Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Process of using standard basel III on banking supervision for commercial banks in vietnam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.67 MB, 149 trang )

!

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Tháng 11/2010, Hiệp ước khung về khuôn khổ pháp lý quốc tế cho các ngân hàng
(International regulatory framework for banks) được biết đến với tên gọi vắn tắt là
Basel III đã được G20 phê chuẩn tại Hàn Quốc. Basel III là tiêu điểm của chương
trình cải cách tài chính của Ủy ban quốc tế về giám sát ngân hàng (Basel
Committee on Banking Supervision) sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu
cuối thập niên 2000. Basel III đưa ra khung pháp lý không chỉ về vốn và còn cả
thanh khoản trên nền tảng của Chuẩn mực quốc tế về vốn và các phương pháp đo
lường vốn (International Convergence of Capital Measurement and Capital
Standards) – thường được gọi vắn tắt là Basel II – cũng như các chỉnh sửa, bổ
sung trong giai đoạn 2007-2009 còn gọi là Basel II.5. Với rất nhiều quy định mới,
chặt chẽ được đưa vào Basel II, Ủy ban Basel kỳ vọng khi các quốc gia đáp ứng
đầy đủ những yêu cầu của hiệp ước sẽ giảm thiểu tối đa khả năng xuất hiện một
cuộc khủng hoảng tương tự như cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đã xảy ra.
Theo lộ trình của Basel III, các quốc gia bắt đầu áp dụng các tiêu chuẩn Basel III
từ 01/01/2013 và đạt được tất cả các tiêu chuẩn kể từ 01/01/2019. Mặc dù Basel
III khơng có hiệu lực pháp lý bắt buộc các quốc gia thành viên phải áp dụng tuy
nhiên các quốc gia thành viên đều đã phê chuẩn hiệp ước và thực hiện theo lộ
trình – thậm chí sớm hơn – đã được đề ra.
Việt Nam không phải là thành viên của Hiệp ước Basel vì vậy đương nhiên Việt
Nam khơng có nghĩa vụ hay cam kết pháp lý bắt buộc phải phê chuẩn và thực hiện
hiệp ước này. Tuy nhiên, nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của việc
đảm bảo an toàn hoạt động theo chuẩn mực của Basel, ngay từ những năm đầu
thập niên 1990, sau khi Pháp lệnh ngân hàng có hiệu lực, Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) đã ban hành các quy định nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của các ngân


hàng thương mại theo những ý niệm và tiêu chuẩn mà Basel đưa ra vì tầm quan
trọng, vai trị và ý nghĩa của tiêu chuẩn Basel. Trải qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi
theo hướng nâng dần tiêu chuẩn đảm bảo an toàn hoạt động, từ năm 2005 các quy
định của Việt Nam bắt đầu được xây dựng theo hướng ngày càng bám sát, tiệm
cận dần với các quy định của Basel. Quan điểm này cũng đã tiếp tục được minh


!

2

định rõ trong Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015
ban hành theo quyết định 254/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng
Chính phủ. Theo đó, đề án xác định việc cơ cấu cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín
dụng để đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc dựa trên nền tảng công
nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về
hoạt động ngân hàng và phải ban hành chuẩn mực giám sát vốn phù hợp với tiêu
chuẩn Basel II trong các năm 2013-2014.
Như vậy, có thể thấy trong lúc các nước đã triển khai áp dụng Basel III theo lộ
trình thì Việt Nam chỉ mới bắt đầu đặt ra mục tiêu ban hành chuẩn mực phù hợp
với Basel II. Vì vậy, để đáp ứng được tiêu chuẩn Basel III đòi hỏi phải có nỗ lực
lớn khơng chỉ từ phía các ngân hàng thương mại mà cịn phải từ phía các cơ quan
quản lý, cụ thể là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc xây dựng kế hoạch
chi tiết để triển khai áp dụng. Đây cũng chính là lý do để nhóm tác giả thực hiện
nghiên cứu Đề tài Xây dựng lộ trình sử dụng các tiêu chuẩn giám sát của Basel III
cho ngân hàng thương mại Việt Nam.
2. Tổng quan về các cơng trình nghiên cứu trước đây
Hiệp ước Basel là chủ đề được nghiên cứu rất nhiều ở cả trong và ngồi nước.
Ở trong nước, có khá nhiều luận văn thạc sĩ nghiên cứu về Basel tuy nhiên các
nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến khả năng vận dụng Basel II, Basel III tại một

ngân hàng cụ thể. Chúng tơi chưa tìm thấy luận án tiến sĩ hoặc luận văn thạc sĩ
nghiên cứu toàn diện về Basel III và xây dựng lộ trình cho việc triển khai Basel III
tại Việt Nam. Đối với cơng trình nghiên cứu khoa học, có thể kể đến một số cơng
trình tiêu biểu:
• Nguyễn Đức Trung (2015), Khả năng và điều kiện áp dụng một số khuyến
nghị chính sách từ Basel III trong giám sát hệ thống ngân hàng thương mại
Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Học viện Ngân hàng.
Đây là cơng trình nghiên cứu cơng phu với lợi thế của nhóm nghiên cứu là
lãnh đạo Vụ dự báo, thống kê của Ngân hàng Nhà nước nên số liệu được hệ
thống hố rất phong phú. Nhóm nghiên cứu sử dụng mơ hình stress testing
để đánh giá các ngân hàng thương mại có tầm quan trọng trong hệ thống
ngân hàng nhằm kiểm tra sức chịu đựng của các ngân hàng này đối với
cuộc khủng hoảng xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, cơng trình này chưa


!

3
có sự tính tốn cụ thể để đánh giá sự khác biệt trong việc tính tốn các chỉ
tiêu an tồn theo quy định hiện này ở Việt Nam và quy định của Basel II,
Basel III và chưa đề cập các vấn đề liên quan đến trụ cột 2 và trụ cột 3 của
Basel III.
• BIDV (2014), Việc áp dụng những tiêu chuẩn an toàn hoạt động và quản lý
rủi ro theo thông lệ quốc tế trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam: Thực
trạng và giải pháp. Cơng trình này được nghiên cứu khá công phu tuy
nhiên chủ yếu đề cập đến Basel II và tại BIDV.
• Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng (2012), Phương pháp luận đánh giá
sức chịu đựng của tổ chức tín dụng trước các cú sốc trên thị trường tài
chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cơng trình này nghiên cứu ở cấp độ
quản lý và sử dụng stress testing để kiểm tra sức chịu đựng về thanh khoản

và về các loại rủi ro khác trong hoạt động ngân hàng.

Ở nước ngoài, Ủy ban Basel cũng thường xuyên thực hiện các nghiên cứu, đánh
giá thực tế triển khai Basel ở các nước và đây được xem là tài liệu tư vấn chính
thức của Ủy ban. Có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu của Ủy ban Basel liên
quan đến Basel III ngoài các tài liệu hướng dẫn, quy định chính thức và của ngân
hàng trung ương một số nước:
• Basel

Committeeon

Banking

Supervision

(2014),

Impact

and

implementation challenges of the Basel framework for emerging market,
developing and small economies, Bank for International Settlements
• Basel Committeeon Banking Supervision (2014), Basel capital framework
national discretions, Bank for International Settlements.
• Basel Committeeon Banking Supervision (2014), Implementation of Basel
standards: A report to G20 Leaders on implementation of the Basel III
regulatory reforms, Bank for International Settlements.
• Basel Committeeon Banking Supervision (2013), Regulatory Consistency
Assessment Programme (RCAP) Assessment of Basel III regulations in

Brazil, Bank for International Settlements.


