Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Assessing the ecological values of agricultural soils for sustainable agriculture in binh phuoc province

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.33 MB, 83 trang )

MỤC LỤC
TÓM TẮT
ABSTRACT
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
BÁO CÁO TĨM TẮT
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................ 1
MỤC TIÊU..................................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH GIÁ DVHST ĐẤT NÔNG NGHIỆP ......................... 4
1.1. Dịch vụ sinh thái ................................................................................................................. 4
1.2. Các phương pháp định giá DVST ..................................................................................... 6
1.2.1. Định giá giá trị trực tiếp ................................................................................................. 6
1.2.2. Định giá giá trị gián tiếp ................................................................................................ 8
1.2.3. Định giá dựa trên khảo sát điều tra ................................................................................ 8
1.3. Hệ sinh thái đất nông nghiệp ............................................................................................. 9
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 12
2.1. Khái quát về phương pháp .............................................................................................. 12
2.2. Phương pháp điều tra thu thập dữ liệu. ......................................................................... 13
2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp .............................................................................................. 13
2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa .................................................................................... 15
2.3. Phương pháp kiểm kê, thành lập bản đồ hiện trạng các HST nông nghiệp và lựa chọn
các HST nông nghiệp cần định giá. ........................................................................................ 16
2.3.1. Kiểm kê hiện trạng và định hướng phát triển các HST nông nghiệp ........................... 16
2.3.2. Bản đồ HSTKV nông nghiệp. ...................................................................................... 17
2.3.3. Lựa chọn các HST cho định giá DVHST .................................................................... 20
2.4. Lựa chọn các DVHST định giá cho từng HST đã chọn. ............................................... 21
2.5. Phương pháp định giá tổng giá trị DVHST ................................................................... 23
2.5.1. Lựa chọn phương pháp định giá .................................................................................. 23
2.5.2. Khảo sát thu thập dữ liệu định giá. .............................................................................. 24
2.5.3. Định giá ........................................................................................................................ 24


2.6. Thảo luận và đề xuất sử dụng bền vững đất nông nghiệp ............................................ 25
CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT, PHÂN LOẠI VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG CÁC
HỆ SINH THÁI NƠNG NGHIỆP TỈNH BÌNH PHƯỚC ................................................... 26
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước ...................................................... 26
3.1.1 Điề u kiê ̣n tự nhiên. ........................................................................................................ 26
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên................................................................................................. 31
3.1.3. Cảnh quan và môi trường. ............................................................................................ 40
3.1.3. Thư ̣c tra ̣ng phát triể n kinh tế - xã hô ̣i. ............................................................................ 41
3.1.4. Đánh giá chung về điề u kiê ̣n tự nhiên, kinh tế – xã hô ̣i............................................... 46
3.2. Thành lập bản đồ hệ sinh thái khu vực tỉnh Bình Phước ............................................. 47
Trang i


3.2.1. Phân chia sinh vùng và địa khu tỉnh Bình Phước ........................................................ 48
3.2.2. Dữ liệu hệ sinh thái ...................................................................................................... 48
3.2.3. Tổng hợp và biên tập bản đồ HSTKV ......................................................................... 50
3.3. Lựa chọn HST để định giá DVHST. ............................................................................... 51
CHƯƠNG 4: ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ CỦA CÁC HST NÔNG NGHIỆP ĐIỂN HÌNH ........... 53
4.1. Lựa chọn DVHST cần định giá ....................................................................................... 53
4.2. Lựa chọn phương pháp định giá DVHST ...................................................................... 53
4.3. Định giá các DVHST đã chọn .......................................................................................... 55
4.3.1. Khảo sát thực địa.......................................................................................................... 55
4.3.2. Tổng giá trị DVHST cao su ......................................................................................... 59
4.3.3. Tổng giá trị DVHST điều ............................................................................................ 61
4.4. So sánh tổng giá trị DVHST giữa cao su và điều. .......................................................... 63
4.4.1. So sánh giá trị tuyệt đối của các DVHST .................................................................... 63
4.4.2. So sánh giữa các nhóm dịch vụ.................................................................................... 64
Chương 5: BƯỚC ĐẦU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
BỀN VỮNG.................................................................................................................................. 66
5.1. Đề xuất chuyển đổi cơ cấu dựa vào Tổng giá trị DVHST. ............................................ 66

5.2. Chuyển đổi cơ cấu dựa vào các nhóm DVHST. ............................................................. 67
5.2.1. Dựa vào nhóm DV cung cấp (ProES) .......................................................................... 67
5.2.2. Dựa vào nhóm DV điều tiết (RegES) .......................................................................... 68
5.3. Lồng ghép các đề xuất của đề tài với phương án quy hoạch đến năm 2020 ............... 69
5.3.1. Đề xuất chuyển đổi cơ cấu đến năm 2020 theo tiêu chí TES ...................................... 71
5.3.2. Đề xuất chuyển đổi cơ cấu đến năm 2020 theo tiêu chí ProES ................................... 72
5.3.3. Đề xuất chuyển đổi cơ cấu đến năm 2020 theo tiêu chí RegES .................................. 73
5.3.4. Nhận xét chung ............................................................................................................ 73
KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 76

Trang ii


TĨM TẮT
Giá trị của một loại đất nơng nghiệp cụ thể có thể được đo lường bằng tổng giá trị
DVHST. Cách tính này khá tồn diện vì nó đo lường được tất cả các giá trị/lợi ích mà con
người đang sử dụng trực tiếp, sử dụng gián tiếp và kể cả các giá trị chưa sử dụng (giá trị tiềm
năng) của một loại đất cụ thể. Đề tài “Định giá giá trị sinh thái đất phục vụ phát triển nông
nghiệp bền vững tỉnh Bình Phước” được thực hiện theo hướng tiếp cận như trên.
Các kết quả đạt được của đề tài bao gồm: Tổng hợp tất cả dữ liệu thu thập được để phân
tích bức tranh hiện trạng các HST nơng nghiệp của tỉnh Bình Phước, xây dựng nên bản đồ
HSTKV cho tỉnh, từ đó lựa chọn được 02 HST tiêu biểu cho nơng nghiệp tỉnh Bình Phước là
HST cao su và HST điều. Đề xuất quy trình định giá theo hướng tiếp cận tổng giá trị DVHST
và áp dụng định giá cho 02 HST đã lựa chọn. Kết quả định giá lần lượt như sau: HST cao su
trung bình 128,14 triệu VNĐ/ha/năm, HST điều trung bình 81,86 triệu VNĐ/ha/năm. HST cao
su có giá trị nhóm dịch vụ cung cấp cao hơn HST điều, ngược lại, HST điều có giá trị nhóm
dịch vụ điều tiết cao hơn HST cao su. Từ kết quả định giá, kết hợp với diện tích các HST hiện
trạng 2014 và phương án quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt năm 2013, tiến hành đề
xuất các giải pháp bố trí chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp đến năm 2020 cho tỉnh theo 3 căn cứ:

tổng giá trị DVHST (TES), giá trị nhóm dịch vụ cung cấp (ProES) và giá trị nhóm dịch vụ điều
tiết (RegES). Kết quả: tổng diện tích bố trí HST cao su và điều giảm 201.868 ha so với năm
2014. Dựa vào tiêu chí TES (phương án phát triển bền vững), diện tích HST cao su đề xuất là
230.809,7 ha, chiếm 33,59% diện tích tự nhiên, giảm 37.273,2 ha so với năm 2014. HST điều
đến năm 2020 là 79.846,4 ha, giảm 164.595,1 ha so với diện tích hiện trạng. Nếu bố trí dựa
vào hiệu quả kinh tế (ProES) thì diện tích HST cao su tăng thêm 55.392 ha so với phương án
bền vững. Nếu bố trí dựa vào hiệu quả mơi trường (RegES thì HST điều tăng thêm được 45.453
ha so với phương án bền vững.
Kết quả định giá và các đề xuất của đề tài sẽ là căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định
chính sách lựa chọn phương án bố trí đất nơng nghiệp bền vững cho địa phương. Mặt khác, đề
tài đã có những cơng bố khoa học và đào tạo khả quan gồm: 2 bài báo trên tạp chí hội nghị
khoa học trong nước, 1 tiến sỹ và 2 cử nhân đã bảo vệ đề án tốt nghiệp.


