Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Development of flood risk map for ho chi minh city using integrated approach

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.08 MB, 60 trang )

MỤC LỤC
Tóm tắt ........................................................................................................................................... v
Abstract ......................................................................................................................................... vi
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ..................................................................................... vii
Danh mục các bảng ....................................................................................................................viii
Danh mục các hình vẽ, các đồ thị ................................................................................................ ix
Lời cảm ơn ..................................................................................................................................... x
Chương 1.

Mở đầu ................................................................................................................... 1

1.1

Tổng quan ...................................................................................................................... 1

1.2

Mục tiêu .......................................................................................................................... 2

1.3

Nội dung ......................................................................................................................... 3

Chương 2.
2.1

Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội .................................................................. 5

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................................... 5

2.1.1



Vị trí địa lý .............................................................................................................. 5

2.1.2

Địa hình ................................................................................................................... 6

2.1.3

Khí hậu .................................................................................................................... 6

2.1.4

Thủy văn .................................................................................................................. 8

2.1.5

Địa chất ................................................................................................................... 9

2.2

Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................................ 10

2.2.1

Dân số .................................................................................................................... 10

2.2.2

Kinh tế ................................................................................................................... 10


2.2.3

Xã hội .................................................................................................................... 11

2.3

Định hướng phát triển kinh tế TP. HCM.................................................................. 13

Chương 3.
3.1

Hiện trạng ngập lụt đơ thị .................................................................................. 16

Hiện trạng hệ thống thốt nước tại TP. HCM .......................................................... 16

3.1.1

Mạng lưới kênh, rạch, ao hồ thoát nước tự nhiên ................................................. 16

3.1.2

Hệ thống cống thốt nước đơ thị ........................................................................... 17

3.1.3

Đánh giá hiện trạng và nhu cầu nâng cấp, phát triển hệ thống thốt nước ........... 17

3.2


Tình trạng ngập lụt tại TP. HCM .............................................................................. 18

3.2.1

Ngập do mưa ......................................................................................................... 20

3.2.2

Ngập do triều cường .............................................................................................. 20

3.2.3

Ngập do tổ hợp bất lợi khi mưa kết hợp triều cường ............................................ 21

Chương 4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 23
iii


4.1

Mơ hình thủy động lực học TELEMAC2D ............................................................... 23

4.1.1

Giới thiệu mơ hình TELEMAC............................................................................. 23

4.1.2


Cơ sở lý thuyết của mơ hình TELEMAC2D ......................................................... 24

4.1.3

Các tập tin dữ liệu trong mơ hình TELEMAC2D ................................................. 26

4.2

Phương pháp phân tích xác suất ................................................................................ 26

4.3

Thiết lập mơ hình thủy lực ......................................................................................... 27

4.4

Sơ đồ tính tốn thủy lực .............................................................................................. 29

4.5

Hiệu chỉnh mơ hình ..................................................................................................... 30

4.6

Rủi ro ngập lụt ............................................................................................................. 32

4.6.1

Phân loại thiệt hại ngập lụt .................................................................................... 32


4.6.2

Đánh giá thiệt hại hàng năm .................................................................................. 33

4.6.3

Sơ đồ tính toán thiệt hại ngập lụt .......................................................................... 34

Chương 5.

Bản đồ ngập lụt.................................................................................................... 36

5.1

Độ sâu ngập theo tần suất ngập ................................................................................. 36

5.2

Phạm vi ảnh hưởng ngập lụt ...................................................................................... 39

Chương 6.

Bản đồ rủi ro ngập lụt ......................................................................................... 41

6.1

Thiệt hại ngập lụt theo tần suất ................................................................................. 41

6.2


Thiệt hại dự kiến hàng năm ....................................................................................... 44

Chương 7.

Kết luận và kiến nghị .......................................................................................... 47

7.1

Kết luận ........................................................................................................................ 47

7.2

Nhận xét ....................................................................................................................... 47

7.3

Kiến nghị ...................................................................................................................... 48

Tài liệu tham khảo
Phụ lục chuyên môn

iv


TÓM TẮT
Nội dung nghiên cứu của đề tài này nhằm dự báo hiểm họa ngập lụt thông qua việc xây
dựng các bản đồ ngập lụt tại thành phố Hồ Chí Minh dưới tác động của triều cường và lưu lượng
lũ được xả từ các hồ chứa thượng lưu. Miền tính tốn được mơ phỏng bởi mơ hình thủy động lực
học TELEMAC2D bằng hệ phương trình dịng chảy mặt hai chiều theo phương mặt phẳng nằm
ngang. Kết quả tính tốn thể hiện phạm vi bị ảnh hưởng ngập trong thành phố do một sự kiện ngập

lụt ứng với các chu kỳ lặp lại gây ra thể hiện qua đặc trưng về độ sâu ngập và diện tích ngập. Từ
kết quả nghiên cứu cho thấy, Huyện Nhà Bè và Quận 2 bị ảnh hưởng ngập ở mức độ thường xuyên
và nghiêm trọng nhất, ngồi ra khi tần suất gia tăng, Quận Bình Thạnh và Quận 4 sẽ có phạm vi
ảnh hưởng ngập tăng lên đáng kể. Nghiên cứu này cũng sử dụng các loại bản đồ của TP. HCM
như hành chính, địa hình, sơ đồ thủy hệ, các số liệu thủy văn để tính tốn tạo ra các bản đồ ngập
lụt theo phương pháp phân tích xác suất.
Hơn nữa, nội dung nghiên cứu thứ hai được trình bày trong đề tài này là nhằm đưa ra
phương pháp ước tính thiệt hại hàng năm (Expected Annual Damage – EAD) do ngập lụt của TP.
HCM thơng qua việc phân tích và đánh giá mức độ thiệt hại theo độ sâu ngập của loại thiệt hại
trực tiếp mang tính hữu hình, liên quan đến các loại tài sản về nhà cửa, nội thất và đường xá. Giá
trị thiệt hại theo từng tần suất được tính toán dựa vào kết quả dự báo ngập lụt của TP. HCM dưới
tác động của triều cường và lưu lượng lũ được xả từ các hồ chứa thượng nguồn và đường cong
quan hệ ngập – thiệt hại của từng loại tài sản. Hai phương pháp ước tính EAD bằng việc tích phân
thiệt hại trên tồn miền tần suất được nêu ra trong nghiên cứu là theo quy luật hình thang và theo
quan hệ tuyến tính – logarit. Kết quả là, trong điều kiện đầu vào của nghiên cứu, EAD hay rủi ro
ngập của khu vực nghiên cứu ước tính tiêu hao khoảng 3,4 ngàn tỷ VNĐ (tương đương 160 triệu
USD), trong đó thiệt hại nhà cửa chiếm 73% EAD, nội thất là 26% và đường xá là 1%. Xét theo
đơn vị hành chính, Quận 8, Huyện Bình Chánh và Quận 7 là các quận/huyện ước tính có giá trị
thiệt hại ước tính hàng năm cao nhất với trên 380 tỷ VNĐ (mỗi quận/huyện chiếm trên 10% EAD
toàn khu vực khảo sát), do bởi các quận/huyện này nằm trong vùng có địa hình trũng thấp, thường
xuyên bị ngập lụt nên mức độ rủi ro ngập cao hơn so với các khu vực khác.
Các bản đồ ngập lụt và thiệt hại ngập lụt được xây dựng trong nghiên cứu này sẽ là cơ sở
để cảnh báo về khu vực dễ bị tổn thương và đánh giá rủi ro ngập lụt có ý nghĩa hơn đối với con
người và tài sản trong khu vực, góp phần nâng cao chiến lược quản lý ngập lụt tổng hợp trên đại
bàn TP. HCM.
Từ khóa: Bản đồ ngập lụt, triều cường, lũ thượng lưu, TELEMAC2D, phân tích xác suất,
thiệt hại hàng năm ước tính, bản đồ thiệt hại ngập lụt, đường cong ngập – thiệt hại.

v



ABSTRACT
The research proposes a typical approach in order to forecast inundation hazard displayed
in inundation maps by the impacts of the rising tide and the upstream discharges in Ho Chi Minh
City (HCMC). The study area is simulated by TELEMAC2D model which is a hydrodynamic
module to model free-surface flows in two dimensions of horizontal space. The results indicate
the inundated areas of a hypothetical flood event with a specific return period (e.g. once every 100
years) via inundation depth. In particular, Nha Be District and District 2 are influenced by
inundation in a most serious and frequent way, besides that, Binh Thanh and District 4 increase
significantly inundated areas when rising flood frequencies. The study also uses HCMC
topographic map, Sai Gon – Dong Nai river system and hydrological data to create flood hazard
maps.
Also, the research proposes aproaches to estimate expected annual damage (EAD) due to
inundation in HCMC by analysing and assessing flood damages based on levels of the tangible –
direct damage relating to residence, furniture and road. The damage value in each frequency is
calculated based on results of forecasting inundation hazard in HCMC due to the impacts of spring
tide and flood from upstream reservoirs, and stage – damage curves of analysed assets. The two
approaches mentioned through integrating damage over all frequencies of inundation are the
trapezoidal rule and the log-linear relation. As a result, in research condition, EAD or flood risk in
study area costs about 3,4 trillion VND (approximately 160 million USD), of which residence
occupies 73% EAD, furniture 26% and road 1%. Considering the administrative unit, District 8,
Binh Chanh and District 7 are the counties which have the highest EAD values, above 300 billion
VND (each obtains over 10% EAD all surveyed districts), because these districts are located in the
wetland areas, usually impacted by inundation thus flood risk is higer than others.
Such inundation maps and flood damage maps would probably be scientific documents in
mitigating more significantly inundation damages people as well as properties and contribute to
enhance the integrated urban flood risk management strategy in HCMC.
Keywords: Inundation map, spring tide, upstream discharge, TELEMAC2D, probability
analysis, Expected Annual Damage, flood damage map, stage – damage curve.


