Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại chi cục hải quan cảng cái lân – thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.53 KB, 77 trang )

Học viện Tài chính
Luận văn tốt nghiệp
=========================================================

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, với đường lối đổi mới cùng chính sách mở cửa
của Đảng và Nhà nước, Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế
thế giới và khu vực, là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, tham
gia vào nhiều tổ chức thương mại thế giới khác nhau như: Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
( APEC), Tổ chức hợp tác Á – Âu ( ASEM)…Đây là thuận lợi để nền kinh tế
nước ta không ngừng phát triển và bước đầu đã đạt được những thành tựu to lớn.
Cùng với sự phát triển đó tất cả các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến
hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động XNK nói riêng đã và đang từng bước
đổi mới, cải tiến thủ tục hành chính nhằm theo kịp tốc độ phát triển và hỗ trợ đắc
lực cho các hoạt động nói trên có điều kiện phát triển. Với xu thế phát triển mạnh
mẽ và tất yếu của giao dịch điện tử trong những năm vừa qua và cả trong tương
lai, thủ tục Hải quan cũng đã và đang được điện tử hóa. Nói cách khác, thủ tục
Hải quan điện tử đã ra đời và ngày càng phát triển để đáp ứng yêu cầu của xuất
nhập khẩu hàng hoá và xuất nhập cảnh giữa các quốc gia. Ở Việt Nam, thủ tục
Hải quan điện tử được áp dụng thí điểm từ năm 2005 tại Cục hải quan Hải Phịng
và Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh, sau đó triển khai mở rộng ra các tỉnh thành,
trong đó có Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh. Đây là một bước đột phá quan trọng
của ngành Hải quan trong cơng cuộc cải cách thủ tục hành chính. Qua q trình
thực tập tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân, một trong những Chi cục được thực
hiện thí điểm đầu tiên tại Quảng Ninh và cũng đã có những thành công nhất
định, em nhận thấy thủ tục Hải quan điện tử là một hình thức thủ tục mới có
nhiều ưu điểm so với thủ tục Hải quan thủ công, như: tiết kiệm thời gian, tiết
kiệm chi phí, tiết kiệm nhân lực, thơng quan hàng hóa nhanh chóng, giảm bớt thủ
=========================================================
Sinh viên: Lê Kim Phương


Lớp CQ47/ 05.01


Học viện Tài chính
Luận văn tốt nghiệp
=========================================================
tục giấy tờ, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng uy tín thương hiệu cho doanh
nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý. Việc làm này đã được cộng đồng doanh
nghiệp, dư luận đánh giá cao và đây cũng là một đóng góp quan trọng, thúc đẩy
nhanh quá trình hội nhập của Việt Nam với nền kinh tế thế giới. Bên cạnh những
ưu điểm nêu trên, việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan
cảng Cái Lân cũng còn có những hạn chế cần phải khắc phục để hồn thiện và
phát triển thủ tục Hải quan điện tử trong thời gian tới. Chính vì vậy, em chọn đề
tài: “Thực hiện thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân –
Thực trạng và giải pháp” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận cơ bản về thủ tục Hải quan điện tử.
Chương 2: Thực trạng về việc thực hiện thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục
Hải quan cảng Cái Lân.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục Hải quan
điện tử tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu và làm đề tài, nhưng do hạn
chế về thời gian, kiến thức nên em chỉ nghiên cứu trên góc độ là một cơng chức
Hải quan, do đó bài viết khơng tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận
được sự góp ý của các thầy cơ để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.

=========================================================
Sinh viên: Lê Kim Phương
Lớp CQ47/ 05.01



Học viện Tài chính
Luận văn tốt nghiệp
=========================================================

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỦ
TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
1.1. Khái niệm, đặc điểm, và nguyên tắc của thủ tục hải quan điện tử
1.1.1. Khái niệm thủ tục hải quan điện tử.
Theo Công ước Kyoto về đơn giản hóa và hài hóa thủ tục Hải quan (Cơng
ước Kyoto sửa đổi ): Thủ tục Hải quan là tất cả các hoạt động tác nghiệp mà bên
liên quan và Hải quan phải thực hiện nhằm bảo đảm đảm tuân thủ Luật Hải quan.
Theo luật Hải quan Việt Nam “ Thủ tục Hải quan là các công việc mà người
khai Hải quan và công chức Hải quan phải thực hiện theo quy định của pháp luật
đối với hàng hóa, phương tiện vận tải”.
Trong tiến trình cải cách đất nước và giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới,
Việt Nam gia nhập các tổ chức thương mại thế giới như WTO, hàng hóa lưu
thơng ngày càng nhiều, việc thơng quan phải diễn ra hết sức nhanh chóng thì
việc hiện đại hóa các thủ tục Hải quan là vô cùng cần thiết do đó Việt Nam đã
chuyển đổi từ hình thức thủ tục Hải quan truyền thống sang thủ tục Hải quan
điện tử để đảm bảo thơng quan nhanh hàng hóa nhưng vẫn quản lý được hoạt
động XNK, lượng hàng hóa ra vào Việt Nam.
Thủ tục Hải quan điện tử là thủ tục Hải quan được thực hiện bằng các thông
điệp dữ liệu điện tử thông qua hệ thống xữ lý dữ liệu điện tử của cơ quan Hải
quan theo quy định của pháp luật.
Trong khái niệm trên thì thơng điệp dữ liệu Hải quan điện tử là những
thông tin được tạo ra, gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện
tử để thực hiện thủ tục Hải quan điện tử.
=========================================================

