Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

[123doc] - bao-cao-thuc-tap-quy-trinh-thao-ra-dong-co-xang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.48 KB, 19 trang )

QUY TRÌNH THÁO RÃ ĐỘNG CƠ XĂNG
I. Tháo nắp máy và cơ cấu phân phối khí
1. Tháo dây cao áp ra khỏi nắp máy.
2. Tháo nắp đậy mặt trước trục cam.
3. Tháo các nắp đậy trước cơ cấu truyền động dây cam.
4. Quay trục khuỷu theo chiều quay rãnh khuyết trên puli trùng với vạch 0 trên nắp
đậy trước trục khuỷu.
5. Kiểm tra dấu của bánh răng cam.
6. Nới lỏng bánh căng đai, giữ bánh căng đai ở vị trí thấp nhất ( theo chiều nới lỏng
dây đai) rồi xiết bánh căng đai lại.
7. Tháo dây đai cam ra khỏi bánh răng cam.
8. Tháo ốc đầu trục khuỷu.
9. Dùng cảo tháo puli dẫn động trục khuỷu.
10. Tháo miếng chận đai cam và lấy dây đai cam ra ngoài.
11. Tháo bộ chia điện ra khỏi nắp máy ( bộ chia điện gắn với trục cam).
12. Tháo nắp đậy trục cam trên nắp máy.
13. Tháo nắp bảo vệ trên ống góp thải. Tháo và tách ống góp thải ra khỏi động cơ.
14. Tháo các chi tiết liên quan đến đường ống nạp và tháo ống nạp ra khỏi động cơ.
15. Nới lỏng đều các nắp cổ trục cam từ ngoài vào trong, lấy các nắp cổ trục cam và
trục cam hút ra ngoài.
16. Nới lỏng đều các nắp cổ trục cam thải và lấy các nắp cổ trục cam và trục cam thải
ra ngoài.
17. Tháo các ốc giữa thân máy và nắp máy. Tách nắp máy ra khỏi thân máy.
18. Lấy các con đội ra và sắp xếp chúng theo thứ tự tránh lẫn lộn.
19. Dùng cảo tháo xupap, móng hãm, đế chân ...ra ngoài.
20. Làm sạch các bề mặt thân máy, nắp máy.
II. Tháo bánh đà
1. Tháo bánh đà ra khỏi trục khuỷu.
III. Tháo các – te chứa dầu
1. Xả sạch nhớt ra khỏi các – te.
2. Tháo rời các – te ra khỏi thân máy.


3. Tháo bơm nhớt ở dưới thân máy, trong các – te.
4. Tháo mặt bích và phốt chặn nhớt ở đuôi trục khuỷu.
IV. Tháo piston, thanh truyền
1. Nới lỏng đều và tháo các bu long thanh truyền.
1


2. Dùng cán búa gõ nhẹ vào bu long thanh truyền để tách nắp đầu to khỏi thanh
truyền. Lấy nắp đầu to thanh truyền ra ngoài.
3. Dùng ống nhựa bọc bu long lại để tránh xước cổ trục.
4. Lần lượt dùng cán búa gõ nhẹ vào bu long thanh truyền để đưa thanh truyền và
piston ra ngoài. Sắp xếp chúng theo thứ tự tránh lẫn lộn.
V. Tháo trục khuỷu
1. Tháo nắp cổ trục chính và sắp xếp có thứ tự.
2. Lấy trục khuỷu ra khỏi thân máy.

2


QUY TRÌNH LẮP RÁP ĐỘNG CƠ XĂNG
I. Lắp trục khuỷu
1. Thay mới phớt đuôi và đầu trục khuỷu.
2. Làm sạch thân máy và thông rữa kỹ càng các lỗ nhớt và mạch dầu bôi trơn.
3. Dùng dụng cụ thông và rửa sạch các lổ nhớt trục khuỷu.
4. Lật ngữa thân máy, làm sạch các ổ đỡ và lắp các bạc lót cổ trục chính vào đúng vị
trí của nó. Đặt trục khuỷu vào thân máy.
5. Nhỏ nhớt các cổ trục chính.
6. Lắp 2 nữa miếng bạc chận vào thân máy.
7. Lắp các nắp cổ trục chính, trên các nắp cổ trục chính có biểu thị chiều lắp, vị trí
lắp.

