Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi KSCL học sinh giỏi môn Ngữ văn 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Liên Châu (Lần 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.59 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC
TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG LẦN I
Môn Ngữ văn 8. Năm học 2020 – 2021
Thời gian làm bài 120 phút

Câu 1 (2,0 điểm )
Cảm nhận cái hay của đoạn thơ sau:
“Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi
Con là trái xanh mùa gieo vãi
Mẹ nâng niu. Nhưng giặc Mĩ đến nhà
Nắng đã chiều… vẫn muốn hắt tia xa!”
( Mẹ - Phạm Ngọc Cảnh )
Câu 2. (3,0 điểm)
Nhưng ơ kìa ! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả
một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám
trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá cịn giữ màu
xanh sẫm, nhưng với rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm
treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.
(Trích Chiếc lá cuối cùng, O Hen-ri, Ngữ văn 8, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,
2011, tr.87)
Từ ý nghĩa đoạn trích trên, hãy trình bày suy nghĩ về nghị lực sống của con người.
Câu 3.(5 điểm)
Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc
của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc về một vấn đề nhân sinh”. Từ truyện
ngắn Lão Hạc, hãy bày tỏ quan niệm của mình về ý kiến trên.

…………………Hết………………..



PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC
TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU

HDC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG LẦN I
Môn Ngữ văn 8. Năm học 2020 – 2021
Thời gian làm bài 120 phút

Câu 1 (2,0 điểm )
* Về nội dung: HS có thể cảm nhận vẻ đẹp của những câu thơ theo cách
riêng nhưng cần đảm bảo các ý sau:
- Ba dịng đầu : Tình cảm mẹ dành cho con u dấu thơng qua hình ảnh so
sánh : “Con là lửa ấm, con là trái xanh mùa gieo vãi”. Con là lửa ấm là tình
yêu, là hạnh phúc là tất cả cuộc sống của mẹ. Con là trái xanh, là hạt giống là
niềm tin niềm hi vọng của mẹ. Mẹ yêu con, nâng niu, chăm sóc dành tất cả
những gì tốt đẹp nhất cho con.
- Hai dịng cuối : Tình cảm của mẹ với q hương đất nước .
+ Ở phần này học sinh phải khai thác được tác dụng của dấu chấm câu ở giữa
dòng thơ thứ 3 và từ “ nhưng” ngăn cách hai ý tưởng như đối lập nhưng lại
thống nhất bền chặt với nhau. Đó là tình cảm mẹ con và tình yêu quê hương
đất nước.
+ Hình ảnh ẩn dụ : “ Nắng đã chiều… vẫn muốn hắt tia xa!”. Mẹ tuy đã già,
mẹ rất yêu con, rất cần có con bên cạnh nhưng nếu tổ quốc cần, đất nước có
ngoại xâm, mẹ sẵn sàng động viên con lên đường vì nghĩa lớn, vì tiếng gọi
của quê hương. Vẫn biết rằng tiễn con đi có thể khơng có ngày trở lại.
- Đoạn thơ là biểu tượng đẹp về người mẹ Việt Nam anh hùng trong những
năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
* Yêu cầu hình thức : Văn viết mượt mà, trong sáng mạch lạc, sáng rõ, hình

0,5 đ


0,25đ

0,5 đ
0,25đ
0,5đ

ảnh, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
3,0

Câu 2:
1

Từ ý nghĩa đoạn trích, hãy trình bày suy nghĩ về nghị lực sống
của con người.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề,
Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nghị lực sống của con
người
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:Triển khai luận
điểm theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt thao
tác lập luận để làm rõ luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa
dẫn chứng; dẫn chứng phải phù hợp, cụ thể sinh động. Thí sinh có
thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm nổi bật các ý sau:

6,0
0,25
0,25
2,5



* Giới thiệu tác giả và vấn đề nghị luận
* Nghị luận về đoạn trích: Đoạn trích làm hiện lên hình ảnh chiếc
lá cuối cùng trên cây thường xuân. Trước sự dữ dội của thiên nhiên,
chiếc lá vẫn kiên cường treo bám vào cành. Từ sức sống mãnh liệt
ta nghĩ về nghị lực của con người trong cuộc sống.
* Nghị luận về nghị lực sống của con người
- Nghị lực sống của con người chính là bản lĩnh, ý chí, sự cố gắng
để vượt lên tất cả những khó khăn, dám nghĩ, dám làm, dám sống.
- Vai trò, ý nghĩa của nghị lực sống:
+ Tạo cho ta bản lĩnh và lịng dũng cảm, tự tin trong cuộc sống
+ Ứng phó và cải biến được khó khăn, thử thách
+ Ngồi trí tuệ và tài năng, tình cảm và nhiệt huyết thì nghị lực
sống là một nhân tố quan trọng, là động lực giúp cho con người
thành công trong cuộc sống.
+ Nghị lực sống là thước đo phẩm chất con người
- Nêu và phân tích những tấm gương cụ thể trong đời sống trên các
mặt: vượt khó để học tập, lập nghiệp, lao động và sáng tạo…
- Phê phán những biểu hiện tiêu cực: thiếu nghị lực, bản lĩnh, chỉ
biết sống trong sự bao bọc, chở che, không dám đối diện với khó
khăn, thử thách
- Rút ra bài học:
+ Rèn luyện nghị lực sống để vượt qua khó khăn, gian khổ và vượt
qua chính mình
+ Kiên định mục đích sống của mình, khơng chán nản, bi quan, bỏ
cuộc
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu. Đảm bảo quy tắc chính tả, ngữ nghĩa,
dùng từ, đặt câu.
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo (viết câu, sử dụng
từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm…; thể hiện được quan
điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực xã

hội)