ABSTRACT
The value of a specific agricultural land can be measured by total value of ecosystem
services. This calculation is quite comprehensive as it measures all values / benefits that people
are using directly and indirectly and even unused (potential) value of a specific land. This
project, "Assessing the ecological values of agricultural soils for sustainable agriculture in Binh
Phuoc province" was conducted with such approaches.
The research results include: The synthesis of all collected data to analyze the current
state of Binh Phuoc agricultural ecosystems, the building of region ecosystem map for the
province, and thus, two agricultural ecosystems of rubber tree and cashew that were chosen to
represent agriculture of Binh Phuoc province. Valuation process by the approach of total value
of ecosystem services were proposed, then applied to assess the two selected ecosystems. The
results of assessment are as follows: an average 128.14 million VND / ha / year for rubber tree
ecosystem, an average 81.86 million VND / ha / year for cashew ecosystem. Rubber tree
ecosystem has higher value of provisioning services than cashew ecosystem, conversely,
cashew ecosystem has higher value of regulating services than rubber tree ecosystem .
From the valuation results combining with the ecosystem areas in the current state of

2014 and the land-use plan approved in 2013, we proposed the solutions of agricultural
restructuring until 2020 for the province under these 3 bases: the total value of ecosystem
services (TES), the value of the provisioning services group (ProES) and the value of regulating
services group (RegES). As a result, total area of rubber tree ecosystem and cashew ecosystem
were reduced by 201.868 ha compared to 2014. Based on the criteria TES (sustainable
development plan), area proposal of rubber tree ecosystem is 230,809.7 ha, representing
33,59% of the natural area, that was reduced by 37.273,2 ha compared to 2014. The cashew
ecosystem to 2020 is 79.846,4 ha, that is reduced by 164,595.1 ha compared to the current area.
If the proposal was based on economic efficiency (ProES), the area of rubber tree ecosystem
would increase 55.392 ha compared with sustainable plan. If the proposal was based on
environmental effectiveness (RegES), the area of cashew ecosystem would increase 45.453 ha
compared with sustainable plan.
Valuation results and recommendations of this study will be an important basis for
policy-makers to choose a sustainable plan of local agricultural land restructuring. On the other
hand, due to this study, we have published 2 articles of national scientific conference and
successfully trained 1 PhD and 2 undergraduate students.


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phương pháp định giá, hạn chế và ví dụ ........................................................................ 6
Bảng 2.1: Số liệu sinh khí hậu cần thu thập (theo từng trạm khí tượng) ...................................... 13
Bảng 2.2: Dữ liệu thổ nhưỡng cần thu thập .................................................................................. 14
Bảng 2.3: Xác định hằng số C từ giá trị α và β. ........................................................................... 15
Bảng 2.4: Hệ thống phân loại hệ sinh thái .................................................................................... 16
Bảng 2.5: Mức độ khái quát hóa các thành phần HST theo tỷ lệ bản đồ thể hiện. ....................... 18
Bảng 2.6: Mã hóa sinh vùng theo RCFEE.................................................................................... 19
Bảng 2.7. Các DVHST đã được định giá trên thế giới. ................................................................ 21
Bảng 3.1: Phân loại và quy mô diện tích các loại đất ................................................................... 35
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ........................................ 42
Bảng 3.3. Thống kê diện tích các HST tỉnh Bình Phước .............................................................. 49

Bảng 4.1. Các DVHST có hiện diện trong HST cao su ................................................................ 53
Bảng 4.2. Các DVHST được chọn để định giá ............................................................................. 53
Bảng 4.3: Phương pháp sử dụng và yêu cầu số liệu để định giá từng DVHST............................ 54
Bảng 4.4: Khai báo biến khảo sát tại 40 ô mẫu trồng cao su. ....................................................... 57
Bảng 4.5: Kết quả thống kê mơ tả chu trình nước và sử dụng nước ............................................ 57
Bảng 4.6: Kết quả thống kê mô tả đối với các biến liên quan đến dinh dưỡng đất ...................... 58
Bảng 4.7: Kết quả thống kê mô tả với các biến liên quan đến sinh khối cao su .......................... 58
Bảng 4.8: Một số thông tin thống kê mơ tả đối với nhóm giá trị các DVHST:............................ 59
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett ............................................................................ 59
Bảng 4.10. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA.................................................................. 60
Bảng 4.11: Một số thông tin thống kê mô tả đối với nhóm giá trị các DVHST điều: .................. 61
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett .......................................................................... 62
Bảng 4.13. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA.................................................................. 62
Bảng 5.1. Tổng hợp các HST nông nghiệp theo phương án quy hoạch 2020 .............................. 69

Trang iii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Các phương pháp định giá đất đang sử dụng hiện nay...................................................... 1
Hình 2: Mối liên quan giữa HST, DVHST và giá trị của HST. ..................................................... 2
Hình 1.1: Khung phân loại DVHST và tương quan với phúc lợi của con người ........................... 5
Hình 1.2: Các nhân tố và quá trình sinh thái .................................................................................. 9
Hình1.3: Các thành phần chức năng của một HST nơng nghiệp ................................................. 10
Hình1.4: Cấu trúc HST nơng nghiệp ............................................................................................ 10
Hình 2.1: Quy trình định giá theo cách tiếp cận DVHST. ........................................................... 12
Hình 2.2: Quy trình xây dựng bản đồ HSTKV theo Queensland ................................................. 18
Hình 2.3: Trình bãy nhãn cho các HSTKV .................................................................................. 20
Hình 3.1. Vị trí tỉnh Bình Phước .................................................................................................. 26

Hình 3.2. Bản đồ địa chất tỉnh Bình Phước. ................................................................................. 28
Hình 3.3. Bản đồ địa mạo tỉnh Bình Phước .................................................................................. 30
Hình 3.4. Bản đồ đất tỉnh Bình Phước.......................................................................................... 36
Hình 3.5. Bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Bình Phước ...................................................................... 37
Hình 3.6: Bản đồ HST tỉnh Bình Phước....................................................................................... 49
Hình 3.7: Bản đồ HSTKV tỉnh Bình Phước ................................................................................. 51
Hình 3.8: Phân bố của HST cao su và điều theo kiểu địa mạo .................................................... 51
Hình 4.1: Bản đồ vị trí các ơ mẫu trong khảo sát các HST nơng nghiệp ..................................... 56
Hình 4.3: So sánh giá trị các DVHST giữ nhóm cây non và nhóm cây trưởng thành ................. 61
Hình 4.4: So sánh giá trị các DVHST giữ nhóm cây non và nhóm cây trưởng thành ................. 63
Hình 4.5: So sánh giá trị các DVHST giữa HST cao su và HST điều ......................................... 64
Hình 4.6: So sánh giá trị các nhóm DVHST của HST cao su và HST điều ................................. 64
Hình 5.1: Bản đồ đề xuất chuyển đổi cơ cấu nơng nghiệp theo tiêu chí TES .............................. 66
Hình 5.2: Bản đồ đề xuất chuyển đổi cơ cấu nơng nghiệp theo tiêu chí ProES ........................... 67
Hình 5.3: Bản đồ đề xuất chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo tiêu chí RegES .......................... 68
Hình 5.4: Bản đồ quy hoạch HST nơng nghiệp đến năm 2020 tỉnh Bình Phước......................... 70
Hình 5.5: Bản đồ đề xuất chuyển đổi cơ cấu đến năm 2020 theo tiêu chí TES. .......................... 71
Hình 5.6: Bản đồ đề xuất chuyển đổi cơ cấu đến năm 2020 theo tiêu chí ProES ........................ 72
Hình 5.7: Bản đồ đề xuất chuyển đổi cơ cấu đến năm 2020 theo tiêu chí RegES ....................... 73
Hình 5.8: Biểu đồ tổng hợp các kết quả đề xuất cơ cấu nông nghiệp đến năm 2020. ................. 74

