Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đề thi chọn học sinh giỏi môn địa lý lớp 10 năm 2013 sở GDĐT vĩnh phúc phần 2 | Lớp 10, Địa lý - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.98 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC</b>
<b>ĐỀ ĐỀ XUẤT</b>


<b>KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014</b>
<b>ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ </b>


<b>(Dành cho học sinh THPT Chuyên) </b>


<i>Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề</i>
<i><b>Câu 1 (2,0 điểm).</b></i>


Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. Giải thích nguyên nhân chủ
yếu gây mưa ở nước ta?


<i><b>Câu 2 (1,5 điểm).</b></i>


Quần cư là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư
thành thị.


<i><b>Câu 3 (2,5 điểm).</b></i>


1. Tại sao ngành thuỷ sản trên thế giới ngày càng phát triển? Trình bày tình
hình ni trồng thuỷ sản trên thế giới.


2. Vì sao cây công nghiệp thường được trồng tập trung theo từng vùng? Dựa
vào Atlat Địa lí Việt Nam cho ví dụ ở nước ta.


<i><b>Câu 4 (1,5 điểm).</b></i>


“Nhiệt độ nước ta cao và có sự phân hố”.



Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh nhận
định trên và giải thích ngun nhân tạo nên đặc điểm đó.


<i><b>Câu 5 (2,5 điểm).</b></i>
Cho bảng số liệu:


Sự biến động diện tích rừng ở nước ta giai đoạn 1943 - 2005


<b>Năm</b> <b>Diện tích rừng</b>


<b>(triệu ha)</b>


<b>Độ che phủ</b>
<b>rừng (%)</b>
<b>Tổng diện tích Rừng tự nhiên</b> <b>Rừng trồng</b>


1943 14,3 14,3 0 43,0


1983 7,2 6,8 0,4 22,0


1995 9,3 8,3 1,0 28,9


2005 12,7 10,2 2,5 38,0


1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che
phủ rừng ở nước ta giai đoạn 1943 – 2005.


2. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và giải thích sự biến động
diện tích rừng ở nước ta.





<i>---Hết---Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.</i>
<i>Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC</b> <b>KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014 </b>


<b>HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ</b>
<b>(Dành cho học sinh THPT Chuyên)</b>


<b>Câu</b> <b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<b>Câu 1</b>
<b>(2,0</b>
<b>điểm)</b>


<b>Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. Giải thích </b>


<b>nguyên nhân chủ yếu gây mưa ở nước ta?</b> <b>2,0</b>


<i><b>a) Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.</b></i> <b>1,25</b>
<i>- Khí áp:</i>


+ Khu khí áp thấp hút gió và đẩy khơng khí ẩm lên cao sinh ra
mây, mây gặp nhiệt độ thấp ngưng thành giọt sinh ra mưa. Các
vùng áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên Trái Đất.
+ Khu khí áp cao khơng khí ẩm khơng bốc lên được, lại có gió
thổi đi, khơng có gió thổi đến nên mưa rất ít hoặc khơng có mưa.


0,25



<i>- Frơng:</i>


Sự xáo trộn giữa khối khơng khí nóng và lạnh dẫn đến nhiễu
loạn khơng khí và sinh ra mưa. Vùng có frơng, dải hội tụ nhiệt
đới đi qua thường mưa nhiều.


0,25
<i>- Gió:</i>


+ Những vùng sâu trong lục địa, nếu khơng có gió từ đại dương
thổi vào thì mưa ít.


+ Miền có gió mậu dịch mưa ít vì đây chủ yếu là gió khơ, miền
có gió mùa có mưa lớn vì gió mùa mùa hạ thổi từ đại dương vào.


0,25


<i>- Dịng biển:</i>


Cùng nằm ven bờ đại dương, nơi có dịng biển nóng đi qua
thường có mưa nhiều, nơi có dịng biển lạnh đi qua thì mưa ít.


0,25
<i>- Địa hình:</i>


+ Cùng sườn núi, càng lên cao càng mưa nhiều, nhưng đến một
độ cao nào đó độ ẩm khơng khí giảm sẽ khơng cịn mưa.


+ Cùng một dãy núi sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió


thường mưa ít.


0,25


<i><b>b) Giải thích ngun nhân chủ yếu gây mưa ở nước ta:</b></i> <b>0,75</b>
<i>- Mưa do địa hình: </i>


+ Cùng một dãy núi càng lên cao lượng mưa tăng, tới một độ cao
nhất định độ ẩm khơng khí giảm sẽ khơng có mưa.


