Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ văn của Sỹ Đỗ Ngọc Thống - Đề 7 | Ngữ văn, Đề thi đại học - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.21 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Ths. Đỗ Ngọc Thống</b> <b>ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019 </b>


<b>CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 7</b>
<b>Môn thi: NGỮ VĂN</b>


<i>Thời gian làm bài: 120 phút, khơng kể thời gian phát đề</i>


<b>Họ, tên thí sinh:...</b>
<b>Số báo danh:...</b>


<b>I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu</b>


<i>Kĩ năng đọc là sự thể hiện tổ hợp những thao tác tư duy được xác lập thành thói quen ứng xử đọc.</i>
<i>Các thao tác tư duy đó là:</i>


<i>1. Lựa chọn có ý thức đề tài hoặc những vấn đề cần đọc cho bản thân, biết vận dụng thành thạo</i>
<i>các cách đọc khác nhau đối với từng loại tài liệu đọc (tài liệu nghiên cứu, tài liệu phổ thơng, tài liệu</i>
<i>giải trí,…).</i>


<i>2. Biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân, trước hết trong các thư mục và mục lục</i>
<i>thư viện, các nguồn tra cứu như: bách khoa thư, từ điển giải nghĩa, các loại sổ tay, cẩm nang,… và</i>
<i>biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân trong môi trường số (trong các cơ sở dữ liệu,</i>
<i>trên internet).</i>


<i>3. Thể hiện được tính hệ thống, tính liên tục trong q trình lựa chọn tài liệu đọc (đọc từ trình độ</i>
<i>thấp lên trình độ cao, từ các vấn đề đơn giản tới phức tạp).</i>


<i>4. Biết cách tiếp nhận tối đa và sâu sắc nội dung tài liệu đọc, kể cả vệ sinh tài liệu đọc như cách</i>
<i>ngồi, khoảng cách giữa mắt và tài liệu đọc.</i>



<i>5. Biết vận dụng các biện pháp kĩ thuật để củng cố và đào sâu vào những nội dung đã đọc như</i>
<i>ghi chép, lập hộp phiếu thư mục, soạn tóm tắt, viết chú giải, trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp,…</i>


<i>6. Biết vận dụng vào thực tiễn những nội dung đã đọc.</i>


<i>Mục đích cuối cùng của kĩ năng đọc là đọc có hiệu quả cao nhất, nắm chắc nội dung cốt lõi và biết</i>
<i>vận dụng những điều đã đọc được vào cuộc sống của chính người đọc. Ngày nay người ta đặc biệt lưu</i>
<i>tâm tới yếu tố thứ 6: biết vận dụng những nội dung đã đọc vào cuộc sống của mỗi người đọc để có thể</i>
<i>cải thiện được chính cuộc sống của họ. Khơng phải vơ cớ mà hằng năm UNESCO trao giải thưởng</i>
<i>xóa mù chữ cho những cá nhân, tập thể không chỉ biết đọc biết viết đơn thuần, mà phải biết vận dụng</i>
<i>những điều đọc được vào cuộc sống của chính họ, cải thiện được cuộc sống nghèo khổ của người mù</i>
<i>chữ.</i>


<i>(Văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam, </i>
<i>Dẫn theo )</i>


<b>Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Câu 2: Theo đoạn trích, thế nào là “kĩ năng đọc”?</b>


<b>Câu 3: Theo anh/chị, vì sao người viết lại đưa vào đoạn trích hoạt động của UNESCO: “hằng năm</b>
UNESCO trao giải thưởng xóa mũ chữ cho những cá nhân, tập thể không chỉ biết đọc biết
viết đơn thuần, mà phải biết vận dụng những điều đọc được vào cuộc sống của chính họ,
cải thiện được cuộc sống nghèo khổ của người mù chữ”?