Sinh viên: Lê Kim Phương
Lớp CQ47/ 05.01


Học viện Tài chính
Luận văn tốt nghiệp
=========================================================
Hệ thống dữ liệu điện tử Hải quan là hệ thống thông tin do Tổng cục Hải
quan quản lý tập trung, thống nhất, được sử dụng để tiếp nhận, lưu trữ, xử lý và
phản hồi các thông điệp dữ liệu điện tử Hải quan để thực hiện thủ tục Hải quan
điện tử.
“Chứng từ điện tử” là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng
phương tiện điện tử trong hoạt động tài chính. Chứng từ điện tử là một hình thức
của thơng điệp dữ liệu, bao gồm: chứng từ kế tốn điện tử; chứng từ thu, chi
ngân sách điện tử; thông tin khai và thực hiện thủ tục Hải quan điện tử; thông tin
khai và thực hiện thủ tục thuế điện tử; chứng từ giao dịch chứng khoán điện tử;
báo cáo tài chính điện tử; báo cáo quyết tốn điện tử và các loại chứng từ điện tử
khác phù hợp với từng loại giao dịch theo quy định của pháp luật.
Hệ thống khai Hải quan điện tử: Là hệ thống thông tin do người khai Hải
quan quản lý, sử dụng để thực hiện thủ tục Hải quan điện tử. Quy trình thủ tục
Hải quan điện tử có thể tóm tắt như sau:
- Người khai hải quan được khai và truyền số liệu khai Hải quan bằng
phương tiện điện tử đến cơ quan hải quan thông qua tổ chức truyền nhận chứng
từ điện tử (người khai Hải quan không phải đến cơ quan Hải quan để nộp đăng
ký tờ khai như quy trình thủ tục Hải quan hiện hành).
- Cơ quan hải quan xử lý phân luồng hàng hóa và quyết định hình thức
kiểm tra thơng qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử tự động trên cơ sở phân tích,
xử lý thông tin.
- Người khai hải quan tự khai, tự nộp thuế và các khoản thu khác, chịu
trách nhiệm về nội dung khai hải quan của mình.


=========================================================
Sinh viên: Lê Kim Phương
Lớp CQ47/ 05.01


Học viện Tài chính
Luận văn tốt nghiệp
=========================================================
- Cơ quan hải quan quyết định thơng quan hàng hóa dựa trên kết quả xử
lý dữ liệu trên hệ thống công nghệ thông tin.
1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hải quan điện tử.
Đặc điểm của thủ tục hải quan điện tử:
1. Thủ tục hải quan được thực hiện bằng các phương tiện điện tử thông qua
hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan, hạn chế tối đa sự can
thiệp của con người, đảm bảo sự nhanh chóng, thuận tiện.
2. Hồ sơ hải quan điện tử bảo đảm sự tồn vẹn, có khn dạng chuẩn và có
giá trị pháp lý như hồ sơ hải quan giấy. Xử lý hồ sơ hải quan thông qua
phần mềm xử lý dữ liệu tờ khai.
3. Thực hiện các quy định về việc người khai hải quan được tự khai, tự nộp
thuế và các khoản thu khác. Áp dụng hình thức nộp hàng tháng đối với lệ
phí làm thủ tục hải quan. Mục đích của các quy định này nhằm nâng cao
tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc khai báo của người khai điện
tử, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh, chấp hành tốt
pháp luật hải quan.
4. Để được tham gia thủ tục hải quan điện tử doanh nghiệp phải đăng ký và
được cơ quan Hải quan chấp nhận tham gia thủ tục hải quan điện tử, cấp
mật mã, mật khẩu tham gia hệ thống, nối mạng với máy tính với Hải quan
hoặc sử dụng dịch vụ của Đại lý làm thủ tục hải quan điện tử.
5. Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan trên cơ sở hồ sơ hải quan điện

tử do doanh nghiệp gửi tới. Trên cơ sở áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro,
máy tính sẽ tự phân luồng xanh, vàng, đỏ, sau đó cơ quan hải quan duyệt
phân luồng, quyết định thông quan dựa trên hồ sơ điện tử do doanh nghiệp
khai, thông báo số tờ khai để doanh nghiệp in ra mang đến các cửa khẩu
=========================================================
Sinh viên: Lê Kim Phương
Lớp CQ47/ 05.01


Học viện Tài chính
Luận văn tốt nghiệp
=========================================================
cảng – nơi có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục thơng quan hàng
hóa hoặc ra quyết định kiểm tra hải quan dựa trên kết quả phân tích thơng
tin từ cơ sở dữ liệu của hải quan và các nguồn thông tin khác.
6. Việc kiểm tra sau thông quan do Chi cục Hải quan điện tử thực hiện trên
cơ sở phân tích, xử lý thông tin theo kỹ thuật quản lý rủi ro từ cơ sở dữ
liệu, chứng từ giấy thuộc bộ hồ sơ hải quan và các thông tin của các bộ
phận nghiệp vụ khác, của cơ quan, cá nhân và tổ chức hải quan các nước.
7. Áp dụng thủ tục hải quan điện tử không phải là thôi hậu kiểm mà chính là
việc chuyển từ hình thức tiền kiểm sang hậu kiểm dựa trên các quy định
về quản lý rủi ro, giúp cho Hải quan và Doanh nghiệp tiết kiệm được thời
gian cũng như giảm được chi phí trong quá trình thơng quan, nếu doanh
nghiệp tiến hành thơng quan có vi phạm sẽ được xử lý ở khâu kiểm tra sau
thông quan.
Từ các đặc điểm trên của thủ tục hải quan điện tử, ta có thể so sánh với thủ tục
hải quan truyền thống để làm nổi bật lợi ích của thủ tục hải quan điện tử:

=========================================================
Sinh viên: Lê Kim Phương

Lớp CQ47/ 05.01


Học viện Tài chính
Luận văn tốt nghiệp
=========================================================
Tiêu chí

Phương thức
thực hiện

Thủ tục hải quan điện tử

Thủ tục hải quan truyền thống

Thủ tục HQĐT được thực hiện

Thủ tục hải quan được thực

bằng các phương tiện điện tử

hiện hồn tồn thủ cơng, dựa

thơng qua Hệ thống XLDL điện

trên hồ sơ, giấy tờ mà doanh

tử của cơ quan hải quan.

nghiệp mang đến cơ quan hải

quan.

Doanh nghiệp phải đăng ký và

Doanh nghiệp không cần đăng

được cơ quan hải quan chấp

ký với cơ quan hải quan. DN

Điều kiện

nhận, cấp mật mã, mật khẩu tham

tự khai báo theo mẫu tờ khai

tham gia

gia hệ thống, nối mạng với máy

hải quan và đến cơ quan hải

tính của cơ quan hải quan.

quan nộp hồ sơ.