Trang iv


MỞ ĐẦU
Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững của Liên hiệp quốc (2002), Việt
Nam đã chỉ ra được 8 vấn đề môi trường cấp bách ở nước ta. Trong đó, hai vấn đề cấp bách hàng
đầu là suy giảm diện tích rừng và sự suy thối nhanh của chất lượng đất và diện tích đất canh tác
nơng nghiệp. Do đó, nước ta cần có những căn cứ khoa học để đề xuất những chính sách bảo vệ
các vùng đất nơng nghiệp có nguy cơ suy giảm. Muốn thực hiện được điều này, yêu cầu đầu tiên

là cần phải tính tốn thật đầy đủ các giá trị mà hệ sinh thái đất nông nghiệp hiện nay đang cung
cấp cho con người.
Các khái niệm “dịch vụ hệ sinh thái (DVHST)” và “nguồn vốn tự nhiên” gần đây được
phát triển nhằm xác lập sự kết nối giữa phúc lợi con người và sinh thái bền vững thông qua các
sáng kiến về chính sách, phát triển và bảo tồn [34], [57]. Sự kết hợp các dịch vụ hệ sinh thái với
các kỹ thuật phân vùng sinh thái và đánh giá thích nghi đất đai đã trợ giúp cho các hoạt động bảo
tồn và quản lý bền vững đối với sự chuyển đổi các hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là sang nông
nghiệp và phát triển đô thị [21]. Mặc dù còn giai đoạn sơ khai, nhưng hướng tiếp cận DVHST là
một hướng tiếp cận có hệ thống, đầy đủ và có tính ổn định cao từ việc đo lường, mơ hình hóa và
thể hiện thành bản đồ, phân tích quản trị và định giá [45].
Cơng tác định giá đất ở nước ta hiện nay vẫn dựa trên quan điểm đất đai là hàng hóa. Các
phương pháp xác định giá trị hàng hóa đất đai có thể tổng kết lại thành 5 nhóm chính: dựa vào giá
giao dịch trên thị trường, lợi nhuận, chi phí, thặng dư và hồi quy [6].
Theo một trường phái tiếp cận khác, đất đai được xem là môi trường thành phần, là nơi
cung cấp tài nguyên và là môi trường sống. Do vậy, để định giá, các phương pháp được sử dụng:
dựa vào thị trường (market based), dựa vào chi phí (cost based), dựa vào sản xuất (production
based), bộc lộ ưa thích (revealed preference) và phát biểu ưa thích (stated preference) [9].

Hình 1: Các phương pháp định giá đất đang sử dụng hiện nay.
Trang 1


Các phương pháp kể trên, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của công tác định giá cho các
loại đất sử dụng vào mục đích phi nơng nghiệp. Đối với các mục đích nơng nghiệp, phương pháp
thu nhập gần như là lựa chọn duy nhất để định giá. Tuy nhiên, với đặc điểm thu nhập từ nông
nghiệp hiện nay rất bấp bênh, phương pháp thu nhập bộc lộ rất nhiều hạn chế và kết quả định giá
và chưa thể hiện được đầy đủ giá trị của đất nông nghiệp. Điều này địi hỏi phải tìm kiếm các
phương pháp phù hợp hơn để định giá đất nông nghiệp.
Năm 2005 đánh dấu sự cơng bố Quốc tế chính thức của phương pháp định giá DVHST khi
MA xuất bản bộ tài liệu “Ecosystems and Human Well-being” [30], trong đó đề xuất khung khái

niệm tương quan giữa các DVHST và phúc lợi của con người. Đây được coi là tài liệu có ảnh
hưởng lớn nhất đến thời điểm hiện nay của trường phái kinh tế sinh thái thế giới.
Từ năm 2005 đến nay, các nghiên cứu tập trung vào phát triển khung khái niệm của MA
(2005) để đề xuất các khung đánh giá dịch vụ sinh thái cho từng HST cụ thể. Các thành tựu trong
giai đoạn này có thể kể đến: Năm 2006, tác giả De Groot đề xuất khung định giá dịch vụ sinh thái
đất ngập nước [23]. Năm 2008, tác giả Neil Philcox đề xuất khung định giá dịch vụ sinh thái cho
tài nguyên biển và ven bờ [36]. Năm 2010, tác giả Dominati đề xuất khung phân loại và định giá
cho dịch vụ sinh thái đất [8]. Năm 2011, tác giả Boelee đề xuất khung tích hợp quản lý tài nguyên
nước và HST nông nghiệp [7]. Năm 2012, báo cáo của SCBD đã hướng dẫn phân loại các DVHST
có liên quan đến an toàn tài nguyên nước thế giới [39].
De Groot (2006) [15] đã thể hiện mối liên quan giữa cấu trúc, tiến trình, chức năng của
HST với DVHST và các phúc lợi của con người, trong đó, nhấn mạnh các lợi ích thu được từ HST
và giá trị của HST (hình 3)

Hình 2: Mối liên quan giữa HST, DVHST và giá trị của HST [15].
Theo hình 3, giá trị của một loại đất nơng nghiệp cụ thể, ví dụ đất trồng cao su, có thể được
ước tính thơng qua các lợi ích mà con người nhận được từ đất trồng cao su. Các lợi ích này lại có
Trang 2


thể được tính tốn từ các DVHST mà loại đất trồng cao su cung cấp. Do vậy, giá trị DVHST đại
diện cho tất cả các giá trị/lợi ích mà con người đang sử dụng trực tiếp, sử dụng gián tiếp và kể cả
các giá trị chưa sử dụng (giá trị tiềm năng) của một loại đất cụ thể.
Đề tài nghiên cứu tiếp cận theo hướng xem xét các loại đất nông nghiệp là những HST
nhân tạo, và do vậy, giá trị của đất nơng nghiệp có thể được xác định thông qua đo lường tổng giá
trị các DVHST mà con người đang nhận được từ các loại đất nông nghiệp đó. Tổng giá trị DVHST
tính tốn được sẽ là căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định chính sách lựa chọn phương án bố
trí đất nơng nghiệp bền vững cho địa phương.

MỤC TIÊU

Đề tài tiến hành với 03 mục tiêu chính như sau:
Mục tiêu 1: Hiện trạng các HST nơng nghiệp tỉnh Bình Phước, từ đó lựa chọn các HST tiêu biểu.
Mục tiêu 2: Định giá tổng giá trị DVHST cho các HST tiêu biểu đã chọn.
Mục tiêu 3: Các giải pháp bố trí sử dụng bền vững đất nông nghiệp.

