Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC G IA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

ĐẬU THỊ NHƯ QUỲNH

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC G IA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

ĐẬU THỊ NHƯ QUỲNH

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN ĐỨC

TP. HỒ CHÍ MINH – 2017



i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện. Các số
liệu khảo sát và thống kê là hoàn toàn xác thực. Kết quả nghiên cứu trong luận văn
chưa được ai công bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào khác.
TÁC GIẢ

Đậu Thị Như Quỳnh


ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đơng Nam Á, viết tắt củaAssociation of
Southeast Asian Nations.

BOT

Hình thức đầu tư theo dạng hợp đồng xây dựng - kinh doanh chuyển giao, viết tắt của Build-Operate-Transfer.

BT

Hình thức đầu tư theo dạng hợp đồng xây dựng - chuyển giao, viết
tắt của Build-Transfer.

BTO


Hình thức đầu tư theo dạng hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh
doanh, viết tắt của Build -Transfer-Operate.

FDI

Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, viết tắt của Foreign Direct
Investment.

GDP

Giá trị tổng sản phẩm trong nước, viết tắt của Gross Domestic
Product.

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế, viết tắt của International Monetary Fund.

MNCs

Công ty đa quốc gia, viết tắt của Multinational Corporations.

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức, viết tắt của Official Development
Assistance.

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, viết tắt của Organization for

Economic Co-operation and Development.

UNCTAD

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mạivà Phát triển, viết tắt của
United Nations Conference on Trade and Development.

WGI

Chỉ số quản trị toàn cầu, viết tắt của Worldwide Governance
Indicators.

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới, viết tắt của World Trade
Organization.


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Mơ hình các biến nghiên cứu..........................................................................30
Hình 4.1: Kết quả mơ hình hồi quy .................................................................................41
Hình 4.2: Kết quả kiểm định wald...................................................................................42
Hình 4.3: Kết quả mơ hình hồi quy mới .........................................................................43
Hình 4.4: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến...................................................................44
Hình 4.5: Kết quả kiểm định phân phối chuẩn cịn dư .................................................44
Hình 4.6: Kết quả kiểm định tự tương quan bậc 1 ........................................................46
Hình 4.7: Kết quả kiểm định tự tương quan bậc 2 ........................................................47


DANH MỤC CÁC B ẢNG

Bảng 2.1: Mơ hình OLI đối với đầu tư quốc tế .............................................................15
Bảng 2.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI ở Việt Nam .................................28
Bảng 3.1: Mơ tả tóm tắt các biến trong mơ hình ...........................................................38


iv

MỤC LỤC
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục hình vẽ, bảng
Mục lục
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN .........................................................................................1
1.1

Đặt vấn đề...............................................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2

1.3

Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................2

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................2


1.5

Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................3

1.6

Tính mới và đóng góp của luận văn....................................................................3

1.7

Hạn chế ...................................................................................................................4

1.8

Cấu trúc luận văn...................................................................................................4

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................6
2.1

Khái niệm ...............................................................................................................6

2.2

Các lý thuyết liên quan .........................................................................................7

2.2.1 Lý thuyết thương mại quốc tế (International Trade Theory) ....................8
2.2.2 Lý thuyết về lợi thế độc quyền (The Theory of Firm-Specific
Ownership Advantages) .............................................................................................9
2.2.3 Lý thuyết vòng đời của sản phẩm (Product Life Cycle Theories) .........10

2.2.4 Lý thuyết nội bộ hoá (Internalization Theory) .........................................12
2.2.5 Lý thuyết Eclectic Paradigm (OLI) ............................................................13
2.3

Các nghiên cứu thực nghiệm .............................................................................18


v

2.3.1 Các nền kinh tế đang phát triển ..................................................................19
2.3.2 Khu vực châu Á ............................................................................................20
2.3.3 Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam .................................................23
2.3.4 Tóm lược các kết quả nghiên cứu ..............................................................27
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................29
3.1

Dữ liệu nghiên cứu ..............................................................................................29

3.2

Mô tả biến nghiên cứu ........................................................................................29

3.2.1 Biến phụ thuộc ..............................................................................................30
3.2.2 Biến độc lập ..................................................................................................30
3.3

Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu ....................................................................39

3.3.1 Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................39
3.3.2 Mơ hình nghiên cứu .....................................................................................39

3.3.3 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................40
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ MƠ HÌNH ........................................................................41
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH.......................................49
5.1

Tăng trưởng GDP ................................................................................................49

5.2

Đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế và hội nhập ...................................53

5.3

Nâng cao hiệu quả cơ sở hạ tầng .......................................................................54

5.4

Ổn định chính trị..................................................................................................56

KẾT LUẬN .......................................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................59
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................62


1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Đặt vấn đề
Xu hướng toàn cầu hóa đã dẫn đến sự dịch chuyển rất lớn nguồn lực từ nước
này sang nước khác, từ khu vực này sang khu vực khác. Trong thế kỷ 21, theo dự

