Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

D:hành trình tìm mộ của giáo sư hoàng phương và bích hằng.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.85 KB, 12 trang )

Hành trình tìm mộ của Giáo sư Trần Phương và Bích Hằng
18:58 - 2010/10/30 xem24h Nhận xét (0) ( 435 ) Đọc
Lớn | Vừa | Nhỏ
Suốt hai ngày trời, dậy từ 4h sáng, mướt mải tìm kiếm, đào bới
đến 11h đêm mới về nhà, cái tuổi 72 của GS đã cảm thấy đuối sức.
Niềm tin cũng giảm sút. Sáng ngày thứ 3, GS uỷ nhiệm cho các con,
cháu, người chị ruột và anh Tân Cương đi tiếp. Ông dặn: Không đào
sâu thêm nữa, chỉ soát lại đống cát đen đào xới lên hôm qua, hoạ may
nhặt được mẩu xương nào thì đem về. Nếu không thì “thu dọn chiến
trường”.
Mọi người thực hiện đúng lời dặn, hì hụi bới tìm gần hết buổi sáng
chẳng thấy gì. Nhiều cụ già trong làng đến xem, xúm lại bài bác: “Đã bảo mà! Tìm ở ngoài đê, quanh cái
vụng Quạ thì không, lại cứ cắm đầu tìm ở trong đê. Làm gì có xác nào trôi sông mà lại vượt qua được con
đê để tận vào trong đồng”. Đúng lúc ấy, anh Thìn, hiệu trưởng trường trung học cơ sở La Tiến đến xem
kể: Hồi trước, bố anh làm nghề đơm đó, đánh dậm, có vớt được 3 cái xác: 2 nam, 1 nữ trôi dạt vào vụng
Quạ. Ông đã kéo qua đê rồi chôn ở cánh đồng này. Bố anh rất nghèo nhưng bạo gan. Trong làng, nhà ai
có việc đào huyệt hay bốc mộ, đều đến nhờ cụ. Cả những cháu bé bị chết đuối, xác trương lên, cụ cũng
sẵn sàng vác lên vai đi chôn giúp. Hồi kháng chiến chống Pháp, có nhiều xác chết nổi lên ở vụng Quạ,
làng giao hết cho cụ vớt lên chôn cất. Sau này, cụ còn được chính phủ tặng bằng khen vì những thành
tích trong kháng chiến chống Pháp. Chỉ tiếc, cụ đã mất 18 năm rồi.
Lại loé lên những tia hy vọng. GS Phương vội điện cho anh Nhã. Từ Sài Gòn, anh bảo: “Biết gia đình tìm
được đầy đủ các tín hiệu, tôi mừng lắm tuy cự ly có phần không đúng. Có điều, bây giờ phải lật cái bản
đồ mà xem từ âm bản”. GS Phương ngạc nhiên hỏi: “Như vậy có nghĩa là phần mộ cô Khang sẽ nằm ở
bên kia sông, tức là trên đất Thái Bình à?”. Anh Nhã gật đầu: “Đúng thế”. Rồi anh dặn: Phải tìm đến một
cái vụng xoáy dọc bờ sông. ở đó có một xóm dân cư mới, ra lập nghiệp được khoảng 20 năm. Trong đó
có cô Nhường, ông An. Mộ cô Khang nằm trên đất cô Nhường. Trên mộ vẫn đầy đủ những dấu hiệu như
đã chỉ”.
Ngày thứ tư tìm mộ: Vô vọng , nghi ngờ “cái trận đồ bát quái”
Hầu hết các thành viên trong gia đình GS Phương, vốn đã không tin vào chuyện tâm linh thần bí, nay
thấy sự việc đi vào bế tắc, đều không muốn đi nữa. Bản thân GS thì mệt mỏi rã rời. Chỉ có anh Tân
Cương là vẫn vững lòng tin vì chính anh đã nhờ các nhà ngoại cảm mà tìm được mồ mả gia tiên. Ngày


hôm sau, anh cùng anh Đạt vượt bến đò La Tiến sang đất Thái Bình. Anh cứ dọc bờ sông Luộc mà đi,
những mong tìm được cái vụng xoáy. Đi mãi. Đi cho tới khi xế chiều, anh bắt gặp một cụ già râu tóc bạc
phơ. Cụ bảo: “Phía Thái Bình không có cái vụng xoáy nào đâu. Vì con sông đến đoạn này thì quật sang
đất Hưng Yên”. Nói rồi cụ chỉ sang vụng bà Khán Mỹ bên kia sông. (Gọi thế vì bà Khán Mỹ đã nhiều năm
sinh sống trên vụng đó bằng thuyền đánh cá). Vậy là lại phải qua sông để trở về đất Hưng Yên. Cạnh
vụng bà Khán Mỹ, trên đất bãi, có một xóm mới. ở đó, có một chị tên Nhường và một anh tên An. Có
mấy ngôi mộ vô thừa nhận. Nhưng tìm kiếm mãi vẫn chẳng thấy tín hiệu nào trùng khớp với bản đồ của
anh Nhã.
