Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ văn của Sỹ Đỗ Ngọc Thống - Đề 2 | Ngữ văn, Đề thi đại học - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.48 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Ths. Đỗ Ngọc Thống</b> <b>ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019 </b>


<b>CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 2</b>
<b>Môn thi: NGỮ VĂN</b>


<i>Thời gian làm bài: 120 phút, khơng kể thời gian phát đề</i>
<b>Họ, tên thí sinh:...</b>


<b>Số báo danh:...</b>


<b>I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:</b>


<i>Người Nhật rất thích ăn cá, nhưng chỉ thích ăn cá tươi và cực ghét cá ươn.</i>


<i>Sau thời gian dài khai thác, biển gần bờ đã khơng cịn cá nữa. Để giải quyết nhu cầu, người Nhật quyết</i>
<i>định đóng tàu to hơn và chuyển sang đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, vấn đề lại nảy sinh: Đánh cá càng xa bờ thì</i>
<i>lại càng tốn nhiều thời gian để mang cá về - có khi mất vài ngày và cá khơng cịn tươi nữa.</i>


<i>Các cơng ty đánh bắt cá của Nhật thử cách lắp đặt tủ đông trên tàu đánh cá. Tủ đông làm đông cá ngay</i>
<i>tại chỗ, từ đó giúp tàu có thể đi xa hơn và kéo dài thời gian đánh bắt lâu hơn. Tuy nhiên, vị cá đông lạnh</i>
<i>không thể ngon như cá tươi sống, cá đông lạnh được bán với giá chẳng bao nhiêu.</i>


<i>Một lần nữa, các cơng ty Nhật lại tìm cách giải quyết vấn đề. Họ đưa các bể nuôi lên tàu rồi bắt cá nhốt</i>
<i>vào bể.</i>


<i>Sau một thài gian dồn lắc chật chội, lũ cá dù mệt lử nhưng vẫn còn sống. Cá lại được bán ra cho người</i>
<i>tiêu dùng. Nhưng người Nhật lại phát hiện sự khác biệt: vị cá khơng được tươi ngon, có lẽ là do bị nhốt quá</i>
<i>lâu trong bể.</i>



<i>Các công ty Nhật đã làm thế nào để giải quyết bài tốn khó này?</i>


<i>Họ thả thêm một con cá mập nhỏ vào bể trên tàu. Cá mập chén một số cá trong đó - là những con cá yếu</i>
<i>đuối, chậm chạp, số cá còn lại vẫn sống khoẻ và thịt vẫn rất thơm ngon khi vào đến bờ, bởi chúng luôn phải</i>
<i>"hoạt động" để tránh cá mập. Và người tiêu dùng Nhật rất chuộng loại cá này.</i>


<i>(Từ câu chuyện người Nhật thích ăn cá tươi, </i>
<i>dẫn theo , ngày 20-10-2014)</i>
<b>Câu 1: Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?</b>


<b>Câu 2: Theo anh/ chị, mục đích chính của người viết qua câu truyện này là gì?</b>
<b>Câu 3: Những cách làm (để được ăn cá tươi) cho anh/ chị thấy điều gì ở người Nhật?</b>


<b>Câu 4: Từ câu chuyện người Nhật thích ăn cá tươi, hãy rút ra cho mình 01 bài học mà anh/ chị cho là có</b>
ý nghĩa?


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm)</b>
<b>Câu 1 (2,0 điểm): </b>


Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về một thơng điệp mà anh/ chị tiếp nhận được
từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu.


<b>Câu 2 (5,0 điểm): </b>


Có ý kiến cho rằng:” Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khống, hồn hậu, lãng


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến…” (Ngữ văn 12, tập một, Sđd, tr.87).</i>


<i>Anh/ Chị hãy chọn và phân tích 01 đoạn thơ (từ 8 dòng trở lên) trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng</i>
để làm sáng tỏ nhận định trên.



<b> HẾT </b>


<b>---HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT</b>
<b>I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Câu 1: Đoạn trích chủ yếu sử dụng phương thức tự sự.</b>


<b>Câu 2: HS có thể nêu 1 trong 2 mục đích của người viết như sau:</b>
 Ca ngợi óc thơng minh, sáng tạo và sự kiên trì của người Nhật.
 Động viên, khích lệ mọi người sáng tạo và kiên trì trong cơng việc.


<b>Câu 3: Những cách làm đó cho thấy người Nhật rất thơng minh, sáng tạo và kiên trì.</b>


<b>Câu 4: HS rút ra cho mình 01 bài học có ý nghĩa với bản thân và những người xung quanh. Câu trả lời phải</b>
hợp lý, có sức thuyết phục, phù hợp với nội dung của văn bản. Cách diễn đạt có thể khác nhau nhưng cần nêu
được ý chính là bài học về sự kiên trì hoặc ln cố gắng, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm.


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm):</b>


<b>Câu 1: Viết 01 đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ), theo một trong các cách diễn dịch, quy nạp hoặc tổng </b>
-phân - hợp,...; xác định một thông điệp tiếp nhận được từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu; thể hiện quan điểm về
thơng điệp ấy bằng cách giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ,... hoặc kết hợp các thao tác
này; lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết phục; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.


