Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Tổng hợp than hoạt tính và nano znothan hoạt tính từ vỏ trấu và ứng dụng cho việc loại bỏ chất màu trong nước thải công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

---------------------------------

PHÙNG THỊ HỒI ANH

TỔNG HỢP THAN HOẠT TÍNH VÀ NANO ZnO/THAN HOẠT
TÍNH TỪ VỎ TRẤU VÀ ỨNG DỤNG CHO VIỆC LOẠI BỎ
CHẤT MÀU TRONG NƢỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT HÓA HỌC

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ ANH TUẤN

Hà Nội – Năm 2018


Luận văn thạc sĩ khoa học

Hóa học
LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của chúng tơi và khơng trùng
lặp với bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào khác. Các số liệu và kết quả
trong nghiên cứu là hồn tồn trung thực, chính xác và chƣa đƣợc sử dụng để bảo
vệ bất cứ một học vị nào và chƣa đƣợc ai công bố trong bất cứ cơng trình nghiên
cứu nào.


Hà Nội ngày 11 tháng 4 năm 2018
Người cam đoan:

Phùng Thị Hoài Anh

Phùng Thị Hoài Anh
GVHD: TS. Vũ Anh Tuấn

I


Luận văn thạc sĩ khoa học

Hóa học
LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới thầy TS. Vũ
Anh Tuấn, Bộ mơn Hóa Phân tích, Viện Kỹ thuật Hóa học, Đại học Bách Khoa Hà
Nội ngƣời đã ln tận tình hƣớng dẫn, động viên và giúp đỡ tơi trong cả q trình
lựa chọn đề tài cũng nhƣ q trình nghiên cứu.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy TS. Phạm Hùng Vƣợng, Viện Tiên
tiến khoa học và công nghệ, ĐH Bách Khoa, Hà Nội ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn
tơi trong suốt q trình nghiên cứu.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới các bạn sinh viên trong nhóm nghiên cứu khoa học
của Viện Kỹ thuật Hóa học đã ln cùng tơi và đóng góp ý kiến cho tơi trong suốt
q trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ mơn Hóa Phân tích, Viện
Kỹ thuật Hóa học, Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện tối đa để tơi hồn
thành luận văn của mình.
Luận văn đƣợc sự tài trợ của đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ Giáo dục

và Đào tạo, mã số B2017-BKA-53.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2018
Tác giả

Phùng Thị Hoài Anh

Phùng Thị Hoài Anh
GVHD: TS. Vũ Anh Tuấn

II


Luận văn thạc sĩ khoa học

Hóa học
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. I
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. II
MỤC LỤC ....................................................................................................... III
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. V
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. VI
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................VII
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 4
1.1. Tổng quan về nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải chứa thuốc nhuộm
tổng hợp......................................................................................................... 4
1.1.1. Tổng quan về nước thải công nghiệp .............................................. 4
1.1.2. Tổng quan về nước thải chứa thuốc nhuộm tổng hợp .................... 6
1.1.3. Phân loại thuốc nhuộm ................................................................... 8

1.1.4. Tác hại của nước thải công nghiệp và chứa thuốc nhuộm công
nghiệp ...................................................................................................... 12
1.2. Tổng quan về các phƣơng pháp xử lí chất màu từ nƣớc thải ............... 13
1.2.1. Phương pháp hấp phụ ................................................................... 14
1.2.3. Phương pháp sử dụng màng lọc ................................................... 14
1.2.4. Phương pháp đông keo tụ.............................................................. 15
1.2.5. Phương pháp sinh học .................................................................. 15
1.2.6. Phương pháp oxi hóa .................................................................... 16
1.3. Tổng quan về than hoạt tính ................................................................. 20
1.4. Tổng quan về vật liệu nano trên cấu trúc than hoạt tính ...................... 23
1.5. Tổng quan về kẽm oxit và cơ chế hấp phụ và phân hủy chất màu bằng
kẽm oxit ....................................................................................................... 26
1.5.1. Đặc tính và cấu trúc của kẽm oxit................................................. 26
1.5.2. Cơ chế xúc tác quang của ZnO ..................................................... 28
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM ............................................. 31
Phùng Thị Hoài Anh
GVHD: TS. Vũ Anh Tuấn

III


Luận văn thạc sĩ khoa học

Hóa học

2.1. Phƣơng pháp thực nghiệm ................................................................... 31
2.1.1. Quy trình tổng hợp than hoạt tính ................................................ 31
2.1.2. Quy trình tổng hợp kẽm ZnO/AC .................................................. 32
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................... 36
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu cấu trúc vật liệu ................................... 36

2.2.2. Phương pháp đánh giá khả năng xử lí chất màu ......................... 39
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 44
3.1. Kết quả phân tích tính chất của các vật liệu tổng hợp ......................... 44
3.1.1. Kết quả phân tích SEM ................................................................. 44
3.1.2. Kết quả phân tích XRD ................................................................. 45
3.1.3. Kết quả phân tích bằng phương pháp hấp phụ và khử hấp phụ N2
................................................................................................................. 47
3.2. Kết quả nghiên cứu khả năng xử lý chất màu của các vật liệu ............ 48
3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng xúc tác........................................ 52
3.3.1. Ảnh hưởng của lượng chất xúc tác ............................................... 52
3.3.2. Ảnh hưởng của nồng độ chất màu ................................................ 54
3.3.3. Ảnh hưởng pH ............................................................................... 56
3.3.4. Ảnh hưởng của các ion vô cơ ........................................................ 58
3.4. Kết quả nghiên cứu khả năng tái sinh của xúc tác ............................... 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 63
KẾT LUẬN ................................................................................................. 63
KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 64