Không nản, anh Tân Cương đi tiếp một ngày nữa. Từ vụng bà Khán Mỹ, anh đi ngược lên vụng Quạ. Nơi
nào có mộ vô thừa nhận là anh đến. Nhưng càng đi tìm lại càng tuyệt vọng. Cuộc tìm kiếm theo đủ mọi
hướng đến đây coi như lâm vào ngõ cụt. Cái tính hoài nghi khoa học vốn có trong con người GS Phương
giờ “nổi loạn”. Ông nghĩ: Lão Nhã này, hắn đày ải, đánh đố mình đây. Hắn bày ra cả một “trận đồ bát
quái”, nào là dấu hiệu, tín hiệu, tên người, tên đất… rồi bảo mình phải đi tìm cho đủ. Lục tìm cả cái đất
nước này, chưa chắc đã có nơi nào khớp được. Nghĩ thế nhưng ông lại tự trách mình là vô lý. Đã chấp
nhận đi theo thầy Nhã mà tỷ lệ trúng mộ chỉ đạt 60% thì hà cớ gì, trường hợp của mình lại không rơi vào
40% kia? Đã xác định tìm đến con đường thần bí như nguồn hy vọng mỏng manh cuối cùng thì lý gì lại
đòi hỏi phải lý giải ngọn nguồn cái trận đồ bát quái ấy?
Theo đuổi đến tận cùng hai nhà ngoại cảm nổi tiếng đã vẽ trúng hàng ngàn ngôi mộ liệt sĩ nhưng đến
lượt mình thì không có “duyên”, GS Phương bèn bàn với anh Tân Cương chỉ còn cách là tìm đến những
người có khả năng gọi hồn. Chị Tuyết Nga cũng ủng hộ cách làm ấy. Chị đưa cho GS địa chỉ, điện thoại
của một nhà ngoại cảm nổi tiếng khác. Điều tra ra thì đó chính là điện thoại của Phan Thị Bích Hằng. Chị
nhận lời giúp GS vào chiều ngày 9 tháng 8 năm 1999 tại nhà riêng của ông. Cuộc gọi hồn kéo dài gần hai
tiếng đồng hồ với nhiều chi tiết vừa xác thực, vừa ly kỳ, xúc động cùng rất nhiều nước mắt đã hé ra một
cách tìm mới về mộ cô Khang và điều đặc biệt nhất là xé toang nỗi nghi ngờ như làn sương bao phủ
trong đầu vị GS “vô thần” Trần Phương.
Trò chuyện với… linh hồn
Cuộc trò chuyện với linh hồn cô Khang trong buổi chiều ngày 9 tháng 8 năm 1999 ấy, cho đến tận bây
giờ, vẫn là nỗi ám ảnh lớn trong tâm trí của GS Phương. Bởi đó không chỉ là cuộc hội ngộ đầy nước mắt
giữa những người thân sau mấy mươi năm sinh ly tử biệt mà đó thực sự là bước ngoặt lớn trong nhận
thức của GS về thế giới tâm linh, thế giới của những linh hồn. GS vẫn còn nhớ rất rõ, trong lúc nhà ngoại

cảm Phan Thị Bích Hằng đang lúi cúi sắp đặt một cốc nước, một cốc gạo, nến, tiền vàng và bức ảnh của
cô Khang lên bàn thì GS cố lục tìm trong trí nhớ những vụ việc rất bí mật mà chỉ GS và cô Khang biết để
kiểm tra xem có đúng là linh hồn người em gái đang trò chuyện với ông không? Và điều quan trọng hơn,
có thật là linh hồn còn tồn tại sau khi con người đã chết? Cảnh giác, GS còn dặn cả nhà tham dự buổi gọi
hồn phải tỉnh táo, không được nói hớ, để lộ thông tin cho “thầy bói nói dựa”.
