Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG MÔN VĂN KHỐI 10 LẦN 1 - HỌC KỲ I "QUA CÁC THỜI KỲ" TỪ NĂM 2013 ĐẾN NĂM 2016 

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.45 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 </b>



<b>LẦN 1 – HỌC KỲ I, TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC </b>



<b>(THAM KHẢO) </b>






</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2></div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>NĂM HỌC 2015 – 2016 </b>


<b> TRƯỜNG THPT </b> <b> ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG – LỚP 10 </b>
<b>NGUYỄN TRUNG TRỰC </b> <b> MÔN: NGỮ VĂN </b>


<i><b> Ngày kiểm tra: 15/10/2016 </b></i>
<i><b> (Đề kiểm tra có 01 trang) </b></i> <i><b> Thời gian làm bài: 90 phút </b></i>


<i><b> </b></i> <i><b> </b></i>


<b>I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) </b>


Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới


<i>“ … Anh cũng như em muốn nhắc Mỵ Châu </i>
<i>Ðời còn giặc xin đừng quên cảnh giác </i>


<i>Nhưng nhắc sao được người hai ngàn năm trước </i>
<i>Nên em ơi ta đành tự nhắc mình.” </i>


(Mỵ Châu – Anh Ngọc)
<b> Câu 1: Đoạn thơ trên gợi anh (chị) nhớ đến câu chuyện dân gian nào? (0.5 điểm)</b>


<i><b>Câu 2. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? (0.5 điểm) </b></i>


<i><b>Câu 3. Câu thơ “Nên em ơi ta đành tự nhắc mình”, điều tác giả muốn nhắc chúng ta là </b></i>
gì? (1.0 điểm)


<b>Câu 4. Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân đối với </b>
nhân vật Mị Châu. (1.0 điểm)


<b>II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 diểm) </b>


<b>Câu 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (2.0 điểm) </b>


Hãy viết 01 đoạn văn (khơng q 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu tục ngữ
<i>“Có cơng mài sắt, có ngày nên kim”. </i>


<b>Câu 2: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (5.0 điểm) </b>


<b>Câu 2a. Dành cho học sinh học chương trình Chuẩn </b>


<i>Cảm nhận về thân phận Tấm và con đường tìm đến hạnh phúc của cơ. </i>
<b>Câu 2b. Dành cho học sinh học chương trình Nâng cao </b>


Phân tích nhân vật An Dương Vương.


<i><b>……Hết……. </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA TẬP TRUNG NGÀY 10/10/2015 </b>
<b> MƠN NGỮ VĂN KHỐI 10 (có 05 trang) </b>



<b>I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) </b>



<b>Câu 1. (0.5 điểm) </b>


Câu chuyện truyền thuyết: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.


- Điểm 0,5: Nêu đúng tên tác phẩm.


- Điểm 0: Nêu sai tên tác phẩm, hoặc không trả lời.
<b>Câu 2. (0.5 điểm) </b>


Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm.


- Điểm 0,5: Nêu đúng hoặc diễn đạt tương tự ý trên
- Điểm 0: Ghi phương thức khác hoặc không trả lời
<b>Câu 3: (1.0 điểm) </b>


Điều tác giả muốn nhắc ở đây là: tinh thần cảnh giác/ phải biết cân nhắc trong việc xử
lí mối quan hệ riêng và chung, giữa tình cảm cá nhân và lợi ích quốc gia dân tộc.


- Điểm 1,0: Trả lời chính xác như trên hoặc diễn đạt tương tự
- Điểm 0,5: Trả lời đúng 1 trong 2 ý trên


- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
<b>Câu 4. (1.0 điểm) </b>


Tình cảm, thái độ của nhân dân đối với nhân vật Mị Châu:


Vừa phê phán hành động phản quốc dù chỉ do vơ tình, vừa độ lượng, bao dung với Mị
Châu vì hiểu nàng là người cả tin, ngây thơ bị lợi dụng.


