Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VIETNAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.38 KB, 7 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE
VIETNAM
3.1. Nhận xét chung:
3.1.1. Nhận xét chung về công ty:
Deloitte Touche Tohmatsu là một trong những hãng kiểm toán và tư vấn
quốc tế hàng đầu. Với mạng lưới hoạt động của các hãng thành viên trên gần
150 quốc gia. Deloitte cung cấp các nguồn lực chuyên nghiệp để giúp khách
hàng phát triển vượt bậc.
Là thành viên của hãng Deloitte Touche Tohmatsu, Deloitte Vietnam cung
cấp các dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế, kết hợp giữa sự thông hiểu về môi
trường kinh doanh, luật pháp tại Việt Nam với thế mạnh và kinh nghiệm của
một hãng cung cấp dịch vụ đẳng cấp quốc tế để giúp khách hàng thành công
vượt bậc.
Việc chuyển đổi sở hữu và mô hình quản lý này tạo cho Deloitte Vietnam
có thêm những thuận lợi quan trọng, tăng cường năng lực cạnh tranh. Tăng khả
năng cạnh tranh bình đẳng với các Công ty kiểm toán nước ngoài mà trước đây
luôn bị hạn chế bởi sở hữu nhà nước trong khu vực dự án quốc tế, khu vực đầu
tư nước ngoài. Tăng khả năng phát triển nguồn nhân lực bao gồm thu hút nhân
viên tốt, giữ nhân viên giỏi, tuyển dụng thêm chuyên gia giỏi trong và ngoài
nước thông qua chính sách tiền lương mà trước đây luôn bị hạn chể bởi cơ chế
doanh nghiệp Nhà nước. Tăng cường tính độc lập, chủ động trong quản lý và
phát triển kinh doanh.
Deloitte Vietnam là một mô hình Công ty được các Hãng kiểm toán tư vấn
Quốc tế phát triển rộng rãi ở các nước trên thế giới nhằm phát huy hiệu quả hoạt
động của hãng toàn cầu tại từng thị trường cụ thể. Theo mô hình này, Deloitte
Vietnam là Công ty kiểm toán được sở hữu và quản lý bởi người Vietnam,
nhưng Công ty có nhiều chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực dịch vụ khác nhau,
ngành kinh tế khác nhau của Deloitte đến từ nhiều nước khác nhau đến Việt
Nam cùng làm việc, chịu trách nhiệm phát triển thị trường và đào tạo người Việt


Nam. Mô hình này được các tập đoàn kiểm toán hàng đầu thế giới áp dụng phát
triển rộng rãi ở tất cả các nước. Mô hình này sẽ tạo ra được thế mạnh của Công
ty, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững bởi sự kết hợp hài hòa yếu tố thông
hiểu luật pháp và văn hóa kinh doanh của người Việt Nam với các kiến thức và
kinh nghiệm quốc tế của các chuyên gia. Sự phát triển bền vững của mô hình
này thể hiện rõ ràng nhất thông quan việc đội ngũ lãnh đạo và nhân viên Việt
Nam được Deloitte đầu tư rất nhiều qua đào tạo một cách hệ thống và đầy đủ, cả
trong nước và ngoài nước, cả kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ năng quản lý và các kiến
thức quốc tế cập nhật trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tài chính. Ngoài ra,
Deloitte Vietnam còn nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật kiểm toán của Deloitte
quốc tế, đặc biệt phải kể đến phần mềm AS/2 đã tạo cho Deloitte sự khác biệt so
với các công ty kiểm toán khác.