Tiếp nhận và
đăng ký,
phân luồng
tờ khai hải

quan

Hệ thống phần mềm khai hải
quan điện tử tự động tiếp nhận,
cấp số đăng ký và phân luồng tờ
khai dựa trên cơ chế quản lý rủi
ro

Công chức hải quan tiếp nhận,
kiểm tra sơ bộ hồ sơ hải quan,
sau đó cấp số đăng ký và phân
luồng tờ khai hải quan

=========================================================
Sinh viên: Lê Kim Phương
Lớp CQ47/ 05.01


Học viện Tài chính
Luận văn tốt nghiệp
=========================================================
DN được nộp lệ phí theo tháng
(đối với DN có hoạt động XNK
Hình thức
nộp lệ phí
hải quan, thu
thuế

thưịng xun) hoặc theo tờ khai.


DN phải nộp lệ phí theo tờ

DN nộp thuế điện tử qua Kho bạc

khai và nộp thuế tại cơ quan

hoặc ngân hàng, ngân hàng hoặc

hải quan

kho bạc xác nhận trên hệ thống
XLDL ĐTHQ để cơ quan hải
quan biết.
Do hệ thống XLDL điện tử của

Hình thức,
mức độ kiểm
tra thực tế
hàng hố

cơ quan hải quan xác định, Chi

Do công chức kiếm tra chi tiết

cục trưởng Chi cục hải quan có

hồ sơ hải quan đề xuất hình

quyền thay đổi hình thức, mức độ


thức, mức độ kiểm tra, lãnh

kiểm tra và chịu trách nhiệm về

đạo Chi cục phê duyệt

quyết định của mình

Thời gian

Nhanh, chỉ cần 2-5 phút đối với

Thời gian thông quan lâu,

thông quan

một lô hàng luồng xanh

15-20 phút .

Khối lượng công việc cho công

Khối lượng công việc nhiều,

chức hải quan và người khai hải

công chức hải quan phải thực

quan giảm


hiện tồn bộ các cơng việc

Mọi lúc, mọi nơi, DN chỉ cần có

DN chỉ được khai và nộp hồ

máy tính nối mạng với cơ quan

sơ hải quan vào giờ hành

Khối lượng
công việc

Thời gian,
địa điểm
khai báo

hải quan là có thể khai và nộp bất chính và tại trụ sở cơ quan hải
cứ thời điểm nào.

quan.

=========================================================
Sinh viên: Lê Kim Phương
Lớp CQ47/ 05.01


Học viện Tài chính
Luận văn tốt nghiệp
=========================================================

1.1.3. Nguyên tắc của thủ tục hải quan điện tử:
Theo điều 7, Nghị định 87/2012/NĐ – CP quy định chi tiết một số điều
của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu thương mại thì thủ tục hải quan điện tử được thực hiện theo nguyên tắc sau:


Thủ tục hải quan điện tử được thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại
Điều 15 Luật hải quan; Điều 5, Điều 40 Luật giao dịch điện tử và các quy
định khác của pháp luật có liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
Đó là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được làm thủ tục hải quan, chịu
sự kiểm tra, giám sát hải quan, vận chuyển đúng tuyến đường , qua cửa
khẩu theo đúng theo quy định của pháp luật, được thông quan sau khi đã
làm thủ tục hải quan. Thực hiện thủ tục hải quan điện tử phải tuân thủ theo
các nguyên tắc chung khi tiến hành giao dịch điện tử, các bên được tự lựa
chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch, tự thỏa thuận
về việc lựa chọn loại cơng nghệ nhưng phải đảm bảo sự bình đẳng và an
toàn trong giao dịch điện tử, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng. Khi tiến
hành giao dịch điện tử, định dạng, biểu mẫu của thông điệp dữ liệu; loại
chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử phải được quy định chung,
thống nhất và phải đảm bảo an tồn, bí mật.



Cơ quan Hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hồ sơ hải quan và các chứng từ
liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải
quan điện tử.

=========================================================

Sinh viên: Lê Kim Phương
Lớp CQ47/ 05.01


Học viện Tài chính
Luận văn tốt nghiệp
=========================================================


Người khai hải quan đăng ký theo quy định của Bộ Tài chính để được thực
hiện thủ tục hải quan điện tử. Doanh nghiệp phải có đủ điều kiện về cơng
nghệ thơng tin và nguồn nhân lực có thể khai báo điện tử.

1.2. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan và công chức hải quan
trong thủ tục hải quan điện tử.
1.2.1. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan điện tử
Ngoài các quyền, nghĩa vụ của người khai hải quan quy định tại Luật hải
quan; quyền, nghĩa vụ của người nộp thuế quy định tại các Luật về thuế; quyền,
nghĩa vụ của đối tượng lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử quy định tại
Luật giao dịch điện tử và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện,
người khai hải quan điện tử cịn có các quyền và nghĩa vụ sau:
Về quyền của người khai hải quan điện tử, theo khoản 1, Điều 4 Nghị định
87/2012/ NĐ – CP thì người khai hải quan có quyền:


Được ưu tiên thực hiện trước so với trường hợp đăng ký hồ sơ hải quan
bằng giấy khi cơ quan Hải quan xác định phải kiểm tra chi tiết hồ sơ hải
quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa;




Được thực hiện khai hải quan điện tử 24 giờ trong ngày, 7 ngày trong
tuần và nhận thông tin phản hồi của cơ quan Hải quan trực tiếp qua Hệ
thống xử lý dử liệu điện tử hải quan; trường hợp khai hải quan trong thời
gian nghỉ theo quy định của pháp luật, nhưng thuộc diện phải nộp, xuất
trình chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan để cơ quan Hải quan kiểm tra làm
cơ sở thực hiện các thủ tục tiếp theo thì được phản hồi kết quả chậm nhất
04 giờ kể từ thời điểm bắt đầu ngày làm việc kế tiếp.



