Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

File WORD_Đề tài nghiên cứu khoa học: Khảo sát kiến thức phòng chống bệnh SXH của thân nhân tại tại khoa Nhiễm Bệnh viện đa khoa ............

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.87 KB, 19 trang )

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

“KHẢO SÁT KIẾN THỨC PHÒNG CHỐNG BỆNH SXH CỦA THÂN
NHÂN TẠI TẠI KHOA NHIỄM BỆNH VIỆN................”.
Nhóm nghiên cứu đề tài:
............................................
............................................
............................................
Nhóm cộng sự:
............................................
............................................
............................................


MỤC LỤC
Trang
1. Đặt vấn đề.

1

2. Tổng quan tài liệu.

1

3. Mục tiêu nghiên cứu.

2

4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.

4



5. Kết quả nghiên cứu.

5

6. Bàn luận.

7

7. Kết luận.

8

8. Kiến nghị.

8

9. Tài liệu tham khảo.

9

10. Phiếu khảo sát kiến thức phòng chống bệnh SXH.

10


QUI ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT

- SXH – D: Sốt xuất huyết dengue.
- SXH: Sốt xuất huyết.

- ≥ : Lớn hơn hoặc bằng.
- ≤ : Nhỏ hơn hoặc bằng.
- <: Nhỏ hơn.
- >: Lớn hơn.
- BVĐKGT: Bệnh viện đa khoa .............................................


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết - Dengue (SXH- D) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus
Dengue gây ra. Bệnh được lây lan qua trung gian của muỗi Aedes Aegypti và có
thể gây nên những trận dịch lớn.
Theo ghi nhận của tổ chức y tế thế giới hiện nay SXH-D là một vấn đề y tế
cộng đồng rất quan trọng của vùng Đơng Nam Á và Tây Thái Bình Dương.
Bệnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp nhập viện
và tử vong ở trẻ em. [1]
Tại Việt Nam số mắc và chết do SXH-D gia tăng kể từ năm 1994 trở lại đây
bệnh đã và đang trở thành vấn đề y tế nghiêm trọng ở nước ta. Ngày 10/10/1998
Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 196/1998 QĐ – TTg đưa dự án phòng
chống SXH trở thành một mục tiêu Quốc gia trong chương trình mục tiêu thanh
tốn một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm.[2 ]
Taị khoa Nhiễm BVĐKGT trong năm 2010 có 243 cas mắc bệnh. Năm 2011
giảm cịn 72 cas. [6] Theo số liệu Trung Tâm y tế dự phịng huyện năm 2010 có
757 cas mắc bệnh, tử vong 02 cas. Năm 2011 có 389 cas. [5] Hiểu biết của
người dân trong phịng chống bệnh SXH đóng vai trị hết sức quan trọng. Khi
người dân có hiểu biết họ sẽ đóng góp có hiệu quả cho các biện pháp của
chương trình, đặc biệt là ý thức, chủ động trong việc khống chế muỗi, lăng
quăng. Vì vây chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát kiến thức phòng
chống bệnh SXH của thân nhân tại tại khoa Nhiễm Bệnh viện đa
khoa ............”. Nhằm tìm hiểu và bổ sung kiến thức phịng chống bệnh SXH
cho người dân góp phần làm giảm sự lây lan của dịch, giảm tỷ lệ mắc và hạn chế

tỷ lệ tử vong.