Trang 3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH GIÁ DỊCH VỤ SINH THÁI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Dịch vụ sinh thái
Khái niệm “Dịch vụ sinh thái” (ES) lần đầu tiên được nhắc đến là vào năm 1997 bởi tác
giả tác giả Daily trong chương giới thiệu (What are Ecosystem Services?) của quyển sách
“Nature's Services: Societal Dependence on Natural Ecosystems” [17]. Tác phẩm này được xem
là tiền đề cho hướng nghiên cứu kinh tế sinh thái môi trường sau này. Cũng trong năm này, với
bài báo “The Value of the World’s Ecosystem Services and Natural Capital” [16] nhóm tác giả đã
đề xuất sử dụng 17 dịch vụ sinh thái cơ bản của thế giới. Kết quả định giá 17 dịch vụ sinh thái trên
quy mô thế giới cho ra một con số rất đáng suy nghĩ là 16 – 54 tỷ USD/năm.
Tuy nhiên, bước ngoặc về phương pháp luận trong định giá kinh tế tài nguyên diễn ra vào
năm 2002, với bài báo “A typology for the classification, description and valuation of ecosystem
functions, goods and services” [22]. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu của Costanza, Turner và
Faber, tác giả bài báo đã đề xuất khung phân loại hàng hóa và dịch vụ sinh thái. Ơng phân hàng
hóa và dịch vụ sinh thái thành 04 nhóm (Điều tiết, mơi trường sống, sản xuất và thơng tin) với
tổng cộng 23 hàng hóa và dịch vụ. Trong bài báo này, tác giả cũng đã đề xuất các phương pháp để
định giá cho từng loại hàng hóa và dịch vụ. Các đề xuất của De Groot đã mở ra một hướng tiếp
cận mới trong định giá tài ngun mơi trường nói chung và định giá tổn thất xói mịn nói riêng:
tiếp cận theo hướng kinh tế sinh thái.
Giai đoạn từ 2002 – 2005, một loạt các bài báo và cơng trình nghiên cứu liên quan đến lý
thuyết về định giá tài nguyên môi trường theo quan điểm DVHST được cơng bố, nổi bật lên là các
cơng trình của tổ chức Wetland International (2002), Viện Quản lý nước nội địa và Xử lý nước

thải (RIZA) (2002), Ban đánh giá HST thiên niên kỷ (MA) (2003) và các tác giả Farber (2002),
Limburg (2002), Howarth (2002), Wilson (2002) và Katherine Hawkins (2003).
Năm 2005 đánh dấu sự công bố Quốc tế chính thức của phương pháp định giá DVHST khi
MA xuất bản bộ tài liệu “Ecosystems and Human Well-being” [30], trong đó đề xuất khung khái
niệm tương quan giữa các DVHST và phúc lợi của con người. Đây được coi là cơng trình có ảnh
hưởng lớn nhất đến thời điểm hiện nay của trường phái kinh tế sinh thái thế giới.

Trang 4


Hình 1.1: Khung phân loại DVHST và tương quan với phúc lợi của con người [30]
DVHST là những lợi ích mà con người nhận được từ HST [30]. Các lợi ích này bao gồm:
- Các dịch vụ cung cấp (provisioning services) như lương thực hay nước;
- Các dịch vụ điều tiết (regulating services) như điều tiết lũ lụt hay kiểm sốt dịch bệnh;
- Các dịch vụ văn hóa (cultural services) như tâm linh, vui chơi giải trí;
- Và các dịch vụ hỗ trợ (supporting services) như chu trình dinh dưỡng.
Từ năm 2005 đến nay, các nghiên cứu tập trung vào phát triển khung khái niệm của MA
(2005) để đề xuất các khung đánh giá dịch vụ sinh thái cho từng HST cụ thể. Các thành tựu trong
giai đoạn này có thể kể đến: Năm 2006, tác giả De Groot đề xuất khung định giá dịch vụ sinh thái
đất ngập nước [23]. Năm 2008, tác giả Neil Philcox đề xuất khung định giá dịch vụ sinh thái cho
tài nguyên biển và ven bờ [36]. Năm 2010, tác giả Dominati đề xuất khung phân loại và định giá
cho dịch vụ sinh thái đất [8]. Năm 2011, tác giả Boelee đề xuất khung tích hợp quản lý tài ngun
nước và HST nơng nghiệp [7]. Năm 2012, báo cáo của SCBD đã hướng dẫn phân loại các DVHST
có liên quan đến an tồn tài nguyên nước thế giới [39].

Trang 5


1.2. Các phương pháp định giá DVST
Để thuận tiện trong việc định giá giá trị DVHST, người ta sử dụng tiền như một mẫu số

chung. Phương pháp định giá có bốn nhóm cơ bản:
- Định giá giá trị trực tiếp
- Định giá giá trị gián tiếp
- Định giá dựa trên kết quả khảo sát (ví dụ đánh giá ngẫu nhiên)
- Chuyển đổi lợi ích
Nếu một địa điểm khơng thể thu thập dữ liệu do thiếu số liệu, tài nguyên hoặc thời gian thì
phương pháp chuyển đổi lợi ích có thể được áp dụng (sử dụng kết quả từ các khu vực tương tự
khác để ước tính giá trị của một dịch vụ nhất định trong khu vực nghiên cứu). Tuy nhiên, phương
pháp này gặp khá nhiều vấn đề bởi vì mỗi khu vực có những điều kiện khác nhau.
Mơ tả chi tiết về các phương pháp định giá được trình bày chi tiết trong phần sau.
1.2.1. Định giá giá trị trực tiếp
1.2.1.1. Giá thị trường: giá trị trao đổi các DVHST có trên thị trường, chủ yếu áp dụng đối với
chắc năng sản xuất, đôi khi cũng áp dụng đối với một số chức năng thơng tin (ví dụ giải trí) và các
chức năng điều tiết (ví dụ điều tiết nước)
1.2.1.2. Yếu tố thu nhập (FI): Nhiều DVHST nâng cao thu nhập, một ví dụ là rừng cải thiện chất
lượng nước tự nhiên làm tăng thủy sản và do đó tăng thu nhập của ngư dân.
1.2.1.3. Đầu tư cơng: Ví dụ, thành phố New York quyết định sử dụng dịch vụ điều tiết nước tự
nhiên của lưu vực thông qua việc mua hoặc xây dựng hạ tầng (trị giá 100 triệu USD/ năm). Để
cung cấp nước an toàn và tránh được việc xây dựng nhà máy lọc nước tốn 6 tỷ USD và người dùng
có giá sẵn lịng trả ít nhất là 100 triệu USD/ năm.
Bảng 1.1: Phương pháp định giá, hạn chế và ví dụ
Nhóm

Định giá
giá trị
trực tiếp

Phương pháp

Mơ tả


Hạn chế

Giá thị trường

Giá trị trao đổi (dựa
trên chi phí biên) là
các DVHST có trong
thương mại

Tính khơng hồn hảo
của thị trường và thất
bại chính sách bóp
méo giá thị trường

Yếu tố thu Đo lường hiệu quả Chăm sóc cần phải
nhập (phương của các DVHST mất làm nhưng không
pháp nhân tố)
đi (hoặc gia tăng)
được tính giá trị