đoán của các nhà kinh tế nguồn lực sẽ chuyển từ các quốc gia phát triển đến các
quốc gia đang phát triển có tốc độ tăng trưởng cao, trong đó có Việt Nam. Nhiều
chính phủ các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển tin rằng FDI có
thể giúp họ vượt qua sự trì trệ trong phát triển kinh tế và giải quyết nạn đói nghèo.
Tầm quan trọng đối với việc gia tăng lượng vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển
kinh tế và xã hội đã dẫn đến sự cạnh tranh lớn giữa các nước, địi hỏi chính phủ mỗi
quốc gia phải đẩy mạnh xúc tiến và cải thiện môi trường đầu tư. Xu hướng này xuất
hiện không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong q
trình chuyển đổi kinh tế.
Dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu vào Việt Nam từ năm 1988,
bước ngoặt này đã được coi là thành tựu của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế
hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau
khi cải cách kinh tế được thực hiện năm 1986, dòng vốn FDI hàng năm vào Việt
Nam đã tăng lên đáng kể từ 341,7 triệu USD năm 1988 đến năm 2017 ước tính tăng
lên đến gần 36.000,00 triệu USD (Cục đầu tư nước ngồi, 2017). Cao điểm q
trình thu hút lượng vốn này là năm 2008 với tổng vốn huy động trên 71.726,8 triệu
USD, tuy nhiên đã có sự sụt giảm nghiêm trọng từ năm 2009 cho đến nay (từ số vốn
đăng ký năm 2009 là 23.107,5 triệu USD đã giảm xuống còn 15.598,1 triệu USD
năm 2011, giảm 32,5%). Phụ lục 01 thể hiện số lượng dự án và vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn 1988-2016.
Mặc dù sự sụt giảm này khơng nằm ngồi xu hướng chung của toàn cầu dưới
tác động của khủng hoảng kinh tế, nhưng nếu so sánh với khu vực ASEAN và
Trung Quốc thì xu hướng dịng chảy ngược lại có sự gia tăng trong 4 năm qua. Điều
này đã đặt ra các câu hỏi lớn: Các nhân tố nào ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư


2

trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam? Với tầm quan trọng của dòng vốn FDI đối với
tăng trưởng kinh tế, việc trả lời các câu hỏi này rất cần thiết nhằm đưa ra giải pháp

phù hợp, từ đó tăng cường thu hút hơn nữa dòng vốn FDI vào Việt Nam nói chung
và tại các địa phương nói riêng trong thời gian tới. Với lý do trên tác giả đã lựa
chọn và thực hiện đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc thu hút
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI ở Việt
Nam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm thu hút FDI.
Mục tiêu cụ thể:
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI Việt Nam.
+ Đề xuất một số gợi ý, giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI hơn nữa.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu như trên, đề tài nghiên cứu những lý
luận cơ bản và tình hình thực tiễn để làm rõ các câu hỏi theo từng mục tiêu cụ thể
như sau:
Mục tiêu 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó? Những nhân tố nào
được coi là trọng yếu ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài.
Mục tiêu 2: Đề xuất một số gợi ý, giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI ở
Việt Nam hơn nữa.
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các nhân
tố ảnh hưởng thu hút FDI ở Việt Nam và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này.
Không gian nghiên cứu: Việt Nam


3

1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (Ordinary Least Square,
OLS) trong kinh tế lượng với phương trình gồm 1 biến phụ thuộc và 9 biến độc lập.

Dữ liệu thu thập là dữ liệu theo chuỗi thời gian trong vòng 29 năm từ năm 1988 đến
năm 2016.
Nguồn dữ liệu là dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ Tổng cục thống kê, Cục
xúc tiến đầu tư nước ngồi, Bộ cơng thương, ngân hàng nhà nước Việt Nam và các
nguồn số liệu thống kê tin cậy trên thế giới (Tổ chức minh bạch quốc tế,
UNCTAD…).
Để tăng độ tin cậy của mơ hình, tác giả sử dụng các phương pháp kiểm định
sau:
 Kiếm định Wald nhằm phát hiện sự có mặt của những biến khơng cần thiết.
 Kiểm tra mơ hình có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến không?
 Kiểm định phân phối chuẩn còn dư.
 Kiểm định hiện tượng tự tương quan bậc 1 và bậc 2.
1.6 Tính mới và đóng góp c ủa luận văn
+ Điểm mới:
Hiện đã có nhiều nghiên cứu tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút
FDI tại Việt Nam. Tuy nhiên, với luận văn này, tác giả đã kết hợp nghiên cứu lý
thuyết và đưa dữ liệu định lượng tương ứng để mô hình được khái qt hợp lý hơn.
Ngồi ra, tác giả có thực hiện các kiểm định lại nhằm tăng khả năng tin cậy kết quả
của mơ hình.
+ Đóng góp của luận văn:
Luận văn góp phần hệ thống hóa lại các vấn đề lý luận cơ bản về thu hút vốn
đầu tư nước ngoài ở cấp độ của một quốc gia. Kết quả nghiên cứu của đề tài dùng
làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu về sau.


4

Dựa trên những kết quả phân tích bằng phương pháp định lượng, kết quả
nghiên cứu của đề tài góp phần xác định rõ ràng các nhân tố có ảnh hưởng đến thu
hút FDI và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó. Từ đó, kết quả cịn được sử dụng

làm cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền xem xét trong việc xây dựng, hoạch định
chính sách nhằm ngày càng thu hút thêm FDI đến Việt Nam.
1.7 Hạn chế
Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn với điều kiện về thời gian, khơng
gian cũng nhưng khả năng có hạn, phương pháp bình phương bé nhất (Ordinary
Least Square, OLS) vẫn cịn nhiều hạn chế làm kết quả của mơ hình chỉ có tính
tương đối.
1.8 Cấu trúc luận văn
Ngồi phần mục lục, danh mục các từ viết tắt, bảng, biểu và tài liệu tham
khảo, nội dung đề tài bao gồm:
Chƣơng 1: TỔNG QUAN
Xác định vấn đề nghiên cứu; tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận
văn mục tiêu; câu hỏi nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu; phương pháp
nghiên cứu; ý nghĩa của luận văn; cấu trúc luận văn.
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Nội dung chính của chương là nghiên cứu tổng quan về đầu tư trực tiếp nước
ngoài, các khung lý thuyết được xây dựng nhằm giải thích hoạt động đầu tư ra nước
ngồi của các công ty đa quốc gia và lý thuyết liên quan đến các nhân tố quyết định
vị trí đầu tư của các công ty này. Trên cơ sở khung lý thuyết được tóm tắt, tác giả đã
tiến hành tổng kết các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về nhân tố ảnh hưởng thu
hút dịng vốn FDI vào một nhóm nước, khu vực hay tại một quốc gia cụ thể. Đây
chính là cơ sở để xây dựng mơ hình nghiên cứu, biến, dữ liệu và phương pháp
nghiên cứu cho nội dung phân tích các nhân tố ảnh hưởng thu hút FDI ở Việt Nam.