0.25

0,25

1,0

0,25
0,25

0,5

0,25
0,25

Câu 3 (5,0 điểm)
1. Về kỹ năng
Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách làm bài văn nghị luận văn học bố cục rõ
ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt, khơng mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Về nội dung
Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những cảm
nhận riêng, miễn là phải bám sát tác phẩm, tránh suy diễn tùy tiện và có sức thuyết phục
người đọc. Cần đảm bảo được một số ý cơ bản sau:
a) Mở bài: 0,5 điểm


- Truyện ngắn là thể loại được ưa thích cả với người sáng tác văn xuôi và người thưởng
thức.
- Sức hấp dẫn đặc biệt của thể loại này chính là chiều sâu nghệ thuật rất đặc biệt và độc

đáo của nó ( So với các thể loại tự sự khác.)
- Chứng minh bằng truyện ngắn Lão Hạc
b) Thân bài: 4,0 điểm
1. Giải thích ý kiến (0,75điểm)
- “Một nỗi lịng, một cảnh ngộ, một sự việc của một nhân vật nhà văn muốn đối thoại với
bạn đọc về một vấn đề nhân sinh”: Có tính chất ước lệ nó chỉ cái số ít của truyện ngắn so
với thế giới phức tạp, đồ sộ và bề bộn của tiểu thuyết. Có nghĩa là truyện ngắn có khn
khổ ngắn, ít nhân vật, ít sự kiện. Nó chỉ là mảnh nhỏ, một lát cắt của đời sống.
+ Tác giả truyện ngắn thường hướng đến phát hiện và khắc họa một hiện tượng, một nét
bản chất nhất trong quan hệ nhân sinh hoặc trong đời sống tâm hồn của con người.
+ Nhân vật trong truyện ngắn khơng phải là một cá tính điển hình đầy đặn và phức tạp.
Nhiều khi đó chỉ là một mảnh đời, một khoảnh khắc của một số phận.
+ Hành văn của truyện ngắn do đó mang nhiều ẩn ý, cơ đọng và hàm súc, tạo ra chiều sâu
khơng nói hết của tác phẩm.
2. Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ ba khía cạnh nói trên (0,5 điểm)
+ Do khuôn khổ của một truyện ngắn và quan trọng hơn là vì tính chất của nó mà trong
tác phẩm tác giả khơng kể lể dài dịng cuộc đời, xuất xứ, mối quan hệ… của các nhân vật
mà chỉ tập trung xoay quanh sự việc Lão Hạc bán chó và cái chết của nhân vật để làm nổi
bật chủ đề tư tưởng.
+ Truyện ít nhân vật, tình huống truyện đơn giản nhưng kết thúc bất ngờ đầy ẩn ý.
+ Lời văn của truyện đầy chất triết lí lẫn cảm xúc trữ tình: Triết lí về cuộc sống, triết lí về
cách ứng xử, cách nhìn nhận đánh giá con người.
3. Chứng minh“thơng qua một truyện ngắn nhà văn bao giờ cũng muốn đối thoại với bạn
đọc một vấn đề nhân sinh”(2, 5 điểm)
- Để sáng tạo ra một thế giới nghệ thuật cho một tác phẩm nhà văn phải trải qua bao dằn
vặt, trăn trở, hy vọng, đau đớn từ đó hình thành nên một quan niệm, một niềm tin nhất
định của mình.
- Đằng sau bức tranh cuộc sống được tái hiện, miêu tả bao giờ cũng chứa đựng một quan
niệm, một khát vọng thiết tha muốn bạn đọc đồng tình, sẻ chia , cùng suy ngẫm và sáng
tạo.

- Chứng minh qua truyện ngắn Lão Hạc:
+ Sự thương cảm đến xót xa đối với người nông dân nghèo khổ trong xã hội cũ.
+ Sự trân trọng, tin tưởng vẻ đẹp tâm hồn đối với người nơng dân cho dù hồn cảnh túng
quẫn, bi đát.
+ Khơi gợi phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người: Ta cần biết tự đặt
mình vào cảnh ngộ cụ thể của họ thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng.(Thể hiện rõ
qua các ý nghĩ đầy chất triết lí của nhân vật ơng Giáo.)
4. Mở rộng: 0,25 điểm
- Người viết truyện ngắn phải có khả năng và biệt tài nắm bắt những hiện tượng tưởng
như bình thường trong cuộc sống song lại chứa đựng những ý nghĩa lớn lao, sâu sắc.


- Ý nghĩa của truyện ngắn tuỳ thuộc vào khả năng dồn nén, khám phá và thể hịên cuộc
sống một cách hàm súc và cô đọng.
c, Kết bài: 0,5 điểm
- Nhấn mạnh sức mạnh riêng, kì diệu của truyện ngắn.
- Ý nghĩa tác động sâu xa của truyện ngắn đối với tư tưởng, tình cảm, thái độ, niềm tin
của tác giả.



×