Ví dụ
Chủ yếu áp dụng đối
với hàng hóa (ví dụ
cá), một số dịch vụ văn
hóa (giải trí), điều tiết
(thụ phấn)
Cải thiện nước tự
nhiên làm tăng thủy
sản và thu nhập của

ngư dân
Trang 6


Nhóm

Phương pháp

Mơ tả
Đầu tư cơng như mua
đất hoặc ưu đãi tiền tệ
Giá công
(thuế/ trợ cấp)) cho
HST sử dụng dịch vụ
hoặc bảo tồn
Dịch vụ phịng tránh
Chi phí phịng
các chi phí phát sinh
tránh (chi phí
trong trường hợp
thiệt hại)
khơng có các dịch vụ
Một số dịch vụ có thể
Chi phí thay
thay thế bằng hệ
thế
thống nhân tạo

Chi phí điều hịa tác
Chi phí phục động của các chức

Định giá hồi
năng bị mất đi (hoặc
giá trị
phục hồi)
gián tiếp
Sử dụng DVHST có
thể đi lại và các chi
Chi phí du phí liên quan có thể
hành
được xem như là sự
phản ảnh của giá trị
hàm.
Phản ánh nhu cầu
dịch vụ trong giá
Đánh
giá
người trả tiền cho
hưởng thụ *
hàng hóa trên thị
trường liên quan
Phương pháp này hỏi
về giá sẵn lòng trả
Đánh giá ngẫu (chấp nhận trả) co các
nhiên
dịch vụ cụ thể thông
qua các câu hỏi hay
các cuộc phỏng vấn
Khảo sát
Tương tự như đánh
giá ngẫu nhiên nhưng

Định giá nhóm là một q trình
tương tác nhóm

Chuyển đổi lợi ích

Sử dụng kết quả từ
khu vực khác tương
tự để ước tính giá trị
của một dịch vụ tại
khu vực đang nghiên
cứu

Hạn chế
Quyền lợi rất khó để
thiết lập tài sản

Ví dụ
Đầu tư vào lưu vực
sông để bảo vệ nguồn
cung cấp nước uống
hoặc các biện pháp bảo
tồn
Giá trị của dịch vụ
kiểm sốt lũ có thể bắt
nguồn từ những thiệt
hại ước tính sẽ xảy ra.
Giá trị bổ cập nước
ngầm có thể tính từ chi
phí lấy nước từ một
nguồn khác.


Người ta cho rằng các
chi phí thiệt hại
(phịng tránh) hoặc
chi phí thay thế phù
hợp với lợi ích ban
đầu. Tuy nhiên có thể
khơng chính xác dẫn
đến đánh giá thấp
Chi phí dự phịng
hoặc cao hơn giá trị
trong trường hợp
thật.
khơng có HST
Qua ước tính có thể
dễ dàng thực hiện.
Tuy nhiên kỹ thuật
này là dữ liệu chuyên
sâu.

Định giá giá trị giải trí
của một địa điểm bằng
số lượng thời gian và
tiền bạc mà mọi người
dành để du lịch đến đó

Phương pháp này dựa
trên giá sẵn lịng trả
của lợi ích người dân.
Dữ liệu rất chuyên

sâu.
Yêu cầu cao về kỹ
thuật phỏng vấn.
Ngồi ra cịn có tranh
cãi về việc liệu mọi
người có thực sự sẽ
thanh tốn số tiền.
Sự thiên vị trong một
nhóm đánh giá ngẫu
nhiên được cho là ít
hơn trong đánh giá
ngẫu nhiên cá nhân
Giá trị này là địa điểm
và bối cảnh phụ
thuộc, do đó về
ngun tắc khơng
được chuyển đổi

Khơng khí trong lành,
quan điểm thẩm mỹ
làm tăng giá cả cảnh
quan xung quanh…
Đây thường là cách
duy nhất ước tính giá
trị khơng sử dụng. Ví
dụ một bảng câu hỏi
khảo sát giá sẵn lịng
trả để tăng chất lượng
nước trong một dịng
suối, hồ hoặc sơng để

có thể thưởng thức các
hoạt động bơi lội, chèo
thuyền, câu cá…
Có thể sử dụng khi
thời gian để thực hiện
các nghiên cứu ban
đầu khan hiếm hoặc dữ
liệu khơng có sẵn
(nhưng thận trọng)

(Nguồn [22])

Trang 7


1.2.2. Định giá giá trị gián tiếp
Khi khơng có thị trường rõ ràng cho dịch vụ, cần phải nhờ đến các phương pháp định giá
giá trị gián tiếp. Một loạt các kỹ thuật định giá có thể tiết lộ giá sẵn lòng trả hoặc giá chấp nhận
trả cho sự sẵn có hoặc mất đi các dịch vụ:
1.2.2.1. Chi phí phịng tránh: Dịch vụ cho phép xã hội để tránh được chi phí mà có thể được phát
sinh trong trường hợp khơng có các dịch vụ. Ví dụ kiểm sốt lũ và xử lý chất thải.
1.2.2.2. Chi phí thay thế: Dịch vụ có thể được thay thế bằng hệ thống nhân tạo, một ví dụ là xử
lý chất thải tự nhiên của đầm lầy có thể được (một phần) thay thế bằng hệ thống xử lý tốn kém.
1.2.2.3. Chi phí giảm thiểu (phục hồi): chi phí điều hịa tác động của các chức năng bị mất hoặc
phục hồi được xem như một biểu hiện của tầm quan trọng kinh tế của các dịch vụ ban đầu. Ví dụ,
chi phí dự phịng trong trường hợp khơng có dịch vụ đất ngập nước (rào cản lũ) hoặc tái định cư.
1.2.2.4. Chi phí du hành: Sử dụng các DVHST có thể du lịch. Chi phí đi lại có thể được xem như
sự phản ánh của giá trị tiềm ẩn của dịch vụ. Một ví dụ là số tiền mà du khách sẵn sàng trả để đi du
lịch đến một nơi hoặc khu vực mà họ muốn đến.
1.2.2.5. Đánh giá hưởng thụ: nhu cầu dịch vụ có thể được phản ánh trong giá mà mọi người sẽ

trả cho hàng hóa liên quan. Một ví dụ như giá nhà đất tại các bãi biển thường vượt quá giá nhà nội
địa.
1.2.3. Định giá dựa trên khảo sát điều tra
1.2.3.1. Đánh giá ngẫu nhiên (CV): nhu cầu dịch vụ có thể được nêu ra bằng cách kịch bản giả
định có liên quan đến các mơ tả về lựa chọn thay thế trong một bảng câu hỏi điều tra xã hội.
1.2.3.2. Định giá nhóm: Một cách tiếp cận định giá DVHST đã được sự chú ý ngày nay liên quan
đến thảo luận nhóm. Sử dụng phương pháp này, các nhóm nhỏ của người dân đã gặp nhau trong
một diễn đàn kiểm duyệt để cân nhắc về giá trị kinh tế của các DVHST.
1.2.4. Chuyển đổi lợi ích
Khi thời gian để thực hiện các nghiên cứu ban đầu khan hiếm hoặc dữ liệu khơng có sẵn,
chuyển đổi lợi ích có thể được sử dụng. Phương pháp này sử dụng kết quả từ khu vực khác tương
tự để ước tính giá trị của một dịch vụ tại khu vực đang nghiên cứu. Tuy nhiên khi sử dụng phương
pháp này cần hết sực thận trọng vì điều kiện của hai khu vực khơng hồn tồn giống nhau.