- Điểm 1,0: Trả lời đúng theo đáp án trên hoặc cách diễn đạt tương tự


- Điểm 0,5: Trả lời được 1 trong 2 ý trên


- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
<b>II. LÀM VĂN (7.0 diểm) </b>


<b>Câu 1: Nghị luận xã hội (2.0 điểm) </b>


Hãy viết 01 đoạn văn (không quá 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu tục ngữ
<i>“Có cơng mài sắt, có ngày nên kim”. </i>


<i><b>* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã </b></i>
hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải rõ ràng; có cảm xúc; diễn đạt trơi chảy, bảo đảm
tính liên kết; khơng mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.


<i><b>* Yêu cầu cụ thể: </b></i>


<i>a) Đảm bảo cấu trúc của 1 đoạn văn nghị luận (0,25 điểm): </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; các câu thân đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau
cùng làm sáng tỏ vấn đề; câu kết đoạn khái quát được vấn đề.


- Điểm 0: Sai cấu trúc đoạn văn, bài viết thiếu liên kết.


<i>b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm): </i>


- Điểm 0,25: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: có kiên trì, nhẫn nại thì sẽ có ngày
<i>thành công. </i>


- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.



<i>c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển </i>
<i>khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận </i>
<i>để triển khai các luận điểm, biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng </i>
<i>phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm): </i>


- Điểm 1.0: Đảm bảo các u cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
- Giải thích:


<i>Câu nói “Có cơng mài sắt, có ngày nên kim” có nghĩa là: có kiên trì, nhẫn nại thì </i>
có ngày sẽ thành cơng.


- Phân tích, chứng minh:


+ Cuộc sống ln đặt ra những khó khăn, thử thách cho chúng ta, nhưng đừng vì
<i>vậy mà vội vàng từ bỏ, nản lòng, phải cố gắng vượt qua,… </i>


+ Con người có ý chí kiên trì, nhẫn nại, cố gắng khơng ngừng sẽ đạt được điều
mình mong muốn.


+ Lấy dẫn chứng để làm rõ nhận định trên.
- Bàn luận – mở rộng


+ Đây là một chân lí: câu tục ngữ không chỉ là lời khuyên mà còn là sự động
viên, khích lệ, phải biết cố gắng và lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống.


+ Phê phán lối sống thiếu kiên trì, nhẫn nại, gặp khó khăn đã vội nản lòng bỏ
cuộc …


- Bài học thực tiễn: Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.



- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm
(giải thích, chứng minh, bình luận) cịn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.


- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.


- Điểm 0: Khơng đáp ứng được bất kì u cầu nào trong các yêu cầu trên.
<i>d) Sáng tạo (0,25 điểm) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Điểm 0: Khơng có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; khơng có quan điểm và thái độ
riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.


<i>e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm): </i>


- Điểm 0,25: Khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.


<b>Câu 2a. Dành cho học sinh học chương trình chuẩn </b>


<i><b>* u cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn </b></i>
học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể
hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; khơng mắc
lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.


<i><b>* Yêu cầu cụ thể: </b></i>


<i>a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): </i>


- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài
biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn


văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được
vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.


- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần
chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.


- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có
1 đoạn văn.


<i>b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): </i>


- Điểm 0,5: Thân phận Tấm và con đường tìm đến hạnh phúc của cô.
- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.


c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển
khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển
khai các luận điểm biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (3,0 điểm):


- Điểm 3,0: Đảm bảo các u cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
MB: Giới thiệu tác phẩm, vấn đề cần nghị luận


TB: Cảm nhận về nội dung:


- Tấm - Cô gái hiền lành, chăm chỉ, chịu nhiều bất hạnh
+ Mồ côi cha mẹ từ nhỏ


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

+ Cám lừa cướp đi chiếc yếm đỏ - công sức lao động của Tấm, phần thưởng đáng ra
cô được hưởng.