3.1.2. Nhận xét về quy trình thực hiện kiểm toán Tài sản cố định trong
kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty:
3.1.2.1. Ưu điểm:
Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu về công tác kiểm toán khoản mục tài sản
cố định tại hai công ty khách hàng của Deloitte Vietnam nhân thấy rằng công ty
luôn tuân thủ theo quy trình kiểm toán chuẩn của Deloitte quốc tế mà cụ thể ở
đây là phần mềm AS/2. Các chuẩn mực kiểm toán được áp dụng và tuân thủ đầy
đủ. Việc tiến hành kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại Công ty ABC và
Công ty XYZ được tuân thủ theo quy trình chuẩn về kiểm toán TSCĐ mà phầm
mềm AS/2 đưa ra. Hồ sơ kiểm toán được trình bày khoa học giúp cho người đọc
dễ dàng tìm hiểu nghiên cứu. Thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ đều do
những KTV có trình độ nghiệp cụ tương xứng thực hiện, trưởng nhóm kiểm
toán là người có kinh nghiệm kiểm toán dầy dặn. Việc bố trí nhóm kiểm toán rất
hợp lý, tại Công ty ABC và Công ty XYZ, đội ngũ KTV là những người có kinh
nghiệm kiểm toán trong các ngành thuộc lĩnh vực sản xuất mà cụ thể là sản xuất
thép và xi măng.
Một ưu điểm lớn khi thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ là việc KTV
đã tiến hành kiểm tra định hướng trước khi kiểm tra chi tiết. Điều này giúp các

KTV xác định được mục tiêu nào là trọng tâm phải tiến hành kiểm tra chi tiết
toàn bộ, đối với phần nào chỉ tiến hành kiểm tra chọn mẫu. Từ việc phân tích sơ
bộ Báo cáo tài chính của khách hàng, KTV cũng xác định được những khoản
nào bất thường để tập trung kiểm tra. Mức trọng yếu cũng được xác định rõ
ràng cho từng khoản mục giúp cho KTV có thể giảm bớt rủi ro kiểm toán bằng
cách tập trung kiểm tra vào những khoản mục trọng yếu.
Tất cả các công việc được giao tại cuộc kiểm toán cho hai công ty khách
hàng đều hoàn thành đúng kế hoạch. Các giấy tờ làm việc của KTV được trình
bày hợp lý theo hồ sơ kiểm toán AS/2. Các KTV sử dụng phần mềm kiểm toán
AS/2 rất thành thạo, hiệu quả công việc cao, thời gian làm việc được tận dụng
triệt để. Bằng chứng kiểm toán thu được có độ tin cậy cao. Kết quả kiểm toán
khoản mục tài sản cố định nói riêng và Báo cáo tài chính nói chung cho hai
công ty ABC và XYZ phản ánh trung thực hợp lý thông tin khách hàng trình
bày.
Công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán cũng được triển khai cơ bản, tuân
thủ theo quy định chung của ngành kiểm toán nói riêng và quy định của công ty
nói riêng. Kết thúc một ngày làm việc, nhóm kiểm toán đã họp lại để tổng kết
những công việc đã làm được và những gì còn tồn tại đồng thời lên kế hoạch
cho ngày kiểm toán tiếp theo.
3.1.2.2. Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm đã nói ở trên, công tác thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng và kiểm
toán Báo cáo tài chính nói chung ở Deloitte Vietnam còn tồn tại một số những hạn chế nhất định. Đặc biệt là
trong điều kiện thực tế hiện nay đòi hỏi cao ở chất lượng kiểm toán.
Tại hai công ty khách hàng ABC và XYZ là hai công ty sản xuất nên tài sản cố định chiếm một tỷ trọng
lớn trong tổng tài sản. Việc đánh giá chính xác giá trị còn lại của các TSCĐ là rất quan trọng. Công việc này đòi
hỏi KTV phải có kiến thức sâu sắc bản chất của các tài sản cố định để kiểm tra. Trong thời kỳ khoa học kỹ thuật
phát triển hiện đại như ngày nay, để nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp đều
không ngừng cải tiến kỹ thuật, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất. Do đó, tài sản cố
định tại những doanh nghiệp này thường xuyên có sự biến động, đối với những tài sản là các máy móc thiết bị
hiện đại KTV sẽ khó xác định được giá trị chính xác của nó. Trên thực tế, các KTV chỉ có thể nắm chắc được

các kiến thức về nghiệp vụ, còn đối với các máy móc thiết bị không thuộc về chuyên môn nên việc đánh giá
chúng sẽ thiếu chính xác và trở thành một khó khăn đối với các KTV.