Trang 8


1.3. Hệ sinh thái đất nông nghiệp
Vùng sinh thái là một đơn vị lãnh thổ có cấu trúc đồng nhất tương đối bởi tính trội phát
sinh của một kiến trúc địa chất thuộc một đới địa chất; Tập hợp các thể hình thái đại địa hình được
đặc trưng tổng hợp tất cả các hợp phần tự nhiên: khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật,… ví dụ:
vùng sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp… [35]
Hệ sinh thái (HST) là cộng đồng sinh vật kết hợp với các thành phần vô sinh của môi
trường xung quanh, tương tác với nhau như một hệ thống [41]. HST là đơn vị cơ bản của cảnh
quan tự nhiên. Hệ thống cảnh quan tự nhiên bao gồm bốn kiểu HST cơ bản: i) Các hệ thống sản
xuất, ở đó diễn thế được con người kiểm sốt liên tục nhằm duy trì mức năng suất cao; ii) Các hệ
thống bảo tồn hay tự nhiên, nơi cho phép hay tạo điều kiện cho quá trình diễn thế tự nhiên tiến tới
trạng thái bền vững; iii) Các hệ thống liên hợp, trong đó kết hợp cả hai kiểu trạng trên; và iv) Các
hệ thống đô thị và khu công nghiệp hay những khu vực không quan trọng về mặt sinh học [33].
Một HST bao gồm 5 nhân tố sinh thái phát sinh và 5 quá trình tác động lẫn nhau tạo nên.


Hình 1.2: Các nhân tố và quá trình sinh thái [43]
Yếu tố giới hạn: Là một yếu tố hóa học hoặc vật lý có sự tác động đến sự gia tăng số lượng
của một loài; đặc biệt hơn tất cả các yếu tố khác (Karl Friederich, 1927)
Karl cũng đã xác định năm (5) yếu tố môi trường giới hạn một HST gồm có: (i) Khí hậu,
(ii) Địa hình, (iii) Thổ nhưỡng, (iv) Khu hệ thực vật, và (v) Nhân tác.
Phân vùng sinh thái thực chất là xác định đặc điểm các yếu tố môi trường giới hạn theo
ngun tắc “hồn cảnh sinh thái nào thì tạo ra kiểu HST đó”.
Đất nơng nghiệp (Agricultural land) bao gồm đất đất trồng trọt, đất cây lâu năm và đất
đồng cỏ [34].

Trang 9


Hệ sinh thái nông nghiệp (Agro-ecosystem): Được hiểu là một HST bị điều khiển
(manipulate) thường xuyên, được đặc trưng bằng những biến đổi do nhân sinh (anthropogenic
modifications) lên các môi trường vơ sinh và hữu sinh của HST đó [15].
Bốn kiểu biến đổi của con người lên HST nông nghiệp bao gồm [33]:
- Năng lượng đầu vào (inputs of energy);
- Giảm đa dạng sinh học để tối đa hóa sản lượng các sản phẩm kinh tế;
- Chọn lọc nhân tạo (artificial selection); và
- Kiểm sốt ngoại vi có định hướng mục đích (goal-orientated external control).

Hình1.3: Các thành phần chức năng của một HST nơng nghiệp [10]

Hình1.4: Cấu trúc HST nơng nghiệp [4]
Trang 10


Phân vùng sinh thái nơng nghiệp (AEZ) là q trình phân chia một khu vực đất đai thành

các đơn vị nhỏ hơn tương tự nhau về các tính chất liên quan đến tiềm năng sản xuất bền vững và
tác động môi trường của đất [21].
Vùng sinh thái nông nghiệp là một đơn vị bản đồ tài nguyên đất kết hợp giữa các tính chất
của địa mạo, thổ nhưỡng, khí hậu và (hoặc) lớp phủ đất, có tiềm năng và hạn chế khác nhau đối
với việc sử dụng đất. [21].
Tế bào sinh thái nông nghiệp (AEC) là một đơn vị kết hợp đồng nhất các đặc điểm địa mạo, đất
và khí hậu [21].

Trang 11


CHƯƠNG 2:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát về phương pháp
Để đạt được các mục tiêu đặt ra, đề tài được thực hiện thông qua các nội dung và sử dụng
các phương pháp như quy trình tại hình 2.1.

Hình 2.1: Quy trình định giá theo cách tiếp cận DVHST.
Cụ thể, đề tài tiến hành 5 nhóm nội dung chính:
Nội dung 1: Điều tra và thu thập dữ liệu.
Nội dung 2: Phân tích hiện trạng và định hướng phát triển nơng nghiệp của tỉnh.
Nội dung 3: Thành lập bản đồ hiện trạng các HST nông nghiệp và lựa chọn các HST định
giá.
Nội dung 4: Phân tích đặc điểm và lựa chọn các DVHST cần định giá cho từng HST đã
chọn.
Nội dung 5: Định giá tổng giá trị DVHST cho từng HST.
Nội dung 6: Các đề xuất sử dụng đất nông nghiệp.
Chi tiết về phương pháp tiến hành cho từng nội dung nêu trên được trình bày trong các
phần tiếp sau đây.
Trang 12



2.2. Phương pháp điều tra thu thập dữ liệu.
2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp
2.2.1.1. Nhóm dữ liệu về sinh khí hậu
Sử dụng số liệu đo đạc tại các trạm khí tượng lân cận khu vực nghiên cứu. Chuỗi số liệu
khí tượng tối thiểu cần có là 20 năm liên tục [28]. Các số liệu cần thu thập như bảng:
Bảng 2.1: Số liệu sinh khí hậu cần thu thập (theo từng trạm khí tượng)
STT Thơng số



Đơn vị

u cầu

hiệu
1

Nhiệt độ trung bình năm

Ta

0

C

Tối thiểu 20 năm

2


Lượng mưa trung bình năm

Pa

mm

Tối thiểu 20 năm

3

Độ ẩm khơng khí tương đối trung bình Ua

%

Tối thiểu 20 năm
Tối thiểu 20 năm

năm
4

Lượng bốc hơi trung bình năm

Ea

mm

5

Lượng mưa trung bình tháng


Pm

mm

6

Lượng bốc hơi trung bình tháng

Em

mm

7

Tọa độ các trạm

x, y, z

m

Hoặc long/lat (DMS)

2.2.1.2. Nhóm dữ liệu về địa hình – địa mạo
Yếu tố địa hình – địa mạo rất quan trọng trong nghiên cứu đặc tính, sự phân bố và sự thích
nghi của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp. Trong nghiên cứu phân vùng sinh thái, các dữ liệu
cần thu thập cho yếu tố địa hình/địa mạo là:
- Mơ hình DEM
- Bản đồ địa hình.
- Dữ liệu về q trình xói mịn tiềm năng.

2.2.1.3. Nhóm dữ liệu về thổ nhưỡng
Kế thừa các kết quả nghiên cứu về thổ nhưỡng trước đó để xác định các tiểu vùng thổ
nhưỡng trong khu vực nghiên cứu. Các dữ liệu cần thu thập như sau:

Trang 13


Bảng 2.2: Dữ liệu thổ nhưỡng cần thu thập
STT

Nguồn

Yêu cầu xử lý

1

Bản đồ đất (cấp trên)

Phân loại đến đơn vị phụ (subunit) hoặc tướng đất (phase)

2

Chú giải bản đồ

Tên gọi theo FAO/UNESCO/WRB tới cấp tương ứng.

