Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đề thi thử THPTQG môn Ngữ Văn - Trường chuyên KHTN - lần 3- năm 2019 (có lời giải chi tiết) | Ngữ văn, Đề thi đại học - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.22 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>THPT CHUYÊN KHTN</b>
ĐỀ THI LẦN 3


<b>ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019</b>
<b>Môn thi: NGỮ VĂN</b>


<i>Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề</i>


<b>Họ, tên thí sinh:...</b>
<b>Số báo danh:...</b>


<b> Mục tiêu: </b>


<b>Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau: </b>
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt


- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm.
- Kiến thức đời sống.


<b>Kĩ năng: </b>


- Kĩ năng đọc hiểu văn bản.


- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học).
<b>I. ĐỌC HIỂU </b>


Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:


<b>CÂU CHUYỆN CÂY BÚT CHÌ</b>


<i>Khi ra đời, một cây bút chì ln thắc mắc rằng cuộc sống bên ngồi xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi</i>


<i>thỉnh thoảng nó nghe những người thợ nói chuyện với nhau. Bút chì băn khoăn mãi, anh em của nó cũng</i>
<i>khơng biết gì hơn. Cuối cùng, trước hơm được mang đến các cửa hàng, bút chì hỏi người thợ làm bút</i>
<i>rằng nó và anh em nó sẽ ra sao ở bên ngồi cuộc sống rộng lớn kia. </i>


<i>Người thợ làm bút mỉm cười. Ơng nói: </i>


<i>– Có năm điều cháu và các anh em của cháu nên nhớ khi bắt đầu cuộc sống. Nếu cháu nhớ và làm được</i>
<i>thì cháu sẽ trở thành cày bút chì tốt nhất. </i>


<i>Thứ nhất: cháu có thể làm được những điều kì diệu nhất nếu cháu nằm trong bàn tay một người nào đó</i>
<i>và giúp họ làm việc. </i>


<i>Thứ hai: cháu sẽ cảm thấỵ đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục</i>
<i>cuộc sống của mình. </i>


<i>Thứ ba: nếu cháu viết sai một lỗi, cháu hãy nhớ để sửa lại là được. </i>


<i>Thứ tư: điều quan trọng nhất đối với cháu và những người dùng cháu khơng phải là nước sơn bên ngồi</i>
<i>cháu, mà là những gì bên trong cháu đấy. </i>


<i>Và cuối cùng: trong bất cứ trường hợp nào, cháu cũng vẫn phải tiếp tục viết Đó là cuộc sống của cháu,</i>
<i>cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, để lại những dấu ấn</i>
<i>của mình. </i>


(Hạt giống tâm hồn – Và ý nghĩa sự sống)
<b>Câu 1. Nhận biết</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói của người thợ làm bút chì: “Cháu sẽ cảm thấy đau đớn mỗi khi bị gọt,
nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình”? (0,5 điểm)



<b>Câu 3. Thơng hiểu </b>


Theo anh/chị, vì sao người thợ làm bút chì lại dặn dị những cây bút chì: “Trong bất cứ trường hợp nào,
cháu cũng vẫn phải tiếp tục viết. Đó là cuộc sống của cháu, cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế
nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, để lại những dấu ấn của mình.”? (1 điểm)


<b>Câu 4. Thông hiểu </b>


Thông điệp nào của câu chuyện trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? (1 điểm)
<b>II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM) </b>


<b>Câu 1. (2 điểm) Vận dụng cao </b>


Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lời dặn dị của người thợ dành
cho những cây bút chì trong câu chuyện ở phẩn Đọc hiểu: “Điều quan trọng nhất đối với cháu và những
người dùng cháu không phải là nước sơn bên ngồi cháu, mà là những gì bên trong cháu đấy”.


