qua các vụ việc phát sinh trên thực tế liên quan đến vấn
đề bảo vệ CĐTS trong CTCP tại Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề lý luận liên quan đến CĐTS và bảo vệ
CĐTS trong CTCP tại Việt Nam. Tổng hợp những ý kiến, nhận định, quan điểm về
CĐTS để giúp người đọc nhận diện rõ hơn về CĐTS, những quyền của CĐTS trong
CTCP và luận giải lý do vì sao cần phải bảo vệ CĐTS trong bối cảnh nền kinh tế
hiện nay. Tác giả cũng sẽ tập trung phân tích, đánh giá thực trạng quy định LDN
2014 về vấn đề bảo vệ CĐTS trong CTCP. Từ thực trạng quy định pháp luật, tác giả
tiến hành phân tích, bình luận, đánh giá những vụ việc xảy ra trong thực tiễn áp
dụng pháp luật về bảo vệ CĐTS trong CTCP tại Việt Nam hiện nay.
7
Thơng qua việc phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng quy định pháp luật, tác
giả sẽ chỉ ra được những bất cập, hạn chế, những điểm chưa hoàn thiện của LDN
2014 liên quan đến vấn đề bảo vệ CĐTS trong CTCP. Từ đó kiến nghị một số giải
pháp góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ CĐTS trong CTCP theo
LDN 2014.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của LDN 2014 liên quan
đến vấn đề bảo vệ CĐTS trong CTCP. Đồng thời sẽ đề cập đến thực tiễn áp dụng
quy định bảo vệ CĐTS trong CTCP theo LDN 2014.
Bảo vệ CĐTS có rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu, trong phạm vi nghiên cứu
của mình, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề bảo vệ CĐTS thông qua bảo vệ
quyền của CĐTS trong CTCP trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, cổ đơng thiểu số
có rất nhiều quyền theo quy định của LDN 2014. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của
đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu việc bảo vệ CĐTS thông qua một số nhóm
quyền như sau: quyền tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông;
quyền ứng cử, đề cử và bầu cử; quyền tiếp cận thông tin; quyền khởi kiện; quyền
yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phương pháp thống kế, tổng hợp để
đưa ra những dẫn chứng, ví dụ chứng minh cho nhận định, đánh giá của mình nhằm
giải quyết những vấn đề pháp lý và thực tiễn liên quan đến việc áp dụng các quy
định về quyền và thực thi quyền của CĐTS.
Bên cạnh đó, tác giả chú trọng sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, bình
luận, đánh giá để so sánh quy định của luật cũ – mới, qua đó chỉ ra được những tồn
tại, bất cập hay những tiến bộ trong quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn
áp dụng phát sinh những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Qua đó đề xuất
một số giải pháp góp phần hồn thiện hơn nữa quy định của LDN 2014 về quyền và
bảo vệ quyền của CĐTS.
8
Tác giả sử dụng nhiều nguồn dữ liệu nghiên cứu khác nhau để có sự đa dạng
trong nghiên cứu của mình, cũng như tìm điểm chung nhất, được đồng thuận nhiều
nhất đối với những vấn đề còn đang tranh luận. Một số nguồn dữ liệu nghiên cứu
được sử dụng như văn bản quy phạm pháp luật, giáo trình, sách chuyên khảo / tham
khảo, tạp chí, báo điện tử, website của các tổ chức có đăng tải nội dung liên quan
đến đề tài nghiên cứu.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Bố cục của
Luận văn bao gồm 02 chương:
- Chương 1: Lý luận về cổ đông thiểu số và bảo vệ cổ đông thiểu số trong
công ty cổ phần
- Chương 2: Thực trạng quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 về bảo vệ
cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần và kiến nghị hoàn thiện
9
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ VÀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1. Khái quát về cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần
1.1.1. Khái niệm cổ đơng thiểu số
Để có thể hiểu rõ hơn thế nào là CĐTS, trước tiên phải đi tìm hiểu các khái
niệm về cổ đơng, cổ đơng lớn qua đó thấy được mối quan hệ cũng như “ranh giới”
giữa các khái niệm về cổ đông, cổ đông lớn và CĐTS.
Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của CTCP (theo
khoản 2 điều 4 LDN 2014 đã giải thích). Theo đó có thể hiểu, cổ đông là bất kỳ cá
nhân, tổ chức nào, khơng phân biệt quốc tịch miễn sao có sở hữu ít nhất một cổ
phần của CTCP. Số lượng cổ đông của một CTCP tối thiểu là 03 và không giới hạn
số lượng tối đa. Nếu như Luật công ty năm 1990 quy định số lượng cổ đông tối
thiểu là 07 thì tại Luật doanh nghiệp năm 1999 (LDN 1999), LDN 2005 và LDN
2014 đều quy định số lượng cổ đông tối thiểu chỉ còn là 03, dường như việc quy
định số lượng cổ đơng tối thiểu hồn tồn là do các nhà làm luật quyết định dựa trên
kinh nghiệm lập pháp của một số nước trên thế giới cũng như thực tiễn tại Việt
Nam 2. Việc một CTCP có số lượng cổ đơng nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mơ,
ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, uy tín, thương hiệu của công ty cũng như hiệu quả
hoạt động kinh doanh và “sự nổi tiếng” của cơng ty đó trên thương trường (được
nhiều người biết đến). Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ
tài sản khác của CTCP trong phạm vi số vốn đã góp vào CTCP. Cổ đơng có quyền
tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác (trừ một số quy định hạn
chế chuyển nhượng đối với cổ đơng sáng lập). Chính vì lẽ đó, việc xác lập và chấm
dứt tư cách cổ đông được các nhà làm luật quan tâm và quy định từng trường hợp
cụ thể.
2
Đào Thị Thu Hằng (2017), Pháp luật về chủ thể kinh doanh, tái bản lần thứ 2, NXB Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.185.
10
Tư cách cổ đơng có thể được xác lập trong các trường hợp sau đây: (1) tổ
chức, cá nhân đăng ký mua cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp;
(2) tổ chức, cá nhân mua cổ phần do công ty chào bán trong phạm vi cổ phần được
quyền chào bán; (3) tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng cổ phần từ cổ đông của
công ty; (4) tổ chức, cá nhân thừa kế cổ phần thuộc di sản của người để lại thừa kế;
(5) tổ chức, cá nhân được cổ đông của công ty tặng, cho cổ phần; (6) tổ chức, cá
nhân mua cổ phần được bán đấu giá để thi hành án 3.
Tư cách cổ đơng có thể chấm dứt hoàn toàn trong các trường hợp sau đây:
(1) cổ đơng chuyển nhượng tồn bộ số cổ phần của mình cho (những) người khác
và thơng tin của (những) người nhận chuyển nhượng đó được ghi đầy đủ vào sổ
đăng ký cổ đơng; (2) cơng ty hồn lại tồn bộ giá trị cổ phần ưu đãi hoàn lại của
một cổ đông theo yêu cầu của cổ đông ưu đãi hoàn lại hoặc theo các điều kiện hoàn
lại được ghi trên cổ phiếu loại này và thông tin về số lượng cổ phần sở hữu của cổ
đông được được cập nhật hoặc tên của cổ đơng đó được xóa khỏi sổ đăng ký cổ
đơng; (3) cơng ty mua lại tồn bộ cổ phần theo yêu cầu của cổ đông trong trường
hợp quy định tại Điều 129 LDN 2014 và tên cổ đơng được xóa khỏi sổ đăng ký cổ
đơng; (4) cơng ty quyết định mua lại tồn bộ cổ phần của một cổ đông theo quy
định tại Điều 130 LDN 2014 và tên của cổ đơng đó được xóa khỏi sổ đăng ký cổ
đông; (5) cổ đông tặng cho hoặc dùng tồn bộ cổ phần để trả nợ và thơng tin về
người nhận tặng cho hoặc nhận trả nợ được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông; (6)
cổ đơng là cá nhân chết hoặc bị tịa án tun bố là đã chết hay trong trường hợp cổ
đông là pháp nhân chấm dứt tồn tại 4 ; (7) khi CTCP bị giải thể hoặc phá sản.
Cịn cổ đơng lớn và CĐTS theo quan điểm của một số tác giả “người nắm
giữ phần vốn đáng kể trong cơng ty, có thể thu gom phiếu để thao túng công ty
được gọi là cổ đông đa số. Ngược lại, các cổ đông nhỏ, không ảnh hưởng đáng kể
3
Trường Đại học Luật TPHCM (2017), Giáo trình pháp luật về chủ thể kinh doanh, tái bản lần 1,
NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr.262-263.