3

Thuyết minh bản đồ


Các thông số chất lượng đất gồm có: Sa cấu; Cấu trúc; pH;
CEC; BS; CHC; mùn, lượng chất dinh dưỡng N, P, K

2.2.1.4. Nhóm dữ liệu về sử dụng đất
Dữ liệu cần thu thập liên quan đến lớp phủ đất và sử dụng đất gồm:
- Bộ biểu kiểm kê đất đai tương ứng kỳ kiểm kê gần nhất của tất cả các đơn vị hành chính
trực thuộc lưu vực.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tương ứng với kỳ kiểm kê gần nhất của tất cả các đơn vị
hành chính trực thuộc lưu vực.
- Kết quả khảo sát thực địa và ghi nhận về mơ hình canh tác; loại cây trồng chính, cây trồng
phụ; mùa vụ, sản lượng,… của các loại hình sữ dụng đất phổ biến tại lưu vực.
- Các phương án quy hoạch và bản đồ quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn.
2.2.1.5. Nhóm dữ liệu về quản lý
Dữ liệu quản lý cần thu thập bao gồm chủ yếu là về đối tượng sử dụng của từng loại hình
đất nơng nghiệp. Đối với từng đối tượng sử dụng đất thì mức độ đầu tư và quy mô khai thác tài
nguyên, các biện pháp và kỹ thuật khai thác cũng như nguồn lợi thu được và phân phối nguồn lợi
nông nghiệp đều khác nhau.
Các đối tượng sử dụng đất phổ biến ở nước ta gồm có: (i) hộ gia đình, cá nhân; (ii) tổ chức
kinh tế; (iii) cộng đồng dân cư; (iv) tổ chức tôn giáo; (v) người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
(vi) tổ chức, cá nhân nước ngoài; và (vii) tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
2.2.1.6. Nhóm dữ liệu nền địa lý
Dữ liệu nền cho bản đồ chuyên đề tài nguyên đất bao gồm các lớp cụ thể như sau [15]:
- Cơ sở tốn học;
- Địa hình;
- Thủy hệ;
- Giao thơng;
Trang 14


- Địa danh;

- Các địa vật định hướng
- Địa giới hành chính.
2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa để thu thập thông tin cần thiết cho mô tả đặc điểm các HST được chọn
và định giá. Trong phương pháp khảo sát thực địa cần xác định các nội dung sau: Mục tiêu khảo
sát, các dữ liệu cần thu thập, đối tượng được khảo sát, số lượng mẫu cần khảo sát, hình thức khảo
sát.
Đối tượng khảo sát: Đặc điểm của các HST nông nghiệp trên quy mô tỉnh là có sự khác
biệt nhất định về thành phần và chức năng theo không gian và thời gian. Do vậy, để tiếp cận thu
thập dữ liệu, cần cố định không gian và thời gian của nghiên cứu. Trong đề tài, tác giả tiến hành
xác định đối tượng khảo sát như sau:
- Yếu tố thời gian: thực hiện nghiên cứu cắt ngang vào thời điểm năm 2014.
- Yếu tố không gian: nghiên cứu đặc điểm HST trong các ô mẫu định trước. Mỗi ơ mẫu có
kích thước 100m x 100m = 1,0ha.
Tính cỡ mẫu: Số lượng các ơ mẫu cần thu thập thông tin được xác định theo phương pháp
của tác giả Nguyễn Văn Tuấn [5]. Cơng thức ước tính như sau:
𝐧=
Trong đó:

𝐂
(∆⁄𝛔)𝟐

(𝟐. 𝟏)

C: hằng số sai sót loại I (α) và sai sót loại II (β) theo bảng 2.4.
∆: độ ảnh hưởng (0.2; 0.5 hoặc 0.8 độ lệch chuẩn [14])
σ: Độ dao động (hay độ lệch chuẩn).

Bảng 2.3: Xác định hằng số C từ giá trị α và β [5].
α

0,10
0,05
0,01

β = 0,20
(Power = 0,80)
6,15
7,85
13,33

β = 0,10
(Power = 0,90)
8,53
10,51
16,74

β = 0,05
(Power = 0,95)
10,79
13,00
19,84

Độ lệch chuẩn σ trong đề tài được xác định từ kết quả tính tốn thống kê 15 mẫu khảo sát
dùng tính cỡ mẫu trước khi khảo sát chính thức.
Sử dụng cơng thức 2.1 để tính tốn cỡ mẫu (số lượng ô mẫu) cho nghiên cứu. Tác giả chọn
các thơng số ước tính cỡ mẫu như sau: Độ chính xác = 95% (α = 0,05); Power = 0,8 (β = 0,2); Độ
Trang 15


ảnh hưởng: bằng 0.5 độ lệch chuẩn (mức độ trung bình) và Độ dao động: bằng với độ lệch chuẩn

thu được từ kết quả khảo sát đợt 2.
Kết quả ước tính cỡ mẫu thu được là: 32 – 38 mẫu. Nghĩa là, để định giá và phân tích giá
trị các HST nông nghiệp, tác giả tiến hành khảo sát 40 ô mẫu cho từng HST nông nghiệp được
chọn.
Phiếu khảo sát: Đối tượng khảo sát là nông hộ. Các nội dung cần khảo sát bao gồm: thông
tin chung về nông hộ, đặc điểm HST của hộ (quy mô, độ tuổi, khai thác, chăm sóc bón phân, hiệu
quả...); các thơng tin về sử dụng nước; các thông số đo đạc từ khảo sát trực tiếp HST của nông hộ.

2.3. Phương pháp kiểm kê, thành lập bản đồ hiện trạng các HST nông nghiệp và lựa
chọn các HST nông nghiệp cần định giá.
2.3.1. Kiểm kê hiện trạng và định hướng phát triển các HST nông nghiệp
Để tiến hành kiểm kê hiện trạng và định hướng phát triển các HST nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh Bình Phước, đề tài sử dụng hệ thống phân loại các HST của BCA, WWF và Đại học
Stockholm đề xuất năm 2013 [11], bổ sung thêm hệ thống phân loại HST nông nghiệp của tác giả
Trần Đức Viên [43], mã hóa các HST theo bảng 2.4.
Bảng 2.4: Hệ thống phân loại hệ sinh thái
Hệ sinh thái
A. Nhóm các HST tự nhiên trên cạn
1. Nhóm HST rừng
a) Các HST tự nhiên vùng đồng bằng đất thấp dưới 700m ở miền Bắc và dưới 1000m ở miền Nam:
- HST rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh
- HST rừng nhiệt đới bán thường xanh (rừng nửa rụng lá)
- HST rừng khô rụng lá, ưu thế cây họ Dầu (rừng khộp)
- HST rừng trên núi đá vôi
b) Các HST vùng núi thấp và trung bình trên 700m ở miền Bắc và trên 1000m ở miền Nam
- HST rừng á nhiệt đới thường xanh cây lá rộng
- HST rừng á nhiệt đới thường xanh hỗn giao cây lá rộng & lá kim
- HST rừng cây lá kim
- HST rừng lùn hay rừng rêu
- HST rừng trên núi đá vôi

2. Các HST trảng cây bụi và trng gai vùng khơ hạn có giá trị cao về ĐDSH
a) HST trảng cây bụi
b) HST truông gai
3. Các HST hang động tự nhiên có giá trị cao về ĐDSH
a) Hang động núi đá vôi
b) Hang động khác



11
12
13
14
15
16
17
18
19
21
22
23
24
Trang 16


Hệ sinh thái
B. Nhóm HST tự nhiên đất ngập nước nội địa
1. HST sông suối
2. HST hồ tự nhiên
3. HST rừng tràm

4. HST cửa sông
5. HST đầm lầy than bùn
C. Nhóm HST tự nhiên ven biển
1. HST đầm phá
2. HST rừng ngập mặn
3. HST rạn san hô
4. HST thảm cỏ biển
D. Nhóm các HST khác
1. HST rừng trồng
2. HST rừng tre nứa
3. HST trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác, núi trọc
4. HST dân cư
5. HST nông nghiệp (*)
- HST đồng ruộng cây hàng năm
- HST vườn cây lâu năm
- HST đồng cỏ chăn nuôi
- HST ao nuôi thủy sản


31
32
33
34
35
41
43
44
45
51
52

53
54
55
55a
55b
55c
55d

(*) Các HST nông nghiệp phân loại theo Trần Đức Viên [43].