Được sử dụng chứng từ in ra từ Hệ thống khai hải quan điện tử (có đóng
dấu và chữ ký của người khai hải quan điện tử) đối với lô hàng đã được

=========================================================
Sinh viên: Lê Kim Phương
Lớp CQ47/ 05.01


Học viện Tài chính
Luận văn tốt nghiệp
=========================================================
cơ quan Hải quan chấp nhận thông quan trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện
tử hải quan để làm chứng từ vận chuyển hàng hóa trên đường;


Được lựa chọn hình thức nộp lệ phí hải quan và các loại phí do cơ quan
Hải quan thu hộ các hiệp hội, tổ chức (nếu có) cho từng tờ khai hải quan
hoặc nộp gộp theo tháng.




Được cơ quan Hải quan cung cấp thông tin về quá trình xử lý hồ sơ hải
quan điện tử thơng qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Về nghĩa vụ của người khai hải quan điện tử thì theo khoản 2, Điều 4 Nghị

định 87/2012/ NĐ – CP thì người khai hải quan điện tử có nghĩa vụ:


Thực hiện việc lưu giữ chứng từ điện tử thuộc hồ sơ hải quan (bao gồm cả
bản sao) theo quy định của Luật giao dịch điện tử và các văn bản quy
phạm pháp luật có liên quan; cung cấp các chứng từ điện tử có liên quan
đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho cơ quan Hải quan để phục vụ
công tác kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền;



Trường hợp pháp luật quy định phải nộp chứng từ, tài liệu dưới dạng giấy
cho cơ quan Hải quan khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai
hải quan phải ký tên, đóng dấu vào các chứng từ, tài liệu và chịu trách
nhiệm truớc pháp luật về tính chính xác, trung thực của các chứng từ, tài
liệu đó;



Khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan phải sử dụng
chữ ký số đã đăng ký với cơ quan Hải quan. Trong giai đoạn chưa có chữ
ký số thì được sử dụng tài khoản truy nhập Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử
hải quan để thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Người khai hải quan có
trách nhiệm bảo mật tài khoản để sử dụng khi giao dịch với cơ quan Hải

quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và chịu trách

=========================================================
Sinh viên: Lê Kim Phương
Lớp CQ47/ 05.01


Học viện Tài chính
Luận văn tốt nghiệp
=========================================================
nhiệm về các giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật. Bộ Tài chính
quy định lộ trình áp dụng chữ ký số khi thực hiện thủ tục hải quan điện
tử.


Đáp ứng các điều kiện về công nghệ thông tin và kỹ năng khai hải quan
điện tử. Trường hợp chưa đáp ứng được các điều kiện về công nghệ thông
tin và kỹ năng khai hải quan điện tử thì thơng qua đại lý làm thủ tục hải
quan có đủ điều kiện để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hải quan, công chức hải quan

Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hải quan, công chức hải quan được quy
định cụ thể tại Điều 5, Nghị định 87/2012/ NĐ – CP như sau;


Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 27 Luật Hải quan;
Luật Quản lý thuế; Luật Giao dịch điện tử và Nghị định số 27/2007/NĐCP ngày 23 tháng 02 năm 2007 về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài
chính. Khi thực hiện thủ tục hải quan, công chức hải quan phải nghiêm
chỉnh chấp hành pháp luật, quy trình nghiệp vụ hải quan và chịu trách
nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; hướng dẫn người

khai hải quan khi có yêu cầu; thực hiện thủ tục hải quan như: kiểm tra,
giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải, lẫy mẫu hàng hóa, yêu cầu người
khai hải quan cung cấp thêm thông tin, tổ chức thực hiện thu thuế, hướng
dẫn pháp luật về thuế, giữ bí mật thơng tin của người nộp thuế, chữ ký
điện tử, thực hiện các biện pháp bảo mật, dự phòng cần thiết cho hệ thống
thông tin, dữ liệu điện tử…



Xây dựng, quản lý, vận hành, phát triển Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải
quan để thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định của Bộ Tài
chính.

=========================================================
Sinh viên: Lê Kim Phương
Lớp CQ47/ 05.01


Học viện Tài chính
Luận văn tốt nghiệp
=========================================================


Tuyên truyền, hỗ trợ, đào tạo, hướng dẫn người khai hải quan thực hiện
đúng các quy định của pháp luật về thủ tục hải quan điện tử. Kiểm tra và
xử lý kịp thời theo thẩm quyền các hành vi vi phạm.

1.3. Sự cần thiết của thủ tục hải quan điện tử.
Xuất phát từ yêu cầu hội nhập và xu hướng phát triển của Hải quan quốc tế,
Hải quan Việt Nam cần phải thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế liên quan đến

hải quan trong khuôn khổ WTO, ASEAN, APEC, ASEM, WCO và các tổ chức
quốc tế khác. Yêu cầu đặt ra đối với ngành Hải quan Việt Nam là cần thực hiện
thủ tục hải quan phải đơn giản, minh bạch, cung cấp thơng tin nhanh chóng,
cơng khai, đặc biệt phải thơng quan nhanh giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp.
Trong khi số lượng hàng hóa XNK, lượng hành khách, phương tiện XNC ngày
càng gia tăng thì số lượng cơng nhân viên chức Hải quan lại không thể tăng theo
tỷ lệ thuận, mặt khác với sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và
thương mại điện tử trên nhiều lĩnh vực, thì một phương thức quản lý mới về thủ
tục hải quan đã ra đời đó là thủ tục hải quan điện tử. Thực hiện thủ tục hải quan
điện tử là yêu cầu cấp thiết của Việt Nam do:
Thứ nhất: Xuất phát từ những lợi ích mà thủ tục hải quan điện tử mang
lại, đó là: giảm bớt thủ tục hành chính, giấy tờ, giảm thời gian thơng quan,
giảm tiếp xúc trực tiếp giữa DN và cơ quan hải quan từ đó sẽ giảm bớt tiêu
cực; DN được chủ động khai báo, lựa chọn thời gian, địa điểm khai báo, do
đó sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí, tăng lợi nhuận doanh nghiệp đồng thời
nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan hải quan do tập trung xử lý được các
nguồn thông tin khác nhau, chuyển từ kiểm tra, kiểm sốt từng lơ hàng sang
quản lý tồn bộ thơng tin về hoạt động xuất nhập khẩu của DN, đáp ứng quan
điểm chỉ đạo của Nhà nước và yêu cầu hội nhập. Thủ tục hải quan điện tử
=========================================================
Sinh viên: Lê Kim Phương
Lớp CQ47/ 05.01