Phùng Thị Hoài Anh
GVHD: TS. Vũ Anh Tuấn

IV


Luận văn thạc sĩ khoa học

Hóa học

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

AC

Than hoạt tính

Activated carbon

ZHC

Kẽm hidroxit cacbonat

Zinc hydroxide carbonate

AOPs

Các q trình oxi hóa nâng cao

Advanced oxidation processes

SEM

Kính hiển vi điện tử quét

Scaning electron microscope


FESEM

Kính hiển vi điện tử quét phát xạ

Field-emission Scaning

trƣờng

electron microscope

XRD

Nhiễu xạ tia X

X-ray diffraction

BET

BET

Brunauer- Emmett-Teller

UV

Tia cực tím

Ultra violet

VB


Vùng hóa trị

Valence band

CB

Vùng dẫn

Conduct band

Phùng Thị Hoài Anh
GVHD: TS. Vũ Anh Tuấn

V


Luận văn thạc sĩ khoa học

Hóa học
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Cấu trúc một số loại thuốc nhuộm cụ thể ..................................................... 11
Bảng 1.2. Thế oxi hóa của một số tác nhân oxi hóa ..................................................... 17
Bảng 2.1. Đặc tính của chất màu Janus Green B ......................................................... 39
Bảng 3.1. Đặc tính cấu trúc của các vật liệu AC, ZnO, ZnO/ZHC/AC và ZnO/AC ..... 47
Bảng 3.2. Kết quả xử lý chất màu JGB của AC, ZnO, ZHC/ZnO/AC và ZnO/AC ....... 48
Bảng 3.3.Các thông số động học của các phản ứng phân hủy JGB với lượng chất
xúc tác khác nhau .......................................................................................................... 52
Bảng 3.4. Các thơng số động học của q trình quang phân hủy JGB ở nồng độ

chất màu khác nhau ...................................................................................................... 54
Bảng 3.5. Các thơng số động học của q trình phân hủy JGB tại các giá trị pH
khác nhau ...................................................................................................................... 56
Bảng 3.6. Các thông số động học của phản ứng phân hủy chất màu với sự có mặt
của các anion vơ cơ ....................................................................................................... 59

Phùng Thị Hoài Anh
GVHD: TS. Vũ Anh Tuấn

VI


Luận văn thạc sĩ khoa học

Hóa học
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 . Một số ứng dụng của thuốc nhuộm trong cơng nghiệp................................ 7
Hình 1.2. Than hoạt tính (a) và cấu trúc của than hoạt tính (b) .................................. 21
Hình 1.3. Hình ảnh TEM của nano Ag/than hoạt tính tổng hợp bằng các phương
pháp (a) ngâm tẩm ướt, (b) phương pháp trộn, (c) phương pháp dùng hơi nước
nhiệt độ cao, và (d) và phương pháp khử một giai đoạn trong pha nước .................... 23
Hình 1.4. Hình ảnh SEM của ZnO/AC(a), HRTEM của composite ZnO/MWCNT ...... 25
Hình 1.5. Cấu trúc của ZnO .......................................................................................... 27
Hình 1.6. Cơ chế xúc tác quang .................................................................................... 29
Hình 2.1. Sơ đồ tổng hợp than hoạt tính từ trấu lúa ..................................................... 31
Hình 2.2. Sơ đồ tổng hợp ZnO/ZHC/AC ....................................................................... 34
Hình 2.3. Sơ đồ tổng hợp ZnO/AC ................................................................................ 35
Hình 2.4. Ðồ thị biểu diễn sự biến thiên của P/V(Po - P) theo P/Po ........................... 38
Hình 2.5. Cấu trúc phân tử JGB. .................................................................................. 39

Hình 2.5. Sơ đồ xử lý chất màu ..................................................................................... 42
Hình 2.6. Mơ hình đánh giá khả năng xử lý chất màu của các vật liệu ....................... 43
Hình 3.1. Hình ảnh SEM của AC (a), ZnO/ZHC/AC (b), ZnO (c) và ZnO/AC(d) ........ 44
Hình 3.2. Mẫu XRD của AC, ZnO, ZnO/ZHC/AC, ZnO/AC ......................................... 46
Hình 3.3. Khả năng hấp phụ JGB của các xúc tác (a) và đường động học (b) ............ 49
Hình 3.4. Phổ UV-vis của dung dịch JGB theo thời gian với xúc tác ZnO/AC ............ 51
Hình 3.5. Ảnh hưởng của lượng xúc tác thêm vào đến sự phân hủy JGB (a) và
đường động học(b) ....................................................................................................... 53
Hình 3.6. Ảnh hưởng của nồng độ chất màu ban đầu đến hiệu quả phân hủy JGB(a)

Phùng Thị Hoài Anh
GVHD: TS. Vũ Anh Tuấn

VII


Luận văn thạc sĩ khoa học

Hóa học

và đường động học (b) .................................................................................................. 55
Hình 3.7. Ảnh hưởng của pH tới quá trình phân hủy JGB (a) và đường động học (b)
của quá trình ................................................................................................................. 57
Hình 3.8. Ảnh hưởng của các anion vô cơ đến hiệu quả phân hủy JGB ở điều kiện:
0,05 g xúc tác, nồng độ chất màu 10mg/L, pH là 6,0 và nồng độ các anion là 2
mg/L (a) và đường động học của quá trình (b) ............................................................. 60
Hình 3.9. Khả năng tái sinh của xúc tác ZnO/AC......................................................... 62

