Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ văn của Sỹ Đỗ Ngọc Thống - Đề 18 | Ngữ văn, Đề thi đại học - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.45 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Ths. Đỗ Ngọc Thống</b> <b>ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019 </b>


<b>CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 18</b>
<b>Môn thi: NGỮ VĂN</b>


<i>Thời gian làm bài: 120 phút, khơng kể thời gian phát đề</i>
<b>Họ, tên thí sinh:...</b>


<b>Số báo danh:...</b>


<b>I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Đọc đoạn trích sau và thực hiện các u cầu:</b>


<i>Chỉ số thơng mình, hay IQ (viết tắt của Intelligence Quotient trong tiếng Anh), thường được cho là có</i>
<i>liên quan đến sự thành cơng trong học tập, trong công việc. Những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự liên</i>
<i>quan giữa IQ và sức khoẻ, tuổi thọ (những người thơng minh thường có nhiều kiến thức hơn trong việc chăm</i>
<i>sóc bản thân) và cả số lượng từ mà người đó sử dụng...</i>


<i>Vai trị của di truyền và mơi trường tác động lên trí thơng minh là một đề tài nghiên cứu từ rất lâu. Khả</i>
<i>năng kế thừa của một gen từ thế hệ trước sang thế hệ sau được biểu diễn bằng một số trong khoảng từ 0 đến</i>
<i>1, gọi là hệ số di truyền. Nói một cách khác, hệ số di truyền là phần trăm khả năng di truyền cho đời sau của</i>
<i>một gen... Cho đến gần đây, hệ số di truyền hầu hết chỉ được nghiên cứu ở trẻ em và người ta cho rằng hệ số</i>
<i>di truyền trung bình là 0,5. Điều này cho thấy một nửa số gen của số trẻ được nghiên cứu là gen đã biến dị.</i>
<i>Phần còn lại được giải thích rằng do tính tốn sai hay do yếu tố mơi trường. Con số 0,5 cho thấy trí thông</i>
<i>minh một phần là do thừa kế từ cha mẹ. Nghiên cứu ở người lớn tuy vẫn chỉ ở những mức rất sơ khai nhưng</i>
<i>cũng có những kết quả rất thú vị: hệ số di truyền có thể lên đến 0,8.</i>


<i>Yếu tố mơi trường đóng vai trị rất lớn trong nhiệm vụ xác định trí thơng minh trong một số trường hợp.</i>
<i>Một chế độ dinh dưỡng hợp lí trong lúc nhỏ được cho là rất quan trọng; sự dinh dưỡng kém có thể làm suy</i>
<i>giảm trí thơng minh. Một số nghiên cứu khác về yếu tố mơi trường cịn cho rằng thai phụ trước khi sinh hay</i>


<i>cho con bú nếu tiếp xúc với những loại độc tố hay thiếu các vitamin và muối khống quan trọng có thể ảnh</i>
<i>hưởng đến IQ của đứa bé. Trong xã hội đã phát triển, mơi trường trong gia đình có thể tạo ra 25% sự khác</i>
<i>biệt. Tuy nhiên, khi lớn lên, điều này hầu như biến mất.</i>


<i>(Theo http:/www.vi.wikipedia.org)</i>


<b>Câu 1: Xác định nội dung chính của đoạn trích.</b>


<b>Câu 2: Theo tác giả, chỉ số thơng minh được cho là có liên quan đến điều gì?</b>


<b>Câu 3: Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến sau khi nói về chỉ số IQ của con người: “Trong xã hội đã</b>
phát triển, mơi trường trong gia đình có thể tạo ra 25% sự khác biệt. Tuy nhiên, khi lớn lên, điều này hầu như
biến mất.”?


<b>Câu 4: Anh/ Chị thấy thơng tin nào trong đoạn trích có ý nghĩa với cuộc sống của bản thân mình? Vì</b>
sao?


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm)</b>
<b>Câu 1 (2,0 điểm): </b>


Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị có suy nghĩ gì về câu nói của Thomas Edison:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

“Trong thành cơng của tơi có 99% là mồ hơi và nước mắt, chỉ có 1% là do trời phú”? (Trình bày trong 01
đoạn văn khoảng 200 chữ.)


<b>Câu 2 (5,0 điểm): </b>


“Phong cách là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc
sống, những nét độc đáo ấy thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể".



<i>(Dẫn theo Ngữ văn 12, tập một, Sđd, tr. 181) </i>
Anh/ Chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.