vi


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

: biến đổi khí hậu

MNBD

: mực nước biển dâng

TP. HCM

: thành phố Hồ Chí Minh

KTTĐPN

: kinh tế trọng điểm phía Nam

GDP

: tổng sản phẩm nội địa (Gross domestic product)

KCN

: khu công nghiệp

KCX


: khu chế xuất

GRT

: dung tải đăng ký (Gross Register Tonnage)

KTXH

: kinh tế - xã hội

EAD

: thiệt hại dự kiến hàng năm (Expeacted Annual Damage)

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Giá trị trung bình nhiều năm của các yếu tố khí hậu đặc trưng. ..................................... 8
Bảng 2.2. Các KCN/KCX tại TP. HCM. ...................................................................................... 13
Bảng 3.1. Thống kê mạng lưới kênh rạch theo vùng. ................................................................... 16
Bảng 3.2. Danh mục dự án đầu tư ngành thoát nước đến năm 2025. ........................................... 18
Bảng 4.1. Mực nước triều Biển Đông và lưu lượng lũ trên các sông theo từng chu kỳ lặp lại ..... 29
Bảng 4.2. Mực nước tính toán và lưu lượng (H và Q) .................................................................. 29
Bảng 4.3. Phân loại thiệt hại ngập lụt ........................................................................................... 32
Bảng 4.4. Đơn giá thiệt hại và hệ số thiệt hại tương ứng với độ sâu ngập.................................... 35
Bảng 5.1. Diện tích ngập lụt theo tần suất ngập lụt. ..................................................................... 39
Bảng 5.2. So sánh diện tích ngập lụt theo từng mức ngập ............................................................ 40
Bảng 6.1. Giá trị thiệt hại theo từng mức ngập và từng tần suất ngập .......................................... 41
Bảng 6.2. Giá trị thiệt hại ước tính hàng năm tính tốn theo quy luật hình thang ........................ 44

Bảng 6.3. Giá trị thiệt hại theo tần suất và ước tính hàng năm của loại tài sản ............................ 45

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, CÁC ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Phạm vi nghiên cứu. ........................................................................................................ 3
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí địa lý của TP. HCM...................................................................................... 5
Hình 3.1. Biểu đồ thống kê số lượng điểm ngập từ năm 2009 đến 2013. ..................................... 19
Hình 4.1. Miền tính tốn khu vực nghiên cứu............................................................................... 28
Hình 4.2. Sơ đồ tính tốn thủy lực theo mơ hình nghiên cứu. ...................................................... 30
Hình 4.3. So sánh kết quả mực nước giữa thực đo và mô phỏng tại trạm đo Nhà Bè .................. 31
Hình 4.4. So sánh kết quả mực nước giữa thực đo và mô phỏng tại trạm đo Phú An .................. 31
Hình 4.5. So sánh kết quả mực nước giữa thực đo và mô phỏng tại trạm đo Biên Hịa ............... 32
Hình 4.3. Mối quan hệ kết hợp giữa xác suất, lưu lượng, mực nước và thiệt hại ......................... 33
Hình 4.4. Đường cong quan hệ giữa hệ số thiệt hại và độ sâu ngập ............................................. 34
Hình 4.5. Sơ đồ các bước tính tốn trong ước tính thiệt hại ngập lụt ........................................... 35
Hình 5.1. Biểu đồ đường tần suất độ sâu ngập tại trạm đo Nhà Bè .............................................. 36
Hình 5.2. Bản đồ hiểm họa ngập lụt tại TP. HCM ở tần suất 1/1 ................................................. 37
Hình 5.3. Bản đồ hiểm họa ngập lụt tại TP. HCM ở tần suất 1/10 ............................................... 37
Hình 5.4. Bản đồ hiểm họa ngập lụt tại TP. HCM ở tần suất 1/100 ............................................. 38
Hình 5.5. Bản đồ hiểm họa ngập lụt tại TP. HCM ở tần suất 1/1000 ........................................... 38
Hình 5.6. Biểu đồ so sánh % diện tích đất ngập nước theo các tần suất ngập .............................. 40
Hình 6.1. Bản đồ thiệt hại ngập lụt tại TP. HCM theo tần suất 1/1 .............................................. 42
Hình 6.2. Bản đồ thiệt hại ngập lụt tại TP. HCM theo tần suất 1/10 ............................................ 42
Hình 6.3. Bản đồ thiệt hại ngập lụt tại TP. HCM theo tần suất 1/100 .......................................... 43
Hình 6.4. Bản đồ thiệt hại ngập lụt tại TP. HCM theo tần suất 1/1000 ........................................ 43
Hình 6.5. Biểu đồ đường cong quan hệ tần suất và tổng thiệt hại ................................................ 44
Hình 6.6. Bản đồ thiệt hại ngập lụt dự kiến hàng năm tại TP. HCM ............................................ 46


ix


LỜI CẢM ƠN
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ
trợ kinh phí cho chúng tơi hồn thành đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ đề tài mã số C2013-4803.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.
HCM đã nhiệt tình ủng hộ nhóm nghiên cứu trong việc thu thập số liệu về địa hình, địa chất, thủy
văn, tình trạng ngập lụt của khu vực nghiên cứu.
Chúng tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn đến tập thể cán bộ viên chức Trung tâm Quản lý nước
và Biến đổi khí hậu – Đại học Quốc gia TP. HCM đã hỗ trợ thực hiện nghiên cứu đề tài cũng như
hướng dẫn chúng tôi thực hiện các thủ tục cần thiết trong việc nghiệm thu đề tài này.
Trân trọng cảm ơn./.

x


Chương 1. Mở đầu

CHƯƠNG 1.
1.1

MỞ ĐẦU

Tổng quan

Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) nằm ở hạ lưu của hệ thống sơng Sài Gịn – Đồng Nai,
có dạng kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đơng Nam, diện tích tổng cộng là 2.095 km2. TP. HCM
nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Địa hình tổng
qt có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đơng sang Tây. Nhìn chung, địa hình TP. HCM

khơng phức tạp, song cũng khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt (Điều kiện tự nhiên,
2011). Xét theo sơ đồ thủy hệ, thượng lưu TP. HCM chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc xả lũ từ hai
hồ chứa nước lớn là hồ Dầu Tiếng trên sơng Sài Gịn và hồ Trị An trên sơng Đồng Nai. Ngồi ra,
tình hình lũ lụt ở TP. HCM cịn bị tác động bởi lưu lượng lũ từ đồng bằng sơng Cửu Long theo hai
nhánh sơng Vàm Cỏ ở phía Tây – Nam thành phố. Về phía hạ lưu, triều Biển Đông tác động vào
khu vực thành phố theo hai hướng cửa sơng chính là Sồi Rạp và Lịng Tàu.
TP. HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam và là một thành phố đông dân với
hơn 7,9 triệu người (Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, 2014). Với kết cấu hạ tầng đô thị được xây
dựng từ trước 1975, tuy nhiên dưới áp lực dân số, diện tích xây dựng ngày càng tăng, diện tích
thấm tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, các kênh rạch bị lấn chiếm, cốt nền một số nơi bị sụt lún, TP.
HCM đang đối mặt với nguy cơ ngập lụt trầm trọng. Hệ thống thốt nước đơ thị của TP. HCM
được thiết kế với các thông số mưa và mực nước chưa xét đến tác động của BĐKH. Hiện nay dưới
tác động của BĐKH và q trình đơ thị hóa dẫn đến lượng mưa gia tăng, mực nước tại tuyến cửa
ra cũng gia tăng theo thời gian. Sự gia tăng lượng mưa và mực nước làm cho hệ thống thoát nước
tại khu vực TP. HCM bị quá tải, dẫn đến tình trạng ngập lụt ngày càng nghiêm trọng hơn. Chính
vì vậy, việc kiểm sốt ngập lụt đơ thị đã và đang là vấn đề cấp thiết của các đô thị trên thế giới nói
chung và của TP. HCM nói riêng.
Để giải quyết vấn đề này, đã có một số giải pháp được thực hiện là nâng cấp hoặc mở rộng
hệ thống thoát nước hiện có, xây dựng đê hoặc lắp thêm bơm và cổng ngăn triều để kiểm soát lũ
lụt. Tuy nhiên BĐKH sẽ ngày càng làm cho các biến cố cực đoan trở nên phổ biến hơn, giải pháp
này chỉ mang tính đối phó và đặc biệt các thơng số thiết kế thường được dựa trên số liệu lịch sử
để ứng phó với các diễn biến trong tương lai, do đó, các thành phố vẫn có nguy cơ bị ngập bởi các
hiện tượng thời tiết bất thường như mưa lớn và triều cường. Từ đó các quan điểm truyền thống về
kiểm sốt ngập lụt sẽ khơng cịn đơn thuần là các giải pháp kỹ thuật mà cần phải kết hợp với các
giải pháp thích nghi cũng như nâng cao khả năng chống chọi của cộng đồng.
Để chủ động đối phó với tình trạng ngập lụt, TP. HCM đã và đang thực hiện nhiều dự án
chống ngập như dự án Vệ sinh môi trường thành phố (lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè), dự án Nâng
cấp đơ thị (lưu vực Tân Hóa – Lị Gốm), dự án Cải thiện mơi trường nước (lưu vực Tàu Hủ – Bến
Nghé – Kênh Đôi – Kênh Tẻ)… nhằm tăng khả năng tiêu thoát nước cho hệ thống cống rãnh trong
thành phố, phát huy khả năng trữ nước của hệ thống kênh rạch, hồ chứa và các khu thấp trũng, bảo

vệ các khu dân cư và khu công nghiệp trong đô thị bằng hàng ngàn km đê bao, bờ bao. Vì vậy, các
cơng trình đã góp phần vào việc giảm đáng kể số lượng các điểm ngập từ 96 điểm ngập (năm
2009) còn 06 điểm (năm 2014) khi mưa lớn kết hợp với triều cường (TTCN, 2015).
Bên cạnh đó, nguy cơ ngập lụt (NCNL) theo quan niệm hiện đại không phải chỉ là các
thông số về ngập lụt (diện tích ngập, độ sâu ngập, vận tốc dòng chảy) mà còn bao hàm những thiệt
hại tiềm tàng có thể gây ra do ngập lụt và khả năng hồi phục sau ngập lụt (de Moet & nnk, 2009).
Các đánh giá về nguy cơ ngập lụt cho phép có một góc nhìn rộng hơn về ngun nhân, thiệt hại và
cơng tác ứng phó. Đây là một xu hướng được sử dụng phổ biến trên thế giới trong những năm gần
1