Chương I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Bệnh SXH-D xảy ra quanh năm thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở
cả trẻ em và người lớn. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, và thốt
huyết tương có thể dẫn đến sốc giãm thể tích tuần hồn, rối loạn đơng máu, suy
tạng, nếu khơng được chẩn đốn sớm và điều trị kịp thời dễ dẫn đến tử vong. [4]
Tại Việt nam, bệnh SXH-Dengue được biết từ những năm 60.Những trường
hợp đầu tiên được ghi nhận tại đồng bằng sông Cửu long, lan nhanh thành
những trận dịch, với chu kỳ gây dịch trung bình 3-5 năm một lần. Thơng thường
bệnh xảy ra quanh năm, lên cao điểm vào những tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến
tháng10 hàng năm). Bệnh thường gặp ở những vùng đông dân cư, vệ sinh môi
trường kém, những vùng dân cư dọc theo các trục giao thông lớn. Bệnh ít gặp ở
những vùng núi cao.
Trung gian truyền bệnh chính trong bệnh SXH-D là muỗi vằn Aedes aegypti.
Đây là loại muỗi sống ở những nơi bùn lầy nước đọng chung quanh nhà, hoặc
những nơi tối tăm ẩm thấp trong nhà. Muỗi cái hút máu vá truyền bệnh về ban
ngày.Sau khi hút máu người bệnh, Aedes agypti sẽ mang virus và truyền vi.rus
cho người khác. Muỗi Aedes khơng có khả năng bay xa. BệnhSXH-D lan truyền
không phụ thuộc vào độ bay xa của muỗi, và trong những thời điểm có dịch,
muỗi theo các phương tiện giao thông (xe chở hàng, xe chở khách) để di chuyển
từ vùng nầy sang vùng khác và truyền virus cho người.[1]
Bệnh thường có triệu chứng sốt cao, đột ngột kéo dài trong vòng 2 – 7 ngày
kèm theo đau đầu, đau cơ, đau xương hoặc khớp và nổi ban. Bệnh diễn biến
nặng có biểu hiện xuất huyết ở các mức độ khác nhau: Dưới da, niêm mạc, xuất
huyết nội tạng, gan to và có thể tiến triển đến hội chứng sốc dengue, có thể dẫn
đến tử vong.[2]
* Chẩn đoán: Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue (Ban

hành theo Quyết định số 458/QĐ-BYTngày16 tháng 02 năm 2011 của Bộ


trưởng Bộ y tế). Bệnh sốt xuất huyết Dengue được chia làm 3 mức độ (Theo tổ
chức y tế thế giới năm 2009 ) [4]:
- Sốt xuất huyết Dengue.
- Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo.
- Sốt xuất huyết Dengue nặng.
Các mức độ sốt xuất huyết Dengue.
1.1 Sốt xuất huyết Dengue.
a. Lâm sàng:
Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu
sau:
- Biểu hiện xuất huyết có thể như nghiệm pháp dây thắt dương tính,
chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
- Nhức đầu chán ăn buồn nôn.
- Da xung huyết, phát ban.
- Đau cơ , đau khớp, nhức 2 hố mắt.
b. Cận lâm sàng:
- Hematoric bình thường hoặc tăng.
- Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc hơi giảm.
- Số lượng bạch cầu thường giảm.
1.2 Sốt xuất Dengue có dấu hiệu cảnh báo.
Bao gồm các triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue, kèm theo
các dấu hiệu cảnh báo sau:
- Vật vã, lừ đừ, li bì.
- Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan.
- Gan to > 2cm.
- Nôn nhiều.
- Xuất huyết niêm mạc.

- Tiểu ít.
- Xét nghiệm máu:
+ Hematoric tăng cao.


+ Tiểu cầu giảm nhanh chóng.
1.3 Sốt xuất huyết Dengue nặng.
Khi người bệnhcó một trong các biểu hiện sau:
-Thốt huyết tương nặng dẫn đến giãm thể tích, ứ dịch ở khoang màng
phổi và ổ bụng nhiều.
- Xuất huyết nặng.
- Suy tạng.
a. Sốc sốt xuất huyết Dengue.
- Suy tuần hoàn cấp, thường xảy ra vào ngày thứ 3-7 của bệnh, biểu
hiện bởi các triệu chứng như vật vã, bức rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm,
mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt ( hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20
mmHg ) hoặc tụt huyết áp hoặc khơng đo được huyết áp, tiểu ít.
- Sốc sốt xuất huyết Dengue được chia ra 2 mức độ để điều trị bù dịch:
+ Sốc sốt xuất huyết Dengue: Có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch
nhanh nhỏ, huyết áp kẹt hoặc tụt, kèm theo các triệu chứng như da lạnh, ẩm, bức
rức hoặc vật vã li bì.
+ Sốc sốt xuất huyết Dengue nặng: Sốc nặng, mạch nhỏ khó bắt,
huyết áp không đo được.
b. Xuất huyết nặng.
- Chảy máu cam nặng, rong kinh nặng, xuất huyết trong cơ và phần
mềm,xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng, thường kèm theo tình trạng sốc
nặng, giảm tiểu cầu, thiếu oxy mô và kèm và toan chuyển hóa có thể dẫn đến
suy đa phủ tạng và đông máu và nội mạch nặng.
c. Suy tạng nặng.
- Suy gan cấp.