<b>Câu 2: Vận dụng cao </b>


Phân tích vẻ đẹp của Sơng Đà trong những đoạn văn sau, từ đó anh/chị hãy nhận xét về phong cách nghệ
thuật tài hoa, độc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân:


<i>…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Những đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng</i>
<i>nước thác nghe như là ốn trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế</i>
<i>nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa</i>
<i>nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng… </i>


<i>…Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây</i>
<i>Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xn. Tơi đã nhìn say</i>
<i>sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dịng nước</i>


<i>Sơng Đà. Mùa xn dịng xanh ngọc bích, chứ nước Sơng Đà không xanh màu xanh cánh hến của Sông</i>
<i>Gâm, Sông Lơ. Mùa thu nước Sơng Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái</i>
<i>màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về… </i>


(Trích “Người lái đị Sơng Đà” Nguyễn Tn SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, trang 187, trang
191)


<b>HƯỚNG DẪN LÀM BÀI</b>


<b>Câu </b> <b>Nội dung</b>


<b>Đọc hiểu </b> <b>Câu 1. </b>


<b>Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học </b>
<b>Cách giải: </b>


Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên là phương thức tự sự. (0,5 điểm)
<b>Câu 2. </b>


<b>Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp </b>
<b>Cách giải: </b>


Giải thích ý nghĩa của câu nói: “Cháu sẽ cảm thấy đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải như
thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.”?


– “Gọt”: Quá trình mài giũa, rèn luyện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

phải chịu đau, chịu hi sinh thân mình


– “Tốt hơn và tiếp tục cuộc sống của mình”: Cuộc sống của cây bút chì có giá trị khi nó viết


lên những nét chữ cho đời. Vạ nó chỉ có thể viết, có thể sống đúng nghĩa một cây bút chì khi
trải qua gọt giũa.


-> Như vậy, câu chuyện cây bút chì cũng chính là câu chuyện về con người, về cuộc đời.
Con người muốn sống có ích, sống một cuộc sống đúng nghĩa, phát huy được những giá trị
bản thân phải biết chấp nhận q trình tơi luyện, rèn giũa. Như thép cứng bởi chịu tơi qua lửa
đỏ, như cây bút chì sắc nét vì chịu gọt mài bởi lưỡi dao.


<b>Câu 3. </b>


<b>Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp </b>
<b>Cách giải: </b>


Cây bút chì, viết mãi viết mãi rồi sẽ mịn, sẽ hết. Tất cả những dấu ấn cịn lại của nó là những
nét vẽ, nét viết mà nó để lại cho đời.


Cũng như cuộc đời con người, không ai tránh khỏi quy luật sinh lão bệnh tử, cuối cùng rồi sẽ
hồ vào cát bụi. Cách duy nhất con người có thể để lại dấu ấn cho đời là sống hết mình, cống
hiến cho đời, làm đẹp cho đời. Như cây bút chì, dù trong hồn cảnh nào cũng phải tiếp tục
viết. Con người sống chân thành, sống hết mình sẽ khơng phải tiếc nuối, để khi mình ra đời,
mình khóc – mọi người cười, và khi mình lìa đời, mình cười – mọi người khóc.


<b>Câu 4. </b>


<b>Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp </b>
<b>Cách giải: </b>


Thí sinh trình bày suy nghĩ cá nhân, nêu rõ vì sao thơng điệp đó có ý nghĩa với em. Có thể
lựa chọn thông điệp về sai lầm và sửa chữa sai lấm, thông điệp về việc cống hiến cho đời mà
không



hề địi hỏi nhận lại…


<b>Làm văn</b>


<b>1</b> <b>Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp </b>
<b>Cách giải: </b>


<i><b>Yêu cầu về hình thức </b></i>


– Viết đúng đoạn văn khoảng 200 từ.


– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, khơng mắc lỗi chính tả, diễn đạt,…
<i><b>Yêu cầu về nội dung </b></i>


Đoạn văn cần làm rõ được các ý sau:
<b>1. Giải thích </b>


– “Nước sơn bên ngồi”: hình thức, cái bể nổi bên ngồi.


– “Những gì bên trong”: tâm hồn, tính cách, tri thức, thái độ sống.


– “Với bản thân cháu và người dùng cháu”: với mỗi cá nhân và với những người xung
quanh, những người nhìn nhận, đánh giá cá nhân ấy.