Học viện Tài chính
Luận văn tốt nghiệp
=========================================================
được coi là “chìa khóa” của q trình thơng quan nhanh chóng, tạo thơng
thống cho hoạt động xuất nhập khẩu, và cũng là “cuộc cách mạng về phương
thức quản lý hải quan”. Thủ tục hải quan điện tử không chỉ đổi mới cơ bản

phương thức quản lý hải quan theo hướng hiện đại, phù hợp với thơng lệ hải
quan quốc tế, mà cịn có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế
đối ngoại, đẩy mạnh XNK và thu hút đầu tư nước ngoài.
Thứ hai: Do yêu cầu thực hiện khối lượng cơng việc tăng lên nhanh
chóng: những năm gần đây, khối lượng hàng hóa XNK ra vào Việt Nam tăng
lên đáng kể do Việt Nam mở cửa hội nhập với quốc tế, tham gia vào các tổ
chức thương mại quốc tế như: WTO, ASEAN, APEC, ASEM…Số lượng
hàng hóa, phương tiện vận tải tăng, các loại hình cũng ngày càng đa dạng
trong khi số lượng cán bộ công chức hải quan lại có hạn, do đó cần thiết phải
thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Do yêu cầu quản lý của Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp: Trước yêu cầu
phát triển của đất nước, đòi hỏi ngành Hải quan phải nâng cao năng lực quản
lý để đảm bảo thực hiện có hiệu quả chính sách kinh tế của Nhà nước, chống
gian lận, buôn lậu thương mại, ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển hàng
cấm qua biên giới, ngăn chặn các giao dịch thương mại bất hợp pháp, đảm
bảo nguồn thu cho ngân sách, góp phần bảo vệ trật tự an tồn xã hội, lợi ích
người tiêu dùng, an ninh quốc gia, bảo vệ môi trường.
Thứ ba: Do yêu cầu hội nhập và xu hướng phát triển của Hải quan quốc
tế: Trong giai đoạn hiện nay, với xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới thì
việc mà ngành Hải quan phải làm là đơn giản hóa thủ tục hải quan, đảm bảo
hệ thống pháp luật về hải quan đầy đủ, thống nhất, rõ ràng và công khai, phù
hợp với các cam kết quốc tế, thực hiện nghiêm chỉnh, bình đẳng cho mọi đối
=========================================================
Sinh viên: Lê Kim Phương
Lớp CQ47/ 05.01


Học viện Tài chính
Luận văn tốt nghiệp
=========================================================

tượng. Việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử chứng tỏ thiện chí nỗ lực tích
cực của Nhà nước Việt Nam trong việc tham gia thực hiện các mục tiêu của
các tổ chức này, vì lợi ích quốc gia và quốc tế. Xu thế phát triển của hải quan
quốc tế ngày nay là ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý một cách có hiệu
quả. Việc ứng dụng hải quan điện tử là con đường của hầu hết các nước và là
yêu cầu của hải quan quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa.
Thứ tư: Sự phát triển của thương mại quốc tế cả về nội dung và hình
thức: Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng, đa dạng của thương mại
và dịch vụ quốc tế, khối lượng công việc của hải quan các quốc gia ngày càng
gia tăng một cách đáng kể. Ngày càng xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ và
kinh doanh thương mại mới địi hỏi cơng tác quản lý, kiểm tra, giám sát của
cơ quan hải quan phải đáp ứng. Một trong những loại hình đó là thương mại
điện tử. Xu hướng tự do hóa, tồn cầu hóa thương mại quốc tế, yêu cầu cơ
quan hải quan các quốc gia phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thương mại,
dịch vụ hợp pháp hoạt động và phát triển. Với mục tiêu đơn giản hóa, hài hịa
hóa thủ tục hải quan, giảm thiểu tối đa chi phí trong quá trình làm thủ tục,
góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, ngày nay các quốc gia đã không
ngừng cải tiến thủ tục hải quan sao cho vừa đơn giản, vừa phù hợp với các
chuẩn mực của quốc tế, vừa đảm bảo cơng tác quản lý. Một trong các phương
thức đó là thực hiện thủ tục hải quan điện tử, đó là phương thức tiến tiến,
hiện đại phù hợp với quá trình phát triển chung của thế giới.
Thứ năm: Do yêu cầu nhiệm vụ mới của ngành hải quan: trước tình hình
thế giới đầy biến động về kinh tế, chính trị, bên cạnh những nhiệm vụ truyền
thống, hải quan các nước cịn có thêm nhiệm vụ chống khủng bố, chống rửa
tiền, chống dịch bệnh, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội…Trong điều kiện
nguồn nhân lực của hải quan là có hạn, đứng trước yêu cầu trên, đòi hỏi cơ
=========================================================
Sinh viên: Lê Kim Phương
Lớp CQ47/ 05.01



Học viện Tài chính
Luận văn tốt nghiệp
=========================================================
quan hải quan các quốc gia phải cải cách và hiện đại hóa hải quan. Một trong
những nội dung cốt lõi của hiện đại hóa hải quan là thực hiện thủ tục hải quan
điện tử. Như vậy, thực hiện thủ tục hải quan điện tử vừa là yêu cầu nội tại của
các quốc gia vừa là địi hỏi của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
1.4. Nội dung quy trình thủ tục hải quan điện tử
Quy trình thủ tục hải quan là trình tự các bước công việc mà công chức hải
quan phải thực hiện để thông quan hải quan theo quy định của pháp luật hải
quan.
Theo quyết định mới nhất của Tổng cục Hải quan về việc ban hành thủ tục
hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại- QĐ 3046
thì quy trình thủ tục hải quan điện tử gồm 5 bước như sau:


Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai.
Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tự động tiếp nhận, kiểm tra, cấp
số đăng ký, phân luồng tờ khai hải quan điện tử. Trường hợp thông tin
chưa phù hợp, Hệ thống sẽ tự động phản hồi cho cho người khai hải
quan “thông báo từ chối tờ khai hải quan điện tử” trong đó hướng dẫn
người khai hải quan những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung hoặc từ
chối đăng ký và nêu rõ lý do. Trường hợp thông tin khai phù hợp, Hệ
thống sẽ tự động phản hồi “Thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan
điện tử” cho người khai hải quan trong đó bao gồm số tờ khai, các chỉ
dẫn và kết quả phân luồng.