Thắp hương và đốt nến xong, Bích Hằng thành kính chắp tay trước ngực, khấn mời cô Khang bằng một
giọng nhỏ nhẹ rồi quay sang nói với GS Phương: “ở căn phòng này bác không thờ cúng bao giờ, có thể
vong linh cô Khang sẽ khó về”. Nghe vậy, GS đâm hoang mang quá. Đúng là ở căn nhà này, GS chưa thờ
cúng ai bao giờ, thậm chí, 10 năm nay, ông không ở đây vì đã bàn giao cho con. GS đảo mắt nhìn quanh,
thấy bốn bề cửa kính đóng kín mít, máy điều hoà chạy mát lạnh. Mùi hương không lọt ra ngoài thì cô
Khang làm sao nhận biết được? Cả tiếng khấn nhẹ như gió thoảng của Bích Hằng nữa? Cô có nghe thấy
không? Mà có nghe thấy thì làm sao tìm được địa chỉ này giữa lòng thành phố ồn ào chin chít nhà cửa?
Và lách qua kẽ hở nào mà vào?
GS bỗng thấy ngột ngạt, căng thẳng quá. Bên cạnh, Bích Hằng vẫn chăm chắm nhìn tấm ảnh cô Khang.
Một phút chờ đợi chậm chạp trôi. Hai phút… Rồi 3 phút. Chợt Bích Hằng reo khẽ: “Cháu chào cô ạ! Cháu
là Phan Thị Bích Hằng. Bác Trần Phương có nhờ cháu mời cô về để hỏi xem hài cốt cô hiện ở đâu ạ?”. Nói
đoạn, Bích Hằng vội quay sang G.S Phương, hạ giọng nói: “Cháu nhìn thấy một thanh niên đi cùng với cô
Khang”. Tim GS Phương đập thình thịch như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Ông cố đoán xem người đàn
ông ấy là ai trong khi Bích Hằng vẫn chăm chú lắng nghe, thỉnh thoảng lại “Vâng! à thế ạ. Cô Ngân hay là
cái gì ngân ạ?…” Một lúc sau, Bích Hằng quay sang GS Phương, nói: “Cô Khang bảo: Người thanh niên đi
cùng em chính là anh Sơn đấy. Anh ấy vẫn thường xuyên đến thăm em”. G.S Phương giật mình. Ôi! Anh
Sơn. Người anh ruột hơn G.S Phương 4 tuổi nhưng cũng là người bạn, người đồng chí thân thiết. Anh
từng là uỷ viên thường vụ tỉnh Hưng Yên, Sơn Tây, Hà Đông (cũ). Rồi khi thành lập Đại đoàn 320, anh
được điều làm Trưởng ban tuyên giáo của đại đoàn. Anh hy sinh trong chiến dịch Hà Nam Ninh tháng 6
năm 1951. G.S Phương muốn reo lên, gọi thật to tên anh. Nhưng sực nhớ Bích Hằng ngồi cạnh, ông cố
kìm cảm xúc lại, chờ xem.
Bích Hằng nói tiếp: “Anh không có duyên rồi. Đi tìm em, đối mặt với em rồi mà không đến được với em.
Từ hôm anh đến, mấy chị em trong đội du kích Hoàng Ngân cứ bảo: sao lâu quá không thấy anh Phương
trở lại. Chỗ em nằm chỉ cách chỗ anh đào 3 sải chân ra phía bờ ao thôi”. G.S Phương vội ngắt lời: “Vậy
em nằm trên vườn hay dưới ao?”. Cô Khang bảo (qua Bích Hằng, từ đây gọi là cô Khang - PV): “Đến bờ

ao cũng còn 3 bước chân nữa. Phía trên em chừng 2 m là chị Nguyễn Thị Bê, đội viên đội du kích Hoàng
Ngân, quê ở ngay làng La Tiến. Cũng cách chừng 2m về phía Đông là một người đàn ông, bị bắt từ Hải
Dương về, em không biết tên. Hai người bị giết cùng một ngày với em. Chúng cột tay chúng em lại rồi vất
xác xuống sông vào nửa đêm. Dân phòng ta có đi tìm nhưng không thấy. Mãi mấy ngày sau, xác mới nổi
lên. Dân vớt được, đưa về đây chôn nên 3 mộ gần sát nhau, gần như nằm trên một đường thẳng. Xa
hơn, còn mấy người nữa. Chỗ này cả thảy 7 người cơ”. G.S Phương hỏi: “Chôn em có quan tài không?”.
Cô Khang cười buồn: “Mấy người nổi lên trước thì dân còn cho được manh chiếu mà bó. Còn nổi lên sau
thì đến manh chiếu cũng không có, nói gì đến quan tài”.
