Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Nghiên cứu khả năng thu nhận protein từ trùn quế và ứng dụng tạo sản phẩm giàu đạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 37 trang )

TÓM TẮT

Đề tài thực hiện khảo sát việc thu nhận các sản phẩm giàu đạm từ quá trình tự phân của
trùn quế. Kết quả đạt được như sau:
Hoạt tính tăng dần theo thời gian tự phân đến 10 ngày tuy nhiên hàm lượng protein
cao chỉ ở ngày thứ nhất và có xu hướng giảm dần theo thời gian do sự phân giải sâu sắc
tạo sản phẩm không mong muốn. Tối ưu hóa hiệu suất thu dung dịch giàu đạm amin của
quá trình tự phân theo Design Expert đạt cao nhất ở điều kiện 55oC trong thời gian 24 giờ
với độ pha loãng 13%. Dịch trùn sau tự phân bảo quản khi bổ sung kali sorbate 0,2% đạt
hiệu quả tốt nhất. Dịch trùn sau tự phân có hàm lượng đạm amin (amino acid) tăng lên
gấp đơi, có 17 loại amino acid chiếm 7,61% (w/w), đặc biệt glutamic acid chiếm cao nhất.
Sản phẩm bột trùn quế từ dịch trùn tự phân sấy phun cho được chất lượng bột trùn đạt
giá trị tốt nhất với hàm lượng đạm tổng 71.05 g/100g hàm lượng chất khô, hàm lượng
đạm amin là 7.59 g/100g hàm lượng chất khơ. Ngồi ra về mặt cảm quan thì bột có màu
vàng, mùi thơm. Sản phẩm bột trùn phối trộn bằng cách lấy dịch trùn phối trộn với trứng,
bột sữa, gluten. Tỉ lệ phối trộn dịch trùn: trứng: bột sữa: gluten là: 69:20:6:5. Hàm lượng
đạm tổng, đạm amin của bột trùn phối trộn lần lượt là: 55.05 g/100g hàm lượng chất khơ,
1.08g/100g hàm lượng chất khơ.
Ngồi ra việc sử dụng dịch trùn quế bón lá cây cải bẹ xanh sau 35 ngày thu hoạch ta
thấy số lá trên một cây vào khoảng 8 lá/cây, chiều dài lá vào khoảng 14.067 cm và trọng
lượng tươi là 21.74 g/cây kết quả tương đương với việc sử dụng các loại phân bón TKT
và phân bón Acidifier. Việc ứng dụng dịch trùn quế làm môi trường nuôi cấy nuôi vi sinh
vật đạt kết quả tốt: mật độ tế bào vào khoảng 1011- 1013 CFU/ml tốt hơn so với việc nuôi
trên môi trường đạm pepton và cao nấm men.
Với các kết quả trên cho thấy khả năng đa dạng hóa các sản phẩm từ dịch trùn quế là hết
sức phong phú, từ đó sẽ góp phần nâng cao giá trị thương phẩm của trùn quế và góp phần
vào việc ổn định đầu ra cho các hộ nông dân chăn nuôi trùn quế hiện nay

1



ABSTRACT

This study aimed to survey the process of receiving protein products from earthworm (Perionyx
excavates), with results as:
The activity increases with autolysed time to 10 days but higher protein content is only the first
day and tends to decrease over time due to the deep resolution creating unwanted products. With
the optimizing conditions of hydrolysis process to collect vermiwash, the study was performed by
Design Expert 8.0.6 software to optimize at 55oC in 24 hours with 13% dilution. Vermiwash as
adding 0.2% potassium sorbate offers the best effect. The amino acid in vermiwash increase
twice, there are 17 kinds of amino acid with 7.61% (w/w), especially the highest is glutamic acid.
Earthworm powder products from spray drying vermiwash offer the best value of the quality of
earthworm powder with total protein is 71.05 g / 100g dry weight, amino acid is 7:59 g/100g dry
weight. Also in terms of sensory then yellow powder, aroma. Earthworm powder products
obtained by mixing vermiwash and eggs, milk and gluten. Vermiwash mixing ratio: eggs: milk
powder: gluten is: 69: 20: 6: 5. Total protein, amino acid of earthworm powder respectively:
55.05 g and 1.08g / 100g dry weight.
We use vermiwash as foliar fertilizer, and cultured microorganisms. The use of products from
verminwash as foliar fertilizer for green mustard gave comparable results with the use of other
fertilizers such as TKT and Acidifier. It was also used as the medium for culturing
microorganisms with the aim to substitute protein source from peptone and yeast extract, and
indicated that the cell density was very large at about 1011-1013 cfu/ml. On the other hand, the
price would be much cheaper than using a high nitrogen source as peptone and yeast extract.
With above applications showing the ability to diversify products from verminwash is very great,
which will contribute to improve the commercial value of earthworms and to stabilize output for
the farmers who raising earthworms today.

2


DANH SÁCH BẢNG


Bảng 3.1: Thành phần hóa học của trùn quế …………………………………………….............17
Bảng 3.2 Các chỉ tiêu về đạm của các sản phẩm từ dịch trùn quế ……….………..….…............20
Bảng 3.3: Thành phần amino acid của dịch trùn tự phân …………………….............................21
Bảng 3.4: So sánh thành phần hóa học của các sản phẩm dịch trùn........................................... 22
Bảng 3.5: Các chỉ tiêu bột trùn quế tự phân sấy bằng các chế độ sấy khác nhau………..............23
Bảng 3.6: Hiệu suất của các quá trình sấy khác nhau………………………………….…...........23
Bảng 3.7: Tỉ lệ phối trộn tạo bột trùn quế ……………………………………………….............25
Bảng 3.8: Thành phần hóa học của bột trùn quế phối trộn……………………….……...........…25
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của phân bón lên số lá cải với các loại phân bón khác nhau …….............27
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của phân bón lên chiều dài lá với các loại phân bón khác nhau ….........27
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của các loại phân bón đến trọng lượng tươi sau thu hoạch……..............28
Bảng 3.12: Giá thành tạm tính so sánh với mơi trường MRS có bổ sung bột trùn …...…............31

DANH SÁCH ĐỒ THỊ

Đồ thị 3.1 Hoạt tính protease theo thời gian tự phân ………………...………………….............18
Đồ thị 3.2. Khảo sát đạm tổng trong quá trình bảo quản dịch trùn quế ….…………..................21
Đồ thị 3.3 Khảo sát đạm amin trong quá trình bảo quản dịch trùn quế…………..……...........…22
Đồ thị 3.4 Sự phát triển của chủng Lactobacillus rhamnosus trên môi trường đạm thay thế ......30

