Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

225

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.84 KB, 95 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>1. MỞ ĐẦU</b>



<b>1.1</b> <b>TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI</b>


Để tạo ra được nhiều thịt lợn phục vụ cho nhu cầu thực phẩm trong
nước và xuất khẩu, việc nâng cao năng suất sinh sản của đàn lợn nái ngoại
ni theo mơ hình trang trại ln là mối quan tâm, mục tiêu hàng đầu của các
nhà chăn nuôi và các nhà khoa học.


Trong những năm gần đây, năng suất sinh sản của lợn cơng nghiệp ở
nước ta đã có nhiều cải thiện nhờ chất lượng con giống được nâng cao và
chọn lọc tốt, kỹ thuật chăm sóc ni dưỡng lợn nái ngoại dần được hoàn thiện
và ứng dụng rộng rãi. Do đó, đã góp phần nâng cao số lứa đẻ của nái/năm từ
1,7 - 2 lứa/nái/năm lên 2,0 - 2,45 lứa /nái/năm. Bình quân số lợn con cai
sữa/nái/năm xấp xỉ 20 con/nái. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực đặc
biệt đối với các nước chăn nuôi tiên tiến thì năng suất sinh sản của lợn nái
nước ta cịn thấp.


Theo các nhà chăn ni, một trong những ngun nhân làm hạn chế khả
năng sinh sản của lợn nái ngoại ở nước ta hiện nay là mắc hội chứng M.M.A
(viêm tử cung – Metritis, viêm vú – Mastitis, mất sữa - Agalactia). Hội chứng
M.M.A ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của lợn nái, làm giảm số
lứa đẻ trong năm hoặc có thể làm mất khả năng sinh sản của lợn nái. Không
những thế hội chứng M.M.A còn là nguyên nhân làm cho tỷ lệ mắc bệnh tiêu
chảy ở các đàn lợn con trong giai đoạn bú sữa mẹ tăng cao do số lượng và
chất lượng của sữa mẹ bị ảnh hưởng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

được biện pháp phòng tránh là việc làm rất cần thiết. Với mục đích góp phần
hồn chỉnh quy trình kĩ thuật chăn ni lợn nái, giúp phòng ngừa hội chứng
M.M.A và nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái. Được sự hướng dẫn của
PGS.TS Nguyễn Văn Thanh chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:



<i><b> Thực trạng hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (M.M.A) ở đàn</b></i>
<i><b>lợn nái ngoại nuôi theo mơ hình trang trại thuộc tỉnh Thái Bình và thử</b></i>
<i><b>nghiệm biện pháp phòng trị. </b></i>


<b>1.2</b> <b>MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI</b>


Đánh giá thực trạng hội chứng M.M.A (viêm tử cung, viêm vú, mất
sữa) ở đàn lợn nái ngoại nuôi theo mơ hình trang trại tại Thái Bình.


Đánh giá ảnh hưởng của hội chứng M.M.A đến năng suất sinh sản của
lợn nái.


Xác định mối quan hệ giữa hội chứng M.M.A ( viêm tử cung, viêm vú,
mất sữa) ở lợn nái với tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở các đàn lợn con đang trong
thời gian bú mẹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>3. TỔNG QUAN TÀI LIỆU</b>



<b>2.1 HỘI CHỨNG M.M.A. Ở LỢN NÁI SINH SẢN</b>


Có hai quan điểm về sử dụng thuật ngữ hội chứng M.M.A. Theo Đặng
Đắc Thiệu (1978)[18]; Lê Minh Chí (1985)[1]; Berstchinger và Pohlenz
(1980)[27]; Ross (1981)[124]; Smith (1985)[129]; Mercy (1990)[101];
Radostits và ctv (1997)[119], những biểu hiện lâm sàng sau khi sinh ở lợn nái
từ 12 – 72 giờ bao gồm hiện tượng sốt (Persson và cs, 1989)[114], tử cung tiết
nhiều dịch viêm (viêm tử cung); vú sưng cứng, nóng và đỏ lên (viêm vú); sữa
giảm hay mất sữa (kém hay mất sữa) được gọi là hội chứng viêm tử cung,
viêm vú, mất sữa (Gardner và cs, 1990)[52]. Trên từng cá thể, có thể bệnh
xuất hiện với từng chứng riêng biệt hoặc kết hợp 2 – 3 triệu chứng cùng lúc,


trong đó chứng viêm tử cung thường xuất hiện với tần số cao (Lê Minh Chí,
1985)[1]. Tuy nhiên theo Taylor (1995)[134], hội chứng M.M.A phải là sự
kết hợp cả 3 chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa trên cùng một cá thể lợn
nái (trích dẫn bởi Nguyễn Như Pho, 2002) [6]. Trong khuôn khổ luận án này,
chúng tôi sử dụng thuật ngữ hội chứng M.M.A theo quan điểm của các tác giả
Đặng Đắc Thiệu(1978)[12]; Lê Minh Chí(1985)[1]; Berstchinger và Pohlenz
(1980)[27] để diễn tả những cá thể bị viêm tử cung kèm theo mất sữa hoặc
viêm tử cung kèm viêm vú được xem là mắc hội chứng M.M.A trên lợn nái
sau khi sinh (trường hợp lợn nái bị viêm vú kèm theo mất sữa chúng tơi
khơng nghiên cứu vì heo nái mắc triệu chứng này do nhiều nguyên nhân ).
Trường hợp triệu chứng xuất hiện trên cùng một cá thể được gọi là thể điển
hình của hội chứng MMA.


<b>2.1.1 Bệnh viêm tử cung ở lợn nái (mestritis)</b>


<i><b>Nguyên nhân của bệnh viêm tử cung</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

[13], viêm tử cung là một quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh
sản sau đẻ. Quá trình viêm phá huỷ các tế bào tổ chức của các lớp hay các
tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí
làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái.


Theo các tác giả Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ,
Huỳnh Văn Kháng (2000)[1], bệnh viêm tử cung ở lợn nái thường do các
nguyên nhân sau:


- Công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là phối giống bằng
phương pháp thụ tinh nhân tạo làm xây xát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn
tinh không được vô trùng khi phối giống có thể đưa vi khuẩn từ ngồi vào tử
cung lợn nái gây viêm.



- Lợn nái phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh viêm bao dương vật
hoặc mang vi khuẩn từ những con lợn nái khác đã bị viêm tử cung, viêm âm
đạo truyền sang cho lợn khoẻ.


- Lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng thủ thuật gây tổn thương niêm
mạc tử cung, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, viêm tử cung kế phát.


- Lợn nái sau đẻ bị sát nhau xử lý không triệt để cũng dẫn đến viêm tử cung.
- Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: sẩy thai truyền nhiễm,
phó thương hàn, bệnh lao… gây viêm.


- Do vệ sinh chuồng đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước và sau
đẻ không sạch sẽ, trong thời gian đẻ cổ tử cung mở vi sinh vật có điều kiện để
xâm nhập vào gây viêm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Theo F.Madec và C.Neva (1995)[20], bệnh viêm tử cung và các bệnh ở
đường tiết niệu có mối quan hệ với nhau, vi khuẩn trong nước tiểu cũng phát
triển trong âm đạo và việc gây nhiễm ngược lên tử cung là rất dễ xảy ra.


Nhiễm khuẩn tử cung qua đường máu là do vi khuẩn sinh trưởng ở một
cơ quan nào đó có kèm theo bại huyết, do vậy có trường hợp lợn hậu bị chưa
phối nhưng đã bị viêm tử cung.


<i><b>Hậu quả của bệnh viêm tử cung</b></i>


Tử cung là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cơ quan
sinh dục của lợn nái, nếu tử cung xảy ra bất kỳ quá trình bệnh lý nào thì đều
ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh sản của lợn mẹ và sự sinh trưởng, phát
triển của lợn con.



Đánh giá được hậu quả của viêm tử cung nên đã có rất nhiều nhà khoa
học nghiên cứu về bệnh và đưa ra các nhận xét có ý nghĩa rất lớn cho q
trình chẩn đốn, phịng và điều trị bệnh.


Theo Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002)
[13] và PGS.TS Trần Thị Dân (2004)[11] khi lợn nái bị viêm tử cung sẽ dẫn
tới một số hậu quả chính sau:


- Khi lợn bị viêm tử cung dễ dẫn tới sẩy thai.


Lớp cơ trơn ở thành tử cung có đặc tính co thắt. Khi mang thai, sự co
thắt của cơ tử cung giảm đi dưới tác dụng của Progesterone, nhờ vậy phơi có
thể bám chặt vào tử cung.


Khi tử cung bị viêm cấp tính do nhiễm trùng, tế bào lớp nội mạc tử
cung tiết nhiều Prostaglandin F2α (PGF2α), PGF2α gây phân huỷ thể vàng ở


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

cung tăng nên gia súc cái có chửa dễ bị sẩy thai.


- Lợn mẹ bị viêm tử cung bào thai cũng phát triển kém hoặc thai chết lưu.
Lớp nội mạc của tử cung có nhiệm vụ tiết các chất vào lòng tử cung để
giúp phôi thai phát triển. Khi lớp nội mạc bị viêm cấp tính, lượng
Progesterone giảm nên khả năng tăng sinh và tiết dịch của niêm mạc tử cung
giảm, do đó bào thai nhận được ít thậm chí không nhận được dinh dưỡng từ
mẹ nên phát triển kém hoặc chết lưu.


- Sau khi sinh con lượng sữa giảm hoặc mất hẳn sữa nên lợn con trong
giai đoạn theo mẹ thường bị tiêu chảy.



Khi lợn nái bị nhiễm trùng tử cung, trong đường sinh dục thường có
<i>mặt của vi khuẩn E.coli, vi khuẩn này tiết ra nội độc tố làm ức chế sự phân</i>
tiết kích thích tố tạo sữa Prolactin từ tuyến n, do đó lợn nái ít hoặc mất hẳn
sữa. Lượng sữa giảm, thành phần sữa cũng thay đổi nên lợn con thường bị
tiêu chảy, còi cọc.


- Lợn nái bị viêm tử cung mạn tính sẽ khơng có khả năng động dục trở lại
Nếu tử cung bị viêm mạn tính thì sự phân tiết PGF2α giảm, do đó thể


vàng vẫn tồn tại, vẫn tiếp tục tiết Progesterone.


Progesterone ức chế thuỳ trước tuyến yên tiết ra LH, do đó ức chế sự
phát triển của nỗn bao trong buồng trứng, nên lợn nái không thể động dục trở
lại được và không thải trứng được.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

nguyên nhân dẫn đến hội chứng M.M.A, từ đó làm cho tỷ lệ lợn con nuôi
sống thấp. Đặc biệt, nếu viêm tử cung kèm theo viêm bàng quang thì cịn ảnh
hưởng tới hoạt động của buồng trứng.


Qua đó ta thấy hậu quả của viêm tử cung là rất lớn, để tỷ lệ mắc bệnh
giảm, người chăn ni phải có những hiểu biết nhất định về bệnh từ đó tìm ra
biện pháp để phòng và điều trị hiệu quả.


<i><b>Các thể viêm tử cung : </b></i>


Theo Đặng Đình Tín (1985)[6], bệnh viêm tử cung được chia làm 3
thể: viêm nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung, viêm tương mạc tử cung.


<i><b>Viêm nội mạc tử cung (Endomestritis)</b></i>



Theo Nguyễn Văn Thanh (1999)[5], viêm nội mạc tử cung là viêm lớp
niêm mạc của tử cung, đây là một trong các nguyên nhân làm giảm khả năng
sinh sản của gia súc cái, nó cũng là thể bệnh phổ biến và chiếm tỷ lệ cao trong
các bệnh của viêm tử cung. Viêm nội mạc tử cung thường xảy ra sau khi gia
súc sinh đẻ, nhất là trong trường hợp đẻ khó phải can thiệp làm niêm mạc tử
<i>cung bị tổn thương, tiếp đó các vi khuẩn Streptococcus, Staphylococcus,</i>


<i>E.coli, Salmonella, C.pyogenes, Bruccella, roi trùng Trichomonas Foetus…</i>


xâm nhập và tác động lên lớp niêm mạc gây viêm.


Theo Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000)[2], bệnh viêm nội
mạc tử cung có thể chia 2 loại:


- Viêm nội mạc tử cung thể cata cấp tính có mủ, chỉ gây tổn thương ở
niêm mạc tử cung.


- Viêm nội mạc tử cung thể màng giả, tổ chức niêm mạc đã bị hoại tử, tổn
thương lan sâu xuống dưới tầng cơ của tử cung và chuyển thành viêm hoại tử.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Lợn bị bệnh này thân nhiệt hơi cao, ăn kém, lượng sữa giảm. Con vật
có trạng thái đau đớn nhẹ, có khi con vật cong lưng rặn, tỏ vẻ không yên tĩnh.
Từ âm hộ chảy ra hỗn dịch, niêm dịch lẫn với dịch viêm, mủ, lợn cợn những
mảnh tổ chức chết… Khi con vật nằm xuống, dịch viêm thải ra ngày càng
nhiều hơn. Xung quanh âm môn, gốc đuôi, hai bên mông dính nhiều dịch
viêm, có khi nó khơ lại thành từng đám vảy màu trắng xám. Kiểm tra qua âm
đạo, niêm dịch và dịch rỉ viêm thải ra nhiều. Cổ tử cung hơi mở và có mủ
chảy qua cổ tử cung. Niêm mạc âm đạo bình thường.


<i><b> Viêm nội mạc tử cung thể màng giả </b></i>



Ở thể viêm này, niêm mạc tử cung thường bị hoại tử. Những vết
thương đã ăn sâu vào tầng cơ của tử cung và chuyển thành hoại tử. Lợn nái
mắc bệnh này thường xuất hiện triệu chứng toàn thân rõ: thân nhiệt tăng cao,
lượng sữa giảm có khi hồn tồn mất sữa, kế phát viêm vú, ăn uống giảm
xuống. Con vật đau đớn, luôn rặn, lưng và đuôi cong lên. Từ cơ quan sinh dục
ln thải ra ngồi hỗn dịch: Dịch viêm, máu, mủ, lợn cợn những mảnh tổ
chức hoại tử, niêm dịch…


<i><b> Viêm cơ tử cung (Myomestritis Puerperalis)</b></i>


Theo Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000)[2], viêm cơ tử cung
thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung thể màng giả. Niêm mạc tử cung bị
thấm dịch thẩm xuất, vi khuẩn xâm nhập và phát triển sâu vào tổ chức làm
niêm mạc bị phân giải, thối rữa gây tổn thương cho mạch quản và lâm ba
quản, từ đó làm lớp cơ và một ít lớp tương mạc của tử cung bị hoại tử. Nếu
bệnh nặng, can thiệp chậm có thể dẫn tới nhiễm trùng toàn thân, huyết nhiễm
trùng hoặc huyết nhiễm mủ. Có khi do lớp cơ và lớp tương mạc của tử cung
bị phân giải mà tử cung bị thủng hoặc tử cung bị hoại tử từng đám to.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Mép âm đạo tím thẫm, niêm mạc âm đạo khơ, nóng màu đỏ thẫm. Gia súc
biểu hiện trạng thái đau đớn, rặn liên tục. Từ cơ quan sinh dục ln thải ra
ngồi hỗn dịch màu đỏ nâu, lợn cợn mủ và những mảnh tổ chức thối rữa nên
có mùi tanh, thối. Con vật thường kế phát viêm vú, có khi viêm phúc mạc.


Thể viêm này thường ảnh hưởng đến q trình thụ thai và sinh đẻ lần
sau. Có trường hợp điều trị khỏi nhưng gia súc vô sinh.


<i><b>Viêm tương mạc tử cung (Perimestritis Puerperali)</b></i>



Theo Đặng Đình Tín (1985)[6], viêm tương mạc tử cung thường kế
phát từ viêm cơ tử cung. Thể viêm này thường cấp tính cục bộ, tồn thân xuất
hiện những triệu chứng điển hình và nặng. Lúc đầu lớp tương mạc tử cung có
màu hồng, sau chuyển sang đỏ sẫm, sần sùi mất tính trơn bóng. Sau đó các tế
bào bị hoại tử và bong ra, dịch thẩm xuất tăng tiết. Nếu bị viêm nặng, nhất là
viêm có mủ, lớp tương mạc có thể dính với các tổ chức xung quanh gây nên
tình trạng viêm mơ tử cung (thể Paramestritis), thành tử cung dày lên, có thể
kế phát viêm phúc mạc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i><b>Chẩn đoán viêm tử cung </b></i>


Theo F.Madec và C.Neva (1995)[20], xuất phát từ quan điểm lâm sàng
thì bệnh viêm tử cung thường biểu hiện vào lúc đẻ và thời kì tiền động đực, vì
đây là thời gian cổ tử cung mở nên dịch viêm có thể chảy ra ngồi. Số lượng
mủ khơng ổn định, từ vài ml cho tới 200 ml hoặc hơn nữa. Tính chất mủ cũng
khác nhau, từ dạng dung dịch màu trắng loãng cho tới màu xám hoặc vàng, đặc
như kem, có thể màu máu cá. Người ta thấy rằng thời kì sau sinh đẻ hay xuất
hiện viêm tử cung cấp tính, viêm tử cung mạn tính thường gặp trong thời kì
cho sữa. Hiện tượng chảy mủ ở âm hộ có thể cho phép nghi viêm nội mạc tử
cung.


Tuy nhiên, cần phải đánh giá chính xác tính chất của mủ, đơi khi có
những mảnh trắng giống như mủ đọng lại ở âm hộ nhưng lại có thể là chất kết
tinh của nước tiểu từ trong bàng quang chảy ra. Các chất đọng ở âm hộ lợn
nái cịn có thể là do viêm bàng quang có mủ gây ra.


Khi lợn nái mang thai, cổ tử cung sẽ đóng rất chặt vì vậy nếu có mủ
chảy ra thì có thể là do viêm bàng quang. Nếu mủ chảy ở thời kỳ động đực thì
có thể bị nhầm lẫn.



Như vậy, việc kiểm tra mủ chảy ra ở âm hộ chỉ có tính chất tương
đối. Với một trại có nhiều biểu hiện mủ chảy ra ở âm hộ, ngoài việc kiểm
tra mủ nên kết hợp xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra cơ quan tiết niệu sinh
dục. Mặt khác, nên kết hợp với đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái để
chẩn đốn cho chính xác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Để chẩn đốn người ta dựa vào những triệu chứng điển hình ở cục bộ cơ
quan sinh dục và triệu chứng toàn thân. Có thể dựa vào các chỉ tiêu ở bảng sau.


<b>Bảng: Các chỉ tiêu chẩn đoán viêm tử cung</b>


STT Các chỉ tiêu để


phân biệt Viêm nội mạc Viêm cơ


Viêm
tương mạc


1 Sốt Sốt nhẹ Sốt cao Sốt rất cao


2 Dịch viêm Màu


Trắng xám,


trắng sữa Hồng, nâu đỏ Nâu rỉ sắt


Mùi Tanh Tanh thối Thối khắm


3 Phản ứng đau Đau nhẹ Đau rõ Đau rất rõ



4 Phản ứng co cơ tử
cung


Phản ứng co
giảm


Phản ứng co
rất yếu


Phản ứng
co mất hẳn


5 Bỏ ăn Bỏ ăn một phần


hoặc hoàn toàn


Bỏ ăn hoàn
toàn


Bỏ ăn hoàn
toàn


* Đối với lợn nái sau khi đẻ có thể dựa trên cách tính điểm sau:


+ Số ngày chảy mủ, tính từ ngày đầu tới ngày thứ 5 sau khi sinh, 1
ngày = 1 điểm.


+ Bỏ ăn từ ngày đầu tới ngày thứ 5 sau khi sinh, 1 ngày = 1 điểm, nếu
bỏ ăn một phần tính 1/2 điểm.



+ Ngưỡng thân nhiệt để tính sốt và số ngày bị sốt là 39,80<sub>C, 1 ngày = 1 điểm.</sub>


*Tổng số điểm được dùng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh
như sau:


+ Tổng số điểm dưới 1 điểm: Khơng có vấn đề.


+ Tổng số điểm từ 2 đến 5 điểm: Mắc bệnh nhẹ đến trung bình.
+ Tổng số điểm trên 6: Bệnh nghiêm trọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

viêm tử cung nhưng không sinh mủ.
<b>2.1.2 Viêm vú (mastitis)</b>


Theo Nguyễn Như Pho ....?: Nguyên nhân gây viêm vú thông thường
nhất là trầy xước vú do sàn, nền chuồng nhám, vi trùng xâm nhập vào tuyến
sữa. Hai loại vi trùng chính gây bệnh là Staphylococcus aureus và
Streptococcus agalactiae. Các ngun nhân khác gây viêm như số con q ít
khơng bú hết lượng sữa sản xuất, kế phát từ viêm tử cung nặng, hoặc do kĩ
thuật cạn sữa không hợp lý trong trường hợp cai sữa sớm.


Do vệ sinh không đảm bảo, chuồng trại quá nóng hoặc quá lạnh.