- Suy thận cấp.
- Rối loạn tri giác.
- Viêm cơ tim, suy tim hoặc suy chức năng các cơ quan khác.


Chương II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Tất cả bệnh nhân bệnh sốt xuất huyết ≥ 15tuổi vàthân nhân nuôi bệnh
nhân SXH-D < 15 tuổi nhập viện khoa Nhiễm từ tháng 04/2012 đến tháng
08/2012.
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: Từ 20/04/2012 – 26/08/2012.
- Địa điểm: khoa Nhiễm bệnh viện đa khoa ............................................
2.3 Phương pháp nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, tiền cứu.
- Phương pháp chọn mẫu: Lấy mẫu tồn bộ.
- Tiêu chí chọn mẫu:
. Tất cả bệnh nhân SXH ≥ 15 tuỗi, thân nhân nuôi bệnh nhân SXH <
15 tuổi nằm điều trị khoa Nhiễm.
. Thân nhân, bệnh nhân đồng ý tham gia phỏng vấn.
- Tiêu chí loại trừ: Thân nhân, bệnh nhân khơng hợp tác, tâm thần.
- Phương pháp thu thập số liệu:
. Phỏng vấn trực tiếp thân nhân, bệnh nhân theo bộ câu hỏi in sẵn.
. Tập huấn cho nhân viên cùng nghiên cứu cách phỏng vấn.
- Công cụ thu thập số liệu:
Sử dụng bộ câu hỏi đã in sẳn thu thập kiến thức.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng máy tính thông thường.
2.4 Tiêu chuẩn đánh giá:
- Kiến thức đúng: Trả lời đúng ≥ 70% bộ câu hỏi.

- Kiến thức chưa đúng: trả lời đúng < bộ 70% câu hỏi.


Chương III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu 1:
Bảng 3.1 Kiến thức chung về phòng chống bệnh SXH của thân nhân.
Nội dung
Kiến thức chung.

Kiến thức đúng

Kiến thức chưa đúng

Tần suất

Tỷ lệ %

37

60,66

Tần suất
24

Tỷ lệ %
39,34

Nhận xét: Có (60,66%) người dân có kiến thức đúng về phòng chống bệnh
SXH, (39,34%) kiến thức chưa đúng.

Bảng 3.2 Kiến thức của thân nhân bệnh nhân về phòng chống bệnh SXH.

STT

Nội dung kiến thức

Kiến thức
đúng
Tần
suất

Tỷ lệ
%

Kiến thức
chưa đúng
Tần
suất

Tỷ lệ %

01 Nguyên nhân mắc bệnh.

22

36,07

39

63,93


02 Loại muỗi truyền bệnh.

59

96,72

2

3,28

03 Thời điểm hoạt động của muỗi.

38

62,30

23

37,70

04 Nơi ở của lăng quăng muỗi.

34

55,74

27

44,26


05 Các biện pháp diệt lăng quăng.

43

70,49

18

29,51

06

Nơi ở của muỗi truyền bệnh sốt
xuất huyết.

60

98,36

01

1,64

07

Các biện pháp phòng tránh muỗi
đốt.