!

4
• Basel Committeeon Banking Supervision (2013), Regulatory Consistency
Assessment Programme (RCAP) Assessment of Basel III regulations China, Bank for International Settlements.
• Basel Committeeon Banking Supervision (2013), Regulatory Consistency
Assessment Programme (RCAP) Assessment of Basel III regulations Singapore, Bank for International Settlements.
• Basel Committeeon Banking Supervision (2012), Basel III regulatory
consistency assessment (Level 2) Preliminary report: United States of
America, Bank for International Settlements.
• Reserve Bank of New Zealand (2012), Regulatory impact assessment of
Basel III capital requirements in New Zealand, New Zealand.
• Yasheng Zou (2013), Basel III and Its Implementation in China’s Banking
Industry, University of International Business and Economics Beijing.

Chúng tơi chưa tìm thấy tài liệu của Basel, IMF, WB, ADB hoặc của các cá nhân
và tổ chức khác ở nước ngoài nghiên cứu về khả năng triển khai Basel III ở Việt
Nam.
Như vậy, hướng nghiên cứu của đề tài khơng có sự trùng lắp với các cơng trình đã
cơng bố.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa các cơng trình nghiên cứu trước đây đặc biệt là các cơng trình
kể trên, đề tài sẽ khắc phục những hạn chế của các đề tài đã có để thực hiện
nghiên cứu tồn diện về ba trụ cột của Basel II và Basel III, đối sánh với các quy
định hiện hành ở Việt Nam với các tiêu chuẩn giám sát của Basel III nhằm đánh
giá mức độ đáp ứng của Việt Nam. Cụ thể như sau:
• Đối sánh các quy định ở cả ba trụ cột của Basel so với quy định của Việt

Nam để đánh giá mức độ đáp của ứng tiêu chuẩn Basel II, Basel III của
Việt Nam về pháp lý.


!

5
• Đánh giá mức độ đáp ứng các chỉ tiêu an tồn qua số liệu tính tốn cụ thể
của các ngân hàng thương mại trên cơ sở các quy định của Việt Nam và
quy định của Ủy Basel.
• Đề xuất lộ trình và các gợi ý cho cơ quan quản lý để sử dụng các tiêu
chuẩn giám sát của Basel III cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.

4. Phạm vi nghiên cứu
Ở góc độ các quy định pháp lý, phạm vi nghiên cứu được giới hạn ở Luật các tổ
chức tín dụng và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ chế giám sát,
bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của Việt Nam. Thời gian nghiên cứu
từ 1990 đến 2015 trong đó tập trung nhiều vào giai đoạn 2014-2015.
Ở góc độ các ngân hàng thương mại, nghiên cứu thực hiện nghiên cứu tình huống
ở hai ngân hàng thương mại cổ phần cụ thể trong đó có một ngân hàng niêm yết
và một ngân hàng chưa niêm yết. Thời gian nghiên cứu từ 2012-2015 tuy nhiên
các số liệu dùng để tính tốn, đối sánh là số liệu thời điểm 31/12/2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thơng qua việc phân tích diễn
dịch, so sánh đối chiếu và tổng hợp. Cụ thể, đối với mục tiêu đánh giá mức độ đáp
ứng các quy định pháp lý, đề tài sẽ đối sánh quy định của Việt Nam với quy định
của Basel III. Đối với mục tiêu đánh giá mức độ đáp ứng kết quả của các chỉ tiêu
an toàn, đề tài sẽ sử dụng kỹ thuật phân tích tình huống trên số liệu thực tế của hai
ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (một ngân hàng niêm yết và một ngân
hàng chưa niêm yết) để tính tốn các chỉ tiêu an toàn theo quy định của Việt Nam

và theo quy định của Basel II, Basel III để đánh giá sự khác biệt và nguyên nhân
của khác biệt.
Các số liệu của hai ngân hàng được lấy từ báo cáo tài chính nội bộ và các thuyết
minh có liên quan. Số liệu đảm bảo độ tin cậy và chính xác. Đối với thông tin về
quy định pháp lý, đề tài sử dụng các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam và
các tài liệu được cơng bố chính thức Ủy ban Basel.


!

6

6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài gồm có 3 chương
• Chương 1: Tổng quan về hiệp ước Basel
• Chương 2: Đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn của Việt Nam với các
tiêu chuẩn của Basel
• Chương 3: Đề xuất lộ trình triển khai sử dụng các tiêu chuẩn giám sát của
Basel III cho các ngân hàng thương mại Việt Nam


!

7
Chương 1

TỔNG QUAN VỀ HIỆP ƯỚC BASEL

1.1.Khái quát về Hiệp ước Basel và Basel I
Ngân hàng thanh toán quốc tế (Bank for International Settlements – BIS) được

thành lập năm 1930 tại Basel Thụy Sỹ với mục tiêu thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm
tạo ra sự ổn định tài chính và tiền tệ cũng như đóng vai trị là “ngân hàng của các
ngân hàng trung ương”.
Thập kỷ 1970 đã chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng dẫn đến sự ra đời của Ủy
ban Basel. Đầu tiên là sự mở rộng đáng kể của các hoạt động ngân hàng trên phạm
vi tồn cầu, kéo theo nó là những rủi ro của hệ thống ngân hàng quốc gia trước
ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tài chính đến từ bên ngồi. Thứ hai, sự sụp
đổ của hệ thống tỷ giá có quản lý Bretton Woods vào năm 1973 cùng với các cuộc
khủng hoảng liên tiếp sau đó đến từ ngân hàng Bankhaus Herstatt của Đức và
Franklin National Bank of New York của Hoa Kỳ vào năm 1974. Nhằm ngăn
chặn những cuộc khủng hoảng tương tự cũng như củng cố hệ thống tài chính quốc
tế, BIS đã thành lập Ủy ban về các quy định ngân hàng và thông lệ giám sát
(Committee on Banking Regulations and Supervisory Practices), được gọi một
cách ngắn gọn là Ủy ban Basel. Ủy ban này hoạt động như một diễn đàn của các
ngân hàng trung ương các quốc gia G101 với mục tiêu cải thiện các quy định về
ngân hàng.
Khi mới thành lập, Ủy ban tập trung vào việc thu hẹp sự khác biệt trong các hoạt
động giám sát ngân hàng của các quốc gia thành viên nhằm i.khơng một cơ sở
nước ngồi2 nào của ngân hàng thốt khỏi sự giám sát của các cơ quan giám sát
quốc gia; và ii.hoạt động giám sát phải bao quát và nhất quán giữa các quốc gia
thành viên. Tài liệu có tên Thỏa ước (Concordat) đã được ban hành vào năm 1975
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

G10 – còn gọi là Group of Ten bao gồm 11 quốc gia công nghiệp là Bỉ, Canada, Pháp,
Đức, Ý, Nhật, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Anh và Hoa Kỳ.
2
Cơ sở nước ngoài của ngân hàng bao gồm chi nhánh, cơng ty con, cơng ty liên doanh
với nước ngồi.!
1



!

