Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

An evaluation of the current situation and suggestions for the enhancement of physical eduacation at member colleges of vietnam national university, ho chi minh city (VNU HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 117 trang )

1

TĨM TẮT
Cơng tác GDTC trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên
nghiệp nói chung, các trường thuộc ĐHQG-HCM nói riêng cịn rất nhiều bất cập.
Việc nghiên cứu đề tài này của chúng tơi mang tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn
cao. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao chất lượng cơng tác giáo dục thể chất
ở các trường thành viên thuộc ĐHQG-HCM và có thể làm cơ sở khoa học cho việc
cải tiến chương trình giáo dục thể chất của ngành.
Xuất phát từ lý do trên chúng tôi nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
giáo dục thể chất của các trường thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh”.
Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá một cách đầy đủ thực trạng công tác giáo dục thể chất (GDTC) và
đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng cơng tác GDTC tại
các trường thuộc Đại học Quốc gia (ĐHQG) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Kết quả nghiên cứu cho các kết luận sau:
- Thực trạng công tác giáo dục thể chất tại các trường thuộc Đại học Quốc
gia là:
Về cơ sở vật chất thì trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH) có tổng diện tích
phục vụ cho cơng tác GDTC cao nhất và trường Đại học Kinh tế Luật có tổng diện
tích phục vụ cho cơng tác GDTC thấp nhất. Về trang thiết bị và dụng cụ giảng dạy
thì hầu hết các trường đều đáp ứng yêu cầu chỉ có trường Đại học Kinh tế Luật là
không đầy đủ.
Về đội ngũ thì trường đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
(ĐHKHXH&NV) có tỷ lệ giảng viên cao nhất 15 giảng viên /5.300 SV, trường Đại
học Kinh tế Luật khơng có giảng viên TDTT biên chế. Về trình độ chun mơn có 1
tiến sĩ, 21 thạc sĩ và 8 cử nhân. Về chuyên ngành đội ngũ giảng viên có chuyên
ngành bóng chuyền cao nhất ở cả 3 trường; bên cạnh đó chun ngành cờ khơng có
giảng viên nào.


Về độ tuổi trường Đại học Bách khoa (ĐH BK) có tỷ lệ giảng viên trên 45
tuổi cao nhất là 71.24% và trường ĐH KHXH&NV thấp nhất là 13.34%. Tuy nhiên
trường Đại học Khoa học Tự nhiên có một giảng viên có thâm niên trên 36 năm.
Về chương trình giảng dạy nội khóa trường ĐH KHXH&NV có tổng số tiết
cao nhất là 150 tiết và trường Đại học Kinh tế Luật thấp nhất 75 tiết. Trường Đại
học Bách Khoa phân phối nội dung chương trình thành hai giai đoạn; các trường
cịn lại khơng phân ra các giai đoạn. Trường ĐH BK và ĐH KHXH&NV có kiểm
tra thể lực theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Về chương trình giảng dạy ngoại khóa hầu hết các trường đều chọn bóng đá
và bóng chuyền. Các trường mỗi năm đều tổ chức hội thao cho sinh viên, chỉ có
trường ĐH KHXH&NV hai năm mới tổ chức hội thao sinh viên 1 lần. Ngoài việc tổ
chức hội thao cho sinh viên thì các trường đều tham gia các giải thể thao sinh viên
trong khu vực.
Trường ĐH KHTN và trường ĐH KHXH&NV có qui định về giờ chuẩn
giảng dạy; trong đó trường ĐH KHTN là 260 tiết và trường ĐH KHXH&NV là 400


2

tiết. Lãnh đạo các trường trong khối ĐHQG đều quan tâm đến công tác giáo dục thể
chất cho sinh viên; nên chế độ đãi ngộ cho giảng viên rất tốt.
Giá trị trung bình chỉ số BMI của sinh viên ĐHQG-HCM 19 tuổi xếp loại
bình thường theo tổ chức Y tế thế giới là (18.5 – 25).
Giá trị trung bình chỉ số công năng tim của sinh viên ĐHQG-HCM theo phân
loại của Ruffier thì nam là 10.99 xếp loại trung bình và của nữ là 11.45 xếp loại
kém.
Thực trạng thể chất của sinh viên ĐHQG-HCM tốt hơn TBTCVN 19 tuổi ở
chiều cao đứng, cân nặng, BMI (nam), công năng tim, sức mạnh nhóm cơ lưng
bụng, sức mạnh chân (nữ); tương đương ở chỉ số BMI (nữ), sức mạnh chân (nam),
khéo léo (nữ) và sức bền chung; kém hơn ở sức nhanh, khéo léo (nam), sức mạnh

tay và độ dẻo.
Thực trạng thể chất sinh viên ĐHQG-HCM tốt hơn sinh viên TP.HCM ở
chiều cao đứng, cân nặng, BMI (nam), công năng tim và sức bền chung (nam);
tương đương ở chỉ tiêu BMI (nữ) và sức bền chung (nữ); kém hơn ở độ dẻo, sức
mạnh chân, sự khéo léo.
Xếp loại thể lực nam sinh viên theo qui định của Bộ GD&ĐT: loại tốt có 131
sinh viên, chiếm tỷ lệ 22.78%; loại đạt có 128 sinh viên, chiếm tỷ lệ 22.26% và loại
khơng đạt có 316 sinh viên, chiếm tỷ lệ 54.96%.
Xếp loại thể lực nữ sinh viên theo qui định của Bộ GD&ĐT: loại tốt có 08
sinh viên, chiếm tỷ lệ 1.66%; loại đạt có 18 sinh viên, chiếm tỷ lệ 3.74% và loại
khơng đạt có 455 sinh viên, chiếm tỷ lệ 94.59%.
Đã đề xuất 18 giải pháp để nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất
cho sinh viên các trường thuộc ĐHQG-HCM.
* KIẾN NGHỊ
Cần tu sửa nâng cấp và xây dựng thêm sân bãi nhằm đa dạng hóa nội dung
mơn học, đáp ứng nhu cầu học tập và rèn luyện cho sinh viên.
Cần bổ sung thêm lực lượng giảng viên giảng dạy GDTC tại các trường
thành viên ĐHQG-HCM , đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên học tập
nâng cao trình độ chun mơn sau đại học.
Các trường thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cần thống nhất về thời
lượng của chương trình GDTC theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Cần giảm số lượng giờ chuẩn của cán bộ giảng dạy GDTC ngang với cán bộ
giảng dạy các môn khác.
ĐHQG-HCM cần triển khai việc thành lập Trung tâm GDTC nhằm tập trung
toàn bộ lực lượng cán bộ giảng viên chuyên ngành GDTC, cũng như tận dụng được
điều kiện cơ sở vật chất hiện có tại các đơn vị trực thuộc ĐHQG-HCM phục vụ cho
công tác GDTC.