3


DANH SÁCH HÌNH

Hình 1.1 Trùn quế (Perionyx excavatus)………………………………………………...............8
Hình 2.1: Trại trùn quế Phương Thành……………………………………….…………….........12
Hình 2.2: Quy trình làm bột trùn quế phối trộn …….……………………………...………........14
Hình 2.3: Dung dịch phân bón…………………………………………………….……..............15

Hình 3.1 Hiệu suất quá trình thủy phân ứng với từng điều kiện…………………………............19
Hình 3.2: Đồ thị đường cong biểu diễn mối quan hệ giữa nhiệt độ, tỷ lệ pha loãng, thời gian với
hiệu suất thủy phân………………………………………………….……………………….......20
Hình 3.3 Bột trùn quế tự phân sấy với các chế độ sấy khác nhau………………………….....…24
Hình 3.4: Bột trùn quế phối trộn………………………………………………………..…......…26
Hình 3.5 Sản phẩm phân bón từ dịch trùn quế …………………………… …………...….....…28

4


LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh và Ban Giám Hiệu,
Phịng Khoa học Dự án, Khoa Kỹ thuật Hóa học, Bộ mơn Công nghệ Sinh học- trường Đại học
Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện cho chúng tơi nghiên cứu và đào tạo trong quá
trình thực hiện đề tài.
Cảm ơn các cộng sự và đồng nghiệp đã hỗ trợ để chúng tơi hồn thành đề tài

HUỲNH NGỌC OANH

5


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Trong những năm gần đây, nghề nuôi trùn quế phát triển ở các vùng lân cận Thành
phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đây là đối tượng dễ nuôi, chóng lớn,
mắn đẻ, dễ thu hoạch. Đặc biệt trùn quế có hàm lượng protein rất cao (chiếm khoảng 68-70% so
với vật chất khô) nên đây là nguồn bổ sung đạm quý giá cho gia súc, gia cầm, thủy hải sản và đã
được đưa vào nuôi công nghiệp với các quy mô lớn nhỏ khác nhau. Tuy nhiên những hộ nuôi qui
mô nhỏ chưa chủ động về sản phẩm và phụ thuộc nhiều vào thương lái (ép giá).
Nghiên cứu khả năng thu nhận protein từ trùn quế và ứng dụng tạo sản phẩm giàu đạm

được tiến hành nhằm làm cơ sở khoa học cho việc thu nhận các sản phẩm giàu đạm từ quá trình
tự phân của trùn quế và thử nghiệm làm thức ăn cho gia súc và thủy hải sản, bón cây, mơi trường
ni cấy VSV….

1.1.

Q trình thủy phân protein
Phản ứng thủy phân protein là quá trình phá vỡ các liên kết trong cấu trúc của phân tử

protein và giải phóng sản phẩm là các amino acid.
Các phương pháp thủy phân protein [14]
- Protein có thể được thủy phân trong môi trường acid hoặc kiềm hoặc bằng enzyme.
a) Phản ứng thủy phân protein trong môi trường acid
-

Phương pháp thủy phân protein bằng dung dịch HCl 6N, ở nhiệt độ 1100C thời gian

từ 22-24 giờ đã được biết từ lâu và được xem là phương pháp thủy phân chuẩn. Dưới điều kiện
thủy phân này, asparagine và glutamine bị chuyển hóa hoàn toàn tạo thành acid aspartic và acid
glutamic tương ứng, trytophan bị phá hủy hồn tồn, cịn cystin bị chuyển hóa thành cystein.
Ngồi ra, dưới điều kiện phản ứng này các amino acid còn lại sinh ra từ phản ứng thủy phân cũng
bị mất theo thời gian vì các phản ứng phụ kèm theo, chuyển hóa chúng thành những chất khơng
phải amino acid [1]
- Phương pháp thực hiện q trình thủy phân polypeptide bằng methanesulfonic acid ở
nhiệt độ 1600C, thời gian 45 phút trong khí quyển nitơ. Nhược điểm của phương pháp thủy phân
bằng methanesulfonic acid la acid khó bay hơi. Do đó, sau q trình thủy phân rất khó loại nó
khỏi hỗn hợp sản phẩm. Nên dù có nhiều ưu điểm, methanesulfonic acid vẫn ít sử dụng để thủy
phân protein hơn acid HCl.[14]

6



b) Phản ứng thủy phân protein trong dung dịch kiềm
- Phương pháp thủy phân protein bằng dung dịch kiềm ít được nghiên cứu vì hai lý do:
 Các base kiềm rất khó tách khỏi hỗn hợp sản phẩm sau phản ứng.
 Các amino acid sinh ra rất dễ bị chuyển hóa trong dung dịch kiềm
- Tuy nhiên, có thể xem phương pháp thủy giải protein trong dung dịch kiềm là
phương pháp dùng để xác định trytophan, vì chất này rất bền trong dung dịch kiềm. Phương pháp
này khả hữu dụng khi thủy phân các protein có lẫn nhiều carbohydrate trong thành phần của dược
phẩm.
c) Thủy phân protein bằng enzyme [15]
Protease là nhóm enzyme được ứng dụng một cách rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác
nhau như công nghiệp chế biến thực phẩm, y học, nông nghiệp, công nghiệp thuộc da, cơng
nghiệp sản xuất xà phịng.[13,16]
Các yếu tố ảnh hưởng đến q trình thủy phân protein bằng enzyme cũng chính là các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình tự phân: pH, nhiệt độ, nồng độ enzyme và cơ chất lượng nước bổ sung, thời
gian thủy phân
Ưu điểm:
 Khơng cần q trình tách để loại bỏ các chất hóa học bổ sung vào.
 Phương pháp đơn giản dễ thực hiện.
 Chi phí đầu tư thấp.
- Nhược điểm:
 Quá trình thủy phân xảy ra lâu so với phương pháp dùng sóng siêu âm và thủy
phân bằng HCl do đó có thể làm mất đi một số amino acid.
- Chi phí mua enzyme thương mại cao.
* Q trình tự phân: do các mơ trong cơ thể bị tan rã dưới tác động của các hóa chất
và enzyme nội sinh, gồm 2 giai đoạn nhỏ:
- Giai đoạn tự phân chín tới: protein sẽ được phân hủy theo chiều hướng có lợi cho con
người tiêu dùng, có mùi đặc trưng, có vị ngọt rất tốt cho sản phẩm, protein phân hủy tạo sản
phẩm peptide, amino acid...chưa có sản phẩm độc hại.