8. Dùng dụng cụ xiết đều các bu long, xiết theo thứ tự từ trong ra ngồi. Momen quay
khơng lớn hơn 6,5 – 7 Nm.
9. Lắp bánh đà vào trục khuỷu và xiết các bu long đúng momen xiết.
II. Lắp trục piston và xéc – măng
1. Lắp trục piston vào đầu nhỏ thanh truyền và lổ trục piston. Khi lắp cần chú ý dấu
lắp ráp trên đầu piston và thanh truyền phải ở cùng 1 phía.
2. Lắp xéc – măng dầu vào rãnh piston.
3. Dùng kiềm chuyên dụng lắp 2 xéc – măng khí vào rãnh của nó. Khi lắp thì phần
chữ và phần số phải quay lên trên. Xéc măng thứ nhất gõ có tiếng vang trong hơn
xéc – măng thứ 2.
III.

Lắp piston, thanh truyền vào xi lanh
1. Lắp các bạc lót thanh truyền vào đúng vị trí của nó và chú ý lỗ dầu bên hông thanh
truyền
2. Quay chốt khuỷu của xi lanh 1 xuống điểm chết dưới.
3. Dùng ống bóp đưa cụm piston, thanh truyền 1 vào xi lanh. Chú ý dấu lắp ráp trên
đỉnh phải hướng về phía trước động cơ (puli).
4. Lắp nắp đầu to thanh truyền theo đúng dấu.
5. Xiết các bu long đều và đúng momen
6. Tương tự như trên, lắp các piston còn lại.
IV. Lắp các – te
1. Lắp lưới lọc và tấm che vào động cơ. Chú ý joint làm kín lưới lọc.
2. Dùng keo hoặc joint mới lắp các – te vào động cơ
V. Lắp nắp máy
1. Thay các phốt guide xupap.
3


2. Dùng cảo lắp xupap và các chi tiết liên quan vào thân máy. Lấy búa gõ nhẹ vào

đuôi xupap để ổn định vị trí móng hãm.
3. Lắp các con đội vào nắp máy đúng vị trí của nó.
4. Lắp joint nắp máy mới và đặt nó đúng vị trí trên thân máy.
5. Đặt nắp máy lên thân máy. Xiếc ốc theo thứ tự từ trong ra ngoài và đúng momen.
6. Lắp các bugi vào nắp máy theo đúng chủng loại.
7. Lắp trục cam vào nắp máy. Xoay trục cam sao cho các cam đội con đội là bé nhất
và gá lắp các nắp cổ trục cam đúng chiều và vị trí.
8. Xiếc đều các nắp bợ trục cam và đúng momen.
9. Thay phớt chận nhớt đầu trục cam và đúng vị trí.
10. Gá trục cam thải vào nắp máy và đúng vị trí ăn khớp giữa 2 bánh răng.
11. Lắp các cổ trục cam và đúng vị trí , xiết chặc.
VI. Lắp bộ truyền động đai
1. Lắp bánh đai dẫn động cam và chi tiết liên quan.
2. Kiểm tra vị trí điểm chết trên trên trục khuỷu và dấu trên bánh răng cam.
3. Lắp đai cam vào động cơ đúng vị trí.
4. Nới lỏng bánh căng đai.
5. Quay trục khuỷu 2 vòng, kiểm tra lại dấu cân cam.
6. Xiết chặt bánh căng đai.
7. Lắp miếng chận đai cam.
8. Lắp puli đầu trục khuỷu và xiết đúng lực.
9. Lắp các bộ phận còn lại.

4


KIỂM TRA VÀ VỆ SINH
I. Kiểm tra nắp máy
Làm sạch:
1. Cạo sạch joint và hóa chất để làm sạch bề mặt lắp ghép giữa nắp máy và thân máy,
ống góp hút và thải.

2. Dùng dụng cụ làm sạch buồng đốt.
3. Ngâm nắp máy trong dầu diesel và dùng cọ để làm sạch một lần nữa.
4. Dùng nước có chứa hóa chất phun áp lực để làm sạch và kiểm tra lại.
5. Dùng khí nén thổi khơ và bảo quản các bề mặt không bị gỉ sét.
Kiểm tra các bề mặt lắp ghép
1. Dùng thướt thẳng và căn lá để kiểm tra
1.1.Độ phẳng của bề mắt lắp ghép với thân máy.
1.2.Bề mặt lắp ghép với ống góp hút.
1.3.Bề mặt lắp ghép với ống góp thải.
1.4.Nếu độ cong vênh vướt quá cho phép thì thay nắp máy.
Khe hở giới hạn
Bề mặt nắp máy

Bề mặt lắp ghép ống góp hút

Bề mặt lắp ghép ống góp
thải

0,15 mm

0,1 mm

0,1 mm

Kiểm tra vết nứt
Phương pháp kiểm tra thông dụng nhất là dùng nam châm và kết hợp với bột oxit sắt.
1. Rãi bột oxit sắt lên chổ có nghi ngờ nứt.
2. Đặt 2 cực nam châm thật mạnh lên chổ nghi ngờ đó.
3. Nếu bột kim loại xếp thành hàng, sự sắp xếp này biểu thị vị trí vết nứt và chiều dài
vết nứt.

