Tải bản đầy đủ (.pdf) (229 trang)

Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.99 MB, 229 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

LÊ QUỲNH LIÊN

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ
CÔNG TY ĐẾN ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN

HÀ NỘI – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

LÊ QUỲNH LIÊN

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ
CÔNG TY ĐẾN ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM

Chun ngành: Kế tốn, Kiểm tốn và Phân tích
Mã số: 9340301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN HỮU ÁNH

HÀ NỘI – 2020


i

LỜI CAM KẾT
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu
cầu về sự trung thực trong học thuật.
Nghiên cứu sinh

Lê Quỳnh Liên


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận án được nghiên cứu sinh thực hiện trong những năm học tập và nghiên cứu
tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Với những kiến thức mới và phương pháp
nghiên cứu khoa học chuyên sâu được trang bị, nghiên cứu sinh đã hoàn thành luận án
tiến sĩ chun ngành kế tốn, kiểm tốn và phân tích.
Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, Viện đào tạo Sau đại học, Ban lãnh đạo Viện Kế toán - Kiểm toán đã tạo
điều kiện thuận lợi để nghiên cứu sinh vừa có thể đảm bảo được cơng việc giảng dạy
vừa có thể tham gia học tập và nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Thầy

giáo hướng dẫn - PGS.TS Nguyễn Hữu Ánh đã tận tình hướng dẫn về mặt chuyên
môn, giúp đỡ từng bước cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho nghiên cứu sinh trong
suốt quá trình thực hiện luận án.
Nghiên cứu sinh trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học,
các thầy cô, các đồng nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện Kế toán –
Kiểm toán đã giúp nghiên cứu sinh có được những kiến thức quý báu về kinh tế lượng,
thống kê và những kiến thức chuyên ngành chuyên sâu để nghiên cứu sinh hoàn thiện
được luận án của mình.
Nghiên cứu sinh cũng xin cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của Cơng ty Vietstock, các
doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu sinh trong quá trình thu thập
dữ liệu để thực hiện luận án.
Cuối cùng nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, những
người đã ln giúp đỡ, hỗ trợ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình nghiên cứu và hồn
thành luận án.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Nghiên cứu sinh

Lê Quỳnh Liên


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM KẾT ............................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ........................................................................... viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của nghiên cứu ............................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4
1.5.1. Thu thập dữ liệu nghiên cứu ........................................................................... 4
1.5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu.............................................................................. 4
1.6. Kết cấu của luận án.............................................................................................. 6
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN ĐIỀU
CHỈNH LỢI NHUẬN.................................................................................................... 9
2.1. Những vấn đề cơ bản về quản trị công ty và điều chỉnh lợi nhuận ................. 9
2.1.1. Những vấn đề cơ bản về quản trị công ty ....................................................... 9
2.1.2. Những vấn đề cơ bản về điều chỉnh lợi nhuận ............................................. 14
2.1.3. Các lý thuyết vận dụng để nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến
điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp .................................................................. 25
2.1.4. Một số mơ hình đo lường điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp .............. 36
2.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về tác động của quản trị công ty đến
điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp .................................................................. 46
2.2.1. Đặc điểm của hội đồng quản trị và điều chỉnh lợi nhuận ............................. 46
2.2.2. Cơ cấu sở hữu và điều chỉnh lợi nhuận ........................................................ 56
2.2.3. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................. 61

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 64


iv

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN ĐIỀU CHỈNH
LỢI NHUẬN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .................................................................................. 65
3.1. Xây dựng giả thuyết khoa học .......................................................................... 65
3.1.1. Đặc điểm hội đồng quản trị .......................................................................... 66
3.1.2. Cấu trúc sở hữu ............................................................................................. 69
3.1.3. Các biến kiểm soát ........................................................................................ 70
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 73
3.2.1. Xây dựng phương trình hồi quy ................................................................... 73
3.2.2. Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................... 76
3.2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 82
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN
ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ....................................................... 83
4.1. Mô tả thống kê về dữ liệu quản trị công ty và điều chỉnh lợi nhuận của các
doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam .......................... 83
4.1.1. Mô tả thống kê về dữ liệu quản trị công ty ................................................... 83
4.1.2. Mô tả thống kê về dữ liệu điều chỉnh lợi nhuận ........................................... 89
4.1.3. Mô tả thống kê về dữ liệu các biến kiểm soát .............................................. 99
4.2. Thực trạng tác động của quản trị công ty đến điều chỉnh lợi nhuận của các
doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ........................ 103
4.2.1. Phân tích tương quan các biến nghiên cứu ................................................. 103
4.2.2. Phân tích hồi quy tác động của quản trị công ty đến điều chỉnh lợi nhuận của

các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ..................... 104
4.2.3. Kết quả so sánh phân tích hồi quy trường hợp tách dữ liệu và gộp dữ liệu
điều chỉnh lợi nhuận âm và điều chỉnh lợi nhuận dương ..................................... 113
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 135
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ .......................................... 136
5.1. Kết luận và các khuyến nghị ........................................................................... 136
5.1.1. Khuyến nghị đối với Ủy ban chứng khoán Nhà Nước ............................... 136
5.1.2. Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý thuế .......................................... 137
5.1.3. Khuyến nghị đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng ........................... 137
5.1.4. Khuyến nghị đối với các nhà đầu tư ........................................................... 137


v

5.1.5. Khuyến nghị đối với các cơng ty kiểm tốn và thanh tra, giám sát khác ... 138
5.2. Những đóng góp mới của luận án................................................................... 139
5.2.1. Về mặt lý luận ............................................................................................. 139
5.2.2. Về mặt thực tiễn .......................................................................................... 139
5.3. Những hạn chế của luận án ............................................................................. 140
5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................ 141
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .......................................................................................... 142
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 143
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ................... 145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 146
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 173


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT Ký hiệu viết tắt

Nội dung

1

AGE

Tuổi trung bình của các thành viên trong hội đồng quản
trị

2

BCKQKD

Báo cáo kết quả kinh doanh

3

BCLCTT

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

4

BCTC

Báo cáo tài chính

5


BIG4

Kiểm tốn độc lập

6

BOARD

Quy mơ hội đồng quản trị

7

BSR

Số lượng thành viên nữ trong hội đồng quản trị

8

CEO

Giám đốc điều hành

9

CF

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

10


CFO

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

11

CO

Mức độ tập trung quyền sở hữu

12

DA

Phần dồn tích có thể điều chỉnh

13

ĐCLN

Điều chỉnh lợi nhuận

14

DUAL

Sự kiêm nhiệm vai trò CEO và chủ tịch hội đồng quản trị

15


EM

Mức độ điều chỉnh lợi nhuận với dữ liệu điều chỉnh lợi
nhuận gộp

16

EM(NEG)