3


ABSTRACT
Physical education in universities, colleges and technical schools in general,
and the particular in Vietnam National University Ho Chi Minh City, there are
many shortcomings. The research, it brings to us the urgency and practical
significance. The research results will contribute to improve the quality of
thephysical education in the universities of the National University Ho Chi Minh
City and they can do scientific basis for the improvement of the program of the
physical education.
From the reason, we research on the subject:
“An Evaluation of the Current Situation and Suggestions for the
Enhancement of Physical Education at Member Colleges of Viet Nam National
University, Ho Chi Minh city (VNU-HCM)”
Research objectives:
Adequately assess the status of physical education and propose some
solutions in order to contribute to improving the quality of physical education at the
universities of Vietnam National University Ho Chi Minh City.
- Situations of physical education at the universities of theVietnam National
University are:
For the material facilities, the University of Natural Sciences has a total of
the area to serve for physical education with the largest and University of
Economics and Law has the area for the work with the smallest. In terms of
equipment and teaching aids, most universities are satisfied but the University’s
Economics Law is incomplete.
For staff, the University of Social Sciences and Humanities has the rate of
the lecturers with the highest, (15 / 5300st). University of Economics and Law does
not have fulltime lecterers in the physical education; on the professional level, the
univesity has 1 doctor, 21 masters and 8 bachelors. For specialized teaching, the
staff has professional volleyball with the highest in all the other universities;
besides, specialized teacher of Chinese chess is not.

For age, Polytechnic University has the rate of lecturers in 45 years working
with the highest is 71.24 percentage and the University of Social Sciences and
Humanities has the lowest is 13:34 percentage. However, the University of Natural
Sciences has a lecturer with over 36 years in seniority.
About the curriculum, University of Social Sciences and Humanities has a
total of the highest period is 150 and University of Economics and Law has he
lowest is 75 periods. Polytechnic University distributes programming content in two
phases; the remaining universities do not divide into stages. Polytechnic University
and the University of Social Sciences and Humanities have tests of the physical
force according to the Ministry of Education and Training.
For the curriculum of the extracurricular, all the universities choose soccer
and volleyball. The universities are held sports for students each year, but the
University of Social Sciences and Humanities organizes the sports one in two years.
In addition to organizing the workshops for the students, all the universities
participate all the prizes of sports for student in the region.


4

Univesity of Natural Sciences and the University of Social Sciences and
Humanities regulate the standard of teaching hours for the teacher in a year;
including, the University of Natural Sciences is 260; University of Social Sciences
and Humanities is 400. Leaders of university in the National University are
interested in physical education for students; remuneration should give very well for
the trainers.
The average value of BMI of the students in the National University is 19
years old. The normal, according to the World Health Organization, is 18.5 – 25.
The average values of the indicator function of the heart of the students is
classified by Ruffier that the male is 10.99 and the average grading of women are
classified as poor with 11:45.

Physical force of the students in Vietnam National University Ho Chi Minh
City is better than students in the others as height, weight, BMI (male), the heart
function and general strength (male); it is equivalent in the BMI target (women) and
general endurance (female); it is less than in the viscosity, leg strength, and
dexterity.
Sort of physically male students as prescribed by the Ministry of Education
and Training, the good kind has131 students, accounting for 22.78 %; the pass has
128 students , the proportion with 22:26 %; in addition, the weak has 316 students,
accounting for 54.96 %.
Sort of the force of female students as prescribed by the Ministry of
Education and Training, the good has 08 students, accounting for 1.66 %; the reach
has 18 students, accounting for 3.74 %; the weak has 455 students, accounting for
94.59 % .
We have 18 solutions to improve the quality of physical education for
students of the Vietnam National University Ho Chi Minh City.
PROPOSALS
Need to renovate and build more grounds to diversify course content to meet
the learning needs and training for students.
Need more teachers of physical education at universities of Vietnam
National University HCM City, and create favorable conditions for the teachers to
enhance academic qualification.
The univerities of the Vietnam National University need to agree on the
duration of the physical education program prescribed by the Ministry of Education
and Training.
It should reduce the number of the standard time of the teaching physical
education to be equal with the other subjects.
VNU - HCM should implement the establishment of a center of physical
education to focus on entire cadre of the professional trainers, as well as taking the
conditions of facilities existing in the affiliated units of VNU- HCM for service of
the physical education.



9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- TP.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

- TDTT:

Thể dục Thể thao

- GDTC:

Giáo dục thể chất

- GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

- ĐH:

Đại học

- ĐHQG-HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM

- XHCN


Xã hội chủ nghĩa

- KHXH&NV

Khoa học Xã hội và Nhân văn

- ĐHKT

Đại học Kinh Tế

- ĐHKHTN

Đại học Khoa học Tự nhiên

- HSSHVN

Hằng số sinh học Việt Nam

- TBTCVN

Trung bình thể chất người Việt Nam

- GS:

Giáo sư

- PGS:

Phó giáo sư


- TS:

Tiến sĩ

- NXB:

Nhà xuất bản

- XPC:

Xuất phát cao

- m:

mét

- cm:

Cen – ti - mét

- s:

Giây

- kg:

Kí-lơ-gam



10

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 3.1: Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC tại các trường
thuộc ĐHQG - TP. HCM.
Bảng 3.2: Thực trạng về đội ngũ giảng dạy GDTC tại các trường thuộc ĐHQG TP. HCM.
Bảng 3.3: Thực trạng về chương trình giảng dạy nội khóa GDTC tại các trường
thuộc ĐHQG - TP. HCM
Bảng 3.4: Thực trạng về chương trình giảng dạy ngoại khóa GDTC tại các trường
thuộc ĐHQG - TP. HCM
Bảng 3.5: Bảng tổng hợp chế độ công tác đối với giảng viên
Bảng 3.6: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá thể chất sinh viên ĐHQG TP. Hồ Chí
Minh
Bảng 3.9: So sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất nam sinh viên
ĐHQG TP.Hồ Chí Minh với nam sinh viên TP.Hồ Chí Minh 19 tuổi và TBTCVN
19 tuổi
Bảng 3.10: So sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất nữ sinh viên
ĐHQG TP.Hồ Chí Minh với nữ sinh viên TP.Hồ Chí Minh 19 tuổi và TBTCVN 19
tuổi
Bảng 3.11: Đánh giá thể lực nam sinh viên ĐHQG TP. HCM theo qui định
53/2008/BGD&ĐT
Bảng 3.12: Đánh giá thể lực nữ sinh viên năm thứ nhất ĐHQG TP. HCM theo qui
định 53/2008/BGD&ĐT
Bảng 3.13: Kết quả phỏng vấn lựa chọn các giải pháp nâng cao chất lượng GDTC
cho sinh viên các trường thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh


11

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: So sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu hình thái nam sinh viên ĐHQGHCM giữa các trường với nhau
Biểu đồ 3.2: Sự chênh lệch các chỉ tiêu hình thái nam sinh viên ĐHQG-HCM giữa
các trường với nhau
Biểu đồ 3.3: So sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu chức năng nam sinh viên ĐHQGHCM giữa các trường với nhau
Biểu đồ 3.4: Sự chênh lệch các chỉ tiêu chức năng nam sinh viên ĐHQG-HCM giữa
các trường với nhau
Biểu đồ 3.5: So sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu thể lực nam sinh viên ĐHQGHCM giữa các trường với nhau
Biểu đồ 3.6. Sự chênh lệch các chỉ tiêu thể lực nam sinh viên ĐHQG-HCM giữa các
trường với nhau
Biểu đồ 3.7: So sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu hình thái nữ sinh viên ĐHQGHCM giữa các trường với nhau
Biểu đồ 3.8: Sự chênh lệch các chỉ tiêu hình thái nữ sinh viên ĐHQG-HCM giữa các
trường với nhau
Biểu đồ 3.9: So sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu chức năng nữ sinh viên ĐHQGHCM giữa các trường với nhau
Biểu đồ 3.10: Sự chênh lệch các chỉ tiêu chức năng nữ sinh viên ĐHQG-HCM giữa
các trường với nhau
Biểu đồ 3.11: So sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu thể lực nữ sinh viên ĐHQG-HCM
giữa các trường với nhau
Biểu đồ 3.12: Sự chênh lệch các chỉ tiêu thể lực nữ sinh viên ĐHQG-HCM giữa các
trường với nhau
Biểu đồ 3.13: So sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu hình thái nam sinh viên ĐHQGHCM với TBTCVN 19 tuổi và sinh viên Tp. Hồ Chí Minh
Biểu đồ 3.14: So sánh giá trị trung bình chỉ tiêu công năng tim của nam sinh viên
ĐHQG-HCM nam SV TP.HCM và TBTCVN 19 tuổi


12

Biểu đồ 3.15: So sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể lực của nam SV
ĐHQG TP. HCM với nam SV TP.HCM và TBTCVN 19 tuổi
Biểu đồ 3.16: Sự chênh lệch các chỉ tiêu đánh giá thể chất của nam sinh viên
ĐHQG-HCM nam SV TP.HCM và TBTCVN 19 tuổi

Biểu đồ 3.17: So sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu hình thái nữ sinh viên ĐHQGHCM 19 tuổi với TBTCVN 19 tuổi và sinh viên
Tp. Hồ Chí Minh
Biểu đồ 3.18: So sánh giá trị trung bình chỉ tiêu công năng tim của nữ sinh viên
ĐHQG-HCM nam SV TP.HCM và TBTCVN 19 tuổi
Biểu đồ 3.19: So sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể lực của nữ sinh
viên ĐHQG TP. HCM nam SV TP.HCM và TBTCVN 19 tuổi
Biểu đồ 3.20: Sự chênh lệch các chỉ tiêu đánh giá thể chất của nữ sinh viên ĐHQGHCM nam SV TP.HCM và TBTCVN 19 tuổi


13

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Khoa học và Công nghệ ĐHQG TP.
HCM, Ban Giám hiệu cùng với Phòng Quản lý Khoa học và Dự án trường
ĐHKHXH&NV– ĐHQG TP. HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tơi
hồn thành cơng trình nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm và quý Thầy Cô đồng nghiệp của các
trường trong và ngoài khối ĐHQG TP. HCM đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cũng như
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
TP.HCM, ngày 18 tháng 4 năm 2014
Chủ nhiệm đề tài
Hoàng Hà


14

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Đảng và nhà nước
luôn quan tâm, coi trọng vị trí cơng tác Thể dục thể thao (TDTT) đối với thế hệ trẻ,
đặc biệt là phát triển phong trào TDTT toàn diện và rộng khắp. Giáo dục thể chất
(GDTC) trong trường học là một hoạt động TDTT giữ vai trị quan trọng trong việc

nâng cao trình độ văn hóa thể chất của dân tộc. Dù bất cứ ở giai đoạn nào của cách
mạng Việt Nam Đảng và Nhà nước đều đưa ra nghị quyết, chỉ thị để định hướng
cho sự nghiệp phát triển TDTT, xây dựng chiến lược phát triển TDTT cho từng giai
đoạn cụ thể là động lực, trung tâm của sự phát triển đầu tư cho con người là yếu tố
quan trọng và quyết định đến q trình đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao
cho đất nước, đó là lớp người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất,
phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là mục tiêu của toàn Đảng, toàn dân
và cũng là điều Bác Hồ mong ước.
Con người là động lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, là chủ thể
của mọi sự sáng tạo, chủ thể của mọi của cải vật chất và văn hóa, chủ thể để xây
dựng một xã hội công bằng, nhân ái. Như vậy, con người cần được phát triển tồn
diện, phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và
trong sáng về đạo đức. Chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn
xã hội nói chung, của ngành TDTT nói riêng. Đó cũng là phương hướng cơ bản,
quan trọng nhất của giáo dục nước ta.
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, phát triển TDTT là một bộ phận
quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm
phát huy nhân tố con người. Để thực hiện chủ trương đổi mới đó Ban Bí thư Trung
ương Đảng đã đề ra Chỉ thị 36/CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 1994 về việc đẩy mạnh
và nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh – sinh viên, trong đó nêu rõ;
“Thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả các trường học, làm cho tập luyện TDTT
trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên, thanh niên, chiến sĩ,
các lực lượng vũ trang, cán bộ, công nhân viên chức và một bộ phận của nhân dân.
Phát triển rộng rãi phong trào TDTT quần chúng với khẩu hiệu: Khỏe để xây dựng
và bảo vệ tổ quốc”.


15

Do đó, giáo dục thể chất và thể thao trường học thực sự có vị trí quan trọng

trong sự nghiệp cải cách nền giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. Cùng với các
ngành khoa học khác, GDTC và thể thao trường học thực hiện các mục tiêu về giáo
dục và đào tạo, nhằm tạo thế hệ trẻ phát triển tồn diện, hồn thiện về nhân cách, trí
tuệ và thể lực, để phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ vững và
tăng cường an ninh, quốc phòng cho đất nước.
Giáo dục thể chất là một quá trình sư phạm nhằm bảo vệ, tăng cường sức
khỏe, hồn thiện thể chất, rèn luyện nhân cách và trang bị những kỹ năng vận động
cần thiết cho mỗi cá nhân trong cuộc sống. Thể chất và sự phát triển thể chất là một
bộ phận quan trọng của giáo dục sức khỏe. Thể chất phát triển theo qui luật tự nhiên
và chịu ảnh hưởng rất lớn của giáo dục. Trong đó GDTC đóng vai trị quyết định
đến q trình phát triển thể chất và tăng cường sức khỏe cho con người.
ĐHQG-HCM là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu
khoa học – công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến,
làm nồng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã
hội. Hiện nay, ĐHQG-HCM gồm 06 trường đại học thành viên, 01 Viện nghiên
cứu, 01 Khoa trực thuộc và một số trung tâm nghiên cứu và dịch vụ, với hơn 2.600
cán bộ giảng dạy, đang đào tạo và giảng dạy cho 51.649 sinh viên đại học chính
quy.
Để thực hiện tốt cơng tác GDTC cho các trường thuộc ĐHQG-HCM, đảm
bảo cho sinh viên hồn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình, ĐHQG-HCM đã thực
chương trình GDTC cho sinh viên từ nhiều năm nay, góp phần quan trọng vào việc
phát triển thể chất cho sinh viên.
Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, cơng tác GDTC ở các trường thuộc
ĐHQG-HCM cịn kém hiệu quả. Việc thực hiện giảng dạy chương trình GDTC theo
quy định của các trường cịn có sự khác biệt, khơng thống nhất, do các điều kiện
chủ quan lẫn khách quan của mỗi trường. Theo thống kê của liên ngành Bộ
GD&ĐT và Tổng cục TDTT năm 2000, cho thấy: “Công tác GDTC trong nhà
trường các cấp cịn chưa có nề nếp, nhiều trường còn chưa tiến hành giảng dạy thể
dục theo chương trình…”.