4. Để kiểm tra vết nứt trong nắp máy, phun bột kim loại vào bên trong và dùng nam
châm kiểm tra như trên.
II. Kiểm tra cơ cấu phân phối khí
1. Kiểm tra khe hở của xupap và ống kiềm xupap\
Làm sạch:
 dùng bàn chải làm sạch mụi than ở đầu và thân xupap. Rửa xupap sạch sẽ.
Kiểm tra:
1. dùng ca líp kiểm tra đường kính trong của ống kiềm xupap.
2. Dùng pame kiểm tra đường kính ngồi thân xupap.
5


3. Hiệu số giữa đường kính trong của ống kềm xupap và đường kính ngồi thân
xupap là khe hở dầu của ống kềm xupap.
4. Khe hở giới hạn: hút 0.08mm, thải 0.1mm
Sửa chửa:
 Nếu khe hở vượt quá quy định thì phải thau ống kềm xupap.
2. Kiểm tra xupap
Kiểm tra:
1. Kiểm tra bề dày tối thiểu của đầu xupap nạp là 0.5mm, thải là 0.8mm. Nếu bé hơn
thay xupap mới.
2. Kiểm tra chiều dài toàn bộ của xupap. Nếu ngắn hơn quy định thì thay mới.
3. Kiểm tra độ cong của xupap. Dùng khối chữ V và so kế để kiểm độ cong xupap.
Sửa chữa:
 Nếu bề mặt làm việc của xupap bị mịn lõm khuyết, thì ta dùng thiết bị để mài lại
bề mặt làm việc của nó.
3. Kiểm tra lò xo xupap
Kiểm tra độ nghiêng của lò xo:
1. Đặt lò xo lên 1 mặt phẳng.
2. Dùng ê ke để kiểm tra độ nghiêng của lò xo.

3. Độ nghiêng tối đa không quá 2mm.
Kiểm tra độ chiều dài của lò xo:
1. Dùng thướt kẹp để kiểm tra chiều dài lị xo.
2. Chiều dài khơng đúng quy định thì phải thay mới.
Kiểm tra lực nén của lò xo:
1. Đặt lò xo lên dụng cụ đo
2. Ép lò xo 1 đoạn nhất định
3. Đọc trị số lực nén
4. Nếu lực nén khơng đúng quy định thì thay mới
4. Kiểm tra trục cam
Kiểm tra độ cong của trục cam
1. Đặt hai khối chữ V lên một mặt phẳng chuẩn.
2. Đặt trục cam lên 2 khối chữ V.
3. Gá so kế vào cổ trục giữa của trục cam.
4. Xoay tròn trục cam để kiểm tra độ cong.
5. Độ đảo tối đa không vượt quá 0.06mm.
Kiểm tra chiều cao của các mỏ cam
1. Dùng pan me kiểm tra chiều cao mỏ cam.
2. So sánh với các thông số chế tạo
3. Nếu không đạt yêu cầu thì thay thế.
5. Kiểm tra con đội
6


Kiểm tra khe hở dầu
1. Dùng pan me kiểm tra đường kính ngồi của con đội.
2. Dùng ca líp xác định đường kính trong của xi lanh con đội.
3. Nếu khe hở dầu vượt quá 0,1mm thì thay con đội.
III. Kiểm tra thân máy – xi lanh
Làm sạch bề mặt thân máy:

 Dùng cây cạo, hóa chất, dụng cụ chuyên dùng để làm sạch thân máy trước khi
kiểm tra.
 Dùng nhớt bảo quản các bề mắt lắp ghép.
Kiểm tra bề mặt thân máy
1. Dùng thướt thẳng, căn lá kiểm tra sự cong vênh của bề mắt lắp ghép với nắp máy.
2. Độ cong vênh tối đa cho phép không quá 0.05mm.
3. Độ cong vênh vượt quá giới hạn thì thay mới thân máy.
Kiểm tra tình trạng xi lanh
1. Dùng dụng cụ kiểm tra xi lanh.
2. Kiểm tra đường kính ở 3 vị trí gồm: đỉnh, thân, đáy xi lanh. Kiểm tra các kích
thướt vng góc với chúng.
3. Nếu kích thướt vượt q 0,2mm thì tiến hành xốy xi lanh và thay mới piston cho
phù hợp.
IV. Kiểm tra piston – xéc măng – thanh truyền – trục piston
Tháo rã, làm sạch
1. Kiểm tra sơ bộ độ rơ của trục piston và sự chuyển động của nó trong lỗ piston.
2. Dùng kềm tháo các xéc – măng làm kín.
3. Dùng tay tháo xéc – măng dầu.
4. Tháo trục piston ra khỏi piston và sắp xếp chúng có thứ tự.
5. Làm sạch đỉnh piston, làm sạch mụi than bám trong các rãnh xéc – măng , rữa
chúng thật sạch trước khi kiểm tra.
Kiểm tra khe hở giữa trục piston và lỗ piston
1. Nung nóng piston từ từ đến khi đạt nhiệt độ khoảng 60 – 800C.
2. Dùng ngón tay đẩy trục piston vào lỗ piston sao cho trục đi vào nhẹ nhàng mà
không bik lỏng.
Kiểm tra khe hở lắp ghép giữa piston và xi lanh
1. Dùng pan me kiểm tra đường kính piston theo phương vng góc với trục piston
và cách đầu piston một khoảng được cho bởi nhà chế tạo.
2. Dùng dụng cụ kiểm tra xi lanh, lòng xi lanh theo phương vng góc với trục
piston.

3. Khe hở lắp ghép giữa piston và xi lanh không vượt quá 0,12mm. Nếu khe hở vượt
quá cho phép thì thay tất cả piston.
7


Kiểm tra xéc – măng
 Kiểm tra khe hở chiều cao
1. Đưa xéc – măng vào đúng rãnh của nó.
2. Dùng căn lá để kiểm tra khe hở chiều cao xéc – măng.
3. Khe hở chiều cao nằm trong khoảng 0,03 – 0,07mm.
4. Nếu piston mịn, thì thay piston.
 Kiểm tra khe hở miệng xéc – măng
1. Đưa xéc – măng vào đúng vị trí xi lanh của nó.
2. Dùng đầu piston đẩy vào đúng vị trí kiểm tra.
3. Dùng căn lá để kiểm tra khe hở miệng xéc – măng.
4. Khe hở miệng tối đa của xéc – măng làm kín là 1,2mm.
5. Khe hở miệng tối đa của xéc – măng dầu là 1,15mm
Kiểm tra thanh truyền
 Kiểm tra khe hở dầu
1. Làm sạch đầu to thanh truyền, bạc lót và chốt khuỷu.
2. Quan sát tình trạng bề mặt cuat bạc lót và chốt khuỷu. Nếu bề mặt bị xướt, hỏng thì
thay mới bạc lót.
3. Lắp các bạc lót lại đúng vị trị và kiểm tra khe hở dầu như sau:
 Đặt cọng nhựa nằm dọc theo đường sinh chốt khuỷu.
 Lắp đầu to trở lại đúng vị trí và siết chặt đúng momen.
 Tháo nắp đầu to thanh truyền và dùng bao cọng nhựa để xác định khe hở lắp ghép.
 Khe hở dầu không được vượt qua 0.08mm.
 Nếu khe hở vượt quá quy định thì thay mới bạc lót.
 Kiểm tra khe hở dọc
1. Dùng so kế để kiểm tra khe hở dọc của tất cả các thanh truyền.

2. Khe hở dọc tối đa không được vượt quá 0,35mm.
3. Nếu vượt quá cho phép thì thay mới.
 Kiểm tra độ cong
1. Làm sạch dụng cụ kiểm tra thanh truyền.
2. Giá thanh truyền vào bộ định tâm.
3. Dùng đồ gà và căn lá để kiểm tra độ cong thanh truyền.
4. Độ cong không được vượt quá 0.05mm cho chiều dài 100mm .
 Kiểm tra độ xoắn
1. Thay đổi vị trí đồ gà và dùng căn lá để kiểm tra độ xoắn.
2. Độ xoắn thanh truyền không được vướt quá 0,15mm cho 100mm chiều dài.
 Kiểm tra khe hở giữa thanh truyền và trục piston
8


1. Dùng ca líp để kiểm tra đường kính trong của đầu nhỏ thanh truyền.
2. Dùng pan me đo đường kính ngồi của trục piston.
3. Khe hở lắp ghép giữa trục piston và đầu nhỏ thanh truyền là 0,005 đến 0,011mm.
4. Nếu khe hở vượt quá cho phép thì thay thế bạc lót đầu nhỏ thanh truyền.
Kiểm tra trục khuỷu
 Kiểm tra độ cong
1. Làm sạch trục khuỷu.
2. Đặt trục khuỷu lên 2 khối chữ V.
3. Dùng so kế kiểm tra độ đảo.
4. Độ đảo không được vượt qua 0,06mm.
 Kiểm tra đường kính cổ trục chính và chốt khuỷu
1. Dùng pan me kiểm tra đường kính ngồi của cổ trục chính và chốt khuỷu.
2. Nếu đường kính khơng đúng tiêu chuẩn thì kiểm tra khe hở dầu.
3. Kiểm tra độ côn, độ ô van trục khuỷu.
4. Độ côn, độ ô van không được vượt quá 0,02mm.
 Kiểm tra khe hở dầu

