THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊNCƠ ĐIỆN
TRẦN PHÚ
I. Giới thiệu tổng hợp về Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ
Điện Trần Phú.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày nay trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất cái gì với
số lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào và tiêu thụ ở đâu đều do khách hàng và
nhu cầu thị trường quyết định. Các doanh nhiệp phải cạnh tranh quyết liệt để giành lấy
thị phần, tự hạch toán lỗ- lãi và tự lo từ khâu đầu tiên của quá trình sản xuất là khâu
thu mua nguyên vật liệu đến khâu tiêu thụ sản phẩm.
Là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Xây Dựng- Thành phố Hà Nội,
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ Điện Trần Phú có trụ sở chính đóng tại:
Số 41- Phương Liệt- Thanh Xuân- Hà Nội.
Công ty được thành lập trên cơ sở sát nhập hai đơn vị trước đây là: Xí nghiệp Cơ
khí Trần Phú và Xí nghiệp Cơ khí Xây Dựng theo quyết định số 4018/TCCB ngày
22/09/1985 của UBND Thành phố Hà Nội. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty hiện nay là
sản xuất kinh doanh các loại dây và cáp điện. Bao gồm:
- Dây điện ruột đồng, dây điện ruột nhôm,
- Dây trần, dây bọc thuộc các kích cỡ, dây Êmay, cáp động lực
- Các thiết bị phụ tùng, phụ kiện phục vụ cho ngành điện như: xà, cột, ty, sứ,
cầu dao, tủ điện, ống đồng thanh cái.
Quá trình xây dựng và phát triển của Công ty chia thành 4 giai đoạn sau:
• Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1989:
Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Cơ Điện Trần Phú được thành lập trên cơ
sở sát nhập hai đơn vị là Xí nghiệp Cơ khí Trần Phú và Xí nghiệp Cơ khí Xây Dựng.
Thời kỳ đầu công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn như: cơ sở vật chất còn nghèo nàn,
nhà xưởng cũ nát, máy móc thiết bị lạc hậu, trình độ tổ chức điều hành yếu kém, kỷ
luật lao động lỏng lẻo và số vốn ban đầu còn hạn chế: Tổng vốn pháp định là:
2.500.000.000 VNĐ, trong đó:
- Vốn cố định: 1.397.000.000 VNĐ,
- Nguyên vật liệu: 1.204.000.000 VNĐ.
Nhiệm vụ đặt ra cho công ty thời kỳ này là phải tổ chức lại bộ máy quản lý, ổn
định đời sống cho gần 500 cán bộ công nhân viên, đồng thời phải xây dựng thêm cơ sở
vật chất để nhanh chóng bước vào sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng khó tính của
thị trường. Với sự cố gắng vượt bậc, Công ty đã từng bước tháo gỡ khó khăn và chứng
tỏ được khả năng, tiềm lực phát triển của mình. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
ngày càng hoàn thiện, lực lượng lao động gián tiếp giảm từ 18% xuống còn 10% so
với trước đây, đời sống của cán bộ công nhân viên cũng từng bước được cải thiện. Sản
phẩm chủ yếu của Công ty thời kỳ này là các thiết bị phụ tùng cơ khí phục vụ cho
ngành xây dựng.
• Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1994:
Mục tiêu của Công ty trong thời gian này là sản xuất tạo dựng cơ sở vật chất, cải
thiện đời sống người lao động và hoàn thiện thêm công nghệ. Ở giai đoạn này công ty
có một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh các loại dây và cáp nhôm bọc PVC. Với trình
độ công nghệ ngày càng được cải thiện, sản lượng hàng năm từ 600- 800 tấn cáp nhôm
các loại, sản phẩm của Công ty đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và được khách
hàng đánh giá cao, đem lại doanh thu hàng năm tăng từ 3 đến 5 lần, các khoản phải
nộp ngân sách tăng từ 2- 3 lần so với trước đây. Thu nhập bình quân của người lao
động được cải thiện từ 180.000VNĐ (năm 1990) lên 580.000VNĐ (năm1994).