61


100

00

00

15

24,59

46

75,41

08 Các biện pháp diệt muỗi.
19

Các dấu hiệu mắc bệnh sốt xuất
huyết.

26

42,62

35

57,38

10


Cách chăm sóc khi có dấu hiệu
mắc bệnh.

49

80,33

12

19,67

Nhận xét: 100% người dân biết cách phòng tránh muỗi đốt, chỉ có (36,07%)
người dân biết được nguyên nhân mắc bệnh, (42,62%) biết được các triệu chứng
mắc bệnh và (24,59%) có kiến thức đúng về các biện pháp diệt muỗi.


Bảng 3.3 Nguồn cung cấp thơng tin về phịng chống bệnh SXH cho thân
nhân người bệnh.
STT

Nguồn cung cấp thông tin

Tần suất

Tỷ lệ %

01

Truyền hình.


57

93,44

02

Đài phát thanh.

40

65,57

03

Cán bộ y tế xã, ấp.

36

59,01

04

Y tế tư nhân.

00

00

05


Chưa nghe thấy.

00

00

Nhận xét: Nguồn thông tin được tiếp cận cao nhất là từ đài truyền hình
(93,44%),nguồn thông tin từ cán bộ y tế xã, ấp chiếm thấp nhất (59,01%).
Bảng 3.4 Phân bố kiến thức về phòng chống bệnh SXH với nơi cư trú.
STT

Địa chỉ

Kiến thức đúng
Tần suất

Kiến thức chưa đúng

Tỷ lệ %

Tần suất

Tỷ lệ %

01

Thị Trấn.

00


00

01

100

02

Xã.

35

58,33

25

41,67

Nhận xét: Người dân ở xã mắc bệnh nhiều nhất, kiến thức đúng chiếm tỉ lệ
cao (58,33%), thị trấn mắc bệnh ít nhất.
Bảng 3. 5 Kiến thức về phòng chống bệnh SXH với nghề nghiệp.
STT Nghề nghiệp

Kiến thức đúng

Kiến thức chưa đúng

Tần suất


Tần suất

Tỷ lệ %

Tỷ lệ %

01

Công nhân viên.

05

83,33

01

16,66

02

Làm nông

16

59,26

11

40,74


03

Buôn bán, nội trợ.

04

40

06

60

04

Nghề khác.

09

50

09

50

Nhận xét: Cơng nhân viên có kiến thức đúng về phòng chống SXH chiếm tỉ
lệ cao (83,33%), nội trợ bn bán có kiến thức đúng thấp (40%).


Bảng 3.6 Kiến thức về phòng chống bệnh SXH với trình độ văn hóa.
STT


Trình độ văn hóa

Kiến thức đúng
Tần suất
Tỷ lệ %

Kiến thức chưa đúng
Tần suất Tỷ lệ %

01

Mù chữ.

00

00

00

00

02

Cấp I.

10

71,43


04

28,57

03

Cấp II.

16

55,17

13

44,83

04

Cấp III.

10

55,56

08

44,44

Nhận xét: Người dân trình độ văn hóa cấp I có kiến thức đúng về phịng
chống bệnh SXH cao (71,43%), trình độ văn hóa cấp II kiến thức đúng thấp

(55,17%).
Bảng 3.7 Cách xử trí khi có dấu hiệu mắc bệnh SXH.
STT

Cách xử trí

Tần suất

Tỷ lệ %

01

Tự mua thuốc về uống

14

22,95

02

Khám y tế tư nhân

03

Đưa đến trạm y tế xã

22

36,07


04

Đến khám tại bệnh viện

08

13,11

27,87

Nhận xét: Người dân mắc bệnh đến trạm y tế xã khám chiếm tỷ lệ cao nhất
(36,07%) và đến khám tại bệnh viện là thấp nhất (13,11%).