5

Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dựa trên những lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm được trình bày ở
chương 2, trong chương này luận văn đã đưa ra mô hình nghiên cứu định lượng

nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng thu hút FDI ở Việt Nam kết hợp với các kiểm
định nhằm đưa ra kết quả đáng tin cậy và hiệu quả nhất.
Chƣơng 4: KẾT QUẢ MƠ HÌNH
Trình bày kết quả của mẫu nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
thu hút FDI.
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Từ kết quả đạt được, tác giả đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm cải thiện
môi trường đầu tư cũng như tăng cường thu hút FDI ở Việt Nam.


6

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái niệm
 Đầu tư:
Theo Luật Đầu tư (2014): Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài
sản hữu hình hoặc vơ hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư.
 Đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
(OECD), FDI là ho ạt động đầu tư nhằm đạt được lợi ích lâu dài trong doanh nghiệp
hoạt động trên lãnh thổ của nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích
của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. Như vậy, FDI là sự
đầu tư với quan hệ dài hạn, phản ánh lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một chủ thể
thường trú trong một nền kinh tế (công ty mẹ) tại một doanh nghiệp trong một nền
kinh tế khác không phải là nền kinh tế nhà đầu tư nước ngồi (doanh nghiệp FDI,
cơng ty chi nhánh, chi nhánh ở nước ngoài). Trong định nghĩa này, FDI hàm ý chỉ
nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể tới việc quản lý điều hành doanh nghiệp ở nền
kinh tế khác. Sự đầu tư này bao gồm: giao dịch ban đầu giữa hai chủ thể; giao dịch
về sau giữa hai bên; và giao dịch giữa các cơ sở chi nhánh ở nước ngồi (cả chi
nhánh có gắn kết và khơng gắn kết). Dịng vốn FDI có thể do cá nhân, tổ chức kinh

doanh thực hiện, cung cấp trực tiếp hoặc thông qua doanh nghiệp liên quan cho
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, hoặc nhận được từ doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngồi khác.
Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO), FDI xảy ra khi nhà đầu tư từ một
nước (nước chủ đầu tư) có được tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với
quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là nhân tố để phân biệt FDI với các
cơng cụ tài chính khác. Tài s ản mà nhà đầu tư quản lý ở nước ngoài phần lớn là cơ
sở kinh doanh. Trong trường hợp đó, nhà đầu tư được gọi là "công ty mẹ", tài sản
gọi là “công ty con" hay "công ty chi nhánh".


7

Theo Luật Đầu tư (2014): Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước
ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền mặt hoặc dưới dạng tài sản để tiến hành đầu
tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều
hành, tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận đầu tư.
Tóm lại, có thể hiểu: “FDI là hình thức đầu tƣ mà nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu
tƣ toàn bộ hay phần vốn đầu tƣ đủ lớn nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia
kiểm soát doanh nghiệp ở nƣớc chủ nhà”.
Như vậy, FDI đề cập đến hoạt động đầu tư để có được sự quan tâm lâu dài
trong doanh nghiệp hoạt động bên ngoài nền kinh tế của nhà đầu tư. Mục đích của
nhà đầu tư là giành quyền kiểm sốt, có tiếng nói hiệu quả trong quản lý doanh
nghiệp. Tiếng nói hiệu quả được hiểu là họ có thể ảnh hưởng đến quản lý của doanh
nghiệp nhưng khơng có nghĩa là kiểm sốt tuyệt đối. Đây là đặc điểm quan trọng
nhất để phân biệt FDI với danh mục đầu tư nước ngoài.
Danh mục đầu tư nước ngồi là hoạt động đầu tư của cơng ty, cá nhân vào các
cơng cụ tài chính được phát hành bởi chính phủ, cơng ty nước ngồi như: trái phiếu
chính phủ, cổ phiếu, trái phiếu cơng ty. Mục đích của nhà đầu tư là giá trị vốn đầu
tư, lợi tức họ nhận được từ đầu tư, không quan tâm đến mối quan hệ dài hạn và

kiểm soát doanh nghiệp. Nhà đầu tư khơng có bất kỳ quyền kiểm sốt nào trong q
trình ra quyết định của cơng ty. Sự khác biệt chủ yếu ở đây chính là lợi ích lâu dài
mà nhà đầu tư mong muốn ở doanh nghiệp nước chủ nhà. Họ kiểm soát lâu dài hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp nước chủ nhà thông qua nắm giữ quyền sở hữu
tài sản trong doanh nghiệp với tỷ lệ đủ lớn để gây ảnh hưởng đáng kể về quản lý
doanh nghiệp. Họ cũng có nguy cơ rủi ro cao hơn, nhưng có quyền kiểm sốt, quản
lý hoạt động doanh nghiệp một cách đáng kể hơn.
2.2 Các lý thuyết liên quan
Các lý thuyết về đầu tư nước ngoài được đề xuất chủ yếu thơng qua việc quan
sát q trình đầu tư nước ngồi của các cơng ty Hoa Kỳ, các công ty Nhật Bản và
các công ty đa quốc gia từ các nước phát triển khác kể từ cuối Thế chiến thứ II và


