ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN ĐỨC DÂN
LƠGÍCH VÀ TIẾNG VIỆT
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018
i
LƠGÍCH VÀ TIẾNG VIỆT
NGUYỄN ĐỨC DÂN
.
Bản tiếng Việt © TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ĐHQG-HCM, NXB
ĐHQG-HCM và TÁC GIẢ.
Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ bởi Luật Xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Nghiêm cấm mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phát tán nội dung khi chưa có sự đồng ý
của tác giả và Nhà xuất bản.
ĐỂ CÓ SÁCH HAY, CẦN CHUNG TAY BẢO VỆ TÁC QUYỀN!
ii
LỜI NÓI ĐẦU
So với bản in lần đầu (1996) và những lần tái bản trước, lần
tái bản này (2016) có những thay đổi cơ bản, rút gọn, mở rộng
hoặc thêm mới một số chương.
Sách gồm hai phần. Phần thứ nhất gồm 7 chương đầu viết
về logic. Phần thứ hai là các chương 8 – 11 viết về những vận
dụng logic vào nghiên cứu tiếng Việt.
Các chương II (khái niệm), III (phán đoán), IX (những quy
luật cơ bản của tư duy), một phần của chương X (suy luận
logic…) được tập hợp lại trong chương 2 viết về logic cổ điển.
Hai chương VI (logic tình thái) và VII (logic đa trị và logic mờ)
được tập hợp lại thành chương 5. Chương XII (logic và sắc thái
ngôn ngữ) được bổ sung và chuyển thành một mục trong chương
3 viết về logic mệnh đề. Chương XI (suy luận ngôn ngữ…),
chương XIII (logic các từ hư) được rút gọn và chuyển thành
những mục trong chương 8 trình bày những phép suy luận ngơn
ngữ và logic, ở đây phần tiền giả định đã được mở rộng, bổ sung
…, một phần viết mới ở chương 8 là hàm ý thang độ. Những
chương VIII, XIV cũng được bổ sung, mở rộng thành các
chương 10 viết về logic-nhận thức thời gian và chương 11 viết
về logic-nhận thức không gian.
Chúng tơi thêm chương 6 “giới thiệu logic phi hình thức” và
chương 7 “những nghịch lý ngữ nghĩa”. Tên gọi chương 6 là
logic phi hình thức, nhưng thực chất đây lại là những vấn đề của
ngữ dụng học hiện nay, như lý thuyết lập luận, những sai lầm
trong lập luận, lý thuyết hội thoại, những vấn đề về hàm
ý…Chương 7 liên quan tới những vấn đề nghĩa và tự quy chiếu,
những câu tự mâu thuẫn…
Thành phố Hồ Chí Minh 10/2018
Nguyễn Đức Dân
iii
iv
MỤC LỤC
Lời nói đầu ....................................................................................iii
PHẤN THỨ NHẤT
ĐẠI CƯƠNG VỀ LOGIC
Chương 1. Dẫn nhập: Quan hệ giữa ngôn ngữ và logic ......... 3
1.1. Dẫn nhập: Khuynh hướng vận dụng logic học vào
ngôn ngữ học ........................................................................ 3
1.2. Đại cương về logic ................................................................ 8
1.2.1. Logic học là gì? .............................................................. 8
1.2.2. Vì sao cần học logic? .................................................... 10
1.2.3.Sơ lược về lịch sử logic học ........................................... 14
1.3. Về quan hệ giữa logic và ngôn ngữ .................................. 17
1.3.1.Vì sao có thể coi logic như là một điểm tựa
trong việc nghiên cứu ngôn ngữ tự nhiên? ................... 17
1.3.2.Logic và ngôn ngữ đều là những hệ thống
ký hiệu. ............................................................................ 18
1.3.3.Có những hệ thống logic nào?....................................... 22
Chương 2. Logic truyền thống.................................................. 25
2.1. Khái niệm ............................................................................ 25
2.1.1. Khái niệm là gì?............................................................. 25
2.1.2. Khái niệm và từ .............................................................. 26
2.1.3. Nội hàm và ngoại diên của khái niệm .......................... 27
2.1.4. Phân loại ....................................................................... 28
2.1.5. Mở rộng và thu hẹp khái niệm ...................................... 34
2.1.6. Quan hệ giữa hai khái niệm .......................................... 36
2.1.7. Định nghĩa khái niệm ................................................... 39
2.2. Phán đoán ............................................................................ 50
2.2.1. Định nghĩa...................................................................... 50
2.2.2. Phán đoán và câu .......................................................... 51
2.2.3. Cấu trúc của phán đoán ................................................ 53
v
2.2.4. Phân loại phán đoán ..................................................... 53
2.2.5. Ngoại diên đầy đủ và ngoại diên không đầy đủ .......... 58
2.3. Những nguyên lý cơ bản của tư duy .................................. 59
2.3.1. Nguyên lý đồng nhất ...................................................... 59
2.3.2. Nguyên lý phi mâu thuẫn............................................... 63
2.3.3. Nguyên lý bài trung ....................................................... 66
2.3.4. Nguyên lý có lý do đầy đủ ............................................. 68
2.4. Phép suy luận....................................................................... 70
2.4.1. Vấn đề ............................................................................. 70
2.4.2. Suy luận diễn dịch.......................................................... 73
2.4.3. Suy luận quy nạp............................................................ 86