Ý nghĩa câu nói: Đề cao giá trị bên trong của mỗi con người. Cái bề ngoài màu mè, rực rỡ
chỉ thu hút được ở phút ban đầu và sẽ nhanh chóng tan biến. Chính một tâm hồn đẹp, một lối
sống đẹp, một tri thức phong phú sẽ mang lại cho mỗi người sức hút và giá trị bền lâu.
<b>2. Phân tích </b>



– Vì sao cái giá trị bên ngồi lại khơng quan trọng bằng cái cốt lõi bên trong?


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

thời gian.


– Vì sao giá trị bên trong ấy khơng chỉ quan trọng với những người xung quanh, mà còn
quan trọng với mỗi người?


+ Giá trị bên trong sẽ là thước đo những người xung quanh dùng để đánh giá bạn.


+ Nhưng với mỗi cá nhân, giá trị bên trong quan trọng, vì nó là thứ làm nên chính bạn, một
bản thể đặc biệt khơng trùng lặp.


<b>3. Bàn luận, mở rộng </b>


Để xây dựng, giữ gìn và phát huy giá trị bên trong của mình, chúng ta cần:
– Tích luỹ cho mình tri thức.


– Ni dưỡng cho mình tấm lịng nhân ái, tâm hồn biết rung động trước cuộc sống, rèn luyện
cho mình lối sống đẹp.


Tuy vậy, chúng ta cũng không thể bỏ qua yếu tố bên ngồi; khơng thể ỷ vào việc chăm chút
thế giới bên trong mà tạo cho mình vẻ bên ngoài xộc xệch.


<b>4. Bài học và liên hệ bản thân </b>


– Câu nói định hướng cho chúng ta thái độ sống đúng đắn.
– Liên hệ bản thân.


<b>2</b> <b>Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp </b>
<b>Cách giải: </b>



<i>*Yêu cầu chung (1,0 điểm): Viết bài văn nghị luận, có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài;</i>
xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cần triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận
dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; có sáng tạo trong
diễn đạt, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề cần nghị luận; đảm bảo quy tắc chính
tả, dùng từ, đặt câu.


<i>*Yêu cầu cụ thể (4,0 điểm): </i>
<b>1.Mở bài (0,5 điểm) </b>


Nguyễn Tuân là nhà văn của cái đẹp, ơng muốn đua tài năng viết văn của mình với vẻ đẹp
<i>của tạo hóa. Qua tùy bút Người lái đị Sơng Đà, ta thấy được rất rõ tâm hồn say mê khám phá</i>
vẻ đẹp mang chất vàng mười thiên nhiên của Nguyễn Tuân. Trong mỗi trang viết, ông luôn
chứng tỏ nét tài hoa và uyên bác của mình.


Qua hai đoạn văn tiêu biểu, Nguyễn Tuân với lòng tự hào của mình đã khắc họa những nét
<i>hùng vĩ độc dữ, nham hiểm vừa thơ mộng gợi cảm của thiên nhiên đất nước qua hình ảnh con</i>
sơng Đà.


<i><b>2.Thân bài (3,0 điểm): </b></i>
<i>a.Khái quát chung: </i>


<i>Tùy bút Người lái đò Sông Đà được in trong tập tùy bút Sông Đà (1960), gồm 15 bà tùy bút</i>
và một bài thơ ở dạng phác thảo. Tác phẩm được viết trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở miền Bắc. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn đến Tây Bắc trong kháng
chiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958. Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng
đất khác nhau, sống với bộ đội, công nhân và đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc
sống mới ở vùng cao đã đem đến cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo.


b.Phân tích vẻ đẹp khác nhau của Sơng Đà trong hai đoạn trích:


<i><b>Đoạn 1: (1,0 điểm): </b></i>


Nguyễn Tuân như một nhạc trưởng đang điều khiển một dàn giao hưởng chơi thật hùng tráng
bài ca của gió thác xơ sóng đá:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>mẽ và man dại: nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu,</i>
<i>rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa càng gầm thét với đàn trâu da cháy</i>
<i>bùng bùng… </i>


-Sự liên tưởng vô cùng phong phú, âm thanh của thác đá Sông Đà được Nguyễn Tuân miêu
tả không khác gì âm thanh của một trận động rừng, động đất hay nạn núi lửa thời tiền sử.
Lấy lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông.