Do lợn mẹ sát nhau, lợn con khi đẻ ra không được bấm răng nanh ngay.
Lợn mẹ ăn quá nhiều thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao làm lượng
sữa tiết ra quá nhiều ứ đọng lại trong vú tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập
phát triển mạnh mẽ về số lượng và độc lực.


Với nguyên nhân chấn thương cơ học hoặc lợn con bú không hết sữa,
bệnh viêm vú chỉ xuất hiện trên một vài vú. Trường hợp kế phát viêm tử cung
hoặc cạn sữa không hợp lý, nhiều vú hoặc có khi tồn bộ bầu vú bị viêm.



<b>Triệu chứng </b>


Biểu hiện rõ tại vú viêm với các đặc điểm: vú căng cứng, nóng đỏ, có
biểu hiện đau khi sờ nắn, không xuống sữa nếu vắt mạnh sữa chảy ra có nhiều
lợn cợn lẫn máu, sau 1- 2 ngày thấy có mủ lợn mẹ giảm ăn hay bỏ ăn, sốt cao
40-41,50<sub>C.</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

M.M.A. Trường hợp này cần ghép bầy con và loại thải lợn nái (McIntosh,
1996)[98].


Nếu được điều trị hợp lý lợn nái sẽ khỏi bệnh sau 3- 5 ngày. Kháng sinh
được coi là niệu pháp bắt buộc, các kháng sinh điều trị hiệu quả viêm vú gồm:
Ampicilline, Cephalexine, Gentamycine, Norfloxacine…. Ngồi kháng sinh,
corticoide cũng có tác dụng giảm viêm(Smith và ctv, 1995)[130]. Tuy nhiên,
chỉ lên điều trị trong một thời gian nhất định. Việc điều trị không hợp lý sẽ
làm sơ hóa và teo bầu vú, sản lượng sữa ở các kì sữa sau sẽ giảm.


<b>2.1.3 Mất sữa (agalactia)</b>


Chứng mất sữa thường gặp ở lợn nái sau khi đẻ với những biểu hiện đặc
trưng là núm vú bị teo dần và cứng lại, lợn con bị đói sữa kêu rít, liên tục địi
bú, thể trạng gầy sút, da khơ, lợn mẹ khơng có sữa nằm sấp xuống để giấu bầu
vú không cho con bú.


Chứng mất sữa thường do các ngun nhân sau:


Lợn mẹ sót nhau, nhau cịn sót tồn tại trong tử cung từ đó ln tiết ra
Folliculin ngăn trở sự phân tiết Prolactin là cho tuyến vú không sinh sữa.



Chứng mất sữa thường đi kèm trong các bệnh gây sốt cao như: Viêm tử
cung có mủ, các trường hợp sốt do nguyên nhân bệnh khác như bệnh truyền
nhiễm, viêm phổi, viêm vú … cũng gây mất sữa hoàn toàn.


Do lợn mẹ bị sụt Canxi huyết.


Do đẻ khó làm q trình sinh đẻ kéo dài tiêu hao nhiều năng lượng mà
năng lượng ấy lại được lấy từ chất bột đường, chất bột đường khơng được
chuyển hố thành đạm, từ đạm thành sữa, do khẩu phần ăn thiếu chất bột
đường nên khi chất bột đường bị cạn thì tuyến vú căng nhưng khơng có sữa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Thời tiết quá nóng lượng nước uống thiếu, cũng là nguyên nhân dẫn đến
kém sữa.


Trong bệnh viêm tử cung nhẹ, viêm vài bầu vú, sự mệt nhọc sau khi sinh
chỉ làm kém sữa trong thời gian ngắn (2 – 3 ngày). Ngồi ra cịn một số
ngun nhân khác dẫn đến mất sữa như


Bệnh sốt sữa, bại liệt sau khi sinh ( Penny, 1970)[111]


Nái béo do ăn quá nhiều trong giai đoạn hậu bị, mỡ tích nhiều trong
tuyến vú, chèn ép làm tuyến vú phát triển yếu, cho ăn nhiều trong giai đoạn
mang thai dẫn đến sự chán ăn (bỏ ăn) sau khi sinh.


Các trường hợp mất sữa thường khó rất điều trị biện pháp tốt nhất là cai
sữa đàn con sớm hoặc ghép bầy tách lợn nái. Chỉ trong trường hợp kém sữa,
các biện pháp kích thích lợn nái ăn, cung cấp đủ nước uống, truyền nước,
tiêm Oxytocin hoặc sử dụng các chế phẩm có chứa Cazein – Iode mới có hiệu
quả.



<b>2.2 CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HỘI CHỨNG M.M.A.</b>


<b>2.2.1 Tỉ lệ mắc M.M.A. </b>


Các cuộc điều tra về tỉ lệ mắc hội chứng M.M.A. trên lợn nái sinh sản
của khoa thú y - Trường Đại học Nơng lâm TPHCM cho biết có khoảng 33 –
62% lợn nái mắc hội chứng M.M.A. sau khi sinh, trong đó chủ yếu là viêm tử
cung.


<b>2.2.2 Vi sinh vật gây bệnh</b>


Từ các mẫu sữa, dịch âm đạo và sữa của nái mắc hội chứng M.M.A.
Hebeler (1954), Sammer (1957), Broodsbank (1958), Tharp (1980), Amstrong
(1968), Ringap (1960), More (1966) đã phân lập và công bố các loại vi sinh
<i>vật sau đây gây nhiễm trùng tử cung và vú, gây nên hội chứng M.M.A: Ecoli,</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Berstchinger (1993) cũng ghi nhận các loại vi sinh vật trên đây gây hội chứng
<i>M.M.A. Takagi và ctv (1997) đã phân lập được 30 dòng vi khuẩn E.coli gây</i>
hội chứng M.M.A và cho biết các vi khuẩn này khơng thuộc nhóm sản xuất
Enterotoxin chịu nhiệt. (trích dẫn bởi Nguyễn Như Pho, 2002)[6].


Tại khu vực Tp Hồ Chí Minh, Lê Minh Chí Và Nguyễn Như Pho
(1985) [1] đã công bố các vi khuẩn sau đây tham gia gây nhiễm trùng tử cung
<i>và tuyến vú trên lợn sau khi sinh: E.coli, Staphylococcus aureus,</i>


<i>Streptococcus spp, Klebsialla spp, Proteus mirabilis, Pseudomonas. Đây là</i>


những vi trùng cơ hội thường xuyên có mặt trong chuồng trại, lợi dụng lúc
sinh sản, tử cung, âm đạo xây xát, chứa nhiều sản dịch, sẽ xâm nhập và tấn
công hệ thống niêm mạc sinh dục, gây hiện tượng nhiễm trùng.



<b>2.2.3 Nhiệt độ chuồng nuôi </b>


Frazer (1970) nhận xét về các trường hợp mắc hội chứng M.M.A ở
Jamaica là do thời tiết quá nóng, nếu được tắm mát nhất là giai đoạn trước khi
sinh sẽ làm giảm tỉ lệ mắc bệnh (Trích dẫn bởi Đặng Đắc Thiệu, 1978) [12].
<b>2.2.4 Phòng ngừa hội chứng M.M.A</b>


Việc sử dụng kháng sinh để phòng ngừa hội chứng M.M.A được nhiều
tác giả nghiên cứu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

dụng sát trùng, đồng thời qua niêm mạc tử cung Iodine được hấp thu giúp cơ
tử cung hồi phục rất nhanh chóng, buồng trứng hoạt động, noãn bao bao phát
triển, làm xuất hiện lại chu kỳ động dục.


Theo tác giả Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long và Nguyễn Văn
Thanh (2002) [10] khi gia súc bị bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ, viêm
tương mạc thì khơng nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể
tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng, cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn
khơng được đẩy ra ngồi, lưu cữu trong đó làm cho bệnh nặng thêm. Các tác
giả đề nghị nên dùng Oxytoxin hoặc PGF2α kết hợp với kháng sinh điều trị
tồn thân và cục bộ.


Khoa chăn ni thú y - Trường Đại học Nông Lâm đã sử dụng các
kháng sinh: Streptomycin phối hợp với Penicillin, Chloramphenicol tiêm một
lần ngay trước khi sinh, hoặc tetracycline cho ăn liên tục 3 ngày trước khi
sinh hoặc đặt viên kháng sinh vào tử cung trong 3 ngày sau khi sinh đã cho
biết kết quả tốt trong việc phòng ngừa hội chứng M.M.A


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Về sử dụng kích thích tố, Johnson và Cockerill (1970) (Trích dẫn bởi


Đặng Đắc Thiệu, 1978) [12] nhận xét: Thyroprotein có tác dụng kích thích
sản xuất sữa trên cơ sở làm tăng toàn diện sự biến dưỡng của cơ thể. Tác giã
đã dùng 200g Thyroprotein trộn trong 1 tấn thức ăn cho nái ăn 1 tuần trước
khi sinh và trong giai đoạn nuôi con. Mercy và ctv (1990), Bilkei (1993) cho
rằng oxytocin có kích thích thải sữa, co bóp tử cung để tống sản dịch hoặc
nhau sót, có tác dụng phòng ngừa kém sữa và viêm tử cung. Maffelo và
ctv (1984) sử dụng prostaglandin F2α chích cho lợn nái vào 3 ngày
trước khi sinh. Tác giả ghi nhận lợn nái sinh tập chung sau khi chích
thuốc 24 – 30 giờ và khơng có trường hợp mắc hội chứng M.M.A ( trích
dẫn bởi Nguyễn Như Pho, 2002) [6].


Jensen và ctv (1974) ngiên cứu sử dụng probiotic với thành phần là vi
khuẩn Strepttococus faecium trong thời gian 7 ngày trước và sau khi sinh và
cho biết probiotic cấp cho lợn nái có tác dụng làm giảm tỉ lệ lợn con tiêu chảy
từ 8,5% xuống cịn 2,5%. Pale (1994) cũng cho rằng probiotic có tác dụng
làm giảm hội chứng M.M.A trên lợn nái.( trích dẫn bởi Nguyễn Như Pho,
2002)[6].


Hỗn hợp chất điện giải và các khoáng chất cũng được Kotowski (1990)
cấp cho lợn nái mang thai nhằm phịng ngừa stress. Tác giả cơng bố hỗn hợp
chất điện giải và các khống chất có tác dụng làm giảm hội chứng M.M.A từ
60% xuống còn 32%.


Về vệ sinh, Lerch (1987) qua thí nghiệm tăng cường điều kiện vệ sinh
chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái kết hợp giảm mật độ nuôi nhốt nái mang
thai cho biết các biện pháp trên có tác dụng làm giảm hội chứng M.M.A.
<b>2.2.5 Chẩn đoán và điều trị hội chứng M.M.A</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

hiệu quan trọng giúp phát hiện sớm khi viêm tử cung. Một phương pháp chẩn
đoán sớm thể viêm vú được Gooneratne và ctv (1982), đề nghị là phân tích


các chỉ tiêu lactose, protein và ion Na+<sub> trong sữa. Nái viêm vú thường có hàm</sub>


lượng lactose trong sữa tăng lên, protein và Na+<sub> giảm xuống. (trích dẫn bởi</sub>


Nguyễn Như Pho, 2002) [6].


Về điều trị hội chứng M.M.A Khoa Thú y - Trường Đại học Nông
nghiệp I Hà Nội đã thử nghiệm hiệu quả điều trị viêm tử cung bằng các loại
kháng sinh khác nhau và phần lớn cho biết các loại kháng sinh thường có
hiệu quả tốt trong điều trị. Đặc biết theo tác giả Nguyễn Văn Thanh dùng
chế phẩm PGF2 kết hợp với Lugol thụt rửa tử cung ngày 1 lần cho hiệu quả
rất cao.


Gooneratne và ctv (1982), đã sử dụng finadyne (chất ức chế
prostaglandin synthetase) với liều 2,2mg/ kg thể trọng chích cho lợn nái thay
thế cho corticosteroid. Kết quả thí nghiệm cho thấy finadyne có tác dụng tốt
hơn corticosteroid trong việc điều trị viêm vú.( trích dẫn bỡi Nguyễn Như
Pho, 2002)[6].


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>2.3 CẤU TẠO CƠ QUAN SINH SẢN VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH</b>
<b>LÝ CỦA LỢN CÁI.</b>


<b>2.3.1 Cấu tạo cơ quan sinh sản của lợn cái</b>


Bộ phận sinh dục của lợn cái được chia thành bộ phận sinh dục bên
trong (buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo) và bộ phận sinh dục bên
ngồi (âm mơn, âm vật, tiền đình).


<i><b>2.3.1.1 Buồng trứng (Ovarium) </b></i>



Buồng trứng của lợn gồm một đôi treo ở cạnh trước dây chằng rộng,
nằm trong xoang chậu. Hình dáng của buồng trứng rất đa dạng nhưng phần
lớn có hình bầu dục hoặc hình ovan dẹt, khơng có lõm rụng trứng.


Buồng trứng có hai chức năng cơ bản là tạo giao tử cái và tiết các
hocmon: Estrogen, Progesterone, Oxytocin, Relaxin và Inhibin. Các hocmon
<i><b>này tham gia vào việc điều khiển chu kỳ sinh sản của lợn cái. Estrogen cần</b></i>
thiết cho sự phát triển của tử cung và hệ thống ống dẫn của tuyến vú.
<i><b>Progesterone do thể vàng tiết ra giúp duy trì sự mang thai do nó kích thích</b></i>
sự phân tiết của tử cung để nuôi dưỡng thai, ức chế sự co thắt của tử cung và
<i><b>phát triển nang tạo sữa của tuyến vú. Oxytoxin được tiết chủ yếu bởi phần sau</b></i>
của tuyến yên nhưng cũng được tiết bởi thể vàng ở buồng trứng khi thú gần
sinh, nó làm co thắt cơ tử cung trong lúc sinh đẻ và cũng làm co thắt cơ trơn
<i><b>tuyến vú để thải sữa. Ở lợn, Relaxin do thể vàng tiết ra để gây dãn nở xương</b></i>
chậu, làm dãn và mềm cổ tử cung, do đó mở rộng đường sinh dục khi gần
<i><b>sinh. Inhibin có tác dụng ức chế sự phân tiết kích tố nỗn (FSH) từ tuyến n,</b></i>
do đó ức chế sự phát triển nang nỗn theo chu kỳ (Trần Thị Dân, 2004)[11].


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Miền vỏ có tác dụng về sinh dục vì ở đó xảy ra q trình trứng chín và rụng
trứng. Trên buồng trứng có từ 70.000 – 100.000 nỗn bào ở các giai đoạn
khác nhau, tầng ngồi cùng là những nỗn bào sơ cấp phân bố tương đối đều,
tầng trong là những noãn bào thứ cấp đang sinh trưởng, khi nỗn bao chín sẽ
nổi lên bề mặt buồng trứng (Trích dẫn bởi Khuất Văn Dũng, 2005)[18].


Có 4 loại nỗn nang trong buồng trứng: Noãn nang nguyên thủy nhỏ
nhất và được bao bọc bởi lớp tế bào vảy. Noãn nang nguyên thủy phát triển
thành nỗn nang bậc một, nó được bao bọc bởi một lớp tế bào biểu mơ hình lập
phương (tế bào nang). Khi được sinh ra bưồng trứng đã có sẵn hai loại nỗn
nang này. Nỗn nang bậc một có thể bị thối hóa hoặc phát triển thành nỗn
nang bậc hai. Nỗn nang bậc hai có hai hoặc nhiều lớp tế bào nang nhưng


khơng có xoang nang (là khoảng trống chứa dịch nang). Nỗn nang có xoang
được xem như nỗn nang bậc ba, chứa dịch nang và có thể trở nên trội hẳn để
chuẩn bị xuất nỗn (nang Graaf). Nỗn nang có xoang bao gồm 3 lớp: lớp bao
ngoài, lớp bao trong và lớp tế bào hạt. Lớp bao ngồi là mơ liên kết lỏng lẻo.
Lớp bao trong sản xuất Androgen dưới tác dụng của LH. Lớp tế bào hạt tách
rời lớp bao trong bởi màng đáy mỏng. Tế bào hạt sản xuất nhiều chất sinh học
và trên bề mặt tế bào có thụ thể (receptor) tiếp nhận kích thích tố LH. Những
chất quan trọng được sản xuất bởi tế bào hạt là Estrogen, Inhibin và dịch nang.


Khi nang Graaf xuất noãn, những mạch máu nhỏ bị vỡ và gây xuất
huyết tại chỗ. Sau khi xuất nỗn, phần cịn lại của nang noãn cùng với vết
xuất huyết được gọi là thể xuất huyết với kích thước nhỏ hơn nang nỗn nhiều
lần. Sau đó tế bào bao trong và tế bào hạt biệt hóa thành tế bào thể vàng để
tạo nên thể vàng, (Trần Thị Dân, 2004)[11].


<i><b>2.3.1.2 Ống dẫn trứng (Oviductus)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

xúc với buồng trứng khi xuất noãn. Phễu tiếp nối với phần rộng. Phần rộng
chiếm khoảng 1/2 chiều dài của ống dẫn trứng, đường kính tương đối lớn và
mặt trong có nhiều nếp gấp với tế bào biểu mơ có lơng nhỏ. Phần eo nối tiếp
sừng tử cung, nó có thành dày hơn phần rộng và ít nếp gấp hơn.


Vai trò cơ bản của ống dẫn trứng là vận chuyển noãn và tinh trùng đến
nơi thụ tinh trong ống dẫn trứng (1/3 phía trên ống dẫn trứng), tiết các chất để
ni dưỡng nỗn, duy trì sự sống và gia tăng khả năng thụ tinh của tinh trùng,
tiết các chất nuôi dưỡng phôi trong vài ngày trước khi phôi đi vào tử cung.
Nơi tiếp giáp giữa phần eo và tử cung có vai trị điều khiển sự di chuyển của
tinh trùng đến phần rộng của ống dẫn trứng hoặc di chuyển của phôi vào tử
cung. Ở lợn, sự co thắt của nơi tiếp giáp eo – tử cung tạo thành cái cản đối với
tinh trùng để khơng có q nhiều tinh trùng đi đến phần rộng, nhờ đó tránh


được hiện tượng nhiều tinh trùng xâm nhập noãn.


<i><b>2.3.1.3 Tử cung (Uterus) </b></i>


Tử cung nằm trong xoang chậu, dưới trực tràng, trên bàng quang và
niệu đạo trong xoang chậu, 2 sừng tử cung ở phần trước xoang chậu. Tử cung
được giữ tại chỗ nhờ sự bám của âm đạo vào cổ tử cung và được giữ bởi các
dây chằng.


Tử cung lợn thuộc loại tử cung sừng kép, gồm 2 sừng thông với một
thân và cổ tử cung:


Sừng tử cung dài 50 – 1000cm, hình ruột non, thơng với ống dẫn trứng.
Thân tử cung dài 3 – 5cm.


Cổ tử cung lợn dài 10 – 18cm, có thành dày, hình trụ, có các cột thịt
xếp theo kiểu cài răng lược, thông với âm đạo.


Vách tử cung gồm 3 lớp từ ngoài vào trong: lớp tương mạc, lớp cơ
trơn, lớp nội mạc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

nối tiếp vào hệ thống các dây chằng.


<i><b>- Lớp cơ trơn: Gồm cơ vòng rất dày ở trong, cơ dọc mỏng hơn ở ngoài.</b></i>
Giữa 2 tầng cơ chứa tổ chức liên kết sợi đàn hồi và mạch quản, đặc biệt là
nhiều tĩnh mạch lớn. Ngoài ra, các bó sợi cơ trơn đan vào nhau theo mọi
hướng làm thành mạng vừa dày vừa chắc. Cơ trơn là lớp cơ dày và khoẻ nhất
trong cơ thể. Do vậy, nó có đặc tính co thắt (Đặng Đình Tín, 1986)[3].


Theo (Trần Thị Dân, 2004)[11], trương lực co càng cao (tử cung trở nên


cứng) khi có nhiều Estrogen trong máu và trương lực co giảm (tử cung mềm)
khi có nhiều Progesterone trong máu. Vai trị của cơ tử cung là góp phần cho
sự di chuyển của tinh trùng và chất nhày trong tử cung, đồng thời đẩy thai ra
ngoài khi sinh đẻ. Khi mang thai, sự co thắt của cơ tử cung giảm đi dưới tác
dụng của Progesterone, nhờ vậy phơi thai có thể bám chắc vào tử cung.


<i><b>- Lớp nội mạc tử cung: Là lớp niêm mạc màu hồng được phủ bởi một</b></i>
lớp tế bào biểu mơ hình trụ, xen kẽ có các ống đổ của các tuyến nhày tử cung.
Nhiều tế bào biểu mô kéo dài thành lông rung, khi lơng rung động thì gạt
những chất nhày tiết ra về phía cổ tử cung. Trên niêm mạc có các nếp gấp.