Phùng Thị Hoài Anh
GVHD: TS. Vũ Anh Tuấn


VIII


Luận văn thạc sĩ khoa học

Hóa học

MỞ ĐẦU
Ngày nay, thế giới chúng ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm
trọng trong đó có vấn đề ơ nhiễm mơi trƣờng. Trái đất với ba phần tƣ diện tích bề
mặt là đại dƣơng cùng hệ thống sông hồ rộng khắp cho trữ lƣợng nƣớc dƣờng nhƣ
vô tận và con ngƣời tƣởng nhƣ không bao giờ dùng hết. Nhƣng hiện nay vấn đề về
nƣớc sạch và an toàn cho con ngƣời lại trở nên đáng lo ngại hơn bao giờ hết. Nguồn
nƣớc của chúng ta cùng với đất đai và không khí đang bị ơ nhiễm ở quy mơ và mức
độ trầm trọng do sự phát triển nhanh chóng của nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt
là ở các nƣớc đang phát triển. Việc thải các chất gây ô nhiễm vào nguồn nƣớc có tác
động nghiêm trọng đến hệ sinh thái cũng nhƣ sức khoẻ con ngƣời. Theo số liệu của
của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm thế giới có 13 triệu ngƣời tử vong liên
quan đến vấn đề mơi trƣờng. Tại nhiều quốc gia trên tồn cầu, trung bình cứ 100
ngƣời chết thì có hơn 10 ngƣời thiệt mạng vì các yếu tố mơi trƣờng, tiêu biểu nhƣ
nguồn nƣớc thiếu vệ sinh hay khơng khí ơ nhiễm .
Nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ đƣợc coi là các chất gây ô nhiễm nhƣ kim
loại nặng, chất hoạt động bề mặt, xianua, phenolic, thuốc nhuộm tổng hợp, vv.
Trong số đó, thuốc nhuộm tổng hợp là chất gây ơ nhiễm điển hình trong nƣớc thải.
Thuốc nhuộm tổng hợp đƣợc sản xuất rộng rãi trong thế kỷ 21 nhờ các tính chất độc
đáo của chúng nhƣ độ bền màu ƣớt cao, màu sắc rực rỡ, chi phí thấp và các phƣơng
pháp tổng hợp đơn giản. Chúng đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công
nghệ tiên tiến, trong các ngành dệt, giấy, da thuộc thuộc da, chế biến thực phẩm,
nhựa, mỹ phẩm, cao su, in ấn và các ngành công nghiệp sản xuất thuốc nhuộm để

cung cấp màu sắc cho sản phẩm [1]. Hiện nay, hơn 100.000 loại thuốc nhuộm
thƣơng mại đƣợc biết đến với sản lƣợng hàng năm là trên 700.000 tấn.
Trên thế giới đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về các phƣơng pháp loại
bỏ chất màu trong nƣớc thải công nghiệp. Nhiều nghiên cứu cho thấy than hoạt tính
khi kết hợp với một số vật liệu nano có khả năng xử lý rất tốt. Tại Việt Nam cũng

Phùng Thị Hoài Anh
GVHD: TS. Vũ Anh Tuấn

1


Luận văn thạc sĩ khoa học

Hóa học

đã có một số cơng trình nghiên cứu về tổng hợp than hoạt tính, tổng hợp các vật liệu
nano nhƣ nano bạc, nano kẽm oxit...
Tại các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam vấn đề này càng trở nên nhức
nhối. Với trình độ khoa học còn lạc hậu, kinh tế chƣa phát triển, nhân thức của
ngƣời dân cịn thấp, chúng ta đang gặp khó trong xử lí và bảo vệ mơi trƣờng. Càng
khó khăn hơn nữa khi chúng ta vẫn cần đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế, nâng
cao đời sống ngƣời dân.
Bên cạnh đó nguồn lúa gạo của Việt Nam rất dồi dào, chúng ta là một trong
các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới và là một trong hai nƣớc xuất khẩu
gạo lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Một thực tế là phế phẩm trấu từ ngành
này đang bị lãng phí trong khi nhiều cơng trình nghiên cứu trên thế giới và trong
nƣớc cho thấy trong trấu lúa chứa rất nhiều thành phần mà chúng ta có thể tận thu
để phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau trong sản xuất công nghiệp. Và tổng hợp
than hoạt tính từ vỏ trấu chính là một đề tài thú vị đƣợc nhiều cơng trình nghiên

cứu. Tại Việt Nam đề tài này càng có ý nghĩa to lớn vì khơng chỉ sản xuất đƣợc than
hoạt tính – một vật liệu có rất nhiều ứng dụng trong thực tế mà cịn góp phần giải
quyết vấn đề xử lí nguồn phế phẩm rất lớn trong nơng nghiệp.
Từ nhận thức đó em chọn đề tài: “Tổng hợp than hoạt tính và nano
ZnO/than hoạt tính từ vỏ trấu và ứng dụng cho việc loại bỏ chất màu trong
nƣớc thải công nghiệp.”
Đề tài này thành cơng sẽ góp phần loại bỏ các chất màu độc hại trong công
nghiệp (đặc biệt là công nghiệp dệt nhuộm ) đối với môi trƣờng đồng thời tận thu
vỏ trấu – nguồn phế phẩm nông nghiệp dồi dào. Hơn thế nữa, đề tài thành cơng cịn
góp phần làm giảm chi phí cho các doanh nghiệp, tổ chức trong việc xử lý nƣớc thải
sản xuất đồng thời đóng góp vào quá trình làm sạch mơi trƣờng, bảo vệ sự sống trên
trái đất. Nội dung cơ bản của luận văn gồm:

Phùng Thị Hoài Anh
GVHD: TS. Vũ Anh Tuấn

2


Luận văn thạc sĩ khoa học

Hóa học

- Tổng hợp than hoạt tính từ vỏ trấu.
- Tổng hợp kẽm oxit.
- Tổng hợp kẽm hidroxit cacbonat/ kẽm oxit/ than hoạt tính.
- Tổng hợp vật liệu nano kẽm oxit/than hoạt tính.
- Thử nghiệm hoạt tính của vật liệu qua xử lí chất màu Janus Green – B.
Trong q trình nghiên cứu chúng tơi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu
cấu trúc và đặc tính vật liệu nhƣ:

-

Kính hiển vi điện tử quét (SEM).

-

Nhiễu xạ tia X (XRD).

-

Phƣơng pháp đo bề mặt riêng BET.

-

Phƣơng pháp xác định nồng độ chất màu trong dung dịch UV-Vis.