Chương IV.
BÀN LUẬN
- Kiến thức đúng của người dân về phịng chống bệnh SXH nói chung chưa
cao (60,66%), vẫn cịn (39,34%) có kiến thức chưa đúng. Đây là con số mà
chúng ta cần phải quan tâm làm sao phải cung cấp kiến thức đúng cho họ thì
mới hạn chế được tỷ lệ mắc và tử vong cho người dân.
- Kiến thức chung về phòng chống SXH ở một số nội dung của người dân
cịn q thấp chỉ có (36,07%) biết được nguyên nhân mắc bệnh, (42,62%) biết
được triệu chứng mắc bệnh và (24,59%) biết cách xử dụng đúng các biện pháp
diệt muỗi. Đây là những vấn đề chúng ta cần đặc biệt quan tâm trong công tác
tuyên truyền giáo dục sức khỏe phịng bệnh. Bởi vì do kiến thức phịng bệnh
SXH của ngưởi dân nắm chưa tốt cho nên công tác phòng bệnh chưa đạt hiệu
quả, tỷ lệ mắc bệnh vẫn cịn cao. Việc khơng biết được các triệu chứng mắc
bệnh dẫn đến phát hiện bệnh trễ ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh kịp thời.
- Nguồn cung cấp thông tin về phòng chống bệnh SXH được người dân tiếp
cận cao nhất là đài truyền hình (93,44%), đài truyền thanh (65,57). Chứng tỏ

hình thức tuyên truyền qua phương tiện nghe, nhìn đã nhanh chóng được người
dân tiếp cận. Phần lớn đã làm cho người dân ý thức hơn trong việc phịng bệnh.
Cán bơ y tế xã, ấp cũng đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp thơng tin về
bệnh và cách phòng bệnh (59,01%). Tuy nhiên đây lại là tỷ lệ chiếm thấp nhất
trong các nguồn thông tin mà người dân được cung cấp.
- Về nơi cư trú: Người dân ở xã mắc bệnh nhiều hơn ở thị trấn, về kiến thức
đúng ở xã chiếm tỉ lệ cao (58,33%) nhưng kiến thức chưa đúng thì vẫn cịn
(41,67%), chứng tỏ ngưởi dân ở xã ngày nay có nhiều tiến bộ, có điều kiện tiếp
nhận nhanh các nguồn thơng tin về phòng bệnh SXH nhưng chưa quan tâm
nhiều về cách phòng bệnh cho nên tỷ lệ mắc bênh còn cao.
- Về nghề nghiệp đối tượng đa số là nông dân, nhưng kiến thức đúng công
nhân viên chiếm cao nhất (83,33%). Đối với đối tượng bn bán nội trợ thì kiến


thức đúng chiếm tỷ lệ thấp nhất (40%). Vì vậy khi tuyên truyền giáo dục phòng
bệnh chúng ta cần chú trọng đến các đối tượng trên.
- Vê trình độ văn hóa người dân có trình độ văn hóa cấp I có kiến thức
đúng chiếm tỷ lệ cao (71,43%) và ở trình độ văn hóa cấp II kiến thức đúng
chiếm tỷ lệ thấp (55,17%). Chứng tỏ rằng người dân có trình độ cấp II thiếu
quan tâm về chăm sóc sức khỏe và phịng bệnh. Có thể do đặc thù cơng việc và
điều kiện sống.


KẾT LUẬN
- Qua khảo sát 61 bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân về phịng chống bệnh
SXH chúng tơi nhận thấy:
- Cơng tác tun truyền giáo dục sức khỏe phịng chống bệnh SXH cho
người dân có triển khai tốt nhưng hiệu quả chưa cao.
- Kiến thức đúng về nguyên nhân mắc bệnh còn thấp, hiểu biết về bệnh
SXH còn thấp, chỉ có (24,59%) dân biết sử dụng đúng các biện pháp diệt muỗi.