2.3.2. Bản đồ HSTKV nông nghiệp.
Để làm cơ sở lựa chọn các HST cần định giá, đề tài tiến hành thành lập bản đồ hệ sinh thái
khu vực (HSTKV) cho lĩnh vực nơng nghiệp tỉnh Bình Phước. HSTKV được định nghĩa là các
quần xã sinh vật trong một sinh vùng (bioregion) luôn gắn liền với một sự kết hợp cụ thể về địa
chất, địa mạo và đất (còn gọi là địa khu – land zone) [7]. Quy trình xây dựng bản đồ HSTKV được
phân chia thành các bước như hình 2.2.

Trang 17


Hình 2.2: Quy trình xây dựng bản đồ HSTKV theo Queensland [7]
Bản đồ HST ở các tỷ lệ khác nhau phải thể hiện được đặc trưng cấu trúc của HST ở các
mức độ chi tiết khác nhau. Tổng hợp từ các nghiên cứu của Demarchi và cộng sự (1989) [3] và
Ủy ban kiểm kê tài nguyên của Anh (1995) [9], cấu trúc thứ bậc của HST được phân theo tỷ lệ bản
đồ được quy định như sau:
Bảng 2.5: Mức độ khái quát hóa các thành phần HST theo tỷ lệ bản đồ thể hiện [38], [18].
Tỷ lệ bản đồ/ Loại bản đồ sinh thái

Thành phần HST
≤ 1/250.000


1/250.000-1/100.000

> 1/100.000

Bản đồ phân vùng sinh thái

Bản đồ HST khu vực

Bản đồ hệ sinh thái

(Ecoregion/Biogeoclimatic)

(Region Ecosystem)

(Specific Ecosystem)

1. Khí hậu

Vĩ khí hậu (macro-climates)

Trung khí hậu (mesoclimates)

Vi khí hậu
(microclimates)

2. Địa chất/Địa mạo

Địa chất kiến tạo khu vực


Hình thái địa hình/ Kiểu
địa mạo

Độ dốc/ Độ cao

3. Thổ nhưỡng

Nhóm đất

Đơn vị đất

Đơn vị phụ

4. Sinh vật

Quần xã cao đỉnh khí hậu

Quần xã thực vật

Lồi ưu thế

Sinh cảnh hiện tại và
tiềm năng

Các tác động lên sinh
cảnh hiện tại

(climatic climax communities)
5. Sinh cảnh


Sinh cảnh theo mùa

Đối với bản đồ HSTKV của tỉnh Bình Phước, tỷ lệ 1/100.000, yếu tố trung khí hậu (mesoclimates) được lồng ghép trong cấp độ phân chia tiểu vùng sinh thái của RCFEE; yếu tố hình thái
địa hình, kiểu địa mạo và đơn vị đất được tổng hợp vào thành phần địa khu; yếu tố quần xã sinh
Trang 18


vật và sinh cảnh sẽ được lồng ghép trong thành phần HST. Các thành phần này được trình bày chi
tiết tại các phần tiếp theo.
2.3.2.1. Phân chia sinh vùng
Trong đề tài này, cấp độ sinh vùng được định nghĩa tương đương với cấp tiểu vùng sinh
thái theo hệ thống phân chia của RCFEE. Sau khi tổng hợp kết quả phân chia của RCFEE, tiến
hành mã hóa sinh vùng bằng 2 chữ số. Chữ số đầu tiên là vùng sinh thái, chữ số thứ hai là tiểu
vùng sinh thái.
Bảng 2.6: Mã hóa sinh vùng theo RCFEE [37]:

1
11
12
13
14
15
16

Tên sinh vùng
Vùng Tây Bắc
Thượng nguồn Sông Đà
Thượng nguồn sông Mã
Cao nguyên Sơn La – Mộc Châu
Thung lũng sơng Đà

Khối núi Hồng Liên Sơn
Gị đồi Hịa Bình, Ninh Bình

2
21
22
23
24
25
26
27
28
29
210

Vùng Đơng Bắc
Thung lũng sơng Hồng, sơng Chảy
Núi trung bình Hồng Su Phì
Thượng nguồn sơng Lơ, sơng Gấm
Núi Thấp Bảo Lạc, Ba Bể
Khối núi đá vôi Đồng Văn
Trung du Phú Thọ,Thái Nguyên,Vĩnh Phúc, Bắc
Giang
Khối núi đá vôi Bắc Sơn
Đồi núi thấp Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh
Vùng ngập mặn ven biển Đông Bắc
Đảo Đông Bắc Bộ
Vùng Đồng bằng Bắc bộ
Đồng Bằng Bắc bộ
Vùng ngập mặn ven biển Bắc bộ

Vùng Bắc Trung bộ
Mường Xén
Vùng núi tây Thanh Nghệ Tĩnh
Gò đồi Bắc Trung Bộ
Đồng bằng và cát ven biển Bắc Trung bộ
Khối núi đá vôi Phong Nha, Kẻ Bàng
Khối núi tây Bình Trị Thiên

3
31
32
4
41
42
43
44
45
46


5
51
52
53
54
6
61
62
63
64

65
66
67
68
69
610
611

7
71
72
73
74
75
8
81
82
83

Tên sinh vùng
Vùng Nam Trung bộ
Vùng núi tây Quảng Nam, Quảng Ngãi
Gò đồi Nam Trung bộ
Đồng bằng và cát ven biển Nam Trung bộ
Hoàng Sa, Trường Sa
Vùng Tây Nguyên
Vùng cực hạn Nam Trung bộ
Khối núi Ngọc Linh
Núi thấp Sa Thầy
Cao nguyên basalt Pleiku, Kon Hà Nừng

Núi thấp An Khê
Bán bình nguyên Cheo Reo, Phú Bổn, Ea
Súp
Cao nguyên basalt Buôn Mê Thuột
Khối núi Man Drắk
Cao nguyên Dak Nông, Dak Min
Khối Chư Ang Sin và sơn nguyên Đà Lạt
Cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc
Vùng Đông Nam bộ
Núi thấp Đơng Nam bộ
Gị đồi Đơng Nam bộ
Đồng bằng Đơng Nam bộ
Vùng ngập mặn ven biển Đông Nam bộ
Côn Đảo
Vùng Tây Nam bộ
Đồng bằng Nam bộ
Vùng ngập mặn Tây Nam bộ
Hải đảo Tây Nam bộ

2.3.2.2. Phân chia địa khu
Tiến hành chồng lớp các dữ liệu địa chất, địa mạo và thổ nhưỡng, tổng hợp các đơn vị bản
đồ để xác định ranh giới các địa khu. Kết quả mã hóa các địa khu bằng 2 chữ số. Mỗi địa khu đồng
nhất về các đặc điểm địa chất, địa mạo và thổ nhưỡng, tuy nhiên có thể phân bố tại nhiều vị trí
khác nhau trong tỉnh, và tạo thành nhiều đơn vị bản đồ. Ví dụ địa khu có mã số 13 sẽ phân bổ
thành 5 đơn vị bản đồ khác nhau.

Trang 19



×