Lớp nội mạc tử cung có nhiệm vụ tiết các chất vào lịng tử cung để giúp
phơi thai phát triển và duy trì sự sống của tinh trùng trong thời gian di chuyển
đến ống dẫn trứng. Dưới ảnh hưởng của Estrogen, các tuyến tử cung phát
triển từ lớp màng nhày, xâm nhập vào lớp dưới màng nhày và cuộn lại. Tuy
nhiên, các tuyến chỉ đạt được khả năng phân tiết tối đa khi có tác dụng của
Progesterone. Sự phân tiết của tuyến tử cung thay đổi tuỳ theo giai đoạn của
chu kỳ động dục.


<i><b>2.3.1.4 Âm đạo (Vagina)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Âm đạo là một ống tròn chứa cơ quan sinh dục đực khi giao phối, đồng
thời là bộ phận cho thai đi ra ngồi trong q trình sinh đẻ và là ống thải các
chất dịch từ tử cung.


Âm đạo có cấu tạo gồm 3 lớp:
- Lớp liên kết ở ngồi.


- Lớp cơ trơn có cơ dọc bên ngồi, cơ vòng bên trong. Các lớp cơ âm
đạo liên kết với các lớp cơ ở cổ tử cung.



- Lớp niêm Theo Đặng Đình Tín (1986)[3], âm đạo lợn dài 10 – 12cm.
<i><b>2.3.1.5 Tiền đình (Vestibulum vaginae sinusinogenitalis)</b></i>


Là giới hạn giữa âm đạo và âm hộ. Tiền đình bao gồm:


<i><b>- Màng trinh là một nếp gấp gồm 2 lá, phía trước thơng với âm đạo,</b></i>
phía sau thơng với âm hộ. Màng trinh gồm các sợi cơ đàn hồi ở giữa và do 2
lá niêm mạc gấp lại thành một nếp.


<i><b>- Lỗ niệu đạo ở sau và dưới màng trinh.</b></i>


<i><b>- Hành tiền đình là 2 tạng cương ở 2 bên lỗ niệu đạo. Cấu tạo giống</b></i>
thể hổng ở bao dương vật của con đực.


Tiền đình có một số tuyến, các tuyến này xếp theo hàng chéo, hướng
quay về âm vật.


<i><b>2.3.1.6 Âm vật (Clitoris)</b></i>


Âm vật có cấu tạo như dương vật nhưng thu nhỏ lại và là tạng cương
của đường sinh dục cái, được dính vào phần trên khớp bán động ngồi, bị bao
xung quanh bởi cơ ngồi hổng.


Âm vật được phủ bởi lớp niêm mạc có chứa các đầu mút thần kinh
cảm giác, lớp thể hổng và tổ chức liên kết bao bọc gọi là mạc âm vật.


<i><b>2.3.1.7 Âm hộ (Vulva)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

vùng hồi âm. Bên ngồi có 2 mơi đính với nhau ở mép trên và mép dưới. Mơi âm


hộ có sắc tố đen, tuyến mồ hơi, tuyến bã tiết ra chất nhờn trong và hơi dính.


<i><b>2.3.1.8 Cấu tạo của tuyến vú</b></i>


Tuyến vú có hình chùm nho phức tạp và có nguồn gốc từ da. Tuyến vú gồm:
- Núm vú: ở lợn có nhiều đơi vú từ vùng ngực đến vùng bẹn (thường có
từ 6 – 8 đơi). Đầu núm vú có 2 - 3 ống dẫn thơng với các ống dẫn sữa lớn.
Đầu núm vú là thụ quan ngồi quan trọng góp phần điều hồ phản xạ tiết sữa


- Bao tuyến: do những tế bào biểu mô phân tiết tạo thành, là nơi sản
sinh ra sữa. Các bao tuyến giống như những túi nhỏ và những ống dẫn nhỏ
trực tiếp thông với xoang bao tuyến.


- Ống dẫn sữa: các ống dẫn sữa đầu tiên là các ống dẫn nhỏ, sau đó tập
trung thành các ống dẫn trung bình, ống dẫn lớn. Ở lợn khơng có bể sữa.


Bao tuyến và các ống dẫn sữa nhỏ có các tế bào biểu mơ bao bọc tầng
bên ngồi. Những tế bào biểu mơ đó co bóp để cho sữa ở trong xoang bao
tuyến thải ra. Ống dẫn sữa và bể sữa có các sợi cơ trơn bao bọc ở xung quanh,
các sợi cơ này co bóp để giúp cho q trình thải sữa.


Các mô liên kết, mơ mỡ bao quanh tồn bộ tuyến vú, đồng thời các mô
này đi sâu vào bên trong tạo thành các thuỳ nông, thuỳ sâu, chia tuyến vú
thành nhiều thuỳ nhỏ. Trong các thuỳ có nhiều sợi đàn hồi và khi sữa tích lại
trong tuyến vú thì tồn bộ bầu vú căng ra.


Trong các bao tuyến có hệ thống mạch quản dày đặc. Trong đó hệ tĩnh
mạch của tuyến vú phát triển hơn hệ động mạch của tuyến vú nhiều lần. Hệ
thống mạch quản của tuyến vú có chức năng mang chất dinh dưỡng và oxy
đến cung cấp cho bao tuyến và là nguyên liệu để hình thành nên sữa.



</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

bao tuyến. Thần kinh giao cảm chi phối tuyến vú bắt nguồn từ thần kinh giao
cảm đốt sống hông 2 - 4, thần kinh hai bên cột sống. Ngồi ra tuyến vú cịn có
thần kinh cảm giác, vận động, vận mạch và phân tiết.


Gia súc cịn non thì tuyến vú của con đực và con cái đều giống nhau.
Khi gia súc cái sinh trưởng và phát dục thì các mơ liên kết và mơ mỡ tuyến vú
tăng dần làm cho thể tích tuyến vú tăng dần lên. Đến khi gia súc đến giai đoạn
thành thục về tính thì tuyến vú của con cái bắt đầu phát triển: các ống dẫn,
sinh trưởng nhanh và phát triển nhiều nhánh nhỏ phức tạp, đồng thời thể tích
bầu vú và đầu vú cũng bắt đầu to dần lên.


<b>2.4</b> <b>ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH DỤC CỦA LỢN</b>


Đặc điểm sinh lý sinh dục của gia súc nói chung và lồi lợn nói riêng
đặc trưng cho lồi, có tính ổn định với từng giống vật ni. Nó được duy trì
qua các thế hệ và ln củng cố, hồn thiện qua q trình chọn lọc. Ngồi ra
cịn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như: ngoại cảnh, điều kiện nuôi dưỡng
chăm sóc, sử dụng… Để đánh giá đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái người
ta thường tập trung nghiên cứu, theo dõi các chỉ tiêu sau đây:


<b>2.4.1 Sự thành thục về tính</b>


Sự thành thục về tính được đánh dấu khi con vật bắt đầu có phản xạ
sinh dục và có khả năng sinh sản. Lúc này tất cả các bộ phận sinh dục như:
buồng trứng, tử cung, âm đạo,… đã phát triển hồn thiện và có thể bắt đầu
bước vào hoạt động sinh sản. Đồng thời với sự phát triển hồn thiện bên trong
thì ở bên ngồi các bộ phận sinh dục phụ cũng xuất hiện và gia súc có phản xạ
về tính hay xuất hiện hiện tượng động dục.



Tuy nhiên, thành thục về tính sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, tính
biệt và các điều kiện ngoại cảnh cũng như chăm sóc ni dưỡng.


<i><b>+ Giống</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

Những giống có thể vóc nhỏ thường thành thục về tính sớm hơn những giống
có thể vóc lớn.


Theo Phạm Hữu Danh và cộng sự (1985), tuổi thành thục về tính của
lợn cái ngoại và lợn cái lai muộn hơn lợn cái nội thuần chủng (Ỉ, Móng Cái,
Mường Khương,...). Các giống lợn nội này thường có tuổi thành thục vào 4 –
5 tháng tuổi (121-158 ngày tuổi). Lợn ngoại là 6-8 tháng tuổi, lợn lai F1
(ngoại × nội) thường động lần đầu ở 6 tháng tuổi.


<i><b>+ Điều kiện nuôi dưỡng, quản lý</b></i>


Dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính của lợn
nái. Cùng một giống nhưng nếu được ni dưỡng, chăm sóc, quản lý tốt, gia
súc phát triển tốt thì sẽ thành thục về tính sớm hơn và ngược lại.


<i><b>+ Điều kiện ngoại cảnh</b></i>


Khí hậu và nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới tuổi thành thục về tính của gia
súc. Những giống lợn ni ở vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thường thành
thục về tính sớm hơn những giống lợn ni ở vùng có khí hậu ôn đới và hàn đới.


Sự kích thích của con đực cũng ảnh hưởng tới sự thành thục của lợn cái
hậu bị. Nếu ta để một con đực đã thành thục về tính gần ơ chuồng của những
con cái hậu bị thì sẽ thúc đẩy nhanh sự thành thục về tính của chúng. Theo
Paul (1996) nếu cho lợn cái hậu bị tiếp xúc với đực 2 lần/ ngày, với thời gian


15-20 phút thì 83% lợn cái (ngồi 90kg) động dục lúc 165 ngày tuổi.


Lợn cái hậu bị nếu nuôi nhốt liên tục sẽ có tuổi động dục lần đầu dài
hơn lợn ni chăn thả. Vì lợn ni có thời gian chăn thả sẽ tăng cường trao
đổi chất, tổng hợp được sinh tố và có dịp tiếp xúc với lợn đực, nên có tuổi
động dục lần đầu sớm hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

cũng khơng nên cho gia súc phối giống q muộn vì ảnh hưởng tới năng suất
sinh sản của một đời nái đồng thời ảnh hưởng tới thế hệ sau của chúng.


<b>2.4.2 Chu kỳ tính và thời điểm phối giống thích hợp</b>


<i><b>►Chu kỳ tính</b></i>


Từ khi thành thục về tính, những biểu hiện tính dục của lợn được diễn
ra liên tục và có tính chu kỳ. Các nỗn bào trên buồng trứng phát triển, lớn
dần, chín và nổi cộm trên bề mặt buồng trứng gọi là nang Graaf. Khi nang
Graaf vỡ, trứng rụng gọi là sự rụng trứng. Mỗi lần trứng rụng con cái có
những biểu hiện ra bên ngồi gọi là động dục. Do trứng rụng có tính chu kỳ
nên động dục cũng theo chu kỳ (Khuất Văn Dũng, 2005)[18].


Chu kỳ tính ở những lồi khác nhau là khác nhau và ở giai đoạn đầu
mới thành thục về tính thì chu kỳ chưa ổn định mà phải 2 – 3 chu kỳ tiếp theo
mới ổn định. Một chu kỳ tính của lợn cái dao động trong khoảng từ 18 – 22
ngày, trung bình là 21 ngày và được chia thành 4 giai đoạn: giai đoạn trước
động dục, giai đoạn động dục, giai đoạn sau động dục, giai đoạn nghỉ ngơi.


<i><b>* Giai đoạn trước động dục </b></i>


<i> Đây là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ tính, kéo dài 1 – 2 ngày, là thời</i>



gian chuẩn bị đầy đủ cho đường sinh dục của lợn cái đón nhận tinh trùng,
cũng như đảm bảo các điều kiện cho trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ thai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

xuất hiện tính dục, âm hộ sưng lên, hơi mở có màu hồng tươi, cuối giai đoạn
có dịch nhờn chảy ra. Do hàm lượng Progesteron giảm xuống đột ngột nên
con vật giảm ăn, hay kêu rống, thích nhảy lên lưng con khác nhưng khơng
cho con khác nhảy lên lưng mình.


<i><b>* Giai đoạn động dục</b></i>


Đây là giai đoạn tiếp theo và thường kéo dài từ 2 – 3 ngày, tính từ khi
tế bào trứng tách khỏi noãn bao. Giai đoạn này các biến đổi của cơ quan sinh
dục rõ nét nhất, niêm mạc âm hộ sung huyết, phù thũng rõ rệt và chuyển sang
màu mận chín, niêm dịch từ âm đạo chảy ra nhiều, keo đặc hơn, nhiệt độ âm
đạo tăng từ 0,3 – 0,70<sub>C, pH hạ hơn trước. Con vật biểu hiện tính hưng phấn</sub>


cao độ, đứng ngồi không yên, phá chuồng, ăn uống giảm, hoặc bỏ ăn, kêu
rống trong trạng thái ngẩn ngơ, thích nhảy lên lưng con khác hoặc để con
khác nhảy lên lưng mình. Ở giai đoạn này, lợn thích gần đực, khi gần đực thì
ln đứng ở tư thế sẵn sàng chịu đực, đuôi cong lên và lệch sang một bên, 2
chân sau dạng ra và hơi khụy xuống sẵn sàng chịu đực.


Nếu ở giai đoạn này, tế bào trứng gặp tinh trùng và xảy ra quá trình thụ
tinh tạo thành hợp tử thì chu kỳ sinh dục ngừng lại, gia súc cái ở vào giai
đoạn có thai, đến khi đẻ xong một thời gian nhất định tuỳ loài gia súc thì chu
kỳ sinh dục mới lại bắt đầu. Nếu khơng xảy ra q trình trên thì lợn cái sẽ
chuyển sang giai đoạn tiếp theo của chu kỳ tính.


<i><b>* Giai đoạn sau động dục</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

tiết dịch, cổ tử cung đóng lại.


<i><b>* Giai đoạn nghỉ ngơi</b></i>


Giai đoạn này kéo dài từ 10 – 12 ngày, bắt đầu từ ngày thứ tư sau khi
rụng trứng mà không được thụ tinh và kết thúc khi thể vàng tiêu huỷ. Đây là
giai đoạn con vật hoàn toàn yên tĩnh, cơ quan sinh dục hoạt động trở lại trạng
thái sinh lý bình thường, trong buồng trứng thể vàng bắt đầu teo đi, noãn bao
bắt đầu phát dục nhưng chưa nổi rõ trên bề mặt buồng trứng. Toàn bộ cơ quan
sinh dục dần xuất hiện những biến đổi chuẩn bị cho chu kỳ sinh dục tiếp theo.


Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, nắm được chu kỳ tính và các giai
đoạn của q trình động dục sẽ giúp cho người chăn ni có chế độ ni
dưỡng, chăm sóc cho phù hợp và phối giống kịp thời, đúng thời điểm, từ đó
góp phần nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái.


<i><b>► Cơ chế động dục</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

noãn vỡ ra. Thể vàng tiết Progesterone giúp cho quá trình chuẩn bị tiếp nhận
hợp tử ở sừng tử cung đồng thời ức chế tiết GSH (Gonado Stimulin Hormone)
của tuyến yên làm cho bao noãn trong buồng trứng của lợn cái không phát
triển được và kết thúc một chu kỳ động dục.


Cơ chế động dục được tóm tắt theo sơ đồ sau:


<b>Sơ đồ cơ chế động dục</b>


<i><b>► Thời điểm phối giống thích hợp</b></i>



Thời gian tinh trùng lợn đực giống sống trong tử cung lợn nái khoảng
45 – 48 giờ, trong khi thời gian trứng của lợn nái tồn tại và thụ thai có hiệu
quả là rất ngắn, cho nên phải tiến hành phối giống đúng lúc. Thời điểm phối
giống thích hợp nhất là vào giữa giai đoạn chịu đực.


Đối với lợn nái ngoại, lợn lai, thời điểm phối giống tốt nhất là sau khi
có hiện tượng chịu đực 6 – 8 giờ, hoặc cho phối vào cuối ngày thứ 3 và sang
ngày thứ 4 kể từ lúc bắt đầu động dục (thường theo kinh nghiệm lợn nái ngoại
và lợn nái lai thời điểm phối giống thích hợp: nếu lợn nái chịu đực trước 5
ngày sau cai sữa thì buổi sáng chịu đực thì buổi chiều phối, buổi chiều chịu
đực thì sáng hơm sau phối, cịn lợn nái sau khi cai sữa 5 ngày trở lên chịu đực
lúc nào thì phối lúc đó) .


Đối với lợn nái nội thời điểm phối giống sớm hơn lợn nái ngoại và
lai 1 ngày, tức là vào cuối ngày thứ 2 và sáng ngày thứ 3 vì thời gian động
dục ngắn hơn.


Khi thực hiện thụ tinh nhân tạo, thấy lợn nái chịu đực buổi sớm thì cho
phối vào buổi chiều, nếu có triệu chứng chịu đực buổi chiều thì sáng hơm sau
cho phối, thường phối 2 lần (phối lặp) ở giai đoạn chịu đực “chặn đầu khoá


Tuyến yên


Đại não


Hypothalamus


Oxytocin


ACTH



Vỏ trên thận


Corticosteroid


Progesterone


Nhau thai


Relaxin


PGF2α Oestrogen


Tử cung
Thể vàng


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

đuôi” của thời kỳ rụng trứng.


<b>2.4.3 Khoảng cách giữa các lứa đẻ</b>


Khoảng cách giữa các lứa đẻ là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng
sinh sản của gia súc cái. Đây là tính trạng tổng hợp bao gồm thời gian có
chửa, thời gian bú sữa, thời gian từ cai sữa đến thụ thai lứa sau, do vậy
khoảng cách giữa lứa đẻ ảnh hưởng đến số con cai sữa/ nái/ năm, số lứa đẻ
của nái/năm. Nhiều cơng trình nghiên cứu cho thấy thời gian mang thai của
các giống lợn dao động không đáng kể trong khoảng 113 – 115 ngày, đây là
yếu tố ít biến đổi, khơng chịu ảnh hưởng bởi các kích thích bên ngồi cũng
như kích thích của thai.


Để rút ngắn khoảng cách lứa đẻ ta chỉ có thể tác động bằng cách rút


ngắn thời gian bú sữa và cai sữa sớm ở lợn con. Nhiều cơng trình nghiên cứu
đã kết luận: để rút ngắn thời gian sau đẻ đến phối giống lại có kết quả thì phải
chăm sóc ni dưỡng tốt và đặc biệt phải cai sữa sớm lợn con, điều đó làm
tăng số con cai sữa/ nái/ năm, tăng số lứa đẻ của nái/ năm. Để rút ngắn thời
gian cai sữa, phải tập cho lợn con ăn sớm từ 5-7 ngày tuổi đến khi lợn con có
thể sống bằng thức ăn được cung cấp, không cần sữa mẹ (Lê Thanh Hải,
1994).


Hiện nay tại các trang trại, thời gian cai sữa ở lợn con là 21 ngày, sau
cai sữa 5 – 6 ngày nái được phối. Như vậy khoảng cách giữa các lứa đẻ tại các
trang trại hiện nay trung bình là 140 ngày, một năm nái mẹ sản xuất được 2,5 lứa.
<b>2.4.4 Sinh lý đẻ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

Khi gần đẻ con cái sẽ có các triệu chứng biểu hiện: trước khi đẻ 1 – 2
tuần, nút niêm dịch ở cổ tử cung, đường sinh dục lỏng, sánh dính và chảy ra
ngồi. Trước khi đẻ 1 – 2 ngày, cơ quan sinh dục bên ngồi bắt đầu có những
thay đổi: âm môn phù to, nhão ra và sung huyết nhẹ, đầu núm vú to, bầu vú
căng to, sữa bắt đầu tiết.


Ở lợn, sữa đầu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để xác định gia
súc đẻ:


+ Trước khi đẻ 3 ngày, hàng vú giữa vắt ra nước trong.
+ Trước khi đẻ 1 ngày, hàng vú giữa vắt được sữa đầu.
+ Trước khi đẻ 1/2 ngày, hàng vú trước vắt được sữa đầu.
+ Trước khi đẻ 2 – 3h, hàng vú sau vắt được sữa đầu.


<i><b>Cơ chế đẻ: Đẻ là một quá trình sinh lý phức tạp chịu sự điều hòa</b></i>
của cơ chế thần kinh – thể dịch, với sự tham gia tác động cơ giới của thai
đã thành thục.



- Về mặt cơ giới: Thai trong tử cung cơ thể mẹ sinh trưởng và phát triển
một cách tối đa. Ở thời kỳ cuối, thai to tiếp giáp với tử cung, thai chèn ép
xoang bụng, đè mạnh vào cơ quan sinh dục, ép chặt mạch máu và đám rối
thần kinh hơng – khum, làm kích thích truyền về thần kinh trung ương, điều
tiết hormone gây đẻ. Mặt khác, thai chèn ép, co đạp vào tử cung làm kích
thích tử cung co bóp, sự co bóp tăng theo thời gian, kể cả cường độ và tần số,
dẫn đến tử cung mở và thai thốt ra ngồi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

- Biến đổi quan hệ giữa cơ thể mẹ và bào thai: Khi thai đã thành thục thì
quan hệ sinh lý giữa mẹ và nhau thai khơng cịn cần thiết nữa, lúc này thai đã trở
thành như một ngoại vật trong tử cung nên được đưa ra ngoài bằng động tác đẻ.