8

sự xuất hiện của các công ty đa quốc gia ở các nước đang phát triển trong những
năm gần đây. Về bản chất, các lý thuyết đưa ra nhằm cố gắng trả lời các câu hỏi sau
đây:
+ Who – Ai là nhà đầu tư? Một doanh nghiệp mới hay một công ty đa quốc
gia đã được thành lập?
+ What – Loại hình đầu tư gì? Mua lại và sáp nhập? Đầu tư lần đầu hay đầu
tư bổ sung?
+ Why – Tại sao đầu tư ra nước ngoài? Doanh nghiệp muốn thu được nhiều
lợi nhuận hơn bằng cách tăng doanh thu hoặc giảm chi phí.
+ Where – Tiến hành đầu tư ở đâu? Lựa chọn địa điểm đầu tư – lựa chọn này
bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, xã hội/văn hóa và chính trị.
+ When – Khi nào doanh nghiệp chọn cách đầu tư ra nước ngoài? Thời điểm
quyết định xâm nhập thị trường nước ngoài bị ảnh hưởng bởi tuổi của sản phẩm,
tính đa quốc gia của doanh nghiệp.
+ How – Doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài như thế nào? Cách nào được lựa

chọn để xâm nhập vào thị trường nước ngoài? Lựa chọn bao gồm xuất khẩu, cấp
bản quyền, nhượng quyền kinh doanh.
2.2.1 Lý thuyết thƣơng mại quốc tế (International Trade Theory)
Mơ hình lý thuyết đầu tiên giải thích hoạt động đầu tư nước ngồi dựa trên lý
thuyết thương mại quốc tế là mơ hình Heckscher-Ohlin do Heckscher (1919) và
Bertil Ohlin (1933) xây dựng. Theo Lancaster (1957, p 19): "Lần đầu tiên mơ hình
Heckscher-Ohlin đã cung cấp một phân tích phù hợp các yếu tố thị trường vào lý
thuyết thương mại quốc tế". Đây là mơ hình cân bằng tổng thể nhằm xác định lợi
thế so sánh của một quốc gia. Mơ hình dùng để dự báo xem quốc gia nào sẽ sản
xuất mặt hàng gì trên cơ sở những yếu tố sản xuất sẵn có của quốc gia, đồng thời
mơ hình đưa ra kết luận sau: Quốc gia có nhiều yếu tố đầu vào tốt hơn nên xuất
khẩu các sản phẩm thâm dụng yếu tố đầu vào đó và nhập khẩu các sản phẩm thâm


9

dụng yếu tố đầu vào kia, kết luận này được gọi là Định lý Heckscher-Ohlin. Điều
này cung cấp một lời giải thích ban đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2.2.2 Lý thuyết về lợi thế độc quyền (The Theory of Firm-Specific
Ownership Advantages)
Lý thuyết này được khởi xướng bởi Hymer (năm 1960), đây là nỗ lực đầu tiên
xây dựng một lý thuyết độc lập nhằm giải thích xu hướng đầu tư nước ngồi. Ơng
quan sát sự tăng trưởng về hoạt động của các cơng ty Mỹ ở nước ngồi và cho rằng,
cơng ty nước ngồi muốn cạnh tranh với cơng ty bản địa phải có lợi thế riêng về
quyền sở hữu trí tuệ, tài sản vơ hình và khả năng tài chính. Nhờ lợi thế này, cơng ty
có thể vượt qua những khó khăn mà họ phải đối mặt trong cạnh tranh với công ty
địa phương, giúp họ bù đắp chi phí tăng thêm do hoạt động ở nước ngồi, khắc
phục sự thiếu kiến thức về môi trường địa phương, ho ặc phải bỏ chi phí lớn để có
nó. Lợi thế của công ty phát sinh từ tài sản tri thức nhờ: bằng sáng chế, kiến thức kỹ
thuật độc quyền khác, có thể là cơng nghệ hay nhãn hiệu, chẳng hạn như nói đến

Cocacola là người ta nghĩ ngay đến “nước uống ga có mùi quế” hay nhãn hiệu
Heineken nổi tiếng với những mẩu quảng cáo rất hấp dẫn (ở Thuỵ Sỹ có một căn
hầm bí mật…). Khác với máy móc, thiết bị có thể chuyển giao dễ dàng cho cơng ty
khác, tài sản tri thức chỉ có thể tồn tại và tạo ra giá trị trong công ty mà họ thành
lập. Tài sản này có thể dễ dàng di chuyển tới bất kỳ nơi nào và cung cấp phương
tiện sản xuất bổ sung với chi phí thấp, giúp cơng ty đ ạt được hiệu quả sản xuất trong
nhiều nhà máy nên cơng ty sẽ lựa chọn hình thức FDI chứ không cấp giấy phép
hoặc bán chúng. Hơn nữa, người mua tài sản này không bao giờ nhận được thông
tin và trả giá đầy đủ một lần nên tài sản này khơng thể tách rời cơng ty. Do đó, cơng
ty chọn hình thức FDI mà khơng chọn hình thức khác để khai thác lợi thế này.
Ngược lại, tài sản vật chất thường không tạo ra sự dịch chuyển của dịch vụ tại một
địa điểm mà không làm giảm năng suất của nó ở các địa điểm khác. Vì vậy, kinh tế
quy mô dựa trên cường độ vật lý không dẫn đến FDI.