1. Làm sạch cổ trục chính, ổ trục và bạc lót. Kiểm tra tình trạng của bạc lót và cổ trục.
Nếu bạc lót bị hỏng thì thay thế mới.
2. Lắp bạc lọt lại vào đúng vị trí của nó, không được lẫn lộn.
3. Đặt trục khuỷu vào thân máy, tiến hành kiểm tra khe hở dầu.
4. Đặt mỗi cổ trục 1 cọng nhựa.
5. Lắp các nắp cổ trục chính vào đúng vị trí và siết đúng momen.
6. Tháo các nắp cổ trục chính ra.
9


7. Đo khe hở dầu từng cổ trục chính bằng bao cọng nhựa. Khe hở không được vượt
quá 0,08mm.
8. Nếu khe hở vượt quá cho phép thì thay mới bạc lót và mài cổ trục chính.
 Kiểm tra khe hở dọc
1. Dùng so kế kiểm tra khe hở dọc.
2. Khe hở dọc tối đa không được vượt quá 0.3mm.
3. Nếu khe hở vượt quá qui định thì thay mới miếng chận dọc.
 Bảng ghi kích thước của trục khuỷu động cơ
1 Cổ biên
Cổ biên

Kích thước đo
a1

a2

b1

Độ cơn
b2


Độ ơ van

Giá trị lớn nhất

a1-a2 b1-b2 b1-a1 b2-a2 Độ cônĐộ ôvan

1

58,06 57,96 58,04 58,02

0,1

0,02

-0,02 -0,04

0,1

-0,04

2

58,05 58,00 58,06 58,01

0,05

0,05

0,01


0,01

0,05

0,01

3

58,01 58,01 58,05 58,03

0

0,02

0,04

0,02

0,02

0,04


2 Cổ trục khuỷu
Cổ trục

Kích thước đo
A1


A2

B1 B2

Độ cơn

Độ ơvan

Giá trị lớn nhất

A1-A2 B1-B2 B1-A1 B2-A2 Độ cônĐộ ôvan

1

63,94 63,94 63,90 63,84

0

0,14

-0,04

-0,1

0,14

-0,1

2


63,96 63,90 63,92 63,89

0,06

0,03

-0,04 -0,07

0,06

-0,7

3

63,95 63,94 63,90 63,90

0,01

0

-0,05 -0,04

0,01

-0,5


 Bảng ghi kích thước của thanh truyền
10



Thanh D1(mm) D2(mm) L1(mm) L2(mm) L3(mm) Độ cong Độ xoắn
truyền
1

24,52

57,84

172,10

236,46

72,88

2

24,50

58,01

170,20

235,60

72,90



11



ĐIỀU CHỈNH KHE HỞ NHIỆT CỦA XUPPAP
1. Khe hở nhiệt là gì và tầm quan trọng của nó
Khe hở nhiệt là khoảng trống nhỏ giữa đỉnh xupap và phần cơ khí tác động lên nó để
mở xupap.
Mọi vật đều giãn nở khi nhiệt độ tăng nên khi động cơ làm việc, xupáp là chi tiết ln
ln tiếp xúc với khí cháy có nhiệt độ cao vì vậy nó cũng bị giãn nở trong q
trình làm việc.
Nếu khơng có khe hở nhiệt xupap thì khi động cơ làm việc xupap bị giãn nở làm cho
nó đóng khơng kín buồng đốt làm giảm áp suất cuối kỳ nén đồng thời xupap có
thể bị cháy, rỗ bề mặt nấm.
Nếu khe hở nhiệt quá lớn thì sẽ làm thay đổi thời điểm đóng mở của các xupap dẫn
đến làm giảm công suất của động cơ, tăng mức tiêu hao nhiên liệu, khi hoạt động
sẽ phát ra tiếng gõ, và làm giảm tuổi thọ của động cơ….
Vì vậy cần thường xuyên kiểm tra khe hở nhiệt sau định kỳ bảo dưỡng hoặc tháo mặt
máy.
2. Những điều cần biết trước khi điều chỉnh khe hở nhiệt
Chỉnh khe hở nhiệt chính là điều chỉnh khe hở giữa cò mổ với đỉnh xupap. Một số
dòng xe sử dụng con đội thủy lực, là dạng tự động điều chỉnh nên khi khe hở
nhiệt loại này lớn chỉ có cách là thay thế các con đội.
Trước khi bắt đầu thực hiện điều chỉnh khe hở nhiệt, cần xác định loại dẫn động
xupap của xe cần chỉnh là loại nào.