<b>Câu 4: Nêu tên một số cuốn sách hay mà anh/chị đã đọc; chỉ ra ít nhất 01 điều mà anh/chị đã vận</b>
dụng được từ việc đọc cuốn sách đó vào cuộc sống của bản thân.


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm)</b>


<b>Câu 1 (2,0 điểm): </b>


Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu
<i>trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Ngày nay người ta đặc biệt lưu tâm tới yếu tố thứ 6: biết vận dụng</i>
<i>những nội dung đã đọc vào cuộc sống của mỗi người đọc để có thể cải thiện được chính cuộc sống</i>
<i>của họ.</i>


<b>Câu 2 (5,0 điểm): </b>


<i>Trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng), mâu thuẫn trào</i>
phúng được đẩy lên đến đỉnh điểm ở cảnh hạ huyệt. Hãy phân tích một số chi tiết trong cảnh này để
làm sáng tỏ điều đó.


<b> HẾT </b>


<b>---HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT</b>
<b>I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Câu 1: HS có thể trả lời theo những cách sau:</b>
- Kĩ năng đọc;


- Các thao tác tư duy của kĩ năng đọc;
- Kĩ năng đọc có hiệu quả.


<b>Câu 2: Theo đoạn trích, kĩ năng đọc là sự thể hiện tổ hợp những thao tác tư duy được xác lập</b>
thành thói quen ứng xử đọc.


<b>Câu 3: Người viết đưa vào đoạn trích hoạt động của UNESCO: “hằng năm… người mù chữ” để</b>
làm minh chứng cho quan điểm của mình: “Mục đích cuối cùng của kĩ năng đọc là đọc có hiệu quả
cao nhất, nắm chắc nội dung cốt lõi và biết vận dụng những điều đã đọc được vào cuộc sống của chính


người đọc”, chứng tỏ quan điểm của mình là đúng đắn, có cơ sở thực tế.


<b>Câu 4: HS cần nêu tên cuốn sách hay mà mình đã đọc và chỉ ra ít nhất 01 điều đã vận dụng được</b>
từ việc đọc cuốn sách đó vào cuộc sống của bản thân. Điều vận dụng phải hợp lí, có sức thuyết phục.


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm):</b>


<b>Câu 1: HS viết 01 đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ), theo một trong các cách diễn dịch, quy</b>
nạp hoặc tổng – phân – hợp…; sử dụng một hoặc một số thao tác lập luận trong số các thao tác giải
thích, phân tích chứng minh, bình luận, bác bỏ…; có lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết phục; đảm bảo
quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu để trình bày được suy nghĩ riêng của mình theo hướng thể hiện sự


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>đồng tình hoặc phản đối ý kiến: Ngày nay người ta đặc biệt lưu tâm tới yếu tố thứ 6: biết vận dụng</i>
<i>những nội dung đã đọc vào cuộc sống của mỗi người đọc để có thể cải thiện được chính cuộc sống</i>
<i>của họ.</i>


- Nếu lập luận theo những hướng đồng tình, cần nhấn mạnh: Mỗi tài liệu đọc đều đưa đến cho
người đọc những tri thức, kĩ năng mới mẻ, bổ ích về tự nhiên, xã hội… Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở
việc nhận biết những tri thức và kĩ năng ấy thì chưa đủ, người đọc cần phải vận dụng những tri thức, kĩ
năng ấy vào thực tiễn để cải thiện cuộc sống, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Muốn vậy,
cần rèn luyện kĩ năng đọc.


- Nếu lập luận theo hướng phản đối, cần nhấn mạnh các tài liệu đọc hầu như chỉ cung cấp các
kiến thức lí thuyết, nhiều kiến thức khơng phù hợp hoặc lạc hậu so với thực tiễn. Hơn nữa, không phải
ai cũng có thể tiếp cận với những nguồn tài liệu bổ ích hoặc có khả năng phê phán/thẩm định tài liệu.
Trong thời đại ngày nay, có quá nhiều tài liệu đọc không rõ nguồn gốc, nội dung chưa được kiểm
duyệt, nhất là rên các trang mạng xã hội, các trang web. Đó là một kho vàng nhưng cũng chưa những
“ổ bệnh”, đầy rẫy hiểm nguy. Vì vậy, sẽ là rủi ro khi người đọc vận dụng tất cả những nội dung đã đọc
vào cuộc sống.