Qua Bích Hằng, cô Khang chỉ dẫn tỉ mỉ chỗ cô nằm với các đặc điểm về cây cỏ xung quanh. G.S Phương
nhận ra ngay vì đó là cây nhãn giáp với nhà bà Nhờ, bữa trước ông đã ngồi ở đó để theo dõi việc đào
mộ. G.S Phương hỏi: “Em có biết chỗ em nằm thuộc về đất của ai không?”. Cô Khang đáp: “Em cũng
không biết nữa. Địch đánh em gãy xương sườn, gãy xương cánh tay và xương đòn tay bên phải, gãy hai
chiếc răng nanh ở hàm trên bên phải, dập gò má bên trái. Xương cốt hiện nay vẫn còn nhưng đã mủn vì
chôn có quan tài đâu nên khi đào, anh phải cẩn thận, chỉ cần xúc một xẻng đất là nó vỡ ra ngay. Anh chú
ý ở tay em vẫn còn cái còng bằng sắt. Địch khoá tay em vào tay người đàn ông bị bắt ở Hải Dương bằng
cái còng ấy. Răng hàm dưới đã rụng ra nhưng rất may, hàm trên vẫn còn nguyên vẹn. ở đấy có mấy anh
chị, nếu anh có đào nhầm sang mộ người khác thì vẫn có thể nhận ra ngay. Ngày xưa, mọi người hay
trêu đùa em là có hàm răng đẹp nhất, trắng nhất, tươi tắn nhất đội du kích. Nhưng bây giờ răng em đã
chuyển sang màu đen rồi, đen xỉn ấy do bùn đất lâu năm ngấm vào chứ không phải đen hạt na đâu”. Một
niềm xót thương chợt trào dâng khiến nước mắt G.S Phương lưng tròng. Mặc dù chỉ nói một cách kín đáo
nhưng ông nhận ra ngay vẻ đẹp mặn mòi rất đặc trưng của em Khang. Ôi! Người con gái đã lìa đời hơn
50 năm mà vẫn thầm tự hào về nhan sắc, về hàm răng trắng như ngà khiến biết bao chàng trai ngưỡng
mộ.
Cố kìm nén niềm xúc động, G.S Phương hỏi: “Nếu tìm được hài cốt em thì đưa về quê mình, cạnh mộ bố
mẹ hay đưa em về nghĩa trang liệt sĩ của huyện, nơi anh Sơn đang nằm?”. Cô Khang đáp: “Mẹ bảo em:
Con là phận gái chết trẻ, không chồng con gì. Về với bố mẹ để sau này cháu chắt còn thăm viếng, hương
khói cho con. Nhưng anh Sơn thì bảo: Em là đội trưởng đội nữ du kích Hoàng Ngân. Em cứ về nghĩa
trang liệt sĩ cho có anh có em. Tổ quốc ghi công mình cơ mà. Anh Sơn hôm nay cũng về cùng với em
đấy”. Suốt nửa tiếng đồng hồ cố nén niềm xúc động, giờ, không kìm được nữa, G.S Phương khóc oà:
“Trời ơi! Anh Sơn”. Ông lẳng lặng rút từ trong túi ra một bức ảnh, đưa cho Bích Hằng. Nhìn qua, Bích

Hằng bảo: “Đúng đây là ảnh bác Sơn rồi. Nhưng trông bác già và gầy hơn trong ảnh”. G.S Phương gật
đầu xác nhận. Bức ảnh chụp từ năm 1948, khi anh Sơn đang công tác ở Sơn Tây nên trông rất điển trai.
Anh Sơn trách G.S Phương: “Chú đi tìm em Khang mà chẳng nói với anh một câu. Lần sau, chú báo trước
cho anh, anh sẽ dẫn đường cho chú đến tận nơi. Ai khoanh cho chú chỗ ấy là họ hiểu biết đấy. Cũng may
mà khúc sông ấy hơi cong lại, xác em mình mới dạt vào. Nếu không đã trôi tuột mất rồi. Mẹ khóc thương
em Khang nhiều lắm. Cứ muốn đưa em về bên mẹ để mẹ ôm ấp. Nhưng anh lại khuyên em Khang về
nghĩa trang liệt sĩ vì đấy là vinh dự của em mình, của cả gia đình mình cơ mà. Tổ quốc ghi công mình, đời
đời nhân dân thắp hương cho mình chứ đâu chỉ có con cháu trong gia đình. Vả lại, đời anh chị em mình
đã vậy chứ đến đời thằng An thì nó còn biết gì.”. G.S Phương lại giật mình. An là con đẻ của ông. 10 năm
sau khi anh Sơn hy sinh, An mới ra đời.