Trường Đại học Luật TPHCM (2017), Giáo trình pháp luật về chủ thể kinh doanh, tái bản lần 1,
NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr.266-267.
4
11
trong quản lý và điều hành công ty được xem là CĐTS” 5. Trong quản trị công ty và
các công trình nghiên cứu, các tác giả thường chia cổ đơng thành cổ đông lớn hay
cổ đông đa số và cổ đơng nhỏ hay CĐTS, có thể tìm thấy cách gọi phổ biến nhất
cho cặp đôi này là cổ đông lớn và CĐTS, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này,
tác giả sử dụng thuật ngữ CĐTS. Luật doanh nghiệp cũng chưa có định nghĩa hay
giải thích cụ thể thế nào là cổ đông lớn và CĐTS, khoản 4 điều 86 LDN 2005 có
quy định “cổ đơng sở hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên phải được đăng ký với cơ
quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày
có được tỷ lệ sở hữu đó”, các nhà làm luật đã có dụng ý đối với việc xác định tỷ lệ
sở hữu 5% phải đăng ký để nhà nước quản lý, tuy nhiên đây không phải là định
nghĩa hay giải thích về cổ đơng lớn, có chăng chúng ta chỉ tìm thấy định nghĩa này
ở một số luật chuyên ngành hoặc các cơng trình nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa
hoặc chỉ là sự lý giải để người đọc hiểu được thế nào là cổ đông lớn, CĐTS.
Theo khoản 9 điều 6 Luật chứng khốn năm 2006 giải thích “Cổ đông lớn là
cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ năm phần trăm trở lên số cổ phần có
quyền biểu quyết của tổ chức phát hành.” Cịn theo khoản 26 điều 4 Luật các tổ
chức tín dụng năm 2010 giải thích “Cổ đơng lớn của tổ chức tín dụng cổ phần là cổ
đông sở hữu trực tiếp, gián tiếp từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của
tổ chức tín dụng cổ phần đó.” Như vậy có thể hiểu, chỉ cần sở hữu từ 5% trở lên số
cổ phần có quyền biểu quyết là đã được xem là cổ đông lớn. Tuy nhiên, việc xác
định cổ đông sở hữu gián tiếp cổ phần thật không phải dễ dàng, vì cả Luật chứng
khốn và Luật các tổ chức tín dụng đều chưa có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về việc
này. Và hơn nữa, mốc 5% chưa thật sự phù hợp, bởi vì đối với CTCP có ít cổ đơng
(giả sử có từ 3 - 4 cổ đơng) thì việc sở hữu 5% số cổ phần là q nhỏ so với các cổ
đơng cịn lại, sở hữu từ 5% số cổ phần có thể là cổ đơng lớn đối với CTCP có hàng
ngàn cổ đơng sở hữu ít cổ phần.
5
Bùi Xuân Hải (2011), Luật Doanh nghiệp: bảo vệ cổ đông - pháp luật và thực tiễn, NXB Chính
trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr.127.
12
Trong Báo cáo thường niên năm 2017 của Tổng công ty Lâm Nghiệp Việt
Nam – Công ty cổ phần, cơ cấu cổ đơng tại thời điểm 06/4/2017 có tất cả 862 cổ
đơng, trong đó cổ đơng tổ chức có 5 cổ đơng sở hữu 322.694.779 cổ phần chiếm
92,2%, cịn lại là 857 cổ đông cá nhân sở hữu 27.305.221 cổ phần chiếm 7,8%. Như
vậy nếu tính bình qn thì mỗi cổ đông cá nhân chỉ sở hữu khoảng 31.861 cổ phần
chiếm 0,009%, một tỷ lệ quá nhỏ, giả sử trong số 857 cổ đơng cá nhân này có 1 cổ
đơng chiếm tỷ lệ 5% để được xem là cổ đông lớn, thì 856 cổ đơng cịn lại chỉ chiếm
2,8%, một tỷ lệ quá nhỏ nhưng với số lượng cổ đông quá lớn trong một công ty
(chiếm 99,3% số lượng cổ đông của công ty này) 6.
