Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề khảo sát học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 11 trường THPT Lê Lợi năm học 2019 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.72 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

- Chia sẻ tài liệu, đề thi miễn phí.



<b>SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II </b>
<b>TRƯỜNG THPT LÊ LỢI </b> <b> </b> <b>NĂM HỌC: 2019 -2020 </b>


<b>Môn thi: NGỮ VĂN 11 </b>


<b> </b> <b> (Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) </b>
(Đề thi gồm 01 trang)


Họ và tên thí sinh: ... SBD:...Mã đề:...
<b> </b>


<i><b>I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 điểm) </b></i>


Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
<i>Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói </i>
<i>Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ </i>
<i>Ơi tiếng Việt như bùn và như lụa </i>
<i>Óng tre ngà và mềm mại như tơ. </i>


<i> (Trích Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ, </i>
<i>Dẫn theo Thơ Việt Nam 1945-1985, NXB Giáo Dục 1985) </i>
<b>Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? </b>


<i><b>Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong hai câu thơ: “ Ôi </b></i>
<i>tiếng Việt như bùn và như lụa / Óng tre ngà và mềm mại như tơ”. </i>


<b>Câu 3. Tác giả đã thể hiện tình cảm gì đối với tiếng Việt ở đoạn thơ trên? </b>


<b>Câu 4. Viết đoạn văn khoảng (8 – 10 dòng) trình bày suy nghĩ của anh /chị về trách nhiệm giữ </b>


gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ hiện nay.


<i><b>II. PHẦN LÀM VĂN (6 điểm) </b></i>


<i>Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Từ ấy của Tố Hữu </i>
<i>Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ </i>
<i>Mặt trời chân lí chói qua tim </i>
<i>Hồn tơi là một vườn hoa lá </i>


<i>Rất đậm hương và rộn tiếng chim… </i>
<i>Tơi buộc lịng tơi với mọi người </i>
<i>Để tình trang trải với trăm nơi </i>
<i>Để hồn tôi với bao hồn khổ </i>


<i>Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. </i>
<i>Tôi đã là con của vạn nhà </i>


<i>Là em của vạn kiếp phôi pha </i>
<i>Là anh của vạn đầu em nhỏ </i>
<i>Không áo cơm, cù bất cù bơ … </i>


Tháng 7 – 1938
<b>---Hết--- </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Chia sẻ tài liệu, đề thi miễn phí.



<b>SỞ GD & ĐT QUẢNG TRI HƯỚNG DẪN CHÁM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II </b>
<b>TRƯỜNG THPT LÊ LỢI </b> <b> </b> <b>NĂM HỌC: 2019 -2020 </b>


<b>Môn: NGỮ VĂN 11 </b>


<b> </b> <b> </b>


(Hướng dẫn gồm 03 trang)


<b>Phần Câu </b> <b>Nội dung </b> <b>Điểm </b>


<b>I </b> <b>ĐỌC HIỂU </b> <b>4.0 </b>


<b>1 </b> Đoạn thơ được viết theo thể thơ tám chữ. 0.5


<b>2 </b> <i> - Biện pháp tu từ chủ yếu: so sánh (tiếng Việt như: bùn, lụa, óng tre </i>
<i>ngà, tơ). (Nếu HS trả lời so sánh nhưng không chỉ rõ được đối tượng </i>
<b>so sánh thì cho 0,25). </b>


0.5


- Tác dụng: làm rõ vẻ đẹp phong phú của tiếng Việt: mộc mạc, chân
chất, khỏe khoắn, cứng cỏi nhưng cũng mềm mại, dịu dàng, mượt mà,
tinh tế ...


0.5
Tình cảm của tác giả đối với tiếng Việt: tình yêu tiếng Việt tha thiết.


(Hs có thể trả lời khác nhưng phù hợp cũng cho điểm tối đa. Chẳng
<i>hạn: niềm tự hào, sự trân trọng ...) </i>


0.5


<b>4 </b>



<b>Viết đoạn văn khoảng (8 – 10 dịng) trình bày suy nghĩ của anh </b>
<b>/chị về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ </b>
<b>hiện nay. </b>


2.0
<b>a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn </b>


0,25
<b>b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: trách nhiệm giữ gìn sự trong </b>


<b>sáng của tiếng Việt ở giới trẻ hiện nay. </b> 0,25
<b>c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh vận dụng tốt các thao tác </b>


lập luận để làm rõ vấn đề nghị luận. Có thể theo định hướng sau:


- Tiếng Việt có vẻ đẹp riêng, là tài sản vô cùng quý giá của người Việt
Nam.


- Mỗi người cần có ý thức giữ gìn và phát triển tiếng Việt. Nhất là
trong thời điểm hiện nay, một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ sử
dụng tiếng Việt không đúng cách, làm giảm đi sự trong sáng của tiếng
Việt.


- Mỗi người cần có ý thức dùng đúng, dùng hay trong nói và viết để
góp phần làm cho tiếng Việt ngày càng giàu đẹp.


