Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Phân tích và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 169 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

PHÂN TÍCH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HƯNG N

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ:
NGƠ TRÍ DŨNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN NGHIẾN

HÀ NỘI 2008


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP ............................ 4

1.1. Giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân................... 4
1.2. Chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo trong các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp ................................................................ 9
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo trong các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp ................................................................ 28
1.4. Đánh giá chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp .. 36
Kết luận chương 1 ...................................................................................... 44
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO


HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG
CÔNG NGHIỆP HƯNG YÊN ................................................................. 45

2.1. Giới thiệu khái quát về Trường Cao đẳng Công nghiệp
Hưng Yên và hệ trung cấp chuyên nghiệp của Trường ..................... 45
2.2. Phân tích chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp
của Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên.................................. 59
2.2.1. Khái quát....................................................................................... 59
2.2.2. Phân tích chất lượng đào tạo ngành Hạch tốn kế tốn ............... 63
2.2.3. Phân tích chất lượng đào tạo ngành Tin học quản lý ................... 73
2.2.4. Phân tích chất lượng đào tạo nghề Kỹ thuật điện tử,
Điện cơng nghiệp và dân dụng...................................................... 80
2.2.5. Phân tích một số điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo
hệ trung cấp chuyên nghiệp của Nhà trường ................................ 87
Kết luận chương 2 .................................................................................... 100


CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HƯNG YÊN .............101

3.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đào tạo hệ trung cấp
chuyên nghiệp tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên......... 101
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hệ trung
cấp chuyên nghiệp tại trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên ... 102
3.2.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
ngành Hạch toán kế toán ............................................................. 102
3.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
ngành Tin học quản lý ................................................................. 104
3.2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

nghề Kỹ thuật điện tử, Điện công nghiệp và dân dụng............... 110
3.2.4. Một số giải pháp chung nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp của Nhà trường.................. 111
3.2. Một số kiến nghị để thực hiện hiệu quả các giải pháp trên .............. 133
Kết luận chương 3 .................................................................................... 134
KẾT LUẬN ................................................................................................... 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


THESIS SUMMARY
With the study subject on “Analysis and some solutions to enhance the training
quality of the vocational secondary level at Hung Yen Industrial College”, the
thesis includes three chapters:
- Chapter 1: Theory background on the training quality management in
vocational training schools and centres
- Chapter 2: Analysis on the actual training quality of the vocational
training secondary level at Hung Yen Industrial College
- Chapter 3: Some suggestions on the training quality enhancement for the
vocational secondary level at Hung Yen Industrial College
Based on the theory background on the training quality management and the
analysis on the training quality of every secondary-level section at Hung Yen
Industrial College aimed at finding the actual quality and the reasons, the
author studied and suggested some solutions for the training quality
enhancement as follows:
- Some solutions to enhance the training quality for each secondary-level
vocation at the school;
- Some general solutions to enhance the training quality for the school’s
secondary level (teaching-staff


development, teaching method

innovation, completion on the training program’s objectives and contents,
facilities for training, cooperation with enterprises in training, and
vocational awareness education for students).
The solutions were resulted from surveyed ideas from some teachers, and heads
of some departments at Hung Yen Industrial College.


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Với đề tài: “Phân tích và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp tại trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên”,
bản luận văn cao học được kết cấu làm 3 phần chính:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo trong các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp.
- Chương 2: Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên
nghiệp của trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hệ
trung cấp chuyên nghiệp tại trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên.
Trên cở sở những vấn đề lý luận về quản lý chất lượng đào tạo trong các cơ
sở giáo dục nghề nghiệp, luận văn đã vận dụng để thực hiện phân tích chất
lượng đào tạo từng ngành, nghề hệ trung cấp chuyên nghiệp của trường Cao
đẳng Công nghiệp Hưng Yên nhằm tìm ra thực trạng chất lượng của từng ngành,
nghề đào tạo cũng như các nguyên nhân ảnh hưởng. Từ đó, luận văn đã nghiên
cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bao gồm:
- Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của từng ngành,
nghề hệ trung cấp chuyên nghiệp của Nhà trường;
- Một số giải pháp chung nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hệ trung cấp
chuyên nghiệp của Nhà trường (liên quan đến các lĩnh vực: phát triển đội ngũ
giáo viên, đổi mới phương pháp dạy học, hồn thiện mục tiêu và nội dung

chương trình đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo, liên kết đào tạo với
các doanh nghiệp và giáo dục nhận thức nghề nghiệp cho học sinh).
Các giải pháp này đã được đưa ra lấy ý kiến thăm dò của một số giáo viên
chun mơn, lãnh đạo một số các phịng, khoa, tổ bộ môn của trường Cao đẳng
Công nghiệp Hưng Yên.