Tương tự Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam, theo Báo cáo thường niên
năm 2017 của Cơng ty Cổ phần Nhựa Rạng Đơng có tất cả 1.306 cổ đông, sở hữu
28.286.076 cổ phần của công ty. Trong đó, theo cơ cấu cổ đơng do cơng ty tự phân
loại có 1 cổ đơng lớn là cổ đơng sở hữu 18.146.296 cổ phần, chiếm tỷ lệ 64,15%,
cịn lại là 1.305 cổ đông nhỏ sở hữu 10.139.780 cổ phần, chiếm tỷ lệ 35,85%. Nếu
chia bình quân cho 1.305 cổ đơng nhỏ, thì mỗi cổ đơng chỉ sở hữu khoảng 0,027%,
một tỷ lệ quá nhỏ 7.
Luật doanh nghiệp và cả các luật chuyên ngành dường như bỏ quên việc giải
thích hoặc định nghĩa thế nào là CĐTS, chúng ta chỉ có thể tìm thấy sự lý giải về
CĐTS trong các sách chun ngành hoặc cơng trình nghiên cứu liên quan. Theo đó,
CĐTS là cổ đơng góp ít vốn, khơng chi phối được cơng ty, khơng có khả năng áp
đặt quan điểm, ý chí, đường lối sách lược của mình cho công ty… khi các cổ đông
thực hiện quyền của mình. Do đó, khi định nghĩa CĐTS cần dựa trên hai yếu tố
quan trọng hàng đầu: (1) số vốn góp của họ, là tổng số cổ phần mà họ sở hữu (phần
trăm cổ phần có quyền biểu quyết) hay phần vốn góp của họ (tỷ lệ phần trăm) trong
6
Tổng cơng ty Lâm nghiệp Việt Nam – Công ty cổ phần, ‘Báo cáo thường niên năm 2017’, truy
cập ngày 07 tháng 6 năm 2018, />7
Công ty Cổ phần Nhựa Rạng Đông, ‘Báo cáo thường niên năm 2017’, truy cập ngày 08 tháng 6
năm 2018, />
13
vốn điều lệ của công ty; (2) khả năng của họ trong việc tác động tới chính sách, kế
hoạch kinh doanh, chiến lược phát triển, lựa chọn người quản lý cơng ty hay nói
cách khác là nói tới vai trị của họ khi biểu quyết thông qua các vấn đề tại
ĐHĐCĐ8. Tác giả Lê Minh Thắng khẳng định, thông lệ quốc tế về quản trị cơng ty
tốt thì cổ đơng được xem là thiểu số khi mà cổ đông hoặc nhóm cổ đơng đó khơng
có quyền biểu quyết hoặc nắm tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết dưới 51%, bởi
theo tác giả Lê Minh Thắng nếu theo cách hiểu CĐTS là những cổ đông nắm giữ
dưới 5% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là sai, những quy định về cổ đông
nắm trên 5% là liên quan đến vấn đề quản trị công ty (công bố thông tin) và những
cổ đông thuộc tỷ lệ này (và những người liên quan của họ) chịu sự điều chỉnh chặt
chẽ hơn bởi pháp luật chứng khoán do các giao dịch của họ có thể gây nên những
biến động đối với cơng ty và thị trường 9. Do đó, có thể coi cổ đơng hoặc nhóm cổ
đơng sở hữu số cổ phần không đạt tỷ lệ biểu quyết cần thiết để thông qua quyết định
của ĐHĐCĐ là CĐTS.
Như vậy, việc chưa giải thích rõ ràng thế nào là cổ đơng lớn và chưa có sự
giải thích nào về CĐTS trong Luật doanh nghiệp và các luật chuyên ngành ít nhiều
cũng ảnh hưởng đến việc phân tích, nhận định tình hình của tác giả đối với những
trường cần xác định tỷ lệ sở hữu cổ phần để đánh giá mức độ phù hợp của quy định
pháp luật và thực tế áp dụng đối với CĐTS trong các phần tiếp theo của đề tài này.
Vì vậy, đơi khi những phân tích, đánh giá của tác giả sẽ dựa vào những ý kiến, quan
điểm được nhiều người đồng tình nhất hoặc dựa theo số liệu thống kê, tổng hợp của
các tác giả đi trước đã được kiểm chứng và được nhiều người sử dụng, trích dẫn
trong những nghiên cứu của mình.