- Nếu lập luận theo hướng vừa đồng tình, vừa phản đối ý kiến, cần kết hợp cả hai nội dung trên.


<b>Câu 2: Có thể tham khảo gợi ý sau:</b>


<i>a) Cách quan sát, miêu tả của Vũ Trọng Phụng trong phần cuối đoạn trích Hạnh phúc của một</i>
<i>tang gia (từ “Đến huyệt, lúc hạ quan tài” đến hết) rất đặc sắc. Ở đây, mâu thuẫn trào phúng được đẩy</i>
lên đến đỉnh điểm. Chi tiết nào cũng có ý nghĩa trong việc làm nổi bật mâu thuẫn ấy. HS có thể chọn
một số chi tiết sau để phân tích:


<i>(1) Đến huyệt, lúc hạ quan tài, cậu tú Tân luộm thuộm trong chiếc áo thụng trắng đã bắt bẻ từng</i>
<i>người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau mắt như thế này, như thế nọ… để</i>
<i>cậu chụp ảnh kỉ niệm lúc hạ huyệt. Bạn hữu của cậu rầm rộ nhảy lên những ngôi mà khác mà chụp để</i>
<i>cho ảnh khỏi giống nhau.</i>


<i>(2) Xuân Tóc Đỏ đứng cầm mũ nghiêm trang một chỗ, bên cạnh ông Phán mọc sừng. Lúc cụ</i>
<i>Hồng ho khạc mếu máo và ngất đi, thì ơng này cũng khóc to “Hứt!...Hứt!...Hứt!...” […] Ơng ta khóc</i>
<i>q, muốn lặng đi thì may có Xuân đỡ khỏi ngã. Nó chật vật mãi cũng không làm cho ông đứng hẳn</i>
<i>lên được. Dưới cái khăn trắng to tướng, cái áo thụng trắng lòe xòe, ông Phán cứ oặt người đi, khóc</i>
<i>mãi không thôi.</i>


<i>_ Hứt!...Hứt!...Hứt!...</i>


<i>(3) Xn Tóc Đỏ muốn bỏ qch ra thì chợt thấy ông Phán dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm</i>
<i>đồng gấp tư…Nó nắm tay cho khỏi có người nom thấy, rồi đi tìm sư cụ Tăng Phú lạc trong đám ba</i>
<i>trăm người đương buồn rầu và đau đớn về những điều sơ suất của khổ chủ.</i>


b) Phân tích cụ thể


- Với chi tiết (1), cần làm rõ tác dụng của bút pháp tự dự kết hợp với miêu tả, sử dụng biện pháp
<i>liệt kê, cách sử dụng các từ láy như luộm thuộm, bắt bẻ, rầm rộ để làm nổi bật hình ảnh cậu tú Tân,</i>


những người bạn của cậu và cả đám con cháu của cụ cố tổ trong giây phút hạ huyệt. Thông thường,
giây phút “tử biệt sinh li” ấy, đám con cháu của người chết khóc than để bày tỏ niềm thương tiếc đối
với người đã mất, nhưng ở đây đám con cháu bất hiếu của cụ cố tổ tuy trong lòng đang rất vui sướng,
<i>hạnh phúc nhưng lại cố tình “tạo dáng” ra vẻ đau đớn. Khơng những thế, bạn bè của tú Tân cịn rầm</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>rộ nhảy lên những ngôi mả khác mà chụp để cho ảnh khỏi giống nhau (trong khi đó, việc nhảy hay</i>
trèo lên mồ mả là việc cấm kị). Tất cả những việc làm đó thể hiện thói đạo đức giả, hợm hĩnh, rởm đời
của xã hội tư sản thành thị đương thời.