2.4.4. Suy luận tương tự........................................................... 95
Chương 3: Logic mệnh đề ........................................................ 97
3.1. Đại cương ............................................................................ 97
3.1.1. Đối tượng ....................................................................... 97
3.1.2. Các phép toán mệnh đề ................................................. 98
3.1.3. Mệnh đề tương đương và câu đồng nghĩa ................. 103
3.2. Tính chất của các phép tốn mệnh đề .............................. 104
3.2.1. Sự bằng nhau của hai biểu thức (cũng gọi là
tương đương logic) ....................................................... 104
3.2.2. Tính chất của các phép tốn logic .............................. 106
3.2.3. Kiểm tra tính đúng đắn của một lập luận .................. 119
3.2.4. Thứ tự thực hiện các phép toán và ký pháp
Lukasiewicz ................................................................... 124
3.3. Logic và sắc thái liên từ tiếng Việt .................................. 127
3.3.1. Liên từ và và tác tử logic ∧. Liên hệ và với and ........ 127
3.3.2.Liên từ hay/hoặc và tác tử logic ∨. Liên hệ với
or của tiếng Anh ........................................................... 142
3.3.3. Cặp liên từ nếu – thì .................................................... 154
Chương 4: Logic vị từ ............................................................. 172
4.1. Tại sao cần có logicvị từ? ................................................. 172
4.2. Phương pháp miêu tả ........................................................ 174
vi
4.2.1. Mỗi mệnh đề gồm có hai loại yếu tố: vị từ ............... 174
4.2.2. Lượng từ phổ quát và lượng từ tồn tại. Mệnh đề
được lượng hóa ............................................................. 175
4.2.3. Biến buộc và biến tự do ............................................... 177
4.2.4. Phương pháp miêu tả qua một số ví dụ...................... 177
4.3. Tính chất của các phép tốn lượng từ .............................. 184
4.3.1. Tính chất của các phép tốn chứa một lượng từ ....... 184
4.3.2. Tính chất của các phép toán chứa lượng từ
hai đối ............................................................................ 185
4.3.3. Lưu ý về trật tự từ ngữ trong tiếng Việt..................... 186
4.4. Logic vị từ và miêu tả cấu trúc logic của câu .................. 187
4.4.1.Miêu tả những câu có hình thức giống nhau
nhưng bản chất khác nhau ........................................... 187
Chương 5: Logic tình thái, logic đa trị và logic mờ............. 191
5.1. Logic tình thái .................................................................. 191
5.1.1. Đại cương..................................................................... 191
5.1.2. Logic tình thái và ngôn ngữ ....................................... 193
5.2. Logic đa trị......................................................................... 196
5.2.1. Có những câu khơng xác định được giá trị
chân lý là đúng hay sai................................................. 196
5.2.2. Logic đa trị ................................................................... 198
5.2.3. Ý nghĩa của các bảng ma trận giá trị ......................... 199
5.3. Logic mờ ............................................................................ 203
5.3.1. Logic vị từ mờ .............................................................. 203
5.3.2. Logic mờ....................................................................... 206
Chương 6: Giới thiệu logic phi hình thức ............................. 214
6.1. Lịch sử và khái niệm ......................................................... 214
6.1.1. Thuật ngữ ..................................................................... 214
6.1.2. Nguyên nhân nảy sinh LPH ........................................ 215
6.1.3. Những khuynh hướng .................................................. 216
6.2. Đối tượng nghiên cứu của LPH ....................................... 219
vii
6.2.1. Các quan niệm về đối tượng nghiên cứu của LPH ... 219
6.2.2. 13 đối tượng của LPH ................................................. 220
6.2.3. Khái quát các phương diện LPH khảo sát ................. 220
6.3. Những thành phần của một hệ LPH................................. 224
Chương 7: Những nghịch lý ngữ nghĩa................................. 226
7.1. Vấn đề ................................................................................ 226
7.1.1. Khái niệm nghịch lỹ ..................................................... 226
7.1.2. Nghịch lý ngữ nghĩa .................................................... 226
7.1.3. Lược sử các nghịch lý ngữ nghĩa............................... 226
7.2. Khái niệm siêu ngơn ngữ .................................................. 227
7.3. Nghịch lý người nói dối .................................................... 228
7.3.1. Quan sát câu ................................................................ 228
7.3.2. Những biến thể trực tiếp.............................................. 230
7.3.3. Những biến thể gián tiếp ............................................ 232
7.4. Những nghịch lý về tên gọi .............................................. 238
