Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ văn của Sỹ Đỗ Ngọc Thống - Đề 14 | Ngữ văn, Đề thi đại học - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.35 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Ths. Đỗ Ngọc Thống</b> <b>ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019 </b>


<b>CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 14</b>
<b>Môn thi: NGỮ VĂN</b>


<i>Thời gian làm bài: 120 phút, khơng kể thời gian phát đề</i>
<b>Họ, tên thí sinh:...</b>


<b>Số báo danh:...</b>


<b>I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:</b>


<i>Nhiều người cho rằng có tiền là có tất cả. Tiền bạc quả thật có sức mạnh lớn lao. Nhưng tiền</i>
<i>bạc khơng phải là vạn năng.</i>


<i>Nó có thể mua được chiếu giường, nhưng khơng mua được giấc ngủ.</i>
<i>Nó có thể mua được châu ngọc, nhưng khơng mua được sắc đẹp.</i>
<i>Nó có thể mua được giấy bút, nhưng khơng mua được ý thơ.</i>
<i>Nó có thể mua được nhà cửa, nhưng khơng mua được gia đình.</i>
<i>Nó có thể mua được thức ăn, nhưng khơng mua được sự ngon miệng.</i>
<i>Nó có thể mua được trị chơi, nhưng khơng mua được niềm vui.</i>


<i>Nó có thể mua được xu nịnh, nhưng khơng mua được lịng trung thành.</i>
<i>Nó có thể mua được cánh hẩu, nhưng khơng mua được tình bạn.</i>


<i>Nó có thể mua được sự phục tùng, nhưng khơng mua được lịng kính trọng.</i>
<i>Nó có thể mua được quyền thế, nhưng khơng mua được trí tuệ.</i>


<i>Nó có thể mua được thể xác, nhưng khơng mua được tình u.</i>
<i>Nó có thể mua được vũ khí, nhưng khơng mua được hịa bình.</i>



<i>(Theo Thác–cơ-rê, dẫn theo Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai,</i>
NXB Giáo dục Việt Nam 2016, tr. 17)
<b>Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng thao tác lập luận nào?</b>


<b>Câu 2: Tác giả sử dụng thao tác lập luận đó nhằm mục đích gì?</b>


<b>Câu 3: Hãy nêu cách hiểu của anh/ chị về một lí lẽ được nêu trong đoạn trích trên.</b>


<b>Câu 4: Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm “tiền bạc khơng phải là vạn năng” khơng? Vì</b>
sao?


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm)</b>
<b>Câu 1 (2,0 điểm): </b>


Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc, hiểu, anh/ chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ)
<i>trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: Nếu khơng có tiền…</i>


<b>Câu 2 (5,0 điểm): </b>


Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng “sóng” trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh.
<b> HẾT </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT</b>


<b>I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Câu 1: Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận bác bỏ.</b>


<b>Câu 2: Thao tác lập luận bác bỏ được tác giả sử dụng để bác bỏ quan niệm “có tiền là có tất</b>
cả”. Đây là quan niệm của nhiều người nhưng khơng phải lúc nào cũng đúng. Bằng những lí lẽ xác


đáng và dẫn chứng thuyết phục, tác giả chỉ ra rằng tiền bạc có thể mua được những giá trị vật chất
nhưng không mua được những giá trị tinh thần.


<b>Câu 3: HS chọn một trong những lí lẽ được nêu trong đoạn trích và nêu lên cách hiểu của</b>
mình. Chẳng hạn, với lí lẽ tiền bạc “có thể mua được chiếu giường, nhưng khơng mua được giấc
ngủ”, có thể nêu cách hiểu theo hướng sau: “chiếu giường” là vật dụng (vật chất) để người ta nằm
ngủ và người ta có thể dùng tiền để mua, nhưng “giấc ngủ” thì khơng thể dùng tiền để mua, bởi
nhiều người mặc dù có “chiếu giường” đầy đủ, sang trọng nhưng vẫn “mất ngủ” vì buồn phiền, lo
lắng, mệt mỏi (tinh thần).


<b>Câu 4: HS có thể đồng tình hoặc phản đối (hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) quan điểm</b>
“tiền bạc khơng phải là vạn năng”.


- Nếu đồng tình, cần lập luận theo hướng: tiền bạc có thể mua được các giá trị vật chất nhưng
không mua được các giá trị tinh thần.


- Nếu phản đối, cần lập luận theo hướng: con người trước hết phải tồn tại bằng vật chất: cơm
ăn, áo mặc, nhà ở, … Nếu khơng có tiền thì ngay cả những nhu cầu vật chất tối thiểu con người
cũng không thể chi trả, do đó, sẽ khó có thể tồn tại, khó có được cuộc sống hạnh phúc.


- Nếu vừa đồng tình, vừa phản đối, HS có thể kết hợp cả hai hướng lập luận trên hoặc lập luận
theo quan điểm riêng của mình nhưng phải chặt chẽ, hợp lý không trái với các chuẩn mực đạo đức
và pháp luật.


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm):</b>


<b>Câu 1: HS cần nắm được nội dung của đoạn trích ở phần Đọc, hiểu (thể hiện sự bác bỏ quan</b>
điểm “có tiền là có tất cả” và nhấn mạnh “Tiền bạc quả thật có sức mạnh lớn lao. Nhưng tiền bạc
không phải là vạn năng”). Từ đó, viết 01 đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ), theo một trong các
thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ… hoặc kết hợp các thao tác


này; lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết phục; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu để trình bày
<i>suy nghĩ của mình về vấn đề: Nếu khơng có tiền… Có thể tham khảo hướng dẫn trả lời Câu 4 ở</i>
phần Đọc hiểu để làm bài.


