Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bài tuyên truyền: Lợi ích của việc đọc sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.83 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Bài tuyên truyền: Lợi ích của việc đọc sách</b>


Người đọc hiện nay có xu hướng chỉ thu hẹp phạm vi đọc gắn liền với chuyên
mơn của mình, điều đó giúp cho những hiểu biết chuyên môn sâu sắc hơn. Thế
nhưng, sẽ rất tốt nếu việc đọc sách được mở rộng hơn đến các phạm vi liên đới,
hoặc những phạm vi tưởng chừng khơng có gì liên quan đến chun mơn nhưng
thực ra nó có nhiều tác động đến cơng việc và cuộc sống sau này. Tơi có quen một
số bạn mặc dù học Tốn nhưng rất thích đọc những tác phẩm văn chương, hoặc
những bạn sinh viên văn thích đọc sách lịch sử và âm nhạc.


Có người cịn phân chia rạch rịi ra 2 loại sách để đọc: một loại chỉ đọc để biết,
nhớ đại khái và không cần ghi chép; một loại khác có liên quan mật thiết đến
chun mơn hay vì một nhu cầu nào đó, người đọc cần viết lại những ý chính, ghi
lại tóm tắt nội dung, dẫn chứng hoặc vẽ thành những sơ đồ cho dễ nắm. Như vậy,
loại sách thứ nhất người ta có thể đọc ở mọi lúc mọi nơi: trên xe buýt, phòng chờ,
trên tàu hỏa…; loại sách thứ hai phải được đọc bên bàn sách, giấy bút, trong không
gian yên tĩnh ít người tụ tập.


Trong thực tế, tác dụng của việc đọc sách không chỉ dừng lại ở chỗ tiếp thu
kiến thức mà đọc sách còn là một biện pháp để hoàn thiện mọi mặt của con người.
Với ý nghĩa này, các loại sách văn hóa học, văn chương, lịch sử, triết học không
chỉ là những loại sách thuần chuyên môn mà đã trở thành sách chung cho mọi
người, cho xã hội. Do đó, sẽ rất thiếu sót nếu bạn nói rằng ‘Tơi là GV Thể dục thì
cần gì đọc sách Văn học’, hay ‘Tơi là sinh viên Kinh tế cần gì đọc sách lịch sử’ và
cho rằng những loại sách đó khơng thiết thực đối với công việc của bạn… Những
cái lợi của chuyện đọc sách đã quá rõ ràng, thiết nghĩ không cần nhắc lại. Bên cạnh
việc đọc sách để tiếp thu tri thức, việc đọc sách đơi khi cịn rèn luyện cho bạn
những kĩ năng, tình cảm và thói quen hữu ích mà đơi khi bạn khơng nhận ra.
1. Đọc sách giúp tăng cường khả năng giao tiếp:


Bạn có bao giờ thấy ngại ngùng khi đứng trước đám đơng? Bạn có bao giờ


run lẩy bẩy khơng biết diễn đạt ý mình như thế nào trước mọi người? Bạn có bao
giờ nói vịng vo một vấn đề và cố gắng giải thích mà người khác vẫn không sao
hiểu nổi?