16

Để góp phần đạt được mục tiêu chiến lược phát triển trên, với vị trí của mình
trong sự nghiệp TDTT của đất nước, công tác GDTC trong nhà trường các cấp hiện
nay cần đổi mới, từng bước hoàn thiện hệ thống tổ chức, thực hiện và nhất là cải
tiến chương trình giáo dục thể chất cho phù hợp với thực tế hiện nay.
Giáo dục đại học ngày nay không những trang bị khối lượng kiến thức đơn
thuần mà cịn có sự quan tâm đúng mức để phát triển thể chất và nhân cách cho sinh
viên. GDTC là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ
nhằm tạo ra lớp người có năng lực, phẩm chất và có sức khỏe. Đó là lớp người phát
triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về
đạo đức.
Tuy nhiên, công tác GDTC trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học
chuyên nghiệp nói chung, các trường thuộc ĐHQG-HCM nói riêng còn rất nhiều
bất cập. Việc nghiên cứu đề tài này của chúng tơi mang tính cấp thiết và có ý nghĩa
thực tiễn cao. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC
ở các trường thành viên thuộc ĐHQG-HCM và có thể làm cơ sở khoa học cho việc
cải tiến chương trình GDTC của ngành.
Xuất phát từ lý do trên chúng tôi nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
giáo dục thể chất của các trường thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh”.
Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá một cách đầy đủ thực trạng công tác giáo dục thể chất và đề xuất
một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng cơng tác GDTC tại các trường
thuộc ĐHQG-HCM.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất (GDTC) tại các trường
thuộc ĐHQG-HCM.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC tại các
trường thuộc ĐHQG-HCM.


17

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục thể chất trong trường
học.
Con người Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, tinh thần lao động cần
cù sáng tạo, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học công nghệ. Đây là nguồn lao
động dồi dào và cũng chính là nguồn lực lớn lao của đất nước ta. Ngày nay, trong
điều kiện xã hội đang chuyển mình đi lên, nhu cầu phát triển cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế địi hỏi phải có một thế hệ trẻ đầy năng động và sáng
tạo, có phẩm chất tri thức đồng thời có năng lực vận động cao và dồi dào sức khỏe.
Từ thực tiễn đó, phát triển (TDTT) nói chung và (GDTC) nói riêng là một yêu cầu
khách quan và cũng là một nội dung quan trọng trong chính sách xã hội của Đảng
và Nhà nước ta.
GDTC trong trường học được xem là phương tiện có hiệu quả để tăng cường
sức khỏe, nâng cao thể lực cho sinh viên, những người chủ tương lai của đất nước.
Trong quá trình học tập, rèn luyện thân thể, cùng với sự cũng cố và phát triển các tố
chất thể lực, các phẩm chất ý chí, tính tự tin, lịng dũng cảm, tinh thần tập thể, đồn
kết giúp đỡ lẫn nhau, tơn trọng đối thủ… cũng hình thành. Chính vì vậy GDTC đã
trở thành một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo, đồng thời là một
mặt giáo dục toàn diện nhằm tạo ra lớp người mới, lớp người: “Phát triển cao về trí
tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”.
Vào cuối tháng 3/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi tồn dân tập thể dục:
“Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần sức khỏe
mới thành công. Mỗi một người dân khỏe mạnh, tức là góp phần cho cả nước mạnh

khỏe. Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe, là bổn phận của mỗi một người
dân u nước. Việc đó khơng tốn kém, khó khăn gì, trai gái, già trẻ ai cũng nên làm
và ai cũng làm được. Mỗi người lúc ngũ dậy tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập
thì khí huyết lưu thơng, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe. Dân cường thì nước
thịnh. Tơi mong đồng bào ai cũng cố gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”
[1] lời lẽ ngắn gọn, xúc tích nhưng nó chứa đựng những quan điểm, chủ trương,


18

đường lối cũng như tình cảm của người với non sông đất nước và đặt cơ sở nền
tảng cho công tác TDTT nước nhà. Vì vậy, lời kêu gọi của Bác, đã giấy lên phong
trào “Khỏe vì nước” tại nhiều nơi trong cả nước, người người cùng nhau ra sức tập
luyện thể dục thể thao.
Tháng 3/1960, Bác đã tự tay viết thư gửi hội nghị cán bộ TDTT toàn miền
Bắc. Người có nêu rằng: “Muốn lao động sản xuất tốt thì cần có sức khỏe, muốn có
sức khỏe thì nên thường xuyên tập thể dục thể thao. Vì vậy, chúng ta nên phát triển
phong trào thể dục thể thao cho rộng khắp”. Đồng thời Bác còn căn dặn: “Cán bộ
thể dục thể thao phải học tập chính trị, nghiên cứu nghiệp vụ và hăng hái công
tác” nhằm phục vụ sức khỏe cho nhân dân. Ngồi ra người cịn nhận định vai trò
của thể dục thể thao trong xã hội: “Là một công tác trong những công tác cách
mạng khác”. [45]
Chỉ thị 48/TTg ngày 02/6/1969, nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nêu:
“Giữ gìn và nâng cao sức khỏe cho học sinh là một vấn đề lớn, phải có phương
hướng và kế hoạch giải quyết toàn diện và trong thời gian dài trên cơ sở tìm hiểu
đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm sinh hoạt và căn cứ vào khả năng thực tế của nước
ta”. [9]
Trong chỉ thị số 227/CT – TW ngày 18/11/1975 nêu: “Phấn đấu vươn lên
đưa phong trào quần chúng rèn luyện thân thể vào nề nếp, phát triển cơng tác thể
dục thể thao có chất lượng, có tác dụng thiết thực nhằm mục tiêu: Khôi phục và

tăng cường sức khỏe cho nhân dân góp phần xây dựng con người mới ln phát
triển tồn diện…” [7]
Để phù hợp với giai đoạn chuyển đổi kinh tế thị trường, phục vụ cho sự
nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Ban bí thư Trung ương Đảng đã nêu
lên những đánh giá công tác TDTT trong những năm qua trong chỉ thị 36/CT – TW
ngày 24/3/1994 có nêu:“Những năm gần đây, cơng tác thể dục thể thao đã có nhiều
tiến bộ. Phong trào thể dục thể thao từng bước được mở rộng với nhiều hình thức,
nhiều mơn thể thao đạt thành tích đáng khích lệ, cơ sở vật chất, kỹ thuật thể dục thể
thao ở một số địa phương và ngành đã được chú ý đầu tư nâng cấp, xây dựng mới.
Tuy nhiên, nền thể dục thể thao nước ta đang cịn ở trình độ thấp, số người thường