8
Bùi Xuân Hải (2011), Luật Doanh nghiệp: bảo vệ cổ đông - pháp luật và thực tiễn, NXB Chính
trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr.129.
9
Lê Vũ Nam (Chủ biên, 2017), Pháp luật về quản trị công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.194.
14
1.1.2. Đặc điểm của cổ đông thiểu số
1.1.2.1. Cổ đông thiểu số thường chiếm đa số trên tổng số lượng cổ đông của
công ty cổ phần
Do đặc thù của CTCP không giới hạn số lượng cổ đông tối đa nên việc một
CTCP có hàng ngàn, hàng vạn cổ đơng là chuyện bình thường, nhất là các CTCP
niêm yết, cơng ty cổ phần đại chúng giao dịch cổ phần qua sàn chứng khốn, việc
quản lý thơng tin cổ đơng, giao dịch của các cổ đông phải thông qua Trung tâm lưu
ký chứng khoán theo quy định của pháp luật chứng khoán. Bên cạnh đó, những
cơng ty được cổ phần hóa từ các doanh nghiệp nhà nước cũng có số lượng cổ đơng
lớn, phần nhiều trong số đó là cổ đơng nội bộ cơng ty, họ chính là người lao động
làm việc tại cơng ty trước thời điểm cổ phần hóa, khi thực hiện cổ phần hóa thì họ
được mua cổ phần của công ty với giá ưu đãi, thông thường các cổ đơng này thường
thuộc nhóm CĐTS bởi vì họ sẽ mua đúng (hoặc có thể sẽ thấp hơn) với phần họ
được mua vì điều kiện tài chính của mỗi người, nhóm này cũng có xu hướng sẽ duy
trì sở hữu lâu dài bởi vì họ đã gắn bó với cơng ty trong thời gian dài mới được làm
chủ công ty, họ muốn đồng hành cùng xây dựng và phát triển cơng ty. Chính lẽ đó
cũng đã góp phần duy trì ổn định số lượng cổ đông của CTCP khi cổ phần hóa.
Ngồi ra, các CTCP giao dịch chứng khốn qua sàn tùy thuộc vào tính thanh khoản
của cổ phiếu do có lượng giao dịch nhiều, với lượng giao dịch càng lớn thì số lượng
CĐTS có khả năng càng tăng, bởi lẽ có rất nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ tìm mua những
cổ phiếu có lượng giao dịch nhiều để dễ dàng bán lại khi có lời. Vì lẽ đó cũng làm
tăng số lượng CĐTS trong công ty. Dưới đây là một số ví dụ về CTCP có số lượng
cổ đơng chiếm đa số trong tổng số cổ đông của công ty:
- Theo Báo cáo thường niên năm 2017 của Công ty cổ phần Chứng khốn
Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín có tổng số cổ đơng là 2.078, trong đó cổ đơng sở
hữu từ 5% tổng cổ phần trở chỉ có 03 cổ đơng, cịn lại là 2.075 cổ đơng có tỷ lệ sở
hữu của mỗi cổ đông dưới 5% tổng số cổ phần của công ty 10.
10
Công ty Cổ phần Chứng khốn Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín, ‘Báo cáo thường niên năm
2017’, truy cập ngày 07 tháng 6 năm 2018, />
15
- Theo Báo cáo thường niên năm 2017 của Công ty Cổ phần Nhựa Rạng
Đơng có tổng số cổ đơng là 1.306, trong đó chỉ có 01 cổ đơng sở hữu từ 5% tổng số
cổ phần, còn lại là 1.305 cổ đơng có tỷ lệ sở hữu của mỗi cổ đông dưới 5% tổng số
cổ phần của công ty 11.
- Theo Báo cáo thường niên năm 2017 của Công ty Cổ phần Thực phẩm
Cholimex có tổng số cổ đơng là 162, trong đó có 03 cổ đơng sở hữu từ 5% tổng số
cổ phần, cịn lại là 159 cổ đơng có tỷ lệ sở hữu của mỗi cổ đơng dưới 5% tổng số cổ
phần của cơng ty 12.