Đọc sách thực chất là một q trình giao tiếp, khi đó tác giả quyển sách và
bạn là những nhân vật tham gia giao tiếp. Chỉ có điều q trình giao tiếp này diễn
ra 1 chiều, những vấn đề tác giả nói đến đi sâu vào trí não và hình thành tư duy ở
bạn thế nhưng những suy nghĩ của bạn tác giả không hề biết được nếu bạn không
viết thư hay gọi điện thoại phản hồi. Quá trình giao tiếp này giúp các bạn hiểu vấn
đề, biết cách trình bày vấn đề theo chiều hướng triển khai hay khái quát hợp lý,
cách lý luận hay dùng dẫn chứng chứng minh cho một luận điểm nào đó. Đọc sách
một thời gian lâu, bạn sẽ biết trình bày vấn đề một cách mạch lạc, sng sẻ, có đầu
có đi gọn gàng dễ hiểu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2. Đọc sách giúp rèn luyện năng lực tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo:
Sách được viết bằng hệ thống ngôn ngữ, cụ thể là các chữ viết được nối kết
liên tục với nhau tạo thành câu, dòng, đoạn, bài… Từ ngữ được dùng ln có
nghĩa, và nét nghĩa đó lại được quy chiếu vào các sự vật tương ứng trong cuộc
sống. Thí dụ nói đến ‘tĩnh vật’ chúng ta nghĩ đến một loạt các đồ dùng hay cây trái
được đặt trong trạng thái yên tĩnh, nói đến ‘quỹ đạo’ chúng ta nghĩ đến tập hợp
những điểm tạo nên một con đường khép kín dành cho sự chuyển động của một
thực thể nào đó, hoặc nói đến ‘hoa mai’ chúng ta nghĩ đến loại hoa nhiều cánh, nở
vào mùa xuân, đẹp và mọi người thích thưởng thức… Như vậy, q trình đọc sách
thực chất cũng là một quá trình quan sát các sự vật và hiện tượng trong cuộc sống
thực mà chữ viết được quy ước tượng trưng thơng qua q trình tưởng tượng, liên
tưởng. Rồi cũng có khi sự liên tưởng nảy sinh khi bạn so sánh những vấn đề đã
được đọc trong sách này và sách khác, trong quan điểm của người này người khác,
cái giống và khác nhau, tại sao lại có giống và khác như vậy… Trí tưởng tượng
phong phú, suy nghĩ cặn kẽ, kết hợp với những động lực khám phá tìm tịi sẽ giúp
bạn hình thành năng lực sáng tạo, nghĩ ra cái mới, tìm ra cái mới và từ đó làm ra


cái mới. Khơng đọc sách, người ta khó có thể thực hiện được điều đó.


3. Đọc sách giúp rèn luyện năng lực ngôn ngữ:


Bạn thường viết sai chính tả và rất ngại viết vì sợ mọi người chọc. Bạn hay
viết những câu không đúng ngữ pháp tiếng Việt, hoặc những câu cụt, câu q
khơng đủ các thành phần chính. Cũng có thể bạn sử dụng những từ ngữ khơng hợp
với đối tượng bạn muốn đề cập. Hoặc bạn có vốn từ vựng q ít, khơng đủ để huy
động ra trình bày sáng tỏ một vấn đề. Thậm chí bạn khơng hiểu rất nhiều từ ngữ
trong tiếng Việt có nghĩa là gì vì bạn chưa hề nghe qua…


Việc đọc sách là biện pháp hữu hiệu nhất giúp bạn khắc phục những sai sót đó
trong việc sử dụng ngơn ngữ. Bạn đọc một cuốn sách văn chương thấy tác giả dùng
những từ ngữ rất hay để miêu tả bầu trời trong những trạng thái khác nhau. Bạn sẽ
thấy những câu văn bắt đầu bằng chủ ngữ hay vị ngữ, bắt đầu bằng động từ hoặc
tính từ mà vẫn đúng cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt. Bạn biết cách dùng những từ
ngữ chuyển tiếp ‘như vậy’, ‘đương nhiên’ một cách khéo léo uyển chuyển để diễn
đạt vấn đề. Bạn cũng sẽ bắt gặp những hình thức viết đúng của những từ ngữ mà
bạn phân vân lưỡng lự không biết viết thế nào…


Và chính q trình đọc sách lâu dài, sự tập trung và tinh ý sẽ giúp bạn hình
thành những kĩ năng ngơn ngữ đó.


4. Đọc sách giúp sống tốt trong xã hội và làm người:


Đọc sách và sống tốt là hai việc xem ra chẳng ăn nhập gì với nhau nhưng thực
chất có sự tác động qua lại rất lớn.


Ai cũng biết, người biết suy nghĩ phải trái, biết lý lẽ là những người khơng
sống tùy tiện. Mọi lời nói và việc làm của họ luôn hướng tới cái hay, cái đẹp;


hướng tới lợi ích bản thân trong mối quan hệ với lợi ích chung của những người
xung quanh. Cách sống đó là món trang sức quý giá nhất mà mỗi người tự trang bị
cho mình thơng qua học vấn, cụ thể là từ việc đọc sách.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

vật lý chúng ta hiểu biết về quy luật vận động của thế giới tự nhiên hơn, từ đó ứng
dụng vào cuộc sống. Đọc sách văn học để hình thành cảm xúc, thái độ hợp lý trước
mọi cảnh ngộ, cuộc đời; xây dựng đời sống hài hịa, nhân văn, có chiều sâu… Tóm
lại, sách đem đến cho con người một cuộc sống tốt đẹp, hòa hợp giữa bản thân với
cộng đồng, môi trường xung quanh, xã hội và cả nhân loại.


</div>

<!--links-->

×