1

LỜI MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nền kinh tế Việt Nam đang trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại
hố, phát triển và hội nhập. Chúng ta đang phấn đấu tới năm 2020 sẽ cơ bản
trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nhu cầu nhân lực cho
phát triển ngày càng tăng cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Một thực tế tồn
tại ở nước ta trong thời gian qua đó là việc thiếu trầm trọng lực lượng lao
động trực tiếp có trình độ, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cao. Đại hội Đảng lần
thứ X đã nhận định: "Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học
chưa cân đối với giáo dục phổ thông. Đào tạo nghề còn thiếu về số lượng và
yếu về chất lượng". Chính vì vậy, phát triển giáo dục nghề nghiệp luôn nhận
được sự quan tâm và đầu tư của Đảng và Nhà nước. Đại hội Đảng lần thứ X
đã định hướng phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2006 - 2010: "Mở
rộng quy mô dạy nghề và trung học chuyên nghiệp, đảm bảo tốc độ tăng
nhanh hơn đào tạo đại học, cao đẳng".
Sự hội nhập ngày càng sâu và rộng của Việt Nam vào khu vực và thế
giới đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của
chúng ta, nhưng cũng tạo ra một sức ép to lớn đối với các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp này về vấn đề quản lý, chất lượng... Sự cạnh tranh trong lĩnh vực giáo
dục - đào tạo đã bắt đầu hình thành. Chìa khố để các cơ sở giáo dục nghề

nghiệp có thể đứng vững và phát triển đó là chất lượng: khơng ngừng nâng
cao chất lượng đào tạo của cơ sở mình.
Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên là một cơ sở giáo dục nghề
nghiệp đa ngành, đa nghề. Vấn đề chất lượng đào tạo các hệ đào tạo, ngành
học của trường, trong đó có hệ trung cấp chun nghiệp, ln nhận được sự
quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo Nhà trường. Song, để nâng cao chất


2

lượng đào tạo của trường trong giai đoạn mới, cần phải có sự phân tích một
cách tồn diện và các giải pháp phù hợp.
Với những lý lẽ trên, học viên đã lựa chon đề tài: "Phân tích và một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp
tại trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên" làm nội dung nghiên cứu và
viết luận văn tốt nghiệp cao học.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Trên cơ sở nghiên cứu và hệ thống hoá lại những vấn đề lý luận về quản
lý chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phân tích thực
trạng chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp của trường Cao đẳng
Công nghiệp Hưng Yên, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp của Trường.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài nghiên cứu chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp, thực trạng chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp tại trường
Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI


Học viên đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa Mác Lênin (duy vật biến chứng, duy vật lịch sử) và các phương pháp thường được
dùng trong quản lý giáo dục: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp
điều tra - khảo sát để nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Về mặt lý luận, đề tài góp phần làm rõ và bổ sung những lý luận chung
về quản lý chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Về mặt thực tiễn, đề tài đóng góp một số giải pháp hướng vào việc nâng
cao chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp của trường Cao đẳng


3

Công nghiệp Hưng Yên trong thời gian tới, đồng thời bổ sung thêm những
kiến thức về quản lý chất lượng đào tạo đối với bản thân học viên nhằm thực
hiện tốt hơn cơng việc được giao.
KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngồi lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bản luận văn
tốt nghiệp cao học được chia ra làm 3 chương:
Chương 1 - Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo trong các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp.
Chương 2 - Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên
nghiệp của trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên.
Chương 3 - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
hệ trung cấp chuyên nghiệp tại trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên.
Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn
Văn Nghiến, khoa Kinh tế và Quản lý Trường Đại học Bách khoa Hà Nội,
cùng với sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp Trường Cao đẳng Công
nghiệp Hưng Yên. Xin trân trọng cảm ơn!



4

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
1.1. Giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ
1.1.1.1. Giáo dục và đào tạo
a- Giáo dục
Theo Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn
hố - Thơng tin, 1998), giáo dục và việc tác động có hệ thống đến sự phát
triển tình thần, thể chất của con người, để họ dần có được phẩm chất và năng
lực như yêu cầu đặt ra.
Các nhà giáo dục học thường đề cập đến giáo dục theo hai giác độ: giáo
dục theo nghĩa rộng và giáo dục theo nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, giáo dục được hiểu là q trình tồn vẹn hình thành
nhân cách, được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, thơng qua các
hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục với người được giáo dục để
truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loại người, từ
đó chuẩn bị cho con người tham gia và đời sống xã hội, lao động và sản xuất.
Từ khái niệm trên, có thể rút ra đặc trưng của giáo dục là:
- Giáo dục là quá trình hình thành nhân cách con người;
- Giáo dục là một q trình tự giác, có mục đích từ trước;
- Giáo dục là một quá trình chuẩn bị cho con người tham gia vào các lĩnh
vực khác nhau của đời sống xã hội;