8

để phục vụ cho mục tiêu này. Thỏa ước đề ra các nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm
giám sát đối với chi nhánh, công ty con và công ty liên doanh tại nước ngoài của
các ngân hàng. Tháng 5/1983, Thỏa ước được sửa đổi và ban hành dưới tên gọi
Các nguyên tắc giám sát các cơ sở nước ngoài của ngân hàng (Principles for the
supervision of banks' foreign establishments).
Trước khi Basel I ra đời, tất cả các quốc gia thành viên của Basel đều đã có những
quy định về tỷ lệ vốn tối thiểu đối với các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ của
mình, trong đó cách thức xác định tỷ lệ vốn tối thiểu dựa trên phương pháp tính
trọng số rủi ro của tài sản ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, quy định về tỷ lệ
vốn tối thiểu và cách tính tỷ lệ này có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia,
trong khi ý định đưa ra một quy định áp dụng cho toàn bộ các thành viên vẫn chưa
xuất hiện. Chính những cuộc khủng hoảng ngân hàng với những hậu quả nghiêm
trọng của nó đã dẫn đến sự ra đời của tài liệu Sự thống nhất quốc tế về đo lường
và các tiêu chuẩn vốn (International convergence of capital measurement and
capital standards) được gọi một cách khơng chính thức là Basel I.
Hai mục tiêu cơ bản của Hiệp ước Basel I là i.củng cố sự lành mạnh và ổn định
của hệ thống ngân hàng quốc tế; và ii.giảm thiểu sự cạnh tranh không lành mạnh
đang tồn tại giữa các ngân hàng quốc tế. Một điểm lưu ý là khung đo lường này
đưa ra quy định về mức vốn tối thiểu đối với các ngân hàng quốc tế, vì vậy các
quốc gia có thể quy định các mức cao hơn mức vốn tối thiểu.
Hiểu một cách đơn giản, Basel I yêu cầu các ngân hàng phải duy trì tối thiểu 8%
giá trị tài sản có rủi ro của mình (các khoản cho vay, chứng khốn, .v.v.) và các
khoản mục ngoại bảng (tín dụng thư dự phòng, các cam kết, nghĩa vụ, .v.v.) bằng
các loại “vốn theo quy định” (vốn chủ sở hữu, dự phòng tổn thất cho vay, nợ thứ
cấp và một số loại công cụ khác,.v.v.). Để xác định tài sản của ngân hàng, trước

tiên phải phân các khoản mục nội và ngoại bảng vào một trong năm hạng mức rủi
ro, sau đó tính mức vốn cần nắm giữ cho từng khoản mục. Mức vốn tối thiểu mà
các ngân hàng phải nắm giữ là tổng của tất cả các khoản mục này. Ba bước để xác
định mức vốn tối thiểu bao gồm: i.xác định các cấu thành của vốn; ii.xác định
trọng số rủi ro; và iii.xác định thừa số chuyển đổi đối với các hạng mục ngoại
bảng.


!

9

1.1.1 Các cấu thành của vốn
Vì mục đích giám sát, Ủy ban đã chia nguồn vốn thành hai cấp. Vốn cấp 1 (Tier 1)
bao gồm hai thành phần là vốn cổ phần và các khoản dự trữ công khai từ các
khoản lợi nhuận giữ lại sau thuế (theo yêu cầu của Đức). Vốn cấp 1 phải chiếm ít
nhất 50% nguồn vốn của ngân hàng. Vốn cấp 2 (Tier 2) bao gồm các thành phần
vốn khác (vốn bổ sung) trong đó có các cơng cụ nợ dài hạn cũng như dự phòng
tổn thất như Pháp và Hoa Kỳ mong muốn. Vốn bổ sung không được vượt quá
100% vốn cấp 1.
1.1.1.1 Vốn cấp 1 (vốn lõi)
Basel I nhận thấy cấu thành chính của nguồn vốn là vốn cổ phần và các khoản dự
trữ công khai. Vốn cổ phần là yếu tố chung duy nhất của các hệ thống ngân hàng,
có thể xác định rõ ràng trong các báo cáo kế toán được công bố, là sơ sở của hầu
hết các đánh giá về mức độ an tồn vốn cũng như có ý nghĩa quyết định đối với tỷ
suất lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng. Vốn cổ phần bao bồm
các cổ phần phổ thông đã phát hành và thanh tốn đầy đủ, cổ phần ưu đãi vĩnh
viễn khơng tích lũy (nhưng khơng bao gồm cổ phần ưu đãi tích lũy).
Bảng 1.1: Định nghĩa vốn theo Basel I
Vốn cấp 1


(a) Vốn cổ phần đã thanh toán đầy đủ/ cổ phần phổ thông
(b) Dự trữ công khai

Vốn cấp 2

(a) Dự trữ không công khai
(b) Dự trữ cho các tài sản tái định giá
(c) Dự phòng chung/ dự phòng tổn thất cho vay chung
(d) Các công cụ vốn hỗn hợp (nợ/ vốn chủ sở hữu)
(e) Nợ thứ cấp có kỳ hạn

Các giới hạn:
-

Tổng vốn cấp 2 không được vượt quá 100% tổng vốn cấp 1

-

Nợ thứ cấp có kỳ hạn khơng được vượt quá 50% tổng vốn cấp 1

-

Dự trữ tổn thất cho vay không được vượt quá 1.25%


!

10
-


Dự trữ tái định giá dưới dạng tăng giá trị chứng khoán chưa thực hiện phải
được chiết khấu với mức 55%

Các giảm trừ:
-

Lợi thế thương mại (giảm trừ trong vốn cấp 1)

-

Các khoản đầu tư vào các chi nhánh chưa hợp nhất (giảm trừ trong vốn
cấp 1 và vốn cấp 2)
Nguồn: Basel, 1988

1.1.1.2 Vốn cấp 2 (vốn bổ sung)
Dự trữ không công khai
Dự trữ không công khai hay dự trữ ẩn có thể bao gồm nhiều khoản mục tùy
thuộc vào chế độ kế toán và pháp lý của các quốc gia thành viên. Nhóm
này chỉ bao gồm những khoản dự trữ (dù khơng cơng khai) đã được hạch
tốn vào tài khoản lãi lỗ được các cơ quan giám sát ngân hàng chấp thuận.
Dự trữ tái định giá
Chế độ kế toán hay thơng lệ kế tốn của một số quốc gia cho phép một số
tài sản nhất định được tái định giá nhằm thể hiện giá tri hiện tại của những
tài sản này, hoặc một giá trị nào đó gần với giá trị hiện tại hơn chi phí lịch
sử. Theo đó, những khoản dự trữ tái định giá này được ghi nhận vào nguồn
vốn. Việc tái định giá này có thể phát sinh dưới hai hình thức:
(a) Từ việc tái định giá chính thức, được hạch tốn vào bảng cân đối kế
toán trong khoản mục cơ sở vật chất của ngân hàng; hoặc
(b) Từ việc bổ sung một khoản vốn ước tính vào nguồn vốn có giá trị ẩn

phát sinh từ thực tế nắm giữ các loại chứng khoán trong bảng cân
đối kế tốn được định giá theo chi phí lịch sử.
Các khoản dự trữ này có thể được tính vào vốn bổ sung với điều kiện là các
tài sản phải được cơ quan giám sát đánh giá là đã được định giá một cách
thận trọng và việc định giá thể hiện đầy đủ khả năng biến động giá cũng
như trường hợp buộc phải bán tài sản đó.