+ Giết con cá bống – người bạn nhỏ, niềm an ủi tinh thần của Tấm


+ Trộn lẫn thóc với gạo bắt Tấm nhặt để ngăn cản không cho Tấm đi xem hội – tước
đoạt đi cơ hội được kết giao, tìm kiếm hạnh phúc của Tấm.


- Mỗi khi bị mẹ con Cám ức hiếp: Tấm hiền lành chỉ biết cam chịu, nhẫn nhục và
điều Tấm có thể làm được duy nhất là khóc.


- Tấm nhận được sự giúp đỡ của bụt vào những lúc cô gặp khó khăn nhất, bụt giúp
Tấm gặp được vua nhờ chi tiết chiếc giày bị đánh rơi. Từ một cô gái mồ côi,
nghèo khổ, Tấm đã bước lên đỉnh cao của danh vọng – ngơi vị hồng hậu và tìm
thấy hạnh phúc cho mình


 hạnh phúc đến với Tấm – phần thưởng xứng đáng mà nhân dân muốn dành tặng
cho người hiền lành, nhân hậu như Tấm, thể hiện triết lí “ở hiền gặp lành” của nhân
dân.


Cảm nhận về nghệ thuật: truyện có sự tham gia của yếu tố thần kì, xây dựng nhân vật
theo hai tuyến đối lập nhau, từ đó nhấn mạnh tơ đậm từng nhân vật


KB: Khái quát chung – liên hệ, mở rộng.


- Điểm 2,0 - 2,5: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận
điểm còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.


- Điểm 1,0 - 2,0 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,5 – 1,0: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.


- Điểm 0,5: Có nêu vài ý nhưng chưa cụ thể để đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu
cầu trên.



- Điểm 0: Khơng đáp ứng được bất kì u cầu nào trong các yêu cầu trên.
<i><b>d) Sáng tạo (0,5 điểm) </b></i>


- Điểm 0,5:Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình
ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn
học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức
và pháp luật.


- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy
nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.


- Điểm 0: Khơng có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; khơng có quan điểm và thái độ
<i><b>e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): </b></i>


- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.


<b>Câu 2b. Dành cho học sinh học chương trình Nâng cao </b>


<b>* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn </b>
học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn
đạt trơi chảy, bảo đảm tính liên kết; khơng mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):


<i>- Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn </i>
dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết
chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể
hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.



<i>- Điểm: 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa </i>
thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.


<i>- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có </i>
1 đoạn văn.


b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):


- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nhân vật An Dương Vương
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.


c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển
khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận, biết kết
hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (3,0 điểm):


- Điểm 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
MB: Giới thiệu tác phẩm, nhân vật An Dương Vương.


- Công trạng: xây thành, chế nỏ, chiến thắng Triệu Đà
Nguyên nhân thắng lợi:


+ Do ADV kiên trì, quyết tâm, khơng nản lịng trước khó khăn thử thách
+ Được người và thần linh (Rùa Vàng) giúp đỡ


+ Vua có tầm nhìn xa trơng rộng


 Vị vua anh hùng, yêu nước thương dân, có tinh thần trách nhiệm cao.


- Sai lầm: sau thành công và thắng lợi bước đầu, ADV có phần lơ là, mất cảnh giác


+ Mơ hồ về bản chất ngoan cố của kẻ thù xâm lược


+ Mở đường cho con trai đối phương lọt vào làm nội gián trong hàng ngũ của mình.
+ Lúc giặc đến cịn ỷ lại vũ khí mà khơng lo đề phịng.


 Bi kịch: nước mất nhà tan, tự tay chém đầu con gái.
- Thái độ của nhân dân


+ Ca ngợi, tơn vinh người anh hùng của dân tộc đã có công dựng nước và giữ nước
+ Phê phán sự chủ quan, mất cảnh giác của ông để dẫn đến bị kịch mất nước.