10

Tóm lại, việc giải thích FDI dựa trên lợi thế sở hữu là doanh nghiệp FDI thực
hiện hoạt động sản xuất kinh doanh ở nơi mà họ có và duy trì được một số lợi thế sở
hữu riêng so các công ty địa phương ở nước sở tại. Tuy nhiên, lợi thế này chỉ là điều
kiện cần để công ty thành cơng ở nước ngồi, khơng giải thích động cơ di chuyển
sang nước khác, họ có thể khai thác lợi thế này thông qua c ấp giấy phép, xuất khẩu.
2.2.3 Lý thuyết vòng đời của sản phẩm (Product Life Cycle Theories)
Lý thuyết này được S. Hirsch đưa ra trước tiên và sau đó được R. Vernon phát
triển một cách có hệ thống từ năm 1966. Lý thuyết này lý giải cả đầu tư quốc tế lẫn
thương mại quốc tế, coi đầu tư quốc tế là một giai đoạn tự nhiên trong vòng đời sản
phẩm. Lý thuyết này cho thấy vai trò của các phát minh, sáng chế trong thương mại
và đầu tư quốc tế bằng cách phân tích q trình quốc tế hoá sản xuất theo các giai
đoạn nối tiếp nhau. Ưu điểm của lý thuyết này là đưa vào được nhiều yếu tố cho
phép lý giải sự thay đổi theo ngành hoặc việc dịch chuyển dần các hoạt động công

nghiệp của các nước tiên phong về công nghệ, trước tiên là đến các nước "bắt chước
sớm", sau là đến các nước "bắt chước muộn".
Hai ý tưởng làm căn cứ xuất phát của lý thuyết này rất đơn giản, đó là:
+ Mỗi sản phẩm có một vịng đời, từ khi xuất hiện cho đến khi bị đào thải;
vòng đời này dài hay ngắn tuỳ vào từng sản phẩm.
+ Các nước công nghiệp phát triển thường nắm giữ những công nghệ độc
quyền do họ khống chế khâu nghiên cứu và triển khai và do có lợi thế về quy mơ.
Theo lý thuyết này, ban đầu phần lớn các sản phẩm mới được sản xuất tại
nước phát minh ra nó và được xuất khẩu đi các nước khác. Nhưng khi s ản phẩm
mới đã được chấp nhận rộng rãi trên thị trường thế giới thì sản xuất bắt đầu được
tiến hành ở các nước khác. Kết quả rất có thể là sản phẩm sau đó sẽ được xuất khẩu
trở lại nước phát minh ra nó. Cụ thể vịng đời quốc tế của một sản phẩm gồm 3 giai
đoạn:


11

- Giai đoạn 1: Sản phẩm mới xuất hiện cần thơng tin phản hồi nhanh xem có
thoả mãn nhu cầu khách hàng không và được bán ở trong nước cũng là để tối thiểu
hố chi phí. Xuất khẩu sản phẩm giai đoạn này không đáng kể. Người tiêu dùng chú
trọng đến chất lượng và độ tin cậy hơn là giá bán sản phẩm. Qui trình sản xuất chủ
yếu là sản xuất nhỏ.
- Giai đoạn 2: Sản phẩm chín muồi, nhu cầu tăng, xuất khẩu tăng mạnh, các
đối thủ cạnh tranh trong và ngồi nước xuất hiện vì thấy có thể kiếm được nhiều lợi
nhuận. Nhưng dần dần nhu cầu trong nước giảm, chỉ có nhu cầu ở nước ngồi tiếp
tục tăng. Xuất khẩu nhiều (đạt đến đỉnh cao) và các nhà máy ở nước ngoài bắt đầu
được xây dựng (sản xuất mở rộng thông qua FDI). Giá trở thành yếu tố quan trọng
trong quyết định của người tiêu dùng.
- Giai đoạn 3: Sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, thị trường ổn định, hàng hóa trở
nên thơng dụng, các doanh nghiệp chịu áp lực phải giảm chi phí càng nhiều càng tốt

để tăng lợi nhuận hoặc giảm giá để tăng năng lực cạnh tranh. Cạnh tranh ngày càng
khốc liệt, các thị trường trong nước trì trệ, cần sử dụng lao động rẻ. Sản xuất tiếp
tục được chuyển sang các nước khác có lao động rẻ hơn thơng qua FDI. Nhiều nước
xuất khẩu sản phẩm trong các giai đoạn trước (trong đó có nước phát minh ra sản
phẩm) nay trở thành nước chủ đầu tư và phải nhập khẩu chính sản phẩm đó vì sản
phẩm sản xuất trong nước khơng cịn cạnh tranh được về giá bán trên thị trường
quốc tế. Các nước này nên tập trung đầu tư cho những phát minh mới.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, lý thuyết này có một số điểm hạn chế như
sau:
Các giả thuyết mà lý thuyết này đưa ra căn cứ chủ yếu vào tình hình thực tế
của đầu tư trực tiếp của Mỹ ra nước ngồi trong những năm 1950-1960. Nhưng nó
khiến tác giả không thể lý giải được đầu tư của Châu Âu sang Mỹ. Còn về bản chất
của các phát minh, R. Vernon khơng phân biệt được các hình thức phát minh khác
nhau. Tác giả chỉ xem xét trường hợp duy nhất đó là những thay đổi về cơng nghệ
diễn ra đồng thời cả đối với đặc điểm của sản phẩm và qui trình sản xuất. J.M.