Thời gian đẻ kéo dài hay ngắn tùy từng loài gia súc, ở lợn thường từ 2 – 6h,
nó được tính từ khi cổ tử cung mở hoàn toàn đến khi bào thai cuối cùng ra ngoài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<b>Cơ chế điều khiển q trình đẻ</b>


Ngoại cảnh kích


thích Vỏ não Ngoại cảnh ức chế


Vùng dưới đồi
Thuỳ trước tuyến yên


Buồng trứng


Tế bào hạt Thể vàng


Oestrogen Progesteron



</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<b>2.4.5 Sinh lý tiết sữa của lợn nái.</b>


Quá trình tiết sữa của lợn nái đựơc chia làm hai giai đoạn:
<i> * Quá trình tổng hợp sữa:</i>


Quá trình tổng hợp sữa được điều tiết theo cơ chế thần kinh và thể
dịch. Dưới tác động của FSH và LH các tế bào thượng bì tuyến vú, tế
bào mạch quản tổ chức phát triển mạnh.


Prolactin- Hormone thuỳ trước tuyến yên kích thích tế bào nang
tuyến tổng hợp sữa từ những nguyên liệu lấy trong máu. Các nguyên liệu
lấy trong máu nhờ vai trò của các hormone: STH, TSH, glucagons,
ACTH… STH kích thích q trình trao đổi Lactoza, Cazein, MgSO4 ,


kháng thể…. Cazein trong sữa được tổng hợp được từ Glucoza, Fructoza
ở huyết tương. Mỡ sữa được tổng hợp từ Glycerin và axit béo.


<i> * Quá trình thải sữa:</i>


Quá trình thải sữa cũng nhờ cơ chế thần kinh thể dịch. Khi lợn con
bú tạo cảm giác truyền về thần kinh trung ương đến vùng dưới đồi kích
thích tuyến yên tiết Oxytocine. Oxytocine kích thích hệ cơ trơn đầu vú
co bóp đẩy sữa ra ngồi.


Sự tiết sữa của lợn nái là khơng đồng đều:


- Lượng sữa được tiết ra trong một ngày đầu gọi là sữa đầu, sữa
đầu có thành phần khác với sữa thường. Trong sữa đầu có 13.7%
Prealbumin; 11.48% Albumin; 12.7% α-glubulin; 11.29% β-glubulin và


45,29% γ-glubulin. Đây chính là các kháng thể có chức năng miễn dịch
cho lợn con nếu lợn con được bú ngay lượng sữa đầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<b>2.5</b> <b>SINH LÝ LÂM SÀNG</b>


<b>.* Thân nhiệt</b>


Nhiệt độ thân thể gọi tắt là thân nhiệt, là một hằng số sinh học ở các
động vật cao cấp như người, lớp có vú, lớp chim.


Trong điều kiện chăn nuôi giống nhau thân nhiệt của gia súc non cao
hơn thân nhiệt gia súc trưởng thành và gia súc già; ở con cái cao hơn ở con
đực. Trong một ngày đêm, thân nhiệt thấp lúc sáng sớm ( 1 – 5h sáng ), cao
nhất vào buổi chiều ( 16 – 18h ). Thân nhiệt dao động trong vòng 1o<sub>C, kéo dài</sub>


sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động của cơ thể (Hồ Văn Nam và cs, 1997) [19].
Thân nhiệt của lợn trong điều kiện sinh lý bình thường dao động trong
khoảng 38,5 – 39,50<sub>c </sub>


<b>* Sốt</b>


Sốt là phản ứng toàn thân đối với các tác nhân gây bệnh mà đặc điểm
chủ yếu là cơ thể sốt. Sốt là khi thân nhiệt lên cao vượt khỏi phạm vi sinh lý.
Quá trình đó là do tác động của vi khuẩn, độc tố và những chất khác hình
thành trong qúa trình bệnh. Những chất đó thường là protein hay sản phẩm
phân giải của nó (Hồ Văn Nam và cs, 1997) [19]. Một số kích tố như
Adrenalin, Parathyoroxyn. Nước muối, glucoza ưu trương đều có thể gây sốt.
Khi bắt đầu cơn sốt, có tăng cường các qúa trình sinh nhiệt như co mạch,
dựng lơng, bài tiết adrenalin, run cơ. Khi hết sốt có các quá trình tăng thải
nhiệt như giãn mạch, ra mồ hôi (Trịnh Bỉnh Dy, 2000) [11].



<b>* Tần số hô hấp</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<b>2.6</b> <b>MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ QUÁ TRÌNH VIÊM</b>


<b>2.6.1 Khái niệm về viêm</b>


Viêm là hiện tượng thường xuyên xãy ra khi cơ thể bị bệnh.


Theo Metchnikov (1821 – 1902) sau khi quan sát hiện tượng di động và
nuốt các dị vật của bạch cầu đa nhân trung tính, cho rằng trung tâm của phản
ứng viêm là sự hoạt động của những tế bào diệp thai thoát mạch và chống lại
các vật kích thích viêm mà ơng gọi là hiện tượng thực bào (phagocytosis) (Hồ
Văn Nam và cs, 1997) [19].


Theo Ado (1973), viêm là một phản ứng tại chỗ của các mạch quản , tổ
chức liên kết và hệ thần kinh đối với tính phản ứng của cơ thể.


Theo Vũ Triệu An và Cs (1990) [4] và một số tác giả khác thì viêm là
một phản ứng của cơ thể mà nền tảng của nó là phản ứng tế bào. Phản ứng
này hình thành và phát triển trong q trình tiến hóa của sinh vật.


Ngày nay người ta cho rằng viêm là một phản ứng toàn thân chống lại
mọi kích thích có hại, thể hiện ở cục bộ mô bào (Nguyễn Hữu Nam) [18]. Bản
chất của viêm là một q trình bệnh lý lấy phịng vệ là chủ yếu nhằm duy trì
hằng định nội mơi, phản ứng này được hình thành trong q trình tiến hố của
sinh vật được thể hiện ở phản ứng tổng hợp toàn thân gồm những biến đổi về
mạch quản – máu, mô và dịch thể. Qua ba hiện tượng cơ bản đồng thời tồn tại
và liên quan chặt chẽ với nhau là: rối loạn tuần hồn, rối loạn chuyển hố,
biến chất ở mơ bào và tăng sinh mô bào (Nguyễn Hữu Nam, 2005) [18].



<b>2.6.2 Hậu quả của phản ứng tuần hoàn và tế bào trong viêm</b>


Phản ứng tuần hoàn và phản ứng tế bào trong viêm đã gây nên các rối
loạn chủ yếu sau.


+ Rối loạn chuyển hoá.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

rối loạn tuần hồn nên khả năng cung cấp oxy khơng đủ, gây rối loạn chuyển
hoá Gluxxid, Lipit và Protein gây ra tăng độ acide, xeton, lipit, polypeptide và
các acid amin tại ổ viêm.


+ Tổn thương mô bào.


Các tế bào bị tổn thương tại ổ viêm giải phóng các enzim càng làm
trầm trọng thêm q trình hủy hoại mơ bào và phân hủy các chất tại vùng
viêm, chúng tạo ra các chất trung gian có hoạt tính sinh học cao và hạ thấp
PH của ổ viêm.


+ Dịch rỉ viêm.


Dịch rỉ viêm là sản phẩm được tiết ra tại ổ viêm bao gồm nước,
thành phần hữu hình và các chất hoà tan như muối, albumin, globulin,
fibrinogen, bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu có tác dụng tạo vành đai ngăn cản
viêm lan ra. Đặc biệt là các chất có hoạt tính sinh lý như Histamin,
Serotonin, Axetincholin có tác dụng làm giãn mạch và tăng tính thấm thành
mạch gây đau.


Dịch rỉ viêm được hình thành do tăng áp lực thuỷ tĩnh trong các mạch
quản tại ổ viêm, tăng áp lực thẫm thấu, tăng tính thấm thành mạch là yếu tố


quan trọng nhất vì các protein bị thốt ra ngoài làm tăng lượng nước ngoại vi
và gây phù thũng.


+ Tăng sinh mô bào.


Là hiện tượng tăng lên về số lưọng các tế bào trong ổ viêm, các tế bào
này có thể từ máu hoặc các tế bào tại chỗ sinh sản và phát triển ra. Trong quá
trình viêm giai đoạn đầu chủ yếu tăng sinh bạch cầu đa nhân trung tính. Sự
tăng sinh và phát triển của các loại tế bào phụ thuộc mức độ tổn thương của ổ
viêm cũng như tình trạng phản ứng của cơ thể (Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị
Ngọc Diệp, 1997) [13].


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

Các tế bào tăng sinh trong ổ viêm được gọi chung là các tế bào viêm,
bao gồm bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu ưu toan, bạch cầu ưu kiềm,
bạch cầu đơn nhân lớn. Chúng có chức năng thực bào, ẩm bào, hay tạo ra
nhưng kích thích tại các ổ viêm và giữ vai trò quan trọng giúp cơ thể chống
lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ từ môi trường.


<b>2.7</b> <b>SỬ DỤNG PGF2α TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM TỬ CUNG</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ </b>


<b>PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>



<b>3.1</b> <b>ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU </b>


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là :


Đàn lợn nái ngoại đang trong giai đoạn sinh sản nuôi tại các trang trại
thuộc tỉnh Thái Bình.



Đàn lợn con được sinh ra từ những lợn mẹ mắc hội chứng viêm tử
cung, viêm vú, mất sữa (M.M.A) đang ở trong giai đoạn bú sữa


<b>3.2</b> <b>NỘI DUNG NGHIÊN CỨU </b>


<b>3.2.1 Xác định tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A ở đàn lợn nái ngoại ni theo</b>
<b>mơ hình trang trại tại Thái Bình.</b>


<b>3.2.2 Ảnh hưởng của hội chứng M.M.A đến năng suất sinh sản của lợn</b>
<b>nái.</b>


<b>3.2.3 Mối quan hệ giữa hội chứng M.M.A ở lợn mẹ và bệnh tiêu chảy ở</b>
<b>lợn con.</b>


<b>3.2.4 Xác định sự thay đổi một số chỉ tiêu lâm sàng của lợn nái mắc hội</b>
<b>chúng M.M.A (nhiệt độ, hô hấp, tuần hoàn, màu sắc dịch viêm …)</b>


<b>3.2.5 Sự biến đổi về vi khuẩn trong dịch viêm tử cung lợn nái bị mắc hội</b>
<b>chứng M.M.A.</b>


+ Xác định thành phần và số lượng các loại vi khuẩn trong dịch đường
sinh dục ở lợn nái sinh sản bình thường và lợn nái bị mắc hội chứng viêm tử
cung, viêm vú, mất sữa (M.M.A).


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<b>3.2.6 Thử nghiệm điều trị hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa</b>
<b>(M.M.A) bắng các phác đồ khác nhau và theo dõi khả năng sinh</b>
<b>sản sau khi sạch bệnh của từng phác đồ điều trị (tỷ lệ khỏi, tỷ lệ</b>
<b>động dục … sau điều trị).</b>


<b>3.2.7 Thử nghiệm điều trị bệnh tiểu chảy ở đàn lợn con bằng phương</b>


<b>pháp kết hợp điều trị hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa ở</b>
<b>lợn mẹ và bệnh tiêu chảy ở lợn con.</b>


<b>3.2.8 Xây dựng quy trình phịng hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất</b>
<b>sữa (M.M.A).</b>


<b>3.3</b> <b>NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>


<b>3.3.1 Nguyên liệu nghiên cứu</b>


<i><b>3.3.1.1 Các môi trường nuôi cấy và phân lập vi khuẩn</b></i>


<i>*Các môi trường phổ thơng chúng tơi tự chế tạo tại phịng thí nghiệm</i>


- Mơi trường nước thịt : dùng để ni cấy mẫu xét nghiệm ngay từ đầu.
- Môi trường thạch thường : dùng để kiểm tra khuẩn lạc và làm kháng
sinh đồ.


<i>*Các môi trường chuyên dụng dùng trong phân lập và giám định vi khuẩn</i>


- Môi trường Sapman : dùng để phân lập và xác định độc lực của cầu
khuẩn.


<i>- Môi trường Brilliant Green agar : dùng để phân lập vi khuẩn E.coli và</i>
Salmonella.


- Môi trường Edwards medium : dùng để phân lập vi khuẩn
Streptococcus.


- Môi trường thạch máu : dùng để giữ và bảo quản vi khuẩn.


<i><b>3.3.1.2 Giấy tẩm kháng sinh</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

Quốc tế do hãng Oxoid (Anh) sản xuất.


- Các thuốc kháng sinh dùng để tẩm đều đạt tiêu chuẩn dược điển Việt
Nam 1994 do phòng quản lý thuốc thú y – Cục thú y Trung ương cung cấp.


- Với mỗi loại giấy tẩm kháng sinh lại có mức độ mẫn cảm và hàm
lượng kháng sinh trong từng mảnh giấy khác nhau trong bảng dưới đây:


<b>Bảng kháng sinh chuẩn với tính mẫn cảm của vi khuẩn</b>


<b>Tên thuốc</b>


<b>Kháng sinh trong</b>
<b>một mảnh</b>


<b>giấy(μg)</b>


<b>Kháng</b>
<b>thuốc</b>


<b>Φ(mm)</b>


<b>Mẫn cảm</b>


<b>TB</b>


<b>Φ(mm)</b>



<b>Rất mẫn</b>
<b>cảm Φ(mm)</b>


Ciprofloxacin 15 ≤ 13 15 – 20 ≥ 23


Norfloxacin 10 <sub>≤ 12</sub> 13 – 17 <sub>≥ 17</sub>


Amoxycillin 20 ≤ 13 14 – 16 ≥ 17


Nitrofuran 300 <sub>≤ 14</sub> 15 – 16 <sub>≥ 17</sub>


Gentamicin 10 <sub>≤ 12</sub> 13 – 14 <sub>≥ 15</sub>


Oxacillin 1 ≤ 10 11 – 12 ≥ 13


Ampicillin 10 <sub>≤ 11</sub> 12 – 13 <sub>≥ 14</sub>


Erythromycin 15 <sub>≤ 13</sub> 13 – 17 <sub>≥ 18</sub>


Polymycin B 300IU ≤ 08 09 – 11 ≥ 12
Chloramphenicol 30 <sub>≤ 12</sub> 13 – 17 <sub>≥ 18</sub>
Sulphamethoxazole


Trimethoprin 27,75/1,25 ≤ 10 11 – 15 ≥ 16


Ofloxacin 5 ≤ 11 11 – 13 ≥ 13


<b>3.3.2 Phương pháp nghiên cứu</b>


+ Xác định tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa


bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp công nhân làm tại trại, kết
hợp với theo dõi trực tiếp.


+ Xác định phác đồ điều trị bệnh hữu hiệu qua theo dõi khả năng sinh
sản của những lợn nái sau khi được điều trị khỏi bệnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

* Cách lẫy mẫu dịch tử cung lợn để xét nghiệm


- Lấy mẫu dịch tử cung, âm đạo của lợn nái bình thường sau đẻ 12 -24
giờ và lợn bị viờm t cung, viêm vú, mất sữa, õm o. Phân lập giám định
thành phần, số lượng vi khuẩn trên các môi trường chuyên dụng theo các
phương pháp vi sinh vật thường quy.


- Làm kháng sinh đồ theo phương pháp của Kirby - Bauer (1996)
- Giấy tẩm kháng sinh do hãng Oxoid (Anh) sản xuất.


- Đánh giá kết quả dựa theo tiêu chuẩn quốc tế 1996 (antibiotic
susceptibility testing 1996)


<b>3.3.3 Phương pháp thu nhận và xử lý số liệu</b>


+ Phương pháp thu nhận số liệu xác định tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A
trên đàn lợn nái:


Theo dõi quan sát trực tiếp


Phỏng vấn trực tiếp công nhân, kỹ thuật tại trại
Sử dụng số liệu thứ cấp qua hồ sơ của trang trại


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<b>4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN</b>




<b>4.1</b> <b>KẾT QUẢ KHẢO SÁT TỶ LỆ MẮC HỘI CHỨNG M.M.A TRÊN</b>
<b>ĐÀN LỢN NÁI SAU KHI SINH TẠI THÁI BÌNH</b>


Trong khn khổ của đề tài nghiên cứu, những cá thể bị viêm tử cung
kèm theo mất sữa hoặc viêm tử cung kèm viêm vú được xem là mắc hội
chứng M.M.A. Trường hợp 3 chứng xuất hiện trên cùng một cá thể được gọi
là thể điển hình của hội chứng M.M.A.


Dựa vào những biểu hiện lâm sàng sau khi sinh ở lợn nái 12 – 72 giờ
bao gồm: hiện tượng sốt, tử cung tiết nhiều dịch viêm (viêm tử cung); vú bị
sưng, nóng và đỏ lên có biểu hiện đau khi sờ nắn (viêm vú); sữa giảm hay mất
sữa (kém hay mất sữa) chúng tôi đã xác định được tỷ lệ mắc M.M.A. ở Thái
Bình. Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 4.1.


<b>Bảng 4.1. Tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng M.M.A tại các trang trại </b>
<b>thuộc tỉnh Thái Bình</b>


Trại theo dõi
Chỉ tiêu
<b>Trại</b>
<b>Phương</b>
<b>Nam</b>
(600)
Trại
Hoàng
Liễn
(300)
Trại
Đặng


Thế
Huyễn
(160)
DN
Vân
Kiều
(120)
TB


Số nái khảo sát (con) 211 188 100 90 589


Số nái mắc hội chứng M.M.A. (con) 100 105 47 48 300


Tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A. (%) <b>47,39</b> <b>55,85</b> <b>47,00</b> <b>53,33</b> <b>50,93</b>


+ Số nái VTC + viêm vú (con) 53 38 19 21 131


- Tỷ lệ viêm tử cung + viêm vú (%) 25,19 20,21 19,00 23,33 22,24


+ Số nái VTC + mất sữa (con) 38 56 20 17 131


- Tỷ lệ viêm tử cung + mất sữa (%) 18,01 29,79 20,00 19,89 22,24


+ Số nái mắc thể điển hình (con) 9 11 8 10 38


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

Trong số 589 nái khảo sát có 131 nái mắc viêm tử cung + viêm vú chiếm tỷ lệ
22,24%, số nái mắc viêm tử cung + mất sữa là 131 nái, chiếm tỷ lệ 22,24%,
số nái mắc thể điển hình (viêm tử cung, viêm vú, mất sữa) là 38 nái chiếm tỷ
lệ 6,45%.



Ở thể viêm tử cung kết hợp với viêm vú, lợn nái thường bị mắc viêm tử
cung nhẹ, lợn có dấu hiệu hơi sốt, có thể bỏ ăn khơng hồn tồn hoặc ăn
khơng hết khẩu phần. Dịch viêm thường có màu trắng nhạt, lợn cợn, các bầu
vú không bị viêm hết mà chỉ viêm trên một vài bầu vú, sờ vào các vú bị viêm
thấy nóng và cứng, vắt sữa thấy có sữa chảy ra, lợn con liên tục địi bú, khi bú
thường kêu rít tranh vú với nhau.


Ở thể viêm tử cung kết hợp với mất sữa lợn nái có biểu hiện viêm tử
cung nặng hơn, lợn nái sốt cao bỏ ăn khơng hồn tồn, hoặc có thể bỏ ăn hồn
tồn trong 1-2 ngày. Dịch viêm có màu trắng xám hoặc hồng, mùi tanh, lợn
nái nằm thở mạnh. Lười cho con bú. Lợn con liên tục địi bú, kêu rít, da nhăn
nheo, trong đàn con có biểu hiện tiêu chảy, nếu khơng điều trị kịp thời để kéo
dài tỷ lệ chết của các đàn lợn con theo mẹ này sẽ tăng cao. Nếu lợn nái bị kém
sữa chủ yếu do sự mệt mỏi sau khi sinh lợn nái ăn kém và sự kém sữa chỉ kéo
dài 1-2 ngày.


Ở thể điển hình (viêm tử cung, viêm vú, mất sữa) đây là thể nhiễm
trùng tử cung rồi dẫn đến nhiễm trùng máu lợn nái thường có biểu hiện: bỏ ăn
hồn tồn, sốt cao, khơng cho con bú, dịch viêm ở tử cung chảy ra có màu
nâu, tồn bộ lợn con theo mẹ gày yếu, đi liêu siêu, liên tục kêu rít địi bú,
trong những ngày đầu, sau đó lả dần. Ở thể điển hình thường điều trị khơng
có hiệu quả biện pháp tốt nhất là ghép đàn lợn con và loại thải lợn mẹ.


Theo chúng tôi kết quả mắc hội chứng M.M.A trên đàn lợn nái ở Thái
Bình cao do một số nguyên nhân sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

Ảnh hưởng của thời tiết nhất là do đợt rét cuối năm 2007 và đầu năm
2008 nhiệt độ chuồng nuôi xuống thấp. Thời tiết đầu hè thay đổi, nhiệt độ
chuồng đẻ tăng cao nhất là buổi trưa có khi lên đến 340<sub>C đến 38,5</sub>0<sub>C.Nhiệt độ</sub>



này vượt xa so với nhiệt độ thích hợp cho lợn nái (26-280<sub>C). Nhiệt độ cao làm</sub>


nái mệt mỏi, khả năng thu nhận thức ăn giảm, sức khoẻ, sức đề kháng giảm sút
nên tỷ lệ lợn mắc bệnh tăng cao. Mặt khác, nhiệt độ cao đã thúc đẩy nhanh sự
phân huỷ sản phẩm của quá trình sinh đẻ đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi
khuẩn có sẵn trong tử cung phát triển tăng nhanh về số lượng và độc lực gây
viêm tử cung , có thể gây nhiễm trùng huyết.