Qua đây có thể khẳng định, CĐTS chiếm đa số trong CTCP, nhất là các công
ty cổ phần đại chúng, công ty niêm yết.
1.1.2.2. Cổ đông thiểu số sở hữu tỷ lệ cổ phần nhỏ / sở hữu ít vốn trong cơng ty
cổ phần
Trong CTCP nếu càng ít cổ đơng thì tỷ lệ sở hữu cổ phần của mỗi CĐTS sẽ
càng lớn, một người bỏ ra số tiền lớn thì tỷ lệ sở hữu cổ phần của người đó sẽ cao
hơn so với người đầu tư ít vốn, chính vì tính đối vốn của CTCP nên gần như người
nào sở hữu càng nhiều cổ phần biểu quyết thì càng có nhiều cơ hội được quyền
quyết định những vấn đề quan trọng của công ty. Sở hữu ít vốn, chiếm tỷ lệ sở hữu
cổ phần nhỏ trong CTCP là một trong hai yếu tố chính để xác định được CĐTS.
Dựa vào đặc điểm này để phân biệt với cổ đông lớn. Tuy nhiên, theo như trong
phần khái niệm CĐTS được trình bày ở phần 1.1.1 thì việc xác định như thế nào là
tỷ lệ sở hữu cổ phần nhỏ thì phải đặt trong từng trường hợp cụ thể của mỗi CTCP.
Đối với một công ty có hàng ngàn cổ đơng thì việc sở hữu khoảng 5% cũng có thể
được coi là cổ đơng lớn, tuy nhiên cũng với tỷ lệ 5% nhưng ở công ty chỉ có vài ba
cổ đơng thì đây quả là một tỷ lệ quá nhỏ so với các cổ đông cịn lại. Do đó, đặc
11
Cơng ty Cổ phần Nhựa Rạng Đông, ‘Báo cáo thường niên năm 2017’, truy cập ngày 08 tháng 6
năm 2018, />12
Cholimex, ‘Báo cáo thường niên năm 2017’, truy cập ngày 09 tháng 6 năm 2018,
/>
16
điểm này là một yếu tố quan trọng giúp cho các nhà làm luật, các nhà nghiên cứu,
phê bình dựa vào đây để phân chia loại cổ đơng, qua đó xác định được các quyền
cũng như khả năng thực hiện quyền của từng loại cổ đơng trong CTCP để có đề
xuất, định hướng phù hợp trong quá trình xây dựng và ban hành pháp luật.
1.1.2.3. Cổ đông thiểu số không có khả năng chi phối, kiểm sốt cơng ty
CTCP là cơng ty đối vốn, ai đầu tư nhiều vốn thì có được nhiều khả năng chi
phối, kiểm sốt cơng ty thông qua nhiều cách khác nhau. Những người bỏ ra nhiều
vốn (tạm gọi là cổ đơng lớn), họ sẽ có nhiều khả năng chi phối công ty thông qua
việc cử người tham gia vào HĐQT, càng cử được nhiều người tham gia vào HĐQT
thì khả năng nắm quyền quyết định của họ càng lớn đối với những vấn đề trọng đại
của cơng ty. Bên cạnh đó, thơng qua HĐQT họ cũng có thể bầu hoặc bổ nhiệm
người của họ làm Giám đốc / Tổng Giám đốc hay người quản lý khác cơng ty. Khi
đã có người của họ nắm quyền điều hành cơng ty thì họ sẽ dễ dàng áp đặt ý chỉ của
mình vào hoạt động quản lý, điều hành cơng ty theo chiều hướng có lợi nhất cho
mình. Ngồi ra, họ cũng có quyền cử người vào BKS, để thông qua BKS giám sát
hoạt động của công ty, hoặc sẽ cố tình “làm ngơ”, cho qua những quyết định của
HĐQT, Giám đốc / Tổng Giám đốc mà những quyết định này có lợi cho họ.