• Giai đoạn từ năm 1995 đến nay:
Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của Khoa học- Công nghệ, cộng thêm sự cạnh
tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường không cho phép công ty dừng bước mà phải
tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi, sang tạo để phát triển. Chủ trương của công ty trong giai
đoạn này là tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, đổi mới kỹ thuật, đa dạng
hoá mặt hàng sản xuất theo nhu cầu của thị trường theo hướng công nghiệp hoá và
hiện đại hoá. Đây là định hướng quan trọng nhất để tiếp tục đưa Công ty phát triển.
Từ năm 1995, Công ty đã tiến hành khảo sát tìm hiểu công nghệ, thiết bị sản xuất
dây và cáp điện bằng đồng ở một số nước trên thế giới. Công ty đã mạnh dạn vay gần
20 tỷ đồng để nhập một số thiết bị mới nhằm tăng cường sức cạnh tranh cho sản phẩm
của mình. Các dây chuyền trên thiết bị này đã và đang phát huy hiệu quả tốt, giúp
Công ty sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng trưởng.
Cùng với sự phát triển của đất nước, trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển,
Công ty luôn chú trọng đầu tư theo chiều sâu, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng
sản phẩm, thay thế máy móc bằng những thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và tổ
chức hệ thống quản lý chất lượng có hiệu quả để đáp ứng nhu cầu thị trường. Mặc dù
gặp nhiều khó khăn song Công ty đã chứng tỏ được khả năng và tiềm lực phát triển, cố
gắng ổn định sản xuất và phát huy các sản phẩm truyền thống, không ngừng nghiên
cứu thiết kế, đưa ra các mẫu mã sản phẩm mới. Đặc biệt, các sản phẩm của Công ty
đều được cấp giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn “Hệ thống đảm bảo chất lượng
đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002” và được tổ chức AFQA ASCERT
INTERNATIONAL cấp chứng chỉ vào tháng 6 năm 2000. Với những thành tựu đã và
đang đạt được, năm 1998 Công ty được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Đơn vị anh
hùng”. Các sản phẩm dây và cáp điện của công ty liên tục đạt huy chương vàng trong
các kỳ hội chợ triển lãm Quốc tế hàng Công nghiệp hàng năm.
Kết quả hoạt động của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ Điện Trần
Phú những năm gần đây đã chứng minh cho sự đầu tư đúng hướng của Công ty. Biểu
hiện cụ thể là kết quả sản xuất kinh doanh năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều này
được thể hiện trong báo cáo sau:
Biểu 01: BẢNG KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
STT TÊN CHỈ TIÊU ĐVT 2004 2005 2006 2007
1
Doanh thu
Tr.đ
514.944 772.416 1.158.624 1.737.936
2
Lợi nhuận thực hiện
Tr.đ
3.200 4.800 7.200 10.800
3
Nộp ngân sách
Tr.đ
3.500 5.250 7.875 11.813
4
Thu nhập bình quân người/tháng
Tr.đ
2,000 2,250 2,500 3,000
5
Số lao động bình quân
Người
318 330 330 418
6
Năng suất LĐ bình quân CBCN/năm
Tr.đ
817 882 1.323 1.985
Biểu 02: CÁC SẢN PHẨM CHỦ YẾU
STT TÊN CHỈ TIÊU ĐVT 2004 2005 2006 2007
1
Dây và cáp đồng các loại
Tấn
2.400 2.880 3.456 4.147
2
Dây và cáp nhôm các loại
Tấn
900 1.150 1.725 2.588
3
Dây điện bọc PVC
Tr.mét
30 45 68 101
4
Cấu kiện xây dựng
Tấn
100 150 225 338
* Phương hướng phát triển trong những năm tới của Công ty
Mục tiêu của Công ty trong những năm tới là sẽ tiếp tục triển khai những dự án
vay vốn đầu tư để nhập các thiết bị sản xuất các loại thanh cái bằng đồng, dây đồng
dẹt, sản xuất ra các loại dây điện từ chất lượng cao cấp dùng trong ôtô, xe máy, dây
dẫn trong thông tin, máy vi tính… Ngoài ra, Công ty sẽ tiếp tục đầu tư để sản xuất các
loại cáp điện động lực 3- 4 ruột trung, cao thế, các loại cáp ngầm, các loại cáp vặn
xoắn bọc XLPE với tổng số vốn đầu tư dự kiến cho giai đoạn tiếp theo khoảng 4- 5
triệu USD.