+ Do cơ cấu đàn nái của các trang trại:


Có trang trại lợn nái mới vào lứa đẻ 1-2, những nái đẻ lứa đầu xương
chậu hẹp nên có hiện tượng đẻ khó, phải can thiệp bằng tay và các dụng cụ trợ
sản nhiều nên gây xây xước niêm mạc tử cung gây viêm.


Có trang trại lợn nái bước vào lứa đẻ thứ 6-8. Những nái này sức khoẻ
và sức đề kháng đã giảm sút, sức rặn đẻ yếu, sự co bóp của cơ tử cung giảm
nên rất dễ bị sót nhau. Nhau cịn tồn tại trong tử cung luôn tiết ra Folliculin
ngăn trở sự phân tiết Prolactin làm tuyến vú khơng sinh sữa. Sót nhau còn
là nguyên nhân kế phát viêm tử cung, viêm vú.


Mặt khác khi nái bước vào lứa đẻ thứ 6-8, thì sản lượng sữa tiết ra cũng
giảm hơn so với các lứa trước, nên khi đã bị viêm tử cung nái bỏ ăn càng làm
cho lượng sữa giảm đi có khi mất hẳn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

diệt, chúng thừa cơ xâm nhập vào tử cung và gây viêm.


Chúng tôi cũng nhận thấy các trường hợp nái đẻ tự nhiên là rất ít, sự
can thiệp bằng tay để móc thai của cơng nhân đỡ đẻ là phổ biến. Cấu tạo tử
cung của lợn rất dễ bị tổn thương nên việc dùng tay đưa vào tử cung lợn
nái nhiều lần đã làm sây sát niêm mạc tử cung. Niêm mạc tử cung bị tổn


thương, vi khuẩn dễ xâm nhập vào lớp cơ gây viêm cơ tử cung, viêm tương
mạc tử cung. Có thể gây nhiễm trùng huyết, vi khuẩn đến tuyến vú gây
viêm vú, mất sữa.


+ Đánh giá thể trạng lợn nái ở trại, chúng tôi thấy nái mẹ khá béo.
Nguyên nhân là do nái ít được vận động và trong đợt rét đầu năm nái được
cho ăn quá nhiều nhằm mục đích tăng sức đề kháng. Nhưng đến khi đẻ, nái
quá béo, thai to dẫn đến hiện tượng đẻ khó. Mặt khác thai to chèn ép làm
giảm nhu động ruột, gây ứ đọng nước tiểu, khi đó độc tố đường ruột có thể
vào trong máu gây ức chế tác động của hormone Prolactin và Oxytocin làm
giảm tiết sữa. Số lợn con trên ổ không cao nên lợn mẹ hay bị viêm vú do lợn
con không bú hết lượng sữa mẹ.


<b>4.2</b> <b>ẢNH HƯỞNG CỦA HỘI CHỨNG M.M.A ĐẾN NĂNG SUẤT</b>
<b>SINH SẢN CỦA LỢN NÁI</b>


Đánh giá ảnh hưởng của hội chứng M.M.A đến năng suất sinh sản
chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu: Thời gian động dục lại sau cai sữa
(ngày), Số con động dục lại (con), Tỷ lệ động dục lại (%), Số con đậu thai sau
một chu kỳ (con), Tỷ lệ đậu thai sau một chu kỳ(%), Số lợn con sinh ra (con),
Bình qn số lợn con sinh ra cịn sống sau 24h/ổ, Số lợn con bị tiêu chảy
(con), Tỷ lệ lợn con bị tiêu chảy (%), Số lợn con cai sữa, Bình quân số lợn
con cai sữa/ổ, Trọng lượng 21 ngày tuổi (Kg/con)


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

Phương Nam xã Thái Thọ, huyện Thái Thuỵ (quy mô 600 nái - trại 1), trại
Hoàng Liễn xã Song An, huyện Vũ Thư, (quy mô 300 nái - trại 2), trại Đặng
Thế Huyễn, xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải ( quy mô 160 nái - trại 3), doanh
nghiệp Vân Kiều, xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ (quy mô 120 nái - trại 4)
thuộc tỉnh Thái Bình được trình bày ở bảng 4.2.



Qua bảng 4.2 cho thấy


Thời gian động dục lại sau cai sữa trên nhóm lợn nái mắc hội chứng
M.M.A ở tất cả các trại khảo sát kéo dài hơn so với nhóm lợn nái không mắc.
Tỷ lệ lợn nái đậu thai qua một chu kì (sau khi phối giống 18 - 21 ngày) ở lợn
bị mắc hội chứng M.M.A thấp hơn so với lợn không mắc. Như vậy, đây là
nguyên nhân làm số lứa đẻ/nái/ năm giảm kéo theo giảm số lợn con/nái/năm,
tăng giá thành sản xuất ra lợn con do phải tăng chi phí thức ăn, thuốc cho nái,
tăng cơng lao động.


Bình qn số lợn con sinh ra cịn sống sau 24h/ổ ở lợn nái mắc M.M.A
thấp hơn so với số lợn con sinh ra còn sống sau 24h/ổ ở lợn nái không bị mắc.
Trọng lượng lợn con lúc 21 ngày tuổi, trọng lương lợn con cai sữa và
bình quân số lợn con cai sữa/ ổ ở lợn nái không mắc hội chứng M.M.A cao
hơn rất nhiều so với lợn nái mắc hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa,
điều này đồng nghĩa với viêc tỷ lệ chết của lợn con sau cai sữa tăng cao, lợn
con sau cai sữa dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, kéo dài thời gian nuôi thịt,
giảm lợi nhuận chăn nuôi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<b>Bảng 4.2:Ảnh hưởng của M.M.A đến năng suất sinh sản lợn nái</b>


Chỉ tiêu


Trại 1 Trại 2 Trại 3 Trại 4


Nái
không
mắc HC


M.M.A


(<i><sub>X</sub></i> ± δx)


Nái mắc
HC
M.M.A
(<i>X</i> ± δx)


Nái không
mắc HC


M.M.A
(<i>X</i> ± δx)


Nái mắc
HC
M.M.A
(<i>X</i> ± δx)


Nái không
mắc HC


M.M.A
(<i>X</i> ± δx)


Nái mắc
HC
M.M.A
(<i>X</i> ± δx)


Nái không


mắc HC


M.M.A
(<i>X</i> ± δx)


Nái mắc
HC
M.M.A
(<i>X</i> ± δx)


Thời gian động dục lại sau cai sữa (ngày) 5,67±1,10 5,90±1,41 5,17±0,75 5,81±0,87 5,04±0,98 5,41±1,01 5,23±0,66 5,75±1,30


Số con động dục lại (con) 58 60 55 50 21 22 24 20


Tỷ lệ động dục lại (%) 96,67 86,96 96,49 90,91 91,30 88,00 100,00 95,24
Số con đậu thai sau một chu kỳ (con) 56 56 55 47 20 19 23 18
Tỷ lệ đậu thai sau một chu kỳ(%) 96,55 93,33 100,00 94,00 95,24 86,36 95,83 90,00


Số lợn con sinh ra (con) 637 698 562 554 240 248 245 209


Bình qn số lợn con sinh ra cịn sống sau


24h/ổ 10,62 10,12 9,86 10,07 10,43 9,92 10,21 9,95


Số lợn con bị tiêu chảy (con) 357 626 205 454 134 205 129 164
Tỷ lệ lợn con bị tiêu chảy (%) 56,04 89,68 36,47 81,95 55,83 82,66 52,65 78,47


Số lợn con cai sữa 599 639 555 499 226 222 232 188


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Svendsen


(1992) [132], hội chứng M.M.A có ảnh hưởng xấu đến lợn con do lợn nái
mắc bệnh ít chăm sóc con, lợn con bị đói và lạnh từ đó rễ mắc các bệnh
nhiễm trùng, nhất là bệnh tiêu chảy, tỷ lệ chết ở lợn con tăng cao ở các nái
mắc hội chứng M.M.A.


<b>4.3</b> <b>KẾT QUẢ THEO DÕI SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÂM</b>
<b>SÀNG CỦA LỢN MẮC HỘI CHỨNG M.M.A </b>


Những biểu hiện lâm sàng của lợn bị mắc hội chứng M.M.A là những
chỉ tiêu quan trọng giúp người chăn ni có cơ sở để chẩn đốn sớm, có biện
pháp can thiệp kịp thời. Vì vậy chúng tôi tiến hành theo dõi sự biến đổi về
một số chỉ tiêu lâm sàng trên 30 lợn nái bình thường và 30 lợn nái mắc hội
chứng MMA.


Kết quả được thể hiện ở bảng 4.3.


<b>Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu lâm sàng của lợn nái bình thường và </b>
<b>của lợn nái bị viêm tử cung, viêm vú, mất sữa</b>


Chỉ tiêu theo dõi


Lợn khoẻ
(n = 30)


<i>X</i> mx


Lợn mắc HC M.M.A
(n = 30)


<i>X</i> mx



Chênh lệch
giữa lợn khoẻ


và lợn bệnh


Thân nhiệt (0<sub>C)</sub> <sub>38,160,045</sub> <sub>39,950,24</sub> <sub>1,79</sub>


Tần số hô hấp


(lần/phút) 12,83 0,90 35,92 3,00 23,09


Dịch rỉ viêm
- Màu


- Mùi


-Trong, lỏng
- Khơng có
- Khơng có


Có dịch rỉ viêm


- Trắng xám hoặc hồng
- Mùi tanh


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

Qua kết quả theo dõi ở bảng 4.3 chúng tơi có nhận xét sau: lợn nái ở
trạng thái bình thường thì thân nhiệt trung bình là 38,16 0,0450<sub>C và tần số</sub>


hơ hấp trung bình là 12,830,9 lần/phút. Theo TS. BS. Nguyễn Hữu Vũ và


TS. BS. Nguyễn Đức Lưu cho biết nhiệt độ và tần số hô hấp của lợn khoẻ
bình thường là 37,5 - 380<sub>C và 8 - 18 lần/phút. So với các chỉ tiêu trên thì</sub>


kết quả theo dõi trên nái bình thường của chúng tơi là hồn toàn phù hợp.
Lợn mắc hội chứng M.M.A, các chỉ tiêu sinh lý lâm sàng có sự thay
đổi rõ rệt: thân nhiệt và tần số hô hấp đều tăng lên so với bình thường. Cụ
thể thân nhiệt trung bình là 39,950<sub>C và tăng 1,79</sub>0<sub>C so với lợn khỏe; tần số</sub>


hô hấp trung bình là 35,92 3,00 lần/phút và tăng 23,09 lần so tần số hơ
hấp của nái bình thường.


Ở lợn khoẻ, sau đẻ sản dịch chảy ra rất ít, kéo dài trong vòng 2-4 ngày
là hết, còn khi lợn mắc viêm tử cung, viêm vú, mất sữa dịch viêm từ tử cung
chảy ra đục và kéo dài. Màu sắc của dịch viêm chảy ra ở tử cung có màu xám
hoặc màu trắng xám, dịch có mùi tanh. Dịch viêm chảy ra nhiều hơn khi con
vật nằm xuống, lợn mẹ thở mạnh, há mồm ra thở, lười cho con bú, uống nước
liên tục, ăn kém hoặc bỏ ăn, lợn con yếu, có lợn con nơn ra sữa, trong đàn lác
đác có lợn con tiêu chảy.


<b>4.4</b> <b>KẾT QUẢ PHÂN LẬP VÀ GIÁM ĐỊNH THÀNH PHẦN VI</b>
<b>KHUẨN TRONG DỊCH ÂM ĐẠO, TỬ CUNG LỢN NÁI BÌNH</b>
<b>THƯỜNG VÀ BỆNH LÝ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

Kết quả xét nghiệm 15 mẫu dịch tử cung âm đạo của lợn nái bình
thường sau đẻ 12- 24 giờ và 15 mẫu tử cung âm đạo bị viêm được trình bày ở
bảng 4.4.


<b>Bảng 4.4 Thành phần vi khuẩn có trong dịch âm đạo, tử cung lợn nái</b>
<b>bình thường và bệnh lý</b>



Loại dịch


Loại vi khuẩn


Dịch âm đạo, tử cung sau đẻ Dịch âm đạo, tử cung viêm


Số mẫu
kiểm tra


Số mẫu
dương


tính


Tỷ lệ


(%)


Số mẫu
kiểm tra


Số mẫu
dương tính


Tỷ lệ


(%)


<i>Escherichia coli</i> 15 11 77,33 15 15 100



<i>Staphylococcus </i>


<i>Aureus</i> 15 13 86,67 15 15 100


<i>Streptococcus</i> 15 12 80 15 10 66,66


<i>Salmonella</i> 15 2 13,33 15 7 46,66


<i>Pseudomonas</i> 15 0 0 15 3 20


Qua kết quả bảng 4.4. chúng tơi có nhận xét sau: Các loại vi khuẩn


<i>E.coli, Staphylococcus Aureus, Streptococcus, Salmonella thường gặp trong</i>


dịch tử cung, âm đạo lợn nái khoẻ mạnh sau đẻ: 73,33% số mẫu bệnh phẩm
<i>phát hiện thấy E.coli, 86,67% có Staphylococcus Aureus. 80,% có</i>


<i>Streptococcus và 13,33% phát hiện thấy Salmonella. </i>


Khi tử cung, âm đạo bị viêm, tất cả các mẫu bệnh phẩm đều xuất hiện
các vi khuẩn kể trên. Đặc biệt trong dịch viêm xuất hiện thêm loại vi khuẩn


<i>Pseudomonas với tỷ lệ 20% . </i>


Các loại vi khuẩn cơ hội này ln có mặt trong chuồng nuôi. Chúng tồn
tại trên da, niêm mạc ngay cả ở lợn khỏe; trong phân, nước tiểu ….Theo Hồ
<i>Văn Nam (1997), 100% mẫu phân lợn khoẻ mạnh có E.coli, 40-80% có chứa</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

URban và ctv (1983) [28], trong nước tiểu lợn nái sắp sinh thường chứa
<i>các vi khuẩn E.coli, Staphylococcus, Streptococus spp., Salmonell.</i>



Trong điều kiện sinh lý bình thường cổ tử cung ln khép chặt nên
các vi khuẩn khơng có cơ hội xâm nhập vào tử cung. Nhưng trong quá
trình đẻ cổ tử cung luôn mở và sau khi đẻ cổ tử cung vẫn mở nên tình
trạng nhiễm khuẩn là khơng thể tránh khỏi. Như vậy việc tăng cường vệ
sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc
phòng ngừa nhiễm trùng tử cung sau khi sinh. Theo Collet (1999) [43]
ngoài việc lựa chọn loại thuốc sát trùng tốt, phương pháp tiến hành sát trùng
có ý nghĩa rất lớn trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Vì hầu hết các hóa
chất sát trùng đều khơng có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng giới hạn trong mơi
trường có chất bẩn, chất hữu cơ. Do đó, việc chà rửa cho sạch phân và tẩy uế
chất bẩn phải thực hiện thật kỹ trước khi phun thuốc sát trùng. Theo Collet
(1999) [43] việc sát trùng chuồng trại được đánh giá tốt khi hiệu quả sát trùng
đạt mức trên 95%. Nhờ hiệu quả sát trùng đạt mức khá cao đã góp phần hạn
chế nhiễm trùng vào tử cung lợn nái sau khi sinh.


Khi tử cung bị viêm, dịch viêm tử cung chứa các sản phẩm độc. Sản
phẩm độc vừa kích thích cổ tử cung ln hé mở vừa thu hút các loại vi
khuẩn xâm nhập vào tử cung. Đặc biệt có sự xâm nhiễm của


<i>Pseudomonas đã đẩy nhanh quá trình hình thành mủ trong dịch viêm tử cung.</i>


<b>4.5</b> <b>KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG CÁC VI KHUẨN PHÂN LẬP</b>
<b>ĐƯỢC TRONG DỊCH ÂM ĐẠO, TỬ CUNG LỢN NÁI BÌNH</b>
<b>THUỜNG VÀ BỆNH LÝ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

nái. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5.


<b>Bảng 4.5. Số lượng các vi khuẩn phân lập được trong dịch âm đạo, tử</b>
<b>cung lợn nái bình thường và bệnh lý</b>



Loại dịch


Loại vi khuẩn


Dịch tử cung âm đạo sau đẻ Dịch tử cung, âm đạo bị viêm


Số mẫu kiểm
tra


Số lượng VK


(tỷ/ml)


Số mẫu kiểm
tra


Số lượng VK


(tỷ/ml)
<i>Staphylococcus</i>


<i>Aureus</i> 15 1,15 15 13,85


<i>Streptococcus</i> 15 1,10 15 11,47


<i>Escherichia coli</i> 15 0,98 15 15,61


<i>Salmonella</i> 15 0 15 7,54



<i>Ghi chú : dịch sau đẻ pha ở nồng độ 10-6<sub>, dịch viêm pha ở nồng độ 10</sub>-9</i>


Kết quả bảng 4.5 cho thấy : Trong dịch tử cung âm đạo lợn nái sau khi
<i>đẻ số lượng các loại vi khuẩn như sau Staphylococcus 1,15 tỷ/ml,</i>


<i>Streptococcus 1,10 tỷ/ml; Escherichia coli 0,98 tỷ/ml. Khi tử cung âm đạo bị</i>


viêm số lượng các loại vi khuẩn kể trên đã tăng lên gấp nhiều lần.


<i>Staphylococcus Aureus lên tới 13,85 tỷ/1ml, Streptococcus số lượng lên tới</i>


<i>11,47 tỷ/1ml, E.coli là 15,61 tỷ/1ml và Salmonella là 7,54 tỷ/ml. Khi tử cung</i>
viêm sự co bóp của cơ tử cung yếu, dịch tử cung tăng tiết là điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn hiếu khí xâm nhiễm và nhân lên mạnh
hơn. Đường xâm nhiễm của chúng khơng chỉ từ bên ngồi mà có thể từ đường
tiết niệu, đường ruột của lợn nái.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<b>4.6</b> <b>KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH TÍNH MẪN CẢM CỦA CÁC VI KHUẨN</b>
<b>PHÂN LẬP ĐƯỢC TỪ DỊCH VÊM TỬ CUNG LỢN NÁI VỚI</b>
<b>MỘT SỐ THUỐC KHÁNG SINH VÀ HOÁ HỌC TRỊ LIỆU </b>


Để giúp cơ sở chăn nuôi lợn nái chọn thuốc điều trị hội chứng
M.M.A. Chúng tôi tiến hành làm kháng sinh đồ của những vi khuẩn chủ
yếu phân lập được từ dịch tử cung, âm đạo lợn nái mắc hội chứng M.M.A
với một số thuốc kháng sinh và hố học trị liệu thơng thường. Kết quả
trình bày tại bảng 4.6


<b>Bảng 4.6 Kết quả xác định tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập được</b>
<b>từ dịch viêm đường sinh dục của lợn nái với một số thuốc kháng sinh và</b>



<b>hoá học trị liệu</b>
Loại vi
khuẩn
Kháng sinh
Staphylococcus
(n =15)
Streptococcus
(n =10)
Escherichia coli
(n =15)
Salmonella
(n =7)
Mẫn
cảm
Tỷ lệ
(%)
Mẫn
cảm
Tỷ lệ
(%)
Mẫn
cảm
Tỷ lệ
(%)
Mẫn
cảm
Tỷ lệ
(%)


Enrofloxacin 5 33,33 4 40,00 7 46,66 7 100



Norfloxacin 10 66,66 8 80,00 6 40,00 6 85,71


<b>Amoxycillin</b> <b>15</b> <b>100</b> <b>10</b> <b>100</b> <b>12</b> <b>80,00</b> <b>7</b> <b>100</b>


<b>Gentamicin</b> <b>14</b> <b>93,33</b> <b>9</b> <b>90,00</b> <b>11</b> <b>73,33</b> <b>7</b> 100


Streptomycin 0 0 3 30,00 0 0 5 71,43


Penicillin 9 60,00 8 80,00 0 0 0 0


Tetracyclin 3 20,00 0 0 2 13,33 1 14,29


Cefoperazon 15 100 8 80,00 3 20,00 4 57,14,


<b>Neomycin</b> <b><sub>15</sub></b> <b><sub>100</sub></b> <b><sub>7</sub></b> <b><sub>70,00</sub></b> <b><sub>8</sub></b> <b><sub>53,33</sub></b> <b><sub>5</sub></b> <sub>71,43</sub>


Kanamycin 6 40,00 3 30,00 7 46,66 3 42,86


Clidamycin 7 46,66 0 0 10 66,66 2 28,57


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

Trong đó những thuốc có độ mẫn cảm cao nhất là Amoxycillin,
Gentamicin và Neomycin. Một số loại kháng sinh thông dụng hay dùng
trong thực tiễn sản xuất như Streptomycin, Penicillin hầu như không mẫn
cảm. Như vậy theo chúng tôi để điều trị bệnh viêm tử cung, âm đạo ở lợn
nái nên chọn các thuốc Amoxycillin, Gentamicin và Neomycin. Không
nên chọn các thuốc kháng sinh như Streptomycin, Penicillin vì hiệu quả
điều trị khơng cao và dễ gây hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc.