- Giai đoạn tự phân sâu: cũng do chính hệ thống enzyme của cơ thể sinh vật (ví dụ cá...).
Các sản phẩm ở giai đoạn náy khơng cịn giá trị tiêu dùng vì có mùi hơi thối, các sản phẩm mà nó
phân giải ra như peptide, indol, skatol, phenol..., các loại acid có đạm cấp thấp, H2S, thioalcol,
CH4, NH3, CO2... sẽ gây độc hại cho cơ thể.

7


Tốc độ phân hủy ( tự phân  thối rữa) cịn phụ thuộc vào mơi trường bên ngồi (vi sinh vật
bên ngoài), loài, giai đoạn phát triển ...
1.2.

Trùn quế

1.2.1.

Đặc điểm
- Trùn quế thuộc ngành:
 Ngành: Giun đốt (Annelida). Ngành phụ: có đai sinh dục (Clillata).
 Lớp: Giun ít tơ (Oligochaeta). Họ: Megascolecidae.
 Tên khoa học: Perionyx excavatus.

Hình 1.1. Trùn quế (Perionyx excavatus)
- Trùn quế có kích thước tương đối nhỏ, con trưởng thành dài khoảng 10-15 cm, thân
hơi dẹt, màu từ đỏ đến màu mận chín, có ánh kim, nhạt dần về phía bụng, hai đầu hơi nhọn. Trùn
quế có hình thon dài nối với nhau bởi nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ.
- Trùn quế hơ hấp qua da, chúng có khả năng hấp thụ O2 và thải CO2 trong mơi trường
nước nên có khả năng tồn tại trong nước một thời gian vài tháng.
- Trùn quế là sinh vật lưỡng tính, đai và các lỗ sinh dục lệch về phía đầu cơ thể, có thể
giao phối chéo với nhau để hình thành kén. Sau 14-21 ngày mỗi kén nở cho 2-10 trùn con màu

trắng, sau 5-7 ngày có màu hồng và đỏ dần.
- Về thành phần hóa học của trùn quế gồm: nước chiếm khoảng 80-85%, chất khơ
khoảng 15-20%. Hàm lượng các chất khơ (tính trên trọng lượng khô) như sau: protein 68-70%,
lipid: 7-8%, chất đường: 12-14%, tro: 11-12% [16].
Đặc tính sinh lý [16]
- Trùn quế rất nhạy cảm, chúng phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn và điều
kiện khô hạn. Nhiệt độ thích hợp nhất với trùn quế nằm trong khoảng từ 20 – 30oC, ở nhiệt độ
khoảng 30oC và độ ẩm thích hợp, chúng sinh trưởng và sinh sản rất nhanh. Ở nhiệt độ quá thấp,

8


chúng sẽ ngừng hoạt động và có thể chết hoặc khi nhiệt độ của luống nuôi lên quá cao chúng
cũng bỏ đi hoặc chết. Chúng có thể chết khi điều kiện khơ và nhiều ánh sáng nhưng chúng lại có
thể tồn tại trong mơi trường nước có thổi O2.
- Trùn quế rất thích sống trong mơi trường ẩm ướt và có độ pH ổn định, thích hợp nhất
vào khoảng 7.0 – 7.5, nhưng chúng có khả năng chịu đựng được phổ pH khá rộng, từ 4 – 9 nếu
pH quá thấp chúng sẽ bỏ đi.
- Trùn quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng, chúng ăn bất kỳ chất thải hữu cơ nào
có thể phân hủy trong tự nhiên (rác đang phân hủy, phân gia súc, gia cầm…). Tuy nhiên, những
thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ hấp dẫn chúng hơn, giúp cho chúng sinh trưởng và sinh
sản tốt hơn.
- Trong tự nhiên, trùn quế thích sống nơi ẩm thấp, gần cống rãnh, hoặc nơi có nhiều
chất hữu cơ dễ phân hủy và thối rữa như trong các đống phân động vật, các đống rác hoại mục.
Chúng rất ít hiện diện trên các đồng ruộng canh tác dù nơi đây có nhiều chất thải hữu cơ, có lẽ vì
tỉ lệ C/N của những chất thải này thường cao, không hấp dẫn và không đảm bảo điều kiện ẩm độ.
* Quá trình tự phân protein ở trùn quế
- Quá trình tự phân protein của trùn quế thực chất là quá trình thủy phân protein dưới
tác động của hệ enzyme nội sinh. Vì vậy các yếu tố ảnh hưởng đến q trình tự phân cũng chính
là các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng có enzyme xúc tác. [11]

- Việc nghiên cứu hệ protease trùn quế và các điều kiện tối ưu của quá trình tự phân để
tạo ra sản phẩm protein có chất lượng cao nhằm tăng giá trị của dịch trùn.
1.3. Một số nghiên cứu về trùn
Ở Việt Nam, trùn đất đã được các thầy thuốc Đông y sử dụng để chữa các bệnh cảm hàn,
sốt rét ở dạng sao tẩm, phơi khô và dưới dạng tán nhỏ, đóng viên nang như Doragon, Cao Địa
Long từ lồi trùn đất Pheretima aspergillum và một số loài Pheretima khác với tác dụng tăng
cường và bồi bổ sức khỏe cho người ốm yếu và điều trị tăng huyết áp lâu dài [6]. Các hoạt chất
sinh học trong trùn đất cho đến nay chưa được nghiên cứu nhiều, cơ sở khoa học của các loài
thuốc từ trùn đất chưa được chứng minh cụ thể [4].
Một số nghiên cứu về hệ enzyme của một số đại diện thuộc ngành Giun đốt như:
- Hiện nay trên thế giới đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc rất quan tâm đến
enzyme thủy phân fibrin có tên Lumbrokinase từ lồi trùn đất Lumbricus rubellus [4] và Eisenia
fetida [6], ở Việt Nam bước đầu khảo sát một số tính chất của enzyme thủy phân fibrin của dịch
chiết thơ từ lồi trùn quế (Perionyx excavatus) [7].