5

- Giáo dục có thể được thực hiện bằng nhiều con đường, nhiều biện pháp
khác nhau, song đều hướng tới một mục đích là truyền thụ và lĩnh hội kinh
nghiệm lịch sử - xã hội của loài người.
Như vậy, giáo dục chính là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là hiện tượng
văn minh của xã hội loại người. Nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau
phát triển, tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên
cơ sở đó xã hội con người không ngừng tiến lên.
Theo nghĩa hẹp, giáo dục được hiểu là quá trình rèn luyện nhằm hình
thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách,
những hành vi và thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội cho con người, thuộc
các lĩnh vực tư tưởng, chính trị, đạo đức, lao động, học tập, thẩm mỹ, vệ sinh.
Từ những quan niệm trên về giáo dục, có thể rút ra bản của giáo dục là
quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội, tri thức của các
thế hệ loài người.
b- Đào tạo
Đào tạo được hiểu là một quá trình trang bị cho người học những tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo lao động cần thiết của ngành nghề và rèn luyện những
phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho họ. Đây cũng là một q trình tiếp tục
hồn thiện nhân cách cho mỗi người. Tuy nhiên, việc hình thành nhân cách
người học đã được định hướng theo một ngành nghề xác định (chẳng hạn
người theo học ngành hạch toán kế tốn được rèn luyện đức tính trung thực,
cẩn thận, cần cù...) để họ có thể đem những kiến thức đã được tiếp thu, lĩnh
hội áp dụng vào sản xuất xã hội.
Như vậy, đào tạo, về bản chất, là một phạm trù giáo dục, để chỉ riêng
lĩnh vực giáo dục về nghề nghiệp với một trình độ nghề nghiệp nhất định, tập
trung vào việc tạo cho người học có một nghề cụ thể để sau này họ có thể lao
động tự kiếm sống.



6

1.1.1.2. Giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục nghề nghiệp được hiểu là một q trình được tổ chức có mục
đích và nội dung cụ thể, để hình thành cho người học một nghề nào đó, q
trình này ln gắn liền với các quá trình lao động xã hội.
Về phạm vi, giáo dục nghề nghiệp, theo nghĩa rộng, bao hàm mọi bậc
đào tạo nghề nghiệp; theo nghĩa hẹp là chỉ việc đào tạo công nhân, nhân viên
kỹ thuật, nghiệp vụ, được tiến hành trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
1.1.2. Vị trí, vai trị của giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục
quốc dân
Hệ thống giáo dục quốc dân là tập hợp các cấp học - các giai đoạn giáo
dục, đào tạo - của một quốc gia, cùng với các trình độ đào tạo của từng cấp
học. Hệ thống giáo dục Việt Nam gồm 4 cấp học, đó là:
(1) Giáo dục mầm non;
(2) Giáo dục phổ thông;
(3) Giáo dục nghề nghiệp; và
(4) Giáo dục đại học và sau đại học.
Giáo dục nghề nghiệp là một cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân
với hai trình độ đào tạo là trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Điều 33 luật
Giáo dục 2005 đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là "...đào tạo
người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau,
có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong cơng nghiệp, có
sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự
tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ,
đáp ứng u cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh."
Giáo dục nghề nghiệp đặt trọng tâm vào việc đào tạo năng lực thực hành
nghề cho người học trên cơ sở nắm vững lý thuyết. Tuy vậy, từng trình độ đào
tạo lại có những mục tiêu cụ thể riêng.



7

(4) GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC

Đào tạo tiến sĩ
(2-4 năm)
Cao học
Đại học
(4-6 năm)
Cao đẳng
(2-3 năm)
(2) GIÁO DỤC PHỔ

(3) GIÁO DỤC NGHỀ
NGHIỆP

THÔNG

Cao đẳng nghề
(1-3 năm)

Trung cấp nghề
(1-3 năm)

Trung học phổ
thông (3 năm)

Trung học cơ sở (4 năm)


Trung cấp
chuyên
nghiệp

Sơ cấp nghề (<1 năm)

Tiểu học (5 năm)
(1) GIÁO DỤC MẦM NON

Mẫu giáo (3 năm)
Nhà trẻ (3 năm)

Hình 1.1. Giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân
Việt Nam


8

- Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ
năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính
sáng tạo, ứng dụng cơng nghệ vào cơng việc.
- Dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch
vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo.
Giáo dục nghề nghiệp cung cấp cho xã hội những kỹ thuật viên (trình độ
trung cấp, cao đẳng), cơng nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ có trình độ,
năng lực hành nghề, thể hiện qua các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
và kinh nghiệm làm việc của họ. Nhờ có cấp học này mà nhu cầu về lao động
làm việc trực tiếp của các đơn vị sử dụng lao động ở mọi lĩnh vực, mọi ngành
nghề, mọi giai đoạn phát triển được áp ứng. Do đó, giáo dục nghề nghiệp ln

nhận được sự quan tâm, đầu tư thích đáng của Nhà nước trong mọi thời kỳ,
mọi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, giáo dục nói chung, giáo
dục nghề nghiệp nói riêng đã có sự vận động, thay đổi để đáp ứng nhu cầu
của xã hội trong từng giai đoạn. Giáo dục nghề nghiệp hiện nay đang phát
triển theo những xu thế mới. Thứ nhất, tập trung đào tạo nghề cho học sinh
một cách toàn diện trên cả ba lĩnh vực: kiến thức, kỹ năng, thái độ, được định
hướng bởi nhu cầu của xã hội. Nhờ vậy, sau khi tốt nghiệp, học sinh có khả
năng làm việc với hiệu suất cao, chất lượng tốt. Thứ hai, thiết lập mối quan hệ
giữa nhà trường với xã hội. Nó thể hiện ở các nội dung: xã hội cùng tham gia
vào quá trình đào tạo của nhà trường, nhà trường đào tạo theo nhu cầu của xã
hội, kinh phí đào tạo được hỗ trợ một phần từ xã hội. Thứ ba, tiếp cận đào tạo
theo mô đun để đảm bảo sự liên thông giữa đào tạo ngắn hạn và dài hạn, giữa
các ngành nghề với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho người học được học theo
nhu cầu của mình.
1.1.3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp


9

Theo điều 36 luật Giáo dục 2005, cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm
các loại hình trường như sau:
- Trường trung cấp chuyên nghiệp;
- Trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, lớp
dạy nghề.
Trên thực tế, đa số các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện kết đào tạo
cả 2 trình độ của giáo dục nghề nghiệp bên cạnh việc đa dạng hoá ngành nghề
đào tạo. Ví dụ, trường Cao đẳng Cơng nghiệp Hưng Yên vừa đào các chuyên
ngành với trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, vừa đào tạo các chuyên
ngành ở cấp trình độ trung cấp chuyên nghiệp. Hình thức đào tạo trong các cơ

sở giáo dục nghề nghiệp cũng rất đa dạng: đào tạo ngắn hạn và dài hạn; đào
tạo chính quy và khơng chính quy; đào tạo tại trường, tại doanh nghiệp, đào
tạo từ xa... Chính vì vậy, việc quản lý chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp là phức tạp.
Các cơ sơ giáo dục nghề nghiệp có thể được tổ chức theo các loại hình:
trường cơng lập, trường dân lập, trường tư thục. Mỗi một loại hình nhà trường
khác nhau có ảnh hưởng đến quá trình tổ chức, quản lý hoạt động của trưởng,
trong đó có hoạt động đào tạo.
1.2. Chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo trong các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp
1.2.1. Bản chất của chất lượng đào tạo
1.2.1.1. Quan niệm về chất lượng
Chất lượng là một thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến trong bất cứ
một lĩnh vực nào. Tuy vậy, đứng trên những góc độ khác nhau, với mục tiêu
khác nhau thì chất lượng được quan niệm khác nhau. Một trong những quan
niệm về chất lượng được chấp nhận rộng rãi là định nghĩa của tổ chức Quốc


10

tế về Tiêu chuẩn hoá (ISO) trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000: "Chất lượng là
mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có".
u cầu ở đây được hiểu là các nhu cầu hay mong đợi đã được công bố
(đã được nêu ra dưới dạng các tài liệu hay có thể bằng lời, ví dụ như các yêu
cầu quy định trong hợp đồng), ngầm hiểu chung hay bắt buộc (những u cầu
mang tính thơng lệ hay phổ biến, không được quy định trong hợp đồng nhưng
mặc nhiên mọi ngưới có liên quan đều hiểu rõ các u cầu này).
Đặc tính vốn có của một đối tượng là những đặc tính tồn tại dưới dạng
nào đó thuộc đối tượng đó, nó khác với đặc tính được gán cho đối tượng (ví
dụ như giá, thời hạn cung cấp...).

Định nghĩa trên đề cập đến chất lượng của một đối tượng bất kỳ, đó có
thể là sản phẩm, hệ thống hay q trình. Từ định nghĩa trên, có thể rút ra
những điểm cần lưu ý về chất lượng, đó là:
- Chất lượng được đo bởi sự thoả mãn yêu cầu chứ không phải được đo
bằng mức độ hiện đại của công nghệ sản xuất sản phẩm. Các yêu cầu này
khơng chỉ từ phía khách hàng mà cịn từ các bên có liên quan, ví dụ các u
cầu mang tính pháp chế, nhu cầu của cộng đồng xã hội...
- Chất lượng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian, điều kiện
sử dụng bởi vì nhu cầu ln ln biến động, thay đổi.
- Để quản lý chất lượng hiệu quả, một tổ chức ngoài việc nắm bắt được
các yêu cầu đã được công bố rõ ràng dưới dạng các quy định, tiêu chuẩn còn
phải hiểu được những yêu cầu khơng thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ
có thể cảm nhận được chúng hoặc chỉ phát hiện được chúng trong quá trình sử
dụng.
1.2.1.2. Khách hàng và sản phẩm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
a- Khách hàng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp:
- Học sinh, sinh viên (người học):


11

Người học chính là những người được trang bị những tri thức mà cơ sở
giáo dục truyền đạt, đồng thời, họ cịn là những người trực tiếp nhận cung cấp
tồn bộ các dịch vụ mang tính hỗ trợ cho hoạt động đào tạo của cơ sở giáo
dục, như: dịch vụ giáo trình, tài liệu, thơng tin; vệ sinh, ăn uống, nghỉ ngơi...
Người học là khách hàng đặc biệt của các cơ sở giáo dục, bởi lẽ:
+ Người học là khách hàng của các cơ sở giáo dục, những cũng chính là
kết quả (sản phẩm đầu ra) của quá trình đào tạo với những tri thức đã được
trang bị. Chính vì vậy, khi đánh giá chất lượng đào tạo của một cơ sở giáo dục
phải có sự tham gia của người học, với tư cách là người tham gia đánh giá và