<b>4.7</b> <b>KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH TÍNH MẪN CẢM CỦA TẬP ĐỒN VI</b>


<b>KHUẨN CĨ TRONG DỊCH VIÊM TỬ CUNG CỦA LỢN NÁI</b>
<b>VỚI MỘT SỐ THUỐC KHÁNG SINH VÀ HOÁ HỌC TRỊ LIỆU </b>


Nguyên tắc sử dụng kháng sinh cũng như yêu cầu thực tiễn sản xuất
phải phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời. Do đó, chúng ta khơng có thời
gian để phân lập giám định vi khuẩn rồi làm kháng sinh đồ như trên được.
Vì vậy, để đáp ứng kịp thời công tác điều trị. Chúng tôi đã làm kháng sinh
đồ trực tiếp với cả tập đồn vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung của lợn
nái mắc bệnh để chọn thuốc. Kết quả được trình bày tại bảng 4.7.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

và hố học trị liệu dùng điều trị bệnh viêm tử cung, âm đạo ở lợn nái một
cách kịp thời có thể dùng phương pháp làm kháng sinh đồ ngay với tập
đoàn vi khuẩn có trong dịch rỉ viêm của tử cung, âm đạo lợn nái .


<b>Bảng 4.7. Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đồn vi khuẩn có trong</b>
<b>dịch viêm đường sinh dục của lợn nái với một số thuốc kháng sinh và hoá</b>


<b>học trị liệu</b>


TT Tên thuốc Số mẫu
kiểm tra


Số mẫu
mẫn cảm


Tỷ lệ
(%)


Đường kính vịng vơ khuẩn



__


 (mm) X ±mx


1 Enrofloxacin 10 6 60 15,48 ± 0,36


2 Norfloxacin 10 6 60 16,12 ± 0,72


3 Amoxycillin 10 10 100 22,38 ± 0,56


4 Gentamicin 10 9 90 19,07 ± 0,48


5 Streptomycin 10 1 10 9,54 ± 0,00


6 Penicillin 10 5 50 <b>14,02 ± 014</b>


7 Tetracyclin 10 4 40 15,21 ± 0,18


8 Cefoperazon 10 6 60 16,32 ± 0,74


9 Neomycin 10 8 80 17,68 ± 0,79


10 Kanamycin 10 5 50 15,28 ± 0,52


11 Clidamycin 10 7 70 15,46 ± 0,67


<b>4.8</b> <b>QUY TRÌNH PHỊNG HỘI CHỨNG VIÊM TỬ CUNG, VIÊM</b>
<b>VÚ, MẤT SỮA (M.M.A)</b>


Đ

ể hạn chế tối thiểu hậu quả do hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất

sữa (M.M.A)gây ra thì việc phịng bệnh là rất quan trọng, nó giúp người chăn
ni hạn chế được tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng (M.M.A) và nếu lợn nái mắc
thì cũng mắc ở thể khơng điển hình, việc điều trị sẽ mang lại hiệu quả hơn.


Trong khuôn khổ của đề tài chúng tơi tiến hành thử nghiệm phịng bệnh
cho lợn nái theo quy trình sau:


<b>Quy trình phịng hội chứng M.M.A.</b>


<b>Bước 1:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<b>Phối giống</b> sinh dục bằng nước cất và bông sạch 3 – 4 lần khi lợn đái cần rửa
lại kịp thời tránh làm sây sát niêm mạc tử cung, nhiễm trùng
đường sinh dục gây viêm.


<b>Bước 2:</b>
<b>Chăm sóc,</b>
<b>ni dưỡng</b>


- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho nái mang
thai, điều chỉnh khẩu phần ăn đối với lợn quá béo hoặc quá gầy
tránh tình trạng lợn đẻ có thể trạng quá béo hoặc quá gầy.


<b>Bước 3:</b>
<b>Vệ sinh</b>


- Chuồng đẻ phải được vệ sinh sạch sẽ mới đuổi lợn lên


- Trước khi đuổi lợn ở chuồng bầu lên phải được vệ sinh sạch sẽ
cho lợn nhất là bộ phận sinh dục



- Khi lợn lên chuồng đẻ cần điều chỉnh chế độ ăn


- Lợn có dấu hiệu sắp đẻ cần vệ sinh phần mông và âm hộ sạch,
lau bầu vú và sàn nhựa bằng nước sát trùng


- Khi lợn đẻ có máu, dịch ối chảy ra cần dùng rẽ khơ sạch lau
nhanh chóng.


- Trong khi lợn đẻ tuyệt đối khơng được dùng tay móc con mà để
chúng đẻ tự nhiên trừ trường hợp đẻ quá lâu, đẻ khó.


- Khi lợn đẻ xong phải thu gom nhau thai đồng thời vệ sinh
thường xuyên phần mông, âm hộ, bầu vú, sàn chuồng


<b>Bước 4:</b>
<b>Dùng thuốc</b>


- Khi lợn đẻ được 1 hoặc 2 con tiêm một mũi Oxytoxin liều
6ml/con hoặc Hanprost liều 1,5-2 ml/con


- Sau khi đẻ xong tiêm một mũi, Clamoxyl LA, Vetrimoxin LA
với liều 1ml/10kg thể trọng, sau 2 ngày nếu vẫn thấy dịch tử cung
chảy ra tiêm một mũi nữa


- Tiêm cho lợn mới đẻ thêm các loại Vitamin C, các thuốc trợ lực,
trợ sức


<b>Bước 5</b>
<b>Thụt rửa</b>



- Sau khi đẻ 24h thụt vào tử cung nái 1500ml dung dịch lugol
0,1%, thụt 3 lần mỗi lần cách nhau 24h


 Trong quy trình phịng bệnh thử nghiệm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

thuốc sát trùng phải được tiến hành phun hai lần/ tuần. Đối với khu vực phối
giống cần được rửa sạch sẽ lối đi ngay sau khi phối giống và phun thuốc sát
trùng hai lần/ ngày. Trước khi lợn đẻ một tuần cần làm vệ sinh chuồng đẻ
sạch sẽ, dùng bàn trải cùng nước xà phòng cọ rửa chuồng, gầm chuồng, sàn
và tấm đan phải được tháo rời và đưa ra ngâm sút cọ rửa sạch rồi lắp ghép
qt vơi lỗng, để khơ rồi phun sát trùng. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ
cần tắm rửa kỹ cho nái bằng nước xà phòng nhất là vệ sinh bộ phận sinh dục
trước và sau đẻ sạch sẽ là rất quan trọng, sau đó phun sát trùng rồi đuổi lên
chuồng đẻ. Bình thường cổ tử cung ln đóng nhưng trong thời gian sinh đẻ
cổ tử cung mở, vi khuẩn có điều kiện để xâm nhập, nếu niêm mạc tử cung bị
tổn thương vi khuẩn sẽ có điều kiện để phát triển và gây bệnh. Theo một số
nghiên cứu cho thấy, đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ lợn
nái đẻ mắc hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa tăng cao. Mỗi ô chuồng
nái phải có chổi rễ dùng vệ sinh riêng.


+ Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý cho nái là rất quan trọng: Khẩu phần
ăn của lợn nái mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản. Lợn nái
ăn khẩu phần không hợp lý trong lúc mang thai sẽ giảm khả năng tích lũy chất
dinh dưỡng trong cơ thể, năng suất sữa sẽ thấp trong lúc nuôi con, thể trạng
yếu, lợn con sinh ra yếu ớt, trọng lượng sơ sinh thấp, tỷ lệ lợn con chết cao.
Ngược lại, cho lợn nái ăn khẩu phần nhiều năng lượng sẽ gây tình trạng béo,
ảnh hưởng xấu đến năng suất sinh sản. Do đó, cần lưu ý đến thể trạng của lợn
nái, mức tăng trọng dự kiến lúc mang thai, các yếu tố quản lý và tiểu khí hậu
chuồng ni để cung cấp khẩu phần thích hợp, giúp lợn nái co thể trạng tốt.



</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

Theo N.R.C. (1898) [105], việc xác định nhu cầu năng lượng cho nái
mang thai cần lưu ý đến hai yếu tố là trọng lượng lúc phối giống và mức tăng
trọng của lợn nái. Tùy trọng lượng của lợn nái lúc phối giống và mức tăng
trọng mà người nuôi muốn lợn nái đạt được lúc sắp sinh, N.R.C. (1998) [105]
đã đề xuất mức năng lượng sau đây:


<b>Nhu cầu năng lượng cho lợn nái mang thai</b>


Trọng lượng lúc phối giống (Kg) 125 150 175 200


Tăng trọng lúc mang thai (Kg) 55 45 40 35


Nhu cầu năng lượng (Kcal ME/ngày) 6.395 6.015 6.150 6.275


Lượng thức ăn/ngày (Kg) 1.96 1.84 1.88 1.92


Tỷ lệ Protein thô (%) 12.9 12.8 12.4 12


Theo Dương Thanh Liêm (1999) [8], ngồi mục tiêu giúp lợn nái có
được thể trạng tốt trong thời gian mang thai, cần lưu ý đến các yếu tố khác
như tỷ lệ đậu thai, số phôi sống, trọng lượng sơ sinh, độ ngon miệng lúc nuôi
con để điều chỉnh lượng thức ăn theo từng giai đoạn trong kỳ mang thai, vì
mức năng lượng trong khẩu phần có ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu này.


Ảnh hưởng của mức năng lượng trong khẩu phần trong thời gian đầu của
thời kỳ mang thai đến số phôi sống


Theo Hartog và Kempen (1980); Toplis và CTV (1983), lợn nái ăn nhiều
thức ăn trong giai đoạn đầu mang thai không ảnh hưởng đến số phôi sống, tuy


nhiên các nghiên cứu gần đây của Aherne và Williams (1992) lại cho rằng lợn
nái ăn nhiều thức ăn trong giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai
(2.5kg/nái/ngày) sẽ làm giảm tỷ lệ phôi sống khoảng 5%, hoặc có thể lên đến
15% theo kết quả nghiên cứu của Dyck và cvt (1980) (trích dẫn bởi N.R.C
(1998) [105]


Ảnh hưởng của mức năng lượng trong khẩu phần đến trọng lượng sinh
lợn con


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

(1989) cũng cho rằng tăng thêm 1.36 kg thức ăn/nái/ngày vào thời điểm 23
ngày trước khi sinh sẽ làm tăng trọng lượng lợn con sơ sinh 40g/con và trọng
lượng lúc 21 ngày là 170g/con (trích dẫn bởi N.R.C., 1998) [105]


Ảnh hưởng của mức năng lượng trong khẩu phần đến sự tích lũy mỡ ở
lợn nái mang thai và độ ngon miệng lúc nuôi con


Lợn nái mang thai ăn theo khẩu phần nhiều năng lượng sẽ dẫn đến mập
mỡ, từ đó giảm độ ngon miệng lúc ni con, giảm trọng lượng nhiều, thể
trạng sa sút, chậm động dục sau khi cai sữa (N.R.C, 1998) [105]. Do đó,
khơng nên cho lợn nái ăn quá nhiều, mà phải giới hạn thức ăn để kiểm soát
thể trạng của lợn nái. Mức tăng trọng hợp lý từ lúc phối đến lúc sinh là 45 kg.
Theo Hughes (2000) [66], nên kiểm soát độ dày mỡ lưng lợn nái mang thai để
điều chỉnh mức năng lượng trong khẩu phần cho thích hợp. Cole (1989) [42]
cũng cho biết lợn nái mang thai ăn khẩu phần 26 MJ DE/ngày, tương đương 2
kg thức ăn thì bắt đầu có dấu hiệu giảm ăn trong thời kỳ ni con, và sự giảm
ăn có thể lên tới 25% nếu trong thời kỳ mang thai cho ăn khẩu phần 35 MJ
DE/ngày (2.7 kg thức ăn).


Theo Hughes (2000) [66], độ dày mỡ lưng thích hợp nhất cho lợn nái
trước phối giống là 18 – 20 mm, trong thời kỳ mang thai cho phép lợn nái


tăng 2 mm độ dày mỡ lưng, sau thời gian nuôi con độ dày mỡ lưng lại giảm
xuống trở lại 18 – 20 mm. Nếu kiểm sốt được như vậy thì qua nhiều lứa đẻ
thể trạng lợn nái luôn ở trong trạng thái tốt, năng suất sinh sản sẽ cao.


Dựa vào ảnh hưởng của mức năng lượng trong khẩu phần đến yếu tố kể
trên, Dương Thanh Liêm (1999) [8] đề nghị nên có sự điều chỉnh lượng thức
ăn theo các giai đoạn mang thai nhằm tối ưu hóa năng suất sinh sản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

chất cao, việc cho ăn hạn chế không ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai,
ngoài việc giảm chi phí thức ăn cịn giúp tăng tính thèm ăn lúc nuôi con, tăng
sản lượng sữa. Từ ngày 85 đến lúc sinh bào thai phát triển nhanh, vì vậy khẩu
phần ăn cần tăng thêm 0.5 kg/con/ngày hoặc tăng chất lượng thức ăn. Theo
các trang trại tại Thái Bình khẩu phần ăn hợp lý cho nái như sau:


Sau cai sữa cho ăn tự do ( khoảng 4,5 - 6 kg/ngày)
Sau phối từ 1 - 84 ngày cho ăn từ 1,8 - 2,2 kg/ngày


Từ 85 - 100 ngày cho ăn tăng thêm thức ăn từ 0,5 - 1 kg/ ngày


Từ ngày 101 - 110 cho ăn thức ăn nhiều dinh dưỡng từ 2,3 - 2,7 kg/ ngày
thậm chí cho ăn tối đa 3,5 kg/ nái/ ngày tuỳ theo thể trạng lợn nái, hoặc lứa đẻ.


Ngày 101 giảm thức ăn từ 0,5 - 1 kg/ ngày. Đến ngày đẻ tuỳ theo thể
trạng của lợn nái có thể cho ăn 0,5kg / ngày hoặc nhịn ăn.


Sau ngày đẻ mà lợn nái chưa đẻ vẫn duy trì khẩu phần ăn cho lợn nái từ
0,5 - 1,5 kg/ ngày.


Sau khi lợn nái đẻ cho ăn mỗi ngày tăng lượng thức ăn thêm 0,5 - 1kg /
ngày tuỳ theo thể trạng nái hoặc lứa đẻ, số lợn con được nuôi trên nái.



Tăng lượng thức ăn tối đa đến 6 kg/ nái/ ngày vào ngày thứ 6-12 duy trì
đến 21 ngày.


+ Nếu người đỡ đẻ không vô trùng tay, đỡ đẻ không đũng kỹ thuật, sẽ
mang mầm bệnh vào tử cung, làm xây xát niêm mạc tử cung dẫn tới viêm tử
cung. Thực hiện tốt việc để lợn nái đẻ tự nhiên, không can thiệp bằng tay (dùng
tay móc thai ra), trừ trường hợp đẻ khó, sẽ hạn chế được viêm tử cung sau đẻ.


+ Cho lợn uống nước sạch để phòng bệnh đường tiết niệu, vì theo các
nghiên cứu gần đây cho thấy, vi khuẩn từ đường tiết niệu có thể xâm nhập
vào âm đạo, tử cung gây viêm nhiễm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

được hầu hết các loại vi khuẩn (vi khuẩn Gram (+), Gram (-) nên phòng được
bệnh viêm tử cung.


+ Hanprost là một đồng phân chức năng của Prostaglandin F2 được chỉ
định trong các trường hợp:


 Tác dụng thuỷ phân thể vàng mạnh, kích thích phát triển buồng
trứng, hồn thiện chu kỳ động dục ở kỳ sau.


 Gây cảm ứng đồng bộ về động dục và cho nái đẻ đồng loạt để quản
lý sinh sản một cách hữu hiệu.


 Chủ động chọn thời điểm cho lợn nái đẻ theo ý muốn, nái đẻ tự
nhiên sau khi tiêm thuốc 20 - 30 giờ.


 Điều trị viêm nội mạc tử cung, viêm tử cung hoá mủ, hội chứng
M.M.A (mastitis-metritis-agalactia).



 Làm sạch tử cung đẩy sản dịch ra ngoài.


 Điều trị rối loạn chức năng rụng trứng, chu kỳ rụng trứng khơng
đều và khơng có trứng.


+ Thành phần chính của dung dịch Lugol 0,1% là Iode vơ cơ. Iode có
tác dụng sát trùng, nó có đặc tính hấp thu protein nên làm săn se niêm mạc tử
cung, giúp cho q trình viêm chóng hồi phục. Đồng thời thông qua niêm mạc
tử cung, cơ thể hấp thu được Iode, góp phần kích thích cơ tử cung hồi phục,
buồng trứng hoạt động trở lại, noãn bao sớm phát triển nên lợn nái nhanh
động dục trở lại sau cai sữa.


+ Phối giống đúng kỹ thuật, đảm bảo vô trùng sẽ hạn chế được tối thiểu
tỷ lệ lợn nái chờ phối viêm tử cung. Vì nếu khâu phối giống khơng tốt sẽ làm
xây xát niêm mạc tử cung, đưa mầm bệnh vào trong tử cung, làm lây lan mầm
bệnh từ con ốm sang con khoẻ.


+ Áp dụng đầy đủ quy trình tiêm vacxin cho lợn nái:
<b>Lịch tiêm phịng vacxin</b>


<b>Loại lợn</b> <b>Tên vacxin</b> <b>Liều,cách dùng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

Lợn
con


7 ngày tuổi Respisure 2ml, tiêm bắp Suyễn lợn
21 ngày tuổi PTH 1ml, tiêm bắp Phó thương Hàn
30 – 35 ngày tuổi Dịch tả 2ml, tiêm bắp Dịch tả lợn
45 – 60 ngày tuổi Dịch tả 2ml, tiêm bắp Dịch tả lợn



Nái hậu
bị


Tuần thứ 1 PR - Vacplus 2ml, tiêm bắp Giả dại
Farrowsure B 5ml, tiêm bắp Parvovirus


Đóng dấu, Leptospira
Tuần thứ 2 Dịch tả 2ml, tiêm bắp Dịch tả lợn


Tuần thứ 3 Ressisure 2ml, tiêm bắp Suyễn lợn


LMLM 2ml, tiêm bắp Lở mồm long móng
Tuần thứ 4 Farrowsure B 5ml, tiêm bắp Parvovirus,


Đóng dấu, 6 chủng
Leptospira


PR-Vacplus 2ml, tiêm bắp Giả dại


Nái
mang
thai


Tuần thứ 10 Dịch tả 2ml, tiêm bắp Dịch tả lợn
Tuần thứ 11 PR -Vacplus 2ml, tiêm bắp Giả dại


Tuần thứ 12 LM LM 2ml, tiêm bắp Lở mồm long móng
Respisure 2ml, tiêm bắp Suyễn lợn



Tuần thứ 13 Litter guard 2ml, tiêm bắp <i>E.coli, Clostridium</i>


Nái
ni
con


Sau đẻ 1tuần FarrowsureB 5ml, tiêm bắp Parvovirus,


Đóng dấu, 6 chủng
Leptospira


Đối với đực giống vacxin tiêm định kỳ theo năm. Một năm tiêm hai lần
với 4 loại vacxin vào tháng 1 và tháng 6: Dịch tả, LMLM, Respisure và
Farrowsure. Liều tiêm tương tự như lợn nái.


Sau khi đưa ra quy trình phịng hội chứng M.M.A cho nái ở trên chúng
tôi tiến hành theo dõi và đánh giá hiệu quả của quy trình phịng trên.


Chúng tơi tiến hành chia lợn nái thành hai lơ:


- Lơ I: lơ thí nghiệm áp dụng đầy đủ quy trình phịng bệnh nêu trên


<b>- Lơ II: lơ đối chứng áp dụng quy trình phòng của trại</b>


<b>Bảng 4.8 Kết quả thử nghiệm phòng hội chứng M.M.A ở lợn nái.</b>


Chỉ tiêu Lợn mắc bệnh Thời gian động
dục trở lại


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

Lô (ngày)


Số con


(con)


Tỷ lệ


(%)


Số con


(con)


Tỷ lệ


(%)


Lô I (n = 30) 4 13,33 3,90 ± 1,24 29 96,67


Lô II (n = 30) 10 33,33 6,40 ± 1,12 27 90,00


Qua bảng 4.8 ta thấy:


Khi áp dụng đầy đủ quy trình phịng trên tỷ lệ mắc hội chứng viêm vú,
viêm tử cung, mất sữa của lợn nái ở lô I cho kết quả (13,33%) thấp hơn nhiều
so với lô II (33,33%).


Thời gian động dục trở lại của lợn nái sau cai sữa của lô I cũng ngắn
hơn lô II: lô I là 3,90 ± 1,24 ngày so với lô II là 6,40 ± 1,12 ngày.