Đồng thời, Công ty quyết định vẫn giữ vững mức tăng trưởng hàng năm từ 18- 20
% với giá trị sản lượng từ 100 tỷ đồng trở lên, đồng thời không ngừng nâng cao đời
sống cho người lao động và tăng cường công tác quản lý ngày càng hoàn thiện hơn
đưa Công ty phát triển bền vững, xứng đáng với danh hiệu “Đơn vị anh hùng” mà
Nhà nước trao tặng.
1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ Điện Trần Phú chuyên sản xuất các
loại sản phẩm: dây và cáp nhôm, dây và cáp đồng trần, các loại dây điện mềm nhiều
sợi, nhiều ruột bọc PVC, các loại cáp động lực… là những loại sản phẩm truyền tải
điện chất lượng cao, được sản xuất theo dây chuyền khép kín, liên tục, thành phẩm của
giai đoạn này là bán thành phẩm của giai đoạn tiếp theo và mỗi khâu đều có bộ phận
KCS kiểm tra chất lượng.
Quá trình sản xuất đối với các loại sản phẩm chủ yếu hiện nay của Công ty được
hình thành theo quy trình sau:
Sơ đồ 16: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
NVL
Phân loại bộ phận
Các sản phẩm nhôm
Các sản phẩm đồng
Không đạt
Đạt tiêu chuẩn
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Trong bất cứ doanh nghiệp nào việc tổ chức quản lý cũng rất cần thiết. Tổ chức
tốt bộ máy quản lý sẽ đảm bảo cho sản xuất có hiệu quả. Để làm được điều này còn
tuỳ thuộc vào quy mô, loại hình doanh nghiệp, đặc điểm và điều kiện sản xuất cụ thể
của từng doanh nghiệp. Bộ máy quản lý gọn nhẹ, khép kín sẽ giúp cho thông tin kịp
thời và góp phần cho việc quản lý được hiệu quả nhất.
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ Điện Trần Phú là loại hình doanh
nghiệp với quy mô lớn, hạch toán độc lập. Bộ máy của Công ty được chỉ đạo thống
nhất từ trên xuống theo cơ cấu trực tuyến- chức năng. Mỗi bộ phận thực hiện chức
năng riêng và tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc. Để đáp ứng yêu cầu chuyên
môn hoá sản xuất, thuận tiện cho việc hạch toán kinh tế, toàn bộ cơ cấu quản lý và sản
xuất của Công ty được bố trí thành các phòng ban, phân xưởng.
• Ban giám đốc gồm: 1 Tổng giám đốc và 2 Phó Tổng giám đốc
- Tổng giám đốc: là người đại diện pháp nhân và điều hành mọi hoạt động của
Công ty. Tổng giám đốc là người đứng đầu Công ty có quyền quyết định tất cả những
Nhựa bọc
------------- Nấu
Chế tạo gia công: ------------- Đúc, rút, kéo
------------- Ép nhựa,
Hoàn chỉnh sản phẩm
Kiểm tra (KSC)
Đóng gói nhập kho hoặc
trực tiếp bán
vấn đề liên quan đến quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và các quyết định tài
chính liên quan đến dòng tiền vào- ra của Công ty theo nguyên tắc tinh giản, gọn nhẹ,
đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Các Phó Tổng giám đốc: là người được Tổng giám đốc uỷ quyền thay mặt điều
hành các lĩnh vực công tác mà giám đốc giao và chịu trách nhiệm về các quyết định
của mình. Có trách nhiệm báo cáo lại cho Tổng giám đốc những công việc đã giải
quyết khi Tổng giám đốc đi vắng.
+ Phó Tổng giám đốc 1: Là người giúp việc cho Tổng giám đốc, chịu trách
nhiệm chỉ đạo kế hoạch sản xuất, đề ra định mức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đầu ra,
phụ trách đầu tư xây dựng cơ bản.
+ Phó Tổng giám đốc 2: Là người chịu trách nhiệm công tác tài chính, hành
chính, quản trị, đánh giá hợp đồng mua hàng, đánh giá nhà thầu cung cấp vật tư đầu
vào cho Công ty.