7.4.1. Tên gọi ......................................................................... 238
7.4.2. Nghịch lý về quan hệ của các tên gọi ......................... 238
7.4.3. Nghịch lý về các mệnh đề phủ định sự tồn tại đơn
nhất ................................................................................ 239
7.4.4. Sự phân tích các mệnh đề đồng nhất.......................... 240
7.5. Do đâu nảy sinh những nghịch lý ngữ nghĩa?................. 241
7.5.1. Vai trò siêu ngôn ngữ trong những nghịch lý tự
sai................................................................................... 241
7.5.2. B. Russell ...................................................................... 246
7.5.3. A. Tarski ....................................................................... 248
PHẦN THƯ HAI
LOGIC TRONG TIẾNG VIỆT
Chương 8: Phép suy luận ngôn ngữ và logic ........................ 253
8.1. Suy luận logic .................................................................... 253
8.1.1. Suy luận một tiền đề .................................................... 253
8.1.2. Suy luận hai tiền đề ..................................................... 253
viii
8.2. Hiển ngôn, hàm ngôn và hàm ý: những khái niệm mở
đầu.................................................................................... 253
8.3. Tiền giả định ..................................................................... 256
8.3.1. Lịch sử vấn đề .............................................................. 256
8.3.2. Định nghĩa tiền giả định.............................................. 258
8.3.3. Phân loại TGĐ............................................................. 268
8.3.4. Các tính chất của tiền giả định ................................... 279
8.3.5. Phân biệt tiền giả định với một số khái niệm khác .... 294
8.4. Từ hư và các hành vi ngôn ngữ ........................................ 309
8.4.1. Vấn đề ........................................................................... 309
8.4.2. Động từ ngữ vi ............................................................. 311
8.4.3. Ba hành vi trong một phát ngôn ................................. 315
8.5. Logic của cặp từ: hàm ý từ cấu trúc nhân quả ................ 323
8.5.1. Những hàm ý ngôn ngữ ............................................... 323
8.5.2. Những lược đồ hàm ý .................................................. 326
8.5.3. Những hàm ý ngữ dụng liên quan tới lý lẽ
“x ⇒ y” ........................................................................ 326
8.5.4. Hành vi ngôn ngữ trở thành những quán ngữ ........... 328
8.6. Hàm ý quy ước, hàm ý hội thoại và hàm ý thang độ ...... 331
Chương 9: Logic của những hiện tượng "phi logic"
trong tiếng Việt ................................................... 371
9.1. Mở đầu ............................................................................... 371
9.1.1. Hiện tượng. .................................................................. 371
9.1.2. Luận điểm ..................................................................... 372
9.2. Logic của những từ ngữ “phi logic” ................................ 373
9.2.1. Sự rút gọn và hiện tượng “phi logic” ........................ 373
9.2.2. Sự phủ định và hiện tượng dư hay là “phi logic” ..... 375
9.3. Logic của những thành ngữ “phi logic”........................... 380
9.3.1. Nghĩa của thành ngữ ................................................... 380
9.4. Logic của những tục ngữ so sánh “phi logic” ................. 389
9.4.1. Nghĩa của tục ngữ........................................................ 389
9.4.2. Phương pháp phát hiện nghĩa của TN ....................... 391
ix
9.5.Triết lý trong tục ngữ so sánh. Phương pháp
khái quát ............................................................................. 396
9.5.1. Vấn dể ........................................................................... 396
9.5.2. Những TN so sánh mỗi vế có một phạm trù.............. 397
9.5.3. Những TN so sánh mỗi vế có nhiều phạm trù............ 398
9.5.4. Phương pháp trình bày trên đây mang tính
khái qt ...................................................................... 412
9.5.5. Trật tự các phạm trù trong tâm thức người Việt ....... 414
Chương 10: Logic và nhận thức không gian trong
tiếng Việt ............................................................. 415
10.1. Nhận thức không gian và ngôn ngữ học........................ 415
10.1.1. Vấn đề không gian trong ngôn ngữ ........................ 415
10.1.2. Nhóm từ định hướng chuyển động trong khơng
gian .....................................................................416
10.1.3. Luận điểm............................................................415
10.2. Giả thuyết về hiện tượng chuyển nghĩa ......................... 416
10.2.1. Chuyển nghĩa từ nghĩa gốc sang nghĩa phái
sinh ............................................................................ 416
10.2.2. Nghĩa nhận thức của một từ .................................... 417
10.2.3. Gỉa thuyết ................................................................ 418
10.3. Con đường chuyển nghĩa của ĐI và LẠI ...................... 421
10.3.1. Con đường chuyển nghĩa của từ ĐI ....................... 421
10.3.2. Sự phát triển nghĩa của từ LẠI theo nhận thức
không gian và hoạt động ......................................... 429
10.4. Logic -nhận thứccủa những từ chỉ quan hệ và
hướng chuyển động trong không gian ........................... 437
10.4.1. Nghĩa gốc ................................................................. 437
10.4.2. Người Việt sắp xếp các quan hệ không gian
theo quy ước tâm thức ............................................. 442
10.4.3. Đặc điểm tiếng Việt trong cách dùng những từ
chỉ quan hệ không gian ........................................... 444
x
10.4.4. Trạng ngữ và bổ ngữ ............................................... 452
10.4.5. Những hiện tượng chuyển nghĩa ............................. 453
Chương 11: Lơ gích và nhận thức thời gian trong tiếng
Việt ...................................................................... 465
11.1. Biểu hiện và nhận diện thời gian trong tiếng Việt ....... 465
11.1.1. Thời gian - một phạm trù phổ quát trong
ngôn ngữ ................................................................... 465
11.1.2. Sự biểu hiện thời gian trong tiếng Việt ................... 467
11.2. Logic-nhận thức thời gian trong tiếng Việt .................. .479
11.2.1. Giả thuyết về sự nhận thức thời gian của người
Việt ............................................................................ 479
Tài liệu tham khảo .................................................................... 500
xi
KÝ HIỆU
A → B: A có tiền giả định B; A có hàm ý B; A ⇒ B: A suy ra
B, A kéo theo B;
A ≈ B:
A tương đương với B; A ≡ B: A đồng nhất với B;
A ⊂ B:
A là bộ phận của B; A ⊃ B: A bao chứa B; A ≠ B: A
khác B;
A∈B
(A là một phần tử của B): A ∉ B: (A không là một
phần tử của B):
∀:
lượng từ phổ quát; ∃: lượng từ tồn tại
CHỮ VIẾT TẮT
BK: Bách khoa; CFG: ngữ pháp phi ngữ cảnh; CG: ngữ pháp
phạm trù; GG: ngữ pháp tạo sinh; KHTN: khoa học tự nhiên;
KHXH: khoa học xã hội; LL: lập luận; LPH: logic phi hình
thức; NV: (sách giáo khoa) ngữ văn; PSG: ngữ pháp cấu trúc cú
đoạn (≈ ngữ pháp thành tố trực tiếp); PT: phạm trù; SGK: sách
giáo khoa; TCN: trước công nguyên; TĐL: tam đoạn luận; TG:
ngữ pháp biển đổi; TGĐ: tiền giả định; THPT: trung học phổ
thông; ThN: thành ngữ; TN: tục ngữ
xii
PHẦN THỨ NHẤT
ĐẠI CƯƠNG VỀ LOGIC
1
2
CHƯƠNG 1
DẪN NHẬP: QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ LOGIC
1.1. Dẫn nhập: Khuynh hướng vận dụng logic học vào ngôn
ngữ học
Nửa cuối thế kỷ XX có sự xâm nhập mạnh mẽ của khoa học
tự nhiên vào các ngành khoa học xã hội (KHXH). Những
phương pháp của nhiều ngành khoa học tự nhiên được vận dụng
vào nghiên cứu trong các ngành khoa học xã hội. Báo cáo “Vài
suy nghĩ về sự xâm nhập của khoa học tự nhiên vào khoa học xã
hội” tơi trình bày tại Hội nghị khoa học của Trường Đại học
Tổng hợp Hà Nội ngày 21.6.1973 được trích đăng lại trên nửa
trang báo Nhân Dân ngày 05.7.1973.
Trong số các ngành KHXH, ngơn ngữ học là ngành dễ hình
thức hóa nhất. Do vậy, những phương pháp của tốn học và
logic học, những phương pháp chính xác trong nghiên cứu khoa
học đã được vận dụng có hiệu quả trong ngơn ngữ học.
Trước hết, những phương pháp lượng như xác suất, thống
kê được vận dụng và hình thành bộ mơn ngơn ngữ học thống
kê, ngôn ngữ học dữ liệu. Ngôn ngữ tự nhiên có thể được mơ
hình hóa theo phương pháp thống kê. Phương pháp thống kê
được ứng dụng có hiệu quả đặc biệt trong giảng dạy ngoại
ngữ nhờ lập ra các từ điển tần số, tìm ra những từ vựng cơ bản
trong ngơn ngữ nói cũng như ngơn ngữ viết của từng ngơn
ngữ cụ thể.
Năm 1906 nhà tốn học Nga Andrey Markov đã phát hiện
ra lý thuyết chuỗi các trạng thái hữu hạn rời rạc. Chuỗi này có
tên gọi chuỗi Markov hay xích Markov (Markov chain). Nó có
nhiều ứng dụng vào các ngành khoa học khác nhau, trong đó có
lý thuyết trò chơi, âm nhạc, khoa học xã hội và ngôn ngữ. Năm
1913, ông đã vận dụng lý thuyết này minh họa 20.000 chữ đầu
tiên trong tác phẩm Eugene Onegin nổi tiếng của thi hào
Pushkin (chỉ ra quy luật về sự chuyện đổi luân phiên phụ âm và
nguyên âm). Năm 1948 nhà tốn học Claude Shannon viết cơng
3
trình nổi tiếng A Mathematical Theory of Communication. Mơ
hình tốn học về lý thuyết thông tin này dựa trên chuỗi Markov
để đưa ra khái niệm entropy (độ kỳ vọng trong câu) cho tiếng
Anh để xác định lượng thông tin và lượng dư trong tiếng Anh, từ
đó áp dụng cho các ngơn ngữ tự nhiên khác. Mơ hình Markov ẩn
được dùng trong lý thuyết nhận dạng tiếng nói.
Noam Chomsky, chỉ với bài đầu tiên viết năm 1956 Ba mơ
hình miêu tả ngôn ngữ (Three models for the description of
language. IRE Transactions on Information Theory 2 (3): 113224) mở đầu cho hàng loạt cơng trình đỉnh cao rất nổi tiếng sau
này, ơng đã để lại dấu ấn sâu sắc và được coi là giáo trình nền
tảng trong lĩnh vực khoa học máy tính vì đã cung cấp những
kiểu ngơn ngữ hình thức khác nhau. Bài này đề cập tới 3 loại mơ
hình ngơn ngữ hình thức khác nhau được phân theo tầng bậc để
miêu tả ngôn ngữ tự nhiên mà cấp độ sau miêu tả mạnh hơn và
bao chứa cấp độ trước. Đó là: 1) Ngữ pháp các trạng thái hữu
hạn. Mơ hình này được xây dựng theo lý thuyết automat trạng
thái hữu hạn; 2) Ngữ pháp các thành tố trực tiếp, cịn gọi là ngữ
pháp cấu trúc cú đoạn (PSG). Mơ hình này đưa ra các quy tắc
viết lại theo lý thuyết automat đẩy-lùi của Post. Từ đây thành
“ngữ pháp phi ngữ cảnh” CFG (Context-Free Grammar), “ngữ
pháp ngữ cảnh” CSG (Context-Sensitive Grammar)…; 3) Ngữ
pháp biến đổi (TG), về sau được gọi là ngữ pháp tạo sinh (GG).
Phương pháp đại số, đặc biệt là lý thuyết tập hợp, được vận
dụng để xây dựng “các mơ hình phân tích” (Analytical models)
như các cơng trình của Kulaghina, S. Marcus.
Đặc biệt, những phương pháp và các loại logic khác nhau
được vận dụng rất nhiều và thành cơng trong những khảo cứu
ngơn ngữ.
Trên Tạp chí Nga Tri thức và sức mạnh số tháng 1112/1998 có bài tóm lược của V. Demjankov tổng kết các lý
thuyết ngơn ngữ học chủ yếu nửa cuối thế kỷ XX, những
khuynh hướng mà theo tác giả đã làm thay đổi tận gốc rễ ngôn
ngữ học - “khoa học của các khoa học” - “từ khoa học nghiên
cứu về các hình thức ngữ pháp và lịch sử ngôn ngữ chuyển
4
thành lý thuyết triết học - tâm lý học về tư duy và giao tiếp của
con người”.
Theo V. Demjankov, các lý thuyết ngôn ngữ học chủ yếu
là: ngôn ngữ học tạo sinh; giải thích luận; ngữ pháp phạm trù;
chức năng luận; lý thuyết nguyên mẫu; ngôn ngữ học văn bản;
lý thuyết các hành vi ngôn ngữ; nguyên lý cộng tác; và ngôn ngữ
học nhận thức.
So sánh với những khuynh hướng dù chỉ là theo cách nhìn
của V. Demjankov, ở Việt Nam còn những mảng trống lý thuyết
mà các nhà ngữ học chưa đề cập tới. Chẳng hạn trong tất cả các
sách nghiên cứu cũng như sách giáo khoa về ngôn ngữ học Việt
Nam cho tới nay không ai đề cập tới khái niệm ngữ pháp phạm
trù (CG: Categorial grammar), do nhà logic học Ba Lan
Kazimierz Ajdukiewicz đề xướng (1935), nhà logic Israel
Yehoshua Bar-Hillel bổ sung (1953). Đó là một ngữ pháp hình
thức cho ngơn ngữ tự nhiên chỉ với hai khái niệm nguyên thủy là
s (sentence, câu) và n (noun, danh từ). Trên cơ sở chức năng tổ
hợp các thành tố ngữ pháp trực tiếp mà tạo thành những phạm
trù cho các đơn vị của ngơn ngữ tự nhiên đó. Chẳng hạn với
tiếng Việt, động từ nội động V i sẽ có phạm trù “n \ s” thể hiện ý
nghĩa là nếu đi trước nó là một từ thích hợp có phạm trù n thì sẽ
được một câu. Một ngoại động từ (có bổ ngữ trực tiếp) Vt sẽ có
phạm trù “n \ s / n” thể hiện ý nghĩa là nếu đi trước nó là một từ
thích hợp có phạm trù n và đi sau nó là một từ thích hợp có
phạm trù n thì sẽ được một câu.
Năm 1958 Joachim Lambek đưa ra khái niệm phép tính cú
pháp (syntactic calculus) nhằm hình thức hóa các kiểu cấu tạo,
tạo ra một logic cấu trúc bộ phận (substructural logic). Theo
phép tính cú pháp này chúng ta có hai quy tắc tính tốn cho các
phạm trù tiếng Việt vừa nêu:
(n)(n \ s) → s , ý nghĩa: danh + nội động từ Vi → câu
(n)(n \ s / n) (n) → s , ý nghĩa: danh + ngoại động từ Vt +
danh → câu
Cùng một hướng nghiên cứu, có thể tiếp cận theo những
cách khác nhau. Tơi xin nêu hai ví dụ liên quan tới những điều
được nhiều người quan tâm hiện nay.
5
Một: lý thuyết các hành vi ngôn ngữ. Tất nhiên, ngoài hai
quyển sách cơ bản của J.Austin (How to Do Things with Words)
và J.Searle (Speech Acts), người ta cũng hay nhắc tới hai cơng
trình của Sadock, J.M., (1974, Toward a Linguistic Theory of
Speech Acts, Academic Press,) và Kent Bach & Robert M.
Harnish, (Linguistic Communication and Speech Acts, MIT
Press, 1979). Ở Việt Nam, nhắc tới hành vi ngơn ngữ gián tiếp
hình như chưa ai nhắc tới hai tác giả này. Phải chăng vì muốn
tìm hiểu cách lý giải của Sadock về những hành vi ngơn ngữ
gián tiếp, thì cần biết những khái niệm cơ bản của ngữ pháp tạo
sinh của Noam Chomsky? Phải chăng vì K. Bach & R.M.
Harnish trình bày vấn đề này một cách quá hình thức?
Hai: ngữ dụng học. Trong số nhiều cơng trình về vấn đề
này, thiết nghĩ, chúng ta nên giới thiệu cách tiếp cận độc đáo
của Montague R., cũng lại liên quan đến ngữ pháp phạm trù,
mà V.Demjankov đã nêu thành một hướng lý thuyết quan
trọng. Nhưng ai có thể dịch đúng và hiểu được chương 4
(Pragmatics) và chương 5 (Pragmatics and Intensional Logic)
của Montague (xem Formal philosophy, Selected paper of R.
Montague, YUP, 1974)?
Nếu tôi khơng lầm, chúng ta chưa có những chuẩn bị tối
thiểu về những tri thức liên quan đến lý thuyết tập hợp và logic
hình thức là điều kiện cần để đọc được hai chương trên cũng như
toàn bộ cương lĩnh ký hiệu học của Montague.
Các cơng trình ngơn ngữ học trên thế giới ngày càng nhiều,
càng đa dạng và càng hay dùng tới những cơng cụ hình thức để
diễn đạt chính xác hơn, tường minh hơn những vấn đề được
trình bày. Hình như, trong vài ba thập kỷ qua, gặp những tài liệu
như thế, mặc dù rất quan tâm nhưng chúng ta đành bỏ qua, làm
như là chúng không tồn tại? Chẳng hạn, chúng ta rất quan tâm
tới Z.Harris, một đại diện tiêu biểu của trường phái cấu trúc
miêu tả Mỹ trước Chomsky. Nhưng ở Việt Nam chúng ta chỉ
nhắc tới Z. Harris với cơng trình ơng viết cách đây 65 năm, từ
năm 1951, Methods in Structural linguistics (bản tiếng Việt cơng
trình này đã được in do Cao Xn Hạo dịch) mà bỏ qua hai cơng
trình quan trọng sau này của ông, Mathematical structures of
6
language (1968) và A grammar of English on mathematical
principles (1982). Cũng không thấy ai nhắc tới khái niệm tác tử
(operator) của Harris như là một công cụ miêu tả ngữ pháp.
Nhà triết học luôn luôn quan tâm tới ngôn ngữ tự nhiên.
Nhiều câu hỏi có tính triết lý thường có khởi điểm từ cách dùng
thông thường trong ngôn ngữ. Nhưng ngôn ngữ tự nhiên là
những “quái thú huyền thoại” (mythical beast, từ G. Lakoff
dùng). Và các nhà logic là những người tiên phong tìm hiểu và
giải thích những hiện tượng này. Ngay từ cuối thế kỷ XIX nhà
logic-triết học người Đức F.L. Gottlob Frege, năm 1892 trong
cơng trình On Sense and Reference (Về ý nghĩa và sự quy
chiếu), đã nêu ít nhất 4 ví dụ để phân biệt hai điều mà sau này
chúng ta gọi là hiển ngôn và tiền giả định (xem chương 8, §8.3.).
Tiếp đó cũng bàn về sự quy chiếu, năm 1905 nhà triết học-toán
học-logic học người Anh Bertrand Russell viết cơng trình On
Denoting một cơng trình về sự miêu tả ngôn ngữ (Descriptions)
được Bách khoa thư triết học (in 2008) của Đại học Stanford
đánh giá là “một cột mốc triết học” (paradigm of philosophy).
Đó là câu “The King of France is bald” đụng chạm tới khái niệm
tiền giả định, mà người ta không khẳng định được điều được
TGĐ trong câu này là đúng hay sai. Và quan điểm của Russell
đã gây ra sự tranh luận của giới triết học cũng như ngơn ngữ
học, trong đó có Geach, Strawson,… (xem §8.3. Chương 8).
Như vậy, logic học rất cần thiết cho ngôn ngữ học chứ
không phải là một “mốt” như những mốt thời trang. Nhấn mạnh
tới tầm quan trọng của logic học với ngôn ngữ học, Janet Dean
Fodor (1972) thậm chí đã viết: “Thật là ngu ngốc khi từ chối
khuynh hướng này”. McCawley James D. đã có một quyển
sách về logic1 với tựa đề phản ánh tình hình chung của giới ngôn
ngữ học trên thế giới: Everything that Linguists have Always
Wanted to Know about Logic*
1
Trong nhiều trường hợp, tiếng Việt chấp nhận cách viết rút gọn từ học đứng
sau một danh từ X để chỉ một khoa học về X. Lấy ví dụ về tên những sách
GK: Đại số lớp 6 (← Đại số học lớp 6); Lượng giác lớp 10 (← Lượng giác
học lớp 10); Sinh vật lớp 9 (← Sinh vật học lớp 9); Lịch sử lớp 10 (← Lịch sử
học lớp 10)… Do vậy, trong sách này trong nhiều trường hợp chúng tôi rút
gọn logic học thành logic mà không gây ra lầm lẫn.
7
*but were ashamed to ask, UCP, Chicago and London.
[182]
1.2. Đại cương về logic
1.2.1. Logic học là gì?
Về từ nguyên:
Trong tiếng Hy Lạp, có thuật ngữ logikê với ý nghĩa là một
khoa học về tư duy. Thuật ngữ này lại bắt nguồn từ một từ khác:
logos. Nghĩa của từ này là “lời nói”, “trí tuệ”. Thuật ngữ logikê
đi vào tiếng La tinh thành logica. Từ này là nguồn gốc của hàng
loạt từ cùng nghĩa trong các ngôn ngữ ở châu Âu: logika (Nga,
Ba Lan), logic (Anh), logique (Pháp),…
Từ logic của tiếng Việt bắt nguồn từ logique - một từ Pháp
xuất hiện vào thế kỷ XIII gốc La tinh. Thuật ngữ logic học trước
đây còn gọi là “luận lý học”, “lý học”. Theo xu hướng chữ Việt
hiện nay, từ đây trở đi chúng ta sẽ viết logic thay cho lơ gích.
Cịn một lý do nữa cho sự thay đổi này: Nếu viết logic người ta
sẽ đọc thành lơ-ghích.
Về phương diện triết học, thuật ngữ ‘logic’ được hiểu theo
rất nhiều nghĩa. Một bên đơi khi là tồn bộ triết học và cả tồn
bộ tri thức tổng quát được gọi là siêu hình học, hay là mỹ học logic của cái đẹp - theo cách gọi của Hegel, và bên còn lại là tâm
lý học, nhận thức luận, toán học,… Trong phạm vi của chúng ta,
về ý nghĩa: Từ logic được dùng với hai nghĩa sau:
a. Khoa học về hình thức và quy luật của tư duy. Người ta
cũng thường nói: “logiclà khoa học về tư duy, về những suy luận
đúng đắn”.
b. Những mối liên hệ tất yếu có tính quy luật giữa các sự
vật và các hiện tượng trong hiện thực khách quan cũng như
giữa những ý nghĩ, tư tưởng trong tư duy, trong lập luận của
con người. Cho nên, chúng ta gặp những lối nói như “logic
của sự kiện”, “logic của quá trình phát triển”, “lời nói có
(khơng có) logic”,…
8
Có những khoa học khác cũng nghiên cứu về tư duy, như
tâm lý học, sư phạm học, sinh lý học thần kinh cao cấp, trí tuệ
nhân tạo, triết học,…Vậy thì, logic học nghiên cứu phương diện
nào của tư duy? Nó nghiên cứu những quy luật và hình thức suy
luận của tư duy nhằm đi tới sự nhận thức đúng đắn hiện thực
khách quan:
Quá trình nhận thức hiện thực khách quan là quá trình phản
ánh hiện thực khách quan theo con đường “từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng” (Lênin). Như vậy, có hai mức độ
của sự phản ánh: trực giác và trừu tượng (có lý tính).
Sự phản ánh trực giác lại phân thành ba cấp độ: cảm giác, tri
giác và biểu tượng.
Cảm giác: Chích mũi kim vào người, ta cảm thấy đau; ăn
miếng khế, cảm thấy chua; đứng bên bếp than, cảm thấy
nóng;… Các thuộc tính của mỗi đối tượng riêng lẻ phản ánh, tác
động lên các cơ quan thụ cảm của chúng ta, gây ra nơi ta những
cảm giác, như đau, chua, nóng,…
Tri giác: Sự phản ánh nơi chúng ta tương đối hoàn chỉnh về
một đối tượng. Về quả khế, chúng ta tri giác: ăn, thấy có vị chua;
nhìn, thấy có màu vàng (khi chín), lớn chừng nửa nắm tay, hình
thù có năm múi.
Biểu tượng: Trước mắt chúng ta khơng có quả khế, nhưng
nếu những gì chúng ta tri giác được về quả khế vẫn còn giữ lại
được là chúng ta có một biểu tượng về quả khế. Lúc đó, nghe
nhắc tới quả khế chúng ta hình dung, tái hiện ra một quả màu
vàng, 5 múi, có vị chua chua… làm ta ứa nước miếng. Như vậy,
biểu tượng là hình ảnh cảm tính về sự vật, về hiện tượng đã cảm
thụ được trước, được lưu giữ lại trong ý thức của chúng ta.
Như vậy, nhờ nhận thức cảm tính, trực giác, con người có
được tri thức về những sự vật, hiện tượng cụ thể, riêng lẻ. Nhờ
những nhận thức lý tính, tư duy trừu tượng, con người nhận thức
được những cái chung, cái khái quát về những sự vật và mối liên
hệ giữa chúng với nhau. Sự nhận thức lúc này có thể chỉ cần
thơng qua những cái đã biết để dẫn tới những nhận thức mới về
9
sự vật chứ không nhất thiết phải thông qua những đối tượng cụ
thể nữa.
Logic học hình thức là khoa học nghiên cứu về những suy
luận đúng đắn.
1.2.2. Vì sao cần học logic?
Hằng ngày, chúng ta luôn nghe thấy những câu như “người
này nói có lý, người kia nói vơ lý”, “nói như vậy là mâu thuẫn,
thiếu nhất quán”, “đấy chỉ là sự ngụy biện”,… Nhưng như thế
nào là có lý? Thế nào là mâu thuẫn? Thế nào là ngụy biện?…
Logic cung cấp cho ta một cơng cụ phân tích, trả lời những câu
hỏi đó, trong từng trường hợp cụ thể cũng như trong trường hợp
khái quát. Chúng ta phân tích một số ví dụ cụ thể.