12

Finger (1975) phân biệt hai loại phát minh khác nhau đó là phát minh liên quan đến
đặc điểm sản phẩm và phát minh liên quan đến qui trình sản xuất và chỉ ra rằng xuất
khẩu của Mỹ bị ảnh hưởng nhiều của sự khác biệt về sản phẩm chứ ít chịu ảnh
hưởng của những tiến bộ trong qui trình sản xuất. Về thời gian của vịng đời, khơng
nhất thiết các giai đoạn khác nhau phải diễn ra tuần tự trong một khoảng thời gian
quá ngắn. Vòng đời sản phẩm phải đủ dài để đảm bảo sự chuyển giao thực sự sản
xuất trên phạm vi quốc tế.
Trong các nghiên cứu sau, R. Vernon đã khẳng định rằng thời gian giữa khi
bắt đầu sản xuất một sản phẩm mới ở Mỹ đến khi bắt đầu sản xuất ở nước ngoài liên
tục được rút ngắn trong giai đoạn 1945-1975. Ngày nay, khoảng thời gian này của
một nửa các sản phẩm tin học là chưa đến 5 năm; trong ngành hoá chất khoảng thời

gian này của một nửa các sản phẩm là chưa đến 10 năm. Việc giảm thời gian của
vòng đời sẽ đe doạ các vị trí đã có được và các u cầu về tiêu dùng và làm trầm
trọng hơn sự không ổn định. Lý thuyết của Vernon gặp nhiều khó khăn trong việc
giải thích sự di chuyển của một số hoạt động sản xuất như sản xuất các thiết bị theo
đó chu kỳ phụ thuộc vào nhu cầu của các ngành sản xuất hàng tiêu dùng có liên
quan chứ khơng phụ thuộc trực tiếp vào dung lượng thị trường này. Quan sát này
cho thấy một hạn chế quan trọng trật tự qui trình của các giai đoạn trong vịng đời
sản phẩm.
2.2.4 Lý thuyết nội bộ hoá (Internalization Theory)
Lý thuyết nội bộ hoá do Buckley và Casson đưa ra năm 1976, lý thuyết này
dựa trên lý thuyết công ty của Coase (1937). Theo lý thuyết này, giao dịch bên
trong công ty (Internal Transaction-IT) tốt hơn giao dịch bên ngồi cơng ty (Market
Transaction-MT). IT tốt hơn MT khi thị trường khơng hồn hảo. Trong thị trường
khơng hồn hảo, cơng ty ln đối mặt với các vấn đề: bản chất sản phẩm, chi phí
thực thi hợp đồng của đối tác và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Nội bộ hóa là cách
để cơng ty đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình và làm xuất hiện FDI. Nội bộ
hóa là việc các cơng ty đa quốc gia kiểm sốt tồn bộ q trình sản xuất kinh doanh


13

từ nguyên liệu đầu vào đến khâu bán hàng. Nguyên nhân là do mối quan hệ hợp
đồng với công ty địa phương thường gặp ba vấn đề: (i) sự trì hoãn hợp đồng của nhà
cung cấp đầu vào địa phương, họ thường đầu tư không tối ưu do lo ngại về tính ổn
định của hợp đồng khiến cho lợi nhuận và hiệu quả từ gia công của công ty giảm;
(ii) công ty lo ngại đối tác địa phương học hỏi công nghệ và trở thành đối thủ cạnh
tranh, hay sản xuất sản phẩm chất lượng thấp dưới nhãn mác chất lượng cao để phá
hủy uy tín cơng ty; (iii) mối quan hệ giữa công ty và đối tác địa phương có thể bị
ảnh hưởng bởi các hành động, thơng tin ẩn về thị trường địa phương như báo cáo
không trung thực thị trường (tồi tệ hơn so với thực tế) nhằm biện minh cho hiệu suất

nghèo nàn và tìm kiếm lợi ích cho riêng mình. Để giải quyết vấn đề này và giữ hoạt
động bên trong của mình, cơng ty thiết lập công ty con để cung cấp đầu vào, sản
xuất, cung ứng sản phẩm ở thị trường nước ngoài và xuất hiện hình thức FDI.
Tóm lại, cơng ty khơng chỉ sở hữu tài sản tri thức để có lợi thế mà phải có lợi
thế khai thác sở hữu trong q trình nội bộ hóa. Tuy nhiên, lý thuyết này chỉ quan
tâm đến tình trạng nội bộ hóa thị trường sản phẩm trung gian, vì tình trạng đó mà
cơng ty phải sở hữu, kiểm soát hoạt động gia tăng giá trị ở ngoài quốc gia. Chẳng
hạn như, một doanh nghiệp thép có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu
cung cấp và chi phí giao dịch cao khi phải mua quặng sắt từ nước ngoài, đặc biệt
khi doanh nghiệp này phải mua hàng ở một châu lục khác. Tuy nhiên, khi doanh
nghiệp này mua lại một công ty khai mỏ nước ngoài, tức là tiến hành việc nội bộ
hố bao gồm cả việc mua ln quặng sắt và chi phí vận chuyển, nó sẽ loại bỏ được
tình trạng thiếu thốn ngun liệu. Nội bộ hố phải có những lợi ích lớn hơn chí phí
phát sinh khi thành lập mạng lưới cơng ty mẹ – con thì mới được sử dụng.
2.2.5 Lý thuyết Eclectic Paradigm (OLI)
Đây là một mô hình được xây dựng khá cơng phu của Dunning (1977, 1979,
1981, 1988, 1996, 1998, 2000, 2001). Mơ hình này đã tổng hợp các yếu tố chính
của nhiều cơng trình nghiên c ứu trước đó nhằm lý giải về FDI. Theo Dunning, một
cơng ty tiến hành đầu tư nước ngồi khi có các lợi thế OLI - bao gồm Ownership