• Khối phòng ban:
- Phòng tài vụ- kế toán: Quản lý tổng hợp các công việc, công tác kế toán, trợ lý
cho Tổng giám đốc về công tác kế toán tài chính, chịu trách nhiệm trước Tổng giám
đốc và pháp luật. Lập báo cáo theo quy định mẫu biểu của Bộ tài chính để trình Tổng
giám đốc, có quyền kiểm tra giá cả các loại vật tư, nguyên liệu mua về và kiểm tra tình
hình sử dụng các loại vật tư đó.
- Phòng kinh doanh tổng hợp: Có nhiệm vụ quan hệ với khách hàng, làm thủ tục
xuất- nhập khẩu, thu thập, thông báo các thông tin kinh tế kỹ thuật, chất lượng cho các
phòng liên quan, trình Phó Tổng giám đốc sản xuất kinh doanh.
- Phòng kiểm tra chất lượng (KCS): Phụ trách kinh tế- kỹ thuật sản phẩm của
Công ty. Có chức năng quản lý chất lượng sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm
trong cả quá trình chuẩn bị sản phẩm và nghiệm thu sản phẩm. Tổ chức theo dõi, xác
minh tình trạng nguyên vật liệu, phụ tùng trang thiết bị, đồ dùng cho sản xuất, kiểm tra
trang thiết bị công nghệ.
- Phòng tổ chức hành chính: Có trách nhiệm trực tiếp với Tổng giám đốc Công
ty về mặt tổ chức nhân sự như: đào tạo, tuyển dụng nhân viên. Đồng thời giải quyết
chế độ, chính sách cho người lao động theo đúng chế độ, chính sách của Nhà nước
như: lương, thưởng, phúc lợi…và lập định mức lao động tiền lương, các chế độ bảo
hiểm kế hoạch đào tạo, quản lý hồ sơ…
- Phòng bảo vệ: chịu trách nhiệm về công tác an ninh trật tự, giám sát việc chấp
hành nội quy, quy chế của công ty, bảo vệ tài sản, công tác bảo mật đồng thời tiến
hành phòng cháy chữa cháy.
• Khối phân xưởng:
- Xí nghiệp đúc đồng: Có nhiệm vụ nấu, kéo, rút NVL là đồng tấm ra sợi, nhôm
thỏi kéo ra sợi… làm bán thành phẩm cho phân xưởng đồng mềm.
- Xí nghiệp đồng mềm: Sử dụng đồng Φ14, nhôm Φ9 để kéo ra các sợi nhỏ hơn,
bọc nhựa PVC cho dây mềm.
- Xí nghiệp dây và cáp động lực: Từ các loại dây được chế tạo ở phân xưởng
đồng mềm, phân xưởng này qua các dây chuyền kéo sợi bện thành cáp nhôm, cáp
đồng các loại.
- Xí nghiệp cơ điện: Chuyên sản xuất các loại thiết bị, dụng cụ kim khí phục vụ
ngành xây dựng.
Các phân xưởng này chịu sự chỉ đạo của 4 quản đốc phân xưởng với trách nhiệm
đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, kiểm nghiệm chặt chẽ.
Công ty áp dụng mô hình quản lý như trên là phù hợp với tình hình của doanh
nghiệp. Các nhiệm vụ và quyền hạn được phân định rõ cho các phòng ban, phân
xưởng nên công việc được thực thi nhanh chóng.
Sơ đồ 17: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY
TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN CƠ ĐIỆN TRẦN PHÚ
TỔNG GIÁM ĐỐC
II. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Nhà nước một
thành viên Cơ Điện Trần Phú
2.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán và phần hành kế toán tại Công ty
2.1.1.Hình thức bộ máy kế toán
Xuất phát từ điều kiện sản xuất kinh doanh của đơn vị là một doanh nghiệp sản
xuất có quy mô lớn, số lượng và chủng loại mặt hàng đa dạng, địa bàn sản xuất tập
trung, các phân xưởng ở gần nhau và gần với phòng kế toán. Do đó, hiện nay công ty
đang áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung tại phòng Tài vụ (còn gọi là phòng
Tài chính- Kế toán). Tại phân xưởng chỉ có các nhân viên thống kê làm nhiệm vụ
hướng dẫn thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập kiểm tra chứng từ định kỳ gửi về
phòng Tài chính- Kế toán.