1,0


<b>d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, </b>



ngữ pháp tiếng Việt. 0,25


<b>e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về </b>


vấn đề nghị luận. 0,25


<b>II </b> <b>2 </b> <b>LÀM VĂN </b> <b><sub>6,0 </sub></b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Chia sẻ tài liệu, đề thi miễn phí.



<b>1.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận </b>


Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân
<b>bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. </b>


0,25
<b>2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận </b>


<b>Vẻ đẹp tâm hồn, lí tưởng sống của người chiến sĩ trẻ tuổi. </b> 0.5
<b>3. Triển khai vấn đề nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận; </b>


kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận, có
<b>thể theo định hướng sau. </b>


<i><b>a. Giới thiệu khái quát về Tố Hữu, và bài thơ Từ ấy </b></i>


- Tố Hữu: lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Namhiện đại.


<i> - Từ ấy: sáng tác 1938, đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời của nhà </i>
thơ khi ông được đứng trong hàng ngũ của Đảng.



- Bài thơ thuộc phần “Máu lửa” của tập thơ “Từ ấy”. Thể hiện
<b>vẻ đẹp tâm hồn, lí tưởng sống của người chiến sĩ trẻ tuổi. </b>


0.5


<b>b. Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng </b>


<i>- Hai câu đầu: Kể về từ ấy: mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan </i>
trọng trong đời cách mạng và đời thơ Tố Hữu - khi nhà thơ giác ngộ lí
<i>tưởng cách mạng (chú ý động từ bừng, chói; những hình ảnh ẩn dụ </i>
<i>nắng hạ, mặt trời chân lí đã nhấn mạnh: ánh sáng của lí tưởng như </i>
một nguồn sáng mới, rực rỡ làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ, mở ra
trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và
tình cảm.


- Hai câu sau: cụ thể hóa ý nghĩa, tác động của ánh sáng lí tưởng. Liên
tưởng, so sánh: “Hồn tơi là một vườn hoa lá -Rất đậm hương và rộn
tiếng chim”- Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây hoa lá
đón ánh nắng mặt trời


Lí tưởng cộng sản đã khơi dậy vẻ đẹp và sức sống mới của tâm hồn,
<b>đồng thời đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ. </b>


1,0


<b>c. Khổ hai: Những nhận thức mới về lẽ sống. </b>


<i>- Ý thức tự nguyện và quyết tâm vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân </i>
<i>để sống chan hòa với mọi người, với cái ta chung (chú ý từ buộc, trang </i>


<i>trải, trăm nơi) để thực hiện lí tưởng giải phóng giai cấp, dân tộc. Từ </i>
đó, khẳng định mối liên hệ sâu sắc với quần chúng nhân dân; thấy
<i>được sức mạnh của tình hữu ái giai cấp, của sự đồn kết (chú ý hồn tôi </i>
<i>- với bao hồn khổ, gần gũi, mạnh khối đời). </i>


->Nhà thơ đã đặt mình giữa dịng đời và trong mơi trường rộng lớn của
quần chúng lao khổ, tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ
bằng nhận thức mà cịn bằng tình cảm mến u, bằng sự giao cảm của
những trái tim.


1,0


<b>d. Khổ ba: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu </b>


- Từ những nhận thức sâu sắc về lẽ sống mới, tự xác định mình là
thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ. Khẳng định tình cảm
<i>gia đình đầm ấm, thân thiết đối với tất cả mọi người (Chú ý điệp từ là; </i>
<i>đại từ con, anh, em, số từ ước lệ vạn dùng để nhấn mạnh, khẳng định </i>
tình cảm ruột thịt, tình cảm gia đình).


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Chia sẻ tài liệu, đề thi miễn phí.



- Tấm lịng đồng cảm, xót thương, chân thành đối với những người lao
<i>khổ, bất hạnh: kiếp phôi pha, không áo cơm cù bất, cù bơ từ đó thấy </i>
được sự căm giận những bất công, ngang trái của nhà thơ đối với cuộc
đời cũ.


<i>-> Từ ấy đã thay đổi hoàn toàn nhận thức về lẽ sống và tình cảm của </i>
nhà thơ.



<b>e. Đánh giá: </b>


Với những hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng; ngôn ngữ gợi
<i>cảm, giàu nhạc điệu; giọng thơ sảng khoái, nhịp điệu thơ hăm hở... Từ </i>
<i>ấy đã chuyển tải thành công tuyên ngôn về lẽ sống của một chiến sĩ </i>
cách mạng, cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của một nhà thơ cách mạng
<b>–Tố Hữu </b>


1,0


<b>4. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới lạ, thể hiện năng lực cảm thụ văn </b>


<b>chương sâu sắc. </b> 0.5


<b>5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo đúng quy tắc. </b> 0.25
<b>ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II </b> <b>10,00 </b>
<b>* Lưu ý: </b>


</div>

<!--links-->

×