đối tượng được đánh giá.
+ Nhu cầu của người học không phải là căn cứ quan trọng nhất để các cơ
sở giáo dục nghiên cứu, xây dựng nội dung chương trình đào tạo, mà là u
cầu, địi hỏi của xã hội đối với lực lượng lao động.
+ Xu hướng hiện nay là người học được đặt ở vị trí trung tâm trong quá
trình đào tạo. Cơ sở giáo dục phải nắm bắt được các nhu cầu, đặc điểm của
người học để tổ chức thực hiện quá trình đào tạo. Người học là người được
học chứ không phải là người đi học.
- Các đơn vị sử dụng lao động (doanh nghiệp, trường học...):
Các đơn vị sử dụng lao động là khách hàng của cơ sở giáo dục được hiểu ở
góc độ: họ chính là người sử dụng kết quả đầu ra của q trình đào tạo và họ có
những u cầu, đòi hỏi nhất định đối với chất lượng đào tạo mà các cơ sở giáo
dục phải tìm hiểu, nắm bắt và đáp ứng. Xu hướng chung hiện nay trong giáo
dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đó là: đào tạo theo nhu cầu của các đơn vị
sử dụng lao động để không chỉ đơn thuần đáp ứng về mặt số lượng lao động mà
còn đáp ứng được nhu cầu thực tế của đơn vị sử dụng lao động về kiến thức, kỹ
năng, thậm chí cả thái độ làm việc trong mỗi lĩnh vực ngành nghề.


12

Theo quan điểm của quản lý chất lượng toàn diện hiện nay, khách hàng
được hiểu là toàn bộ những đối tượng có liên quan trực tiếp đến địi hỏi về
chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức phải đáp ứng nhu cầu của họ. Như
vậy, với cách tiếp cận này, ngoài 2 loại khách hàng trên, khách hàng của các
cơ sở đào tạo cịn bao gồm:
- Tồn bộ thành viên, bộ phận trong cơ sở đào tạo có tiêu dùng các sản
phẩm, dịch vụ cung cấp nội bộ trong đơn vị (được gọi là khách hàng bên
trong). Ví dụ, người giáo viên cũng được coi là khách hàng của cơ sở giáo
dục vì họ có sử dụng các sản phẩm, dịch vụ mà nội bộ cơ sở giáo dục làm ra,

như: danh sách học sinh, sinh viên do phòng đào tạo cung cấp; phương tiện,
thiết bị giảng dạy do phịng quản trị thiết bị cung cấp; giáo trình và tài liệu
tham khảo do thư viện cung cấp...
- Cha mẹ học sinh. Họ ln có những kỳ vọng, u cầu nhất định khi đầu
tư cho con em mình theo học ở một cơ sở giáo dục nào đó, ví du: các kỹ năng
làm việc mà con em họ sẽ được trang bị, cách quản lý người học của cơ sở
giáo dục... Các cơ sở giáo dục cần thiết phải tìm hiểu, quan tâm đến những kỳ
vọng, yêu cầu này.
- Các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo. Các cơ quan này
ln có những u cầu, đòi hỏi nhất định đối với hoạt động của các cơ sở giáo
dục, đặc biệt là việc thực hiện nhiệm vụ chun mơn: kế hoạch giảng dạy,
chương trình đào tạo, giáo án, sổ lên lớp...
- Cơ quan chủ quản. Cơ quan chủ quản cũng là khách hàng của các cơ sở
giáo dục vì họ ln có các u cầu về chất lượng hoạt động của cơ sở giáo
dục mà cơ sở phải đáp ứng và thực hiện theo các yêu cầu đó, ví dụ như các
u cầu về số lượng tuyển sinh, số lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp đạt
loại giỏi / khá, tỷ lệ và cơ cấu giáo viên, sử dụng kinh phí và các nguồn tài
chính khác để đầu tư cho chất lượng giảng dạy...


13

- Các tổ chức xã hội. Các tổ chức xã hội cũng có tiếng nói nhất định ảnh
hưởng đến quá trình hoạt động của cơ sở giáo dục. Ví dụ, hiệp hội kế tốn có
thể đưa ra những tiêu chí đánh giá hiệu quả của các kế toán viên. Đây có thể
coi là những địi hỏi của hiệp hội này đối với việc đào tạo nghề kế toán trong
các cơ sở giáo dục. Mặc dù nó khơng mang tính pháp lý nhưng các cơ sở giáo
dục có đào tạo ngành kế tốn sẽ phải tham khảo để hồn thiện chương trình
và phương pháp đào tạo nhằm thoả mãn các tiêu chí đó, tức là các cơ sở giáo
dục này đã cố gắng đáp ứng các yêu cầu mà hiệp hội đã đề ra.