Chương 1. Mở đầu

đây để thay thế cho bản đồ chỉ đơn thuần mô tả phạm vi ngập lụt và độ sâu ngập. Tuy nhiên những
áp dụng của phương pháp này vẫn chưa được phổ biến ở Việt Nam.
Theo báo cáo IPCC (Solomon & nnk, 2007), Việt Nam nằm trong nhóm những quốc gia
dễ bị ảnh hưởng nhiều bởi tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và mực nước biển dâng (MNBD),
cùng với q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng trong những năm gần đây nên gây ra các tác
động bất lợi đến sự phát triển kinh tế-xã hội, đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Một
trong các hệ quả tiêu cực thường xuyên xảy ra chính là ngập lụt đơ thị. Trong các báo cáo tại Hội
thảo về cuộc sống đô thị C40 (ARUP, 2010), TP. HCM nằm trong khu vực dễ bị tác động của Biến
đổi khí hậu (BĐKH) và có nguy cơ hứng chịu những hiện tượng khí hậu cực trị (tổ hợp các yếu tố
bất lợi như: bão, lũ thượng nguồn và mưa lớn vượt tần suất thiết kế). Bộ Tài nguyên và Môi trường
đã công bố kịch bản dự báo tác động của BĐKH đối với khu vực TP. HCM giai đoạn 2020-2100
tương ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2) (Bộ TN&MT, 2012).
Theo một số nghiên cứu gần đây (Hồ Long Phi, 2007 & 2013), ảnh hưởng từ việc xả lũ ở
thượng nguồn đối với mực nước cao nhất hằng năm trên các sông trong khu vực TP. HCM ít quan
trọng hơn tác động bởi triều cường từ Biển Đông. Mực nước cao nhất hằng năm tại các trạm quan
trắc thủy văn bên trong nội địa đều có tương quan rất chặt chẽ với mực nước biển quan sát tại trạm
Vàm Kênh (Hồ Long Phi, 2013). Theo số liệu quan trắc từ Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam

Bộ, mực nước đỉnh triều tại trạm Nhà Bè (kênh Đồng Điền) đang gia tăng từ +1,55 m (2010) lên
đến +1,68 m (2013) (vượt mức báo động III từ 0,05 m đến 0,18 m), đây là mức cao nhất trong
chuỗi quan trắc. Trong thời gian triều cường, nước sẽ tràn vào các con kênh ở khu vực đô thị thấp
trũng chưa có hệ thống đê bao gây ra những đợt ngập định kỳ tại những khu vực này.
Với xu thế khí hậu ngày càng khắc nghiệt như hiện nay, tình trạng ngập lụt vẫn tiếp tục
diễn ra với các điểm tái ngập và các điểm ngập mới, các sự cố vỡ đê bao, bờ bao khi triều cường,
mưa lớn… Ngoài ra, đáng chú ý là TP. HCM đang phải đối mặt với nguy cơ mực nước biển dâng,
theo đó nếu mực nước biển dâng 1m, sẽ có khoảng trên 20% diện tích TP. HCM, trên 11% chiều
dài quốc lộ, gần 9% tỉnh lộ, khoảng 4% đường sắt có nguy cơ bị ngập và khoảng 7% dân số TP.
HCM bị ảnh hưởng trực tiếp (Bộ TN&MT, 2012). Như vậy, thiệt hại về kinh tế - xã hội do ngập
lụt đô thị sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và cần có các đánh giá thiệt hại tồn diện và đầy
đủ, giúp hỗ trợ ra quyết định đầu tư các cơng trình chống ngập tại những khu vực thiệt hại nhiều.
Với các tồn tại và hiện trạng nêu trên, đề tài nghiên cứu được tiến hành nhằm thiết lập bản
đồ NCNL cho TP. HCM để có thể đề xuất định hướng ưu tiên cho việc phân bổ đầu tư cho cơng
tác kiểm sốt ngập cũng như chuẩn bị cơ sở cho việc xây dựng hệ thống ứng phó với thiên tai đô
thị. Dựa trên kết quả nghiên cứu sẽ đề xuất phối hợp các giải pháp kiểm soát ngập lụt bền vững
cho thành phố cũng như tiến độ đầu tư bổ sung các giải pháp giảm nhẹ ngập lụt trong tương lai
nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư.
1.2

Mục tiêu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm dự báo hiểm họa ngập lụt trên địa bàn TP. HCM với
các tần suất xuất hiện khác nhau từ sự kiện bình thường với tần suất 1/1 hay 1/10 (1 năm xảy ra 1
lần, 10 năm xảy ra 1 lần), sự kiện trung hạn với tần suất 1/100 (100 năm mới xảy ra 1 lần) đến sự
kiện cực hạn với tần suất 1/1000 (1000 năm mới xảy ra 1 lần). Các tần suất này phản ánh khả năng
xuất hiện ngập lụt tại TP. HCM dưới tác động của triều cường kết hợp vận hành xả lũ từ các hồ
chứa nước ở thượng lưu. Kết quả tính tốn được trình bày thơng qua việc xây dựng bản đồ ngập
lụt theo các tần suất thiết kế tương ứng. Bản đồ ngập lụt thể hiện mức độ ngập và phạm vi ảnh
hưởng ngập lụt trong khu vực nghiên cứu. Đây là tài liệu cơ bản, làm cơ sở khoa học cho việc quy

hoạch phòng tránh lũ lụt, lựa chọn các biện pháp, thiết kế các công trình khống chế lũ, là thơng tin
2


Chương 1. Mở đầu

cần thiết để thông báo cho nhân dân về hiểm họa do lũ lụt gây ra ở nơi họ cư trú và hoạt động (de
Moet H. & nnk, 2009).
Mục tiêu thứ hai của nghiên cứu này là đề ra phương pháp nhằm ước tính thiệt hại hàng
năm (Expected Annual Damage – EAD) do ngập lụt gây ra trên địa bàn TP. HCM dựa trên việc
phân tích và đánh giá mức độ thiệt hại của một số loại tài sản khi ngập xảy ra. Giá trị thiệt hại của
từng tần suất được tính tốn dựa vào kết quả dự báo ngập lụt của TP. HCM dưới tác động của triều
cường và lưu lượng lũ được xả từ các hồ chứa thượng nguồn và đường cong quan hệ ngập – thiệt
hại của từng loại tài sản bị ảnh hưởng do ngập. Bên cạnh đó, bài báo cũng xây dựng các bản đồ
thiệt hại ngập lụt theo các tần suất ngập đã tính tốn trong khu vực nghiên cứu nhằm cảnh báo về
khu vực dễ bị tổn thương và đánh giá rủi ro ngập lụt đối với con người và tài sản trong khu vực,
góp phần nâng cao chiến lược quản lý ngập bền vững trên địa bàn TP. HCM.
Phạm vi nghiên cứu của bài báo này là khu vực đơ thị hóa của TP. HCM (khơng bao gồm
Huyện Củ Chi và Huyện Cần Giờ) được thể hiện trong hình 1.1. Tổng diện tích khu vực nghiên
cứu là 95.700ha.

Hình 1.1. Phạm vi nghiên cứu.
1.3

Nội dung
Đề tài nghiên cứu bao gồm các nội dung sau đây:


Chương 1. Mở đầu: giới thiệu tổng quan, khái quát về hiện trạng TP. HCM đồng thời
nêu lên tính cấp thiết, mục tiêu và nội dung sơ lược của đề tài nghiên cứu.




Chương 2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội : giới thiệu về điều kiện tự nhiên,
điều kiện kinh tế - xã hội của TP. HCM và nêu ra định hướng phát triển trong tương lai
của TP. HCM.
3


Chương 1. Mở đầu



Chương 3. Hiện trạng ngập lụt đô thị: phân tích, đánh giá hiện trạng ngập lụt đồng
thời đề cập các yếu tố gây ảnh hưởng và tác động đến tình trạng ngập lụt tại TP. HCM.
Phân tích các kịch bản ảnh hưởng của BĐKH đối với TP.HCM.



Chương 4. Phương pháp nghiên cứu: giới thiệu và diễn giải các phương pháp và
thuật toán dùng trong việc nghiên cứu của đề tài.



Chương 5. Bản đồ ngập lụt: dự báo và đánh giá phạm vi ảnh hưởng ngập lụt trong
khu vực nghiên cứu trước nguy cơ triều cường kết hợp với vận hành xả lũ các hồ chứa
thượng lưu theo các chu kỳ lặp lại.




Chương 6. Bản đồ rủi ro ngập lụt: phân tích, đánh giá các bản đồ rủi ro ngập lụt TP.
HCM từ các bản đồ độ sâu ngập đã tính tốn trong chương 5 theo phương pháp tích
hợp.



Chương 7. Kết luận và kiến nghị: tóm tắt và nhận xét kết quả từ nghiên cứu, nêu các
đề xuất và kiến nghị đối với cấp quản lý nhằm làm giảm rủi ro ngập lụt cho TP. HCM
trong tương lai.