!

11
Dự phòng chung/dự phòng tổn thất cho vay chung
Dự phòng chung hay dự phòng tổn thất cho vay chung được thiết lập để
phòng ngừa khả năng tổn thất chưa xác định được. Những khoản dự phòng
này chỉ đủ điều kiện để tính vào vốn cấp 2 khi giá trị của tài sản tương ứng
chưa có một sự suy giảm có thể xác định được.
Dự phòng chung hay dự phòng tổn thất cho vay chung đủ điều kiện tính
vào vốn cấp 2 như trên chỉ được chiếm tối đa 1.25% tổng tài sản có có
trọng số rủi ro.
Các cơng cụ vốn nợ hỗn hợp
Nhóm này bao gồm các loại cơng cụ vốn mang đặc điểm của cả vốn cổ
phần và công cụ nợ. Mỗi loại cơng cụ có những đặc điểm riêng được cho là
có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn vốn. Basel I quy định rằng, khi những
công cụ này có đặc điểm tương tự như vốn cổ phần, đặc biệt trong trường
hợp chúng có khả năng thanh tốn cho các khoản lỗ với giả định doanh
nghiệp vẫn sẽ tiếp tục hoạt động mà không dẫn đến việc thanh lý tài sản,
chúng có thể được tính vào vốn bổ sung.
Nợ thứ cấp có kỳ hạn
Theo Basel I, các cơng cụ nợ thứ cấp có kỳ hạn có các nhược điểm lớn để
có thể xem như một thành phần của nguồn vốn do chúng có kỳ hạn cố định

và khơng có khả năng bù đắp cho các tổn thất, trừ trường hợp thanh lý tài
sản. Do những nhược điểm này mà Basel I đã giới hạn giá trị của các công
cụ nợ thứ cấp có kỳ hạn khi tính vào vốn cơ bản. Theo đó, các cơng cụ này
có thể tính vào vốn bổ sung nhưng không vượt quá 50% vốn lõi và có kế
hoạch trả nợ phù hợp.
Các khoản giảm trừ
Các khoản sau đây được giảm trừ trong nguồn vốn nhằm phục vụ cho việc
tính tỷ lệ vốn có điều chỉnh rủi ro:
(i)

Lợi thế thương mại, giảm trừ trong vốn cấp 1. Lợi thế thương
mại bị giảm trừ do giá trị của nó thường được định giá rất chủ


!

12
quan, có sự biến động mạnh và thường có giá trị thấp trong
trường hợp thanh lý công ty (Balthazar, 2006).
(ii)

Các khoản đầu tư vào các công ty con hoạt động trong lĩnh vực
tài chính, ngân hàng chưa được hợp nhất. Theo thông lệ, các
khoản này sẽ được hợp nhất nhằm đánh giá mức an toàn vốn của
các tập đoàn ngân hàng.

1.1.2. Trọng số rủi ro
Basel I cho rằng vốn được điều chỉnh theo trọng số rủi ro tương ứng là phương
pháp phù hợp để đánh giá mức độ an toàn vốn của các ngân hàng. So với phương
pháp bình quân phi gia quyền, phương pháp này có những ưu điểm sau: i. tạo cơ

sở để so sánh các hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới với cấu trúc khác nhau
một cách công bằng hơn; ii.cho phép các rủi ro ngoại bảng được tích hợp một
cách dễ dàng hơn vào việc đánh giá; và iii.không ngăn cản các ngân hàng giữ các
tài sản hay có rủi ro thấp.
Hệ thống trọng số được thiết kế đơn giản với 5 mức 0%, 10%, 20%, 50% và
100%. Trọng số của các loại tài sản được cho là dựa trên bản chất của loại tài sản
thay vì năng lực tài chính hay lịch sử tín dụng của bên vay. Vì vậy, tất cả các
khoản vay của các tổ chức phi ngân hàng đều có trọng số 100%, bất chấp tổ chức
đó có tình hình tài chính dồi dào như Apple, Microsoft hay chỉ là một công ty mới
khởi nghiệp.
Basel I cũng đưa ra trọng số rủi ro áp dụng cho các khoản mục ngoại bảng và đã
xử lý các khoản mục ngoại bảng qua hai bước: i.đưa ra thừa số chuyển đổi tín
dụng (credit conversion factors - CCFs) nhằm chuyển các khoản mục ngoại bảng
thành tài sản. Về mặt bản chất, thừa số này là mức chiết khấu phản ánh khả năng
các khoản dự phịng có thể trở thành tài sản và tạo ra các rủi ro tín dụng cho một
ngân hàng. Chẳng hạn một bảo lãnh thực hiện hợp đồng có thừa số chuyển đổi là
50%, nghĩa là giá trị danh nghĩa của bảo lãnh này được giảm xuống 50%; và ii.sau
khi được chuyển thành tài sản tương ứng, các khoản mục ngoại bảng này sẽ được
phân vào các hạng mục rủi ro dựa trên loại khách hàng.


!

13

1.1.3 Một số tu chỉnh quan trọng của Basel I
Basel I đưa ra lộ trình 4 năm để các quốc gia chuẩn bị cho việc thực hiện các quy
định của Hiệp ước này. Tuy nhiên Ủy ban đã có một số thay đổi nhỏ trước khi kết
thúc lộ trình, theo đó các tính chất của các khoản dự phịng chung và các khoản dự
phòng tổn thất cho vay được quy định rõ ràng hơn (Basel, 1991). Ủy ban cũng đã

có những thay đổi về trọng số của các hạng mục rủi ro. Trong các năm 1994,
1995, Hiệp ước đã được tu chỉnh hai lần theo hướng cho phép khấu trừ nhiều hơn
trong việc tính tốn các rủi ro liên quan đến một số khoản mục ngoại bảng (Basel
1994, 1995). Đây là những thay đổi rất quan trọng đối với các ngân hàng có khối
lượng giao dịch các cơng cụ phái sinh lớn.
Đến năm 1996, Ủy ban đã ban hành tu chỉnh đối với Basel I (có hiệu lực từ năm
1998) nhằm tích hợp thêm các rủi ro thị trường vào việc tính tốn mức vốn tối
thiểu của ngân hàng. Theo Basel I, rủi ro thị trường là rủi ro tổn thất trên trạng thái
của các khoản mục nội và ngoại bảng phát sinh từ những thay đổi về giá cả thị
trường. Các loại giá cả thị trường có thể là lãi suất, giá cổ phiếu, tỷ giá hối đoái
hay giá hàng hóa. Nội dung chính của tu chỉnh như sau:
1. Các ngân hàng phải tính mức vốn yêu cầu cho các rủi ro tín dụng của tất cả
các khoản mục nội và ngoại bảng, ngoại trừ các loại chứng khoán nợ,
chứng khoán vốn trong sổ giao dịch (trading book)3 và các trạng thái giao
dịch hàng hóa, nhưng bao gồm trạng thái của các công cụ phái sinh trên thị
trường OTC trong sổ giao dịch vì đây là loại cơng cụ phái sinh có tính
thanh khoản thấp.
2. Tu chỉnh thừa nhận các khoản nợ thứ cấp ngắn hạn là công cụ vốn nếu
chúng thỏa mãn các điều kiện sau: i.không được bảo đảm và đã được thanh
tốn đầy đủ; ii.có kỳ hạn gốc từ hai năm trở lên; iii.khơng được hồn trả
trước ngày cam kết thanh toán trừ khi được cơ quan giám sát đồng ý; và
iv.phải chịu một điều khoản quy định rằng sẽ không phải trả lãi hay vốn
gốc (thậm chí cả khi đáo hạn) nếu khoản thanh tốn đó làm cho ngân hàng
khơng đáp ứng được u cầu vốn tối thiểu hoặc vẫn tiếp tục không đáp

!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Sổ giao dịch là danh mục các cơng cụ tài chính mà ngân hàng hay người môi giới đang
nắm giữ.