Động cơ thường sẽ trang bị loại dẫn động xupap dạng đũa đẩy - trục cam
nằm dưới (OHV) hoặc loại trục cam nằm trên (OHC).

Có hai loại dẫn động xupap kiểu OHC là dẫn động trực tiếp và dẫn động
gián tiếp.
Bạn cần biết cơ chế hoạt động của bộ dẫn động xupap được trang bị trên động cơ là

loại nào và thông số khe hở nhiệt của động cơ đó (có trong hướng dẫn sửa chữa
hoặc sổ tay hướng dẫn sử dụng), hoặc có thể lấy thơng số khe hở nhiệt trong
các phần mềm tra cứu, cẩm nang sửa chữa của xe.
Lưu ý:

Khe hở nhiệt xupap hút thường sẽ thấp hơn bên xupap xả vì xupap xả chịu
tác động của nhiệt nhiều hơn, giãn nở lớn hơn.
12


Ngoài ra bạn cần nắm bắt được thứ tự nổ của động cơ, góc lệch cơng tác
(được tính theo cơng thức: góc lệch = 180 độ x số kỳ/số xy lanh)

Đặc biệt chỉ điều chỉnh khe hở nhiệt khi động cơ nguội và xupap phải đóng
kín tức là máy đó sẽ đang ở cuối nén đầu nổ.
Xác định máy song hành: Mỗi động cơ thường có các cặp máy song hành. Các máy
được gọi là song hành là những máy có piston ln chuyển động lên ĐCT hoặc
xuống ĐCD cùng nhau nhưng thời điểm làm việc khác nhau.
Các máy song hành làm việc cách nhau 360 độ theo góc quay của trục khuỷu (một
vòng quay trục khuỷu). Nhờ máy song hành ta cũng sẽ dễ dàng xác định được kỳ
nổ của máy bằng cách quan sát xupap máy song hành ở cuối xả đầu hút bởi vì
quan sát cuối xả đầu hút sẽ dễ dàng hơn bởi khi đó xupap xả vừa đóng, xupap hút
chuẩn bị mở.
Trình tự điều chỉnh khe hở nhiệt xupáp theo từng máy


Thước dạng căn lá để đo khe hở xupap với đơn vị đo bằng mm
Quy trình điều chỉnh khe hở xupap





Chuẩn bị dụng cụ điều chỉnh: bộ đồ nghề tháo lắp, căn lá, tuốc nơ vít 2, clê
(mỏ khóa), khẩu.
Tháo hoặc dựng đứng nắp capo lên để có khơng gian làm việc thuận lợi hơn.
13




Tháo các bộ phận liên quan trên nắp máy gây cản trở như ống thơng hơi,
boobin, bugi,..



Tháo nắp giàn cị mổ xupáp.
Khi tháo lưu ý nhẹ nhàng để tránh cho gioăng nắp giàn cị bị hỏng, đứt. Sau đó
tìm vị trí sạch sẽ để đặt lên.






Xác định vị trí của các xupap hút - xả.
Xác định góc lệch cơng tác giữa các máy
Xác định các cặp máy song hành.
Chọn căn lá có chiều dày phù hợp vói khe hở nhiệt tiêu chuẩn của các xupap
hút và xả do nhà sản xuất đưa ra.
Ví dụ như xe Honda Civic: khe hở nhiệt xupap hút là 0,18 – 0,22 mm ; xupap xả

là 0,23 – 0,27 mm.

Quay trục khuỷu bằng tay quay để máy số 1 ở ĐCT vào cuối kỳ nén - đầu kỳ
nổ. Khi đó máy song hành máy 1 (thường là máy 4 với động cơ 4 máy) ở thời
điểm cuối xả - đầu hút (xupap hút của máy song hành máy 1 vừa hé mở, xupap xả
chuẩn bị đóng, cịn cặp xupap của máy 1 đóng kín).
Chú ý: Khi quay trục khuỷu thì quan sát cặp xupap của máy song hành với máy 1
đang hé mở thì dừng lại (thời điểm xupap hút của máy song hành bắt đầu đi
xuống).

Chia puly đầu trục khuỷu thành các phần theo góc lệch cơng tác.

Dùng clê nới đai ốc hãm vít điều chỉnh khe hở nhiệt. Dùng tuốc nơ vít nới
vít điều chỉnh ra.