Bước 2: Kiểm tra hồ sơ hải quan
Việc kiểm tra hồ sơ hải quan do cơng chức hải quan thực hiện đối với
tồn bộ hồ sơ hải quan điện tử. Các công chức hải quan kiểm tra thông

=========================================================
Sinh viên: Lê Kim Phương
Lớp CQ47/ 05.01


Học viện Tài chính
Luận văn tốt nghiệp
=========================================================
tin tờ khai hải quan điện tử trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan,
kiểm tra chứng từ giấy. Thẩm quyền quyết định hình thức kiểm tra do
cơ quan hải quan quyết định thông qua kết quả xử lý thông tin quản lý
rủi ro trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.


Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa
Việc kiểm tra thực tế hàng hóa do cơng chức hải quan thực hiện trong
trường hợp có nghi vấn. Có thể kiểm tra toàn bộ hoặc xác xuất 5% hoặc
10%. . Thẩm quyền quyết định mức độ, hình thức kiểm tra do Chi cục
trưởng Chi cục Hải quan quyết định theo quy định hiện hành về quản lý
rủi ro. Trong q trình làm thủ tục hải quan cho lơ hàng xuất khẩu, nhập
khẩu, căn cứ vào tình hình thực tế của lô hàng và thông tin thu thập
được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan
điện tử quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra đã quyết định
trước đó, chịu trách nhiệm về việc thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra.




Bước 4: quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ, xác nhận đã thơng quan; giải phóng
hàng, đưa hàng hóa về bảo quản, hàng chuyển cửa khẩu, trao đổi thông
tin cho Chi cục hải quan của khẩu.
Công chức hải quan thu thuế và lệ phí hải quan theo quy định; xác nhận
một trong các quyết định “Thơng quan”, “Giải phóng hàng”, “Đưa hàng
về bảo quản”, “Hàng chuyển của khẩu”; quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ.



Bước 5: Phúc tập hồ sơ
Nội dung phúc tập hồ sơ hải quan điện tử thực hiện theo hướng dẫn tại
Phần 5 Quy trình phúc tập hồ sơ hải quan thực hiện thủ tục hải quan
điện tử theo Quyết định 3046/QĐ - TCHQ. Quy trình phúc tập gồm 4
bước: lập danh sách tờ khai cần phúc tập, tiếp nhận hồ sơ; phúc tập hồ

=========================================================
Sinh viên: Lê Kim Phương
Lớp CQ47/ 05.01


Học viện Tài chính
Luận văn tốt nghiệp
=========================================================
sơ; xử lý kết quả phúc tập hồ sơ hải quan; thực hiện chế độ báo cáo và
lưu trữ hồ sơ. Quá trình phúc tập hồ sơ nhằm kiểm tra lại các bước công
việc mà cơng chức hải quan đã làm trước đó, phát hiện các sai sót và kịp
thời sửa chữa.
1.5. Điều kiện khi tham gia thủ tục hải quan điện tử.
Những doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải quan điện tử cần có hệ

thống cơng nghệ thơng tin đảm bảo việc khai báo truyền nhận thông tin với Hệ
thống truyền nhận dữ liệu điện tử hải quan và sử dụng phần mềm khai hải quan
điện tử và có chữ ký số đã được cơ quan hải quan xác nhận tương thích với Hệ
thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Ngồi ra, doanh nghiệp cần có kỹ năng khai
báo điện tử. Theo quy định mới về thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan
phải được đào tạo qua các cơ sở đào tạo và có khả năng sử dụng thành thạo hệ
thống khai hải quan điện tử. Điều đó có nghĩa người khai hải quan phải có chứng
chỉ nghề khi đã hồn thành khóa học kéo dài 3 tháng với 12 môn học ở các
trường đạo tạo chuyên ngành. Nếu không đáp ứng được các yêu cầu về cơ sở hạ
tầng công nghệ thông tin và người khai khơng có chứng chỉ, doanh nghiệp phải
th đại lý hải quan thực hiện nghiệp vụ khai báo xuất nhập khẩu này. Thông
thường, những doanh nghiệp tham gia khai báo hải quan điện tử là những đơn vị
có truyền thống chấp hành pháp luật thuế, hải quan tốt; có giá trị kim ngạch xuất
nhập khẩu cao; có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và đội ngũ nhân viên có
trình độ đáp ứng được u cầu cơng việc. Khi đã hội tụ đủ các điều kiện trên,
doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký tham gia TTHQĐT với cơ quan Hải quan
tại chi cục hải quan nơi làm thủ tục, đăng ký sử dụng chữ ký số tại cổng thông
tin điện tử hải quan. Trên cơ sở mẫu đăng ký cơ quan hải quan sẽ cấp cho doanh
nghiệp tài khoản vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để thực hiện
=========================================================
Sinh viên: Lê Kim Phương
Lớp CQ47/ 05.01


Học viện Tài chính
Luận văn tốt nghiệp
=========================================================
TTHQĐT. Cơ quan hải quan muốn thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì phải có
hệ thống máy tính và cài đặt phần mềm hải quan điện tử, được sự cho phép của
Tổng cục Hải quan thì mới áp dụng thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