3


!

14
ứng được yêu cầu vốn tối thiểu. Các khoản nợ thứ cấp ngắn hạn này được
xếp vào một loại vốn mới – vốn cấp 3.

Nội dung quan trọng nhất của tu chỉnh là cách tính mức vốn quy định, bao gồm
phương pháp chuẩn hóa (standardized approach) và phương pháp mơ hình nội bộ
(internal models approach). Phương pháp chuẩn hóa dựa trên các quy tắc và các
công thức chuẩn được quy định trong Hiệp ước 1988 đối với rủi ro tín dụng.
Phương pháp mơ hình nội bộ dựa trên mức vốn u cầu được tính tốn từ các mơ
hình riêng của các tổ chức với tên gọi phổ biến là mô hình Value-at-Risk (VaR).
Phương pháp chuẩn hóa
Phương pháp này được thiết kế để tích hợp hai loại rủi ro, đó là rủi ro cụ thể
(specific risk) và rủi ro chung (general risk). Loại rủi ro thứ nhất phát sinh do
những thay đổi về giá chứng khốn có ngun nhân từ bên phát hành như xuống
hạng tín dụng hay thắt chặt thanh khoản. Loại rủi ro thứ hai là rủi ro do các tổn
thất phát sinh từ những thay đổi về lãi suất hay thay đổi của thị trường như trong
trường hợp cổ phiếu.
Đối với rủi ro riêng, các công cụ nhạy cảm với lãi suất được tính trọng số rủi ro
theo chức năng và kỳ hạn của chúng như chứng khoán chính phủ, chứng khốn
đầu tư có xếp hạng, chứng khốn đầu cơ có hoặc khơng có xếp hạng. Đối với rủi
ro chung, các loại chứng khoán được xếp vào các hạng mục khác nhau, cũng dựa
trên chức năng và kỳ hạn của chúng để tính mức vốn yêu cầu. Trong trường hợp
này, trạng thái mua và bán cũng được xem xét.
Đối với rủi ro kinh doanh cổ phiếu, mỗi trạng thái rịng của một loại cổ phiếu hay
chỉ số có mức vốn yêu cầu bằng 8% trong trường hợp rủi ro riêng. Trong trường

hợp rủi ro chung, trạng thái ròng được xác định bằng cách tính tổng của tất cả các
trạng thái mua hoặc bán của tất cả các loại cổ phiếu trên thị trường, sau đó nhân
với trọng số rủi ro 8%.
Đối với rủi ro kinh doanh ngoại tệ và hàng hóa, khơng có sự tách biệt giữa rủi ro
chung và rủi ro cụ thể. Các ngân hàng phải tính trạng thái mua rịng và bán rịng
của từng loại tiền tệ. Trạng thái nào có giá trị lớn hơn sẽ được nhân với trọng số
rủi ro 8% để tính mức vốn yêu cầu. Trạng thái ròng của vàng cũng có mức vốn
yêu cầu 8%. Có hai phương pháp để tính mức vốn yêu cầu của rủi ro kinh doanh


!

15

hàng hóa, trong đó phương pháp đơn giản nhất là nhân với trọng số rủi ro 15%
cho các trạng thái ròng.
Tu chỉnh cũng dành một chương riêng để hướng dẫn cách tính rủi ro của các hợp
đồng quyền chọn.
Phương pháp mơ hình nội bộ
Tu chỉnh năm 1996 cho phép các ngân hàng sử dụng các mơ hình nội bộ để tính
rủi ro thị trường, bên cạnh mơ hình chuẩn hóa. Do tính chất phức tạp của mơ hình
này, chương này chỉ nêu những điểm chính của phương pháp này (phần trình bày
chi tiết sẽ nêu ở chương 2) như sau:
- Các ngân hàng tính VaR bằng cơng thức có sẵn và chuyển đổi thành lượng vốn
cần nắm giữ. Công thức để chuyển phương pháp sử dụng mơ hình nội bộ thành
lượng vốn cần nắm giữ như sau:
k x VaR + Chi phí rủi ro cụ thể
Trong đó, k tối thiểu bằng 3 và do các cơ quan giám sát quy định. Lập luận của Ủy
ban trong việc yêu cầu k tối thiểu bằng 3 là i.ngay cả những mơ hình tốt nhất cũng
có những hạn chế của nó; ii.dữ liệu lịch sử khơng nhất thiết sẽ dự đốn đúng

những thay đổi của thị trường trong tương lai; và iii.VaR theo định nghĩa của nó là
những khoản tổn thất có thể mất trong một thời kỳ nhất định với một khoảng tin
cậy nhất định, vì vậy những khoản tổn thất lớn hơn vẫn có thể xảy ra trong một số
trường hợp hạn hữu, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng.
- Các ngân hàng sử dụng các mơ hình nội bộ phải tính VaR hàng ngày, tại mức ý
nghĩa 1% cho một khoảng thời gian đánh giá tương ứng với 10 ngày giao dịch và
giai đoạn quan sát ít nhất một năm.
- Mức vốn yêu cầu đối với các ngân hàng sử dụng mơ hình nội bộ là giá trị nào
cao hơn giữa VaR của ngày hơm trước và bình qn của VaR tính theo ngày của
60 ngày làm việc trước đó.
- Sử dụng phương pháp kiểm tra đối chiếu với quá khứ (back testing - so sánh kết
quả từ mơ hình và tình hình thực tế của những ngày trước đó) để tính số cộng
thêm (plus factor), sau đó nhân với hệ số k.


!

16

- Cho phép các ngân hàng phát hành nợ thứ cấp nếu thỏa mãn số điều kiện để đáp
ứng một phần rủi ro thị trường.
- Cho phép chọn lựa phương pháp chuẩn thông qua sử dụng phương pháp khối
hợp nhất nếu rủi ro thị trường chung và rủi ro chứng khốn riêng được tính độc
lập và cộng dồn.
- Các ngân hàng phải tách biệt sổ giao dịch và sổ ngân hàng (banking book)4 và
tính theo giá trị thị trường tất cả các danh mục/ trạng thái trong sổ giao dịch.
- Áp dụng cho cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng và các cơng ty chứng
khốn phi ngân hàng.
1.2. Hiệp ước Basel II
Để khắc phục những nhược điểm của Basel I cũng như sự xuất hiện ngày càng

nhiều các cơng cụ tài chính và các kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tín dụng, Ủy ban
Basel về giám sát ngân hàng đã nỗ lực soạn thảo một hiệp ước mới nhằm phản
ánh tốt hơn những thay đổi trong cấu trúc và hoạt động thực tế của thị trường tài
chính, ngân hàng. Tháng 6/1999, tài liệu tham vấn đầu tiên đã được Ủy ban Basel
gửi đến các bên có liên quan với ba thay đổi đáng chú ý nhất là:
-

Đưa ra thêm hai trụ cột mới là quy trình kiểm tra giám sát và kỷ luật thị
trường nhằm bổ sung và hỗ trợ cho các chuẩn mực vốn hiện tại;

-

Cho phép các ngân hàng có hệ thống quản lý rủi ro tiên tiến sử dụng mơ
hình nội bộ để đánh giá rủi ro tín dụng – thay vì sử dụng các trọng số rủi ro
chuẩn hóa theo quy định của Basel I;

-

Cho phép các ngân hàng sử dụng xếp hạng tín dụng từ các cơng ty đánh giá
tín dụng độc lập đối với các khoản dư nợ như dư nợ cho vay chính phủ,
doanh nghiệp hay ngân hàng.