Phùng Thị Hoài Anh
GVHD: TS. Vũ Anh Tuấn

3


Luận văn thạc sĩ khoa học

Hóa học
Chƣơng 1. TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải chứa thuốc nhuộm tổng
hợp
1.1.1. Tổng quan về nước thải công nghiệp

Ngày nay nƣớc thải công nghiệp đang là một thách thức cho các nền kinh tế,
đặc biệt là các nƣớc đang phát triển. Tại Việt Nam tình trạng quy hoạch các khu đô
thị chƣa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nƣớc thải nên ô nhiễm môi trƣờng ở các
thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động. Trong tổng
số 183 khu công nghiệp trong cả nƣớc, có trên 60% khu cơng nghiệp chƣa có hệ
thống xử lý nƣớc thải tập trung. Các đơ thị chỉ có khoảng 60% – 70% chất thải rắn
đƣợc thu gom; cơ sở hạ tầng thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải, chất thải chƣa đáp ứng
yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng. Thực tế cho thấy hầu hết sơng ngịi ở nƣớc ta, kể cả
hệ thống sơng lớn đều bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau. Nguyên nhân chính là
hầu hết lƣợng nƣớc thải chƣa đƣợc xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ, biển... Có tới
70% lƣợng nƣớc thải từ cơng nghiệp và sinh hoạt chƣa qua xử lý hoặc xử lý chƣa
đạt yêu cầu xả ra môi trƣờng.
Mỗi loại nƣớc thải của mỗi ngành cơng nghiệp có một đặc tính riêng, tuy
nhiên các thành phần chính của nƣớc thải bao gồm: kim loại nặng, dầu mỡ (chủ yếu
trong nƣớc thải ngành xi mạ), chất hữu cơ khó phân hủy (có trong nƣớc thải sản
xuất dƣợc phẩm, nông nghiệp, dệt nhuộm…). Các thành phần này khơng những khó
xử lý mà cịn độc hại đối với con ngƣời và môi trƣờng sinh thái. Quy mô hoạt động
sản xuất càng lớn thì lƣợng nƣớc càng nhiều kéo theo lƣợng xả thải cũng càng
nhiều. Bên cạnh đó, các thành phần khác trong nƣớc thải công nghiệp tuy không
phải là nguy hiểm nhƣng nếu quá nhiều và không đƣợc xử lý đúng cách cũng là mối
đe dọa lớn đối với nguồn nƣớc và mơi trƣờng. Nó có thể phá hủy nghiêm trọng hệ
sinh thái trong nƣớc và khiến nguồn nƣớc trở nên độc hại với sức khỏe con ngƣời.

Phùng Thị Hoài Anh
GVHD: TS. Vũ Anh Tuấn

4


Luận văn thạc sĩ khoa học


Hóa học

Ở nƣớc ta nguồn nƣớc mặt ở một số nơi bị ô nhiễm với mức độ nhiêm trọng,
nhất là trong các khu đô thị, xung quanh các khu công nghiệp, làng nghề. Tại các
lƣu vực sơng, ơ nhiễm và suy thối chất lƣợng nƣớc tập trung ở vùng trung lƣu và
hạ lƣu, nhiều nơi ô nhiễm nghiêm trọng, nhƣ ở lƣu vực sông Nhuệ - Đáy, sơng Cầu,
hệ thống sơng Đồng Nai. Trong đó phổ biến là ô nhiễm hữu cơ tại các lƣu vực sông
nhƣ sông Ngũ Huyện Khê (Bắc Ninh), sông Nhuệ đoạn chảy qua Hà Nội, sơng Sài
Gịn đoạn chảy qua Bình Dƣơng, Thành phố Hồ Chí Minh...; ơ nhiễm chất dinh
dƣỡng, kim loại nặng trong nƣớc dƣới đất tại vùng Đồng bằng Bắc bộ nhƣ: khu vực
Hà Đơng, Hồi Đức (Hà Nội), Ý Yên, Trực Ninh (Nam Định), thành phố Thái
Bình,...[2]. Sự ơ nhiễm mơi trƣờng nƣớc hiện khơng chỉ dừng lại ở nguồn nƣớc mặt
và còn thâm nhập xuống cả hệ thống nƣớc ngầm.
Có thể phân loại các nguồn ô nhiễm theo loại hình sản xuất nhƣ sau:
- Công nghiệp dệt nhuộm, may mặc.
- Công nghiệp in ấn.
- Công nghiệp hóa chất.
- Cơng nghiệp giấy và bột giấy.
- Cơng nghiệp vật liệu.
- Công nghiệp da giầy.
- Công nghiệp luyện kim.
- Cơng nghiệp cơ khí chế tạo.
- Cơng nghiệp điện- điện tử và công nghệ thông tin-viễn thông.
- Công nghiệp chế biến: thực phẩm, sản phẩm nơng nghiệp, gỗ, khốn sản.

Phùng Thị Hoài Anh
GVHD: TS. Vũ Anh Tuấn

5



Luận văn thạc sĩ khoa học

Hóa học

- Cơng nghiệp mơi trƣờng: tái chế, nghiên cứu sản xuất thiết bị - cơng nghệ
mơi trƣờng, dịch vụ mơi trƣờng, nƣớc rác rị rỉ…
- Công nghiệp bán dẫn.
- Công nghiệp thực phẩm.
….
Cùng với sự phát triển của cơng nghệ ngày càng có nhiều ngành nghề mới và
do đó các nguồn ơ nhiễm cũng biến động theo.
Trong nghiên cứu này chúng tôi đề cập tới nƣớc thải của các ngành sử dụng
thuốc nhuộm tổng hợp nhƣ: in ấn, dệt nhuộm, công nghiệp giấy, thực phẩm, mỹ
phẩm,…và tiêu biểu nhất là công nghiệp dệt nhuộm.
1.1.2. Tổng quan về nước thải chứa thuốc nhuộm tổng hợp
Nhƣ chúng ta biết thuốc nhuộm đƣợc ứng dụng trong rất nhiều ngành công
nghiệp và các lĩnh vực khác nhau của đời sống. Màu sắc đã trở thành phần không
thể thiếu của cuộc sống hiện đại. Mỗi một sản phẩm công nghiệp hay thủ cơng
nghiệp thậm chí là nơng nghiệp để thu hút khách hàng, tăng độ hấp dẫn hoặc tạo
tâm lí phù hợp đều mang màu sắc nhất định. Hình 1.1 cho thấy một số ứng dụng của
thuốc nhuộm tổng hợp trong công nghiệp và đời sống: công nghiệp dệt may, công
nghiệp giấy, công nghiệp in ấn, chất màu cho công nghiệp cao su silicon, chất màu
cho thực phẩm, mỹ phẩm, y tế…