1.6. Cơ sở pháp lý
- Luật Hải quan, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan số
42/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
- Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/06/2005.
- Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.
- Nghị định 149/2005/NĐ- CP ngày 15/12/2005 quy định chi tiết thi hành
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy định chi tiết một số
điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
- Nghị định 87/2012/NĐ-CP Nghị định quy định một số điều của Luật hải
quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
thương mại.
- Nghị định 97/2007/NĐ- CP quy định việc xử lý hành chính và cưỡng chế
thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực Hải quan.
- Nghị định 18/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định
97/2007/NĐ-CP.
- Nghị định 40/2007/NĐ – CP ngày 16/3/2007 quy định về việc xác định trị
giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thơng tư 194/2010/TT-BTC ngày 16/12/2010 hướng dẫn về thủ tục hải
quan, kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản
lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

=========================================================
Sinh viên: Lê Kim Phương
Lớp CQ47/ 05.01


Học viện Tài chính
Luận văn tốt nghiệp
=========================================================

- Thơng tư 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 hướng dẫn thí điểm thủ tục
hải quan điện tử.
- Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 thay thế thông tư 222/2009/
TT-BTC.
- Thông tư 205/2010/TT – BTC ngày 15/12/2010 Thông tư hướng dẫn Nghị
định số 40/2007/ NĐ – CP của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá
hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thơng tư 45/2007/TT – BTC ngày 07/5/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
- Thông tư 194/2011/TT – BTC ngày 06/12/2010 Thông tư Hướng dẫn về
thủ tục hải quan; kiếm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thơng tư 156/2011/TT- BTC ngày 14/11/2011 về việc ban hành Danh
mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
- Quyết định 2396/QĐ-TCHQ ngày 09/12/2009 về việc ban hành quy trình
thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thực hiện thủ tục hải
quan điện tử.
- Quyết định 3046/QĐ-TCHQ ngày 27/12/2012 về việc ban hàng thủ tục hải
quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại.
- Quyết định 103/ QĐ – TCHQ ngày 24/01/2011 của Tổng cục Hải quan về
việc ban hành Quy trình kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá tính thuế
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong q trình làm thủ tục hải
quan.
Tóm lại, thủ tục hải quan điện tử là các công việc mà người khai hải quan và
công chức hải quan phải thực hiện đối với hàng hóa, phương tiện vận tải, trong
=========================================================
Sinh viên: Lê Kim Phương
Lớp CQ47/ 05.01



Học viện Tài chính
Luận văn tốt nghiệp
=========================================================
đó việc khai báo và gửi hồ sơ của người khai hải quan và việc tiếp nhận, đăng ký
hồ sơ HQ của công chức hải quan được thực hiện thông qua hệ thống dữ liệu
điện tử của hải quan.
Thủ tục hải quan điện tử của các nước về cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên
tùy theo tình hình mỗi nước áp dụng có khác nhau về quy mơ, mức độ và hình
thức. Đối với Việt Nam, việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử là cần thiết do
yêu cầu thực hiện khối lượng công việc ngày càng tăng, yêu cầu phục vụ cho sự
phát triển của thương mại điện tử, yêu cầu hội nhập và xu hướng phát triển của
hải quan thế giới, yêu cầu quản lý của Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và
yêu cầu nhiệm vụ của ngành hải quan.
Thực hiện thủ tục hải quan điện tử sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh
nghiệp và cơ quan hải quan. Để việc triển khai thành cơng, các nước cần có mục
tiêu chiến lược cụ thể, xác định đúng mơ hình thực hiện và có kế hoạch triển
khai thực hiện theo từng giai đoạn, tùy theo điều kiện của từng quốc gia. Trong
quá trình thực hiện cần đảm bảo đủ các điều kiện về cơ sở pháp lý, nguồn lực về
tài chính con người, cơ sở hạ tầng CNTT, thiết bị, máy móc, phương tiện hỗ trợ
và phương pháp quản lý hiệu quả, phải đánh giá đúng thuận lợi và khó khăn
trong thực hiện để có sự điều chỉnh phù hợp.

=========================================================
Sinh viên: Lê Kim Phương
Lớp CQ47/ 05.01


Học viện Tài chính
Luận văn tốt nghiệp
=========================================================


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI
QUAN ĐIỆN TỬ TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CÁI LÂN
2.1. Vài nét về Chi cục Hải quan cảng Cái Lân
2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của Chi cục Hải quan cảng Cái Lân
Chi cục hải quan cảng Cái Lân là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnh
Quảng Ninh, tiền thân là Đội kiểm tra giám sát hải quan Cái Lân thuộc Chi cục
hải quan cảng Hòn Gai, thành lập năm 2004. Năm 2005 và đầu năm 2006 do có
sự tăng nhanh trao đổi hàng hóa xuất nhập khẩu qua lại cảng Cái Lân nên với 01
Đội thủ tục trực thuộc Chi cục hải quan cảng Hịn Gai khơng thể đáp ứng u
cầu quản lý hải quan trên địa bàn tỉnh. Do đó, ngày 26/4/2006 Bộ Tài Chính ban
hành quyết định số: 1795/QĐ-BTC về việc thành lập Chi cục hải quan cảng Cái
Lân thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh. Ngày 13/6/2006 Tổng cục Hải quan
có cơng văn số: 2580/TCHQ-TCCB về việc triển khai hoạt động Chi cục Hải
quan cảng Cái Lân. Ngày 16/6/2006, Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Ninh ban
hành Quyết định số: 303/QĐ- HQQN về việc triển khai hoạt động của Chi cục
Hải quan cảng Cái Lân có hiệu lực từ ngày 26/6/2006. Theo đó, Chi cục Hải
quan cảng Cái Lân có nhiệm vụ quản lý cơng tác xuất nhập khẩu, chống buôn
lậu tại khu vực cảng biển quốc tế cảng Cái Lân và khu công nghiệp Cái Lân. Chi
cục hải quan cảng Cái Lân đi vào hoạt động đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động xuất nhập khẩu qua cảng và hoạt động của khu công nghiệp Cái Lân.
Khi mới thành lập, Chi cục Hải quan cảng Cái Lân chỉ có 1 đội thủ tục hàng
hóa xuất nhập khẩu với số lượng công chức là 18 người, hệ thống máy móc,
trang thiết bị thiếu thốn, địa bàn hoạt động hẹp nhưng đến nay số lượng công
chức đã đáp ứng đủ các vị trí, máy móc cũng đã được trang bị đáp ứng yêu cầu
=========================================================
Sinh viên: Lê Kim Phương
Lớp CQ47/ 05.01