4


Chương 2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

CHƯƠNG 2.
2.1

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

Điều kiện tự nhiên

2.1.1 Vị trí địa lý
TP. HCM là trung tâm của khu vực phía Nam, nằm ở ngã ba sơng Sài Gịn có dạng kéo dài
theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Chiều dài thành phố từ Tây Bắc xuống Đông Nam là 102 km,
từ Đông sang Tây là 75 km. TP. HCM có diện tích tổng cộng là 2.095km2, được giới hạn trong
khung tọa độ địa lý khoảng từ 10o10’ ÷ 10o38’ vĩ độ Bắc và từ 106o22’ ÷ 106o54’ kinh độ Đơng.
Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, phía Đơng Bắc giáp tỉnh Bình Dương với ranh giới là sơng Sài
Gịn, phía Đơng và Đơng Bắc giáp tỉnh Đồng Nai với ranh giới là sông Đồng Nai và sơng Nhà Bè,
phía Đơng Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu với ranh giới là sông Thị Vải và biển Đơng, phía Tây

và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang (Điều kiện tự nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh,
2011). Hình 2.1 thể hiện vị trí địa lý của TP. HCM giữa các tỉnh vùng Đông Nam Bộ.

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí địa lý của TP. HCM.
5


Chương 2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

2.1.2 Địa hình
TP. HCM nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu
Long. Ðịa hình tổng qt phần lớn bằng phẳng, có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông
sang Tây, có một ít đồi gị ở phía Bắc và Đơng Bắc. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình
(Điều kiện tự nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh, 2011):


Vùng cao nằm ở phía Bắc – Ðơng Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc bắc Huyện Củ Chi,
đông bắc Quận Thủ Ðức và Quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung bình từ
10 ÷ 25m và xen kẽ có những đồi gị có độ cao cao nhất tới 32m, như đồi Long Bình
(Quận 9).



Vùng thấp trũng ở phía Nam – Tây Nam và Ðơng Nam thành phố (thuộc các quận 9,
8,7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên
dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m.



Vùng trung bình, phân bố ở khu vực trung tâm thành phố, gồm phần lớn nội thành cũ,

một phần các quận 2, Thủ Ðức, tồn bộ Quận 12 và Huyện Hóc Mơn. Vùng này có độ
cao trung bình từ 5 ÷ 10m.

Nhìn chung, địa hình TP. HCM khơng phức tạp, song cũng khá đa dạng, có điều kiện để
phát triển nhiều mặt.
2.1.3 Khí hậu
TP. HCM nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng như các tỉnh ở Nam Bộ,
đặc điểm chung của khí hậu – thời tiết TP. HCM là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa rõ
rệt, mùa mưa và mùa khô, làm chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc (Điều kiện tự nhiên, Thành
phố Hồ Chí Minh, 2011):


Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11 (khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao mưa
nhiều).



Mùa khô được bắt đầu từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau (khí hậu khơ mát, nhiệt độ cao
vừa mưa ít đơi khi khơng mưa).

a. Số giờ nắng
Theo số liệu nhiều năm, số giờ nắng trong 1 năm trung bình là 2.486 giờ và hàng tháng có
khoảng từ 162 ÷ 272 giờ. Mùa khơ số giờ nắng thay đổi trong khoảng từ 231 ÷ 248 giờ. Mùa mưa
số giờ nắng thay đổi trong khoảng từ 162 ÷ 180 giờ.

b. Nhiệt độ
Nhiệt độ khơng khí trung bình hàng năm cao và ổn định quanh năm và tháng. Biến thiên
nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 4,6oC. Tuy nhiên, biến thiên nhiệt độ
ngày thì khá cao khoảng 10oC.



Nhiệt độ khơng khí trung bình năm: 28,2oC



Nhiệt độ khơng khí tối đa: 29,5oC



Nhiệt độ khơng khí tối thiểu: 27,2oC



Nhiệt độ khơng khí tháng nóng nhất (tháng 4): 29,5oC



Nhiệt khơng khí tháng lạnh nhất (tháng 1): 27,2oC
6


Chương 2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

c. Lượng bốc hơi
Tổng lượng bốc hơi trung bình năm là 1.130mm. Tổng lượng bốc hơi các tháng mùa khô
cao hơn các tháng mùa mưa. Tổng lượng bốc hơi tháng cao nhất là 168,6mm vào tháng 3 và tổng
lượng bốc hơi thấp tháng thấp nhất là 63,7mm vào tháng 10.

d. Độ ẩm
Độ ẩm khơng khí trung bình nhiều năm là 79,5%. Mùa khô độ ẩm thay đổi trong khoảng

từ 68 ÷ 73%, bình qn 74,5% và có xu hướng giảm từ đầu mùa đến cuối mùa. Mùa mưa độ ẩm
thay đổi trong khoảng từ 76 ÷ 82%, bình qn 80% và có xu hướng tăng đến giữa mùa và giảm
dần đến cuối mùa.
Độ ẩm trong ngày thay đổi trong khoảng từ 63 ÷ 88%. Trong đó, mức độ chênh lệch độ ẩm
giữa buổi sáng và buổi tối khoảng từ 21 ÷ 29% trong mùa khơ và khoảng từ 18 ÷ 21% trong mùa
mưa.

e. Lượng mưa
Chế độ mưa cũng ảnh hưởng đến chất lượng khơng khí. Khi mưa, các chất lơ lửng và các
chất gây ơ nhiễm khơng khí khác trong không trung được nước mưa rửa sạch. Nồng độ chất gây ơ
nhiễm giảm hẳn trong khí quyển.
Lượng mưa trung bình của TP. HCM theo số liệu nhiều năm khoảng 1.950mm/năm. Trong
đó, năm 1908 đạt cao nhất 2.718mm và thấp nhất là 1.392mm vào năm 1958. Mùa khơ khơng có
hoặc ít mưa với lượng mưa cao nhất từ 10 ÷ 50mm (thường xu hướng giảm đến giữa mùa và tăng
trở lại đến cuối mùa). Ngược lại, trong các tháng mùa mưa lượng mưa gia tăng trong khoảng từ
110 ÷ 340mm. Lượng mưa cao kỷ lục của một tháng trong khoảng 100 năm qua là 680mm.
Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa. Số ngày mưa chỉ khoảng 1,0 đến 6,7
ngày trong mùa khô. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng
5 đến tháng 11, trong đó hai tháng 6 (khoảng 310mm) và tháng 9 (trung bình từ 320 ÷ 500mm)
thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1, 2, và 3 mưa rất ít, lượng mưa khơng đáng kể. Mưa
thấp nhất vào tháng 2 (45mm).
Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố khơng đều, có khuynh hướng tăng
dần theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Ðại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường
có lượng mưa cao hơn các quận/huyện phía Nam và Tây Nam. Về khơng gian, lượng mưa có xu
thế tăng dần từ Tây Nam lên Đông Bắc: ở các huyện Cần Giờ, Nhà Bè, và Nam Bình Chánh, mưa
từ 1.200 đến 1.500mm, trong khi ở nội thành, Quận 9, Huyện Hóc Mơn, và Củ Chi lượng mưa từ
1.800 ÷ 1.900mm.

f. Gió
TP. HCM chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính:



Gió mùa Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương thổi vào phổ biến trong mùa mưa khoảng
từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình khoảng 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào
tháng 8, tốc độ trung bình 4,5m/s.



Gió mùa Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào phổ biến trong mùa khô, khoảng từ
tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4m/s.
7


Chương 2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

Ngồi ra cịn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng từ tháng 3 tới
tháng 5 có vận tốc trung bình 3,7m/s. Tuy nằm trong khu vực bão nhiệt đới Thái Bình Dương
nhưng thành phố ít bị ảnh hưởng, từ một vài cơn bão cuối mùa (tháng 11 và tháng 12). Những cơn
dông nhiệt đới mùa hè có gió xốy tới 20m/s có lúc tới 36 m/s.
Bảng 2.1 thể hiện giá trị trung bình nhiều năm của các yếu tố khí hậu đặc trưng của TP.
HCM bao gồm lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, gió và số giờ nắng.
Bảng 2.1. Giá trị trung bình nhiều năm của các yếu tố khí hậu đặc trưng.
Các yếu tố
khí hậu
Trung
bình
Giá
nhiều
Yếu
trị

năm
tố
đặc
trưng
Trung
1.950
bình
Lượng
Cao
mưa
2.710
kỷ lục
(mm)
Ngày
155,6
mưa
Trung
28
bình
Nhiệt Cao
31
nhất
độ
trung
Thấp
24
bình
nhất
tháng Cao
41

(oC)
kỷ lục
Thấp
13
kỷ lục
Trung
75,7
Độ
bình
ẩm
Buổi
trung
88
sáng
bình
Buổi
(%)
63
tối
Tốc độ gió
8
(km/giờ)
Số giờ nắng
2.486
(giờ)

Tháng

I


II

10

-

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

10

50


210

300

290

270

340

260

110

40

110

50

120

230

560

520

590


500

680

600

280

300

2,4

1,0

1,9

5,4

17,8

19,0

22,9

22,4

23,1

20,9


12,1

6,7

26

27

28

30

30

28

28

28

28

27

27

26

31


32

33

33

33

31

31

31

31

30

30

30

22

22

24

26


26

25

25

25

24

24

23

22

38

40

38

38

39

38

41


37

38

38

37

37

13

17

16

17

16

21

17

21

20

20


17

15

69

68

68

70

76

80

80

81

82

83

78

73

87


85

83

83

86

89

90

91

92

92

90

87

51

50

52

56


65

71

70

71

72

73

65

58

6

8

9

8

9

9

9


9

8

8

6

0

244

248

272

231

195

171

179

173

162

182


201

223

2.1.4 Thủy văn
Về nguồn nước, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sơng Ðồng Nai - Sài Gịn, TP. HCM có mạng
lưới sơng ngịi kênh rạch rất phát triển (Điều kiện tự nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh, 2011).
Sơng Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lưu bởi nhiều sông
khác, như sông La Ngà, sông Bé... nên có lưu vực lớn, khoảng 45.000km2. Nó có lưu lượng bình
qn từ 20 ÷ 500m3/s và lưu lượng cao nhất trong mùa lũ lên tới 10.000m3/s, hàng năm cung cấp
15 tỷ m3 nước và là nguồn nước ngọt chính của TP. HCM. Sơng Sài Gịn bắt nguồn từ vùng Hớn
Quản, chảy qua thành phố Thủ Dầu Một – tỉnh Bình Dương đến thành phố với chiều dài 200km
và chảy dọc trên địa phận thành phố với chiều dài 80km. Hệ thống các chi lưu của sơng Sài Gịn
rất nhiều và có lưu lượng trung bình vào khoảng 54m3/s. Sơng Ðồng Nai nối thơng qua sơng Sài
Gịn ở phần nội thành mở rộng, bởi hệ thống Rạch Chiếc. Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lưu
của sơng Ðồng Nai và sơng Sài Gịn, cách trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Ðơng Nam.
Nó chảy ra biển Ðơng bằng hai ngả chính: ngả Sồi Rạp dài 59km, bề rộng trung bình 2km, lịng
8