9


- Hệ protease thu nhận từ trùn Lumbricus rubellus của Hàn Quốc và loài Eisenia fetida
của Nhật Bản và protease của trùn quế (Perionyx excavatus) đều thuộc nhóm serine protease và
trong nhóm protease tiềm năng có giá trị trong y học, thực phẩm và nuôi trồng …Ở các nước
châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc đã nghiên cứu thành cơng enzyme thủy phân
fibrin từ lồi trùn đất Lumbricus rebellus và Eisenia fetida [17]. Trình tự nucleotide của gen mã
hóa lumbrokinase có hoạt tính thủy phân fibrin cao cũng được nghiên cứu nhằm tiến tới việc chủ
động sinh tổng hợp enzyme này bằng con đường tái tổ hợp. Trên thế giới đã có hai sản phẩm
chữa bệnh tim mạch từ trùn đất là Lumbrokinase và Boluoke.
- Serine protease của loài trùn Lumbricus rebullus [11]: enzyme này ổn định trong dung
dịch đệm Tris-HCl 100mM trong thời gian 5 năm ở nhiệt độ phịng và có khả năng chịu được các
dung môi hữu cơ tốt, kể cả toluen và n-hexane. Chúng có thể thủy phân nhiều cơ chất protein
khác nhau như elastin, hemoglobin, fibrin, casein, collagen, albumin và keratin và đặc biệt là

thủy phân chính protein của lồi trùn đất này và tạo ra dung dịch đạm có thành phần tương tự như
nước tương.
Một số nghiên cứu về nguồn đạm từ trùn như:
- Ở Úc, nghiên cứu sử dụng đạm từ thịt trùn thay thế thịt cá cho việc nuôi tôm hùm nhỏ,
kết quả hồn tồn khơng làm giảm tỉ lệ tăng trưởng của tôm. Ở Trung Quốc một số nghiên cứu
ứng dụng trùn quế làm thức ăn cho gà con hoặc dùng trong yhọc. Ở Negeria đã nghiên cứu sử
dụng 25% protein trùn đất thay thế vào thức ăn nuôi cá hồi nhỏ Heterobranchus longifilis đạt kết
quả tốt cả về môi trường nước và tốc độ sinh trưởng của cá. Hiện nay, nhiều nghiên cứu về thức
ăn cho trùn đất như bổ sung protein, acid béo nhằm thu được hiệu suất tạo sinh khối và phân trùn
cao là một trong những nghiên cứu nằm trong dự án lớn RIRDC của chính phủ Úc.[13]
- Nghiên cứu của Surendra Suthar: Vai trị của trùn quế Perionyx excavatus (Perrier)
trong việc thay đổi chất dinh dưỡng và sinh động lực học trong suốt quá trình tái chế chất thải
nơng nghiệp [22] và xử lý chất thải sinh hoạt bằng phân bón trùn quế (Perionyx
excavatus and Perionyx sansibaricus)[23].
- Ứng dụng của dung dịch tự phân của trùn quế trong phân bón được thể hiện rõ qua
nghiên cứu của Hatti và cộng sự về hiệu quả của dung dịch phân bón tự phân của Perionyx
excavatus trong việc phát triển thực vật
Trong nước có nhiều nghiên cứu về ứng dụng nguồn đạm trùn quế:
- Năm 2009, Dương Nhật Linh, Nguyễn Văn Minh, Đan Duy Pháp đã nghiên cứu khả năng
kháng khuẩn của dịch chiết trùn quế (Perionyx excavatus) đối với một số vi khuẩn gây bệnh cho

10


động vật thủy sản. Việc tìm ra tính kháng khuẩn trùn quế cũng sẽ góp phần nào làm sáng tỏ vai
trị cũng như tác dụng của trùn quế trong ni tơm nói riêng hay ni trồng thủy sản nói
chung.[18]
- Năm 2009, Phan Thị Bích Trâm [19] nghiên cứu sử dụng bột đạm từ trùn quế (Perionyx
excavatus) làm thức ăn cho hậu ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon). Nuôi thử nghiệm hậu ấu
trùng tôm sú với thức ăn chế biến chứa 50,5% bột trùn quế thủy phân cho kết quả tăng trưởng

chiều dài và chất lượng tôm Postlarvae-15 tốt hơn so với thức ăn chế biến từ bột trùn quế chưa
thủy phân.
- Năm 2010, Vũ Đình Tơn và Hán Quang Hạnh [20] đã nghiên cứu đề tài xác định mức sử
dụng bột trùn quế (Perionyx excavatus) thích hợp trong khẩu phần ăn của gà Broiler (Hồ x Lương
phượng) nuôi thả vườn. Xác định ảnh hưởng của các mức sử dụng bột giun quế (Perionyx
excavatus) khác nhau trong khẩu phần đến sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn và chất lượng sản phẩm
gà Boiler. Cũng nhóm tác giả trên, năm 2011 [21] đã nghiên cứu tiếp đề tài “Phát triển nuôi giun
quế (Perionyx excavatus) tạo nguồn thức ăn giàu đạm cho gia cầm và hạn chế ô nhiễm môi
trường
Trùn quế là một trong những giống trùn đã được thuần hóa, nhập nội và đưa vào nuôi
công nghiệp với các quy mô vừa và nhỏ. Đây là lồi trùn mắn đẻ, có hàm lượng protein cao nên
Trùn quế được xem là nguồn dinh dưỡng bổ sung quý giá cho các loại gia súc, gia cầm, thủy hải
sản…
Để tăng thêm sự đa dạng ứng dụng nguồn đạm từ trùn quế, chúng tôi thực hiện đề tài
“Nghiên cứu khả năng thu nhận protein từ trùn quế và ứng dụng tạo sản phẩm giàu đạm”,
ứng dụng thực tiễn trong việc tìm kiếm nguồn đạm ứng dụng cho nhiều lĩnh vực. Với nội dung
thực hiện gồm:
-

Khảo sát hoạt động của enzyme protease trùn quế và tối ưu điều kiện thu dịch tự phân
trùn quế giàu đạm

-

Đánh giá sản phẩm dạng dung dịch và bột trùn quế giàu đạm

-

Bước đầu ứng dụng bón lá cho cây và ni cấy vi sinh vật với sản phẩm đạm trùn quế
thay thế


11


CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1.

Vật Liệu

2.1.1.

Nguyên liệu thí nghiệm

-

Trùn quế khoảng 8-9 tuần tuổi, còn tươi rửa sạch, khối lượng trung bình 500 con/kg, ở
các trại ni trùn Tiền Giang. Củ Chi, Tp.HCM.