- Chính quyền và người dân địa phương. Các đối tượng này cũng có các
yêu cầu đối với hoạt động của các cơ sở giáo dục, đặc biệt là trong vấn đề
quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú, an ninh, trật tự của nhà trường...
b- Sản phẩm của các cơ sở giáo dục đào tạo:
Đối với xã hội, sản phẩm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp (sản phẩm đào
tạo) chính là những con người lao động đã được đào tạo, có đầy đủ những
kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, thái độ làm việc theo đúng mục
tiêu đào tạo đã đề ra. Đây chính là nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị
trường lao động. Sự tốt, xấu, phù hợp của sản phẩm đào tạo (hay chất lượng
của sản phẩm) được thể hiện thông qua hành vi, năng lực của người lao động.
Đối với người học, sản phẩm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp lại là toàn
bộ những kiến thức, kỹ năng, thái độ của một ngành, nghề mà họ nhận được
trong thời gian theo học; là những dịch vụ hỗ trợ đào tạo mà cơ sở giáo dục
cung cấp: giáo trình, thơng tin, sinh hoạt...
1.2.1.3. Bản chất của chất lượng đào tạo
Khi đề cập đến chất lượng đào tạo, các nhà quản lý giáo dục thường nhấn
mạnh đến việc đạt được các mục tiêu đào tạo đã đặt ra. Theo GS. Lâm Quang
Thiệp và PGS. Lê Đức Ngọc, chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ
đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một chương trình đào tạo. Theo Lê


14

Đức Phúc (Viện Khoa học Giáo dục), chất lượng đào tạo là chất lượng thực
hiện các mục tiêu giáo dục. Như vậy, để đánh giá chất lượng đào tạo của một
trường cần phải phân tích, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu về mặt kiến
thức, kỹ năng và thái độ đã đề ra.
Các đơn vị sử dụng lao động lại có quan điểm riêng về chất lượng đào
tạo. Đối với họ, chất lượng đào tạo là mức độ đáp ứng các yêu cầu đặt ra
trong quá trình làm việc đối với người lao động. Người lao động phải được

trang bị những kiến thức, rèn những kỹ năng, định hướng thái độ làm việc cần
thiết, phù hợp với nhu cầu của đơn vị sử dụng.
Đối với người học, chất lượng đào tạo lại thường được nhìn nhận thơng
qua nội dung, phương pháp đào tạo, các điều kiện cơ sở vật chất và giảng viên
của cơ sở đào tạo. Theo họ, một chương trình đào tạo có chất lượng phải là
một chương trình có nội dung kiến thức phù hợp (người học cịn thiếu, người
học cần sử dụng đến cho cơng việc sau này); phương pháp truyền đạt của
người thầy phù hợp, dễ hiểu; bên cạnh đó là vấn đề trang thiết bị dạy học, cơ
sở vật chất... Một trường đào tạo có chất lượng phải là một trường có cơ sở
vật chất khang trang, hiện đại, đội ngũ giáo viên có trình độ cao, có kinh
nghiệm giảng dạy, có uy tín...
Từ các nhận định trên về chất lượng đào tạo, có thể nhận thấy hai đặc
trưng cơ bản của chất lượng đào tạo, đó là:
- Tính phù hợp với mục tiêu đào tạo đã đặt ra, tức là kết quả đào tạo phải
khớp với mục tiêu đào tạo;
- Tính phù hợp với yêu cầu của xã hội, tức là kết quả đào tạo phải thoã
mãn được nhu cầu của xã hội về lao động cả về mặt số lượng và đặc biệt là về
mặt chất lượng.
Chất lượng đào tạo có hai đặc trưng cơ bản này bởi lẽ kết quả đào tạo
(sản phẩm đào tạo) chính là con người với những kiến thức, kỹ năng, thái độ


15

lao động đã được trang bị nhằm chuẩn bị tham gia vào các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Chính vì vậy, trước tiên cần phải xem xét, đánh giá sự phù hợp
của kết quả đào tạo với mục tiêu đào tạo đã đề ra. Nội dung và phương pháp
giảng dạy đều phải được xây dựng và thực hiện xuất phát từ mục tiêu đào tạo.
Mặc dù mục tiêu đào tạo được xây dựng xuất phát từ thực tiễn, từ đòi hỏi của
xã hội, nhưng những đòi hỏi này lại thường xuyên biến động, thay đổi theo

chiều hướng cao hơn. khắt khe hơn. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, sản
phẩm đào tạo sẽ phải hoạt động trong một nền kinh tế thị trường với đặc trưng
là tính cạnh tranh và tính quốc tế cao. Do đó, nhất thiết phải đánh giá sự phù
hợp của kết quả đào tạo với nhu cầu của xã hội. Theo PGS., TS. Trần Khánh
Đức, khi kết quả đào tạo phù hợp với mục tiêu đào tạo thì cơ sở giáo dục đã
đạt được chất lượng bên trong; khi kết quả đào tạo phù hợp với nhu cầu cầu
xã hội thì cơ sở giáo dục đã đạt được chất lượng bên ngồi.
Chính vì chất lượng đào tạo có hai đặc trưng cơ bản ở trên (và đó
cũng là hai yêu cầu đặt ra đối với chất lượng đào tạo) cho nên khi đánh giá
chất lượng đào tạo của một cơ sở giáo dục, nhất thiết phải đánh giá sự phù
hợp của kết quả đào tạo với mục tiêu đào tạo đã xây dựng và mức độ thoả
của những đơn vị sử dụng lao động.