Sơ đồ 18: MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH
NHÀ NƯỚC 1 THÀNH VIÊN CƠ ĐIỆN TRẦN PHÚ
Phó Tổng giám đốcPhó Tổng giám đốc
XN
Cơ
điện
XN
Dây
điện
dân
dụng
XN
Cáp
động
lực
XN
Đúc
đồng
Phòng
Kinh
tế
tổng
hợp
Phòng
Tài
chín
hKế
toán
Phòng
Kỹ
thuậ
t
Phòng
Tổ
chức
hàn
h
chín
Ban
QL
dự
án
XD
nhà
máy
Phòng
Bảo
Vệ
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
Việc sử dụng hình thức kế toán này tạo điều kiện thuận lợi cho phòng Tài chính-
Kế toán chỉ đạo nghiệp vụ, phát huy đầy đủ vai trò, chức năng của kế toán, tạo điều
kiện chuyên môn hoá, nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán, đảm bảo sự
giám sát tập trung của kế toán trưởng đối với việc quản lý các hoạt động kế toán v à
phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban toàn Công ty.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác
kế toán của Công ty, giúp ban lãnh đạo có căn cứ tin cậy để phân tích, đánh giá tình
hình sản xuất kinh doanh và từ đó đề ra các quyết định đúng đắn nhằm đạt hiệu quả
kinh tế cao.
Phòng kế toán, dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc gồm 7 người và 4 nhân viên
thống kê tại các phân xưởng. Mỗi người thực hiện một phần hành cụ thể:
- Kế toán trưởng: Ở Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ Điện Trần
Phú, kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp sẽ thực hiện công tác kế toán cuối kỳ:
+ Giữ và ghi sổ Cái tổng hợp cho tất cả các phần hành, lập báo cáo quản trị và
báo cáo tài chính định kỳ theo yêu cầu của Công ty.
+ Vào sổ NKCT và các sổ Cái toàn bộ các tài khoản phát sinh hàng tháng.
+ Kiểm tra định khoản trên bảng kê toàn bộ các chứng từ phát sinh trong tháng
của Công ty.
+ Xác định kết quả kinh doanh, hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp,
xác định và kết chuyển hoạt động tài chính và hoat động bất thường.
Thủ
quỹ
Kế
toán
tiền
gửi
tiền
vay
Kế
toán
bán
hàng&
công
nợ
Kế toán
TSCĐ,
Tphẩm,
tiền
lương &
ngân
sách
Kế
toán
tiền
mặt,
tạm
ứng
Kế
toán
vật tư
Các nhân viên thống kê ở phân xưởng
- Kế toán vật tư: có nhiệm vụ:
+ Theo dõi NVL, CCDC về số lượng, chủng loại, chất lượng nhập- xuất- tồn kho
theo từng loại, từng danh mục và từng nhóm khác.
+ Cung cấp những thông tin về giá trị nhập- xuất- tồn để có kế hoạch quản lý về
NVL của doanh nghiệp.
- Kế toán tiền gửi, tiền vay: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản tiền vay ngắn hạn,
trung hạn, dài hạn và theo dõi tiền bảo lãnh.
- Kế toán tiền mặt, tạm ứng: ghi chép các khoản thu, chi trong kỳ, theo dõi tiền
tạm ứng và phối hợp với kế toán tiêu thụ thành phẩm để viết hoá đơn.
- Kế toán TSCĐ, thành phẩm, tiền lương và ngân sách: Là người chịu trách
nhiệm về các phần hành công viêc sau:
+ Tính toán việc tăng, giảm, khấu hao TSCĐ hàng tháng, chịu trách nhiệm kiểm
tra việc bảo dưỡng, sửa chữa, đánh giá lại TSCĐ.
+ Vào sổ chi tiết tăng, giảm TSCĐ.
+ Trích khấu hao TSCĐ hàng tháng, quý, lập báo cáo tổng hợp tăng giảm TSCĐ,
vốn kinh doanh, vốn khấu hao.
+ Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công để thanh toán tiền lương cho cán bộ
công nhân viên.
- Kế toán bán hàng và công nợ phải thu: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình bán
hàng, viết hoá đơn đầu ra, theo dõi các công nợ phải thu của khách hàng và các khoản
phải nộp cho ngân sách Nhà nước.
- Kế toán quỹ: Là người có quan hệ trực tiếp với khách hàng, công nhân viên
chức, ngân hàng… Nhiệm vụ của thủ quỹ như sau:
+ Sử dụng nguồn NVL của doanh nghiệp theo quyết định của Tổng giám đốc và
kế toán trưởng của Công ty.