Chương 2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

sơng cạn, tốc độ dịng chảy chậm; ngả Lịng Tàu đổ ra vịnh Gành Rái, dài 56km, bề rộng trung
bình 0,5km, lịng sơng sâu, là đường thủy chính cho tàu bè ra vào bến cảng Sài Gịn.
Ngồi trục các sơng chính kể trên, thành phố cịn có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, như
ở hệ thống sơng Sài Gịn có các rạch Láng The, Bàu Nơng, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham
Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Bến Nghé, Tân Hóa – Lị Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh
Ðơi và ở phần phía Nam Thành phố thuộc địa bàn các huyện Nhà Bè và Cần Giờ mật độ kênh rạch
dày đặc. Cùng với hệ thống kênh cấp 3 và 4 của kênh Ðông – Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh
Xáng, Bình Chánh, hệ thống kênh rạch ở TP. HCM đã giúp cho việc tưới tiêu đạt hiệu quả cao,

giao thông thủy thuận lợi và đang dần dần từng bước thực hiện các dự án giải tỏa, nạo vét kênh
rạch, chỉnh trang ven bờ, tô điểm vẻ đẹp cảnh quan sông nước, phát huy lợi thế hiếm có đối với
một đơ thị lớn.
Về thủy văn, hầu hết các sông rạch ở TP. HCM đều chịu ảnh hưởng dao động bán nhật
triều của Biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều xâm nhập sâu vào các
kênh rạch trong thành phố, điều này gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nơng nghiệp và
hạn chế việc tiêu thốt nước ở khu vực nội thành. Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m.
Các tháng có mực nước cao nhất là tháng 10 và 11, thấp nhất là các tháng 6 và 7. Về mùa khô, lưu
lượng đầu nguồn các sơng nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sơng Sài Gịn đến q Lái Thiêu,
có năm đến đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Ðồng Nai đến Long Ðại. Mùa mưa lưu lượng của
nguồn lớn, nên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha lỗng đi nhiều.
Từ khi có các cơng trình thủy điện Trị An và thủy lợi Dầu Tiếng ở thượng nguồn, chế độ
chảy tự nhiên chuyển sang chế độ chảy điều tiết qua tuốt bin, đập tràn và cống đóng – xả, nên môi
trường vùng hạ du từ Bắc Nhà Bè trở lên chịu ảnh hưởng của thượng nguồn, nói chung đã được
cải thiện theo chiều hướng ngọt hóa. Dịng chảy vào mùa kiệt tăng lên, đặc biệt trong các tháng từ
tháng 2 đến tháng 5 tăng 3 ÷ 6 lần so với tự nhiên. Vào mùa mưa, lượng nước được điều tiết giữ
lại trong hồ chứa, làm giảm thiểu khả năng úng lụt đối với những vùng trũng thấp; nhưng ngược
lại, nước mặn lại xâm nhập vào sâu hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, đã mở rộng được diện tích cây
trồng bằng việc tăng vụ mùa canh tác. Ngoài ra, việc phát triển các hệ thống kênh mương, đã có
tác dụng nâng cao mực nước ngầm trên tầng mặt lên từ 2 ÷ 3m, tăng thêm nguồn cung cấp nước
phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của thành phố.
2.1.5 Địa chất
Ðất đai TP. HCM được hình thành trên hai nền trầm tích: trầm tích Pleieixtoxen và trầm
tích Holoxen (Điều kiện tự nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh, 2011).


Trầm tích Pleixtoxen (trầm tích phù sa cổ): chiếm hầu hết phần phía Bắc, Tây Bắc và
Ðơng Bắc thành phố, gồm phần lớn các huyện Củ Chi, Hóc Mơn, Bắc Bình Chánh,
Quận Thủ Ðức, Bắc – Ðông Bắc Quận 9 và đại bộ phận khu vực nội thành cũ. Ðiểm
chung của nền trầm tích này, thường là địa hình đồi gị hoặc lượn sóng, cao từ 20 ÷

25m và xuống tới 3 ÷ 4m, mặt nghiêng về hướng Ðông Nam. Dưới tác động tổng hợp
của nhiều yếu tố tự nhiên như sinh vật, khí hậu, thời gian và hoạt động của con người,
qua q trình xói mịn và rữa trơi..., trầm tích phù sa cổ đã phát triển thành nhóm đất
mang những đặc trưng riêng. Nhóm đất xám, với qui mơ hơn 45.000 ha, tức chiếm tỷ
lệ 23,4% diện tích đất thành phố.



Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ): tại thành phố, trầm tích này có nhiều nguồn
gốc như ven biển, vũng vịnh, sơng biển, aluvi lịng sơng, bãi bồi... nên đã hình thành
nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa có diện tích 15.100 ha (7,8%), nhóm đất
phèn 40.800 ha (21,2%) và đất phèn mặn 45.500 ha (23,6%). Ngoài ra có một diện tích
9


Chương 2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

nhỏ khoảng hơn 400 ha (0,2%) là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói
mịn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.
Ở TP. HCM, đất xám có ba loại: đất xám cao, có nơi bị bạc màu; đất xám có tầng loang lổ
đỏ vàng và đất xám gley; trong đó, hai loại đầu chiếm phần lớn diện tích. Ðất xám nói chung có
thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha đến thịt nhẹ, khả năng giữ nước kém; mực nước ngầm tùy
nơi và tùy mùa biến động sâu từ 1 ÷ 15m. Ðất chua, độ pH khoảng 4 ÷ 5. Ðất xám tuy nghèo dinh
dưỡng, nhưng đất có tầng dày, nên thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng nơng lâm
nghiệp, có khả năng cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, nếu áp dụng biện pháp luân canh, thâm
canh tốt. Nền đất xám, phù hợp đối với sử dụng bố trí các cơng trình xây dựng cơ bản.
2.2

Điều kiện kinh tế - xã hội


2.2.1 Dân số
Dân số bình quân trên địa bàn thành phố năm 2013 ước tính hiện có 7,99 triệu người, tăng
2,5% so với năm 2012; khu vực thành thị là 6,59 triệu người, chiếm 82,5% trong tổng dân số, tăng
2,7% so năm trước. Tỷ lệ tăng dân số cơ học 15,42‰, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 10,04‰ (Cục
Thống kê TP. Hồ Chí Minh, 2014). Trong hai thời kỳ từ 1979 ÷ 1989 và từ 1989 ÷ 1999 dân số
thành phố tăng chủ yếu do yếu tố tăng tự nhiên thì trong 10 năm trở lại đây dân số thành phố tăng
chủ yếu là do yếu tố cơ học.
Sự phân bố dân cư ở TP. HCM không đồng đều, ngay cả các quận nội ô. Trong khi các
quận 3, 4, 5, 10, hay 11 có mật độ lên tới trên 40.000người/km² thì các quận 2, 9, và 12 chỉ khoảng
2.000 tới 7.000người/km². Ở các huyện ngoại thành, mật độ dân số rất thấp, như Cần Giờ chỉ có
103người/km².
2.2.2 Kinh tế
TP. HCM nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN), là trung tâm kinh tế
của cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Các khu đô thị và dân cư trên 20 quận/huyện thuộc TP. HCM ln là nơi có mật độ dân cư
tập trung cao, loại hình hoạt động chủ yếu là bn bán, dịch vụ và sản xuất. Sản xuất nông nghiệp
cũng có mặt trong các quận/huyện như Quận 2, Quận 9, Quận 12, Huyện Hóc Mơn, Huyện Củ
Chi… góp phần đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân trong thành phố. Các khu
công nghiệp, khu chế xuất tập trung chủ yếu tại các quận/huyện ven thành phố góp phần tạo nhiều
công ăn, việc làm cho người dân lao động trong thành phố và tạo nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế
quốc dân.
Có thể nói thành phố là hạt nhân trong vùng KTTĐPN và trung tâm đối với vùng Nam Bộ.
Với mức đóng góp GDP là 66,1% trong vùng KTTĐPN và đạt mức 30% trong tổng GDP của cả
khu vực Nam Bộ.
Theo số liệu của “Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội TP. Hồ Chí Minh tháng 12 và năm
2013” (Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, 2014), GDP trên địa bàn cả năm tăng 9,3% so năm trước,
cao hơn mức tăng 9,2% của năm 2012. Giá trị tăng thêm khu vực nông lâm thủy sản đạt 7.769 tỷ
đồng, chiếm 1,02% GDP, tăng 5,6%. Giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp và xây dựng đạt
310.641 tỷ đồng chiếm 40,6% GDP, tăng 7,4%. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ đạt 446.151 tỷ
đồng chiếm 58,4% GDP tăng 10,7%. Mức tăng chỉ số công nghiệp cả năm 2013 ước đạt 6,35%

so năm 2012. Giá trị sản xuất xây dựng cộng dồn cả năm theo giá thực tế ước thực hiện 152.556,2
tỷ đồng, tăng 5,8% so với năm trước. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn năm 2013 ước thực hiện
227.033 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 4,7%. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn 12
tháng ước thực hiện 197.684 tỷ đồng, bằng 92,3% kế hoạch năm; tăng 4,6% so với năm 2012. Vốn
10