14

Advantage (lợi thế sở hữu), Location Advantage (lợi thế về vị trí) và Internalization
Incentives (lợi thế nội bộ hóa). Cụ thể, Dunning cho rằng các cơng ty có lợi thế sở
hữu (O), (như được thảo luận bởi Hymer) về các yếu tố cạnh tranh trong quá trình
sản xuất so với các đối thủ nước ngoài, chẳng hạn như bằng sáng chế, công nghệ
mới, thương hiệu hoặc khả năng quản lý nên duy trì lợi thế cho lợi ích riêng của họ
thay vì bán ho ặc cấp giấy phép sử dụng lợi thế đó cho các cơng ty khác. Những
cơng ty có lợi thế nội bộ hóa (I) (như được thảo luận bởi Buckley và Casson) nếu ký

kết hợp đồng với các cơng ty ở thị trường nước ngồi là một lựa chọn nguy hiểm.
Nó có thể dẫn đến tiết lộ lợi thế sở hữu cụ thể cho các công ty ở thị trường nước
ngồi, và do đó các cơng ty liên doanh hiện tại có thể là đối thủ cạnh tranh tiềm
năng trong tương lai. Bổ sung lợi thế về quyền sở hữu và lợi thế nội bộ hóa,
Dunning đưa thêm vào mơ hình lợi thế về vị trí cụ thể (L). Lợi thế vị trí cụ thể hàm
ý rằng các cơng ty c ần phải thu được lợi ích từ việc đầu tư tại một vị trí ở nước
ngồi, nếu không họ sẽ không cần phải thực hiện đầu tư ra nước ngồi.
Tóm lại, mơ hình OLI nhấn mạnh rằng một công ty nên đ ầu tư ra nước ngồi
khi có lợi thế sở hữu, cần phải nội bộ hóa trong cơng ty và thu được lợi ích từ vị trí
ở nước ngồi, cụ thể được thể hiện trong bảng 2.1.


15

Bảng 2.1: Mơ hình OLI đối với đầu tư quốc tế
Lợi thế quyền sở hữu (O)

Yếu tố quyết định Lợi thế Lợi thế nội bộ hóa (I)
vị trí (L)

- Vốn

- Ổn định chính trị

- Để giảm chi phí giao

- Cơng nghệ

- Chính sách của chính dịch


- Khả năng quản lý và tổ phủ về ưu đãi và khuyến - Để tránh hoặc khai thác
khích đầu tư
sự can thiệp của Chính
chức
- Khả năng tiếp thị

- Cơ sở hạ tầng

phủ (hạn ngạch, kiểm sốt

giá cả, chênh lệch thuế,
Khn
khổ
thể
chế
- Hiệp đồng các nền kinh
v.v.)
(thương
mại,
pháp
lý,
tế
- Để đạt được các hiệp
quan liêu)
- Lao động giá rẻ và có
tay nghề cao
- Quy mơ thị trường và
khả năng tăng trưởng
- Điều kiện kinh tế vĩ mô


đồng kinh tế
- Để kiểm soát nguồn
cung cấp đầu vào
- Để kiểm soát các cửa
hàng thị trường

- Tài nguyên thiên nhiên
(Nguồn: Dunning 1993, p. 81)
Cantwell and Narula, 2001, p. 156 cho rằng “Mơ hình OLI c ủa Dunning đã
cung cấp một khn khổ so sánh giữa các lý thuyết bằng cách thiết lập mặt bằng
chung, các điểm tiếp xúc giữa chúng, làm rõ mối quan hệ giữa các cấp độ khác nhau
trong phân tích và các câu hỏi của các nhà kinh tế khác nhau đã được quan tâm để
giải quyết". Ngoài ra, theo Galán and Benito (2001) mơ hình OLI của Dunning đã
cung cấp một khn khổ tồn diện nhất để giải thích FDI, trong đó tập trung giải
quyết thỏa đáng 3 câu hỏi đặt ra đối với hoạt động đầu tư nước ngồi của các cơng
ty đa quốc gia: “Tại sao phải đầu tư ra nước ngoài – Why?”; “Tại sao các công ty lại


16

lựa chọn FDI thay vì những hình thức khác – How?” và “Hoạt động đầu tư được đặt
tại đâu – Where?”.
Theo Rugman and Verbeke (2001), mơ hình OLI của Dunning được xem là
khuôn khổ khái niệm hàng đầu trong phân tích các yếu tố quyết định vị trí FDI
thơng qua hai đóng góp quan trọng. Một là, lợi thế cạnh tranh về vị trí của các nước
là khác nhau. Đóng góp thứ hai của mơ hình OLI cho phép xác định ba động cơ
khác nhau của FDI: tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên, tìm kiếm thị trường và tìm
kiếm hiệu quả. (1) Tìm kiếm tài ngun: đầu tư nước ngồi xảy ra khi các cơng ty
xác định vị trí quốc gia có nguồn tài ngun thiên nhiên hấp dẫn, ví dụ như khống
sản, các sản phẩm nơng nghiệp… (2) Tìm kiếm thị trường: các cơng ty đầu tư ra