+ Quản lý tiền mặt và theo dõi huy động vốn.
+ Quản lý quỹ, lập báo cáo quỹ.
2.2. Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty
2.2.1. Hình thức sổ kế toán
Công ty đã trang bị máy vi tính cho công tác kế toán (sử dụng phần mềm kế toán
FAST), nhưng công việc kế toán của Công ty được thực hiện không hoàn toàn bằng
máy mà có sự kết hợp giữa kế toán thủ công và kế toán máy.
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ Điện Trần Phú có quy mô tương
đối lớn, hoạt động trên địa bàn tập trung nên phù hợp với mô hình kế toán một cấp. Do
trình độ kế toán khá cao và có điều kiện phân công lao động kế toán nên Công ty đã áp
dụng hình thức sổ kế toán “Nhật ký chứng từ”. Đây là một hình thức kế toán phù hợp
và thuận tiện cho công tác kế toán của công ty, giúp kế toán giảm bớt khối lượng công
việc và phù hợp với điều kiện xử lý thông tin bằng máy vi tính, cung cấp thông tin về
kế toán kịp thời, đúng và đủ.
Quy trình ghi sổ các phần hành kế toán của Công ty Cơ Điện Trần Phú tuần tự
được tiến hành theo hình thức sổ kế toán Nhật ký- Chứng từ như: Kế toán tiền mặt, kế
toán TSCĐ, kế toán chi phí và giá thành. Tuy nhiên một số trường hợp được hạch toán
đặc biệt không thông qua Nhật ký- Chứng từ. Đó là: Quy trình ghi sổ kế toán tiêu thụ
và xác định kết quả kinh doanh bao gồm các chứng từ gốc liên quan đến quá trình bán
hàng (hoá đơn GTGT, chứng từ bán hàng) phát sinh hàng ngày được kế toán nhập vào
máy, máy sẽ tự động đưa vào các sổ kế toán chi tiết liên quan như sổ chi tiết TK 131,
sổ doanh thu, sổ chi tiết thuế… Cuối tháng máy sẽ tự kết xuất vào các sổ tổng hợp như
sổ tổng hợp TK 131, sổ tổng hợp tiêu thụ, bảng tổng hợp số phát sinh các tài khoản, sổ
Cái… và in ra từng loại sổ tuỳ theo yêu cầu người sử dụng.
Sơ đồ 19: TRÌNH TỰ KẾ TOÁN GHI SỔ THEO HÌNH THỨC
NHẬT KÝ- CHỨNG TỪ
Chứng từ gốc
Xử lý nghiệp vụ
Kiểm tra chứng từ
Xác định tài khoản
(Đưa số liệu vào
Sổ, thẻ
kế toán chi tiết
Bảng phân bổ
Nhật ký
Chứng từ
Ghi chú: Ghi cuối ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Hệ thống sổ kế toán mà FAST sử dụng để phục vụ cho yêu cầu hạch toán kế toán
tại công ty bao gồm các loại sổ cần thiết theo hình thức “Nhật ký- Chứng từ” nhưng
không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.
Người sử dụng có thể sửa một vài tham số trong chứng từ cho phù hợp với
nghiệp vụ kinh tế phát sinh như: mã chứng từ, tên chứng từ, số liên in… Các chứng từ
này được nhập vào máy thông qua giao diện nhập liệu. Mỗi loại chứng từ có giao diện
nhập liệu riêng. FAST cho phép cập nhật tức thời các phát sinh và in ngày chứng từ
trên máy, điều này đảm bảo số liệu được chính xác kịp thời.
Với phương châm “Dễ làm, dễ hiểu, minh bạch, công khai, dễ kiểm tra, dễ kiểm
soát”, việc Công ty áp dụng hình thức kế toán này để ghi chép, hệ thống hoá, tổng hợp
số liệu từ các chứng từ kế toán là rất phù hợp, bởi nó dựa trên cơ sở ghi chép ban đầu
của Nhà nước và đặc điểm riêng của Công ty. Do đó doanh nghiệp có thể đánh giá
đúng thực trạng tài chính của mình ở mọi thời điểm.
Sơ đồ 20: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC
KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng kê
Sổ Cái
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN GỐC
Xử lý chứng từ