+ Vùng đón gió mưa nhiều, khuất gió mưa ít, hướng địa hình
song song với hướng gió lượng mưa thấp.


0,25
<i>- Mưa do hồn lưu:</i>


+ Do nằm trong khu vực Đơng Nam Á gió mùa nên nước ta có
sự hoạt động điển hình của gió mùa. Gió mùa Tây Nam là
nguyên nhân gây mưa chính cho Nam Bộ và Tây Ngun, gió
mùa Đông Bắc đi qua biển gây mưa đáng kể cho các địa phương


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

vùng ven biển Trung Trung Bộ.


+ Do giông, bão, dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp nhiệt đới,… gây


mưa lớn ở nhiều nơi, nhất là Duyên hải miền Trung. 0,25
<b>Câu 2</b>


<b>(1,5</b>
<b>điểm)</b>



<b>Quần cư là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa quần cư nông</b>


<b>thôn và quần cư thành thị.</b> <b>1,5</b>


<i><b>a) Quần cư:</b></i>


Là hình thức thể hiện cụ thể của việc phân bố dân cư trên bề mặt
Trái Đất, bao gồm mạng lưới các điểm dân cư tồn tại trên một
lãnh thổ nhất định.


0,5


<i><b>b) Phân biệt sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư</b></i>
<i><b>thành thị.</b></i>


<b>Loại</b>


<b>hình</b> <b>Quần cư nơng thơn</b> <b>Quần cư thành thị</b>
Đặc


điểm


- Xuất hiện sớm, phân
tán trong không gian.


- Hoạt động nông nghiệp
là chủ yếu.


- Phát triển từ các điểm dân


cư nông thôn.


- Tập trung dân cư với mật
độ cao.


- Hoạt động phi nông
nghiệp là chủ yếu.
Chức


năng


- Nông nghiệp (trồng
trọt, chăn nuôi, nghề
rừng).


- Phi nông nghiệp (tiểu,
thủ công nghiệp).


- Hỗn hợp (nông nghiệp
+ tiểu, thủ công nghiệp).


- Công nghiệp.


- Du lịch, dịch vụ, đầu mối
giao thơng.


- Trung tâm kinh tế, hành
chính – chính trị, văn hóa,
thương mại – dịch vụ.



0,5


0,5


<b>Câu 3</b>
<b>(2,5</b>
<b>điểm)</b>


<b>1. Tại sao ngành thuỷ sản trên thế giới ngày càng phát triển?</b>


<b>Trình bày tình hình ni trồng thuỷ sản trên thế giới.</b> <b>1,75</b>


<i><b>a) Ngành thuỷ sản trên thế giới ngày càng phát triển vì:</b></i>


- Nó là ngành cung cấp đạm động vật bổ dưỡng cho con người
nhất là các nguyên tố vi lượng rất dễ hấp thụ, có lợi cho sức
khoẻ.


0,25
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm. 0,25


- Là mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước. 0,25


- Giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người dân nhất là các


nước đang phát triển. 0,25


<i><b>b) Trình bày tình hình ni trồng thuỷ sản trên thế giới.</b></i>


- Ni trồng thuỷ sản đang ngày càng phát triển và có vị trí đáng


kể, sản lượng thuỷ sản ni trồng của thế giới trong vòng 10 năm
gần đây tăng 3 lần, đạt 35 triệu tấn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Nhiều lồi có giá trị kinh tế, thực phẩm cao cấp và đặc sản như:


tôm, cua, cá, đồi mồi, ngọc trai,… 0,25


- Các nước có ngành ni trồng phát triển là Trung Quốc, Nhật


Bản, Pháp, Hoa Kì,… 0,25


<b>2. Vì sao cây cơng nghiệp thường được trồng tập trung theo</b>
<b>từng vùng? Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam cho ví dụ ở nước</b>
<b>ta.</b>


<b>0,75</b>


<i><b>a) Cây công nghiệp thuờng được trồng tập trung do:</b></i>


- Sản phẩm dùng chủ yếu làm nguyên liệu cho các ngành công


nghiệp. 0,25


- Phần lớn cây công nghiệp là cây ưa nhiệt, ẩm, địi hỏi đất thích
hợp với biên độ sinh thái hẹp, cần nhiều lao động, vốn đầu tư khá
lớn, lâu thu hồi vốn nên thường được trồng ở những nơi có điều
kiện thuận lợi nhất để tạo nên các vùng chuyên canh qui mô lớn
mang lại hiệu quả kinh tế cao.