Hình 2.1. Trại trùn quế Phương Thành
2.1.2.

Hóa Chất
- Ninhydrin, ethanol 99.7%, acetone, folin,
- H2SO4 đậm đặc, HCl chuẩn 0,1N, hỗn hợp CuSO4:K2SO4 (3:1), NaOH khan.

2.1.3.

Thiết bị thí nghiệm
- Một số thiết bị như: bộ chưng cất đạm Kjeldahl, máy Soxhlet, tủ sấy, tủ ấm, bể điều


nhiệt, máy ly tâm, máy khuấy từ, máy đo pH, máy Vortex, thiết bị sấy phun ...
2.2.

Các phương pháp phân tích
- Độ ẩm, hàm lượng chất khô
- Xác định hàm lượng lipid bằng phương pháp ly trích Soxhlet.
- Xác định hàm lượng đạm tổng bằng phương pháp Kjeldahl.
- Xác định hàm lượng protein bằng phương pháp Bradford
- Xác định hàm lượng đạm amin bằng phương pháp Ninhydrin.
- Xác định hoạt tính protease theo Ansson.

12


2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Khảo sát nguyên liệu ban đầu
- Hàm lượng chất khô và đạm tổng của trùn quế cịn sống, tại các địa điểm:
+ Cơng ty TNHH Phương Thành, xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
+ Ở cơ sở trùn 137/39/2C Trịnh Đình Trọng, Phường Phú Trung, Quận Tân Phú, Tp. HCM
+ Trại trùn quế Sài Gòn, Ấp Chợ Củ 2, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, Tp. HCM
2.3.2. Khảo sát quá trình tự phân trùn quế
a- Khảo sát quá trình tự phân theo thời gian
Trùn đem xay nhuyễn, để tự phân trong điều kiện tự nhiên, khảo sát theo thời gian: ban
đầu, 1 ,2,3,4,8,10 ngày
Đánh giá hoạt tính protease và hàm lượng protein
b- Khảo sát quá trình thu dịch trùn tự phân
- Tối ưu hóa q trình tự phân thu dịch trùn quế

Trong thực tế thì q trình thủy phân này khơng chỉ phụ thuộc vào từng yếu tố

riêng lẻ mà còn bị ảnh hưởng bởi sự tương tác giữa các yếu tố đó với nhau. Do đó chúng
tơi tiến hành quy hoạch thực ngiệm, chọn 3 yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình thủy phân
protein ở trùn quế là nhiệt độ, thời gian thủy phân và tỉ lệ pha loãng. Việc quy hoạch thực
nghiệm được thực hiện trên chương trình Design Expert.
- Khảo sát sự bảo quản
Khảo sát các sản phẩm từ trùn như: dịch trùn ban đầu, dịch trùn sau tự phân, dịch trùn sau ly
tâm với chỉ số % đạm tổng và đạm amin ở các điều kiện bào quản như: bổ sung kali sorbate
0,2%, natri benzoate 0,03%; hấp và khơng hấp khử trùng trong vịng 1 tháng
- So sánh thành phần với các sản phẩm dịch trùn quế thương mại
Lấy mẫu của công ty Asia, công ty trùn quế An Phú tiến hành xác định các hàm lượng
lipid, hàm lượng đạm tổng, đạm amin.
2.3.3.

Bột đạm trùn quế giàu đạm
Để từ dịch trùn thu được bột trùn thì phải trải qua giai đoạn sấy, chế độ sấy ảnh hưởng rất

lớn đến chất lượng của bột trùn, do đó chúng ta cần phải khảo sát chế độ sấy phù hợp để sản xuất
bột trùn chất lượng.
a.

Khảo sát ảnh hưởng của chế độ sấy đến chất lượng của bột trùn quế tự phân
- Tiến hành: dịch trùn đưa đi sấy bằng 3 chế độ khác nhau:

13


 Sấy bằng máy sấy phun.
 Sấy bằng luồng khí nóng ở nhiệt độ 60oC.
 Sấy bằng luống khí nóng ở nhiệt độ 45oC.
Kết quả thu nhận xác định:

- Hàm lượng đạm tổng số. Hàm lượng đạm amin.
b.

Ứng dụng làm bột trùn quế phối trộn

Dịch trùn quế

Cân

Phối trộn nguyên liệu
Ép
Sấy
Rây

Bảo Quản

Nghiền

Hình 2.2. Quy trình làm bột trùn quế phối trộn
- Xác định hàm lượng lipid, đạm tổng số của dịch trùn quế sau tự phân.
- Dịch trùn quế sau quá trình tự phân được phối trộn với bột sữa, trứng, gluten để đạt
hàm lượng protein và lipid tương đương với thức ăn Frippak 1 và Frippak 2.
2.3.4.

Thử nghiệm bón cây cải bẹ xanh
Chuẩn bị mẫu đất
Nhằm mục đích kiểm tra ảnh hưởng của dịch trùn tự phân lên sự sinh trưởng và năng

suất của cây cải bẹ xanh, ta tiến hành khảo sát ở các nghiệm thức: đất khơng bón phân, đất có bón
dịch trùn, bón phân TKT, bón phân Acidifier


14


Phối chế phân bón
Phân bón lá TKT:
- Do cơng ty TNHH MTV sinh hóa Nơng Phú Lâm, 2A/5 đường số 10, cư xá Đài Ra
Đa Phú Lâm, P.13, Q.6, Tp HCM.
Thành phần hóa học: N: 16%, P2O5: 16%, K2O: 8%, Cu: 0.2%, Zn: 0.5%, Mn: 0.05%, B:
0.02%, Mo: 0.005%.
Phân bón lá Acidifier:
-

Do cơng ty TNHH nhập khẩu và đóng gói Đạt Nơng, 67 Phạm Đình Hổ, Q.6,

Tp.HCM.
-

Thành phần hóa học: N: 30%, P2O5: 10%, K2O: 10%, Ca: 0.05, Mg: 0.1, S: 0.2, B:

0.02, Fe: 0.02, Zn: 0.05, Cu: 0.05.
Dịch trùn bón :
- Dịch trùn được phối trộn với các chất vi lượng, KNO3 và super lân để đạt tỉ lệ giống
với phân bón lá Acidifier của cơng ty phân bón Đạt Nơng.

ACIDIFIER

TKT

Dịch Trùn


Hình 2.3: Dung dịch phân bón
Cách tiến hành
Phối trộn phân để tưới
- Dịch trùn tự phân: lấy 1.5 dịch trùn, 5.6 gr super lân, 2.17 gr KNO3, sau đó ta định
mức lên 10l. Tương ứng tỉ lệ N:P:K trong 10l dịch trùn là: 3.3g N : 1g P2O5 : 1g K2O.
- Phân bón lá TKT: lấy 20g pha với 10l nước tương ứng với tỉ lệ N:P:K là 3.2g N : 3.2
g P2O5 : 1.6g K2O trong 10l.
- Phân bón lá ACIDIFIER: lấy 10 g pha với 10l nước tướng ứng với tỉ lệ N:P:K là 3g N
: 1g P2O5 : 1g K2O trong 10l.

15


2.3.5.
-

Ứng dụng làm môi trường nuôi cấy vi sinh vật trên mơi trường đạm thay thế

Thí nghiệm theo dõi sự phát triển của chủng Lactobacillus rhamnosus được thực

hiện trên môi trường lỏng MRS chỉ khác nhau về nguồn đạm
-

-

Nhân tố thời gian với 12 mức độ.
3 giờ

6 giờ


9 giờ

12 giờ

15 giờ

18 giờ

21 giờ

24 giờ

27 giờ

30 giờ

33 giờ

36 giờ

39 giờ

42 giờ

45 giờ

48 giờ

Tiến hành: vi khuẩn được cho vào khoảng 0.1% v/v vào mơi trường đạm thay thế. Sau

đó cho vào tủ ủ ở 37oC. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Cứ sau 3 giờ kể từ khi cấy cho đến
48 giờ lấy khoảng 2ml dịch đem đo độ đục ở bước sóng 600nm.

16


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1.

Khảo sát nguyên liệu ban đầu
Bảng 3.1: Thành phần hóa học của trùn quế
Chỉ tiêu phân tích
Hàm lượng chất khơ

1*

2*

3*

18,81± 1,75

23,11±1,65

12,9±0,64

45,7±3,49

68,02±0,77


66,4±0,65

(% trọng lượng tươi)
Hàm lượng đạm tổng
(% trọng lượng khô)
1* cơ sở trùn 137/39/2C Trịnh Đình Trọng, Phường Phú Trung, Quận Tân Phú, Tp. HCM
2* trại trùn quế Sài Gòn, Ấp Chợ Củ 2, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, Tp. HCM
3* công ty TNHH Phương Thành, xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
Trùn quế có hàm lượng nước rất cao, tuy hàm lượng chất khô chỉ chiếm 13-24 % nhưng
hàm lượng protein chiếm đến 45-68 % hàm lượng chất khô (bảng 3.1). Vì vậy có thể xem đây là
nguồn giàu protein để thu nhận.
Chúng tôi khảo sát nguồn nguyên liệu từ các nơi khác nhau thì thấy có sự chênh lệch về
hàm lượng chất khô và đạm tổng ban đầu. Vậy hàm lượng protein trùn quế tùy thuộc vào điều
kiện nuôi, thực phẩm, mùa … trong nghiên cứu chúng tôi sử dụng nguồn trùn của công ty
Phương Thành
3.2. Khảo sát quá trình tự phân
3.2.1. Khảo sát hoạt động của hệ protease trùn quế trong quá trình tự phân
Quá trình tự phân tăng giá trị sản phẩm giàu đạm là nhờ hệ protease nội tại của trùn quế,
nghiên cứu sơ khởi chúng tơi khảo sát q trình tự phân diễn ra trong điều kiện tự nhiên và ghi
nhận kết quả quá trình tự phân diễn ra theo thời gian dưới tác dụng của hệ protease trùn, ghi nhận
kết quả sau

17


Đồ thị 3.1: Hoạt tính protease theo thời gian tự phân
Hoạt động protease tăng dần theo thời gian tự phân (theo một số tài liệu tham khảo như
của Phan Thị Bích Trâm thì hoạt tính cao nhất ở 10 ngày) tuy nhiên hàm lượng protein có xu
hướng giảm, do có sự phân giải sâu protein, amino acid... tạo thành những sản phẩm khơng mong
muốn (dung dịch có mùi hơi thối) , chúng tơi sẽ tiếp tục tìm điều kiện để thu được sản phẩm giàu

đạm hữu ích
3.2.2. Tối ưu hóa quá trình tự phân thu dịch trùn quế giàu đạm
Qua kết quả khảo sát sơ bộ hoạt động của enzyme protease và các kết quả tham khảo,
chúng tôi thực hiện quá trình tối ưu bằng phần mềm Design Expert 8.0 để xem xét được sự tương
tác giữa các yếu tố trong quá trình tự phân
Trùn quế được rửa sạch, xay nhuyễn, tiến hành quá trình tự phân theo các điều kiện trong
bảng ma trận quy hoạch thực nghiệm (tỉ lệ pha lỗng tính theo khối lượng khơ rồi suy ra trùn tươi
sử dụng). Dịch sau tự phân xác định hàm lượng đạm amin (amino acid), từ đó tính được kết quả
hiệu suất.

18


Hình 3.1: Hiệu suất quá trình thủy phân ứng với từng điều kiện
Theo hộp thoại Anova (phụ lục 3) Trong mục Model ta thấy giá trị F-value của mơ hình là
3.66 nó chỉ sai lệch khoảng 2.78% so với giá trị value thực tế tính tốn và mặt khác giá trị “Prob
> F” nhỏ hơn 0.05. Nên mơ hình đã cho phù hợp với quy luật thực nghiệm.
Hiệu suất thủy phân (%) Y= -724.1360 + 22.06352*A + 14.28106*B + 4.19207*C +
0.32571*AB – 0.030285*AC– 0.079522 *BC – 0.23139* A2 – 1.15875 * B2 – 0.030201 * C2
Trong đó A: nhiệt độ; B: tỷ lệ pha loãng; C: thời gian

19


Hình 3.2. Đồ thị đường cong biểu diễn mối quan hệ giữa nhiệt độ, tỷ lệ pha loãng, thời gian
với hiệu suất thủy phân
Kết quả cho thấy ảnh hưởng của nhiệt độ, thời gian, tỉ lệ pha loãng đến hiệu suất quá trình
thủy phân. Bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm của Design Expert để tối ưu hóa q trình
tự phân protein từ trùn quế đạt hiệu suất cao nhất với điều kiện 55oC trong thời gian 24 giờ với độ
pha loãng 13%. Kiểm tra bằng thực nghiệm cho thấy sự khác biệt không đáng kể giữa hiệu

suất thủy phân thực tế thu được (30,8%) và lý thuyết (30,52%) tại cùng một điều kiện. Trong thí
nghiệm sử dụng trùn tươi tránh khi sấy khơ làm mất giảm hoạt tính thủy phân của enzyme và
đồng thời giảm chi phí sấy khơ, dễ dàng ứng dụng trong thực tế.
Ngồi ra cịn có những giá trị nhiệt độ, tỉ lệ pha loãng, thời gian khác đạt hiệu suất tương
đối khá cao, chúng ta có thể áp dụng các điều kiện khác nhau này cho những trường hợp thực tế
để giảm bớt chi phí.
3.3. Khảo sát dịch trùn quế tự phân
3.3.1. So sánh dịch trùn tự phân
Qua quá trình tự phân, so sánh các dung dịch thu được như sau: Dịch trùn ban đầu, dịch
trùn sau tự phân, dịch trùn sau ly tâm (lấy dịch trong)
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu về đạm của các sản phẩm thu từ dịch trùn quế
Các sản phẩm từ trùn

Hàm lượng đạm
tổng (g) / 100g
trùn ban đầu

Hiệu suất đạm Hàm lượng đạm
tổng tương
amin (g) / 100g
quan (%)
trùn ban đầu

Hiệu suất đạm
amin tương
quan (%)

Dịch trùn ban đầu

8,67


100

0,2483

48,72

Dịch trùn sau tự phân

7,87

90,82

0,5096

100

Dịch trùn sau li tâm

6,09

70,23

0,4966

97,45

Phần cặn
(nd: không xác định)


2,7

31,14

Nd

nd

20


Đánh giá sơ bộ các sản phẩm sau tự phân đều giàu đạm, đạm tổng của dịch trùn ban đầu
là 8,67g/100g là cao nhất (100%) nhưng đạm amin thấp và chỉ đạt cao nhất ở dung dịch sau tự
phân (hàm lượng đạm amin tăng lên gấp đôi), tùy theo mục đích ứng dụng ta sẽ có sự lựa chọn
sản phẩm phù hợp.
Mẫu dịch trùn phân tích tại QUATEST 3 xác định có 17 amino acid và đạt 7,36%, trong đó
glutamic acid có hàm lượng cao nhất (phụ lục).
Bảng 3.3: Thành phần amino acid của dịch trùn tự phân (sau ly tâm)
Amino acid

%(w/w) Amino acid

%(w/w) Amino acid

%(w/w)

Aspartic acid

0,77


Alanine

0,60

Tyrosine

0,34

Threonine

0,42

Cysteine

0,10

Phenylalanine 0,41

Serin

0,18

Valine

0,50

Lysine

0,38


Glutamic acid

1,55

Methionine

0,14

Histidine

0,27

Proline

0,25

Isoleucine

0,50

Arginine

0,03

Glycine

0,45

Leucine


0,72

Kết quả phân tích tại QUATEST 3 AOAC 2010 (994,12).

3.3.2. Q trình bảo quản dịch trùn
Dịch trùn tự phân (dịch trong) và các phần khác từ trùn được bảo quản ở nhiệt độ phịng,
chúng tơi đánh giá sự biến đổi hàm lượng đạm tổng (Kjeldahl), đạm amin (Ninhydrin) theo thời
gian

Đồ thị 3.2: Khảo sát đạm tổng trong quá trình bảo quản dịch trùn quế

21


Đồ thị 3.3: Khảo sát đạm amin trong quá trình bảo quản dịch trùn quế
Nhận xét: nhìn chung chế phẩm có chất bảo quản, có hay khơng có hấp khử trùng thì các
chỉ số hàm lượng đạm, acid amin, protein đều giảm theo thời gian. Tuy nhiên với kali sorbate thì
các chế phẩm ổn định hơn và đây là chất mà các sản phẩm thương mại hay thường sử dụng.
3.3.3. So sánh các sản phẩm dịch trùn
Nhằm đánh giá chất lượng của sản phẩm dịch trùn quế tự phân, chúng tơi đã so sánh với
một số sản phẩm có trên thị trường là dịch trùn quế của công ty An Phú và của công ty Asia.
Bảng 3.4: So sánh thành phần hóa học của các sản phẩm dịch trùn
Đạm tổng

Đạm amin

Lipid

(g/100ml)


(g/100ml)

(g/100ml)

Dịch trùn tự phân

2,235a

0,411a

7,00a

Dịch trùn Asia

1,395b

0,314b

7,05a

Dịch trùn An Phú

0,840c

0,258c

7,05a

Mẫu


Các giá trị trong cùng một cột khơng có cùng chữ cái thì có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống
kê (p<0.05).

Nhận xét thấy hàm lượng đạm tổng của dịch tự phân của chúng tơi có hàm lượng đạm
tổng (2.235 g/100ml) cao hơn nhiều so với sản phẩm của một số cơng ty Asia và cơng ty An Phú
(có bổ sung tảo). Mặt khác hàm lượng đạm amin (0.411 g/100ml) cao hơn có ý nghĩa về mặt
thống kê so với các dịch trùn thu được từ các công ty Asia và công ty An Phú.

22


Về mặt cảm quan thì dịch trùn quế của chúng tơi có màu vàng nhạt và có mùi thơm dễ chịu.
Và dịch trùn quế tự phân của chúng tôi đã được sản xuất thử nghiệm tại cơ sở Trùn quế Phương
Thành và đã thu được kết quả như mong muốn theo đánh giá của cơ sở sản xuất (phụ lục).
3.4. Bột trùn quế
Để đảm bảo quá trình thu được bột trùn quế nguyên chất giàu đạm (từ dịch trùn sau ly
tâm) mà vẫn đảm bảo được các yếu tố về giá trị dinh dưỡng cũng như về mặt cảm quan thì việc
khảo sát ảnh hưởng của các chế độ sấy khác nhau là rất quan trọng, vì nó giúp chúng ta lựa chọn
được phương pháp sấy thích hợp mà vẫn đảm bảo được chất lượng lẫn cảm quan. Việc khảo sát
ảnh hưởng của chế độ sấy đến chất lượng bột đạm được tiến hành
3.4.1. Ảnh hưởng của chế độ sấy đến chất lượng của bột trùn
Để chọn chế độ sấy thích hợp cho sản phẩm dịch trùn quế tự phân, chúng tôi tiến hành
sấy sản phẩm bằng 3 chế độ khác nhau: sấy phun, sấy bằng luồng khí nóng ở 60oC và ở 450C.
Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.5: Các chỉ tiêu bột trùn quế tự phân sấy bằng các chế độ sấy khác nhau
Chế độ sấy