Do CĐTS sở hữu ít vốn, chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong vốn điều lệ của CTCP
nên quyền của họ cũng tương ứng với số vốn đầu tư. Việc này đảm bảo nguyên tắc
công bằng khi đầu tư giữa các cổ đông. Tuy nhiên, chính vì những việc làm của các
cổ đơng lớn nêu trên sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các CĐTS nên CĐTS
phải được bảo vệ. CĐTS không có khả năng chi phối, kiểm sốt cơng ty là một
trong những đặc điểm chính giúp các nhà làm luật dựa vào đó để có những quy định
góp phần bảo vệ quyền lợi của CĐTS không bị ảnh hưởng bởi sự chi phối của các
cổ đông lớn. Với đặc điểm này, các nhà làm luật trao cho các CĐTS quyền được
liên kết lại với nhau thành nhóm để đạt tỷ lệ luật định để được cử người vào HĐQT
và BKS và thơng qua đó CĐTS có khả năng nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động
của cơng ty, kiểm sốt được hoạt động của HĐQT, của người quản lý công ty để có
những ứng phó phù hợp trong khả năng quyền hạn của mình.
17
1.1.3. Vai trị của cổ đơng thiểu số
Cũng giống như các cổ đông khác, CĐTS cũng là một phần, một thành tố
cấu thành nên CTCP. Số vốn mà các cổ đơng bỏ ra đầu tư vào CTCP có cả vốn của
CĐTS, tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng vẫn là yếu tố cấu thành nên vốn điều lệ của
CTCP, giúp cho cơng ty có đủ điều kiện cần thiết để đi vào hoạt động. CĐTS dù sở
hữu số cổ phần rất nhỏ nhưng lại có vai trị quan trọng như sau:
Thứ nhất, CĐTS góp phần duy trì nguồn vốn ổn định của CTCP và tạo tính
thanh khoản cao cho cổ phiếu của CTCP trong giao dịch. Trong CTCP thì các cổ
đơng lớn thường có xu hướng nắm giữ cổ phần lâu dài, cịn CĐTS có số lượng
đơng, chiếm phần lớn trong cơ cấu cổ đông của CTCP nên việc chuyển nhượng cổ
phần cũng sẽ xảy ra thường xuyên, giúp cho cổ phần có tính thanh khoản cao. Đặc
biệt, đối với một số CTCP đại chúng đã đăng ký giao dịch qua sàn chứng khốn
hoặc các cơng ty niêm yết thì việc giao dịch dễ dàng, số lượng giao dịch lớn sẽ góp
phần gia tăng thêm giá trị cổ phiếu. Ngồi ra, việc có nhiều CĐTS trong một CTCP
sẽ giúp cho nguồn vốn của cơng ty ln ổn, vì với số lượng nhỏ sẽ dễ dàng giao
dịch hơn số lượng lớn, tránh được tình trạng cơng ty phải mua lại cổ phần để làm cổ
phiếu quỹ. Khi có đợt phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ thì ngồi nhà đầu tư chiến
lược, cũng sẽ rất cần nhiều nhà đầu tư nhỏ để có thể mua hết số cổ phần mới phát
hành (sao cho công ty bán được càng nhiều càng tốt), góp phần đạt mục tiêu tăng
vốn cho CTCP.
Thứ hai, CĐTS tham gia giám sát hoạt động của CTCP và người quản lý
cơng ty. Mặc dù khơng có được nhiều quyền nhưng CĐTS đã được luật trao cho
một số quyền trong đó có quyền tiếp cận thơng tin, quyền khởi kiện người quản lý
công ty và quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của ĐHĐCĐ. Đây là ba quyền quan
trọng của CĐTS trong việc giám sát hoạt động của CTCP và người quản lý cơng ty.
CĐTS có số lượng lớn, thơng qua nhiều kênh thơng tin sẽ góp phần giám sát rất tốt
hoạt động của CTCP và người quản lý công ty, nếu trong phạm vi quyền hạn của
mình thì CĐTS sẽ thực thi quyền, còn vượt quá phạm vi quyền sẽ tham gia phản
18
ánh đến người / cơ quan có thẩm quyền của CTCP hoặc nhà nước để can thiệp góp
phần duy trì ổn định hoạt động và phát triển công ty.
Thứ ba, CĐTS là kênh thơng tin đóng góp ý kiến cho hoạt động kinh doanh
của CTCP. Thông qua các cuộc họp ĐHĐCĐ hoặc khi công ty tổ chức lấy ý kiến cổ
đơng bằng văn bản, CĐTS sẽ đóng góp ý kiến của mình góp phần xây dựng và hồn
thiện hoạt động của công ty. Thành phần xuất thân của CĐTS là rất đa dạng, vì vậy
những đóng góp của CĐTS cũng sẽ đa dạng và có ích cho hoạt động cơng ty, người
quản lý công ty phải thật sự lưu ý và xem trọng ý kiến của từng cổ đơng, vì đây rất
có thể sẽ là nguồn ý tưởng mới cho chiến lược phát triển công ty.