Tỷ lệ lợn nái sau cai sữa phối giống lần đầu có chửa ở lô I là 96,67% so


với lô II là 90,00%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

<b>Biểu đồ 1. Kết quả thử nghiệm phòng hội chứng M.M.A ở lợn nái </b>


Như vậy nếu áp dụng đầy đủ quy trình phịng hội chứng viêm tử cung,
viêm vú, mất sữa trên sẽ làm giảm tỷ lệ mắc ở lợn nái, rút ngắn thời gian chờ
phối sau cai sữa, tăng tỷ lệ lợn nái sau cai sữa phối giống lần đầu có chửa.
Nhờ đó làm tăng hiệu quả sinh sản của lợn nái, giúp giảm chi phí cho người
chăn nuôi. Kết quả theo dõi của chúng tôi phù hợp với những nghiên cứu:


Theo Bilkei và ctv (1994) [31], viêm tử cung thường xảy ra trong lúc
<i>sinh do nhiễm vi khuẩn E.coli gây dung huyết và các vi khuẩn gram dương.</i>
<i>Urban và ctv (1983) [135], Awad và ctv (1990) [22] cũng cho biết E.coli,</i>


<i>streptococcus spp và staphylococcus aureus là nguyên nhân gây bệnh. Các</i>


khảo sát gần đây của Khoa Thú y - Trường Đại học Nơng Lâm TP Hồ Chí
<i>Minh và các tỉnh lân cận cũng cho biết E.coli, staphylococcus aureus,</i>


<i>streptococcus spp là nguyên nhân gây nhiễm trùng tử cung sau khi sinh.</i>


Theo Urban và ctv (1983) [135]; Bilkei và ctv (1994) [32], các vi
khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có nguồn gốc từ nước tiểu, các tác giả đã phân
lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu lợn nái sắp sinh thường chứa các vi khuẩn


<i>E.coli, staphylococcus aureus, streptococcus spp. Tuy nhiên, các nghiên cứu</i>


của các tác giả khác lại ghi nhận các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung là các
vi khuẩn cơ hội thuộc nhóm vi sinh vạt hiếu khí có mặt ở nền chuồng, lúc lợn
nái sinh cổ tử cung mở, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Do đó, theo Lerch




-20
40
60
80
100
120


Lơ 2 Lơ 1


<b>Lơ</b>


<b>T û</b> <b>lƯ</b> <b>(</b> <b>% )</b>


Tỷ lệ lợn mắc bệnh


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

(1978) [84], Gajecki (1990) [51], Martineau (1990) [93], Smith và ctv (1995)
[130], Taylor (1995) [134] tăng cường điều kiện vệ sinh chuồng trại, vệ sinh
thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau
khi sinh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của
Nguyễn Như Pho (2002)


Tóm lại, việc tăng cường điều kiện vệ sinh chuồng trại của thí nghiệm
với tác dụng nâng cao hiệu quả sát trùng, đã tiêu diệt hầu hết các vi sinh vật
cơ hội, từ đó làm giảm khả năng nhiễm trùng tử cung lúc nái sinh. Ngồi ra,
thí nghiệm cũng cho thấy thực hiện tốt việc vệ sinh thân thể lợn nái trước khi
chuyển vào chuồng sinh, kết hợp với các biện pháp chống nhiễm trùng tử
cung lúc nái sinh như dùng găng tay khi can thiệp đẻ khó, hấp khử trùng các
dụng cụ thụt rửa tử cung trước khi sử dụng, đã góp phần hạn chế một cách có


hiệu quả hội chứng M.M.A trên lợn nái sau khi sinh.


Từ hiệu quả của việc áp dụng quy trình phịng hội chứng M.M.A trên
lợn nái chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả của quy trình với lợn con theo
mẹ kết quả được chúng tơi trình bày ở bảng 4.9.


<b>Bảng 4.9 Kết quả theo dõi các đàn lợn con của những nái được phòng hội</b>
<b>chứng M.M.A</b>


<b> Chỉ tiêu theo dõi</b> <b>Lô II</b> <b>Lô I</b>


Số đàn theo dõi 30 30


Số lợn con chọn nuôi/ổ 9,00±1,05 9,10±0,88


Trọng lượng chọn nuôi/ ổ (Kg/con) 1.53±0,09 1,50±0,08


Tỷ lệ lợn con tiêu chảy(%) 33,00 15,00


Trọng lượng 21 ngày tuổi (Kg/con) 5,03±0,30 5,35±0,16


Số lợn con cai sữa/ổ 8,20±0,48 8,66±0,66


<i>(Lô I: Các đàn lợn con của những nái được áp dụng nghiêm ngặt quy trình phịng của</i>


<i>chúng tơi đưa ra.</i>


<i>Lơ II: Các đàn lợn con của những nái được áp dụng quy trình phịng hội chứng M.M.A</i>


<i>của trại đang dùng)</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

33
15
5.03 5.35
8.2 8.66
0
5
10
15
20
25
30
35
G

t
rị


Tỷ lệ lợn con tiêu
chảy


Trọng l ợng 21
ngày tuổi


Số lợn con cai
sữa/ổ


Chỉ tiêu


Lô 2


L« 1


<b>Biểu đồ 2. Kết quả theo dõi các đàn lợn con của những nái đwojc phòng</b>
<b>hội chứng M.M.A</b>


Qua bảng 4.9 cho thấy: tỷ lệ lợn con tiêu chảy ở lô II là 33,00%, cao hơn
so với lô I là 15%, trọng lượng cai sữa lúc 21 ngày tuổi ở lô I là 5,35±0,16
kg/con cao hơn lô II là 5,03±0,30 kg/con. Số lợn con cai sữa/ ổ lô I 8,66±0,66
con cao hơn lơ II 8,20±0,48 con.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

Tóm lại, thông qua việc tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể
lợn nái trước và sau khi sinh đã phịng ngừa có hiệu quả sự nhiễm trùng sau
khi sinh, từ đó góp phần làm giảm tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng M.M.A, giảm
thấp tình trạng tiêu chảy lợn con, giúp lợn con lớn nhanh, hạn chế tỷ lệ chết,
nâng cao trọng lượng lợn con lúc 21 ngày tuổi.


<b>4.9</b> <b>KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG M.M.A Ở</b>
<b>ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI </b>


Từ kết quả làm kháng sinh đồ trên, chúng tôi tiến hành thử nghiệm điều
trị cho lợn nái mắc hội chứng M.M.A bằng 3 phác đồ như sau:


<b>*Phác đồ I: </b>


<b>- Dùng Amoxycillin: 1ml/10 kg thể trọng, tiêm bắp, liệu trình 1-3 lần</b>
(2 ngày một lần).


- Oxytocine tiêm dưới da liều 6 ml, tiêm 1 lần/ ngày liệu trình 3-5 ngày.
Kết hợp thụt rửa bằng dung dịch KMnO4 0,1% với liều 2000ml/lần/con/ngày,



liệu trình 3-5 ngày.


<b>*Phác đồ II: Dùng Gentamicin: 1ml/10kg thể trọng, tiêm bắp ngày 2</b>
lần. Kết hợp thụt 2000 ml dung dịch Rivanol 0,1% vào tử cung, ngày 1 lần.
Liệu trình 3-5 ngày. Oxytocine 6ml/lần/ ngày liệu trình 3-5 ngày.


<b>* Phác đồ III: </b>


<b>-Dùng Hanprost: 1,5 - 2 ml/con, chỉ dùng 1 lần trong suốt quá trình</b>
điều trị


<b>- Dùng Amoxycillin: 1ml/10 kg thể trọng, tiêm bắp, liệu trình 1-3 lần</b>
(2 ngày một lần).


<b>-Dung dịch Lugol 0,1% thụt rửa với liều 1500ml/con/ngày, liệu trình</b>
3-5 ngày.


- Oxytocine 6ml/lần/ ngày liệu trình 3-5 ngày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

truyền, thuốc hạ sơt Anagil ...


Thí nghiệm gồm 63 con lợn nái mắc bệnh hội chứng M.M.A, trong số
nái điều trị, nái mắc hội chứng viêm tử cung, viêm vú và mắc hội chứng viêm
tử cung, mất sữa được chia đều cho các lô. Lợn nái đẻ được cho ăn và chăm
sóc, ni dưỡng ở 3 lơ như nhau. Để đánh giá hiệu quả của các phác đồ chúng
tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu: tỷ lệ khỏi bệnh, thời gian điều trị, tỷ lệ
động dục lại, tỷ lệ đậu thai ở lần phối đầu tiên sau khi khỏi bệnh. Kết quả
được trình bày ở bảng 4.10.


Kết quả bảng 4.10 cho thấy cả 3 phác đồ trên đều có hiệu quả cao nhưng


phác đồ 3 có hiệu quả cao nhất, thời gian điều trị ngắn 3,0 ngày, thời gian
động dục trở lại nhanh 5,50 ± 0,5 ngày, tỷ lệ phối lần đầu có thai đạt 100%.
Theo chúng tơi hiệu quả điều trị của phác đồ 3 do dùng Hanprost và dung
dịch Lugol.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<b>Bảng 4.10 Kết quả thử nghiệm điều trị hội chứng M.M.A và khả năng sinh sản ở lợn nái sau khi khỏi bệnh.</b>


Phác đồ
điều trị


Số nái
điều trị


Số con
khỏi (%)


Tỷ lệ
(%)


Số ngày điều trị
(ngày)


Số động dục
lại(con)


Tỷ lệ


(%)


Thời gian


động dục lại


(ngày)


Số con đậu
thai sau
một chu kì


Tỷ lệ


(%)


I 21 19 90,48 3,5 ± 0,5 18 94,74 5,75 ± 0,5 16 88,89


II 20 18 90,00 4,5 ± 0,25 17 94,44 6,50 ± 0,5 15 88,24


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

Nhận xét này của chúng tôi phù hợp với thơng báo của tác các giả
Hồng Kim Giao, Nguyễn Thanh Dương (1997). Aletta và Flint (1988), Flint
và cs (1990), khi tiêm PGF2α vào tĩnh mạch đã làm tăng lập tức nồng độ


Oxytocin trong tĩnh mạch tử cung - buồng trứng và trong máu ngoại vi.
Oxytocin kích thích tuyến vú thải sữa nên có tác dụng phòng, trị viêm vú và
mất sữa.


Để thấy rõ hiệu quả điều trị của các phác đồ điều trị chúng tơi thể hiện
bằng biểu đồ 3:


90.48
94.74
88.89


90
94.44
88.24
95.45
100
95.24
82
84
86
88
90
92
94
96
98
100
T
û
l
Ư
(%
)


I II III


Phác đồ điều trị
Tỷ lệ khỏi Tỷ lệ động dục lại Tỷ lệ đậu thai


<b>Biểu đồ 3. Kết quả thử nghiệm điều trị hội chứng M.M.A và khả năng</b>
<b>sinh sản ở lợn nái sau khi khỏi bệnh</b>



Qua biểu đồ trên chúng ta nhận thấy phác đồ III cho hiệu quả cao nhất
tỷ lệ lợn nái khỏi bệnh, và tỷ lệ đậu thai sau một chu kì đều đạt trên 95%.
<b>4.10 KẾT QUẢ KẾT HỢP ĐIỀU TRỊ LỢN CON BỊ TIÊU CHẢY</b>


<b>KẾT HỢP VỚI ĐIỀU TRỊ VIÊM TỬ CUNG, VIÊM VÚ, MẤT</b>
<b>SỮA (M.M.A) Ở LỢN MẸ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

với điều trị lợn nái trên hai lơ thí nghiệm: lô I chỉ điều trị bệnh cho con mà
không điều trị lợn mẹ mắc hội chứng M.M.A, lô II phối hợp điều trị cả mẹ
và con.


<i><b>Lô I: Chỉ điều trị cho lợn con liệu trình trong 3 – 5 ngày</b></i>
+ Cao mật bò 20%: 1-3 ml/con, 2 lần/ngày, cho uống
+ T.Amoxycol: 1 ml/5kg thể trọng/ngày, tiêm bắp
<i><b>Lô II: Liệu trình từ 3-5 ngày</b></i>


- Điều trị cho con: Như lô I


- Điều trị cho mẹ: Như phác đồ III


Thí nghiệm gồm 20 đàn lợn con theo mẹ, kể cả mẹ mắc hội chứng
M.M.A, chia 2 lơ thí nghiệm. Mỗi lô áp dụng một phác đồ điều trị. Lơ II
có 68 lợn con mắc bệnh, lơ II có 72 con mắc bệnh. Kết quả điều trị bệnh
tiêu chảy lợn con được thể hiện ở bảng 4.11


<b>Bảng 4.11 Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy lợn con kết hợp với điều trị</b>
<b>M.M.A ở lợn mẹ</b>


Chỉ tiêu




Khỏi bệnh


Thời gian điều trị
(ngày/con)
Số con


(con)


Tỷ lệ
(%)


Lô II (n=68) 67 98,53 2,1 1,04


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

98.53


2.1


88.89


3.4


0
20
40
60
80
100



G




t


rị


Lô II (n=68) L« I (n=72) L«


Tû lƯ khái (%) Thêi gian điều trị (ngày)


<b>Biu 4. Kt qu iu tr tiêu chảy lợn con kết hợp với điều trị M.M.A</b>
<b>ở lợn mẹ</b>


Bảng 4.11, và biểu đồ 4 cho thấy, lô II có 98,53% con khỏi bệnh
và thời gian điều trị ngắn hơn, trung bình chỉ sau 2,1 ngày lợn con đã hết
triệu chứng tiêu chảy. Trong khi đó, ở lơ I chỉ có 88,89% khỏi bệnh, thời
gian điều trị lại kéo dài, trung bình mất 3,4 ngày.


Đối với lợn con nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài thì rất nguy hiểm, ảnh
hưởng rất lớn tới khả năng tăng trưởng sau này, tỷ lệ chết lại rất cao, do đó
thời gian điều trị càng ngắn thì hiệu quả điều trị càng lớn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

<b>5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ</b>



<b>5.1 KẾT LUẬN</b>


Từ kết quả của đề tài chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:



1 - Tỷ lệ mắc hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa ở đàn lợn nái
ngoại ni theo mơ hình trang trại tại Thái Bình là khá cao chiếm tỷ lệ
50,93% trong đó thể điển hình chiếm 6,45%.


2 - Khi lợn nái bị mắc hội chứng M.M.A làm ảnh hưởng đến năng suất
sinh sản của lợn nái: làm giảm trọng lượng cai sữa của lợn con theo mẹ ở 21
ngày tuổi 5,00 ± 0,10 kg/con trong khi trọng lượng cai sữa của lợn con theo mẹ
ở 21 ngày tuổi ở lợn nái không mắc M.M.A là 5,30 ± 1,10 kg/ con, kéo dài thời
gian động dục lại sau cai sữa của lợn nái (5,90±1,41 ngày so với 5,67±1,10
ngày), giảm số lợn con cai sữa /ổ (8,88 con so với 9,38 con/ổ). Đây chính là
nguyên nhân làm giảm số lứa đẻ của nái/năm, làm giảm lợi nhuận chăn ni
tăng chi phí tiền thức ăn, thuốc men, thời gian lao động của công nhân.


3 - Khi lợn nái bị mắc hội chứng M.M.A có sự thay đổi về chỉ tiêu lâm
sàng thân nhiệt tăng lên 39,95± 0,24o<sub>C so với thân nhiệt của nái bình thường</sub>


38,16± 0,045o<sub>C, tần số hơ hấp tăng, dịch viêm tiết ra từ tử cung nái mắc bệnh</sub>


tăng … đây là dấu hiệu để nhận biết lợn bị mắc hội chứng viêm tử cung, viêm
vú, mất sữa.


4 -

Trong dịch tử cung âm đạo lợn nái khoẻ mạnh sau đẻ 12-24 giờ có
<i>77,33% số mẫu bệnh phẩm phát hiện thấy E.coli ; 86,67% có Staphylococcus</i>


<i>ausreus ; 80% có Streptococcus và 13,33% phát hiện thấy Salmonella. Khi tử</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

5- Số lượng của các loại vi khuẩn trong dịch tử cung âm đạo lợn nái khoẻ
<i>mạnh sau đẻ 12-24 giờ như sau : Stahylococcus aureus 1,15 tỷ/ml,</i>


<i>Streptococcus 1,10 tỷ/ml ;Escherichia coli 0,98 tỷ/ml , khi tử cung âm đạo bị</i>



<i>viêm số lượng các loại vi khuẩn kể trên đã tăng lên gấp nhiều lần. Stahylococcus</i>
<i>lên tới 13,85 tỷ/1ml, Streptococcus số lượng lên tới 11,47 tỷ/1ml, E.coli là 15,61</i>
<i>tỷ/1ml, và Salmonellacol với số lượng lên tới 7,54 tỷ/1ml. </i>


- Những vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm của tử cung, âm đạo lợn
nái có tỷ lệ mẫn cảm với thuốc kháng sinh không cao. Trong đó cao nhất là
Amoxycillin, Gentamicin và Neomycin và chúng hầu như không mẫn cảm
với Streptomycin, Penicillin .


- Để chọn thuốc thích hợp điều trị hội chứng M.M.A ở lợn nái có thể dùng
mẫu bệnh phẩm là dịch viêm tử cung để kiểm tra kháng sinh đồ trực tiếp.


6- Kết quả điều trị và khả năng sinh sản của lợn nái sau khi mắc hội
chứng M.M.A( chỉ điều trị ở thể khơng điển hình). Khi dùng Hanprost kết
hợp với kháng sinh Amoxicillin và dùng dung dịch Lugol 0,1% thụt rửa như
phác đồ III mang lại hiệu quả cao, rút ngắn thời gian điều trị, giảm thời gian
chờ phối sau cai sữa, tăng tỷ lệ đậu thai ở lứa sau.


7 - Lợn mẹ mắc hội chứng M.M.A sẽ làm tăng tỷ lệ lợn con tiêu chảy vì
vậy khi điều trị cần tiến hành điều trị cả lợn mẹ và lợn con.


8 - Nếu áp dụng đầy đủ quy trình phịng hội chứng M.M.A sẽ làm giảm
tỷ lệ mắc, giảm thời gian chờ phối sau cai sữa, tăng tỷ lệ đậu thai ở lợn nái.
Đối với lợn con làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy, trọng lượng cai sữa lúc 21
ngày tăng, số lợn con cai sữa/ổ tăng lên.


<b>5.2 ĐỀ NGHỊ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

đương 36 - 40% trên năm. Việc này sẽ giúp các trang trại ln duy trì ổn định


cơ cấu đàn nái, giảm lợn mắc hội chứng M.M.A. Khi lợn nái mắc hội chứng
M.M.A thể điển hình biện pháp khắc phục tốt nhất là ghép đàn con và loại
thải lợn nái.


2 - Theo chúng tôi các trang trại nên áp dụng điều trị lợn nái mắc hội
chứng M.M.A thể khơng điển hình theo phác đồ sau để có hiệu quả nhất:


<b>-Dùng Hanprost: 1,5 - 2 ml/con, chỉ dùng 1 lần trong suốt quá trình điều trị</b>
<b>- Dùng Amoxycillin (Vetrimoxyl LA): 1ml/10 kg thể trọng, tiêm bắp,</b>
liệu trình 1-3 lần (2 ngày một lần).


<b>-Dung dịch Lugol 0,1% thụt rửa với liều 1500ml/con/ngày, liệu trình</b>
3-5 ngày.


- Oxytocine 6ml/lần/ ngày liệu trình 3-5 ngày.


(Các trang trại nên sử dụng kháng sinh tác dụng kéo dài có hoạt phổ rộng
để điều trị cho lợn nái nhằm giảm số lần tiêm tránh stress cho nái)


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>



TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT


1. Vũ Triệu An, Nguyễn Ngọc Lanh, Nguyễn Hữu Mô (1990), Bài giảng
sinh lý bệnh, NXB Y học, Hà Nội.


2. Lê Minh Chí, Nguyễn Như Pho (1985), “ Hội chứng M.M.A ở heo nái
sinh sản”, Kết quả nghiên cứu khoa học 1981- 1985, Trường Đại Học
Nông Lâm Tp.HCM, tr 48-51.



3. <i>Trần Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con. NXB Nông</i>
Nghiệp TPHCM.


4. <i>Khuất Văn Dũng (2005), Thực trạng khả năng sinh sản và hiện tượng</i>


<i>rối loạn sinh sản, ứng dụng hormone và chế phẩm hormone điều trị một</i>
<i>vài hiện tượng rối loạn sinh sản trên đàn bò cái Redsindhy nuôi tại nông</i>
<i>trường Hữu Nghị Việt Nam – Mông Cổ, Ba Vì Hà Tây. Luận Văn thạc sỹ</i>


Nơng nghiệp. Hà Nội.


5. <i>Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo</i>


<i>trình sinh sản gia súc. NXB Nơng Nghiệp.</i>


6. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng
<i>(2000), Bệnh ở lợn nái và lợn con. NXB Nông Nghiệp.</i>


7. <i>F.Madec và C.Neva (1995) . “Viêm tử cung và chức năng sinh sản của</i>


<i>lợn nái”. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập 2.</i>


8. Hoàng Kim Giao, Nguyễn Thành Dương (1997), “Công nghệ sinh sản
<i>trong chăn ni bị” NXB Nơng Nghiệp</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

<i>ngoại trong giai đoạn có chửa”, Viện Khoa học Nơng Nghiệp Miền Nam,</i>
tr 1- 13.