19

xun tập thể dục thể thao cịn rất ít, đặt biệt là thanh niên chưa tích cực tham gia
tập luyện, hiệu quả giáo dục thể chất trong trường học và trong các lực lượng vũ
trang còn thấp. đội ngũ cán bộ thể dục thể thao còn thiếu và yếu nhiều mặt”. [8]
Từ những năm nhìn nhận trên, Ban Bí Thư Trung ương Đảng đã chỉ thị Ủy ban
TDTT phối hợp cùng với Bộ GD & ĐT trong việc thực hiện cải tiến chương trình,
đổi mới phương pháp giảng dạy, đào tạo cán bộ, giáo viên TDTT cho tất cả các cấp
học. Trong đó chỉ thị 36/CT – TW cịn có nêu: “Mục tiêu cơ bản và lâu dài của
công tác TDTT là hình thành nền TDTT phát triển và tiến bộ góp phần nâng cao
sức khỏe, thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hóa cho nhân dân. Thực hiện GDTC trong
tất cả các trường học, nhằm mục tiêu làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp
sống hằng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên”. [8]
Trước tình hình mới sự nghiệp thể thao cần được phát triển đúng hướng theo
những quan điểm sau: Phát triển thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng trong
chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân
tố con người. Công tác thể dục thể thao phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe,
thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống

văn hóa, tinh thần của nhân dân, nâng vao năng xuất lao động xã hội và sức chiến
đấu của lực lượng vũ trang, xây dựng nền TDTT có tính dân tộc, đồng thời nhanh
chóng tiếp thu có chọn lọc những thành tựu hiện đại, phát triển phong trào TDTT
quần chúng với khẩu hiệu “Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Nhận thức sâu sắc vai trò của con người trong thời kỳ đổi mới nước ta là hết
sức quan trọng, nên Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc chăm lo sức khỏe của
nhân dân, và việc chăm lo cho thể chất của con người là trách nhiệm của toàn xã
hội, trong đó có nêu: “Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con
người, đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội”.
Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng chính phủ, ngày 21/4/1997, Bộ GD & ĐT
và Tổng cục TDTT đã ký văn bản thỏa thuận, đề nghị chính phủ phê duyệt quy
hoạch phát triển TDTT trong nhà trường giai đoạn 1996 – 2000 và định hướng đến
năm 2010, trong đó có nêu rõ:


20

+ Mục tiêu của GDTC trường học từ mẫu giáo đến đại học là góp phần đào
tạo thế hệ trẻ phát triển tồn diện về nhân cách, trí tuệ, thể chất, phục vụ cho sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Giao cho Vụ GDTC (nay là Vụ công tác học sinh sinh viên) Bộ GD & ĐT
và Vụ TDTT (nay là tổng cục TDTT) phối hợp với các chức năng, nghiên cứu hồn
chỉnh chương trình GDTC cho các cấp học, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng
trường, từng địa phương. Do điều kiện nội khóa chưa đáp ứng được nhu cầu của
GDTC. Bộ GD & ĐT và Tổng cục phải chỉ đạo cho các trường học, khuyến khích,
hướng dẫn học sinh, sinh viên tập luyện những mơn thể thao ưa thích tại trường, gia
đình và các câu lạc bộ TDTT nơi cư trú.
+ Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể thao theo các cấp học, đặc biệt là hội
khỏe phù đổng, phát triển mạnh các câu lạc bộ thể dục thể thao và các trung tâm
làm cơ sở tập luyện nâng cao thành tích một số môn thể thao trọng tâm cho học

sinh, sinh viên.
Trong giai đoạn mới, đứng trước thách thức đòi hỏi ngành TDTT cũng phải
tích cực thay đổi cho phù hợp. Trong chỉ thị số 17/CT – TW ngày 23/2/2002 của
Ban Bí Thư Trung ương Đảng khóa IX và phương hướng nhiệm vụ được đại hội
Đảng khóa IX xác định: “Đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao, nâng cao thể trạng
và tầm vóc người Việt Nam phát triển phong trào thể thao quần chúng với mạng
lưới rộng khắp, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ vận động viên thành tích cao… đẩy
mạnh xã hội hóa khuyến khích nhân dân và các tổ chức tham gia thiết thực, có hiệu
quả các hoạt động văn hóa thể thao…” [6]
Ngày 31/3/1960, Bác Hồ viết thơ gửi Hội nghị cán bộ TDTT toàn miền Bắc.
Trong thơ, người dạy: “Muốn lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì cần
có sức khỏe. Muốn có sức khỏe phải thường xun tập luyện TDTT. Vì vậy, chúng
ta nên phát triển phong trào TDTT cho rộng khắp”.
Nhà lão học Huphơlan, thế kỷ XVIII, đã khẳng định: “Khơng có kẻ lười
biếng nào lại trường thọ, trái lại tất cả những người có cuộc sống hoạt động và bổ
ích thường là người trường thọ”. Như vậy, khơng phải chỉ dựa trên cơ sở làm trẻ lại
một cơ thể đã già cõi, suy nhược là đã có sức khỏe và sống lâu, mà phải tìm mọi


21

biện pháp điều hoà các hệ thống cơ quan trong cơ thể để tăng cường thể lực khi cơ
thể còn non trẻ.
Sự quan tâm đến thể dục tức là “quan tâm đến con người, vì con người là
vốn q của xã hội, là tài sản vô giá của quốc gia”. Thể dục là biện pháp hữu hiệu
đem lại sức khỏe cho mọi người. Xuất phát từ những quan điểm trên mà hiến pháp
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại điều 41 đã qui định
những quyền cơ bản của công dân Việt Nam là “Thanh niên được gia đình, Nhà
nước và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ,
bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân và ý tưởng XHCN, đi đầu

trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ tổ quốc”.
Luật giáo dục được Quốc hội khóa IX Nước CHXHCN Việt Nam thông qua
ngày 02/12/1998 qui định “Nhà nước coi trọng TDTT trường học, nhằm phát triển
và hoàn thiện thể chất cho tầng lớp thanh thiếu niên, nhi đồng, GDTC là nội dung
bắt buộc đối với học sinh, sinh viên, được thực hiện trong hệ thống quốc dân, từ
mầm non đến đại học”.
Pháp lệnh TDTT được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X thơng qua ngày
25/9/2000, tại điều 14 chương 3 qui định “TDTT trường học bao gồm GDTC và
hoạt động ngoại khóa cho người học, GDTC trong trường học là chế độ GDTC bắt
buộc, nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất góp phần hình thành và bồi
dưỡng nhân cách, đáp ứng nhu cầu giáo dục toàn diện cho người học. Nhà nước
khuyến khích TDTT ngoại khóa trong nhà trường.
Vì vậy, xây dựng chiến lược giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ cần phải coi trọng
“ sức khỏe của trẻ là tài sản quốc gia, là tương lai đất nước, là nguồn hạnh phúc của
mỗi gia đình, góp phần đào tạo ra những con người có ích cho xã hội, cho tổ quốc”.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, từng bước hội nhập với các nước
trong khu vực và thế giới, thì việc chăm lo sức khỏe cho con người là trách nhiệm
của toàn xã hội. Trong đó GDTC có vai trị quan trọng trong việc rèn luyện GDTC
cho mọi tầng lớp nhân dân. Với mục đích phát triển tố chất thể lực phù hợp với
chức năng cơ thể, quy luật về sinh lý lứa tuổi, giới tính. Ở điều 6, quy chế về tổ
chức và hoạt động của ĐHQG có nêu: “ĐHQG-HCM là trung tâm đại học, sau đại