-Nguyễn Tuân quả là đã chơi ngông trông nghệ thuật. Câu văn ngắn, nhịp nhanh; nghệ thuật
<i>nhân hóa cùng với các từ: Réo gần, réo to, gằn, chế nhạo, khiêu khích, van xin, ốn trách…</i>
khiến nước thác như một sinh thể có linh hồn sống động, tâm trạng phong phú, tính cách dữ
dội.


<i><b>Đoạn 2: (1,0 điểm): </b></i>


Nguyễn Tuân vừa tả Sông Đà lại vừa gợi lên vẻ đẹp lỗng lẫy giống như một cơ gái Tây Bắc e
ấp tình tứ:


-Tác giả sử dụng trùng điệp các đối so sánh liên hoàn để tơ đậm thêm vẻ đẹp mn vẻ, mn
<i>sắc của dịng sông: Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân</i>
<i>tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở goa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù</i>
<i>khói núi Mèo đốt nương xuân… </i>


<i>-Điệp ngữ “tuôn dài” được lặp lại hai lần nhấn mạnh chiều dài Sông Đà chảy dọc theo biên</i>
<i>giới phía Tây Tổ quốc, phép so sánh Sơng Đà như một áng tóc trữ tình lại nhấn mạnh dáng</i>


hình dịng sơng mềm mại, óng ả, mượt mà, dun dáng, uyển chuyển, yêu kiều. Hình ảnh ẩn
<i>hiện mây trời Tây bắc và phép so sánh mây trời ấy cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương</i>
<i>xuân đã làm tăng thêm vẻ đẹp tình tứ, hư ảo, kín đáo và e ấp của dịng sơng. </i>


<i>-Động từ “bung nở” là một động từ mạnh đứng trước hai loài hoa của mùa xuân là hoa gạo</i>
đỏ tươi và hoa ban trắng tinh khiến làm tăng thêm cảm nhận về sự vận động của sắc màu cứ
xôn xao, rạo rực rồi bừng lên lộng lẫy, trang điểm cho dịng sơng đẹp tuyệt diệu cuốn hút
lòng người.


<i>c. So sánh những điểm giống và khác nhau trong hai đoạn trích (1,0 điểm): </i>
<i>-Điểm giống: </i>


Nội dung: Hai đoạn văn đều nói đến vẻ đẹp Sơng Đà, đặc biệt là nước Sơng Đà, qua đó, làm
hiện lên cái tôi độc đáo của Nguyễn Tuân (ngôn từ phong phú; khả năng tổ chức câu văn
xuôi giàu giá trị tạo hình; trí tưởng tượng mãnh liệt; tiếp cận đối tượng ở phương diện văn
hóa thẩm mĩ…)


Nghệ thuật: ngơn ngữ giàu hình ảnh, nghệ thuật nhân hóa…
<i>-Điểm khác: </i>


Nội dung: cùng tả nước Sông Đà nhưng đoạn một tả âm thanh, đoạn hai tả màu nước nên
đoạn một như một bản nhạc, đoạn hai như một bức họa; đoạn một tô đậm vẻ đẹp hùng vĩ dữ
dội; đoạn hai tơ đậm vẻ đẹp thơ mộng trữ tình.


Nghệ thuật: Câu văn (đoạn một câu ngắn, nhịp nhanh; đoạn hai câu dài, nhịp chậm); ngôn
ngữ (đoạn một thiên về góc cạnh, nhiều động từ; đoạn hai thiên về cái đẹp mềm mại, gợi hơn
tả); về giọng điệu (đoạn một giọng điệu mạnh mẽ, đoạn hai giọng điệu tha thiết nhẹ nhàng).
3.Kết luận (0,5 điểm):


</div>


<!--links-->

×