Nghệ thuật: xây dựng nhân vật truyền thuyết tiêu biểu với sự kết hợp giữa “cốt lõi lịch
sử” và hư cấu nghệ thuật.


KB: Đánh giá lại nhân vật, rút ra bài học từ sự thất bại của An Dương Vương (về việc
giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù).


- Điểm 2.0- 2,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận
điểm cịn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Điểm 0,5 – 1,0: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.


- Điểm 0,5: Có nêu vài ý nhưng chưa cụ thể để đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu
cầu trên.


- Điểm 0: Khơng đáp ứng được bất kì u cầu nào trong các yêu cầu trên.
<i><b>d) Sáng tạo (0,5 điểm) </b></i>


- Điểm 0,5:Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình
ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn


học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức
và pháp luật.


- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy
nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.


- Điểm 0: Khơng có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; khơng có quan điểm và thái độ
<i><b>e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>NĂM HỌC 2016 – 2017 </b>


<b> TRƯỜNG THPT </b> <b> ĐỀ KIỂM TRA - LỚP 10 THPT </b>
<b>NGUYỄN TRUNG TRỰC </b> <b> MÔN: NGỮ VĂN </b>


<i><b> Ngày kiểm tra: 15/10/2016 </b></i>
<i><b> (Đề kiểm tra có 01 trang) </b></i> <i><b> Thời gian làm bài: 90 phút </b></i>


<i><b> </b></i> <i><b> </b></i>


<b>I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) </b>


Đọc bài ca dao sau và thực hiện yêu cầu bên dưới


<i>“Cày đồng đang buổi ban buổi ban trưa </i>
<i>Mồ hơi thánh thót như mưa ruộng cày </i>


<i>Ai ơi bưng bát cơm đầy </i>


<i>Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” </i>



<i><b>Câu 1. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính trong bài ca dao trên? (0.5 điểm) </b></i>
<i><b>Câu 2. Nêu nội dung chính bài ca dao? (0.5 điểm) </b></i>


<b>Câu 3. Xác định biện pháp tu từ và chỉ ra tác dụng trong câu ca dao: (1.0 điểm) </b>
<i>“Cày đồng đang buổi ban buổi ban trưa </i>


<i> Mồ hơi thánh thót như mưa ruộng cày…” </i>


<b>Câu 4. Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lịng biết ơn người nơng dân làm ra hạt gạo. </b>
Trả lời trong khoảng 3 – 5 dòng. (1.0 điểm)


<b>II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 diểm) </b>


<b>Câu 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (2.0 điểm) </b>


Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu tục ngữ
<i>“Có chí thì nên”. </i>


<b>Câu 2: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (5.0 điểm) </b>


<b>Câu 2a. Dành cho học sinh học chương trình Chuẩn </b>


Cảm nhận của anh (chị) về thân phận người phụ nữ xưa trong bài ca dao
<i>“Thân em như tấm lụa đào </i>


<i>Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” </i>


<b>Câu 2b. Dành cho học sinh học chương trình Nâng cao </b>


Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật Đăm Săn trong cảnh ăn mừng chiến


thắng.


<i>(Chiến thắng Mtao Mxây – Trích sử thi Đăm Săn) </i>
<i><b>……Hết……. </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA TẬP TRUNG NGÀY 15/10/2016 </b>


<b> MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10 (có 05 trang) </b>




<b>I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) </b>


<b>Câu 1. (0.5 điểm) </b>


Phương thức biểu đạt chính của ca dao: phương thức biểu cảm.
- Điểm 0,5: Nêu đúng hoặc diễn đạt tương tự ý trên


- Điểm 0: Ghi phương thức khác hoặc không trả lời
<b>Câu 2. (0.5 điểm) </b>


Nội dung chính: Nỗi vất vả, cực nhọc của người nông dân trong việc đồng áng. Thái
độ trân trọng và biết ơn người nông dân làm ra hạt gạo.