22

học và nghiên cứu khoa học và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao,
đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội”.
Để thực hiện giảng dạy GDTC trong trường học đi vào quy chuẩn, Bộ
trưởng Bộ GD & ĐT đã ban hành quy chế 931/RLTT về công tác giáo dục thể chất

như sau: “Các trường từ mầm non đến đại học phải đảm bảo thực hiện dạy môn thể
dục theo quy định cho học sinh, sinh viên”. [37] Giáo dục thể chất bao gồm nhiều
hình thức có liên quan chặt chẽ với nhau. Giờ học thể dục tập luyện thể dục thể
thao theo chương trình, giờ tự tập của học sinh, sinh viên, vệ sinh cá nhân. Chương
trình thể dục và các hình thức giáo dục thể chất khác được sắp xếp phù hợp với
trình độ sức khỏe, giới tính, lứa tuổi. Nhà trường phải có kế hoạch hướng dẫn học
sinh, sinh viên tập luyện thường xuyên tổ chức học tập ngoại khóa ở trường, ở nhà
và tham gia các hoạt động tổ chức hội thao của Nhà trường, góp phần làm cho
phong trào rèn luyện thể chất ngày càng hoàn chỉnh hơn nhằm giải quyết các nhiệm
vụ giáo dục như trang bị kiến thức, kỹ năng vận động, trang bị thể lực cho học sinh,
sinh viên trước khi bắt đầu cuộc sống mới.
1.2. Các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Để tiếp tục giải quyết các vấn đề nghiên cứu tiếp theo cần thiết phải làm
sáng tỏ và thống nhất một số khái niệm cơ bản có liên quan.
Thể dục thể thao: là một bộ phận của nền văn hóa – xã hội, TDTT là sự tổng
hợp của những thành tựu của xã hội trong sự nghiệp sáng tạo nên và sử dụng hợp lý
những phương tiện, phương pháp và các biện pháp chuyên môn để nâng cao sức
khỏe, bồi dưỡng thể lực, trí lực của nhân dân góp phần giáo dục và phát triển con
người tồn diện TDTT là một loại hình hoạt động mà phương tiện cơ bản là các bài
tập thể lực. [30]
Giáo dục thể chất: Nguyễn Tốn đã mơ tả GDTC và khái niệm: “Giáo dục
thể chất là một bộ phận của thể dục thể thao. Giáo dục thể chất còn là một trong
những hoạt động cơ bản, có định hướng rõ của thể dục thể thao trong xã hội, một
quá trình tổ chức để truyền thụ và tiếp thu những giá trị của TDTT trong hệ thống


23

giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có
chủ định các tố chất vận động của con người.” [30]

Giáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà
nước ta, và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất được hiểu là:
“Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và
nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người”. Giáo
dục thể chất cũng như loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc
điểm của nó, có vai trị chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư
phạm phù hợp với học sinh, sinh viên với nguyên tắc sư phạm. [49]
Thể chất: Nguyễn Toán cho rằng “Thể chất là chỉ chất lượng thân thể con
người. Đó là đặt trưng tương đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể được
hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống (trong đó có giáo
dục và rèn luyện). Thể chất bao gồm thể hình, khả năng chức năng thích ứng” [30].
Phát triển thể chất: Là quá trình biến đổi và hình thành các tố chất tự nhiên
về hình thái và chức năng cơ thể trong đời sống tự nhiên và xã hội. Hay nói cách
khác, phát triển thể chất là một quá trình hình thành biến đổi tuần tự theo quy luật
trong cuộc đời từng người về hình thái, chức năng kể cả những tố chất thể lực và
năng lực vận động [30]. Phát triển thể chất phụ thuộc nhiều vào yếu tố tạo thành và
sự biến đổi của nó diễn ra theo quy luật di truyền và các quy luật phát triển sinh học
tự nhiên theo lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp phương pháp và biện pháp giáo dục
cũng như môi trường sống.
Năng lực thể chất: Năng lực thể chất chủ yếu liên quan tới những khả năng
chức năng của hệ thống cơ quan trong cơ thể và biểu hiện chủ yếu qua hoạt động
vận động. Năng lực thể chất bao gồm kỹ năng vận động kết hợp với tố chất thể lực.
Nói một cách ngắn gọn năng lực thể chất bao gồm: Hình thái khả năng chức năng
và khả năng thích ứng.
Hồn thiện thể chất: Nguyễn Tốn và Phạm Danh Tốn cũng đưa ra khái
niệm “Hoàn thiện thể chất là mức tối ưu (tương đối) với một giai đoạn lịch sử nhất
định của trình độ chuẩn bị thể lực tồn diện và phát triển thể chất cần thiết khác
trong đời sống; Phát huy cao độ, đầy đủ những năng khiếu bẩm sinh về thể chất của



24

từng người; phù hợp với những quy luật phát triển tồn diện nhân cách và giữ gìn,
nâng cao sức khỏe để hoạt động tích cực lâu bền và có hiệu quả” [30].
Thể lực: Là sức lực của con người. Theo Nguyễn Mạnh Liên: “…thể lực là
một nội dung nằm trong định nghĩa chung về sức khỏe”. Tác giả cho rằng, để đánh
giá thể lực cần có các chỉ tiêu về, hình thái, giải phẫu và sinh lý con người trong đó
có hai chỉ tiêu cơ bản là chiều cao đứng và cân nặng.
Sức khỏe: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khái niệm sức khỏe như sau: “Sức
khỏe là một trạng thái thỏa mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ khơng phải đơn
thuần là khơng có bệnh tật, cho phép mọi người thích ứng nhanh chóng với các
biến đổi của môi trường, giữ được lâu dài khả năng lao động và lao động có kết
quả” [30].
1.3. Cơ sở khoa học của giáo dục thể chất trong trường học.
TDTT trường học là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao
sức khỏe, thể lực, bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức, ý chí, giáo dục nhân cách cho học
sinh, sinh viên, góp phần đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
TDTT trường học cịn là mơi trường thuận lợi, giàu tiềm năng để phát hiện và bồi
dưỡng tài năng thể thao cho đất nước.
GDTC là một quá trình sư phạm nhằm bảo vệ, tăng cường sức khỏe, hoàn
thiện tố chất, rèn luyện nhân cách và trang bị những kỹ năng vận động cần thiết cho
mỗi cá nhân trong cuộc sống. GDTC bản thân nó là một q trình sư phạm, tn thủ
các ngun tắc sư phạm, đồng thời mang những đặc điểm của GDTC.
Trong các trường Đại và Cao đẳng, GDTC góp phần xây dựng mục tiêu đào
tạo toàn diện đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lí kinh tế và văn hóa xã hội có
sức khỏe, đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp và có khả năng vận dụng TDTT vào
thực tiễn lao động sản xuất sau này. Công tác GDTC trong nhà trường các cấp cũng
giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển TDTT của đất nước, thể hiện qua
việc Đảng và Nhà nước ta sớm đưa GDTC vào chương trình giảng dạy chính khóa
trong nhà trường (từ năm 1957), đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để các trường

xây dựng và phát triển phong trào thể thao ngoại khóa sâu rộng: Thực hiện GDTC
trong tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng


25

ngày của hầu hết học sinh – sinh viên… Hơn nữa, GDTC cho thế hệ trẻ, thực hiện
theo chương trình bắt buộc và bằng việc tổ chức các hoạt động TDTT ngoài giờ
học, là một trong những bộ phận quan trọng của TDTT.
Nhà trường của chúng ta với mục tiêu đào tạo học sinh, sinh viên thành
những công dân tốt, người lao động tốt, người cán bộ tốt, người chiến sĩ tốt có kiến
thức tồn diện có sức khỏe và có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực tốt để xây dựng
và bảo vệ tổ quốc thì càng phải coi trọng GDTC.
Cho nên, GDTC là biện pháp tích cực nhất nhằm bảo vệ và tăng cường sức
khỏe cho học sinh, sinh viên, cải tạo nòi giống, đẩy mạnh sự phát triển toàn diện,
nhịp nhàng, cân đối của cơ thể, tăng cường tố chất, nâng cao khả năng vận động.
Cũng như lời khẳng định của Xitxô – một thầy thuốc danh tiếng của Pháp vào thế
kỷ 17 cho rằng “Vận động có thể thay thế mọi thứ thuốc nhưng mọi thứ thuốc trên
đời không thể thay thế được tác dụng của vận động”. Thơng qua GDTC, ngồi việc
bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên những đức tính dũng cảm, ngoan cường, ý thức tổ
chức kỷ luật, đoàn kết, tương trợ, xây dựng thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ
sinh, đồng thời còn hướng các em vào các hoạt động giải trí, vui chơi lành mạnh, bổ
ích.
1.3.1. Nhiệm vụ của GDTC:
Nâng cao năng lực thể lực và sức khỏe cho học sinh, sinh viên là một trong
những mục tiêu chiến lược của Đảng, Nhà nước của ngành GD&ĐT nước ta trong
giai đoạn ngày nay. Muốn thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện ở tất cả các
bậc học, nhằm đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, thì nhất
thiết phải coi trọng cơng tác GDTC trong trường học. Đặc biệt là trong khối trường
đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Trong đó, sinh viên là những nhân tố,

lực lượng nồng cốt để phát triển đất nước.
Bộ GD&ĐT đã ban hành qui chế số 931/RLTC về công tác GDTC trong nhà
trường là: “các trường từ mầm non đến đại học phải đảm bảo thực hiện dạy môn
thể dục theo qui định cho học sinh, sinh viên”. Để đạt được mục tiêu GDTC cho thế
hệ trẻ, đặc biệt là đối tượng sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học
chuyên nghiệp, các trường cần phải giải quyết các nhiệm vụ sau đây:


26

- Góp phần giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, rèn luyện tinh thần tập thể, ý
thức tổ chức kỷ luật, xây dựng niềm tin, lối sống tích cực, lành mạnh, tinh thần tự
giác rèn luyện thân thể, sẵn sàng phục vụ lao động sản xuất và bảo vệ tổ quốc.
- Góp phần đẩy mạnh q trình phát triển toàn diện, cân đối của cơ thể. Nâng
cao toàn diện các tố chất phù hợp với đời sống và đặc điểm tâm sinh lý của học
sinh, sinh viên. Rèn luyện khả năng thích ứng của cơ thể với hồn cảnh bên ngồi,
khơng chỉ thích ứng đơn giản mà cịn là sự đề kháng với bệnh tật phát sinh.
- Truyền thụ một số kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và phương pháp tập
luyện TDTT, kỹ năng vận động cơ bản và kỹ thuật của một số môn thể thao thích
hợp. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng khả năng sử dụng các phương tiện bổ trợ cho việc
rèn luyện thân thể, tham gia tích cực việc tuyên truyền và tổ chức các hoạt động
TDTT của nhà trường và xã hội. Đặc biệt chú ý bồi dưỡng tư thế cơ bản, thói quen
rèn luyện thân thể và giữ gìn vệ sinh.
- Góp phần duy trì và củng cố sức khỏe, nâng cao trình độ thể lực cho sinh
viên, phát triển cơ thể cân đối, hài hòa, rèn luyện thân thể đạt được những tiêu
chuẩn theo qui định.
- Thông qua tập luyện TDTT, góp phần bồi dưỡng các đức tính tốt (ý thức tổ
chức kỷ luật, tác phong khỏe mạnh, tinh thần dũng cảm, khắc phục khó khăn…).
Có thể nói rằng: một trong những nhiệm vụ cơ bản và quan trọng của GDTC
là không ngừng nâng cao sức khỏe, củng cố và duy trì thể lực cho con người. Như

Mátvêép L.P (1993) khẳng định “thể lực là một trong những nhân tố quan trọng
nhất, quyết định hiệu quả hoạt động của con người, trong đó có những đặc điểm cơ
bản, nổi bật của quá trình GDTC”.
1.3.2. Những nguyên tắc GDTC cho sinh viên:
Nguyên tắc phát triển con người toàn diện và cân đối:
GDTC là một quá trình sư phạm nhằm bảo vệ, nâng cao sức khỏe, hồn thiện
thể chất, hình thành và củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản trong đời sống, rèn
luyện tính tích cực xã hội và nhân cách con người. Nó là một bộ phận của nền văn
hóa xã hội, một di sản q giá của lồi người, góp phần tích cực hình thành nên
những mẫu người phù hợp với các tiêu chuẩn do xã hội qui định. Nhà trường có