Chương 2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn thuộc ngân sách thành phố: 12 tháng ước thực hiện 18.941,9 tỷ
đồng, đạt 90,4% kế hoạch năm, tăng 11,2% so với cùng kỳ. Tính đến ngày 30/11, tồn thành phố
đã cấp 38.344 giấy phép xây dựng và sửa chữa lớn, với diện tích sàn 6.619,8 ngàn m2. Từ đầu năm
đến ngày 15/12, đã có 440 dự án có vốn nước ngồi được cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn
thành phố với tổng vốn đăng ký đạt 963,1 triệu USD (vốn điều lệ 664,5 triệu USD). Vốn đầu tư
bình quân một dự án đạt 2,2 triệu USD.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2013 đạt 14.633,5 tỷ đồng, tăng 5,7%
so với năm trước. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 10.742,1 tỷ đồng, tăng 4,6%; trong đó trồng
trọt tăng 5,4%, chăn ni tăng 4%. Diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 44.371 ha, tăng
6,7% so năm trước. Giá trị sản xuất lâm nghiệp 132,1 tỷ đồng,tăng 5,6%. Tổng diện tích đất lâm
nghiệp 36.727 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 34.411 ha, đạt tỉ lệ che phủ là 16,4%. Sản lượng
gỗ khai thác 19.825 m3, tăng 22,1%; sản lượng củi 3.871 Ste. Giá trị sản xuất thuỷ sản ước đạt
3.759 tỷ đồng, tăng 9,6%. Sản lượng thuỷ sản ước đạt 52.163,5 tấn tăng 5,3%.
Ước tính cả năm, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 606.978,9 tỷ đồng,
tăng 12,6% so với cùng kỳ. Doanh thu khách sạn và dịch vụ du lịch lữ hành cả năm ước đạt 21.469
tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó doanh thu khách sạn tăng 10,2%, dịch
vụ du lịch lữ hành tăng 24,6%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân của cả năm 2013 (so với giá bình
quân 2012) tăng 3,67%. Chỉ số giá bình quân của vàng giảm 8,48% so với năm trước, tỷ giá USD
bình quân tăng 1,2%. Ước tính năm 2013, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 26.575,1 triệu USD,
giảm 6% so năm trước. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 25.879,6 triệu USD, tăng 14,9% so
năm trước. Tổng doanh thu vận tải ước tính năm 2013 đạt 54.854,4 tỷ đồng, tăng 15,6% so năm

trước. Doanh thu vận tải hàng hóa đạt 38.067,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 69,4% trong tổng doanh thu vận
chuyển, tăng 16,6% so năm trước; Khối lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 134.254 nghìn tấn, tăng 11,7%
so năm trước. Khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 55.533,5 triệu tấn.km, tăng 5,7%. Doanh thu vận tải
hành khách tháng đạt 16.787,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30,6% trong tổng doanh thu vận chuyển, tăng 13,6%
so năm trước. Số lượt hành khách vận chuyển ước đạt 765.176 nghìn lượt người, tăng 5,2% so năm trước.
Hành khách luân chuyển đạt 15.652,7 triệu lượt người.km, tăng 3,8%. Khối lượng hàng hóa thơng qua
cảng đạt 73.072,2 nghìn tấn, tăng 9,2% so với năm trước; trong đó hàng hố xuất khẩu 28.011,1
nghìn tấn, chiếm 38,3%, tăng 8,3%; hàng nhập khẩu 32.556,6 nghìn tấn, chiếm 44,6%, tăng 11,2%;
hàng nội địa 12.417,4 ngàn tấn, tăng 5,5%.
Tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước 12 tháng ước thực hiện 229.514 tỷ đồng, đạt 100%
dự toán, tăng 8,2% so cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước địa phương ước 59.684,5 tỷ đồng, vượt
37,6% dự toán, tăng 3,4% so cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện 46.574,2 tỷ
đồng, vượt 7,4% dự toán, giảm 22,5% so cùng kỳ. Chi đầu tư phát triển ước thực hiện 20.413,5 tỷ
đồng, tăng 4,2% so cùng kỳ. Tổng chi ngân sách nhà nước địa phương kể cả tạm ứng 12 tháng ước
69.357,2 tỷ đồng, vượt 59,9% dự toán, tăng 15,4% so cùng kỳ. Tổng vốn huy động trên địa bàn
thành phố đến đầu tháng 12/2013 đạt 1.127,9 ngàn tỷ đồng, tăng 10,2% so cuối năm 2012. Tổng
dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đạt 931,1 ngàn tỷ đồng, tăng 6,5%.
2.2.3 Xã hội

a. Y tế
Năm 2013, thành phố vẫn tiếp tục tập trung chỉ đạo khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi
trường, xử lý nước thải, chất thải nhằm phịng ngừa, ngăn chặn, chống và dập các loại dịch bệnh
nguy hiểm, tiếp tục cơng tác kiểm tra, giám sát phịng chống dịch tại các phường/xã có số ca mắc
cao và hỗ trợ phun thuốc phòng chống dịch tại các quận/huyện. Đồng thời tăng cường công tác

11


Chương 2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội


phịng chống dịch thơng qua các phương tiện thơng tin đại chúng và tổ chức tuyên truyền trong
các trường học.
Kiểm sốt bệnh trong các trường mầm non, nhóm trẻ gia đình và các ca bệnh ở cộng đồng
đơng dân cư, nhất là ở các khu nhà trọ, xử lý triệt để các ca bệnh và ổ dịch theo hướng dẫn của
Trung tâm Y tế Dự phòng (Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, 2014).

b. Giáo dục
Tình hình giáo dục đầu năm học 2013 – 2014 (Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, 2014):


Mầm non: tồn thành phố có 877 trường mẫu giáo, mầm non tăng 9,6% (tăng 77 trường)
so với năm học trước. Số phòng học 12.446 phòng, tăng 11,4%. Số lớp học 11.048 lớp,
tăng 11,8% (tăng 1.170 lớp). Số giáo viên 17.956 người, tăng 10,1% (tăng 1.647 người).
Số trẻ em đi nhà trẻ, mẫu giáo 325.284 em, tăng 11,1% (tăng 32.379 em) so với năm
học trước.



Phổ thơng: tồn thành phố có 922 trường phổ thơng, tăng 5 trường so với năm học
trước. Số phòng học 26.017 phòng, tăng 2% (tăng 509 phòng). Số lớp học là 27.096
lớp, tăng 2,2% (tăng 583 lớp). Số giáo viên 46.988 người, tăng 4,2% (tăng 1.873 giáo
viên). Tỷ lệ cán bộ quản lý và giáo viên của thành phố đạt chuẩn giáo dục là trên 99,1%.
Số học sinh đầu năm học 1.083,3 ngàn học sinh, tăng 3,5%; trong đó số học sinh trẻ 6
tuổi vào lớp 1 là 116,3 ngàn, sĩ số bình qn 40 học sinh/lớp.

c. Cơng tác xóa đói giảm nghèo
Tính đến 30/11, trên địa bàn thành phố còn khoảng 18.542 hộ nghèo (theo chuẩn thu nhập
dưới 12 triệu đồng/người/năm) với 81.709 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 1,02% tổng số hộ dân, ước cả
năm 2013 tỷ lệ này đạt 0,8%. Theo chuẩn quốc gia giai đoạn 2011 – 2015 về hộ nghèo và cận
nghèo, thành phố khơng cịn hộ nghèo, hộ có thu nhập trong chuẩn hộ cận nghèo cịn 1.886 hộ,

với 7.200 nhân khẩu, chiếm 0,001% tổng hộ dân thành phố.
Quỹ giảm nghèo đến ngày 30/11 có 260,1 tỷ đồng, đang trợ vốn cho 31.519 hộ nghèo và
165 cơ sở sản xuất kinh doanh thu nhận 1.820 lao động nghèo với tổng số tiền 214,2 tỷ đồng. Thực
hiện chính sách ưu đãi xã hội cho người nghèo – hộ nghèo, các ngành chức năng của thành phố đã
lập danh sách và cấp phát 103.120 thẻ BHYT cho người nghèo – người cận nghèo (theo chuẩn
nghèo của thành phố), hỗ trợ 1,13 tỷ đồng cho 1.214 học sinh thuộc diện hộ nghèo. Đào tạo nghề
cho 1.920 lao động nghèo và giới thiệu việc làm cho 12.441 lao động nghèo và 23 lao động đi
làm việc có thời hạn ở nước ngồi. Phát 63.182 phần quà với kinh phí 28,8 tỷ đồng chăm lo tết
trong dịp Tết Nguyên Đán 2013… (Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, 2014)

d. Giải quyết việc làm
Đến tháng 12/2013 các khu vực kinh tế trên địa bàn thành phố đã thu hút và giải quyết việc
làm cho 28,3 ngàn lượt lao động, trong đó lao động có việc làm ổn định là 21,3 ngàn người, số
chỗ việc làm mới tạo ra là 12,5 ngàn chỗ. Như vậy, năm 2013 thành phố đã thu hút lao động, giải
quyết việc làm 293,2 ngàn lượt người, vượt 10,6% kế hoạch năm, tăng 1,47% so với năm 2012.
Tỷ lệ số người thất nghiệp năm 2013, trên cơ sở theo dõi kết quả thu thập, ghi chép thơng tin về
tình trạng giải quyết việc làm của người từ 15 tuổi trở lên của lao động thành phố là 4,83% (Cục
Thống kê TP. Hồ Chí Minh, 2014).

e. Tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp
Trong năm 2013 (tính từ 02/01 đến 06/12), trên địa bàn thành phố có 117,6 ngàn người lao
động đến Trung tâm giới thiệu việc làm thành phố đăng ký thất nghiệp, giảm 15,6% so với năm
12


Chương 2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

2012. Có 104,9 ngàn người nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp. 104,2 ngàn người đã nhận
quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 12,9% so cùng kỳ, số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp
là 1.174 tỷ đồng. Số người được tư vấn, giới thiệu việc làm là 154,8 ngàn người. Số người được

hỗ trợ học nghề là 4,9 ngàn người, với số tiền hỗ trợ 870 triệu đồng.
Thành phố đã thu hút lao động, giải quyết việc làm 293,2 ngàn lượt người, vượt 10,6% kế
hoạch năm, tăng 1,47% so với năm 2012. Số chỗ việc làm mới được tạo ra trong năm là 123 ngàn,
vượt 2,5% kế hoạch năm, tăng 0,06% so với năm trước (Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, 2014).
2.3

Định hướng phát triển kinh tế TP. HCM

Trong tương lai thành phố phát triển các ngành kinh tế chủ lực, là địa phương đầu tiên tập
trung phát triển các ngành cơ khí gia dụng, sản xuất phương tiện vận tải, chế tạo máy, các ngành
công nghệ cao… vẫn là đầu mối xuất nhập khẩu, du lịch của cả nước với hệ thống cảng biển phát
triển. Việc hình thành các hệ thống giao thơng như đường Xuyên Á, đường Đông Tây… sẽ tạo
điều kiện cho kinh tế thành phố tăng trưởng mạnh mẽ.
Định hướng quy hoạch xây dựng công nghiệp trong quy hoạch chung của TP. HCM đến
năm 2020 theo quyết định 123/1998/TTg chưa quan tâm đến việc bố trí các KCN gắn với các khu
dân cư, đặc biệt dân cư nông thôn nhằm thực hiện chủ trương đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nơng nghiệp nơng thơn. Chính sách giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân các KCN chưa
đồng bộ. Đặc biệt chương trình di dời các cơ sở cơng nghiệp gây ô nhiễm trong nội thành vào các
KCN, cụm công nghiệp tập trung đã làm phát sinh thêm nhu cầu sử dụng đất tại các nơi này.
Theo quy hoạch phát triển đến năm 2020, TP. HCM sẽ có 22 KCX, KCN với tổng diện
tích khoảng 5.809 ha (theo bảng 2.2).
Bảng 2.2. Các KCN/KCX tại TP. HCM.
STT

ĐỊA ĐIỂM

TÊN KCN/KCX

I. CÁC KCN/KCX ĐÃ CĨ QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP:


Diện tích đất quy hoạch (ha)
3620

1

KCX Tân Thuận

Quận 7

300

2

KCX Linh Trung I

Q. Thủ Đức

62

3

KCX Linh Trung II

Q. Thủ Đức

62

4

KCN Tân Tạo (GĐ1&GĐ2)


381

5

KCN Vĩnh Lộc (GĐ1&GĐ2)

6

KCN Bình Chiểu

Q. Bình Tân
Q. Bình Tân và H. Bình
Chánh
Q. Thủ Đức

7

KCN Hiệp Phước (GĐ1&GĐ2)

962

8

KCN Tân Bình (GĐ1&GĐ2)

9

KCN Tân Thới Hiệp


H. Nhà Bè
Q. Tân Phú và Q. Bình
Tân
Quận 12

10

KCN Lê Minh Xuân

H. Bình Chánh

100

11

KCN Tây Bắc Củ Chi

H. Củ Chi

207

12

KCN Cát Lái

Quận 2

124

13


KCN Phong Phú

H. Bình Chánh

148

14

KCN Tân Phú Trung

H. Củ Chi

543

15

KCN Đông - Nam Củ Chi

H. Củ Chi

283

II. CÁC KCN DỰ KIẾN THÀNH LẬP MỚI
16

KCN Vĩnh Lộc III

259
27


134
28

1569
H. Bình Chánh
13

200


Chương 2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
17

KCN Phú Hữu

Quận 9

114

18

KCN Phước Hiệp

H. Củ Chi

200

19


KCN Xuân Thới Thượng

H. Hóc Mơn

300

20

KCN Bàu Đưng

H. Củ Chi

175

21

KCN Lê Minh Xuân II

H. Bình Chánh

338

22

KCN Lê Minh Xuân III

H. Bình Chánh

242


III. CÁC KHU CÔNG NGHIỆP DỰ KIẾN MỞ RỘNG

620

KCN Hiệp Phước

H. Nhà Bè

500

KCN Lê Minh Xuân

H. Bình Chánh

120

TỔNG CỘNG

5809
(Nguồn: HEPZA, 2009)

Kế hoạch tương lai cho giao thông ở TP. HCM được miêu tả trong Quy hoạch tổng thể
phát triển giao thông TP. HCM tới năm 2020 và tầm nhìn xa hơn, đã được Thủ tướng phê duyệt
theo Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 1 năm 2007. Quy hoạch tổng thể phát triển giao
thông TP. HCM là một kế hoạch đầy tham vọng nhằm thay đổi hệ thống giao thông vận tải ở TP.
HCM. Chỉ cịn có 7 năm để thực hiện theo kế hoạch này nên dự kiến phải mất nhiều thời gian hơn
nữa thì các khoản đầu tư được đề xuất mới có thể đạt được so với kế hoạch. Căn cứ vào quy mô
của các khoản đầu tư và độ bền của hạ tầng giao thông, các hạng mục đầu tư này thể hiện khá đúng
tình trạng hệ thống giao thông năm 2050. Quy hoạch này đã được sử dụng để mơ hình hố tác
động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đối với ngành giao thơng trong tương lai. Các mặt chính của

mạng lưới giao thơng năm 2050 được miêu tả như sau.
Các hạng mục hạ tầng đường bộ được quy hoạch chính là:


Cải thiện và nâng cấp các quốc lộ xuyên tâm hiện tại (Quốc lộ 1, 1K, 13 và 22).



Cải thiện các con đường tỉnh lộ hiện có để hỗ trợ các quốc lộ xuyên tâm.



Xây dựng đường vành đai: 1, 2, 3 và 4 kết nối TP. HCM với các đô thị vệ tinh.



Xây dựng và cải thiện các con đường nội đơ chính.



Xây dựng 4 con đường trên cao.



Tạo ra các nút giao thông giữa đường vành đai với đường trục, đường xuyên tâm với
các con đường nội đơ chính. Đã có kế hoạch cải thiện và xây mới 80 nút giao thơng
chính thuộc các cấp độ khác nhau nằm trên đường vành đai, đường trục, đường xuyên
tâm và đường nội đô, và 33 nút chính cùng cấp độ.




Xây dựng cầu và hầm giao thông: 52 cầu lớn trong thành phố (21 cây cầu hiện tại và
31 cầu xây mới) và 2 hầm giao thông.



Hệ thống nhà ga và chỗ đậu xe: tổng diện tích cho đậu xe và bến bãi khoảng 1.141 ha
(2,6% diện tích đất đơ thị).



Mạng lưới giao thơng cơng cộng được mở rộng và củng cố mạnh mẽ, bao gồm:



Các tuyến đường trong khu vực được củng cố thêm bằng cách sắp xếp lại tuyến đường
sắt hiện có hoặc xây mới, đặc biệt là các tuyến tới:

 Khu vực Bình Dương – Biên Hòa và khu vực Vũng Tàu, đây là những khu vực phát
triển công nghiệp và gia tăng dân số nhanh.
14


Chương 2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

 Khu vực Tân An – Mỹ Tho, gắn kết chặt chẽ với TP. HCM và có mật độ dân cư cao.
 Các tuyến đường sắt quốc gia xuyên tâm vận hành các đoàn tàu ngoại thành và xây
dựng hai tuyến đường sắt hạng nhẹ phục vụ cho các KCN và sân bay quốc tế:
 Tân Thới Hiệp – Trảng Bàng
 Thủ Thiêm – Nhơn Trạch – Sân bay quốc tế Long Thành

 Mạng tàu điện ngầm nối trung tâm thành phố với các vùng phụ cận và các cơ sở giao
thơng chính khác. Có 6 tuyến tàu điện ngầm sẽ được xây dựng theo kế hoạch. Một trong
số đó là tuyến 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đang được xây dựng. Những tuyến khác là:
 Tuyến 2: Ga Tây Ninh – Thủ Thiêm
 Tuyến 3: Quốc lộ 13, Bến xe Miền Đông – Bến xe Miền Tây, Tân Kiên
 Tuyến 4: Cầu Bến Cát – Nguyễn Văn Linh
 Tuyến 5: Trạm Cần Giuộc mới – ga cầu Sài Gòn
 Tuyến 6: Bà Quéo – nút giao lộ Phú Lâm
 Xây dựng 3 tuyến đường một ray, bao gồm:
 Tuyến 1: Sài Gòn – Chợ Lớn – Bến xe miền Tây
 Tuyến 2: Nguyễn Văn Linh (từ Quốc lộ 50, Quận 8) – Quận 2
 Tuyến 3: nút giao lộ Gị Vấp (ngã 6) – Cơng viên phần mềm quang Trung
 Mạng lưới xe buýt được cải thiện.


Các tuyến giao thơng đường biển dọc theo sơng Lịng Tàu sẽ được nâng cấp và khoảng
60km dọc theo sơng Sồi Rạp sẽ được nạo vét, sẽ không xây dựng thêm các cảng biển
trên sơng Sài Gịn nhưng sẽ di dời các cảng hiện tại. Sự phát triển của cụm cảng Cát
Lái trên sông Đồng Nai và cụm cảng Hiệp Phước trên sơng Sồi Rạp sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho việc di dời cũng như đáp ứng được nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa
trong khu vực. Cụm cảng Nhà Bè trên sông Nhà Bè sẽ được sử dụng chủ yếu cho nhu
cầu nhập khẩu xăng dầu của TP. HCM và các vùng lân cận, với cảng chính phục vụ
KCN Nhà Bè trong tương lai. Một cảng hành khách công suất 50.000GRT cũng đã
được lên kế hoạch xây dựng ở khu vực Nhà Rồng – Khánh Hội.



Sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được nâng cấp đến công suất 20 triệu đến năm 2020.

15



Chương 3. Hiện trạng ngập lụt đô thị

CHƯƠNG 3.
3.1

HIỆN TRẠNG NGẬP LỤT ĐƠ THỊ

Hiện trạng hệ thống thốt nước tại TP. HCM

Hệ thống thoát nước trên địa bàn TP. HCM bao gồm mạng lưới sông kênh rạch, ao-hồ điều
tiết và hệ thống cống thoát nước. Hiện nay, tại thành phố có khoảng 2.008km sơng, kênh rạch với
khoảng 1.050km đê bao, bờ bao (trong đó cịn khoảng 200km bờ bao chưa kiên cố, thường gặp sự
cố khi triều cường). Riêng khu vực nội thành có hơn 100km kênh rạch làm trục thốt nước chính
với hơn 800 cửa xả với mực nước thiết kế sau cống trung bình khoảng 1,3m nên khó tiêu thoát
nước mưa và gây ngập trên nhiều tuyến đường liền kề khi xuất hiện triều cường.
Hệ thống thoát nước của TP. HCM được xây dựng qua nhiều thời kỳ khác nhau, có thể
chia làm 3 giai đoạn chính: trước năm 1954, từ năm 1954 đến năm 1975 và từ năm 1975 đến nay.
Thời kỳ từ năm 1870 đến 1954: xây dựng khoảng 113km cống, tập trung ở khu vực các quận 1 và
5 với chủ yếu là các loại cống vòm xây gạch. Thời kỳ từ năm 1954 đến 1975: hệ thống thoát nước
được mở rộng trong khu vực nội thành cũ; chủ yếu là các loại cống tròn. Thời kỳ sau năm 1975
đến nay, chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến 2000: hê thống thoát nước khơng có đầu
tư đáng kể ngoại trừ một số hệ thống kênh mương bờ bao phục vụ thủy lợi. Sau khi Quy hoạch
tổng thể thoát nước TP. HCM được phê duyệt năm 2001 (JICA, 2001), một số dự án nâng cấp đô
thị, cải thiện môi trường nước đã được thực hiện như: Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tân Hóa – Lò Gốm,
Tàu Hủ – Bến Nghé, Tham Lương – Bến Cát… và một số tiểu dự án khác đã được tiếp tục đầu tư
xây dựng ở khu vực nội thành và các khu vực ngoại thành đã phát triển. Do q trình xây dựng
khơng đồng bộ với q trình đơ thị hóa, cũng như đầu tư chưa đúng mức do cịn khó khăn về kinh
tế nên đến nay phần lớn hệ thống thoát nước đã xuống cấp, hư hỏng nhiều, tiết diện nhỏ và mật độ

xây dựng thấp. Mạng lưới cống thoát nước, cửa xả bị lấn chiếm nhiều nơi gây khó khăn trong duy
tu, bảo dưỡng. Nhiều khu vực trũng thấp có tác dụng điều tiết nước cũng đã bị lấn chiếm san lấp
nghiêm trọng.
3.1.1 Mạng lưới kênh, rạch, ao hồ thoát nước tự nhiên
Theo Quy hoạch tổng thể thoát nước (JICA), hệ thống kênh rạch thoát nước TP. HCM
được phân thành 6 vùng, đóng vai trị tiêu thoát cho từng vùng, bao gồm:
Bảng 3.1. Thống kê mạng lưới kênh rạch theo vùng.
STT

Tên vùng

1

Vùng Trung
tâm

2
3
4
5
6

Vùng phía
Bắc
Vùng phía
Tây
Vùng phía
Nam
Vùng phía
Đơng Bắc

Vùng phía
Đơng Nam

Số nhánh
kênh, rạch
chính

Tổng diện
tích lưu
vực (km2)

Tổng
chiều
dài (km)

5

118,8

45,4

4

173,1

38,5

3

163,5


21,4

6

73,5

39,4

Một phần Quận 9 và Thủ Đức

4

54,3

23,3

Một phần Quận 2, 9 và Thủ Đức

10

95,6

56,7

Quận/ Huyện
Quận 1, 3, 4, 5, 7, 10, 11, Phú Nhuận và một
phần các quận Gò Vấp, Tân Bình, Bình
Chánh, và Bình Thạnh.
Một phần các quận 12, Gị Vấp, Bình Thạnh,

Tân Bình, Bình Chánh và Huyện Hóc Mơn.
Một phần các quận 6, 8, Tân Bình, và Bình
Chánh.
Một phần các quận 7, 8, Bình Chánh, và Nhà
Bè.

Nguồn: (JICA, 2001)

Mạng lưới sơng rạch chiếm vị trí quan trọng trong việc tiêu thốt nước mưa, tưới tiêu phục
vụ nơng nghiệp. Tuy nhiên do ảnh hưởng thủy triều khá mạnh và tình trạng bồi lắng nên thường
gây ngập úng cho các vùng ven bờ sơng, kênh rạch. Ngồi ra hiện nay, do q trình đơ thị hóa
16


Chương 3. Hiện trạng ngập lụt đơ thị

thiếu kiểm sốt và ý thức của doanh nghiệp, người dân, đã xảy ra tình trạng lấn chiếm kênh rạch,
xả rác, chất thải làm hẹp dòng chảy trên kênh rạch, làm giảm khả năng tiêu thốt nước.
Tại TP. HCM trước đây có nhiều ao, hồ điều tiết nhân tạo và tự nhiên giúp điều tiết nước
mưa và nước triều, tuy nhiên hiện nay đa số đã bị san lấp, phục vụ xây dựng và phát triển đô thị.
Số liệu thống kê cho thấy q trình đơ thị hóa từ 2000 đến 2010 đã biến khoảng 15.321 ha đất
nông nghiệp, ao hồ, kênh rạch thành đất xây dựng. Việc này đã làm mất đi diện tích rất lớn các
khơng gian trữ nước và các vùng đệm vốn là nơi chứa nước mưa và nước triều. Tuy nhiên do thành
phố chưa có các quy định cụ thể và thực hiện quản lý chặt chẽ nên đa số các dự án mới thường
khơng có các giải pháp xây dựng các không gian để trữ nước mới bù vào phần diện tích mặt nước
đã san lấp, bê tơng hóa. Đây là ngun nhân quan trọng làm giảm diện tích, khả năng thấm nước.
3.1.2 Hệ thống cống thốt nước đơ thị
Hệ thống cống thốt nước của thành phố hiện nay về cơ bản là hệ thống cống chung, vừa
thu nước thải (sinh hoạt và công nghiệp) vừa thu nước mưa, được xây dựng qua nhiều giai đoạn,
đến nay đã quá cũ kỹ, phần lớn có tuổi thọ trên 40 năm. Đến nay nhiều cống và cửa xả bị hư hỏng

nặng, hệ thống cống không đủ năng lực tiêu thốt nước do tốc độ đơ thị hóa q nhanh. Tổng chiều
dài cống thoát nước (cấp 2, cấp 3 và cấp 4) trên tồn TP. HCM hiện nay có trên 2.042km, trong
đó khoảng 1.140km cống thốt nước cấp 2, cấp 3.
Theo số liệu báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2025 (Quy hoạch tổng thể TP. HCM, 2013), từ năm 2005, nhờ việc
thực hiện các dự án ODA để cải tạo, nâng cấp hệ thống cống thoát nước tại các lưu vực, tổng chiều
dài cống thoát nước cấp 2, cấp 3 trên địa bàn thành phố đã tăng gấp 2 lần (từ 516 km vào năm
2001 tăng lên 1.140km vào năm 2010) và số cửa xả tăng gấp 3,6 lần (từ 228 cửa xả vào năm 2001
tăng lên 816 cửa xả vào năm 2010). Ngoài ra, song song với các dự án ODA, tính đến năm 2010,
TP. HCM đã hoàn thành 68 dự án cải tạo, lắp đặt mới hệ thống thoát nước bằng nguồn vốn ngân
sách.
Mật độ cống thốt nước tính trên diện tích đất phi nơng nghiệp trên tồn địa bàn TP. HCM
(khơng tính diện tích mặt nước) là 2,7 km/km2, khu vực các quận nội thành cũ có mật độ khá cao,
khoảng 7,3 km/km2, trong khi các quận nội thành phát triển chỉ có 2 km/km2 và ngoại thành là 0,8
km/km2. Hiện nay, hệ thống thoát nước chỉ mới phục vụ cho khoảng 70% dân số đô thị.
3.1.3 Đánh giá hiện trạng và nhu cầu nâng cấp, phát triển hệ thống thoát nước
Với tổng chiều dài 1.140 km cống thoát nước (cấp 2,3), hệ thống thoát nước hiện nay vừa
thiếu về số lượng (chỉ bằng 1/6 chiều dài cần thiết và chỉ phục vụ khoảng 10% diện tích dự kiến,
xây dựng, phát triển của thành phố) và kém về chất lượng (đa số đã xuống cấp, hư hỏng, tiết diện
nhỏ). Bên cạnh đó, hệ thống thốt nước đơ thị trong giai đoạn vừa qua phát triển mang tính chắp
vá và phân bố không đều trên địa bàn, tập trung ở các quận trung tâm. Hệ thống thốt nước khơng
được nạo vét đồng bộ, khơng phát huy tối đa hiệu quả thốt nước của toàn hệ thống.
Mặt khác, tại các khu vực dự án dân cư mới, mặc dù đều có quy hoạch hệ thống thoát nước
thải tách biệt nhưng hầu hết đều xây dựng không đúng theo quy hoạch do các đơn vị quản lý khơng
giám sát chặt chẽ. Vì vậy hệ thống thoát nước ở các khu vực mới này hiện nay vẫn là hệ thống
cống chung hoặc là hệ thống cống hỗn hợp, nghĩa là xây dựng một số tuyến cống nhánh thoát nước
thải tách biệt nhưng vẫn nối vào các tuyến cống chính thốt nước mưa. Điều này sẽ gây khó khăn
cho việc kết nối thành hệ thống thốt nước bẩn hoàn chỉnh khi thành phố đầu tư xây dựng nhà máy
xử lý tập trung. Riêng khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng và khu Trung Sơn thuộc Khu Đơ thị Nam Sài
Gịn đã hình thành hệ thống thu gom và thốt nước thải bẩn tương đối hồn chỉnh theo tiêu chuẩn

17


×