nước ngồi để tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nó có tác dụng thay thế nhập khẩu và hỗ
trợ hoạt động thương mại trong nước. (3) Tìm kiếm hiệu quả: đầu tư nước ngồi
được thực hiện để thúc đẩy chun mơn hó a nguồn lực hiện có bao gồm lao động,
tài sản ở trong nước và nước ngồi của các cơng ty đa quốc gia hiệu quả hơn. Đây
là loại hình đầu tư nhằm hợp lý hóa hoạt động các cơng ty đa quốc gia và xu hướng
chun mơn hóa các chi nhánh trong mạng lưới nội bộ của các công ty này
(Dunning, 2000; Rugman and Verbeke, 2001).
Trên thực tế mơ hình OLI c ủa Dunning đã được sử dụng rộng rãi như là một
khn khổ lý thuyết tồn diện trong các nghiên cứu thực nghiệm nhằm xác định yếu
tố quyết định vị trí FDI cũng như giải thích các hoạt động của các cơng ty bên ngồi
ranh giới quốc gia. Nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên nhằm hỗ trợ khuôn khổ lý
thuyết OLI được thực hiện bởi Dunning and Queen. Mẫu nghiên cứu bao gồm 81
công ty đa quốc gia từ 22 quốc gia và 1.025 khách sạn nước ngoài. Kết quả nghiên
cứu đã cung cấp thơng tin hữu ích trong giải thích lý do tham gia của các cơng ty
nước ngồi trong ngành cơng nghiệp, trong đó lợi thế sở hữu được xác định có ảnh
hưởng lớn đến các quyết định của họ. Năm 2001, cũng trên khuôn khổ mô hình lý
thuyết OLI, Galán and Benito cũng đạt được kết quả nghiên cứu tương tự về lợi thế
sở hữu như Dunning and Queen khi kiểm tra mẫu 103 công ty đa quốc gia Tây Ban
Nha. Dựa trên cơ sở mô hình lý thuyết OLI, Driffield (2002) đã phân tích những


17

yếu tố ảnh hưởng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Vương quốc Anh. Kết quả
nghiên cứu cho thấy bên cạnh lợi thế sở hữu lợi thế vị trí cũng ảnh hưởng đến quyết
định của các công ty nước ngoài. Gần đây, Pheng and Hongbin (2006) đã nghiên
cứu quyết định đầu tư của 31 công ty đa quốc gia ngành xây dựng tại Trung Quốc
trong năm 2001 nhằm hỗ trợ mơ hình lý thuyết OLI của Dunning. Những lợi thế sở
hữu đã ảnh hưởng đến quyết định đầu tư nước ngồi của các cơng ty Trung Quốc.
Đối với lợi thế vị trí, kết quả nghiên cứu cho thấy một nhóm lớn các cơng ty đa

quốc gia Trung Quốc ở nước sở tại ảnh hưởng đến quyết định của các công ty đa
quốc gia Trung Quốc khác.
Đặc biệt, dựa trên cơ sở khung lý thuyết OLI của Dunning, tổ chức UNCTAD
(1998) đã đưa ra ba nhóm yếu tố ảnh hưởng mơi trường đầu tư của nước sở tại,
trong đó bao gồm nhóm yếu tố khung chính sách cho đầu tư nước ngồi; nhóm yếu
tố kinh tế và nhóm yếu tố thứ ba là tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi. Căn cứ vào
ba nhóm yếu tố này tổ chức UNCTAD đã có các cuộc điều tra thường niên từ năm
1998 cho đến nay nhằm đánh giá, xếp điểm cạnh tranh giữa các quốc gia trong thu
hút FDI. Đây là cơ sở rất quan trọng được các nhà khoa học cũng như chính phủ các
nước đánh giá cao trong việc sử dụng để đánh giá hiệu quả về cải thiện môi trường
đầu tư nhằm thu hút FDI ở cấp độ quốc gia.
Phụ lục 02 trình bày các yếu tố ảnh hưởng mơi trường đầu tư theo quan điểm
của Tổ chức UNCTAD.
Tóm lại, mơ hình OLI của Dunning cũng như những nghiên cứu thực nghiệm
hỗ trợ mơ hình lý thuyết này đã cho thấy ảnh hưởng của lợi thế sở hữu (O), lợi thế
vị trí (L) và lợi thế nội bộ hóa (I) đến quyết định đầu tư ra nước ngoài của các cơng
ty đa quốc gia. Trong đó, lợi thế sở hữu (O) và lợi thế nội bộ hóa (I) phản ánh lợi
thế thuộc về các công ty đa quốc gia, nó nằm ngồi sự kiểm sốt của nước thu hút
đầu tư, ngược lại lợi thế vị trí (L) lại là nền tảng cho sự can thiệp của chính phủ
trong quá trình cải thiện mơi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút dịng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngồi.


18

2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm
Nếu như các nhà nghiên cứu lý thuyết chủ yếu tập trung lý giải về hoạt động
FDI (ngoại trừ Dunning), thì các nhà nghiên cứu thực nghiệm đã cung cấp bằng
chứng thực tế về các yếu tố quyết định vị trí FDI. Trên cơ sở tổng kết của tác giả
cho thấy, cách thức tiếp cận của các nghiên cứu thực nghiệm hội tụ theo hai hướng:

+ Một là, dựa trên xu hướng dòng chảy của FDI để xác định yếu tố ảnh hưởng
thu hút hay cản trở đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một khu vực hay một quốc gia
cụ thể. Mục đích của các nghiên cứu thực nghiệm này là đưa ra những giải pháp
phù hợp nhằm thúc đẩy các lợi thế hoặc hạn chế những tồn tại để tăng cường thu
hút dòng vốn FDI hơn nữa.
+ Hai là, thiên về nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế truyền
thống hay các yếu tố mới liên quan đến chất lượng thể chế, tác động chính sách của
chính phủ, khoảng cách văn hóa, kho ảng cách địa lý… đến dịng chảy FDI. Mục
đích của họ là nhằm chứng minh nền tảng lý thuyết về các yếu tố quyết định vị trí
FDI.
Vì mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng
thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nên phần tổng quan các
tài liệu nghiên cứu thực nghiệm sẽ nghiêng về hướng nghiên cứu thứ nhất. Theo đó
nội dung phần này được kết cấu như sau:
Một là, tổng quan các kết quả nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng thu hút tại các
nền kinh tế đang phát triển, đây là các nhóm nước rấ


×