<b>Câu 2: Đề bài yêu cầu HS nêu cảm nhận về hình tượng “sóng” trong bài thơ cùng tên của</b>
Xn Quỳnh.


Tham khảo gợi ý sau:


a) Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm: Xem Đề 10, Câu 2, phần Làm văn.
b) Trình bày cảm nhận về hình tượng “sóng” trong bài thơ:


- Giới thiệu khái quát về hình tượng:


<i>+ Cấu tứ của bài thờ Sóng dựa trên sự tương đồng, hịa hợp giữa hai hình tượng trữ tình:</i>
“sóng” và “em”. “Sóng” chính là ẩn dụ của “em” – người phụ nữ đang yêu. “Sóng” giống như “em”
và “sóng” cũng chính là “em”. Với mỗi khám phá về “sóng”, “em” lại thấy có mình ở trong đó.


+ Trong các khổ thơ, “sóng” hiện lên với những diện mạo và trạng thái khác nhau; qua đó làm
hiện lên hình ảnh người phụ nữ đang yêu trước biển, đối diện với cái vô biên, cái vĩnh hằng để suy
tư, chiêm nghiệm về tình yêu và tự khám phá tâm hồn mình.


- Phân tích để làm nổi bật đặc điểm của hình tượng “sóng” qua mỗi khổ thơ:


<i>+ Khổ 1: “Sóng” được thể hiện qua những trạng thái trái ngược: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng</i>
<i>lẽ. Đây là những biểu hiện thường thấy của những con sóng ngồi biển khơi: lúc biển động, sóng dữ</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

dội, ồn ào; khi trời êm biển lặng, sóng dịu êm, lặng lẽ. Cũng như “sóng”, người phụ nữ đang yêu tự
nhận thức về những biển động trong lịng mình, chân thành bộc bạch những trạng thái tâm lí, tình
cảm vừa phong phú vừa phức tạp của một tâm hồn khao khát yêu đương: lúc giận dữ, hờn ghen; khi


dịu hiền, sâu lắng.


“Sóng: hiện lên thật mạnh mẽ trong hành động vượt thoát khỏi thế giới chật hẹp và thiếu sự
đồng cảm của sơng để tìm ra biển rộng bao la, tìm đến với mơi trường đích thực của nó. Cũng như
“sóng”, “em” dứt khốt từ bỏ tình u nhỏ bé, chật hẹp, chủ động tìm kiếm một tình yêu lớn lao,
một tâm hồn đồng điệu để được cảm thông, thấu hiểu, chia sẻ, bao dung.


+ Khổ 2: Từ xưa đến nay vì mãi mãi về sau, những con sóng ngồi biển khơi đã, đang và sẽ
ln ln chuyển động. Sóng vẫn là sóng, vẫn “ru mãi ngàn năm” để làm thành bản tình ca mn
đời của biển cả. Sóng mãi “bồi hồi”, dào dạt, sơi nổi trong lịng biển cũng như tình yêu mãi mãi là
niềm khao khát cháy bỏng, “bồi hồi” trong trái tim con người nhất là tuổi trẻ.


+ Khổ 3,4: “Em” truy tìm nguồn gốc của “sóng”, mượn “sóng” để cắt nghĩa nguồn gốc của
tình u nhưng tình u mãi mãi vẫn là một điều bí ẩn mà “em” khơng bao giờ lí giải được.


+ Khổ 5: Những con sóng dù ở trên mặt nước hay ở dưới lịng sâu thì cũng khơng bao giờ
ngủ, tạo nên sự dạt dào của biển cả. Sóng là nhịp đập của biển, là trái tìm, sự sống của biển. Sóng
ln hướng vào bờ cát, ln “nhớ bờ” cũng như “Lịng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ cịn thức”. Đó
là nỗi nhớ cồn cào, da diết, không thể nguôi yên, lúc nào cũng cuồn cuộn, dạt dào.


+ Khổ 7, 8: “Sóng: vượt qua mọi trở ngại để tới bờ. Cũng như “sóng”, tình u của “em” dù
có trải qua cách trở, bão dông nhưng cuối cùng cũng sẽ đến được bến bờ hạnh phúc. Nó cũng tất
yếu như “năm tháng vẫn đi qua”, “mây vẫn bay về xa” giữ cuộc đời dài rộng.


+ Khổ 9: Cũng như những con sóng nhỏ hịa mình vào đại dương để khơng bao giờ khơ cạn,
đề “ngàn năm cịn vỗ”, nghĩa là sống mãi với thời gian, nhịp bước cùng năm thán, “em” mong ước
hóa thân thành “sóng” để được sống hết mình, cháy hết mình trong tình yêu. Và khi con người dâng
hiến tất cả cho tình u, khi tình u riêng hịa vào một tình yêu chung lớn lao, cao cả thì nó sẽ đạt
đến sự vĩnh hằng.



c) Nhận xét, đánh giá


- Mượn hình tượng “sóng”, Xn Quỳnh đã diễn tả được sự nồng nàn, mãnh liệt, cháy bỏng
mà đằm thắm, dịu dàng và cũng khơng ít âu lo, trăn trở của người phụ nữ trong tình yêu.


- Bài thơ là một cách nói đậm chất Xn Quỳnh về tình u của người phụ nữ, trong đó,
“sóng” là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo và hấp dẫn.


</div>

<!--links-->

×