<i>10. Lê Thanh Hải, Chế Quang Tuyến, Phan Xuân Giáp (1996), Những vấn</i>



<i>đề kỹ thuật và quản lý trong sản xuất heo hướng nạc, Nhà xuất bản Nông</i>


Nghiệp, tr 239.(4)


<i>11. Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp (1997), Giáo trình dược lý học thú</i>


<i>y. NXB</i>


<i>12. Dương Thanh Liêm (1999), “ Nhu cầu dinh dưỡng thú mang thai”, Giáo</i>


<i>trình nguyên lý dinh dưỡng động vật, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí</i>


Minh, tr. 19-11.Nơng Nghiệp.


13. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997),


<i>Giáo trình chẩn đốn lâm sàng thú y, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.</i>


<i>14. Lê Văn Năm và cộng sự (1997), Kinh nghiệm phòng và trị bệnh lợn cao</i>


<i>sản. NXB Nông Nghiệp</i>


<i>15. Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000), Bệnh sinh sản gia súc.</i>
NXB Nông Nghiệp.


16. Nguyễn Như Pho (2002), “Ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật chăn
nuôi đến hội chứng M.M.A và năng suất sinh sản heo nái” Luận án tiến
sĩ Nông Nghiệp, trường Đại học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh.


<i>17. Nguyễn Văn Thanh (1999), Một số chỉ tiêu sinh sản và bệnh đường sinh</i>



<i>dục cái thường gặp ở đàn trâu các tỉnh phía bắc Việt Nam. Luận án tiến</i>


sỹ Việt Nam, Hà Nội.


<i>18. Nguyễn Văn Thanh (2003), Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên</i>


<i>đàn lợn nái ngoại nuôi tại ĐBSH và thử nghiệm điều trị. Tạp chí KHKT</i>


thú y, tập 10


<i>19. Đặng Đắc Thiệu (1978), “Hội chứng M.M.A ở heo nái sinh sản”, Tập</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<i>20. Đặng Đình Tín (1985), Giáo trình sản khoa và bệnh sản khoa thú y.</i>
Trường ĐHNNI- Hà Nội.


<i>21. Đặng Đình Tín (1986), Sản khoa và bệnh sản khoa thú y. NXB Nông</i>
Nghiệp.


<b>II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH</b>


22. Aherne, F.X, Kirkwood, R.N. (1985), “Nutrition and sow prolificacy”,


<i>Journal of reproduction, 33, pp. 169-183.(</i>17)


23. Aherne, F.X, Kirkwood, R.N. (1985), “Nutrition and sow prolificacy”,


<i>Journal of reproduction, 33, pp. 169-183.(</i>18)


24. Awad, M., Baumgartner, W., Passerning, A., Silber, R., Minterdorfer, F.


(1990), ”Bacteriological studies on sows with puerperal mastitis
<i>(M.M.A. syndrome) on various farm in Austria”, </i>


<i>Tierarztliche-Umschau, 45(8), pp. 526-535.(</i>22)


<i>25. Berstchinger, H.U. (1993), “Coliforms mastitis”, In diseases of swine 7th</i>


<i>edition, Iowa state University press, Iowa, U.S.A., pp.511-517.(</i>28)


<i>26. Berstchinger, H.U., Pohlenz, J. (1980), “Coliform mastits”, In diseases</i>


<i>of swine 5th<sub> edition, Iowa state uiniversity press</sub></i><sub>.(27)</sub>


27. Bilkei, G., Boleskei, A., Clavadetscher, E., Goos, T., Hofmann, C.,
Bilkei, H., Szenci, O. (1994), “Periparturient diseases complex of the
sow. The influence of peripartal bacteriuria on the development of
puerperal diseases of sows with a history of urinary tract infection and
<i>vaginal-vulva discharge”, Berliner und munchener </i>


<i>Tieraztliche-wochenaschrift, 107(11), pp.373-376.</i>(32)


28. Bilkei, G., Boleskei, A., Goos, T., Hofmann, C., Szenci, O. (1994), “The
<i>prevalence of E.coli in urogenital tract infections of sows”, Tieraztliche</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

29. Bilkei, G., Horn, A. (1991), “Observations on the therapy of M.M.A.
<i>complex in swine”, Berliner und munchener </i>


<i>rieraztliche-wochenaschrift, 104(12), pp.421-423.(</i>33)


30. Bilkei,G., Boleskei, A.(1993), “ The effects of feeding regimes in


the last month of gestation on the body condition and reproductive
performance of sow of different body condition and parity”,


<i>Tieraztliche Umschau, 48(10), pp. 629 - 635.</i>


<i>31. Branstad, J.C., Ross, R.F. (1987), “Lactation falture in swine”, Iowa</i>


<i>state university veterinarian, 49(1), pp.36-39</i>.(35)


<i>32. Cole, D.J.A. (1989), “Nutrional strategies for breeding sows”, In</i>


<i>manipulating pig production II, Australian pig science association, pp.</i>


281-284.(42)


33. Gajecki, M., Milo, Z., Zdunczyk, E., Przala, F., Bakula, T., Baczek, W.
(1990), “The influence of basic zoohygienic fators on the prevalence of
<i>M.M.A.syndrome in young sow”, Medycyna Weterynaryjna, 46(11), pp.</i>
447-449.(51)


34. Gardner J.A.A., Dunkin A.C., Lloyd L.C. (1990), “ Metritis Mastitis
<i>-Agalactia”, in Pig production in Autralia. Butterworths, Sydney, pp.</i>
166-167.(52)


<i>35. Hughes, P.E. (2000), “Feed sows by their backfat”, Feed international,</i>
30(12), p. 18.(66)


36. Kotowski, K. (1990), “ The efficacy of wisol-T in pig production”,


<i>Medycyna weterynaryjna, 46(10), pp. 401-402.(</i>83)



37. Lerch, A.(1987), “Origins and prevention of the mastitis metritis
<i>agalactia complex in sows”, Wiener tierarztliche monatsschrift, 74(2), p.</i>
71.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

<i>with PGF2α analogues on day 111 of pregnancy”, Proceeding of the</i>


<i>8th <sub>international pig veterinary society congress, Ghent, Belgium, p.</sub></i>
288.(86)


<i>39. Martineau, G.P. (1990), “Body building syndrome in sows”, Proceeding</i>


<i>animal association swine practice, pp. 345-348.</i>


<i>40. McIntosh, G.B. (1996), “ Mastitis metritis agalactia syndrome”, Science</i>


<i>report, Animal research institute, Yeerongpilly, Queensland, Australia,</i>


Unpublish, pp. 1-4.[98].


41. Mendler, Z., Sudaric, B., Fazekas, J., Knapic,A., Bidin, S. (1997),
“Etoflok injection solution in Prophylaxis and therapy of M.M.A.
<i>Syndrome in swons” Praxis veterinaria zagreb, 45(3), pp. 261-265.(</i>100)
<i>42. Mercy, A.R. (1990), “ Post natal disorders of sows”, In pig production in</i>


<i>Australia, Butterworths Sydney, pp. 165-167.</i>(101)


<i>43. N.R.C. (1998), Nutrition requirement of swine, Tenth revised edition,</i>
National academy of science, Washington D.C., pp. 5-7, 71-73.(105)
<i>44. Penny, R.H.C. (1970), “The agalactia complex in the sow”, American</i>



<i>veterinary journal, 46, pp. 153-159.(</i>111)


45. Persson, A., Pedersen, A.E., Goransson, L., Kuhl, W. (1989), “ A long
term study on the health status and performance of sows on different
feed allowances during late pregnancy, Clinical observation with special
<i>reference to agalactia postpartum”, Acta veterinaria scandinavica, 30(1),</i>
pp. 9-17.114


46. Radostits, O.M., Blood, D.C. (1997), “Mastitis metritis agalactia
(M.M.A.) syndrome in sows (toxemic agalactia, farrowing fever,
<i>lactation failure)”, Veterinary medicine, W.B. Saunders company Ltd,</i>
London, pp. 618-623.(119)


<i>47. Ross, R.F. (1981), “Agalactia syndrome of sows”, Current veterinary</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

48. Smith, B.B. (1985), “ Phathogenesis and therapeutic management of
<i>lactation failure in periparturient sows”, Pratical veterinary, 7(s), pp.</i>
523- 534.(129)


49. Smith, B.B. Martineau, G., Bisaillon, A. (1995), “ Mammary gland and
<i>lactaion problems”, In disease of swine, 7</i>th<i><sub> edition, Iowa state university</sub></i>


press, pp. 40- 57.(130)


<i>50. Svendsen, J. (1992), “Perinatal mortality in pigs”, Animal reproduction</i>


<i>science, Elsevier science publishers, B.V., Amsterdam, 28, pp. 59-67.</i>


(132)



51. Takagi, M., Amorim, C.R.N, Ferreia, H., Yano, T. (1997), “Viirrulence
related charracteristics of E.coli from sow with M.M.A. sydrome”,


<i>Revista de microbiologia, 28(1), pp. 56-60.(</i>133)


<i>52. Taylor D.J. (1995), Pig diseases 6th<sub> edition, Glasgow university, U.K,</sub></i>
pp. 315-320.134


53. Urban, V.P., Schnur, V.I., Grechukhin, A.N. (1983), “The metritis
<i>mastitis agalactia syndome of sows as seen on a large pig farm”, Vestnik</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84></div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85></div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

<b>Bảng chuẩn đ</b>ánh giá đường kính vịng vơ khuẩn


Loại kháng sinh Lượng kháng
<i>sinh (µg)</i>


Đường kính vịng vơ khuẩn (mm)
Kháng


thuốc (≤)


Mẫn cảm
trung bình


Mẫn cảm
cao (≥)


<b>Amoxicillin</b>



<b>/Clavulanic Acid</b> 20/10 13 14 - 17 18


<b>Clindamycin</b> 2 14 15 - 20 21


<b>Enrofloxacin</b> 10 17 18 - 20 21


<b>Gentamycin</b> 10 12 13 - 14 15


<b>Kanamycin</b> 30 13 14 - 17 18


<b>Lincomycin</b> 2 14 15 - 20 21


<b>Neomycin</b> 30 12 13 - 16 17


<b>Norfloxacin</b> 10 12 13 - 16 17


<b>Oxytetracyllin</b> 30 14 15 - 18 19


<b>Penicillin</b> 10 UI 11 12 - 21 22


<b>Sulfamethoxazole</b>


<b>- Trimethoprime</b> 1,25/23,75 11 12 - 15 16


<b>Tetracyllin</b> 30 14 15 - 18 19


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

<b>Bộ giáo dục và đào tạo</b>


<b>Trờng đại học nơng nghiệp hà nội </b>



<b></b>


<b>---đồn đức thành</b>



<b> Thực trạng hội chứng viêm tử cung, viêm vú,</b>


<b>mất sữa (M.M.A) ở đàn lợn nái ngoại nuôi </b>


<b>theo mơ hình trang trại thuộc tỉnh Thái Bình</b>



<b>vµ thư nghiƯm biện pháp phòng trị</b>



<b>Luận văn thạc sĩ nông nghiệp</b>



<b> </b> <b> Chuyên ngành : Thú y </b>
<b> M· sè: 60.62.50</b>


<b>Ngêi híng dÉn khoa học: pgs.ts. nguyễn văn thanh</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

<b>Lời cam đoan</b>



ơ


<i>- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn</i>


<i>l trung thc v cha từng đợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.</i>


<i>- Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã</i>
<i>đợc chỉ rõ nguồn gốc.</i>


<i>Hµ Nội, ngày 06 tháng 09 năm 2008</i>
<i>Tác giả</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

<b>Lời cảm ơn</b>



M u ca Lun vn cho tôi xin đợc chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của
các thầy, cô giáo Bộ môn Vi sinh vật - Truyền nhiễm - Bệnh lý; các thầy, cô
giáo trong Khoa Thú y; các thầy, cô giáo Khoa sau Đại học, Trờng Đại học
Nơng nghiệp I, cùng tồn thể các thầy, cô giáo đã giảng dạy tôi trong thời gian
học Cao học ở nhà trờng, đặc biệt, tôi xin cảm ơn TS Nguyễn Hữu Nam, Thầy
giáo đã tận tình hớng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình học tập và thực hiện
Luận văn.


Tôi xin chân thành cảm ơn Bộ môn virus Viện Thú y Quốc gia; Phòng
dịch tễ, Cục Thú y; Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ơng; Chi cục Thú y tỉnh
Ninh Bình; Trờng cán bộ quản lý Bộ Nông nghiệp và PTNT; bạn bè đồng
nghiệp gần xa và gia đình đã giúp đỡ động viên tơi hồn thành chơng trình
học tập cao học và hồn thành Luận vn tt nghip.


<i>Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2008</i>
<i>Tác giả</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

<b>Mục lục</b>



Lời cam đoan i


Lời cảm ơn ii


Mục lục iii


Danh mục các chữ viết tắt vi



Danh mục các bảng vii


Danh mc cỏc biu đồ


1. MỞ ĐẦU 1


1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1


1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2


3. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3


2.1 HỘI CHỨNG M.M.A. Ở LỢN NÁI SINH SẢN 3


<i>2.1.1 Bệnh viêm tử cung ở lợn nái (mestritis)</i> 3


<i>2.1.2 Viêm vú (mastitis)</i> 12


<i>2.1.3 Mất sữa (agalactia)</i> 13


2.2 CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HỘI CHỨNG M.M.A.
14


<i>2.2.1 Tỉ lệ mắc M.M.A.</i> 14


<i>2.2.2 Vi sinh vật gây bệnh</i> 14


<i>2.2.3 Nhiệt độ chuồng ni</i> 15


<i>2.2.4 Phịng ngừa hội chứng M.M.A</i> 15



<i>2.2.5 Chẩn đoán và điều trị hội chứng M.M.A</i> 17
2.3 CẤU TẠO CƠ QUAN SINH SẢN VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM


SINH LÝ CỦA LỢN CÁI. 19


<i>2.3.1 Cấu tạo cơ quan sinh sản của lợn cái</i> 19


2.4 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH DỤC CỦA LỢN 25


<i>2.4.1 Sự thành thục về tính</i> 25


<i>2.4.2 Chu kỳ tính và thời điểm phối giống thích hợp</i> 27


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

<i>2.4.5 Sinh lý tiết sữa của lợn nái.</i> 35


2.5 SINH LÝ LÂM SÀNG 36


2.6 MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ QUÁ TRÌNH VIÊM 37


<i>2.6.1 Khái niệm về viêm</i> 37


<i>2.6.2 Hậu quả của phản ứng tuần hoàn và tế bào trong viêm</i> 37


2.7 SỬ DỤNG PGF2Α TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM TỬ CUNG 39


3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG


PHÁP NGHIÊN CỨU 40



3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 40


3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 40


<i>3.2.1 Xác định tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A ở đàn lợn nái ngoại ni</i>
<i>theo mơ hình trang trại tại Thái Bình.</i> 40


<i>3.2.2 Ảnh hưởng của hội chứng M.M.A đến năng suất sinh sản của lợn</i>


<i>nái.</i> 40


<i>3.2.3 Mối quan hệ giữa hội chứng M.M.A ở lợn mẹ và bệnh tiêu chảy</i>


<i>ở lợn con.</i> 40


<i>3.2.4 Xác định sự thay đổi một số chỉ tiêu lâm sàng của lợn nái mắc</i>
<i>hội chúng M.M.A (nhiệt độ, hơ hấp, tuần hồn, màu sắc dịch</i>


<i>viêm …)</i> 40


<i>3.2.5 Sự biến đổi về vi khuẩn trong dịch viêm tử cung lợn nái bị mắc</i>


<i>hội chứng M.M.A.</i> 40


<i>3.2.6 Thử nghiệm điều trị hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa</i>
<i>(M.M.A) bắng các phác đồ khác nhau và theo dõi khả năng sinh</i>
<i>sản sau khi sạch bệnh của từng phác đồ điều trị (tỷ lệ khỏi, tỷ lệ</i>
<i>động dục … sau điều trị).</i> 41


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

<i>3.2.8 Xây dựng quy trình phòng hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất</i>



<i>sữa (M.M.A).</i> 41


3.3 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41


<i>3.3.1 Nguyên liệu nghiên cứu</i> 41


<i>3.3.2 Phương pháp nghiên cứu</i> 42


<i>3.3.3 Phương pháp thu nhận và xử lý số liệu</i> 43


4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 44


4.1 KẾT QUẢ KHẢO SÁT TỶ LỆ MẮC HỘI CHỨNG M.M.A
TRÊN ĐÀN LỢN NÁI SAU KHI SINH TẠI THÁI BÌNH 44


4.2 ẢNH HƯỞNG CỦA HỘI CHỨNG M.M.A ĐẾN NĂNG SUẤT


SINH SẢN CỦA LỢN NÁI 47


4.3 KẾT QUẢ THEO DÕI SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ TIÊU


LÂM SÀNG CỦA LỢN MẮC HỘI CHỨNG M.M.A 50


4.4 KẾT QUẢ PHÂN LẬP VÀ GIÁM ĐỊNH THÀNH PHẦN VI


KHUẨN TRONG DỊCH ÂM ĐẠO, TỬ CUNG LỢN NÁI


BÌNH THƯỜNG VÀ BỆNH LÝ 51



4.5 KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG CÁC VI KHUẨN PHÂN


LẬP ĐƯỢC TRONG DỊCH ÂM ĐẠO, TỬ CUNG LỢN NÁI


BÌNH THUỜNG VÀ BỆNH LÝ 53


4.6 KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH TÍNH MẪN CẢM CỦA CÁC VI
KHUẨN PHÂN LẬP ĐƯỢC TỪ DỊCH VÊM TỬ CUNG LỢN
NÁI VỚI MỘT SỐ THUỐC KHÁNG SINH VÀ HOÁ HỌC TRỊ


LIỆU 55


4.7 KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH TÍNH MẪN CẢM CỦA TẬP ĐỒN VI
KHUẨN CĨ TRONG DỊCH VIÊM TỬ CUNG CỦA LỢN NÁI
VỚI MỘT SỐ THUỐC KHÁNG SINH VÀ HOÁ HỌC TRỊ


LIỆU 56


4.8 QUY TRÌNH PHỊNG HỘI CHỨNG VIÊM TỬ CUNG, VIÊM


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

4.9 KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG M.M.A Ở


ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI 69


4.10 KẾT QUẢ KẾT HỢP ĐIỀU TRỊ LỢN CON BỊ TIÊU CHẢY
KẾT HỢP VỚI ĐIỀU TRỊ VIÊM TỬ CUNG, VIÊM VÚ, MẤT


SỮA (M.M.A) Ở LỢN MẸ 72


5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 75



5.1 KẾT LUẬN 75


5.2 ĐỀ NGHỊ 76


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94></div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

Danh mục các bảng


Bng 4.1. T l ln nỏi mc hi chứng M.M.A tại các trang trại thuộc tỉnh


Thái Bình 44


Bảng 4.2:Ảnh hưởng của M.M.A đến năng suất sinh sản lợn nái 49
Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu lâm sàng của lợn nái bình thường và của lợn nái


bị viêm tử cung, viêm vú, mất sữa 50


Bảng 4.4 Thành phần vi khuẩn có trong dịch âm đạo, tử cung lợn nái bình


thường và bệnh lý 52


Bảng 4.5. Số lượng các vi khuẩn phân lập được trong dịch âm đạo, tử cung


lợn nái bình thường và bệnh lý 54


Bảng 4.6 Kết quả xác định tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập được
từ dịch viêm đường sinh dục của lợn nái với một số thuốc kháng


sinh và hoá học trị liệu 55


Bảng 4.7. Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đồn vi khuẩn có trong


dịch viêm đường sinh dục của lợn nái với một số thuốc kháng sinh


và hoá học trị liệu 57


Bảng 4.8 Kết quả thử nghiệm phòng hội chứng M.M.A ở lợn nái. 65
Bảng 4.9 Kết quả theo dõi các đàn lợn con của những nái được phòng hội


chứng M.M.A 67


Bảng 4.10 Kết quả thử nghiệm điều trị hội chứng M.M.A và khả năng sinh


sản ở lợn nái sau khi khỏi bệnh. 71


Bảng 4.11 Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy lợn con kết hợp với điều trị


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

Danh mục các biểu đồ


Biểu đồ 1. Kết quả thử nghiệm phòng hội chứng M.M.A ở lợn nái 66
Biểu đồ 2. Kết quả theo dõi các đàn lợn con của những nái đwojc phòng


hội chứng M.M.A 68


Biểu đồ 3. Kết quả thử nghiệm điều trị hội chứng M.M.A và khả năng sinh


sản ở lợn nái sau khi khỏi bệnh 72


Biểu đồ 4. Kết quả điều trị tiêu chảy lợn con kết hợp với điều trị M.M.A ở


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×