Học viện Tài chính
Luận văn tốt nghiệp
=========================================================
nhiệm vụ, địa bàn hoạt động đã mở rộng hơn, nhiều địa điểm kiểm tra thực tế
hàng hóa ngồi cửa khẩu được thành lập.
Hiện tại trụ sở Chi cục hải quan cảng Cái Lân nằm ở Phường Cái Lân, TP Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan cảng Cái Lân.
Chi cục Hải quan cảng Cái Lân hiện nay được phân cơng 56 cán bộ cơng
chức, có 3 người lãnh đạo: gồm 1 Chi cục trưởng, 2 Chi cục phó. Chi cục có 4
đội, tổ cơng tác: Đội Tổng hợp, Đội Thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu, Tổ Kiểm
soát, Đội Giám sát hải quan. Trước đây Chi cục chỉ có 3 tổ, đội cơng tác nhưng
do u cầu cơng tác giám sát hàng hóa tại cảng nên từ tháng 8/2012 đơn vị có cơ
cấu thêm Đội Giám sát hải quan được tách ra từ Tổ Kiểm soát hải quan theo
Quyết định số: 1775/QĐ-TCHQ ngày 16/8/2012 của Tổng Cục trưởng Tổng cục
Hải quan “ V/v thành lập Đội Giám sát hải quan thuộc Chi cục hải quan cảng Cái
Lân trực thuộc Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh”; Quyết định số 437/QĐ-HQQN
ngày 22/8/2012 của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh “V/v triển khai
hoạt động của Đội Giám sát Hải quan thuộc Chi cục Hải quan cảng Cái Lân”.
Nhiệm vụ của các tổ, đội:
Đội Tổng hợp: giúp lãnh đạo Chi cục quản lý: nhân sự, văn thư, lưu trữ, hậu
cần.
Đội Thủ tục hàng hóa XNK: làm thủ tục hải quan cho hàng hóa XNK; tư vấn
cho các doanh nghiệp đến làm thủ tục hải quan.
Đội Giám sát hải quan: thực hiện quản lý, giám sát hải quan đối với hàng hóa
XNK, theo dõi hàng hóa ra vào cảng biển.

=========================================================
Sinh viên: Lê Kim Phương
Lớp CQ47/ 05.01



Học viện Tài chính
Luận văn tốt nghiệp
=========================================================
Tổ Kiểm sốt: thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, phịng
ngừa và ngăn chặn các hành vi bn lậu.
2.1.3. Nhiệm vụ, chức năng của Chi cục Hải quan cảng Cái Lân.
Chi cục Hải quan cảng Cái Lân là đơn vị trực thuộc Cục hải quan tỉnh
Quảng Ninh, có chức năng, nhiệm vụ của hải quan nói chung. Có chức năng tổ
chức thực hiện quản lý nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa XNK trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh. Chi cục hải quan cảng Cái Lân có nhiệm vụ cụ thể như sau:


Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa
xuất khẩu nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, chuyển cảng,
quá cảnh, đưa ra đưa vào cảng trung chuyển, giám sát hải quan đối với
phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng và hành
khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.



Thực hiện quản lý hải quan tại khu công nghiệp, địa điểm kiểm tra hàng
hóa tập trung, địa điểm thu gom hàng lẻ, địa điểm kiểm tra thực tế hàng
hóa ngồi cửa khẩu tại chân cơng trình; Kho ngoại quan, cửa hàng miễn
thuế.



Thực hiện kiểm sốt hải quan để phịng chống bn lậu, chống gian lận

thương mại; phịng chống ma túy trong phạm vi địa bàn hoạt động của đơn
vị.



Tiến hành thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.



Thực hiện thống kê nhà nước về hải quan.



Tổ chức triển khai thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và
phương pháp quản lý hải quan hiện đại vào hoạt động của chi cục.

=========================================================
Sinh viên: Lê Kim Phương
Lớp CQ47/ 05.01


Học viện Tài chính
Luận văn tốt nghiệp
=========================================================


Thực hiện thu thập, phân tích thơng tin nghiệp vụ hải quan và cập nhập
vào hệ thống theo quy định của Cục hải quan tỉnh và Tổng cục hải quan.




Thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

2.1.4. Hoạt động xuất nhập khẩu của Chi cục Hải quan cảng Cái Lân.
 Các loại hình xuất nhập khẩu chủ yếu tại Chi cục:


Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, nguyên phụ liệu sản xuất hàng xuất khẩu,
hàng kinh doanh nội địa.



Xuất khẩu, nhập khẩu máy móc, vật tư, thiết bị để đầu tư tạo tài sản cố
định cho các dự án đầu tư.



Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, ngun phụ liệu sản xuất hàng gia cơng



Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhậptái xuất



Quản lý hàng gửi kho ngoại quan



Quản lý hàng bán tại cửa hàng miễn thuế


 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: xơ sợi hóa học, nến nghệ thuật, vải bạt,
dầu ăn, hợp kim vonfram, hợp chất đất hiếm, thực phẩm, nước sinh hoạt cho
tàu biển nước ngoài, than, cao lanh, phân bón, đăm gỗ, thủy sản đơng lạnh.
 Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: Thuốc lá điếu gửi kho ngoại quan, máy
móc thiết bị tạo tài sản cố định nhà máy nhiệt điện, để phục vụ các dự án
đầu tư; nguyên liệu để sản xuất xơ sợi hóa học, nguyên liệu để sản xuất nến
nghệ thuật, vải bạt, hợp kim vonfram; nguyên liệu gia công đất hiếm; vật tư
thiết bị đóng tàu, nguyên liệu sản xuất dầu ăn; lúa mì, nhựa đường lỏng;
thép phế liệu; nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

=========================================================
Sinh viên: Lê Kim Phương
Lớp CQ47/ 05.01


×