Thứ tư, CĐTS là các nhà đầu tư bỏ tiền ra kinh doanh, tăng nguồn vốn cho
nền kinh tế. Với lực lượng vô cùng lớn này, sẽ góp phần quan trọng cho sự phát
triển của nền kinh tế, thông qua việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhàn
rỗi từ người dân trong nước và nguồn vốn từ nước ngoài đầu tư vào. Để có được
nguồn vốn đầu tư dồi dào, khơng ngừng tăng trưởng ổn định thì nhà nước phải có
cơ chế bảo vệ hiệu quả lực lượng này. Đó là việc xây dựng hành lang pháp lý vững
chắc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư thuộc
nhóm CĐTS.
1.1.4. Các quyền cơ bản của cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần
Cổ đơng có rất nhiều quyền và đã được pháp luật doanh nghiệp ghi nhận liệt
kê chi tiết trong văn bản luật, cụ thể tại Điều 114 LDN 2014 quy định cổ đơng có
các quyền: (1) tham dự và phát biểu trong các ĐHĐCĐ và thực hiện quyền biểu
quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền; (2) nhận cổ tức; (3) ưu tiên
mua cổ phần mới chào bán; (4) tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người
khác; (5) xem xét, tra cứu và trích lục thơng tin; (6) được nhận một phần tài sản còn
lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty khi cơng ty giải thể hoặc phá
sản;… Ngồi ra đối với cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng sở hữu từ 10% tổng số cổ phần
phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ
hơn quy định tại Điều lệ công ty sẽ có thêm các quyền như: (7) đề cử người vào
HĐQT và BKS; (8) yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ; (9) yêu cầu BKS kiểm tra từng
19
vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy
cần thiết;…đây là những quyền chung cho cổ đông phổ thông. Trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài này, tác giả đã chọn một số quyền mà theo ý kiến cá nhân đó
là các quyền cơ bản của CĐTS, các quyền này có thể là các quyền chung cho tất cả
cổ đơng, tuy nhiên khi thực thi quyền này thì CĐTS hoặc nhóm CĐTS sẽ được bảo
vệ, bảo đảm thực thi quyền nhiều hơn so với một số quyền chung khác. Các quyền
cơ bản của CĐTS bao gồm:
- Quyền tham dự và biểu quyết tại cuộc họp ĐHĐCĐ được quy định tại điểm a
khoản 1 điều 114, điều 140 và điều 144 LDN 2014. Theo đó, cổ đơng có quyền
tham dự (trực tiếp hoặc ủy quyền), phát biểu trong các ĐHĐCĐ và thực hiện quyền
biểu quyết của mình. Cổ đơng được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp
ĐHĐCĐ trong trường hợp sau đây: (1) tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;
(2) ủy quyền cho một người khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp; (3) tham dự
và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử
khác; (4) gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử.
- Quyền đề cử, ứng cử và bầu cử được quy định tại điểm a khoản 2, khoản 4
điều 114 và khoản 3 điều 144 LDN 2014. Theo đó, cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng sở
hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06
tháng có quyền đề cử người vào HDDQT và BKS. Bên cạnh đó, khoản 3 điều 144
quy định phương thức bầu dồn phiếu khi bầu thành viên HĐQT và BKS.
- Quyền tiếp cận thông tin được quy định tại điểm đ, e khoản 1, điểm b khoản
2 điều 114 và điều 171 LDN 2014. Theo đó, Cổ đơng có các quyền: (1) xem xét, tra
cứu và trích lục các thơng tin trong Danh sách cổ đơng có quyền biểu quyết và u
cầu sửa đổi các thơng tin khơng chính xác; (2) xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao
chụp Điều lệ cơng ty, biên bản họp ĐHĐCĐ và các nghị quyết của ĐHĐCĐ. Bên
cạnh đó, cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thơng trở
lên có thêm quyền xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của HĐQT,
báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam