Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ văn của Sỹ Đỗ Ngọc Thống - Đề 3 | Ngữ văn, Đề thi đại học - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.65 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Ths. Đỗ Ngọc Thống</b> <b>ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019 </b>


<b>CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 3</b>
<b>Môn thi: NGỮ VĂN</b>


<i>Thời gian làm bài: 120 phút, khơng kể thời gian phát đề</i>
<b>Họ, tên thí sinh:...</b>


<b>Số báo danh:...</b>


<b>I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Đọc bài thơ và thực hiện các yên cầu:</b>


NƠI DỰA
<i>Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?</i>


<i>Khn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào...</i>


<i>Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa</i>
<i>kì lạ.</i>


<i>Và cái miệng nhỏ líu lo khơng thành lời, hát một bài hát chưa từng có.</i>


<i>Ai biết đâu, đứa bé bước cịn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.</i>
* *


*
<i>Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?</i>


<i>Đơi mắt anh có cái ánh riêng của đơi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.</i>


<i>Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.</i>


<i>Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi</i>
<i>cực nhọc gắng gỏi một đời.</i>


<i>Ai biết đâu: bà cụ bước khơng cịn vững lại chính là nơi dựa vào cho người chiến sĩ kia đi qua những thử</i>
<i>thách.</i>


<i>(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, 1983)</i>
<b>Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ.</b>


<i><b>Câu 2: Giải thích nhan đề của bài thơ: Nơi dựa.</b></i>
<b>Câu 3: Hai phần của bài thơ có gì giống nhau?</b>


<b>Câu 4: Các hình ảnh em bé và bà cụ gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về “nơi dựa” của con người trong cuộc</b>
sống?


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm)</b>
<b>Câu 1 (2,0 điểm): </b>


Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về tầm quan trọng của “nơi dựa”
trong cuộc sống của mỗi con người.


<b>Câu 2 (5,0 điểm): </b>


<i>Sự phù hợp giữa các yếu tố hình thức (nhan đề truyện, khơng gian, thời gian, điểm nhìn, nghệ thuật miêu</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>tả, ngơn ngữ) với nội dung tư tưởng của truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam)</i>
<b> HẾT </b>



<b>---HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT</b>
<b>I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là biểu cảm.</b>


<b>Câu 2: Nơi dựa – chỗ (nơi, vị trí, người, vật) để ta dựa vào nhằm có thêm sức mạnh (cả vật chất và tinh</b>
thần). Nơi dựa trong bài thơ là nơi dựa về mặt tinh thần, tình cảm của mỗi con người.


<b>Câu 3: Hai phần của bài thơ có cách cấu trúc và hình tượng tương tự như nhau.</b>


Cụ thể là: Số lượng câu thơ ở mỗi phần như nhau và mỗi phần đề có 2 hình tượng nghệ thuật cùng làm nổi
bật chủ đề của bài thơ.


<b>Câu 4: HS trả lời theo cách hiểu riêng của mình, lập luận cần chặt chẽ, có sức thuyết phục. Tham khảo</b>
hướng trả lời sau: Hình ảnh em bé và bà cụ cho thấy trong cuộc sống, nhiều khi “nơi dựa” vững chắc cho mỗi
người không phải là những người trẻ, khỏe, đầy đủ về vật chất... mà lại chính là những người có vẻ yếu đuối,
bé nhỏ, mong manh (như em nhỏ, cụ già...). “Nơi dựa” thực sự của mỗi người chính là nơi chúng ta tìm thấy
sự bình tâm, niềm tin tưởng, sự bình yên... để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm):</b>


<b>Câu 1: HS viết 01 đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ), theo một trong các cách diễn dịch, quy nạp hoặc</b>
tổng – phân – hợp...; sử dụng một hoặc một số thao tác lập luận trong số các thao tác giải thích, phân tích,
chứng minh, bình luận, bác bỏ, ...; có lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết phục; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng
từ, đặt câu để trình bày được suy nghĩ riêng của mình về tầm quan trọng của “nơi dựa” trong cuộc sống của
mỗi con người.


- Nếu lập luận theo hướng khẳng định tầm quan trọng (mặt phải, mặt tích cực) của “nơi dựa”, cần nhấn
mạnh và làm rõ: Nơi dựa là gì? Tại sao trong cuộc sống, mỗi người đều cần phải có “nơi dựa”, nhất là chỗ
dựa về tinh thần? (để có thêm sức mạnh; để khỏi “chơi vơi”, “chơng chênh”, “mất thăng bằng” khi gặp phải


những khó khăn, vất vả)


- Nếu lập luận theo hướng phủ định (chỉ ra mặt trái, mặt tiêu cực) của “nơi dựa”, cần nhấn mạnh và
làm rõ ý: mỗi người phải biết tự lực, tự đứng vững trên đơi chân của mình, khơng nên dựa dẫm, ỷ lại vào
người khác.


- Nếu lập luận theo hướng vửa khẳng định vừa phủ định tầm quan trong của “nơi dựa”, cần kết hợp cả
hai nội dung trên.


<i><b>Câu 2: Đề bài yêu cầu HS làm rõ sự phù hợp giữa yếu tố hình thức (bao gồm nhan đề truyện, khơng gian,</b></i>
<i>thời gian, điểm nhìn, nghệ thuật miêu tả, ngôn ngữ) và nội dung tư tưởng của truyện ngắn Hai đứa trẻ</i>
(Thạch Lam). HS có thể trình bày theo những cách khác nhau, tham khảo cách trình bày sau:


<i>a) Âm hưởng bao trùm và chủ đạo của truyện ngắn Hai đứa trẻ là niềm cảm thương, xót xa chân thành</i>
của nhà văn đối với cuộc sống chìm khuất, mỏi mòn, quẩn quanh của những kiếp người nhỏ nhoi nơi phố
huyện bình lặng, tối tăm, cùng những ước mong khiêm nhường mà thiết tha của họ. Đây cũng chính là nội
dung tư tưởng của tác phẩm, thực chất là chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc và mới mẻ của Thạch Lam.


b) Để thể hiện nội dung ấy, tác giả đã lựa chọn các yếu tố hình thức phù hợp như cách đặt tên cho
truyện; cách xây dựng không gian, thời gian nghệ thuật; cách lựa chọn điểm nhìn; nghệ thuật miêu tả và ngôn


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

ngữ.


- <i>Nhan đề truyện: Hai đứa trẻ không đơn thuần là chỉ hai nhân vật chính của thế giới con người nơi</i>
phố huyện (Liên và An) mà quan trọng là gợi lên trong lịng người đọc hình ảnh hai con người bé nhỏ, yếu
<i>đuối... phù hợp với cảm hứng xót xa, thương cảm... Nếu so sánh với tiêu đề Hai chị em sẽ thấy rõ điều này.</i>
Đó chính là đối tượng để nhà văn thể hiện tư tưởng nhân đạo mới mẻ của mình.


- Khơng gian, thời gian: khơng gian của thiên truyện là không gian tù túng, nhếch nhác, tàn lụi của
phiên chợ đã “vãn từ lâu”, “chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía” với “một mùi ẩm ẩm bốc lên”


cùng hình ảnh “mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tịi”... khiến Liên
“động lịng thương”. Thời gian của truyện là thời điểm bắt đầu từ lúc chiều tàn cho đến tận đêm khuya; phố
huyện bị bao phủ, tràn ngập bởi bóng tối, mấy đốm sáng nhỏ từ gánh phở của bác Siêu và ngọn đèn của chị
Tí... càng tơ đậm thêm sự tối tăm của khơng gian phố huyện.


Có thể nói, khơng gian và thời gian đã làm nổi bật bức tranh cuộc sống mỏi mòn, quẩn quanh, bế tắc, lụi
tàn của những người lao động nghèo khổ, bé nhỏ nơi phố huyện.


- Điểm nhìn: cảnh và người nơi phố huyện được nhìn, cảm nhận qua con mắt, tâm trạng của “hai đứa
trẻ” mà chủ yếu là qua con mắt, tâm trạng của cô bé Liên, một thiếu nữ dịu hiền, nhân hậu, đa cảm, đa sầu.
Điều này phù hợp với cảm hứng nhân đạo của Thạch Lam và đặc điểm của truyện ngắn trữ tình. Điểm nhìn
ấy khiến cho cảnh vật vốn đơn điệu, tẻ nhạt trở nên thấm đượm cảm xúc, tâm trạng, có hồn hơn với cái thi vị
và sức sống riêng của nó.


- Nghệ thuật miêu tả: miêu tả tinh tế sự biến đổi của cảnh vật và diễn biến tâm trạng của nhân vật
 Có sự tương ứng giữa thế giới ngoại cảnh (bức tranh phố huyện) với thế giới nội tâm nhân vật (tâm
trạng của cô bé Liên) trong từng thời khắc: cảnh chiều bng thì người buồn thương man mác; cảnh đêm
xuống thì người buồn khắc khoải; cảnh đêm khuya khi chuyến tàu đi qua thì người buồn tiếc, mơ tưởng, khát
khao, ...


 Tính chất khơng thuần nhất của thế giới ngoại cảnh và thế giới nội tâm: có một sự pha trộn buồn vui
khó tả, hay một sự thống nhất giữa nhiều sắc thái tương phản từ ngoại cảnh và từ nội tâm. Những hình ảnh
êm đềm thi vị hịa trộn với hình ảnh nghèo nàn lam lũ; ánh sáng hịa trộn với bóng tối; cái hun náo chốc lát
hịa vào cái im lặng mênh mơng; ...


Nghệ thuật miêu tả trong thiên truyện cho thấy sự cảm thông, tri ngộ sâu sắc của nhà văn, đến mức
tưởng như đã nhập hẳn vào tâm trạng, cảnh ngộ của nhân vật để mà diễn tả tất cả cái mong manh, mơ hồ
“khó tả” nhất của tâm hồn con người (chẳng hạn: “Liên không hiểu sao...”, “mong đợi một cái gì...”, “Liên
thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi...”).



- Ngôn ngữ rất giàu chất thơ: chủ yếu là ngôn ngữ miêu tả và độc thoại nội tâm với giọng điệu nhẹ
nhàng, thấm thía. Cả thiên truyện như một bài thơ trữ tình đượm buồn.


c) Đánh giá: Khẳng định tài năng viết truyện ngắn của Thạch Lam.


</div>

<!--links-->

×