- Nguồn cung cấp thơng tin về phịng chống bệnh SXH cho người dân cao
nhất từ đài truyền hình (93,44%). Từ cán bộ y tế xã, ấp là thấp (59,01%). Khơng
có nguồn thơng tin được cung cấp từ y tế tư nhân.
- Đối tượng mắc bệnh nhiều nhất là ở xã nhưng kiến thức đúng chiếm cao
nhất (58,33%).
- Cơng nhân viên là đối tượng có kiến thức đúng về phịng chống bệnh
SXH cao, bn bán và nội trợ là đối tượng có kiến thức đúng thấp nhất.
- Đối tượng có trình độ văn hóa cấp I có kiến thức đúng về phòng chống
bệnh SXH chiếm tỷ lệ cao. Ngược lại đối tượng trình độ văn hóa cấp II chiếm tỷ
lệ ít hơn.
- Người dân mắc bệnh đến trạm y tế xã khám chiếm tỉ lệ cao, đến khám tại
bệnh viện chiếm tỉ lệ thấp.


KIẾN NGHỊ
- Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh
SXH ở các khoa phòng trong bệnh viện bằng các phương tiện nghe nhìn, loa
phát thanh, tranh ảnh. Nên tập trung tuyên truyền ở những nơi đơng người như
phịng khám để người dân được nghe và nhìn thấy về hình ảnh và các biện pháp
phịng chống bệnh. Cần chú trọng tuyên truyền các nội dung chủ yếu về nguyên
nhân mắc bệnh, triệu chứng, nơi sinh sản trú đậu, thời điểm hoạt động hút máu
của muỗi và các biện pháp cụ thể mà người dân có thể tự áp dụng tốt.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống bệnh SXH ở các khoa lâm
sàng ở các nhân viên y tế khi khám bệnh, chăm sóc bệnh, qua các cuộc họp hội
đồng người bệnh, tranh ảnh treo, các tờ bướm. Chú trọng đến các nội dung chủ
yếu về nguyên nhân triệu chứng đường lây, cách chăm sóc bệnh và các biện
pháp phịng bệnh để người dân hiểu và ý thức hơn trong việc phòng bệnh.
- Tăng cường cơng tác tun truyền phịng bệnh tại các trạm y tế xã qua loa
phóng thanh, tranh ảnh, tờ bướm, tập trung trong những ngày tiêm chủng mở
rộng để người dân được nghe và nhìn thấy nhiều nhất.

- Tăng cường cơng tác tun truyền phịng bệnh ở các đài phát thanh của xã
nhất là trong những đợt dịch bệnh đang xảy ra.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục phịng bệnh SXH trong cộng
đồng chú trọng các vùng nơng thôn, người làm nghề nông, buôn bán qua các
cuộc họp tổ tự quản về các biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng, cải tạo môi
trường sống, chú trọng vệ sinh các nguồn nước sinh hoạt để người dân nắm bắt
kịp thời và biết cách phòng bệnh tốt. Thực hiện tốt cơng tác tun truyền phịng
chống SXH trong các trường học, phổ biến kiến thức phòng bệnh cho các bậc
phụ huynh và học sinh trong trường các biện pháp đơn giản để loại trừ muỗi và
lăng quăng, ở nhà cũng như ở trường.
- Y tế tư nhân là một bộ phận y tế nhà nước nên cần quản lý tốt phòng
khám tư nhân. Tập huấn trang bị kiến thức phòng bệnh SXH để họ thực hiện tốt
qui định về công tác phòng chống dịch trên địa bàn cư trú.


Tài liệu tham khảo:
1. Bệnh truyền nhiễm. Trường Đại học y dược TPHCM nhà xuất bản y học
năm 2008.
2. Hướng dẫn giám sát, chẩn đoán và điều trị bệnh SXH Nhà xuất bản y học
Hà Nội - 2000.
3.Tài liệu phòng chống SXH dựa vào cộng đồng. Trung tâm truyền thông
giáo dục sức khoẻ tỉnh Bến Tre năm 2009.
4.Tài liệu tập huấn sốt xuất huyết bệnh viện Nhiệt đới năm 2011.
5.Tài

liệu

báo

cáo


của

Trung

Tâm

y

tế

dự

huyện ............................................ năm 2010-2011.
6.Tài liệu báo cáo bệnh của khoa Nhiễm năm 2010 và năm 2011.

phòng


PHIẾU KHẢO SÁT KIẾN THỨC
VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
(Chỉ dành cho xây dựng đề cương và thu thập kết quả nghiên cứu)
1.Những thông tin về bệnh nhân:
- Họ và tên:

Tuổi:

2. Những thông tin về thân nhân:
- Địa chỉ:


Thị Trấn



- Nghề nghiệp:
CNV.
Nơng dân.