Mức độ điều chỉnh lợi nhuận với dữ liệu điều chỉnh lợi
nhuận âm

17

EM(POS)

Mức độ điều chỉnh lợi nhuận với dữ liệu điều chỉnh lợi
nhuận dương

18

EM_L1

Mức độ điều chỉnh lợi nhuận năm trước

19

FAD


Tỷ lệ giám đốc có chun mơn về tài chính kế tốn

20

FEM

Mơ hình hồi quy tác động cố định

21

FO

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngồi

22

GLS

Mơ hình hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát

23

GROWTH

Mức tăng trưởng doanh thu

24

HĐKD


Hoạt động kinh doanh

25

HĐQT

Hội đồng quản trị

26

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

27

HOSE

Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh


vii

STT Ký hiệu viết tắt

Nội dung

28

LEV


Địn bẩy tài chính

29

MO

Tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý

30

NDA

Phần dồn tích khơng thể điều chỉnh

31

NED

Số lượng thành viên hội đồng quản trị không điều hành

32

NI

Lợi nhuận sau thuế trước những thay đổi của vốn lưu
động

33


Pooled OLS

Mơ hình hồi quy bình phương bé nhất

34

REM

Mơ hình hồi quy tác động ngẫu nhiên

35

ROE

Thu nhập trên vốn chủ sở hữu

36

SEC

Ủy ban giao dịch và chứng khoán Hoa Kỳ

37

SIZE

Quy mô doanh nghiệp

38


SO

Tỷ lệ sở hữu của nhà nước

39

System GMM

Mơ hình hồi quy động

40

TA

Tổng dồn tích

41

TSCĐ

Tài sản cố định

42

TTCK

Thị trường chứng khoán


viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH

Bảng 3.1: Cách thức đo lường các biến trong mơ hình nghiên cứu ..............................74
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các đặc điểm của quản trị công ty.......................................84
Bảng 4.2: Bảng thống kê mô tả các biến trong mơ hình đo lường điều chỉnh lợi nhuận......... 90
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy mơ hình bình phương tối thiểu tổng quát GLS ..................93
Bảng 4.4: Thống kê mô tả mức độ điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp...........94
Bảng 4.5: Thống kê số quan sát điều chỉnh lợi nhuận âm và điều chỉnh lợi nhuận
dương của các doanh nghiệp theo năm .........................................................................95
Bảng 4.6: Thống kê mức độ điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp theo ngành ..97
Bảng 4.7: Thống kê mơ tả các biến kiểm sốt.............................................................100
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy theo mơ hình động System GMM trường hợp tách dữ liệu
điều chỉnh lợi nhuận âm và điều chỉnh lợi nhuận dương ............................................108
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy theo mơ hình động System GMM trường hợp gộp dữ liệu
điều chỉnh lợi nhuận âm và điều chỉnh lợi nhuận dương ............................................112
Bảng 4.10: Kết quả so sánh phân tích hồi quy trường hợp tách dữ liệu và gộp dữ liệu
điều chỉnh lợi nhuận âm và điều chỉnh lợi nhuận dương ............................................113
Bảng 4.11: Bảng kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ..................................132

Hình 3.1: Mơ hình nghiên cứu.......................................................................................66


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của nghiên cứu
Cuối những năm 1990 và đầu thế kỷ 21 đã chứng kiến hàng loạt các vụ bê bối tài
chính của các cơng ty trên khắp Hoa Kỳ và Châu Âu như: Enron, HealthSouth,

Parmalat, Tyco, WorldCom và Xerox. Cốt lõi của những vụ bê bối này chủ yếu do
hiện tượng điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp (Goncharov, 2005). Điều chỉnh
lợi nhuận đã trở thành mối quan tâm lớn và nhất quán giữa các nhà khoa học và nhà
quản lý, điều này đã thể hiện qua rất nhiều cơng trình nghiên cứu trước đây (Watts và
Zimmerman, 1990; Gaver và cộng sự, 1995; Healy và Wahlen, 1999; Fields và cộng
sự, 2001). Theo Loomis (1999), điều chỉnh lợi nhuận che dấu kết quả hoạt động và
tiềm lực tài chính thực sự của các doanh nghiệp và che khuất những sự thật mà các bên
liên quan nên biết.
Như các nghiên cứu đã đề cập trước đó, thực tiễn điều chỉnh lợi nhuận tạo ra
những thơng tin về lợi nhuận kế tốn khơng đủ độ tin cậy, khơng phản ánh chính xác
hiệu quả hoạt động của một công ty. Chẳng hạn, tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp có
sự chênh lệch báo báo tài chính trước và sau kiểm tốn, cụ thể: Thời báo kinh tế Việt
Nam đã phản ánh sự chênh lệch lợi nhuận sau thuế của của Tổng cơng ty Khí Việt
Nam (GAS), theo đó lợi nhuận sau thuế năm 2018 của cơng ty trước và sau kiểm tốn
chênh lệch lên tới 646 tỷ đồng (Bạch Huệ, 2019); Một trường hợp nữa là Cơng ty cổ
phần Hồng Anh Gia Lai (HAG) có lợi nhuận thay đổi từ khoản lãi 253 tỷ đồng thành
khoản lỗ 2.025 tỷ đồng sau kiểm toán (Linh Đan, 2020). Điều này dẫn đến sự lo ngại
về tính chính xác của báo cáo tài chính và tính minh bạch trong việc công bố thông tin.
Lợi nhuận trên sổ sách kế toán sẽ trở nên đáng tin cậy và có chất lượng cao hơn
khi các nhà quản lý giảm hành vi cơ hội do doanh nghiệp sử dụng các hệ thống giám
sát chặt chẽ (Wild, 1996; Dechow và cộng sự, 1996). Xie và cộng sự (2001) và Klein
(2002b) cho thấy quản trị công ty làm giảm khả năng điều chỉnh lợi nhuận của nhà
quản lý, do đó hỗ trợ các nhà đầu tư bằng cách sắp xếp các mục tiêu quản lý với mục
tiêu của các cổ đông, qua đó tăng cường độ tin cậy của thơng tin tài chính và tính tồn
vẹn của q trình báo cáo tài chính (Watts và Zimmerman, 1986). Liu và Lu (2007)
cho rằng quản trị cơng ty có liên quan đáng kể đến điều chỉnh lợi nhuận và các vấn đề
tồn tại trong doanh nghiệp cũng có thể được khắc phục bằng các thực tiễn quản trị
cơng ty tốt. Do đó, cơ chế quản trị công ty sẽ hạn chế khả năng điều chỉnh lợi nhuận từ



2

bên trong và bảo vệ lợi ích của bên ngồi.
Nghiên cứu sinh đã rà soát các nghiên cứu trước đây về quản trị cơng ty và nhận
thấy có một số lượng lớn các nghiên cứu trên thế giới về tác động của quản trị công ty
đến điều chỉnh lợi nhuận chủ yếu đến từ các nước phát triển như Anh, Úc, Canada hay
Mỹ như: Xie và cộng sự (2001), Klein (2002), Ashbaugh và cộng sự (2003), Abbott và
cộng sự (2004), Yang và Krishnan (2005), Lin và cộng sự (2006) ở Úc; Koh (2003),
Davidson và cộng sự (2005), Hsu và Koh (2005), Benkel (2006), Baxter và Cotter
(2009) ở Mỹ nhưng các nghiên cứu cho kết quả với những quan điểm trái chiều
nhau… Thêm vào đó, mặc dù các nghiên cứu về tác động của quản trị công ty đến điều
chỉnh lợi nhuận trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều hơn
trong thời gian gần đây như nghiên cứu của Giáp Thị Liên (2014), Đào Thị Ngọc
Thương (2015),… Tuy nhiên, trong hầu hết các nghiên cứu trước đây liên quan đến
mối quan hệ giữa quản trị công ty và điều chỉnh lợi nhuận, các nhà nghiên cứu không
tiếp cận theo cách dùng giá trị tuyệt đối để đo lường điều chỉnh lợi nhuận của doanh
nghiệp, một số ít các nghiên cứu dùng giá trị tuyệt đối nhưng lại không chia thành điều
chỉnh lợi nhuận âm và điều chỉnh lợi nhuận dương để đánh giá chi tiết về tác động của
quản trị công ty đến điều chỉnh lợi nhuận theo cả hai xu hướng điều chỉnh lợi nhuận
tăng và điều chỉnh lợi nhuận giảm.
Như vậy, có hai động lực chính cho nghiên cứu sinh thực hiện nghiên cứu này:
- Thứ nhất, xuất phát từ tầm quan trọng của thực tiễn quản trị công ty trong
các doanh nghiệp: Các quy tắc quản trị công ty ở Việt Nam đã trải qua các quá trình
sửa đổi và cải tiến lâu dài, tuy nhiên, hiệu quả của các sửa đổi và khuyến nghị gần đây
vẫn chưa được kiểm tra thực nghiệm. Vì đây là một nghiên cứu tại Việt Nam nên kết
quả thực nghiệm sẽ cho thấy tác động của quản trị công ty đến điều chỉnh lợi nhuận
của doanh nghiệp đặc trưng cho thị trường Việt Nam, từ đó giúp các nhà quản lý và
các đối tượng quan tâm có thêm những thông tin cần thiết phục vụ cho việc ra quyết
định kinh doanh và hạn chế điều chỉnh lợi nhuận nhằm làm tăng chất lượng thơng tin
kế tốn và tăng niềm tin của nhà đầu tư vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

- Thứ hai, xuất phát từ khoảng trống của chuỗi nghiên cứu trong lịch sử:
Tổng kết tài liệu về tác động của quản trị công ty đến điều chỉnh lợi nhuận cho thấy
mặc dù các doanh nghiệp có hai xu hướng điều chỉnh lợi nhuận tăng lên để làm đẹp
bức tranh tài chính và điều chỉnh lợi nhuận giảm xuống để giảm bớt chi phí thuế
thu nhập doanh nghiệp phải nộp, nhưng trong các nghiên cứu trước đây chưa
nghiên cứu nào chia điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp thành hai nhóm: Điều


3

chỉnh lợi nhuận âm (điều chỉnh giảm) và điều chỉnh lợi nhuận dương (điều chỉnh
tăng), đồng thời sử dụng giá trị tuyệt đối của khoản điều chỉnh lợi nhuận âm và
điều chỉnh lợi nhuận dương với cùng một mơ hình hồi quy để làm đại diện cho mức
độ điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp theo hai xu hướng điều chỉnh giảm lợi
nhuận và điều chỉnh tăng lợi nhuận, từ đó phân tích chi tiết tác động của quản trị
cơng ty đến điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp theo hai cả xu hướng điều chỉnh
lợi nhuận giảm xuống và điều chỉnh lợi nhuận lên. Thêm vào đó, trong các nghiên
cứu trước đây cũng chưa có nghiên cứu nào đánh giá sự ảnh hưởng của kết quả
phân tích thực nghiệm trường hợp gộp chung dữ liệu điều chỉnh lợi nhuận so với
trường hợp tách riêng điều chỉnh lợi nhuận âm (giảm) và điều chỉnh lợi nhuận
dương (tăng). Do đó, một nghiên cứu toàn diện xem xét những hạn chế của nghiên
cứu trước đây là cần thiết để cải tiến và cập nhật vào chuỗi nghiên cứu về điều
chỉnh lợi nhuận trong bối cảnh nền kinh tế mới nổi như Việt Nam.
Như vậy, để bổ sung cho các nghiên cứu trước đây trong lịch sử, nghiên cứu sinh
đã lựa chọn: “Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến điều chỉnh lợi nhuận
của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài
luận án tiến sỹ của mình. Với hướng nghiên cứu này nghiên cứu sinh tin tưởng rằng sẽ
có những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn, những phát hiện của nghiên cứu
này có thể được tổng quát hóa cho các nền kinh tế đang phát triển khác. Ngoài ra,
nghiên cứu này sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu được cơ chế quản trị công ty của doanh

nghiệp và phân bổ nguồn lực trong thị trường vốn, để các nhà quản lý nhận thức được
hậu quả của điều chỉnh lợi nhuận và hạn chế các hành vi cơ hội và để các cơ quan
quản lý tiến hành các biện pháp giúp cho hệ thống thơng tin tài chính trở nên hữu ích
hơn cho các quyết định kinh tế.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá tác động của quản trị công ty tới điều
chỉnh lợi nhuận nhằm lấp đầy khoảng trống nghiên cứu trong lịch sử nghiên cứu về
vấn đề này. Từ các kết quả nghiên cứu đạt được, nghiên cứu sinh đưa ra một số
khuyến nghị đối với Ủy ban chứng khoán Nhà Nước, các cơ quan quản lý thuế, ngân
hàng và các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư, các cơng ty kiểm tốn và thanh tra, giám
sát khác.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Theo những mục tiêu nghiên cứu trên, câu hỏi nghiên cứu chính của luận án là:
“Tác động của các yếu tố thuộc quản trị công ty đến điều chỉnh lợi nhuận như thế
nào?”
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động của quản trị công ty tới điều chỉnh
lợi nhuận của các doanh nghiệp.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam gồm: Sở giao dịch chứng khoán Hà nội (HNX) và Sở giao
dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Đây là hai sàn giao dịch chứng
khốn uy tín, các cơng ty niêm yết trên sàn này đều đảm bảo các quy định về quy
mơ, vốn, có báo cáo tài chính thường niên được kiểm tốn bởi các cơng ty kiểm
tốn có uy tín tại Việt Nam và trên thế giới. Dữ liệu do công ty Vietstock cung cấp

được thu thập từ 2009 đến 2018 cho 499 doanh nghiệp. Nghiên cứu sinh khơng lựa
chọn nghiên cứu các tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng với lý do đây là các tổ
chức đặc thù về cấu trúc tài chính và chịu sự điều chỉnh chặt chẽ bởi các quy định
riêng của chính phủ. Do đó, phạm vi nghiên cứu chính của luận án là tác động của
quản trị công ty đến điều chỉnh lợi nhuận của các công ty phi tài chính niêm yết trên
thị trường chứng khốn Việt Nam trong giai đoạn 10 năm từ 2009 đến 2018.
Tổng hợp kết quả của những nghiên cứu trong lịch sử và dựa trên phạm vi dữ
liệu có thể thu thập được, nghiên cứu sinh đã đi sâu vào nghiên cứu hai nhóm yếu tố
cơ bản phát sinh từ bên trong doanh nghiệp là: Đặc điểm hội đồng quản trị và cơ cấu
sở hữu làm đại diện cho cơ chế quản trị công ty để nghiên cứu tác động của quản trị
công ty đến điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Thu thập dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp, được cung cấp từ cơng ty
chứng khốn Vietstock gồm: Báo cáo tài chính và các báo cáo khác của các doanh
nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các cơng ty lấy mẫu là
các cơng ty có đầy đủ dữ liệu trong giai đoạn nghiên cứu và không thay đổi kỳ kế toán
trong giai đoạn nghiên cứu. Các cơng ty đáp ứng mục đích nghiên cứu, phải có hoạt
động liên tục và cổ phiếu của được giao dịch thường xuyên. Trong số 763 doanh
nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam, nghiên cứu sinh đã lựa chọn
nghiên cứu 499 cơng ty phi tài chính (các doanh nghiệp khơng bao gồm các tổ chức
ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm) trong 10 năm từ 2009 đến 2018. Sau khi loại bỏ những
quan sát không đáng tin cậy và những quan sát bị thiếu số liệu, nghiên cứu sinh có
được một bộ dữ liệu nghiên cứu với 3013 quan sát.
1.5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu


5

Đầu tiên luận án xác định các vấn đề nghiên cứu, tổng qua các cơng trình nghiên

cứu liên quan đến tác động của quản trị công ty đến điều chỉnh lợi nhuận, sau đó rút ra
khoảng trống nghiên cứu. Dựa vào tổng quan các cơng trình nghiên cứu và cơ sở lý
thuyết về tác động của quản trị công ty đến điều chỉnh lợi nhuận, các giả thuyết nghiên
cứu liên quan đến tác động của quản trị công ty đến điều chỉnh lợi nhuận được đề xuất.
Tiếp theo nghiên cứu sinh thu thập và xử lý số liệu thông qua phần mềm Stata 12 để
thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách thống kê mơ tả, phân tích mối
quan hệ tương quan giữa các nhân tố, chạy hồi quy Pooled OLS, FEM, REM, GLS,
System GMM, kiểm định các bệnh của mơ hình (đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, tự
tương quan), kiểm định tính hiệu lực của mơ hình… để tìm ra mơ hình phù hợp nhất.
Kết quả thu thập sẽ được thảo luận, sau đó các khuyến nghị và kết luận sẽ được đưa ra.
Xác định các vấn đề nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về tác động của
quản trị công ty đến điều chỉnh lợi nhuận

Xây dựng giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu

Thu nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 12

Nghiên cứu định lượng: Thống kê mơ tả, phân tích
tương quan giữa các nhân tố, chạy hồi quy Pooled OLS,
FEM, REM, GLS, kiểm định F, kiểm định Hausman,
kiểm định các bệnh của mơ hình, hồi quy mơ hình hồi
quy động System GMM, kiểm tra tính hiệu lực của mơ
hình và chọn ra mơ hình phù hợp nhất

Thảo luận kết quả nghiên cứu và
đưa ra các khuyến nghị



6

Sơ đồ 1.1: Khung nghiên cứu của luận án
Nguồn: Tác giả xây dựng
1.6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mục lục, danh mục các ký hiệu viết tắt, danh mục sơ đồ bảng biểu,
lời mở đầu và kết luận, Luận án gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Ở chương này, nghiên cứu sinh sẽ giới thiệu tính cấp thiết của nghiên cứu, đưa ra
mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới
thiệu phương pháp nghiên cứu cũng như kết cấu của luận án.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về tác động của quản trị
công ty đến điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp
Ở chương này, nghiên cứu sinh sẽ tiến hành tổng quan các cơng trình nghiên cứu
của nước ngồi và trong nước liên quan trực tiếp tới đề tài nghiên cứu. Trên cơ sở tổng
quan các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu sinh sẽ chỉ ra khoảng trống nghiên cứu.
Chương 2 của luận án cũng giới thiệu những khái niệm cơ bản về quản trị công ty và
điều chỉnh lợi nhuận, động cơ thực hiện điều chỉnh lợi nhuận và hậu quả của hành vi cơ
hội này. Chương 2 cũng đề cập đến các phương pháp điều chỉnh lợi nhuận có thể được
các nhà quản lý sử dụng, một số mơ hình đo lường điều chỉnh lợi nhuận phổ biến trong
lịch sử nghiên cứu và giới thiệu các lý thuyết nền móng để giải thích những tác động của
quản trị cơng ty đến điều chỉnh lợi nhuận và làm căn cứ xây dựng các giả thuyết nghiên
cứu về tác động của quản trị công ty đến điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chương 3: Xây dựng giả thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu về tác
động của quản trị công ty đến điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp
Trong chương 3, nghiên cứu sinh đã xây dựng giả thuyết nghiên cứu dựa trên
tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong nước và nước ngồi, từ đó đưa ra phương
pháp nghiên cứu định lượng về tác động của quản trị công ty đến điều chỉnh lợi nhuận
của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chương 4: Thực trạng về sự tác động của quản trị công ty đến điều chỉnh lợi

nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Ở chương 4, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng


7

cách sử dụng phần mềm Stata 12 để phân tích dữ liệu thu thập được trên báo cáo tài
chính của 499 cơng ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ
2009 đến 2018. Các phương trình hồi quy được sử dụng để phân tích tác động của
quản trị công ty đến điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị và kết luận
Ở chương 5, nghiên cứu sinh thảo luận kết quả nghiên cứu của luận án và đề xuất
những khuyến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế quản trị cơng ty góp phần hạn chế điều
chỉnh lợi nhuận tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam. Chương 5 cũng là chương kết của luận án, đã chỉ ra những ưu điểm
và nhược điểm của luận án và nêu định hướng nghiên cứu trong tương lai của nghiên
cứu sinh.


8

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 là chương mở đầu của luận án nhằm giới thiệu một số nội dung cơ bản
của luận án. Ở chương này, nghiên cứu sinh sẽ giới thiệu tính cấp thiết của nghiên cứu
để làm nổi bật sự cần thiết của chủ đề nghiên cứu. Xuất phát từ tầm quan trọng của
thực tiễn quản trị công ty trong hạn chế điều chỉnh lợi nhuận tại các doanh nghiệp và
khoảng trống từ chuỗi nghiên cứu trong lịch sử nghiên cứu sinh đã lựa chọn nghiên
cứu về tác động của quản trị công ty đến điều chỉnh lợi nhuận làm đề tài cho luận án
của mình. Mục tiêu nghiên cứu được đặt ra và được cụ thể hóa bằng các câu hỏi
nghiên cứu, làm căn cứ để những chương sau sẽ đi vào giải quyết vấn đề nhằm trả lời

câu hỏi nghiên cứu đã được đặt ra.
Ở chương 1, nghiên cứu sinh cũng trình bày cụ thể đối tượng nghiên cứu là sự tác
động của quản trị công ty đến điều chỉnh lợi nhuận và phạm vi nghiên cứu là các
doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm
2009 đến 2018. Ngoài ra, phần tiếp theo, nghiên cứu sinh cũng giới thiệu về dữ liệu
nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong luận án. Nội
dung mô tả về kết cấu luận án được nghiên cứu sinh trình bày ở phần cuối chương 1
giúp việc theo dõi luận án được rõ ràng liền mạch.


9

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CƠNG TY
ĐẾN ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN

2.1. Những vấn đề cơ bản về quản trị công ty và điều chỉnh lợi nhuận
2.1.1. Những vấn đề cơ bản về quản trị công ty

2.1.1.1. Khái niệm quản trị công ty
Thuật ngữ "Quản trị công ty" đã được ra đời từ rất lâu, có thể nói là từ nghiên
cứu của Berle và Means (1932). Cho đến nay, Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra rất
nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị công ty. Quản trị công ty là mặc dù không
được định nghĩa một cách thống nhất nhưng có thể coi đó là tập hợp các đối tượng,
mục tiêu và thể chế để đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông, nhân viên, khách hàng, chủ
nợ và thúc đẩy danh tiếng, vị thế của nền kinh tế (Maw và cộng sự, 1994).
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) (1999, 2004), “Quản trị
công ty là hệ thống được xây dựng để điều khiển và kiểm soát các doanh nghiệp. Cấu
trúc quản trị công ty chỉ ra cách thức phân phối quyền và trách nhiệm trong số những

thành phần khác nhau có liên quan tới công ty cổ phần như: Hội đồng quản trị, giám
đốc, cổ đơng, và những chủ thể khác có liên quan. Quản trị cơng ty cũng giải thích rõ
quy tắc và thủ tục để ra các quyết định liên quan tới vận hành công ty. Bằng cách này,
quản trị cơng ty cũng đưa ra cấu trúc thơng qua đó người ta thiết lập các mục tiêu công
ty, và cả phương tiện để đạt được mục tiêu hay giám sát hiệu quả công việc".
John và Senbet (1998) cung cấp một định nghĩa tồn diện hơn, theo đó, quản trị
cơng ty là một cơ chế mà các bên liên quan của cơng ty thực hiện việc kiểm sốt
những người trong cơng ty và ban quản lý nhằm bảo vệ lợi ích của họ.
Quản trị công ty theo định nghĩa của Mathiesen, H., (2002) là một lĩnh vực kinh
doanh học nghiên cứu cách thức khuyến khích q trình quản trị kinh doanh hiệu quả
trong các công ty cổ phần bằng việc sử dụng các cơ cấu động viên lợi ích, cấu trúc tổ
chức và quy chế - quy tắc. Quản trị công ty thường giới hạn trong phạm vi câu hỏi về
cải thiện hiệu suất tài chính, chẳng hạn, những cách thức nào mà người chủ sở hữu
doanh nghiệp khuyến khích các giám đốc của họ sử dụng để đem lại hiệu suất đầu
tư cao hơn.


10

Nghiên cứu của Metrick và Ishii (2002) định nghĩa quản trị công ty từ quan điểm
của nhà đầu tư khi cho rằng quản trị công ty là cam kết trả một khoản lợi nhuận xứng
đáng trên vốn đầu tư và đảm bảo vận hành hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp từ nguồn vốn đầu tư. Do đó, quản trị cơng ty có ảnh hưởng đến khả năng tiếp
cận thị trường vốn của một doanh nghiệp.
Messier và cộng sự (2008) lại định nghĩa quản trị công ty là một hệ thống bao
gồm con người, quy trình và hoạt động có thể giúp đảm bảo và quản lý tài sản. Nhiều
nhà nghiên cứu coi đây là công cụ quan trọng để theo dõi các hoạt động quản lý
(Chung và cộng sự, 2002; Davidson và cộng sự, 2005; Skousen và cộng sự 2005;
Chen và cộng sự, 2006; Lin và Hwang, 2010).
Như vậy, có thể thấy rằng khơng có một định nghĩa duy nhất về quản trị cơng ty

có thể áp dụng cho mọi trường hợp và mọi thể chế. Những định nghĩa khác nhau về
quản trị công ty xuất phát từ sự khác biệt thể chế, cơ chế pháp lý, môi trường kinh
doanh ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên, phần lớn các định nghĩa đều đặt doanh nghiệp vào
vị trí trung tâm, từ đó có thể được tổng kết lại: Quản trị công ty là một hệ thống các
mối quan hệ giữa các bên liên quan có các lợi ích khác nhau, đơi khi là những lợi ích
xung đột có liên quan tới việc định hướng và kiểm soát hoạt động doanh nghiệp nhằm
phân chia quyền lợi và trách nhiệm một cách phù hợp và qua đó làm gia tăng lợi ích của
các cổ đơng (IFC và UBCKNN, 2010).

2.1.1.2. Vai trị của quản trị công ty
Theo Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD, 2004), một cơ chế quản trị
cơng ty tốt sẽ khuyến khích được ban giám đốc và hội đồng quản trị theo đuổi mục
tiêu vì lợi ích của công ty và các cổ đông, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc
giám sát hoạt động cơng ty một cách có hiệu quả. Những nghiên cứu trước đây cũng
chỉ ra được vai trò quan trọng của cơ chế quản trị công ty trong việc hạn chế điều
chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp (Demsetz và Lehn, 1985; Mitton, 2002).
Lin và Hwang (2010) cho rằng một cơ chế quản trị công ty tốt giúp đảm bảo
rằng ban lãnh đạo sử dụng tài sản của doanh nghiệp để đạt lợi ích tốt nhất cho các cổ
đơng và ln cung cấp các báo cáo tài chính khách quan và đáng tin cậy. Gabrielle
O’Donovan (2003) đã đưa ra định nghĩa quản trị công ty là một hệ thống nội bộ bao
gồm các chính sách, quy trình và những người phục vụ nhu cầu của các cổ đông và
các bên liên quan khác bằng cách chỉ đạo và kiểm soát quản lý các hoạt động với
thực tiễn kinh doanh hiệu quả, khách quan và tồn diện. Quản trị cơng ty theo nhà


11

nghiên cứu Arsoy & Crowther (2008) lại được định nghĩa là mối quan hệ giữa công
ty và tất cả các bên liên quan và là một bộ cơ chế thông qua đó các nhà đầu tư bên
ngồi tự bảo vệ mình trước sự lấn át của người bên trong (La Porta và cộng sự,

1997). Shleifer và Vishny (1997) cho rằng quản trị công ty được thiết kế để đảm bảo
lợi ích của các bên liên quan.
Nghiên cứu các vấn đề trong doanh nghiệp có thể được bắt nguồn từ Berle và
Means (1932), với sự phát triển hơn nữa của Jensen và Meckling (1976) và Jensen và
Fama (1983). Các vấn đề trong doanh nghiệp được tạo ra là kết quả của q trình tách
quyền sở hữu và quyền kiểm sốt. Các nhà quản lý là những người có nhiều thơng tin
bên trong hơn các cổ đông. Do vậy, các nhà đầu tư phải chấp nhận bỏ thêm các chi phí
hoạt động để giám sát điều chỉnh lợi nhuận. Các nhà quản lý có thể theo đuổi lợi ích cá
nhân để tối đa hóa sự giàu có và lợi ích của họ (Jensen, 1986). Các hợp đồng được tạo
ra cũng không đủ để giải quyết vấn đề về mâu thuẫn lợi ích giữa các nhà quản lý và
các cổ đông. Hơn nữa, mặc dù hợp đồng giữa nhà quản lý và nhà đầu tư có thể yêu cầu
nhà quản lý tiết lộ thơng tin kế tốn để các nhà đầu tư tài chính nắm được rõ tình hình
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng những thông tin tài này lại được cung
cấp bởi chính các nhà quản lý (Watts và Zimmerman, 1986), những người có thể chọn
cách phóng đại hoặc giảm bớt các con số trong báo cáo tài chính thơng qua tiêu chuẩn
kế tốn và ước tính của họ. Shleifer và Vishny (1997) cũng cung cấp bằng chứng thực
nghiệm về chi phí hoạt động với tổng các chi phí giám sát như chi phí tổ chức các
cuộc họp chung và chi phí kiện tụng để kiện các nhà quản lý do sai phạm với các cổ
đơng, các chi phí liên kết được tiết lộ tại các báo cáo hàng năm. Theo nghiên cứu của
Jensen và Meckling (1976), các công ty tại Nga đều do chính phủ nắm giữ và khơng
có vốn bên ngồi. Do đó, các doanh nghiệp ở đây yếu về mặt quản trị công ty.
Easterbrook và Fischel (1991) đã đánh giá hệ thống quản trị công ty Mỹ và xem xét
theo hướng tích cực. Các nghiên cứu trước đó cũng đã thảo luận về việc thay thế cơ
chế quản trị công ty của Mỹ và Anh bởi hệ thống quản trị công ty của Đức và Nhật
Bản (Roe, 1993; Charkham, 1994). Barca (1995) và Pagano, Panetta và Zingales
(1995) cho rằng các tập đoàn của Ý kém phát triển về mặt quản trị cơng ty hơn các tập
đồn ở các nước phát triển. Ở các nước phát triển, các doanh nghiệp sử dụng nhiều
cách để bảo vệ cổ đông là sử dụng hệ thống pháp lý (nghĩa là luật doanh nghiệp, quy
tắc, quy định và điều lệ công ty) hoặc cách khác để bảo vệ cổ đông là thông qua cơ chế
quản trị công ty bao gồm: Hội đồng quản trị, cơ cấu sở hữu…

Quản trị công ty sẽ làm giảm mâu thuẫn lợi ích giữa các nhà quản lý và các nhà


12

đầu tư, đồng thời làm tăng hiệu quả của các hợp đồng (Gompers, Ishii và Metrick,
2003). Nghiên cứu của Baydoun và cộng sự (2012) cũng cho kết quả nhất quán rằng
quản trị công ty tốt sẽ làm giảm thiểu mâu thuẫn về quyền lợi giữa nhà quản lý và các
cổ đông với sự phân chia quyền sở hữu và quyền kiểm sốt. Do đó, nghiên cứu tác
động của quản trị cơng ty đến điều chỉnh lợi nhuận cũng có thể giúp các doanh nghiệp
ở các nước đang phát triển xây dựng được bộ tiêu chuẩn chất lượng về quản trị công ty
nhằm hạn chế điều chỉnh lợi nhuận để bảo vệ lợi ích của cổ đơng bằng cách sử dụng
kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong lịch sử.

2.1.1.3. Cơ chế quản trị công ty
Quản trị công ty là một tập hợp lớn các bên liên quan như: Cổ đông, nhà quản lý,
nhân viên, nhà cung cấp… và phục vụ lợi ích của tất cả các bên liên quan đó. Mục tiêu
ban đầu của quản trị cơng ty không phải là để trực tiếp cải thiện hiệu quả hoạt động
của công ty nhưng để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp bằng cách sắp xếp lợi
ích của nhà quản lý với lợi ích của các cổ đông (Demsetz và Lehn, 1985). Những nội
dung được đề cập sau đây là các yếu tố quyết định phổ biến nhất của quản trị công ty
được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, một số nghiên cứu muốn sử dụng các
phép đo kết hợp để đo lường mức độ hiệu quả của quản trị công ty. Mitton (2002) sử
dụng tổng hợp các biến khác nhau để cung cấp một thước đo kỹ lưỡng về quản trị công
ty. Gompers, Ishii và Metrick (2003) cũng kết hợp nhiều yếu tố quyết định để tạo ra
một chỉ số về hiệu quả quản trị cơng ty của doanh nghiệp.
Rà sốt các cơng trình nghiên cứu trước đó liên quan đến quản trị công ty, nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra rằng hội đồng quản trị là một thành phần của cơ chế quản trị cơng
ty nội bộ và đóng vai trị quan trọng trong việc giám sát việc quản lý và giảm bớt các
vấn đề mâu thuẫn lợi ích giữa nhà quản lý và các cổ đông (Kiel và Nicholson, 2003;

Cho và Kim, 2007; Setia-Atmaja và cộng sự, 2009; Drakos và Bekiris, 2010) và cấu
trúc sở hữu cũng được đề cập đến như một thành phần khác không thể thiếu của quản
trị công ty (Agrawal và Knoeber, 1996; Dwivedi và Jain, 2005; Piesse và cộng sự,
2007). Kao và cộng sự (2019) cũng đã sử dụng đặc điểm hội đồng quản trị và cấu trúc
sở hữu như là hai thành phần quan trọng của quản trị cơng ty trong nghiên cứu của
mình. Tổng hợp kết quả của những nghiên cứu trong lịch sử và dựa trên phạm vi dữ
liệu có thể thu thập được, nghiên cứu sinh đã đi sâu vào nghiên cứu hai nhóm yếu tố
cơ bản phát sinh từ bên trong doanh nghiệp là: Đặc điểm hội đồng quản trị và cơ cấu
sở hữu làm đại diện cho cơ chế quản trị công ty để nghiên cứu tác động của quản trị
công ty đến điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp.
Đặc điểm hội đồng quản trị


13

Về mặt lý thuyết, hội đồng quản trị là một cơ chế quản trị công ty hiệu quả. Hội
đồng quản trị là cơ quan cao nhất của doanh nghiệp, có quyền nhân danh doanh nghiệp
để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ không thuộc thẩm quyền của đại hội
đồng cổ đông. Nếu thành viên hội đồng quản trị không thực hiện tốt công việc quản lý
giám sát hành vi, các cổ đơng có thể bỏ phiếu và thay thế thành viên hội đồng quản trị.
Nhiều nghiên cứu trước đây trên thế giới về quản trị công ty xem xét đến đặc điểm hội
đồng quản trị (Rodriguez và Anson, 2001). Thành lập một ban giám đốc là một cơ chế
quản trị cơng ty quan trọng có thể kiểm sốt hành vi cơ hội của nhà quản lý và làm giảm
điều chỉnh lợi nhuận. Thành phần hội đồng quản trị bao gồm sự pha trộn giữa giám đốc
điều hành và giám đốc khơng điều hành; sự khác biệt của trình độ và lĩnh vực chuyên
môn; sự đa dạng về tuổi tác và sự khác biệt về giới tính. Đã có rất nhiều nghiên cứu về
quản trị công ty và chủ yếu tập trung vào vai trò của thành phần ban giám đốc. Hội đồng
quản trị được xem là có tác dụng trong việc bảo vệ quyền lợi các cổ đông trước những
hành vi cơ hội của nhà quản lý. Vai trị của hội đồng quản trị khơng chỉ để theo dõi các
hoạt động quản lý mà còn để làm việc với ban quản lý cấp cao để đạt được sự tuân thủ

pháp luật và đạo đức của công ty.
Trong phạm vi nghiên cứu với điều kiện dữ liệu thu thập được, các yếu tố thuộc
đặc điểm của hội đồng quản trị sẽ được nghiên cứu sinh đề cập đến ở những nội dung
tiếp theo bao gồm: Quy mô hội đồng quản trị, số lượng thành viên hội đồng quản trị
không điều hành, sự kiêm nhiệm vai trò CEO và chủ tịch hội đồng quản trị, tỷ lệ giám
đốc có chuyên mơn về tài chính kế tốn, số lượng thành viên nữ trong hội đồng quản
trị và tuổi trung bình của các thành viên hội đồng quản trị.
Cơ cấu sở hữu
Cơ cấu sở hữu của một cơng ty có tầm quan trọng đặc biệt đối với hiệu quả của
các cơ chế giám sát được sử dụng để hạn chế khả năng thực hiện điều chỉnh lợi nhuận.
Một cơ cấu sở hữu hiệu quả sẽ góp phần hạn chế điều chỉnh lợi nhuận. Có hai luồng
suy nghĩ liên quan đến cấu trúc sở hữu hiệu quả. Thứ nhất, người trong nội bộ hoặc
nhà quản lý của công ty cũng là cổ đông nếu họ chiếm một phần đáng kể trong số cổ
phần của cơng ty và điều này được coi là có ích trong việc làm giảm các mâu thuẫn
trong doanh nghiệp và dung hịa lợi ích của nhà quản lý và các cổ đơng. Thứ hai,
những người bên ngồi sở hữu số cổ phần đáng kể của cơng ty, có nhiều quyền lực
hơn và khuyến khích nhiều hơn để theo dõi hoạt động quản lý, đặc biệt là các báo cáo
tài chính do đó làm giảm khả năng điều chỉnh lợi nhuận. Franks và Mayer (2001) đã
đề cập đến mức độ tập trung quyền sở hữu như một yếu tố thuộc quản trị công ty của


14

doanh nghiệp. Leech và Leahy (1991) đã nghiên cứu về quản trị công ty và tỷ lệ nắm
giữ từ các cổ đông đại chúng ở Anh và cung cấp bằng chứng rằng khi các cổ đông đại
chúng nắm giữ một số lượng lớn cổ phiếu phổ thông sẽ gây áp lực để nhà quản lý hành
động vì lợi ích của cổ đơng do họ có quyền sa thải nhà quản lý không hiệu quả. Claims
và cộng sự (1998) nhận thấy rằng quyền sở hữu của nhà quản lý của các tập đoàn là
một yếu tố thuộc cơ chế quản trị công ty. Khi chủ sở hữu cũng là nhà quản lý của một
công ty sự đồng nhất giữa quyền sở hữu và quyền kiểm sốt có thể làm giảm những

xung đột lợi ích và do đó giá trị doanh nghiệp trở nên cao hơn. Khi nhà quản lý không
phải là chủ sở hữu, họ có thể có quyền tự do hơn để theo đuổi mục tiêu của riêng mình
điều này làm giảm giá trị doanh nghiệp. Ginka Borisova (2012) đã kiểm tra tác động
của sở hữu nhà nước đối với quản trị công ty bằng cách sử dụng một mẫu của các công
ty từ Liên minh châu Âu, một khu vực tương đối quen thuộc với sự tham gia tích cực
của nhà nước. Nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ sở hữu nhà nước có liên quan trực tiếp
đến chất lượng quản trị công ty. Alain Chevalier và cộng sự (2006) đã xem xét sự
tham gia sở hữu nước ngoài liệu có làm cho thực tiễn quản trị cơng ty tốt hơn ở các
nước đang phát triển. Nghiên cứu đã lựa chọn cấu trúc vốn của các công ty để kiểm tra
thực tiễn quản trị công ty tại các doanh nghiệp ở Indonesia.
Do đó, trong luận án của mình nghiên cứu sinh sẽ tập trung vào bốn loại cơ
cấu sở hữu thuộc cơ chế quản trị công ty bao gồm: Mức độ tập trung quyền sở hữu, tỷ
lệ sở hữu của nhà quản lý, tỷ lệ sở hữu nhà nước và tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước
ngoài khi nghiên cứu các động của quản trị công ty đến điều chỉnh lợi nhuận của
doanh nghiệp.
2.1.2. Những vấn đề cơ bản về điều chỉnh lợi nhuận

2.1.2.1. Khái niệm điều chỉnh lợi nhuận
Trong thời gian gần đây, điều chỉnh lợi nhuận đã được các nhà quản lý và các
bên liên quan quan tâm nhiều hơn nên các nhà nghiên cứu đã tập trung khai thác vấn
đề này. Tuy nhiên, những nghiên cứu trước đó đã đưa ra những định nghĩa khác nhau
về điều chỉnh lợi nhuận. Healy và Wahlen (1999) cung cấp một định nghĩa toàn diện
rằng điều chỉnh lợi nhuận xảy ra khi các nhà quản lý tìm cách thay đổi báo cáo tài
chính dẫn đến hiểu lầm về hiệu quả hoạt động của công ty hoặc ảnh hưởng đến kết quả
những hợp đồng được thỏa thuận dựa trên báo cáo tài chính (Healy và Wahlen, 1999;
Roychowdhury, 2006; Gajevszky, 2014). Ronen và Yaari (2008) đã định nghĩa điều
chỉnh lợi nhuận là một tập hợp các quyết định quản lý dẫn đến việc tối đa hóa giá trị
cho nhà quản lý và các báo cáo về lợi nhuận không được phản ánh một cách chính xác.



15

Fischer và Rosensweig (1995) cũng đưa ra định nghĩa điều chỉnh lợi nhuận là hành
động của các nhà quản lý nhằm làm tăng (giảm) lợi nhuận được báo cáo, định nghĩa
này xác định hai thành phần quan trọng của điều chỉnh lợi nhuận: hậu quả và ý định.
Thông tin bất cân xứng cho phép các nhà quản lý điều chỉnh lợi nhuận để tối đa hóa
lợi ích cá nhân của họ, do đó ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính (Gul và cộng
sự, 2003; Chung và cộng sự, 2004; Liu và O'Farrell, 2011). Do sự bất cân xứng thông
tin tồn tại giữa người bên trong doanh nghiệp và người bên ngoài doanh nghiệp, nên
các cá nhân trong tổ chức có thể dựa vào sự kiểm sốt của họ đối với báo cáo tài chính
và truy cập thơng tin tài chính trong các cơng ty để phóng đại lợi nhuận hoặc che giấu
kết quả bất lợi. Từ quan điểm này, ban lãnh đạo có thể sử dụng các phương pháp khác
nhau như che giấu những thay đổi về hiệu quả kinh doanh do đó làm giảm sự thay đổi
lợi nhuận (Leuz và cộng sự, 2003; Hijazi & Al-Thuneibat, 2015). Điều chỉnh lợi nhuận
được sử dụng để giảm chi phí trong việc quản lý các khoản tiền thưởng, điều chỉnh các
khoản nợ và các chế độ thưởng hoặc quỹ bổ sung một cách thuận tiện. Một định nghĩa
phổ biến khác được đưa ra bởi Schipper (1989) rằng điều chỉnh lợi nhuận có sự can
thiệp có chủ đích vào q trình lập báo cáo tài chính để thu được lợi ích cá nhân cho
các cổ đông hoặc nhà quản lý. Fields và cộng sự (2001) quan sát thấy rằng điều chỉnh
lợi nhuận xảy ra khi các nhà quản lý không bị hạn chế quyền thực hiện hoạt động kế
toán của doanh nghiệp. Nhà quản lý có thể thao túng các báo cáo kế tốn bằng cách
điều chỉnh các khoản dồn tích. Tuy nhiên, nghiên cứu của Kaplan (1985) chỉ ra rằng
các khoản dồn tích phát sinh trong hoạt động thơng thường rất khó phản ánh hành vi
cơ hội của nhà quản lý. Điều chỉnh lợi nhuận để tăng cường tối đa hóa giá trị được giới
thiệu lần đầu tiên bởi Holthausen và Leftwich (1983). Ở đây, quyền ra quyết định quản
lý là phương tiện để các nhà quản lý tiết lộ cho các nhà đầu tư những kỳ vọng cá nhân
của họ về dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tương lai của cơng ty. Điều chỉnh
lợi nhuận có nghĩa là các nhà quản lý tìm cách lừa dối các nhà đầu tư bằng cách theo
đuổi lợi ích quản lý. Các nghiên cứu về loại điều chỉnh lợi nhuận này chủ yếu xuất
phát từ Healy, người đã phát hiện ra rằng các nhà quản lý sử dụng các khoản phải trả

để thao túng các khoản tiền thưởng quản lý. Lợi ích của các cổ đông bị ảnh hưởng khi
điều chỉnh lợi nhuận mang lại lợi ích cá nhân bất thường cho các nhà quản lý.
Điều chỉnh lợi nhuận là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng, vì điều chỉnh lợi
nhuận có thể làm giảm uy tín của báo cáo tài chính là báo cáo cung cấp thơng tin hữu
ích cho các bên liên quan trong thị trường vốn hoạt động tốt. Như đã đề cập ở trên,
điều chỉnh lợi nhuận có thể được coi là hành vi cơ hội. Tuy nhiên, các cơng ty cũng có
thể khơng cơng khai điều chỉnh lợi nhuận để giảm bớt ảnh hưởng của việc tiết lộ thông


×