Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ văn của Sỹ Đỗ Ngọc Thống - Đề 5 | Ngữ văn, Đề thi đại học - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.31 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Ths. Đỗ Ngọc Thống</b> <b>ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019 </b>


<b>CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 5</b>
<b>Môn thi: NGỮ VĂN</b>


<i>Thời gian làm bài: 120 phút, khơng kể thời gian phát đề</i>
<b>Họ, tên thí sinh:...</b>


<b>Số báo danh:...</b>


<b>I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:</b>


<i>Mới đây, các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York và Toronto (Canada) đã tìm ra những bằng</i>
<i>chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thơng minh và tốt tính hơn.</i>


<i>Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có</i>
<i>khả năng thấu hiểu, cảm thơng và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả năng</i>
<i>thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.</i>


<i>Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục</i>
<i>tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc nhiều sách truyện thường có</i>
<i>cách ứng xử ơn hồ, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn.</i>


<i>Đọc một "nội dung sâu sắc" khác với cách đọc "mì ăn liền" của chúng ta khi lướt qua các trang mạng. Hiện</i>
<i>tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương</i>
<i>đại.</i>


<i>Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân</i>
<i>giống như việc người ta cần bảo tồn những cơng trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá. Việc</i>


<i>thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ</i>
<i>"sống trên mạng".</i>


<b>(Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn,</b>
<b> dẫn theo , ngày 12 - 08 – 2015)</b>
<b>Câu 1: Ghi lại câu nêu ý khái quát của đoạn trích trên.</b>


<b>Câu 2: Anh/ Chị hiểu ý kiến sau như thế nào?</b>


<i>Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi</i>
<i>cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những cơng trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ</i>
<i>thuật quý giá.</i>


<i><b>Câu 3: Dựa vào đoạn trích để giải thích vì sao có thể nói: Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây</b></i>
<i>ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ "sống trên mạng".</i>


<b>Câu 4: Từ đoạn trích anh/ chị hãy rút ra 02 bài học cho bản thân.</b>
<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm)</b>


<b>Câu 1 (2,0 điểm): </b>


Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn
<i>trích ở phần Đọc hiểu: Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc ngày càng</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>hiếm thấy trong đời sống đương đại.</i>
<b>Câu 2 (5,0 điểm): </b>


Có ý kiến cho rằng: Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà (dẫn theo Ngữ
văn 12, tập một, Sđd, tr. 98).



<i>Anh/ Chị hãy chọn và phân tích 01 đoạn thơ (từ 8 dịng trở lên) trong bài thơ Việt Bắc để làm sáng tỏ</i>
nhận định trên.


<b> HẾT </b>


<b>---HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT</b>
<b>I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)</b>


<i><b>Câu 1: Câu nêu ý khái quát của đoạn trích là: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thơng minh</b></i>
<i>và tốt tính hơn.</i>


<b>Câu 2: Tham khảo cách trả lời sau: Ý kiến đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc "chú tâm đọc một nội</b>
dung sâu sắc". Việc đó cũng "giống như việc người ta cần bảo tồn những cơng trình lịch sử hay những tác
phẩm nghệ thuật q giá". Nếu những cơng trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật q giá khơng được
bảo tồn thì chúng có thể sẽ bị hư hỏng, khơng cịn có giá trị nữa. Cơng việc "bảo tồn các cơng trình lịch sử
hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá" cũng phải tiến hành rất tỉ mỉ, công phu, thận trọng, kĩ càng đến từng
chi tiết nhỏ, chứ không thể làm vội vàng, qua loa, đại khái. Việc "chú tâm đọc một nội dung sâu sắc" cũng
phải như vậy. Việc "chú tâm đọc một nội dung sâu sắc" hay là cách "thực sự đọc, chìm lắng vào một nội
dung văn học" sẽ giúp người ta "có khả năng thấu hiểu, cảm thơng và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ". Đó
là việc mỗi cá nhân cần làm


<b>Câu 3: Có thể nói: Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm</b>
xúc của những thế hệ "sống trên mạng" là vì: nếu không đọc nghiêm túc, tức không "thực sự đọc, chìm lắng
vào một nội dung văn học" hoặc "chú tâm đọc một nội dung sâu sắc", người ta sẽ không thể có "khả năng
thấu hiểu, cảm thơng và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ" (cịn gọi là "khả năng thấu cảm tốt"). Việc "đọc
"mì ăn liền" của chúng ta khi lướt qua các trang mạng" hiện nay đang gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ
và cảm xúc của chúng ta.


<b>Câu 4: HS rút ra 02 bài học cho bản thân. Câu trả lời phải hợp lí, có sức thuyết phục.</b>
Tham khảo các hướng trả lời sau đây:



 Cần hình thành thói quen thường xun đọc sách văn học và cổ vũ mọi người đọc sách văn học để trở
nên thơng minh và tốt tính hơn. Mặt khác, chăm đọc sách văn học là một cách góp phần làm cho những lối
sống tốt đẹp, những giá trị nhân văn được nhân rộng hơn lên trong thế giới này.


 Cần rèn luyện thói quen chú tâm đọc một nội dung sâu sắc để trở thành người có khả năng thấu cảm
tốt. Khơng nên đọc theo kiểu "mì ăn liền", nhất là đối với các tác phẩm văn học, bởi nó sẽ gây ảnh hưởng
khơng tốt tới sự phát triển trí tuệ, tư tưởng và tình cảm, cảm xúc của chúng ta.