Ngày 26/06/2004, Ủy ban Basel đã ban hành tài liệu Sự thống nhất quốc tế về
phương pháp đo lường vốn và các tiêu chuẩn về vốn (International Convergence
of Capital Measurement and Capital Standards) – được gọi dưới tên thông dụng
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Bao gồm các tài sản dự định sẽ được nắm giữ đến ngày đáo hạn và khơng phải tính theo
giá thị trường.


4


!

17

hơn là Basel II. Tài liệu này là bản chính thức của tài liệu tham vấn có tên Hiệp
ước Basel mới (the New Basel Accord) ban hành vào tháng 4/2003. Mục tiêu của
Basel II là: i.tăng cường chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng thế
giới; ii.tạo ra và duy trì một sân chơi cơng bằng cho các ngân hàng đa quốc gia, và
iii.thúc đẩy việc áp dụng các thông lệ chặt chẽ hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro.
Mục tiêu thứ nhất và thứ hai là hai mục tiêu cốt lõi của Basel I. Tuy mới nhưng
mục tiêu thứ ba đã được Ủy ban nhấn mạnh là mục tiêu quan trọng nhất. Đây là
dấu hiệu cho thấy sự chuyển dịch từ các quy định dựa trên các tỷ lệ sang các quy
định dựa trên số liệu, thơng lệ và mơ hình nội bộ. Sự thay đổi này được cho là
giống với sự thay đổi trong các quy định về rủi ro, khi Ủy ban cho phép sử dụng
các mơ hình nội bộ để tính tốn tỷ lệ vốn tối thiểu.

Hình 1.1: Tóm tắt ngun nhân dẫn đến sự ra đời của Basel II
1.2.1. Phạm vi áp dụng
Tương tự như Basel I, Basel II chỉ là một hệ thống các kiến nghị đối với các quốc
gia G10. Tuy nhiên, cũng giống như Basel I, Basel II được dự báo sẽ được chuyển
thành luật tại Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật và cuối cùng cũng sẽ được áp dụng tại hầu
hết các quốc gia trên thế giới. Basel II được áp dụng trên cơ sở hợp nhất đối với
các ngân hàng đa quốc gia.
Các ngân hàng nội địa không thuộc phạm vi áp dụng của Basel II mặc định nằm
dưới sự kiểm soát của các cơ quan giám sát trong nước trong việc duy trì mức vốn



!

18

tối thiểu. Trên thực tế, các ngân hàng và các cơng ty chứng khốn nội địa trong
tương lai sẽ phải tuân theo các quy định của Hiệp ước này ở cấp độ phạm vi quốc
gia.
1.2.2. Cấu trúc của hiệp ước
Hiệp ước Basel II được xây dựng trên ba thành phần bổ trợ cho nhau, được gọi là
ba trụ cột. Các trụ cột này được thiết kế để phục vụ cho các mục tiêu ổn định tài
chính và quản lý rủi ro tốt hơn:
-

Trụ cột 1: Yêu cầu vốn tối thiểu đối với các rủi ro tín dụng và hoạt động

-

Trụ cột 2: Hướng dẫn quy trình kiểm tra giám sát

-

Trụ cột 3: Yêu cầu các ngân hàng công bố các thơng tin quan trọng về đặc
điểm rủi ro và tình trạng vốn hóa.

So với Basel I, phạm vi áp dụng của Basel II rộng hơn, bao gồm mọi cấp độ hợp
nhất (cấp độ công ty mẹ và công ty con).
Bảng 1.2: Ba trụ cột cơ bản của Basel II
Trụ cột 1: Yêu cầu vốn
tối thiểu


Trụ cột 2: Quy trình
kiểm tra giám sát

Trụ cột 3: Kỷ luật thị
trường

- Rủi ro tín dụng: nhạy - Các chính sách và hoạt - Yêu cầu các ngân hàng
cảm hơn với rủi ro
động quản lý rủi ro tín cơng bố các thơng tin về
dụng
rủi ro cần thiết
- Yêu cầu vốn đối với các
rủi ro hoạt động
- Xử lý vốn kinh tế và
kiểm tra sức kháng cự
- Rủi ro giao dịch thị
trường: tăng cường một - Quy trình đánh giá mức
số tiêu chuẩn
an tồn vốn nội bộ
(Internal
Capital
Adequacy
Assessment
Process – ICAAP)
- Có thể u cầu tăng mức
an tồn vốn
Nguồn: Tổng hợp của tác giả


!


19
Trụ cột 1: Yêu cầu vốn tối thiểu

Theo quan điểm của Ủy ban Basel, cách kiểm sốt mức an tồn vốn dựa trên tỷ số
giữa vốn theo quy định và tài sản có rủi ro vẫn được xem là hợp lý nhất do vốn là
tấm đệm chủ yếu để bù đắp khi có tổn thất xảy ra.
Tỷ lệ an tồn vốn 8% và tử số của cơng thức tính tỷ lệ an toàn vốn vẫn được giữ
nguyên. Tuy nhiên, mức 8% là giá trị được tính trực tiếp từ mơ hình rủi ro tín
dụng chuẩn đã được đơn giản hóa, thay vì ước tính khá cảm tính như trong Basel
I. Thay đổi lớn nhất có thể nhận thấy đó là sự xuất hiện của rủi ro hoạt động trong
mẫu số. Bên cạnh đó, Basel II cũng có những thay đổi đáng kể về định nghĩa tài
sản có rủi ro, cụ thể là các quy định mới trong việc xử lý rủi ro tín dụng và chứng
khốn hóa. Trọng số rủi ro cũng được điều chỉnh lại để nhạy cảm hơn với rủi ro.
Có ba phương pháp tính tài sản có trọng số rủi ro đối với rủi ro tín dụng với các
mức độ phức tạp khác nhau.
Phương pháp tiên tiến nhất được thiết kế để yêu cầu một lượng vốn tối thiểu ít hơn
trong khi địi hỏi các ngân hàng phải đáp ứng nhiều hơn các tiêu chuẩn định tính
và định lượng đối với các hệ thống và quy trình nội bộ. Việc này khuyến khích
các ngân hàng tăng cường các hoạt động quản lý rủi ro nội bộ thực tế. Ngoài quy
định rõ ràng hơn về mức vốn tối thiểu trên tài sản có rủi ro, Basel II cũng chấp
nhận thêm một số loại tài sản đảm bảo có khả năng bù đắp các rủi ro.
Một cải tiến quan trọng khác của trụ cột 1 đó là các quy định mới về rủi ro thị
trường và rủi ro hoạt động, tuy nhiên rủi ro tín dụng vẫn là loại rủi ro được quan
tâm nhất. Mức an toàn vốn cho cả ba loại rủi ro là 8%.
Trụ cột 2: Quy trình kiểm tra giám sát
Trục thứ hai của Basel II dựa trên kiểm soát nội bộ và kiểm tra giám sát. Trụ cột
này được xây dựng trên quan điểm một ngân hàng quản lý tốt không những chỉ
đáp ứng mức yêu cầu vốn tối thiểu mà còn tự đánh giá được một cách tồn diện
khả năng bù đắp khi có tổn thất. Các ngân hàng cũng phải tính các loại rủi ro

không được nêu hoặc không được nêu đầy đủ trong Hiệp ước như rủi ro danh
tiếng, rủi ro chiến lược, rủi ro tập trung tín dụng, rủi ro lãi suất trong sổ sách ngân
hàng.