Yêu cầu
xã hội

Kết
quả
đào
tạo

Mục tiêu
đào tạo

ĐÁP ỨNG

Hình 1.2. Minh hoạ chất lượng đào tạo


16


Như vậy, có thể kết luận chất lượng đào tạo là mức độ đáp ứng mục
tiêu đào tạo và yêu cầu xã hội của kết quả đào tạo.
Chất lượng đào tạo, cũng tương tự như chất lượng sản phẩm trong kinh
doanh, được tạo thành trong tất cả mọi hoạt động, mọi khâu của quá trình tạo ra
sản phẩm đào tạo. Do vậy, chất lượng đào tạo phải được xem xét trong mối
quan hệ chặt chẽ, thống nhất giữa tất cả các khâu: nghiên cứu, xây dựng mục
tiêu đào tạo; thiết kế nội dung, chương trình đào tạo; cơ sở vật chất; đội ngũ
giáo viên; phương pháp giảng dạy; đánh giá kết quả học tập; xâm nhập thực tế...
Chất lượng đào tạo và chất lượng sản phẩm trong kinh doanh đều có bản
chất giống nhau (mức độ đáp ứng các yêu cầu đặt ra). Tuy vậy, do kết quả đào
tạo là những con người và được thể hiện cụ thể ở những kiến thức, kỹ năng,
thái độ đã được trang bị nên việc đánh giá và quản lý chất lượng đào tạo sẽ
phức tạp hơn nhiều so với việc đánh giá, quản lý chất lượng sản phẩm trong
kinh doanh.
1.2.2. Quản lý chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp
Quản lý chất lượng nói chung và quản lý chất lượng đào tạo nói riêng là
một khía cạnh của chức năng quản lý. Đây chính là q trình tổ chức thực
hiện có hệ thống các biện pháp quản lý tồn bộ các quá trình đào tạo (từ khâu
tìm hiểu nhu cầu của thị trường lao động, thiết kế chương trình đào tạo, đến
công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo và kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo)
nhằm đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu
của người sử dụng lao động. Quản lý chất lượng đào tạo trong cơ sở giáo dục
nghề nghiệp có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, quản lý chất lượng đào tạo có mục tiêu trực tiếp là đảm bảo
chất lượng đào tạo phù hợp với mục tiêu đào tạo đã xây dựng và cải tiến chất
lượng đào tạo theo hướng phù hợp với nhu cầu của người sử dụng lao động.



17

Thứ hai, thực chất của quản lý chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp là tổng hợp các hoạt động của chức năng quản lý trong lĩnh
vực đào tạo, gồm: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát.
Thứ ba, do chất lượng đào tạo được tạo được tạo ra từ tất cả các khâu,
các công việc trong quá trình đào tạo nên việc đảm bảo và nâng cao chất
lượng đào tạo là trách nhiệm của tất cả các thành viên, các bộ phận trong cơ
sở giáo dục nghề nghiệp.
1.2.2.1. Quản lý chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000
ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng do tổ chức tiêu chuẩn hoá
quốc tế (International Standardization Organization - ISO) ban hành, đề cập
đến các lĩnh vực tiêu chuẩn hoá và quản lý chất lượng. Thực chất của bộ tiêu
chuẩn ISO 9000 là chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng, áp dụng các
biện pháp cải tiến chất lượng không ngừng để thoả mãn khách hàng và nâng
cao hiệu quả hoạt động, chứ không phải là kiểm định chất lượng sản phẩm.
ISO 9000 dựa trên việc văn bản hoá và được xây dựng theo các nguyên tắc:
(1) Viết ra những cái gì bạn làm; (2) Làm theo những gì bạn viết; (3) Triển
khai, duy trì và cải tiến hệ thống văn bản. Phiên bản mới nhất của bộ tiêu
chuẩn ISO 9000 là ISO 9000:2000, gồm 3 tiêu chuẩn: ISO 9000 - cơ sở và
thuật ngữ, ISO 9001 - các yêu cầu và ISO 9004 - hướng dẫn cải tiến hiệu quả
hoạt động.
Trong quản lý chất lượng đào tạo nói chung, quản lý chất lượng đào tạo
nghề nghiệp nói riêng, có thể vận dụng một số nguyên tắc của quản lý chất
lượng theo ISO 9000, cụ thể như sau:
Thứ nhất, luôn định hướng vào khách hàng. Chính vì chất lượng là sự
thảo mãn của khách hàng nên việc quản lý chất lượng phải nhằm vào việc đáp
ứng mục tiêu đó. Quản lý chất lượng là phải khơng ngừng tìm hiểu các nhu