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm):</b>


<b>Câu 1: HS viết 01 đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ), theo một trong các cách diễn dịch, quy nạp hoặc</b>
tổng - phân - hợp...; sử dụng một hoặc một số thao tác lập luận trong số các thao tác giải thích, phân tích,
chứng minh, bình luận, bác bỏ,...; có lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết phục; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng
từ, đặt câu để trình bày được suy nghĩ riêng của mình theo hướng làm rõ và khẳng định hoặc phủ định ý kiến:
Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc ngày càng hiếm thấy trong đời sống


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

đương đại.


 Trước hết, cần làm rõ nội dung của ý kiến theo hướng: Ý kiến nêu một hiện tượng trong đời sống:
hiện nay, ít người "thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học", thay vào đó là kiểu đọc "mì ăn liền"
lướt qua các trang mạng.


 Nếu lập luận theo hướng khẳng định ý kiến trên là đúng, cần nhấn mạnh: Thói quen đọc sách, nhất là
sách văn học, đang bị mai một bởi sự phát triển như vũ bão của các phương tiện nghe nhìn có kết nối mạng
internet; thay vì cầm sách, nhất là sách văn học để đọc, người ta thường đọc trên máy tính, máy tính bảng,
điện thoại,... Hơn nữa, do nhịp sống hiện đại, người ta có xu hướng đọc những tác phẩm ngắn hoặc đọc lướt
nội dung của văn bản để nắm được ý chính... Đây là một hiện tượng đáng lo ngại bởi cách đọc "mì ăn liền"
ấy khơng thể giúp người ta có khả năng "thấu hiểu, cảm thơng và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ".



 Nếu lập luận theo hướng phủ định ý kiến trên, cần nhấn mạnh: mặc dù việc đọc qua các phương tiện
nghe nhìn có kết nối mạng internet đang diễn ra phổ biến và ở một phương diện nào đó vẫn là cần thiết,
nhung trong thực tế chúng ta thấy những tác phẩm văn học có giá trị được in thành sách vẫn có sức hấp dẫn
lớn đối với nhiều người. Chúng ta vẫn bắt gặp hiện tượng những tác phẩm hay khi ra đời đã thu hút sự chú ý
của rất nhiều độc giả, Harry Potter là một ví dụ. Không phải tất cả mọi người đều đã quay lưng với văn học
đích thực. Vì thế, việc người ta có "thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học" hay khơng phụ thuộc
nhiều vào việc có hay khơng những tác phẩm văn học có giá trị.


 Nếu lập luận theo hướng vừa khẳng định vừa phủ định ý kiến, cần kết hợp cả hai nội dung trên.


<b>Câu 2: Đề bài yêu cầu HS chọn và phân tích 01 đoạn thơ (từ 8 dòng trở lên) trong bài thơ Việt Bắc để làm</b>
<i>sáng tỏ nhận định "Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà.". HS có thể chọn</i>
một trong các đoạn thơ sau:


 <i>Mình về mình có nhớ ta ... cầm tay nhau biết nói gì hơm nay...</i>


 <i>Mình đi, có nhớ những ngày ... Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?</i>


 <i>Ta với mình, mình với ta ... Chày đêm nện cối đều đều suối xa.</i>


 <i>Ta về, mình có nhớ ta... Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.</i>


Sau khi đã chọn đoạn thơ để phân tích, HS có thể trình bày bài viết theo định hướng sau:


a) Giới thiệu vài nét về tác giả: xem phần gợi ý ở Đề 4, Câu 2, phần Làm văn.


b) Giải thích ý kiến: Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà:


 Thể thơ lục bát truyền thống đã được vận dụng tài tình với sự phong phú về vần và cách phối âm trầm
bổng, nhịp nhàng, tạo nên giọng điệu tâm tình, ngọt ngào tha thiết - giọng của tình thương mến.



 Lối kết cấu đối đáp trong ca dao, dân ca được vận dụng một cách thích hợp, tài tình, phù hợp với nội
dung tư tưởng, tình cảm của đoạn thơ nói riêng, bài thơ nói chung.


 Chất liệu văn học và văn hoá dân gian được vận dụng phong phú, đa dạng, linh hoạt, đặc biệt là ca
dao trữ tình.


 Những lối nói giàu hình ảnh, các cách chuyển nghĩa truyền thống (so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, ước
lệ) được sử dụng thích hợp, tạo nên phong vị dân gian và chất cổ điển của đoạn thơ và bài thơ.


<i>c) Giới thiệu đơi nét về hồn cảnh sáng tác và đặc điểm chính về nghệ thuật và nội dung của bài thơ Việt</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>Bắc: xem phần gợi ý ở Đề 4, Câu 2, phần Làm văn.</i>


d) Giới thiệu vị trí của đoạn thơ sẽ phân tích.


e) Phân tích nghệ thuật biểu hiện trong đoạn thơ để thấy được thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà.


 Dựa vào phần giải thích trên đây để hình thành ý. Với mỗi ý, cần tìm những căn cứ/ dẫn chứng phù
hợp trong đoạn thơ và phân tích để làm sáng tỏ.


 Tổng hợp: nêu nội dung của đoạn thơ (đặc điểm của hình tượng nghệ thuật và tình cảm, cảm xúc của
tác giả gửi gắm trong đó).


f) Nhận xét, đánh giá:


 Đoạn thơ đã cho thấy tính dân tộc đậm đà trong nghệ thuật biểu hiện của thơ Tố Hữu rất phù họp với
nội dung cảm xúc được thể hiện trong bài thơ.


 <i>Tính dân tộc đậm đà trong nghệ thuật biểu hiện tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ Việt Bắc nói riêng,</i>


thơ Tố Hữu nói chung.


</div>

<!--links-->

×