!

20
Bảng 1.3: So sánh yêu cầu vốn của Basel I và Basel II
Basel I

Basel II

- Phương pháp đo lường rủi ro tín - Cho phép ngân hàng sử dụng mơ hình nội
dụng đơn giản
bộ để tính các thơng số rủi ro đối tác
- Không nhạy cảm với rủi ro

- Thay đổi đáng kể về các phương pháp đo
lường rủi ro tín dụng

- Khơng có quy định cụ thể đối với
rủi ro hoạt động
- Linh hoạt hơn
Vốn
Rủi!ro!tín!dụng + !Rủi!ro!thị!trường
= !Tỷ!lệ!an!tồn!vốn!
≥ !8%

- Tăng mức độ nhạy cảm với rủi ro

- Đưa ra các quy định cụ thể về yêu cầu vốn
đối với rủi ro hoạt động
Vốn
RR!tín!dụng + !RR!thị!trường + !RR!hoạt!động
= !Tỷ!lệ!an!tồn!vốn! ≥ !8%

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Hình 1.2: Các lựa chọn để tính u cầu vốn đối với tài sản có rủi ro


!

21

Trụ cột 3: Kỷ luật thị trường
Trụ cột này có liên quan đến kỷ luật thị trường, và các yêu cầu liên quan đến việc
công khai số liệu. Các ngân hàng phải báo cáo đầy đủ về hệ thống quản lý rủi ro
nội bộ và cơng bố ít nhất hai lần một năm. Mặc dù việc này có thể dẫn đến một số
vấn đề về bảo mật vì danh mục các nội dung cần công bố khá nhạy cảm, chẳng
hạn mơ tả các mục tiêu và chính sách quản lý rủi ro; các tổn thất nội bộ theo xếp
loại rủi ro; chính sách quản lý tài sản đảm bảo; rủi ro theo thời gian đáo hạn, theo
ngành và vị trí địa lý. Mục tiêu là để thị trường gây áp thêm áp lực cho các ngân
hàng trong việc cải thiện các hoạt động quản lý rủi ro thực tế. Trụ cột này được
xem là đặc biệt quan trọng do theo quy định của Basel II, các ngân hàng được
phép sử dụng các mơ hình nội bộ để ước tính rủi ro, vì thế các ngân hàng hồn
tồn có thể tự xác định mức vốn cần duy trì của mình.
1.2.3. Trụ cột 1: Yêu cầu vốn tối thiểu
Trụ cột 1 là trụ cột quan trọng nhất của Basel II, được xây dựng dựa trên Basel I

với mục tiêu tăng mức độ rủi ro trong các yêu cầu về mức vốn tối thiểu cũng như
ước lượng sát hơn các rủi ro thực tế của các ngân hàng, bao gồm:
- Rủi ro tín dụng: là các rủi ro tổn thất phát sinh từ việc bên đi vay khơng có khả
năng thực hiện nghĩa vụ chi trả của mình;
- Rủi ro hoạt động: là các rủi ro tổn thất phát sinh từ lỗi xử lý nội bộ, con người,
hệ thống hoặc từ các sự kiện bên ngoài;
- Rủi ro giao dịch thị trường: là các rủi ro tổn thất liên quan đến việc nắm giữ các
cơng cụ tài chính cho các mục đích giao dịch hoặc do biến động giá trên thị
trường như lãi suất, tỷ giá ngoại hối và giá cổ phiếu; và
- Rủi ro chứng khoán hoá: là các rủi ro tổn thất liên quan đến việc mua hay bán
các loại chứng khốn có bảo đảm bằng tài sản.
Nhận thức được rằng các ngân hàng, các định chế tài chính có một sự khác biệt rất
lớn về đặc điểm rủi ro, Basel II đã chuyển từ áp dụng phương pháp “một cỡ vừa
cho tất cả” (one size fits all) sang áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, chi tiết
hơn và phù hợp hơn với thực tế quản trị rủi ro và hoạt động kinh doanh của các
ngân hàng và các định chế tài chính. Basel II đưa ra phương pháp chuẩn và


!

22

phương pháp mơ hình nội bộ cho từng loại rủi ro đồng thời nhấn mạnh giữa hai
phương pháp này, không có phương pháp nào được xem là ưu việt hơn so với
phương pháp còn lại.
Basel II hướng dến việc cải thiện quy trình quản trị rủi ro của các ngân hàng thơng
qua việc khuyến khích các ngân hàng này phát triển các hệ thống đo lường rủi ro
phức tạp hơn nếu điều kiện tài chính cho phép. Thực tế khi các quy trình quản trị
rủi ro được cải thiện, các ngân hàng có thể chỉ cần duy trì một mức vốn tối thiểu
thấp hơn.

1.2.3.1 Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng mà hầu hết các ngân hàng phải kiểm sốt trong
q trình cho vay và bảo lãnh tín dụng. Một trong những cải tiến quan trọng của
Basel II đó là các ngân hàng được phép lựa chọn một trong hai phương pháp sau
để tính mức vốn yêu cầu đối với các rủi ro tín dụng:
-

Phương pháp chuẩn hóa (Standardized Approach - SA). Phương pháp này
sử dụng xếp hạng tín dụng của các cơng ty xếp hạng tín dụng độc lập;

-

Phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ (Internal-Ratings Based Approach–
IRBA), được chia nhỏ thành phương pháp cơ bản (Foundation) và phương
pháp tiên tiến (Advanced). Các ngân hàng chỉ được phép sử dụng phương
pháp này khi có sự chấp thuận của các cơ quan giám sát.

1.2.3.2. Rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường được định nghĩa là rủi ro tổn thất của các trạng thái nội bảng và
ngoại bảng phát sinh do biến động của giá thị trường. Basel II tập trung vào 5
nhóm rủi ro chính, bao gồm: rủi ro lãi suất; rủi ro trạng thái vốn cổ phần; rủi ro
ngoại hối và rủi ro hàng hóa.
1.2.3.3. Rủi ro hoạt động
Rủi ro hoạt động là rủi ro nghiêm trọng đối với các ngân hàng. Trong nhiều
trường hợp, các ngân hàng cần một nguồn vốn cao hơn để bù đắp tổn thất rủi ro
hoạt động so với rủi ro tín dụng. Với mong muốn tăng mức độ nhạy cảm đối với
rủi ro, Ủy ban đã áp dụng mức vốn yêu cầu đối với rủi ro này. Rủi ro hoạt động là


!