18

cầu của khách hàng và xây dựng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu đó một
cách tốt nhất. Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ sở giáo dục:
- Phải ln hướng mọi hoạt động của mình về phía người học, ln phải
tìm hiểu những nhu cầu, mong đợi của họ để giải quyết, điều chỉnh hoạt động
của mọi bộ phận trong đơn vị. Tuỳ từng đối tượng người học cụ thể (cấp bậc
trình độ, khả năng nhận thức...) mà xây dựng phương pháp giảng dạy và các
biện pháp quản lý phù hợp. Đồng thời, các cơ sở giáo dục phải định kỳ thực
hiện đo lường, đánh giá sự thoả mãn của người học đối với hoạt động của đơn
vị mình thơng qua việc lấy ý kiến của người học, khuyến khích các giáo viên
thường xuyên đánh giá sự tiếp thu của người học.
- Thường xuyên nghiên cứu nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực và
đánh giá của xã hội về nguồn nhân lực mà cơ sở mình đào tạo. Công việc này
sẽ giúp các cơ sở giáo dục xây dựng mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo phù
hợp, đảm bảo đào tạo ra những người lao động có trình độ kiến thức, kỹ năng
thực hành và thái độ làm việc phù hợp với nhu cầu của xã hội; tránh được
việc làm ra những "phế phẩm".
Thứ hai, quản lý chất lượng theo cách tiếp cận quá trình. Q trình là
tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau hoặc tương tác để biến các đầu
vào thành đầu ra. Đầu vào của quá trình này là đầu ra của q trình trước đó.
Sự biến đổi trong q trình tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm. Một tổ chức
muốn điều hành có hiệu lực và hiệu quả, cần phải xác định và quản lý các quá
trình. Lợi ích của cách tiếp cận q trình là việc kiểm sốt tiếp diễn từ q
trình nọ sang q trình kia, đem lại mối liên kết giữa các quá trình cá lẻ trong
hệ thống các quá trình cũng như việc kết hợp và tương tác giữa chúng.
Hoạt động đào tạo trong các cơ sở giáo dục cũng là một mạng lưới các
q trình có mối liên hệ chặt chẽ, tương tác với nhau. Chính vì vậy, chất
lượng đào tạo khơng chỉ do hoạt động giảng dạy quyết định, mà nó được tạo



19

nên bởi toàn bộ các hoạt động trong cơ sở giáo dục. Mỗi một bộ phận trong
cơ sở giáo dục có thể thực hiện một hoặc một số các quá trình. Mỗi q trình
này đều có đầu vào, đầu ra riêng và cơ sở giáo dục cần phải nhận biết được
chúng để quản lý.
Bảng 1.1. Nhận diện đầu vào, đầu ra của một số quá trình trong cơ
sở giáo dục nghề nghiệp
Quá trình
Quá trình giảng dạy

Đầu vào
- Kế hoạch giảng dạy

Đầu ra
Kết quả học tập của

- Nội dung giảng dạy

người học

- Tài liệu giảng dạy
- Trang thiết bị hỗ trợ
- Thơng tin về người học...
Q trình lên kế

- Chương trình đào tạo


hoạch đào tạo

- Phân cơng giáo viên...

Q trình thanh tra
đào tạo nội bộ

Bản kế hoạch đào tạo

- Kết quả học tập của

Bản đánh giá chất lượng

người học

đào tạo

- Kế hoạch đào tạo
- Nội quy đào tạo...
Để đảm bảo nguyên tắc này trong quản lý chất lượng đào tạo, các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp cần phải có các biện pháp sau:
- Xác định rõ các quá trình trong hoạt động đào tạo; với mỗi quá trình
cần xác định kết quả đạt được, đầu vào / người cung ứng, đầu ra / khách hàng.
- Xác định quan hệ tác động qua lại giữa các quá trình này với nhau, mối
liên hệ giữa các quá trình này với các bộ phận chức năng trong cơ sở giáo
dục, từ đó quy định rõ trách nhiệm để quản lý các quá trình này, phân bổ
nguồn lực để thực hiện quá trình một cách tối ưu.


20


- Thường xuyên tổ chức đánh giá kết quả của các q trình để có các
biện pháp quản lý hiệu quả.
Quá trình đào tạo tổng thể trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được
minh hoạ ở sơ đồ 1.3.
ĐẦU VÀO

 Người học
 Người dạy
 Nội dung,
chương trình,
kế hoạch
giảng dạy
 Tài liệu
giảng dạy
 Cơ sở vật
chất...

QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

ĐẦU RA

NGƯỜI HỌC
CÁC HOẠT ĐỘNG:

- Giảng dạy
- Quản sinh
- Lên kế hoạch
- Cung cấp thiết
bị

- Kiểm tra, đánh
giá...

- Kiến thức
chuyên môn
- Kỹ năng
thực hành
- Thái độ làm
việc

Hình 1.3. Quá trình đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1.2.2.2. Quản lý chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp theo hệ thống quản lý chất lượng toàn diện
Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management - TQM) là một
phương thức quản lý của một tổ chức, định hướng vào chất lượng, dựa trên sự
tham gia của mọi thành viên và nhằm đem lại sự thành công dài hạn thơng
qua sự thoả mãn khách hàng, lợi ích của mọi thành viên của tổ chức đó và của
xã hội.
Mục tiêu tổng quát của TQM là đạt được chất lượng thoả mãn được nhu
cầu của khách hàng một cách tiết kiệm nhất. Đây là mục tiêu chung cần chia
sẻ giữa tất cả các thành viên của tổ chức từ những nhà quản lý đến những
người trực tiếp tác nghiệp. Các nguyên tắc cơ bản của TQM đó là: chú trọng
khách hàng, cải tiến chất lượng liên tục, tham gia toàn diện... Việc vận dụng


×