Đạm tổng (%)

Đạm amin (%)


Sấy phun

71.05a

7.59a

Sấy 600C

65.47b

4.37b

Sấy 450C

60.32c

4.14c

Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì sự khác biệt khơng có ý nghĩa về mặt
thống kê (p>0.05).
Kết quả trên cho thấy phương pháp sấy phun có hàm lượng đạm tổng, đạm amin cao hơn
có ý nghĩa thống kê so với các phương pháp sấy khác (p<0.05). Đồng thời để đánh giá hiệu quả
của q trình sấy chúng tơi cũng tiến hành kiểm tra hiệu suất quá trình sấy và thời gian sấy.
Bảng 3.6: Hiệu suất của các quá trình sấy khác nhau
Chế độ sấy

Hiệu suất (%)

Thời gian (h)


Sấy phun

82.5

0.5

Sấy 600C

100

16

Sấy 450C

100

16

Về hiệu quả sấy thì phương pháp sấy phun có hiệu suất thấp hơn so với các phương pháp
khác nhưng giá trị hiệu suất vẫn lớn (85-95%, ), với thời gian sấy chỉ khoảng 0.5 giờ, trong khi

23


các phương pháp sấy khác thời gian sấy kéo dái khá lâu khoảng 16 giờ. Cho nên xét về mặt kinh
tế thì phương pháp sấy phun có lợi về mặt kinh tế, rút ngắn thời gian sấy.

Sấy phun


Sấy 45oC

Sấy 60oC

Hình 3.3: Bột trùn quế tự phân sấy với các chế độ sấy khác nhau.
Về mặt cảm quan thì bột trùn quế tự phân thu bằng phương pháp sấy phun có màu vàng
sáng, mịn và có mùi thơm dễ chịu, trong khi các phương pháp sấy khác ta thu được bột có màu
nâu sẫm, nâu đen và bột thường bị vón cục rất khó nghiền mịn. Nguyên nhân có thể là do quá
trình sấy ở 450C và 600C, thời gian sấy kéo dài nên xảy ra các phản ứng caramen và phản ứng
melanoidin gây màu sẫm, tổn thất đạm và đường khử. Theo Lê Ngọc Tú (2002) khi nhiệt độ tăng
thì vận tốc phản ứng sẫm màu tăng lên rất mạnh mẽ do đó mức tổn thất sẽ càng tăng.
Vì vậy, với các ưu điểm thời gian sấy ngắn do đó đảm bảo được chất lượng bột trùn quế,
sản phẩm thu được có màu vàng tươi, sản phẩm thu được ở dạng bột nên chúng ta không cần phải
nghiền. Nên chúng ta sẽ chọn phương pháp sấy phun để sấy sản phẩm tự phân của trùn quế.
Việc tạo bột đạm trùn nguyên chất giàu đạm có thể phục vụ cho việc phối trộn với các
thành khác để làm thức ăn gia súc, thức ăn thủy hải sản đặc biệt là thức ăn cho tơm. Đặc biệt
chúng ta có thể bổ sung bột trùn nguyên chất giàu đạm vào nước mắm để tăng hàm lượng đạm
của nước mắm hoặc chúng ta có thể làm bột đạm thay thế cho pepton hoặc cao thịt để làm môi
trường nuôi cấy vi sinh vật.
3.4.2.

Bột trùn quế phối trộn
Nhằm ứng dụng dịch trùn quế sau tự phân chúng tôi đã tiến hành phối trộn dịch trùn quế

sau tự phân với các thành phần khác như gluten, trứng, bột sữa để đạt thành phần tương tự với
thức ăn cho tôm hiệu Frippak 1. Việc phối trộn được tối ưu hóa bằng phần mềm Excel.

24



Bảng 3.7: Tỉ lệ phối trộn tạo bột trùn quế
Đơn vị Dịch trùn Trứng Bột sữa Gluten

Tổng

Dưới Trên

Biến
g

69

20

5

6

100.00

0

Protein

%

2.2

13.6


14.5

85

10.63

10

Lipid

%

17.3

29.8

18

2.5

18.95

12.5

Dịch trùn

%

69


Trứng

%

Bột sữa

%

Gluten

%

Giá tiền

Đồng/g

20
5
6
45

50

100

50

100

10


70

20

30

5

10

6

10

49.05

Kết quả cho ta thấy được tỉ lệ trộn dịch trùn: trứng: bột sữa: gluten là 69: 20: 5: 6. Và để
đánh giá được chất lượng của bột trùn sau sấy ta tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu đạm tổng, đạm
amin, đạm amon, độ tan.
Bảng 3.8: Thành phần hóa học của bột trùn quế phối trộn
Thành phần dinh dưỡng (g/100g vật chất khô)
Mẫu

Đạm tổng

Đạm amin

Tro


Lipid

Độ tan

Bột trùn

55.25

1.08

23.72

13

23.6

Kết quả trên cho thấy hàm lượng đạm tổng số của phương pháp phối trộn dịch trùn với các
thành phần khác rồi đem sấy ở nhiệt độ 60oC (55.25 g/100g vật chất khô) thấp hơn so với dịch
trùn quế đem sấy phun (71.05 g/100g vật chất khơ).Điều đó là do việc phối trộn đã làm giảm hàm
lượng đạm amin xuống như giá trị ta mong muốn.
Nhưng về giá thành sản phẩm thì giá thành cho 1kg sản phẩm thức ăn của phương pháp
phối trộn dịch trùn với các thành phần khác (49050 đồng/kg) rẻ hơn so với dùng bột trùn quế
nguyên chất giàu đạm (494000 đồng/kg), về mặt cảm quan thì sản phẩm cũng có màu vàng sáng,
mùi thơm dễ chịu, sản phẩm ở dạng viên qua giai đoạn nghiền để thu được dạng bột.
Do đó việc phối trộn trước sấy có thể sử dụng để thu bột trùn quế.

25



×