Phùng Thị Hoài Anh
GVHD: TS. Vũ Anh Tuấn

6



Luận văn thạc sĩ khoa học

Hóa học

Hình 1.1. Một số ứng dụng của thuốc nhuộm trong công nghiệp.
Một trong các ngành sử dụng thuốc nhuộm nhiều nhất khơng thể nói đến là
ngành công nghiệp may mặc và dệt nhuộm. Tại Việt Nam ngành này đang phát
triển mạnh mẽ tạo ra sản lƣợng lớn các sản phẩm với mẫu mã và chất lƣợng vô
cùng phong phú đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho thị trƣờng trong nƣớc cũng
nhƣ xuất khẩu. Đồng thời ngành này cũng mang lại việc làm cho một lƣợng lớn
cơng nhân lao động và đóng góp to lớn vào GDP hàng năm. Nhƣng mặt trái của sự
phát triển này là lƣợng nƣớc thải rất lớn và rất độc hại với môi trƣờng và sức khỏe
con ngƣời. Hầu hết lƣợng nƣớc thải độc hại đó lại khơng đƣợc xử lý hoặc xử lý
không triệt để đã xả ra mơi trƣờng.

Phùng Thị Hồi Anh
GVHD: TS. Vũ Anh Tuấn

7


Luận văn thạc sĩ khoa học

Hóa học

Nƣớc thải của ngành may mặc dệt nhuộm thƣờng có màu mạnh, điển hình
có nồng độ trong khoảng 10-200 mg/L. Nƣớc thải thuốc nhuộm tổng hợp chứa
nhiều chất gây ô nhiễm nhƣ chất tẩy rửa, xà phòng, dầu chất béo, sunfua, soda, chất

hoạt động bề mặt, kim loại nặng, hoá chất điều chỉnh độ pH,… [3, 4]. Vì vậy, xét về
tác động mơi trƣờng, các ngành công nghiệp liên quan đến thuốc nhuộm tổng hợp
đƣợc xem là sử dụng nhiều nƣớc hơn các ngành công nghiệp khác và tất cả nƣớc
thải đều bị ô nhiễm rất cao.
Dữ liệu chính xác về lƣợng thuốc nhuộm thải ra trong các q trình khác
nhau trong mơi trƣờng là khơng có sẵn. Tuy nhiên, ngƣời ta ƣớc tính có khoảng 1015% thuốc nhuộm bị lãng phí vào mơi trƣờng sau khi hoàn thành các khâu nhuộm
sản phẩm [5].
Nƣớc thải thuốc nhuộm có độ kiềm khá cao, cƣờng độ màu, hàm lƣợng chất
màu và tổng chất rắn lớn.
Nƣớc thải từ các nhà máy dệt nhuộm có sự dao động rất lớn cả về lƣu lƣợng
lẫn hàm lƣợng các chất ô nhiễm, các chất rắn, chất rắn lơ lửng thay đổi theo mùa,
theo mặt hàng sản xuất và chất lƣợng của sản phẩm.
1.1.3. Phân loại thuốc nhuộm
Tùy theo cấu tạo, tính chất và phạm vi sử dụng mà ngƣời ta phân loại thuốc
nhuộm thành các nhóm, họ, loại, lớp khác nhau. Có thể phân loại thuốc nhuộm nhƣ
sau[6]:
+ Thuốc nhuộm trực tiếp: loại thuốc nhuộm này tự bắt màu trực tiếp với xơ
sợi không cần qua giai đoạn gia công trung gian, thƣờng dùng để nhuộm trực tiếp
cho sợi 100% cotton, xơ protein (tơ tằm) và xơ poliamit.
Thuốc nhuộm trực tiếp hầu hết là loại anion, là muối natri của các axit
sunfonic hay axit cacboxilic hữu cơ của các hợp chất có hệ mang màu chứa nhóm
azo (-N = N-) kiểu monoazo, diazo và đa số là poliazo. Một số là các hợp chất
ftaloxiamin và các hợp chất khác. Trong phân tử của chúng có chứa một hệ thống

Phùng Thị Hoài Anh
GVHD: TS. Vũ Anh Tuấn

8



Luận văn thạc sĩ khoa học

Hóa học

mối liên kết nối đơi, một số nhóm chất trợ màu (-OH, -NH2). Thuốc nhuộm trực
tiếp dễ hồ tan trong nƣớc do có chứa nhiều nhóm tan (-SO3Na , -COONa).
Ngồi ra trong thuốc nhuộm chứa nhóm triazin làm tăng khả năng bắt màu
của thuốc nhuộm vào vật liệu và nhóm xalixilic có thể tạo phức với các ion kim loại
nặng để tăng thêm độ màu.
+ Thuốc nhuộm hoàn nguyên: Thuốc nhuộm hoàn nguyên đƣợc dùng chủ
yếu để nhuộm chỉ, vải, sợi bông và lụa vicose.
Thuốc nhuộm hồn ngun gồm hai loại chính: nhóm đa vịng (có chứa nhân
antraquinon và các dẫn xuất) và nhóm indigoit (có chứa nhân indigo), trong phân tử
của chúng đều chứa các nhóm cacbonyl (C=O) nên cơng thức tổng qt là
R=C=O. Tất cả các thuốc nhuộm hồn ngun đều khơng hoà tan trong nƣớc và
trong kiềm.
+ Thuốc nhuộm phân tán: là những chất màu không tan trong nƣớc, đƣợc sản
xuất ở dạng hạt phân tán cao thể keo nên có thể phân bố đều trong nƣớc kiểu dung
dịch huyền phù, đồng thời có khả năng chịu ẩm cao, có cấu tạo phân tử từ gốc azo (N=N-) và antraquinon có chứa nhóm amin tự do hoặc đã bị thế (-NH2, -NHR, -NR2,
-NH-CH2-OH) nên thuốc nhuộm dễ dàng phân tán trong nƣớc.
+ Thuốc nhuộm lưu huỳnh: Trong phân tử của chúng có chứa cầu disunfua (S-S-) và nhiều nguyên tử lƣu huỳnh. Nguyên tử lƣu huỳnh nằm trong phân tử thuốc
nhuộm dƣới dạng sau: -S, -SH, -S-S-, -SO- nhiều khi nó nằm trong các dị vịng nhƣ
tiazol, tiazin, tiantren, azin. Nó có khả năng chịu ẩm tốt và hồn tồn khơng tan
trong nƣớc, dùng để nhuộm sợi cotton và vitco.
+ Thuốc nhuộm axit: là các loại muối sunfonat natri của các hợp chất hữu cơ
khác nhau, đƣợc coi nhƣ là muối của axit hữu cơ mạnh và một bazơ mạnh, có cơng
thức tổng qt R-SO3Na, nên khi nó hồ tan trong nƣớc chúng có phản ứng trung
tính và phân li triệt để thành anion mang màu (RSO- 3) và cation không mang
màu. Đồng thời chúng là những thuốc nhuộm thuộc nhóm mono và diazo, hydroxyl
và aminnosunfo axit antraquinon, triaryl metan. Trong phân tử thuốc nhuộm chứa


Phùng Thị Hoài Anh
GVHD: TS. Vũ Anh Tuấn

9


Luận văn thạc sĩ khoa học

Hóa học

một hoặc nhiều nhóm sunfoaxit nên dễ tan trong nƣớc.
Độ tận trích của thuốc nhuộm này từ 80 - 90%, phần còn lại đi vào nƣớc thải
làm cho nƣớc thải có chứa các ion kim loại nặng nhƣ Cr, Co, Cu [7].
+ Thuốc in, nhuộm pigment: là những thuốc nhuộm có gốc thuốc nhuộm
nhóm azo, hồn ngun đa vịng, ftaloxianin, dẫn xuất của antraquinon, chúng
khơng tan trong nƣớc, có màu bền, đƣợc nghiền nhỏ đến dạng bột mịn, pha chế với
các phụ liệu khác dùng để in hoa trên vải theo phƣơng pháp in pigment và dùng để
nhuộm xơ hoá học ở dạng khối.
+ Thuốc nhuộm hoạt tính: là loại thuốc nhuộm anion, có phần mang màu có
thể là từ thuốc nhuộm azo, antraquinon, axit chứa kim loại hoặc ftaloxianin nhƣng
chứa một vài nguyên tử hoạt tính có độ hồ tan trong nƣớc cao và khả năng chịu ẩm
tốt. Công thức tổng quát của thuốc nhuộm hoạt tính là S - F - T - X, trong đó:
S là nhóm cho thuốc nhuộm có tính tan, thƣờng là -SO3Na;
F là phần mang mầu của phân tử thuốc nhuộm nó quyết định mầu của thuốc
nhuộm;
T là gốc mang nhóm phản ứng;
X là nhóm phản ứng và nhóm này rất khác nhau, có thể là nhóm halogen hữu
cơ hoặc nhóm nguyên tử chƣa no và trong một phân tử thuốc nhuộm có thể chứa
một hoặc hai ba nhóm phản ứng.

Thuốc nhuộm hoạt tính dùng để nhuộm các loại xơ xenlulo, poliamit, len, tơ
tằm. Mức độ không gắn màu của thuốc nhuộm hoạt tính tƣơng đối cao, khoảng 30%
và do chứa gốc halogen hữu cơ nên làm tăng tải lƣợng độc hại AOX (Absorbable
Organic Chlorinated Compounds) trong nƣớc thải. Quá trình nhuộm phải sử dụng
lƣợng chất điện li khá lớn (NaCl, Na2SO4), chúng bị thải hoàn toàn sau nhuộm và
giặt (30 - 60 g/l). Nƣớc thải có muối rất có hại cho thuỷ sinh và cản trở việc xử lý
nƣớc thải bằng phƣơng pháp sinh học. Màu nhuộm hoạt tính thuộc nhóm azo là
nhóm mang màu hữu cơ khó phân hủy sinh học.
Các loại thuốc nhuộm phân tán, thuốc nhuộm hoàn nguyên, thuốc nhuộm

Phùng Thị Hoài Anh
GVHD: TS. Vũ Anh Tuấn

10


Luận văn thạc sĩ khoa học

Hóa học

trực tiếp… có thể dễ dàng loại bỏ bằng các phƣơng pháp hóa lý thơng thƣờng nhƣ
keo tụ, hấp phụ. Trong khi đó, thuốc nhuộm hoạt tính là loại thuốc nhuộm đƣợc sử
dụng nhiều nhất hiện nay nhƣng khác với các loại thuốc nhuộm khác, hiệu quả xử lý
thuốc nhuộm hoạt tính trong các hệ thống xử lý nƣớc thải dệt nhuộm rất thấp [8].
Hai loại thuốc nhuộm phổ biến nhất hiện nay là thuốc nhuộm azo (khoảng
70%) và anthraquinone (khoảng 15%) [9].
Bảng 1.1. Cấu trúc một số loại thuốc nhuộm cụ thể.
Thuốc nhuộm

Cấu trúc


Ví dụ

Azo
N=N

Anthraquinone

Indigoid

Phùng Thị Hồi Anh
GVHD: TS. Vũ Anh Tuấn

11


Luận văn thạc sĩ khoa học

Hóa học

Nitroso
N=O

Nitro

Triarylmethane

Phthalein

1.1.4. Tác hại của nước thải công nghiệp và chứa thuốc nhuộm công nghiệp

Nƣớc ô nhiễm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe con ngƣời cũng nhƣ
động thực vật. Nó khơng chỉ là ngun nhân của rất nhiều bệnh tật mà còn tác động
cực đoan đến môi trƣờng sống và hệ sinh thái của trái đất. Các công nghệ sản xuất
sử dụng nhiều nguồn ngun liệu, hóa chất khác nhau nên thành phần ơ nhiễm của
nƣớc thải chứa thuốc nhuộm khá phức tạp và do đó gây ra rất nhiều tác hại khác
nhau.

Phùng Thị Hoài Anh
GVHD: TS. Vũ Anh Tuấn

12


Luận văn thạc sĩ khoa học

Hóa học

Thuốc nhuộm có cƣờng độ sáng, màu sắc và có thể nhìn thấy ngay cả ở nồng
độ rất nhỏ (thấp đến 1 ppm). Sự phóng thích của chúng vào mơi trƣờng gây ra
những vấn đề nghiêm trọng lâu dài về môi trƣờng và sức khoẻ. Để đánh giá các
nguy cơ gây ra bởi các thuốc nhuộm đối với sức khoẻ con ngƣời và thủy sinh, nhiều
nghiên cứu đã đƣợc thực hiện [10]. Các kết quả đã chỉ ra, sự hiện diện của thuốc
nhuộm trong hệ sinh thái thủy sinh khơng chỉ gây khó chịu về mặt thẩm mỹ mà còn
dẫn đến giảm sự xâm nhập của ánh sáng mặt trời. Điều này làm giảm hoạt động
quang hợp và nồng độ oxy hòa tan và có tác động cấp tính độc hại đối với động
thực vật thủy sinh [9]. Nó có thể ảnh hƣởng xấu đến sức khoẻ con ngƣời nhƣ rối
loạn chức năng thận, hệ sinh sản, gan, đau nửa đầu, ung thƣ tuyến giáp, hệ thần kinh
trung ƣơng thông qua chuỗi thức ăn [11]. Hơn nữa, nó đƣợc coi là độc đối với da
nhƣ kích ứng, nhạy cảm, chàm và các vấn đề khác do tiếp xúc nhiều với thuốc
nhuộm.

Hầu hết các thuốc nhuộm khó phân huỷ do cấu trúc phức tạp và nguồn gốc
tổng hợp [12]. Trong đó, chất nhuộm hoạt chất antraquinone kháng lại sự phân hủy
và màu sắc trong một thời gian dài trong nƣớc thải. Thuốc nhuộm hoạt tính có tính
ổn định về mặt hóa học và có khả năng phân huỷ sinh học ít có thể đi qua các nhà
máy xử lý thông thƣờng không đƣợc điều trị. Vì vậy, nhiều phƣơng pháp đã đƣợc
phát triển để xử lý hiệu quả thuốc nhuộm từ nƣớc thải trƣớc khi thải ra môi trƣờng
đến nay.
1.2. Tổng quan về các phƣơng pháp xử lí chất màu từ nƣớc thải
Hiện nay có rất nhiều phƣơng pháp để xử lý chất thải thuốc nhuộm từ các
ngành công nghiệp khác nhau, tùy vào thành phần nƣớc thải ngƣời ta lựa chọn cơng
nghệ thích hợp. Trên thực tế mỗi công nghệ xử lý nƣớc thải thƣờng kết hợp nhiều
phƣơng pháp khác nhau. Có thể kể đến một số phƣơng pháp xử lý phổ biến nhƣ sau:

Phùng Thị Hoài Anh
GVHD: TS. Vũ Anh Tuấn

13


Luận văn thạc sĩ khoa học

Hóa học

1.2.1. Phương pháp hấp phụ
Trong phƣơng pháp này ngƣời ta sử dụng các chất có diện tích bề mặt lớn
với cấu trúc vi mao quản để hấp phụ các chất màu khó phân hủy hoặc không phân
hủy sinh học. Trong các chất này than hoạt tính đƣợc sử dụng phổ biến nhờ có các
đặc điểm đáp ứng đƣợc các yêu cầu trên. Phƣơng pháp hấp phụ rất hiệu quả trong
việc hấp phụ các thuốc nhuộm cation, chất cầm màu, thuốc nhuộm axit. Với thuốc
nhuộm trực tiếp và thuốc nhuộm phân tán phƣơng pháp này thể hiện kém hiệu quả

hơn.
Tuy nhiên việc dùng than hoạt tính trong xử lý chất màu là khơng thực tế do
sự cạnh tranh giữa các chất mang màu và các hợp chất vô cơ, hữu cơ làm giảm hiệu
quả hấp phụ. Do vậy than hoạt tính chỉ đƣợc dùng xử lý một trong nhiều bƣớc xử
lý.
Ngoài ra nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là không xử lý triệt để đƣợc chất
màu mà chỉ chuyển chất màu từ pha này sang pha khác, thời gian xử lý chậm, tạo ra
lƣợng bùn thải sau hấp phụ có màu sắc khác nhau và để an tồn cho mơi trƣờng lại
cần xử lý. Việc tính tốn lƣợng than hoạt tính để xử lý nƣớc thải màu cũng rất khác
nhau.
1.2.3. Phương pháp sử dụng màng lọc
Phƣơng pháp sử dụng màng lọc là phƣơng pháp sử dụng các vi lỗ kích thƣớc
micro của màng để lọc và sử dụng tính thẩm thấu lọc của màng để tách các chất
nhất định trong nƣớc thải. Hiện nay, quy trình tách màng thƣờng đƣợc sử dụng để
xử lý nƣớc thải nhuộm chủ yếu dựa trên các quá trình điều khiển áp lực, có khả
năng làm rõ, tập trung và quan trọng nhất là tách riêng thuốc nhuộm không liên tục
từ nƣớc thải. Việc lọc màng thƣờng bao gồm: lọc mcro (Micro-Filtration - MF),
siêu lọc (Ultra-Filtration - UF), lọc nano (Nano-Filtration NF), và thẩm thấu ngƣợc
(Reverse Osmosis - RO). Việc lựa chọn quá trình tách màng phải đƣợc quyết định
bởi chất lƣợng yêu cầu của nƣớc thải cuối cùng. Quá trình tách màng là một cơng

Phùng Thị Hồi Anh
GVHD: TS. Vũ Anh Tuấn

14


Luận văn thạc sĩ khoa học

Hóa học


nghệ tách mới, với hiệu quả tách cao, hoạt động dễ dàng, không ô nhiễm. Tuy
nhiên, công nghệ này vẫn không đƣợc quảng bá quy mơ lớn vì nó có giới hạn về
u cầu thiết bị đặc biệt, có đầu tƣ ban đầu cao và khả năng bám bẩn của màng [4].
1.2.4. Phương pháp đông keo tụ
Đây là một trong những phƣơng pháp truyền thống để xử lý nƣớc thải dệt
nhuộm. Trong phƣơng pháp này, ngƣời ta dùng các kim loại đa hóa trị nhƣ Al 3+ ,
Fe3+ hoặc Ca2+, có khả năng tƣơng tác với các hạt keo làm giảm điện thế bề mặt gây
lực đẩy tĩnh điện, tạo các bông cặn lắng đƣợc. Các chất màu và các chất khó phân
hủy sinh học bị hấp phụ vào các bông cặn này và lắng xuống tạo bùn của q trình
đơng keo tụ. Phƣơng pháp này đƣợc ứng dụng để khử màu của nƣớc thải và hiệu
suất khử màu cao đối với thuốc nhuộm phân tán [6]. Nhƣợc điểm của phƣơng pháp
này là lƣợng bùn lớn, chi phí hóa chất để điều chỉnh pH lớn và hiệu quả xử lý
không cao đối với các loại thuốc nhuộm có độ hịa tan lớn.
1.2.5. Phương pháp sinh học
Các phƣơng pháp sinh học thƣờng đƣợc sử dụng để xử lí thuốc nhuộm từ
nƣớc thải. Phƣơng pháp này cung cấp những lợi ích đáng kể nhƣ khơng tốn kém,
chi phí vận hành thấp, sản phẩm cuối cùng của q trình khống hồn tồn khơng
gây độc hại, ít sản xuất bùn và tiêu thụ ít nƣớc hơn. Nhiều báo cáo đã chỉ ra rằng
một số vi sinh vật, bao gồm nấm, vi khuẩn, nấm men, tảo,... có thể đƣợc sử dụng
cho việc khoáng hoá các thuốc nhuộm khác nhau trong điều kiện môi trƣờng nhất
định. Trên cơ sở nhu cầu về oxy, các phƣơng pháp sinh học có thể đƣợc phân thành
các loại hiếu khí, kị khí và khơng độc hại hoặc có tính ngẫu nhiên hoặc kết hợp các
phƣơng pháp này. Một phƣơng pháp hiếu khí sử dụng các vi khuẩn để xử lý nƣớc
thải nhuộm trong sự hiện diện của oxy trong khi các phƣơng pháp kị khí sử dụng
các vi khuẩn để xử ý thuốc nhuộm khi khơng có oxy [4]. Để tăng cƣờng hiệu quả
của xử lý thuốc nhuộm, một sự kết hợp xử lý hiếu khí và kị khí đƣợc áp dụng.
Trong đó, phƣơng pháp kị khí đƣợc thực hiện sau khi xử lý hiếu khí thƣờng đƣợc

Phùng Thị Hồi Anh

GVHD: TS. Vũ Anh Tuấn

15


Luận văn thạc sĩ khoa học

Hóa học

đề nghị để xử lý nƣớc thải nhuộm. Ƣu điểm của hệ thống này là q trình khống
hóa hồn tồn thƣờng đạt đƣợc do tác động hiệp đồng của các sinh vật khác nhau
[13]. Mặc dù, các phƣơng pháp sinh học có thể loại bỏ một lƣợng lớn thuốc nhuộm
nhƣng nhƣợc điểm chính của nó là thiếu mềm dẻo trong thiết kế và vận hành, quá
trình xử lý diễn ra chậm với vùng diện tích xử lí lớn hơn, thời gian ủ kéo dài, giảm
khả năng xử lí và dễ bị ảnh hƣởng bởi rung động.
1.2.6. Phương pháp oxi hóa
‫ ٭‬Q trình oxi hóa tiên tiến
Do thuốc nhuộm có cấu trúc hóa học bền nên để khử màu nƣớc thải dệt
nhuộm bằng phƣơng pháp oxi hóa cần phải dùng các chất oxi hóa mạnh. Các chất
oxi hóa hay đƣợc sử dụng để khử màu thuốc nhuộm nhƣ clo, các hợp chất clo,
các hợp chất của oxi nhƣ: Cl2, ClO2, KMnO4, H2O2, O3,…
Một trong các phƣơng pháp oxi hóa gây chú ý hiện nay là các q trình oxi
hóa tiên tiến (Advanced Oxidation Processes - AOPs) dựa trên sự tạo thành các gốc
tự do, đại diện là gốc hydroxyl OH •. Bản chất của quá trình này là tạo ra tại chỗ các
gốc OH‫ ٭‬nhờ sự có mặt của các chất oxi hóa, đây là một tác nhân oxi hóa rất mạnh
(bảng 1.2), gốc này sẽ phản ứng với hầu hết các chất màu cùng một lúc mà khơng
có sự phân biệt và chuyển chúng thành các chất khơng độc hại. Nhờ đó thời gian xử
lý diễn ra nhanh hơn. Bên cạnh đó (OH)x cũng có thể kết tủa một số ion kim loại
nặng.
Phƣơng pháp này có khả năng phân hủy trực tiếp các chất hữu cơ có cấu

trúc bền vững, tính độc cao, khó bị oxi hóa cũng nhƣ khó bị phân hủy bởi các vi
sinh vật thông thƣờng trong nƣớc mà không cần thu thập hay chuyển các chất
này sang bƣớc xử lý tiếp theo.
Hiện nay ngƣời ta còn thiết kế đƣợc hệ thống APOs có tính khử trùng và
khơng gây ra bất cứ chất độc hại mới nào trong nƣớc.
Nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là cần dùng lƣợng hóa chất lớn, chi phí

Phùng Thị Hồi Anh
GVHD: TS. Vũ Anh Tuấn

16


×