Nội trợ.

Bn bán.

Nghề khác.

Mù chữ.

Cấp II.

- Trình độ văn hố:
Cấp I.

Cấp III

- Nguồn cung cấp thơng tin về phịng chống bệnh SXH:
Truyền hình.

Ytế tư nhân.

Đài phát thanh.


Chưa nghe thấy .

Cán bộ y tế xã, ấp.
BẢNG CÂU HỎI
1. Hiểu biết của thân nhân về nguyên nhân mắc bệnh sôt xuất huyết.
- Thời tiết thay đổi.
- Tiếp xúc với người mắc bệnh.
- Do bị muỗi cắn.
- Không biết.


2. Hiểu biết của thân nhân về loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.
- Muỗi đồng.
- Muỗi vằn.
3. Hiểu biết về thời điểm hoạt động của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.
- Cắn ban ngày (sáng sớm và chiều tối)
- Cắn ban đêm.
- Không biết.
4. Hiểu biết về nơi ở của lăng quăng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.
- Ao, hồ, sông, mương, rạch.
- Dụng cụ chứa nước không đậy nắp: Lu, hồ, khạp.
- Dụng cụ phế thải ứ nước (vỏ xe, gáo dừa, loncv).
- Không biết.
5. Hiểu biết của thân nhânvề nơi ở của muỗi truyền bệnh sốt xuát huyết.
- Nơi bùn lầy nước đọng xung quanh nhà.
- Nơi tối tăm, ẩm thấp trong nhà.
- Ngồi đồng.
- Khơng biết.
6. Hiểu biết của thân nhân về các biện pháp diệt lăng quăng :
- Làm nắp đậy kín các lu, khạp chứa nước không để cho muỗi vào đẻ

trứng.
- Thả cá ăn lăng quăng.
- Thu gom, hủy bỏ các vật chứa nước không cần thiết (vỏ xe, gáo dừa, lu,
khạp bể, lon, chai, lọ).
- Tất cả điều đúng.
7. Hiểu biết của thân nhân về các biện phòng tránh muỗi đốt:
- Mặc áo dài tay.
- Ngủ mùng, kể cả ban ngày.
- Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng sạch sẽ .


- Tất cả điều đúng.
8. Hiểu biết của thân nhân về các biện pháp diệt muỗi:
- Đốt nhang trừ muỗi.
- Dùng bình xịt muỗi.
- Dùng quạt quạt muỗi.
- Tất cả điều đúng.
9. Hiểu biết của thân nhân về các dấu hiệu mắc bệnh sốt xuất huyết.
- Sốt cao liên tục trên 2 ngày, nhức đầu, chán ăn buồn nôn.
- Chấm xuất huyết dưới da, chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng.
- Nổi mụn nước ở tay chân miệng.
- Tất cả điều đúng.
10. Hiểu biết của thân nhân về cách chăm sóc khi có dấu hiệu mắc bệnh.
sốt xuất huyết.
- Hạ sốt bằng cách lau ấm hoặc dùng thuốc paracetamol.
- Cho uống nhiều nước, cho ăn nhẹ.
- Cạo gió.
11. Hiểu biết của thân nhân về cách xử trí khi mắc bệnh sốt xuất huyết.
- Tự mua thuốc về uống .
- Khám y tế tư nhân.

- Đưa đến trạm y tế xã.
- Khám tại bệnh viện.



×