- Điểm 0.5: Trả lời chính xác như trên


- Điểm 0,25: Trả lời – viết sai chính tả, thiếu từ
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời


<b>Câu 3. (1.0 điểm) </b>


<i>Tác giả sử dụng phép tu từ: so sánh, nói quá </i>



Tác dụng: Thể hiện nỗi nhọc nhằn, cuộc sống lam lũ của người nông dân với công việc
đồng áng trong thời tiết khắc nghiệt.


- Điểm 1,0: Trả lời đúng 02 ý trên
- Điểm 0,5: Trả lời 1/2 ý theo cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
<b>Câu 4. (1.0 điểm) </b>


Lòng biết ơn người nơng dân làm ra hạt gạo: Phải có ý thức trân trọng lúa gạo, nâng
niu thành quả lao động; thấu hiểu nỗi đắng cay vất vả của người nông dân làm ra hạt
gạo; cảm thông, chia sẻ với những nỗi cơ cực của người nông dân,…


- Điểm 1,0: Nêu được những suy nghĩ của bản thân về lịng biết ơn người nơng dân làm
ra hạt gạo.


- Điểm 0,5: Nêu được những suy nghĩ của bản thân về lòng biết ơn người nơng dân làm
ra hạt gạo nhưng cịn chung chung, chưa rõ ý.


- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
<b>II. LÀM VĂN (7.0 diểm) </b>


<b>Câu 1: Nghị luận xã hội (2.0 điểm) </b>


Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu tục ngữ
<i>“Có chí thì nên”. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i><b>* u cầu cụ thể: </b></i>


<i>a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25 điểm): </i>



- Điểm 0,25 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn. Phần Mở
đoạn biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân đoạn biết tổ chức thành nhiều
đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết đoạn khái quát
được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.


- Điểm 0: Các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; Không thể hiện đúng
cấu trúc viết một đoạn văn.


<i>b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm): </i>


- Điểm 0,25: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: có ý chí, nghị lực thì mới có thành
<i>công trong cuộc sống. </i>


- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.


<i>c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển </i>
<i>khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận </i>
<i>để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình </i>
<i>luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn </i>
<i>đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm): </i>


- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
- Giới thiệu câu tục ngữ “Có chí thì nên”


- Triển khai các ý làm sáng tỏ chủ đề, vấn đề nghị luận.


+ Chí là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
+ Khơng có ý chí thì khơng làm được gì.



+ Những người có ý chí đều thành cơng (nêu dẫn chứng).


+ Ý chí giúp con người vượt qua những khó khăn (nêu dẫn chứng)
- Khẳng định ý nghĩa câu tục ngữ trong cuộc sống.


- Bài học thực tiễn: Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.


- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, nhưng liên kết giữa các câu
chưa thật chặt chẽ.


- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.


- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
<i>d) Sáng tạo (0,25 điểm) </i>


- Điểm 0,25: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ,
hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu
sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
<i>e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm): </i>


- Điểm 0,25: Khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.


<b>Câu 2a. Dành cho học sinh học chương trình chuẩn </b>


<i><b>* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn </b></i>
học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể


hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trơi chảy, bảo đảm tính liên kết; khơng mắc
lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.


<i><b>* Yêu cầu cụ thể: </b></i>


<i>a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): </i>


- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài
biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn
văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được
vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.


- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần
chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.


- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có
1 đoạn văn.


<i>b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): </i>


- Điểm 0,5: Lời than thân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.


c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai
theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai
các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, phân tích, bình luận); biết kết hợp
giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh
động.



- Điểm 3,0: Đảm bảo các u cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giới thiệu được thân phận người phụ nữ xưa qua bài ca dao.


+ Cảm nhận thân phận người phụ nữ thơng qua các hình ảnh, từ ngữ, nghệ thuật trong
bài ca dao.