“Hôm chú đi tìm mộ em Khang, anh cũng có theo dõi. Chú đào xuyên đến cả lớp đất nguyên thuỷ. Em
Khang đâu có nằm sâu thế. Chỉ hơn 1m là đến lớp cát đen rồi. Em mình chỉ nằm ở tầm ấy thôi. Lần này
đào tiếp, chú để ý sẽ thấy một thanh củi mục. Thực ra, đấy là cái cán thuổng mà người đào huyệt đã
đánh gãy vất lại đó, vô tình như đánh dấu cho mình”. G.S Phương hỏi: “Anh bảo sẽ dẫn đường cho em.
Vậy làm cách nào mà em nhận biết được?”. Anh Sơn: “Anh không thể nắm tay chú mà dẫn đi như người
trần được. Nhưng anh sẽ sai khiến một con vật nào đó như con ong, con bướm chẳng hạn, dẫn đường
cho chú. Làm việc này đối với người âm là khó đấy nhưng anh sẽ cố. Khi thấy con vật, chú gọi nó lại rồi
đi theo nó, đến chỗ nó đậu. Hôm nào đi, chú mua ít hoa quả thắp hương mời chị em. Người ta chết cùng
nhau, mình chỉ hì hục đào tìm em mình thì người ta cũng tủi. Phía trên mộ em Khang là mộ một chị liên
lạc, cấp dưỡng cho đội du kích, người địa phương, nên báo cho gia đình chị ấy biết mà đến tìm. Chú kiếm
cho anh mấy bao Cáp-tăng để anh mời anh em. Bây giờ anh cũng chỉ huy cỡ trung đoàn đấy”.
G.S Phương hỏi đôi điều về “đời sống” của anh Sơn và cô Khang. Cô Khang bảo: “Có lần, em về thăm chị
Nghĩa mà không vào được, chỉ đứng ngoài nhìn vào”. (Chị Nghĩa là chị cả của gia đình GS Trần Phương -
PV). Anh Sơn vội giải thích: “Em Khang bị chết trôi sông. Đã có ai bắc cầu đâu mà hễ nhớ chị nhớ em thì
chỗ nào cũng vào được. Bây giờ, cuộc trò chuyện ở đây tạm kết thúc. Cô Khang đi với anh đến nhà
Quỳnh chơi”. (Quỳnh là em út của GS Phương - PV). Nói rồi biến mất. Cuộn băng ghi âm 90 phút cũng
vừa vặn hết.
Sau này, GS Phương đã nghe đi nghe lại cuộn băng ghi âm nhiều lần. Qua những tên người trong gia
đình được nhắc đến một cách ngẫu nhiên, qua cách xưng hô, sự hiểu biết tính cách từng người còn sống,
cách xử sự và tâm tư tình cảm của người nói, GS Phương tin chắc rằng: đó là vong linh của anh Sơn và

em Khang. Người khác, dù biết rõ gia đình GS đến mấy, cũng không thể sáng tác ra một kịch bản như
thế, huống hồ Bích Hằng là người mà hoàn toàn xa lạ, lần đầu tiên được gặp GS. Song điều khiến GS băn
khoăn là: “Nếu đúng là khi người ta chết đi, vẫn còn lại một cái gì đó mà người đời thường gọi là linh hồn
thì linh hồn là gì? Nó phải tồn tại dưới một dạng vật chất nào đó thì Bích Hằng mới có thể nhìn thấy và
nhận diện qua ảnh. Phải phát ra tiếng nói qua một tần số nào đấy thì Bích Hằng mới có thể nghe thấy và
nói lại cho tôi nghe. Đối với tôi, nó là vô hình nhưng đối với Bích Hằng, nó là hữu hình. Đối với tôi, nó là
câm lặng nhưng đối với Bích Hằng, nó lại phát ra âm thanh với đầy đủ những sắc thái sống động của tình
cảm, tư duy, hệt như tiếng nói của người đang sống. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là: Nếu linh hồn là một
dạng vật chất có hình thù và khả năng phát ra âm thanh thì, theo cách nói của triết học, nó thuộc phạm
trù tồn tại mang tính khách quan chứ không thuộc phạm trù ý thức mang tính chủ quan. Nhận biết được
nó hay không là tuỳ khả năng của từng người. Đối với tất cả những gì ta chưa có khả năng nhận biết
được mà đã vội vất vào cái sọt rác mê tín dị đoan thì khoa học còn việc gì để nghiên cứu? Lâu nay, tôi cứ
đinh ninh cho mình là duy vật, hoá ra chính mình lại là duy tâm chủ quan: cái gì mình cho là nó tồn tại thì

×