27

nhiệm vụ truyền thụ lại những di sản văn hóa sức khỏe cho học sinh, sinh viên đó là
một việc làm đúng quy luật.
Để phát triển con người toàn diện và cân đối, phải chú ý đảm bảo sự thống
nhất giữa các mặt giáo dục. Mối tương quan giữa GDTC và các mặt giáo dục khác
là mối tương quan hỗ trợ lẫn nhau. Cùng với GDTC, người học cần tiếp thu các mặt
giáo dục khác và đồng thời qua GDTC các mặt khác cũng được phát triển. Không
thể tách rời giữa GDTC với tinh thần của con người. Bởi vậy, sự phân chia thành
các mặt thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, đạo đức… chỉ có ý nghĩa tương đối, tuy chúng
không đồng nhất.
Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 3 nêu rõ: “Sự nghiệp giáo dục của chúng ta
phải nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người lao động làm chủ nước nhà, có
giác ngộ XHCN, có văn hóa và kỹ thuật, có sức khỏe, phát triển những con người
toàn diện để xây dựng xã hội mới…”. Yêu cầu này bắt nguồn từ sự cần thiết chuẩn bị
thể lực tồn diện cho cuộc sống, phản ánh tính qui luật tự nhiên của sự phát triển thể
chất con người. P.Létsgáp, nhà lý luận GDTC nổi tiếng người Nga đã từng nói: “Chỉ
có phát triển cân đối tất cả các cơ quan, cơ thể con người mới thực sự hoàn thiện và

hồn thành được cơng việc lớn nhất với sự tiêu hao ít nhất về vật chất và sức lực”.
Trên cơ sở đó, ưu thế phát triển những tố chất, phẩm chất trội theo yêu cầu của hoạt
động chuyên môn, đồng thời vẫn đảm bảo mối quan hệ với các tố chất, phẩm chất
khác.
Những nguyên tắc GDTC kết hợp với các hoạt động khác
Trong lý luận TDTT, khi bàn về nguồn gốc TDTT, đã có phần trình bày về
chức năng thực dụng, phục vụ cho lao động và quốc phòng trong lịch sử loài người.
Đặc điểm của sự thực hiện chức năng này và ảnh hưởng của chúng đến nhân cách
con người, chủ yếu phụ thuộc vào phương thức kinh tế – xã hội. “Sự tự do phát
triển của con người không bao giờ chung chung, mà ngược lại, lúc nào và trước hết
phải gắn với chức năng hoạt động cơ bản của họ, theo một nghề nghiệp cụ thể
trong đời sống. Chúng ta không đào tạo con người chỉ làm vật phụ thuộc vào cái
máy, nhưng cũng không phát triển họ không theo một định hướng cụ thể nào. Hiểu
về điều này, cần thấy rõ sự thống nhất biện chứng giữa chúng”.


28

Khi thực hiện nguyên tắc này, cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Hoạt động TDTT trước hết phải nhằm hình thành những kỹ năng, kỹ xảo
vận động cần thiết cho đời sống. Trong việc lựa chọn các phương tiện luyện tập
TDTT, nếu các điều kiện, yêu cầu khác nhau, thì ưu tiên chọn các bài tập có kỹ
năng, kỹ xảo vận động thực dụng.
- Hiệu quả thực dụng của hoạt động TDTT không chỉ thể hiện qua vốn kỹ
năng, kỹ xảo vận động phong phú tiếp thu được, mà còn ở mức phát triển đa dạng
các năng lực thể chất, trong đó tố chất thể lực có vai trị quan trọng.
Tác dụng nhân cách qua hoạt động TDTT: Trước hết cần thể hiện giáo dục
lao động, lòng yêu nước và trách nhiệm cơng dân. Có thể có người tuy rất khỏe,
nhưng ít có ích cho xã hội, cho đất nước, hoặc thậm chí cịn làm hại xã hội, đất
nước nếu họ khơng có định hướng tốt. Đây cũng là một trong những yêu cầu quan

trọng trong nguyên tắc giáo dục TDTT
1.4. Cơ sở lý luận về giáo dục thể chất cho sinh viên.
1.4.1.Vai trị, vị trí cơng tác giáo dục thể chất đối với sinh viên:
Giáo dục thể chất là một quá trình sư phạm nhằm rèn luyện tố chất thể lực
cho con người, đảm bảo cho người học nền tảng thể lực, chuẩn bị kiến thức cơ bản
trong rèn luyện thể chất nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ sau khi ra trường đặt biệt là
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện làm việc đòi
hỏi áp lực ngày càng cao như: ngành cơng nghệ thơng tin, hàng khơng, khơng có
trình độ thể lực tốt sinh viên khó hồn thành nhiệm vụ học tập và phát huy vai trị
của mình trong tương lai.
Giáo dục thể chất trong nhà trường có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy
phong trào TDTT quần chúng phát triển và góp phần khơng nhỏ vào nền tảng, cơ sở
cho nền TDTT nước nhà phát triển sâu rộng, bền vững và lâu dài.
GDTC là một yếu tố quan trọng góp phần làm phong phú đời sống văn hóa
tinh thần của sinh viên. Giúp sinh viên cảm thấy tự tin hơn trong mối quan hệ giao
lưu bạn bè, đồng thời làm cơ sở phát triển trí lực. Thường xuyên tập luyện TDTT có
thể cung cấp đầy đủ dưỡng khí cho đại não, làm cho thần kinh ở đại não phát triển
mạnh.


29

Tập luyện TDTT thường xuyên giúp cho sinh viên có thể hình cân đối, sự
hồn thiện về thể hình và tư thế làm cho ngoại hình thêm đẹp phần nào cũng phản
ánh mức hoàn thiện về chức năng, thể hiện một phần bộ mặt tinh thần, văn minh
của dân tộc. Bên cạnh đó bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ cho sinh viên trong cách
nhìn nhận về cái đẹp của cuộc sống.
Hoạt động TDTT sẽ giúp học sinh, sinh viên có sân chơi lành mạnh nhằm
hạn chế những thói hư, tật xấu đang ngày càng phát triển sâu rộng trong lớp trẻ như
rượu chè cờ bạc, cá độ, ma túy…

Qua hoạt động thể chất làm cho sức khỏe của người học được nâng lên, giúp
giải tỏa bớt những áp lực, căng thẳng sau các giờ lên lớp, có tác dụng tích cực trong
việc hoàn thiện phẩm chất đạo đức nhân cách lối sống cho học sinh, sinh viên. Tăng
cường và phát triển thể chất phục vụ tốt cho công việc học tập, đồng thời trang bị
nền tảng thể lực và kỹ năng cơ bản, cũng cố trao dồi sức khỏe góp phần xây dựng
thể thao nhà trường ngày càng vững mạnh và xây dựng xã hội về sau.
1.4.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục thể chất trong nhà trường đại
học:
1.4.2.1.Mục tiêu:
Mục tiêu của giáo dục thể chất trong nhà trường góp phần cùng với các lĩnh
vực khoa học khác nhằm đào tạo người sinh viên trở thành những người công dân
tốt, người cán bộ tốt, chiến sĩ tốt trong tương lai, có kiến thức tồn diện, có sức
khỏe có đủ phẩm chất năng lực để phục vụ cho sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và
nhân dân. Bên cạnh đó giáo dục thể chất giúp cho học sinh, sinh viên hồn thiện
phẩm chất, đạo đức của con người góp phần chuẩn bị về mặt tinh thần cho người
lao động sau khi ra trường. GDTC cịn là biện pháp tích cực nhằm bảo vệ và tăng
cường sức khỏe cho sinh viên, tăng cường tố chất, nâng cao khả năng vận động và
giúp họ có kiến thức cơ bản về phương pháp khoa học trong tập luyện thể chất
nhằm duy trì sức khỏe sau khi ra trường và nâng cao hiệu quả lao động khi nhận
cơng tác. Đó là phương pháp chiến lược quan trọng nhất của giáo dục Đại học,
trong đó đòi hỏi tất cả các mặt giáo dục phải hướng tới sinh viên phát triển toàn


×