- Với chi tiết (2), HS nên tập trung phân tích hình ảnh ông Phán mọc sừng: khóc to
<i>“Hứt!...Hứt!...Hứt!...”; khóc quá, muốn lặng đi; dưới cái khăn trắng to tướng, cái áo thụng trắng lịe</i>
<i>xịe, ơng Phán cứ oặt người đi, khóc mãi khơng thơi. Dưới ngịi bút của Vũ Trọng Phụng, tiếng khóc</i>
của ơng Phán rất lạ, có thể nói là có một khơng hai. Khi ơng ta khóc, những âm thanh vô nghĩa bật ra
khiến người nghe chẳng những không cảm thấy bùi ngùi cảm động mà còn thấy buồn cười. Và chắc
chắn, tiếng khóc đó khơng đi kèm với những giọt nước mắt tiếc thương người quá cố. Nó như là tiếng
khóc sung sướng (bởi cái chết của cụ cố tổ đã mang lại “hạnh phúc” cho cả một “tang gia”, trong đó
có ơng). Niềm hạnh phúc bất ngờ khiến cho ông Phán “muốn lặng đi”, “cứ oặt người đi” vì sung
sướng. Và tiếng khóc ấy cũng là một cách để ông ta gây sự chú ý đối với mọi người, bởi ai cũng biết
để “tang gia” có được niềm “hạnh phúc” này, công của ông Phán mọc sừng là rất lớn.


- Với chi tiết (3), Vũ Trọng Phụng tiếp tục đẩy mâu thuẫn trào phúng của đoạn trích lên đến đỉnh
<i>điểm khi “ơng Phán dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư… Nó nắm tay cho khỏi có</i>
<i>người nom thấy, rồi đi tìm sư cụ Tăng Phú lạc trong đám ba trăm người đương buồn rầu và đau đớn</i>
<i>về những điều sơ suất của khổ chủ”. Nếu như ở chi tiết (2), ông Phán cịn “khóc q”, “muốn lặng đi”,</i>
“cứ oặt người đi” để gây sự chú ý của mọi người thì đến chi tiết này, ta khơng cịn thấy “dáng điệu đau
đớn” ấy của ơng ta nữa. Thay vào đó là hành động trả ơn kịp thời đối với người có cơng mang lại
“hạnh phúc” cho cả “một tang gia” – Xuân Tóc Đỏ. Hành động “dúi” “cái giấy bạc năm đồng gấp tư”
vào tay Xuân Tóc Đỏ cho thấy việc làm tưởng như sịng phẳng song rất mờ ám của ơng Phán. Nhưng
Xn Tóc Đỏ cũng mờ ám khơng kém khi hắn “nắm tay cho khỏi có người nom thấy”. Hắn đã được
ơng Phán thanh tốn thêm một khoản tiền trong “phi vụ hợp đồng làm ăn” với ông này, và để qua đám


tang cụ tổ mà càng thêm danh tiếng: “Ông cụ già chết, danh dự của Xuân lại càng to thêm”.


c) Đánh giá:


Tóm lại, chỉ bằng những chi tiết trào phúng, Vũ Trọng Phụng đã chộp được những khoảnh khắc rất
“thần” trong cảnh hạ huyệt, qua đó vạch trần bản chất đạo đức giả, hợm hĩnh, rởm đời của những
người đi đưa ma, trong đó nhà văn đã miêu tả cận cảnh những đứa con, đứa cháu bất hiếu của người
chết để thấy “hạnh phúc của một tang gia” và cả những người ngoài tang quyến một cách trọn vẹn. Và
khi đó, tiếng cười trào phúng được bật lên sảng khoái nhất nhưng cũng đau đớn nhất.


</div>

<!--links-->
Tuyển tập các đề thi thử THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn
  • 16
  • 964
  • 1
  • ×