Chẳng hạn, HS có thể nêu một trong những thông điệp sau và viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về
thơng điệp đó:


 Trong cơng việc, con người cần phải biết kiên trì, sáng tạo trong cách nghĩ và cách làm.
 Các nhà sản xuất, kinh doanh cần đặt tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm lên hàng đầu.



 Giả sử mỗi người là một chú cá bé nhỏ trong bể, nếu khơng có cá mập, liệu ta có thể nỗ lực hết mình
(bơi nhanh và bơi xa) đến thế hay khơng?


 Hình ảnh con cá mập trong đoạn trích chính là những khó khăn, thử thách trong cuộc sống buộc ta
phải nỗ lực tìm cách vượt qua để có thể trưởng thành và phát triển. Mỗi khó khăn, thử thách đều đi kèm với
một cơ hội tương xứng. Quan trọng là chúng ta đối mặt với khó khăn, thử thách đó như thế nào (can đảm đối
mặt hay chùn bước và trốn chạy)?


 Thử thách giúp cho chúng ta tìm ra sức mạnh và cách thức để tồn tại, vươn tới. Thay vì né tránh, hãy
dũng cảm đối mặt với nó.


 Nếu bạn đã đạt được mục tiêu, hãy đặt ra mục tiêu lớn hơn. Đừng tự bằng lịng, thoả mãn với thành
tích, ngủ qn trong chiến thắng của chính mình.


<b>Câu 2: Đề bài u cầu HS làm rõ "hồn thơ phóng khống, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa" của Quang Dũng,</b>
đặc biệt là khi ông viết về người lính Tây Tiến. Vì thế, cần chọn được đoạn thơ thể hiện rõ hình tượng người
<i>lính trong bài Tây Tiến để giải quyết vấn đề mà đề bài yêu cầu. Đoạn thơ thích hợp nhất là: "Tây Tiến đồn</i>
binh khơng mọc tóc... Sơng Mã gầm lên khúc độc hành".


Có thể trình bày theo định hướng sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

a) Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm: xem phần gợi ý ở Đề 1, Câu 2, phần Làm văn.


b) Giải thích ý kiến: "Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng
<i>mạn và tài hoa - đặc biệt khi ơng viết về người lính Tây Tiến", tập trung vào các từ phóng khống (khơng bị</i>
<i>gị bó bởi những khn mẫu hoặc những cách viết có sẵn), hồn hậu (hiền từ, chất phác), lãng mạn (vượt lên</i>
trên thực tế cuộc sống để phản ánh, thể hiện theo ý muốn chủ quan; dùng trí tưởng tượng bay bổng để lí
<i>tưởng hố vẻ đẹp của hình tượng), tài hoa (có tài về nghệ thuật, văn chương). Đây là những nét riêng trong</i>
phong cách thơ Quang Dũng so với các nhà thơ khác cùng viết về đề tài người lính (đã học) như Chính Hữu


<i>(Đồng chí), Phạm Tiến Duật (Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính),... Trong bài Đồng chí, qua việc khắc họa</i>
hình tượng người lính cách mạng và tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn của họ bằng ngơn ngữ giản dị,
<i>chân thực, Chính Hữu đã khai thác cái đẹp, chất thơ trong cái bình dị, bình thường; trong Bài thơ về tiểu đội</i>
<i>xe khơng kính, với chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống nơi chiến trường, ngơn ngữ giàu tính khẩu</i>
ngữ, tự nhiên, khoẻ khoắn và giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, lạc quan, tác giả đã khắc hoạ hình ảnh người
lính lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp
khó khăn, nguy hiểm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam.


c) Giới thiệu vị trí của đoạn thơ sẽ phân tích: nằm ở phần thứ ba của tác phẩm, thể hiện rõ nét nhất hình
tượng người lính Tây Tiến. Trước đó, tác giả đã khắc hoạ hình tượng thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ, dữ
dội vừa mĩ lệ, nên thơ để làm nền cho sự xuất hiện của người lính; người lính đã được khắc họa bước đầu với
vẻ rắn rỏi, hào hùng và hào hoa.


d) Phân tích đoạn thơ "Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc... Sơng Mã gầm lên khúc độc hành" để làm rõ
phong cách nghệ thuật thơ Quang Dũng khi viết về người lính. Khi phân tích, cần làm rõ những nét đặc sắc
về mặt nghệ thuật (cách gieo vần, ngắt nhịp, dùng từ, sử dụng hình ảnh, chi tiết, biện pháp tu từ,...) để từ đó
nêu lên nội dung của đoạn thơ (hình tượng người lính Tây Tiến và cảm xúc, tư tưởng của nhà thơ). Có thể
liên hệ với đoạn/ bài thơ khác (đã học hoặc đã đọc) cùng viết về người lính, chỉ ra những nét chung và khác
<i>biệt giữa các đoạn/ bài thơ này, từ đó làm nổi bật nét riêng phóng khống, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa</i>
trong cách thể hiện hình ảnh người lính của Quang Dũng.


e) Nhận xét, đánh giá:


 <i>Đoạn thơ nói riêng và bài thơ Tây Tiến nói chung đã làm nên tên tuổi của nhà thơ Quang Dũng khi</i>
viết về đề tài người lính.


 Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, tác giả đã khắc hoạ hình tượng người lính Tây Tiến
mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng.


</div>


<!--links-->

×