23

rủi ro tổn thất trực tiếp hay gián tiếp từ sai sót của quy trình nội bộ, lỗi hệ thống
hoặc con người hay từ các sự kiện bên ngoài. Các ví dụ về rủi ro hoạt động được
Basel tính đến bao gồm gian lận nội bộ hoặc bên ngoài, rủi ro pháp lý, thiệt hại về
tài sản hữu hình, gián đoạn kinh doanh bên cạnh một số rủi ro khác chưa được
tính đến như rủi ro danh tiếng, rủi ro chiến lược.
Bảng 1.3: Tóm tắt các phương pháp tính rủi ro hoạt động
Nội dung

Phương pháp chỉ
số cơ bản

Phương pháp chuẩn
hóa

Phương pháp đo
lường tiên tến

Các tham Các tham số do Các tham số do các cơ Các mơ hình do
số/
mơ các cơ quan giám quan giám sát quy định ngân hàng lựa chọn
hình
sát quy định
Cấp độ đo Đo lường cho tất Đo lường theo lĩnh vực Linh hoạt
lường
cả hoạt động của kinh doanh
ngân hàng
Công thức


Mức vốn yêu cầu Mức vốn yêu cầu = lợi
= Lợi nhuận gộp x nhuận gộp x β (β = 12α (α = 15%)
18%)

Giảm
Không được phép
thiểu rủi
ro
bằng
bảo hiểm

Không được phép

Được phép

Điều kiện Không
áp dụng

Đáp ứng các tiêu chuẩn
về đánh giá và quản trị
rủi ro hoạt động do các
cơ quan giám sát quy
định

Đáp ứng các tiêu
chuẩn về đánh giá
và quản trị rủi ro
hoạt động do các cơ
quan giám sát quy

định

Đối tượng Các ngân hàng có Tất cả ngân hàng
áp dụng
rủi ro hoạt động
thấp

Các ngân hàng rủi
ro hoạt động lớn
Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Ba phương pháp tính rủi ro hoạt động, xếp theo mức độ phức tạp là:


!

24
-

Phương pháp chỉ số cơ bản (Basic Indicator Approach – BIA): sử dụng một
chỉ số rủi ro hoạt động cho tồn bộ hoạt động của ngân hàng.

-

Phương pháp chuẩn hóa (Standardized Approach – SA): sử dụng các chỉ số
khác nhau cho các lĩnh vực hoạt động khác nhau.

-

Phương pháp đánh giá nội bộ (Internal Measurement Approach – IMA): sử

dụng các dữ liệu tổn thất nội bộ để ước tính mức vốn cần thiết.

1.2.4. Trụ cột 2: Quy trình kiểm tra giám sát
Trụ cột 1 của Basel II quy định về các rủi ro chính mà các ngân hàng gặp phải như
rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường cịn trụ cột 2 phục vụ cho mục
đích bảo đảm các ngân hàng có đủ vốn để hỗ trợ cho tất cả các rủi ro quan trọng
khác trong hoạt động kinh doanh của mình. Trụ cột 2 có thể được tóm tắt bằng
yêu cầu của Ủy Ban: “Hãy ước tính tất cả các rủi ro của mình, bảo đảm cho
chúng chúng bằng nguồn vốn, và chúng tôi sẽ kiểm tra tổ chức của bạn đã làm
gì”(Basel, 2006 ).
Các nguyên tắc của trụ cột 2 rõ ràng không thể xác định một cách chính xác vì
những gì Ủy Ban muốn đó là các ngân hàng phải xác định tất cả các loại rủi ro
không được đề cập hoặc đề cập không đầy đủ trong trụ cột 1 và ước tính mức độ
rủi ro của chúng. Tuy nhiên, dường như Ủy ban vẫn chưa có một ý tưởng chính
xác về danh sách các loại rủi ro có liên quan (các rủi ro này có thể khác nhau đối
với từng ngân hàng, tùy thuộc vào đặc điểm rủi ro). Theo nghiên cứu của PWC về
trụ cột 2 tại Châu Âu (PriceWaterhouseCoopers, 2003), 37% các ngân hàng được
khảo sát cho rằng các nhà lập pháp khơng có đủ năng lực và 75% cho rằng các
ngân hàng khơng có đủ nguồn lực để thực hiện đầy đủ trụ cột 2 một cách hiệu quả.
Việc này cho thấy một vài trang trong Hiệp ước Basel II về trụ cột 2 còn ẩn chứa
nhiều yêu cầu liên quan đến mơ hình và quy trình để quản lý các rủi ro không
được đề cập trong trụ cột 1, cho dù các rủi ro này cũng nghiêm trọng hoặc thậm
chí nghiêm trọng hơn các rủi ro được đề cập trong trụ cột 1, đặc biệt đối với các
tập đồn ngân hàng lớn, có nhiều hoạt động phức tạp.
Theo quy định của trụ cột 2, các cơ quan giám sát phải đảm bảo rằng các ngân
hàng sử dụng phương pháp IRB và AMA phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về
định tính và định lượng.


!


25

Các nguyên tắc
Quy trình kiểm tra giám sát được xây dựng trên bốn nguyên tắc chủ yếu.
Nguyên tắc 1: Các ngân hàng phải có một quy trình đánh giá mức độ an toàn vốn
tổng quát phù hợp với đặc điểm rủi ro của mình, và một chiến lược duy trì mức
vốn này.
Nguyên tắc 2: Các cơ quan giám sát phải xem xét và đánh giá mức độ an toàn vốn
nội bộ và chiến lược của các ngân hàng, cũng như khả năng của các ngân hàng
nhằm giám sát và đảm bảo việc tuân thủ các tỷ lệ vốn pháp định. Các cơ quan
giám sát phải thực hiện các biện pháp phù hợp nếu không thỏa mãn với kết quả
của quy trình này.
Nguyên tắc 3: Các cơ quan giám sát phải yêu cầu các ngân hàng hoạt động với
mức vốn đảm bảo tỷ lệ vốn tối thiểu theo quy định và phải có khả năng u cầu
các ngân hàng duy trì mức vốn vượt mức vốn tối thiểu.
Nguyên tắc 4: Các cơ quan giám sát phải nỗ lực can thiệp sớm nhằm ngăn chặn
mức vốn xuống thấp hơn mức tối thiểu cũng như phải yêu cầu các hành động khắc
phục kịp thời nếu mức vốn tối thiểu khơng được duy trì hoặc khơi phục như ban
đầu.
Các nhà lập pháp có thể yêu cầu các hành động như sau: tăng cường giám sát
ngân hàng; hạn chế chi trả cổ tức; yêu cầu ngân hàng chuẩn bị hoặc thực hiện các
kế hoạch khôi phục mức vốn tối thiểu; và yêu cầu ngân hàng ngay lập tức tăng
thêm vốn. Các cơ quan giám sát sẽ tùy ý quyết định công cụ phù hợp nhất cho
từng trường hợp và môi trường hoạt động của ngân hàng.
Theo quy định của quy trình kiểm tra giám sát, các nhà lập pháp phải bảo đảm:
-

Rủi ro lãi suất được quản lý một cách đúng đắn thông qua việc ban các
nguyên tắc quản lý và giám sát rủi ro lãi suất để hướng dẫn quản lý rủi ro

lãi suất.

-

Liên quan đến rủi ro tín dụng, định nghĩa về mất khả năng thanh toán, kiểm
tra sức kháng cự đối với IRB theo quy định của trụ cột 1, rủi ro tập trung


×