Tồn tại thứ hai khi tiến hành kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại Deloitte Vietnam là việc đánh giá hệ
thống kiểm soát nội bộ tại công ty khách hàng chưa được triệt để. Mặc dù có tiến hành đánh giá hệ thống kiểm
soát nội bộ của công ty khách hàng nhưng việc đánh giá kiểm soát đối với từng khoản mục chưa được các KTV
tìm hiểu kỹ, cụ thể ở đây là việc đánh giá hệ thống kiểm soát đối với khoản mục TSCĐ. Việc tiến hành đánh giá
này có ý nghĩa rất quan trọng, thông qua việc đánh giá KTV có thể quyết định xem có thể giảm bớt các thủ tục
kiểm tra chi tiết từ dó giảm thời gian cũng như chi phí cuộc kiểm toán hay tăng các thủ tục kiểm tra chi tiết
nhằm giảm bớt rủi ro kiểm toán. Thực tế, trong quá trình kiểm toán khoản mục TSCĐ, việc đánh giá hệ thống
kiểm soát mới chỉ được thực hiện một cách đơn giản, chưa khai thác hết được lợi ích của công việc này. Tại hai
công ty khách hàng do số lượng TSCĐ lớn nên KTV cũng không tham gia kiểm kế thực tế cuối năm. Đối với
các cuộc kiểm toán nói chung, việc tiến hành quan sát vật chất tài sản cố định để đánh giá hiện trạng, tình hình
hoạt động của TSCĐ cũng không được tiến hành thường xuyên. Công việc đánh giá phần lớn chỉ dừng lại ở việc
phỏng vấn những cá nhân liên quan do đó kết quả thu được không đảm bảo tính khách quan.
Một tồn tại nữa cần được đề cập đến là việc áp dụng thủ tục phân tích được Deloitte Vietnam thực hiện
chưa triệt để. Mặc dù thủ tục phân tích đã được thực hiện bằng cách so sánh số liệu giữa các nắm, tính ra các tỷ
suất tài chính nhưng việc đi sâu phân tích lại chưa được thực hiện nhiều, đặc biệt là với các tỷ suất tài chính.
Hiệu quả của việc áp dụng thủ tục phân tích chưa cao. Việc áp dụng thủ tục phân tích mới chỉ dừng lại ở việc so
sánh số liệu của năm nay với năm trước kết hợp với phân tích một số tỷ suất tài chính. Qua thực tiễn kiểm toán
tài sản cố định tại hai công ty khách hàng, thủ tục phân tích chủ yếu được thực hiện trong giai đoạn đầu của
cuộc kiểm toán nhằm phát hiện những biến động bất thường từ đó hướng các thủ tục kiểm tra chi tiết vào những
khoản mục đó. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, thủ tục phân tích được áp dụng chưa nhiều.
Trên đây là một số những mặt còn tồn tại mà em đưa ra trong quá trình nghiên cứu quy trình kiểm toán
tài sản cố định tại Deloitte Vietnam. Từ những nhìn nhận này em xin được đưa ra một số những phương hướng
được trình bày ở phần tiếp theo để khắc phục những tồn tại trên nhằm hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán khoản
mục tài sản cố định tại Deloitte Vietnam.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán Tài sản cố
định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty:
* Sử dụng ý kiến chuyên gia:
Như đã nêu ở trên, việc đánh giá tài sản cố định đối với các KTV là khó khăn, độ chính xác không cao.

Đề xuất giải quyết cho vấn đề này là thuê chuyên gia. Để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán thì việc sử dụng ý
kiến chuyên gia trong những trường hợp này là rất cần thiết. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, tìm hiểu
về khách hàng, KTV cần đánh giá tính phức tạp của tài sản cố định để cân nhắc việc sử dụng ý kiến của chuyên
gia bên ngoài. Sử dụng ý kiến đánh giá của chuyên gia bên ngoài là một loại bằng chứng đặc biệt trong kiểm
toán khoản mục tài sản cố định giúp cho KTV đưa ra ý kiến đánh giá chính xác hơn về số liệu kiểm toán.