14


Đư
căn

đã


a

chọn vào giữa đi xupap và đầu cị mổ. Dùng tuốc nơ vít vặn vít điều chỉnh vào
đồng thời vừa xê dịch căn lá đến khi nào dịch chuyển căn lá thấy hơi nặng tay thì
dừng lại.

Chú ý: Khi điều chỉnh nên vặn vít điều chỉnh từ từ, mỗi lần vặn khoảng 1/8 vịng hoặc
ít hơn để tránh gây hư hỏng căn lá.

Đưa căn lá ra ngoài, dùng tuốc nơ vít giữ cố định vít điều chỉnh, dùng clê
vặn chặt đai ốc hãm lại.
Chú ý: Khi hãm ốc, không được để vít điều chỉnh xoay đi làm khe hở nhiệt bị sai

Sau khi điều chỉnh xong, ta phải kiểm tra lại khe hở nhiệt. Nếu khe hở nhiệt
chưa đúng cần phải điều chỉnh lại.

Tiến hành điều chỉnh cho xupap còn lại theo trình tự như trên.

Quay trục khuỷu đi một góc bằng góc lệch cơng tác (dấu vạch trên puly
trùng với dấu trên thân máy) để điều chỉnh khe hở nhiệt của máy tiếp theo.

Lần lượt tiến hành điều chỉnh khe hở nhiệt xupap cho tất cả các máy.

Sau khi chỉnh xong, cần quay puly trục cơ đến kỳ nổ của từng máy và kiểm
tra lại khe hở một lượt. Sau đó tiến hành lắp ráp lại gioăng và nắp giàn cò.
Cuối cùng tiến hành nổ máy khoảng 30 phút để dầu bôi trơn lưu thông khắp hệ thống
để xác minh lại lần cuối, sau đó hãy nghe có tiếng kêu phát ra từ xupap khơng,
động cơ hoạt động có ổn định, và hoàn thiện.

15


PHƯƠNG PHÁP CÂN CAM
1. Đặt cam chính xác
a. Điều kiện cần thiết để tiến hành đặt cam không dấu
– Xác định đúng xupáp hút và xả ở từng máy

– Biết trị số góc mở sớm, đóng muộn của xupáp hút hoặc xupáp xả
– Chiều quay của động cơ
b. Trình tự tiến hành
– Quay trục khuỷu động cơ để piston máy số một ở điểm chết trên.
– Đánh dấu trên pu ly (hoặc bánh đà) tương ứng với dấu cố định trên thân máy
– Xác định góc mở sớm xupáp hút, đánh dấu trên puly hoặc trên bánh đà
– Quay trục khuỷu ngược lại một góc bằng góc mở sớm xu páp hút
– Lắp trục cam vào động cơ.
– Quay trục cam theo chiều làm việc của động cơ đồng thời quan sát con đội
tương ứng với xupáp hút của máy số 1, khi nào con đội bắt đầu dịch chuyển thì
dừng lại.
– Cố định trục cam, lắp đai dẫn động (hoặc xích) vào
– Lắp bộ phận căng đai.
– Lắp các chi tiết hãm vào
Chú ý: Khi lắp đai dẫn động khơng để cho trục cam quay, nếu khơng q trình
đặt cam sẽ bị sai
2. Đặt cam gần đúng (theo kinh nghiệm):
Phương pháp này dùng khi khơng biết trị số góc mở sớm, đóng muộn của các xupáp.
- Quay trục khuỷu cho piston của máy số 1 lên ĐCT.
– Lắp trục cam vào động cơ và quay trục cam cho đến khi vấu cam hút của máy
số 1 bắt đầu tác động vào xupáp hút.
– Đánh dấu thứ nhất trên puly (hoặc bánh đà) tương ứng với điểm cố định trên
thân máy (hoặc nắp máy)
– Quay trục cam theo chiều làm việc cho đến khi vấu cam xả của máy số 1 bắt
đầu tách khỏi con đội (hoặc đuôi xupáp), lúc này xupáp xả bắt đầu đóng. Đánh
dấu thứ 2 trên puly (hoặc bánh đà) tương ứng với dấu trên thân máy (hoặc nắp
máy).
– Đánh dấu thứ 3 chia đơi góc tạo bởi hai dấu trên puly (hoặc bánh đà). Thông
thường ở các động cơ, góc mở sớm xupáp hút nhỏ hơn góc đóng muộn xupáp xả
vì vậy ta nên đánh dáu hơi lệch về phía dấu thứ nhất (mở sớm xupáp hút)

– Quay ngược trục cam lại để dấu thứ 3 trùng với dấu cố định.
– Cố định trục cam, lắp đai dẫn động (hoặc xích) vào. Nếu các răng trên bánh đai
16