++ Sử dụng mơ típ “Thân em”: diễn tả thân phận nhỏ bé, đắng cay, tội nghiệp của
người phụ nữ trong xã hội phong kiến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

++ Hình ảnh “Phất phơ giữa chợ…..tay ai”: Số phận người phụ nữ phó mặc cho sự
may rủi, phụ thuộc vào người mua, cảm thấy mình như một món hàng. Số phận bấp bênh,
thiếu vững chắc, không làm chủ được cuộc đời, số phận. Bộc lộ nỗi lo âu, phấp phỏng
cho thân phận.


++ Biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ: Người phụ nữ ý thức rất rõ về vẻ đẹp và giá trị của
mình.


+ Đánh giá:


++ Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ý thức về phẩm chất và số
phận của người phụ nữ.


- Điểm 1,5- 2,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận
điểm (phân tích, so sánh) cịn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt
chẽ.


- Điểm 1,25 -1,5 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,5 – 1,0: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.


- Điểm 0,25: Có nêu vài ý nhưng chưa cụ thể để đáp ứng được yêu cầu nào trong các


yêu cầu trên. Hoặc thiên về kể chuyện.


- Điểm 0: Khơng đáp ứng được bất kì u cầu nào trong các yêu cầu trên.
<i><b>d) Sáng tạo (0,5 điểm) </b></i>


- Điểm 0,5:Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình
ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn
học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức
và pháp luật.


- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy
nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.


- Điểm 0: Khơng có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; khơng có quan điểm và thái độ
<i><b>e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): </b></i>


- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.


<b>Câu 2b. Dành cho học sinh học chương trình Nâng cao </b>


<b>* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn </b>
học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn
<b>đạt trơi chảy, bảo đảm tính liên kết; khơng mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. </b>


<b>* Yêu cầu cụ thể: </b>


a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<i>- Điểm: 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa </i>


thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.


<i>- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có </i>
1 đoạn văn.


b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):


- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: hình tượng nhân vật Đăm Săn trong
cảnh ăn mừng chiến thắng


- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.


c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển
khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển
khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, phân tích, bình luận); biết kết
hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và
sinh động.


- Điểm 3,0: Đảm bảo các u cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung đề.


+ Cảm nhận hình tượng nhân vật Đăm Săn trong cảnh ăn mừng chiến thắng.


<i> ++ Trong cảnh ăn mừng chiến thắng Đăm Săn hiện lên với sức mạnh phi thường: “Sức </i>
<i>ngang sức voi đực”, “hơi thở ầm ầm tựa sấm dậy”,… </i>


<i> ++ Đăm Săn hiện lên với ngoại hình – cách ăn mặc: tóc dài, đơi mắt long lanh, bắp </i>
<i>chân và bắp đùi to, đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa, ngực quấn mền chiến, tai đeo </i>
<i>nụ,… </i>



<i> ++ Đăm Săn hiện lên là một tù trưởng oai phong, giàu mạnh: chiêng đống voi bầy, … </i>
++ Nghệ thuật so sánh, phóng đại: khẳng định sức mạnh và ca ngợi vẻ đẹp, chiến công
của người anh hùng Đăm Săn.


+ Đánh giá:


++ Đăm Săn mang vẻ đẹp của sức mạnh, tài năng và sự phồn thịnh. Vẻ đẹp người anh
hùng mang tầm vóc sử thi trong bối cảnh rộng lớn, tưng bừng giữa thiên nhiên, con
người, xã hội.


- Điểm 1,75- 2,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận
điểm (phân tích, so sánh) cịn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt
chẽ.


- Điểm 1,5 -1,75 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25 - 0,5: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.


- Điểm 0,25: Có nêu vài ý nhưng chưa cụ thể để đáp ứng được yêu cầu nào trong các
yêu cầu trên. Hoặc thiên về kể chuyện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Điểm 0,5:Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình
ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn
học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức
và pháp luật.


- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy
nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.


- Điểm 0: Khơng có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; khơng có quan điểm và thái độ


<i><b>e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): </b></i>


</div>

<!--links-->

×