Khi mời các chuyên gia thì cần xem xét tới trình độ cũng như sự khách quan của các chuyên gia và giá
phí của việc sử dụng ý kiến này nhằm đảm bảo chất lượng của các ý kiến đánh giá cũng như chi phí kiểm toán
được hợp lý.
* Đánh giá hệ thống kiểm soát tài sản cố định tại công ty khách hàng:
Việc tiến hành đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát với TSCĐ nói riêng tại công ty
khách hàng cần được tiến hành chặt chẽ hơn. KTV cần tiến hành kết hợp giữa hình thức phỏng vấn khách hàng
và quan sát thực tế một cách hiệu quả. Dưới đây em xin được đề xuất ý kiến cho một số công việc mà KTV nên
tiến hành:
 Đối với các khách hàng quen thuộc, KTV nên dựa vào những nguồn thông tin quan trọng từ những năm trước
được lưu trong hồ sơ kiểm toán. Đối với những khách hàng mới, KTV nên tham khảo kinh nghiệm của những
KTV đã từng kiểm toán tại đây. Đây là nguồn thông tin quan trọng giúp KTV thu thập được những bằng chứng
về hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ tại khách hàng. KTV cần thiết lập một bảng những câu hỏi liên quan
đến quản lý TSCĐ và yêu cầu những người có trách nhiệm trả lời.
 KTV cần tìm hiểu rõ quy trình luân chuyển chứng từ TSCĐ, việc kiểm tra và theo dõi những tài sản mới được
mua về ra sao. Nhận xét về tính hợp lý chung trong khâu quản lý TSCĐ, nhận định về tính chính xác của thông
tin qua điều tra phỏng vấn.
 KTV cần lập một sơ đồ miêu tả quy trình kiểm soát TSCĐ tại công ty khách hàng. Dựa trên sơ đồ cần chỉ ra
những điểm được và những điểm còn yếu kém, chưa chặt chẽ.
 Hiện nay, việc kiểm tra về mặt vật chất đã được các KTV thực hiện nhưng chưa phổ biến. Thông qua quan sát
vật chất TSCĐ, KTV sẽ kết luận được rằng TSCĐ đang sử dụng tại công ty có bị lạc hậu, xuống cấp không.
Hoạt động của máy móc có được vận hành tốt theo công suất, tiêu chuẩn không, qua đó đánh giá được hiệu quả
của việc sử dụng tài sản cố định.
* Hoàn thiện thủ tục phân tích:
Để quy trình phân tích có hiệu quả, KTV nên kết hợp với khả năng xét đoán nghề nghiệp để phân tích sự
biến động các khoản mục, xác định nguyên nhân của những biến động và sự kiện phát sinh bất thường. KTV

cần phân tích kết hợp với số liệu chung toàn ngành, so sánh số liệu của khách hàng với các đơn vị khác trong
ngành. Việc tính ra các tỷ suất tài chính đã được các kiểm toán viên thực hiện nhưng chưa đi sâu vào phân tích.
KTV có thể tiến hành phân tích tìm hiểu nguyên nhân cho sự tăng lên hay giảm xuống của một số tỷ suất. So
sánh giá trị của các tỷ suất với tỷ suất bình quân trong toàn ngành. Ví dụ như tỷ suất đầu tư.
Tỷ suất đầu tư =
TSCĐ và đầu tư dài hạn
Tổng tài sản
Tỷ suất này đối với mỗi ngành kinh doanh sẽ có một giá trị hợp lý khác nhau: đối với ngành chế biến
thực phẩm vào khoảng 0,1 – 0,3, ngành công nghiệp luyện kim là 0,7, ngành khai thác dầu khí là 0,9.
Như đã trình bày ở trên, thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục TSCĐ được KTV tiến hành chủ
yếu ở giai đoạn lập kế hoạch, ở hai giai đoạn sau của cuộc kiểm toán được thực hiện không nhiều. Trong giai
đoạn thực hiện kiểm toán, KTV có thể áp dụng thủ tục phân tích bằng cách dự đoán số dư tài khoản liên quan

×