0,25



<i><b>b) Ví dụ:</b></i>


Ở nước ta cây công nghiệp được trồng tập trung ở 3 vùng
chuyên canh: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi
Bắc Bộ (d/c)


0,25
<b>Câu 4</b>


<b>(1,5</b>
<b>điểm)</b>


<b>“Nhiệt độ nước ta cao và có sự phân hố”.</b>


<b>Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy</b>
<b>chứng minh nhận định trên và giải thích nguyên nhân tạo</b>
<b>nên đặc điểm đó.</b>


<b>1,5</b>
<i><b>- Nhiệt độ nước ta mang tính nhiệt đới: nhiệt độ trung bình năm</b></i>


hầu hết trên 20o<sub>C (trừ vùng núi cao), số giờ nắng từ 1400 đến</sub>


3000 giờ/năm.


0,25


Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên nhận được lượng
bức xạ Mặt trời lớn và mọi nơi đều có 2 lần Mặt trời lên thiên


đỉnh.


0,25
<i><b>- Nhiệt độ có sự phân hố:</b></i>


+ Phân hố bắc – nam: miền Nam có nền nhiệt cao hơn miền Bắc
(miền Nam trên 24o<sub>C còn miền Bắc trên 20</sub>o<sub>C) do miền Nam</sub>


nằm gần Xích Đạo hơn miền Bắc nên nhận được lượng nhiệt lớn
hơn.


0,25


+ Phân hoá theo mùa: đặc biệt ở miền Bắc, nhiệt độ trung bình
tháng I thấp hơn nhiều tháng VII (tháng I khoảng từ 14 - 18o<sub>C,</sub>


tháng VII từ 24 - 28o<sub>C, thậm trí trên 28</sub>o<sub>C) do tháng I miền Bắc</sub>


chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc (mùa đơng) cịn tháng
VII là mùa hè.


0,25


+ Phân hoá theo độ cao: Một số khu vực có nền nhiệt thấp hơn
hẳn những vùng xung quanh như vùng núi Hoàng Liên Sơn, khối
núi Kon Tum, cực Nam Trung Bộ,... do độ cao địa hình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

+ Phân hố đơng - tây: thể hiện rõ ở tháng VII, phía Đơng trên
28o<sub>C, phía Tây thấp hơn (khoảng 24 - 28</sub>o<sub>C) do dãy núi Trường</sub>



Sơn chắn gió mùa Tây Nam (Phía Đơng hiệu ứng fơn)


0,25


<b>Câu 5</b>
<b>(2,5</b>
<b>điểm)</b>


<i><b>1. Vẽ biểu đồ: </b></i> <b>1,5</b>


Biểu đồ kết hợp: cột chồng và đường biểu diễn.


<i><b> Vẽ biểu đồ khác không cho điểm.</b></i>


<i><b>Yêu cầu: vẽ chính xác, khoa học, sạch đẹp; ghi đầy đủ: tên biểu </b></i>


đồ, ký hiệu, chú giải, số liệu, đơn vị, năm.
<b> Nếu thiếu, sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm.</b>


1,5


<b>2. Nhận xét và giải thích sự biến động diện tích rừng ở nước </b>


<b>ta:</b> <b>1,0</b>


Nhìn chung diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta biến động
qua các giai đoạn:


- Giai đoạn 1943 – 1983: Diện tích rừng và độ che phủ rừng bị
suy giảm nghiêm trọng (dẫn chứng).



Nguyên nhân: do chiến tranh, chặt phá rừng trái phép, cháy
rừng,…


0,25


- Giai đoạn 1983 – 2005: Diện tích rừng và độ che phủ rừng tăng
lên (dẫn chứng).


Nguyên nhân do: Công tác trồng, bảo vệ rừng,… được đẩy
mạnh.


0,25
- Diện tích rừng trồng tăng liên tục (dẫn chứng).


Nguyên nhân là do nước ta đẩy mạnh việc trồng rừng, phủ
xanh đất trống đồi núi trọc.


0,25
- Diện tích rừng tự nhiên ln lớn hơn diện tích rừng trồng (dẫn


chứng).


Nguyên nhân là do việc trồng rừng mới được chú trọng trong
thời gian gần đây.


0,25


</div>

<!--links-->

×