(hoặc bánh xích) khơng trùng với các răng đai (hoặc xích) thì có thể quay trục
cam đi một chút để các răng trùng với các rãnh trên bánh đai (hoặc xích)
– Lắp bộ phận căng đai (hoặc căng xích)
– Lắp các chi tiết hãm
* Nếu động cơ hoạt động không tốt có thể phải điều chỉnh lại góc đặt cam

17


CÁCH ĐẶT LỮA ĐỘNG CƠ
Nhiệm vụ và cấu tạo chung của hệ thống đánh lửa
Tạo ra tia lửa điện mạnh và đúng thời điểm để đốt cháy hỗn hợp trong động cơ
đánh lửa cưỡng bức.
Cấu tạo chung bao gồm: nguồn, biến áp đánh lửa, bộ chia điện, bộ phận điều
chỉnh góc phun sớm tự động, dây cao áp, bu gi.
Đối với hệ thống đánh lửa bán dẫn, có thêm cụm điều khiển bán dẫn ECM hay
ECU. Hệ thống đánh lửa hiện đại, thời điểm đánh lửa được điều khiển hoàn tồn do
những bộ phận điện tử, khơng cịn tồn tại cơ cấu đánh lửa sớm ly tâm hay chân không
nữa.
Các dạng hư hỏng của hệ thống đánh lửa
1. Hư hỏng của biến áp
Nứt, cháy sém nắp cao áp, chập mạch giữa các vòng dây, hỏng điện trở phụ.
2. Hư hỏng bộ chia điện
Tiếp điểm bị cháy, mịn khơng đều, khi tụ điện bảo vệ yếu vít tĩnh bị lõm,
ngược lại vít động lõm khi tụ điện quá mạnh. Khe hở má vít ở trạng thái mở hồn

tồn khơng đúng do chỉnh sai vị trí má tĩnh, nếu nhỏ q có thể gây cháy rỗ má
vít, nếu lớn quá làm giảm dòng sơ cấp. Nứt cháy nắp phân phối gây rò điện cao
áp, mòn cam, mòn vấu cần tiếp điểm gây muộn thời điểm đánh lửa. Lò xo lá ép
cần tiếp điểm yếu gây ra tia lửa chập chờn. Vít bắt chặt má tĩnh bị lỏng cũng gây
hiện tượng tương tự. Lị xo bộ điều chỉnh góc đánh lửa sớm theo số vòng quay bị
yếu, gãy làm thay đổi thời điểm tác dụng điều chỉnh. Màng chân khơng bị chùng,
rách, lị xo yếu cũng làm sai lệch thời
điểm điều chỉnh góc đánh lửa theo phụ tải.
3. Hư hỏng của bugi
Vỏ sứ bị nứt, rò điện từ cực giữa ra thành, khe hở điện cực quá lớn, điện cực bị
mòn, bị cháy, đóng cặn làm tăng điện trở.
Chẩn đốn hệ thống đánh lửa
1. Tia lửa yếu
Có nghĩa là điện thế cao áp thấp, có thể do biến áp đánh lửa bị hỏng, chập, do
má vít bẩn, rỗ, dây cao áp bị rị điện, bị hở, do bu gi bị bẩn, điện cực mịn q, khe hở
bu gi q lớn.
2. Đánh lửa khơng đúng thời điểm
Đánh lửa sớm quá: Biểu hiện khi khởi động có hiện tượng quay ngược, chế độ khơng
tải khơng ổn định, khi tăng tốc có tiếng kích nổ, nhiệt độ động cơ cao, tiêu hao
nhiên liệu tăng. Nguyên nhân do: đặt lửa sai, do khe hở má vít quá lớn. Cần tiến
hành đặt lửa lại.
18


Đánh lửa quá muộn: Động cơ khó khởi động, có tiếng nổ trong đường thải, nhiệt độ
động cơ tăng cao, tiêu hao nhiên liệu tăng, không tăng tốc được. Nguyên nhândo
đặt lửa sai, khe hở má vít quá nhỏ.
Kiểm tra trên băng thử chuyên dùng chiều dài tia lửa và hoạt động của các hệ thống
điều chỉnh góc đánh lửa sớm tự động.


Cách đặt lửa trên động cơ
Lắp delco ăn khớp với trục dẫn động. Quay trục khuỷu và quan sát vị trí con quay để
xác định máy thứ nhất. Lắp các dây cao áp theo đúng thứ tự làm việc của động
cơ. Xoay delco ứng với vị trí tốc độ động cơ lớn nhất và khơng có tiếng gõ.

19



×