<b> HẾT </b>


<b>---HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT</b>
<b>I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Câu 1: Đoạn trích đề cập đến chỉ số thông minh (IQ) và sự liên quan giữa chỉ số thông minh với các yếu tố</b>
khác của cuộc sống con người.


<b>Câu 2: Theo tác giả đoạn trích, chỉ số thơng minh của con người được cho là có liên quan đến sự thành công</b>
trong học tập, trong công việc; sức khoẻ, tuổi thọ và số lượng từ mà con người sử dụng.


<b>Câu 3: Ý kiến: “Trong xã hội đã phát triển, mơi trường trong gia đình có thể tạo ra 25% sự khác biệt. Tuy</b>
nhiên, khi lớn lên, điều này hầu như biến mất.”, cho thấy yếu tố mơi trường gia đình có tác động lớn đến IQ
của con người khi cịn nhỏ và dần dần khơng cịn có ý nghĩa nữa khi con người trưởng thành.


<b>Câu 4: HS chọn một thơng tin mà mình thấy có ý nghĩa đối với cuộc sống của bản thân và giải thích lí do vì</b>
sao lại chọn thơng tin ấy.


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm):</b>


<b>Câu 1: HS cần nhận thấy trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu, chỉ số IQ của con người được cho là có liên quan</b>
đến sự thành công trong học tập, trong công việc. Chỉ số IQ của con người một phần là do thừa kế từ cha mẹ
- đây là yếu tố “trời phú” theo cách nói của Thomas Edison. Tuy nhiên, cũng theo Thomas Edison, vai trò
của yếu tố “trời phú” ấy chỉ là rất nhỏ (1%), yếu tố có vai trị quyết định trong việc làm nên “thành công” của
ông là “mồ hôi và nước mắt” - tức là công sức mà ông bỏ ra (99%).


Từ nội dung trên, liên hệ với thực tế, HS viết 01 đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ), theo một trong các


cách diễn dịch, quy nạp hoặc tổng — phân — hợp...; sử dụng một trong các thao tác lập luận giải thích, phân
tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ... hoặc kết hợp các thao tác này; lí lẽ và dẫn chứng hợp lí; đảm bảo quy
tắc chính tả, dùng từ, đặt câu... để bày tỏ sự đồng tình, phản đối hoặc vừa đồng tình vừa phản đối ý kiến của
Thomas Edison.


<b>Câu 2: HS có thể chọn tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ có phong cách nổi bật như Quang Dũng (với bài</b>
<i>Tây Tiến), Tố Hữu (với đoạn trích Việt Bắc), Nguyễn Tuân (với đoạn trích Người lái đị Sơng Đà),... để làm</i>
sáng tỏ ý kiến: “Phong cách là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và
phản ánh cuộc sống, những nét độc đáo ấy thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác
phẩm cụ thể”.


Tham khảo gợi ý sau:


- Giải thích ý kiến: Phong cách là cá tính sáng tạo, là dấu ấn riêng của nhà văn khiến người ta có thể nhận ra,
phân biệt người này với người khác. Nó biểu hiện ở cách khám phá và cách thể hiện riêng của nhà văn về đời


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

sống.


- Giới thiệu phong cách của một số nhà văn, nhà thơ tiêu biểu (theo gợi ý ở trên).
Ví dụ:


<i>+ Phong cách đậm đà tính dân tộc của nhà thơ Tố Hữu được thể hiện rất rõ trong đoạn trích Việt Bắc với</i>
nhiều biểu hiện như: nội dung nói về nghĩa tình chung thuỷ; thể thơ lục bát truyền thống, kiểu kết cấu đối đáp
<i>và cách sử dụng từ xưng hơ mình – ta của ca dao, dân ca...</i>


<i>+ Phong cách đậm chất sử thi được thể hiện rõ trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành từ đề tài</i>
viết về cuộc chiến tranh giải phóng đến cách xây dựng nhân vật, cách miêu tả rừng xà nu tầng tầng lớp lớp;
từ ngôn ngữ đến các chi tiết, hành động của các nhân vật trong thiên truyện đều nhằm làm nổi bật cảm hứng
ngợi ca những con người Tây Nguyên bất khuất.



- Phân tích phong cách của một nhà văn/ nhà thơ qua một tác phẩm cụ thể.


- Nhận xét, đánh giá: Phong cách làm nên tên tuổi, vị trí của một nhà văn/ nhà thơ. Một nền văn học có nhiều
phong cách nghệ thuật nổi bật là một nền văn học lớn, có giá trị.


</div>

<!--links-->

×