Ví dụ 1. Logic trong những mẩu vui cười:
“Bệnh nhân nói với bác sĩ:
- Cái chân phải của tơi đau nhức q.
- Đó là do tuổi già đấy cụ ạ!
- Nhưng cái chân trái của tơi cũng già như vậy tại sao nó khơng đau?”
Trong ví dụ trên, bác sĩ chỉ nói rằng do già mà sinh đau
nhức chứ khơng hề nói như cách hiểu của bệnh nhân: hai bộ
phận giống nhau và cùng tuổi nếu bộ phận này bị bệnh, bộ phận
kia cũng phải bị bệnh. Bệnh nhân đã hiểu phán đoán của bác sĩ
theo cách khác, đã sai lầm một cách ngây thơ. Nhiều truyện cười
được xây dựng theo cơ chế này: gây bất ngờ bằng một sai lầm
logic ngây thơ, hay là logic máy móc. Biết logic giúp chúng ta tư
duy khơng sai lầm.
Ví dụ 2. Logic trong những bài tin trên báo chí:
a) Ngày 08.3.1995, báo Văn hóa & Thể thao đăng danh sách & sự
phân công trong Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, trong đó
ơng Phan Quang làm chủ tịch Hội. Trong khi đó, thơng tin báo chí
cho biết, ngày 09.3.1995 BCH Hội Nhà báo mới họp để bầu (phân
công) chủ tịch, tổng thư ký Hội. Báo Văn hóa & Thể thao đã biết
một kết quả (một thơng tin) đúng mà về lý là chưa xảy ra, vì chưa
được bầu. Vậy thì kết quả đó được định đoạt từ trước. Tức là buổi
bầu chính thức chỉ là bầu giả vờ, bầu hình thức cho gọi là có bầu;
10
b) Tại phiên họp trù bị Đại hội VIII, ngày 27 tháng 6 năm 1996, GS.TS
Nguyễn Đình Tứ được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị. Tối 28 tháng 6,
ơng qua đời đột ngột sau một tai biến. Trong “Tin buồn” các báo
đăng sau đó, tiểu sử của ơng vẫn được ghi là “ủy viên Bộ Chính trị”.
Ngày 30 tháng 6 [...] Vậy thì kết quả của phiên họp “trù bị” đã là
chính thức và được hợp thức bằng cuộc bầu được gọi là chính thức,
ĐH mới chính thức bầu các thành viên trong BCH, Bộ Chính trị và
phân cơng các chức vụ… Vậy thì kết quả của phiên họp “trù bị” đã là
chính thức và được hợp thức bằng cuộc bầu được gọi là chính thức;
c) Trong một tin về bế mạc đại hội Hội Nhà văn Việt Nam khóa V (tháng
3, 1995), một phóng viên viết: “Đại biểu các khu vực TP HCM, Đồng
bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, miền Trung,… đều không đậu
vào ban chấp hành, có lẽ vì số hội viên ở khu vực phía Bắc quá đông,
chiếm hơn 1/2 số lượng hội viên”.
Câu phỏng đốn “có lẽ” trong lập luận này thiếu sức thuyết
phục vì đã mâu thuẫn về logic với thực tế: Trong đại hội Hội Nhà
văn Việt Nam khoá IV, nhà văn Nguyễn Quang Sáng của TP
HCM đã trúng cử với số phiếu cao nhất, mặc dù lúc đó, số lượng
các nhà văn phía Nam vẫn ít hơn 1/2 tổng số lượng hội viên.
Như vậy, học logic sẽ giúp ta biết cách bác bẻ những lập luận
sai lầm hoặc ngụy biện. Nó cung cấp cho ta một công cụ tư duy
sắc bén, biết cách phân tích và tìm ra được bản chất của sự kiện,
của hiện tượng, và do đó đạt được hiệu quả cao trong nghiên cứu
khoa học cũng như trong nghiệp vụ chuyên môn.
Trong những chương cuối sách này, chúng ta sẽ chỉ ra những
sự kiện, mới nhìn tưởng như rất hợp lý nhưng về bản chất logic
lại là mâu thuẫn. Và cũng có những sự kiện, đặc biệt là những
hiện tượng ngơn từ trong tiếng Việt, mới nhìn tưởng là mâu
thuẫn, vô lý nhưng bản chất của chúng lại có một logic nội tại rất
chặt chẽ, chuẩn mực.
Ví dụ 3. Logic và luật pháp: một bài học về những hình phạt
Trong kỳ họp Quốc hội cuối tháng 10 năm 1994, đại biểu Trương Minh
Thắng (Minh Hải) kể câu chuyện sau: “Có người ăn cắp bị bắt, đưa về xã,
xã phạt 50 ngàn đồng. Hơm sau, kẻ ăn cắp đó lại bị bắt về tội trộm xuồng.
Cán bộ hỏi: Vì sao mới bị phạt lại tiếp tục đi ăn cắp, ăn trộm? Anh ta giải
thích: Chiếc xuồng trị giá 150 ngàn đồng, có nộp hai lần phạt thì vẫn
cịn lời 50 ngàn!” (TTCN, 31.10.1994).
11
Cần xây dựng những hình phạt có tác dụng răn đe. Mức
phạt cần thích đáng sao cho tội phạm khơng kiếm được lời khi
phạm tội. Có tư duy logic chặt chẽ giúp chúng ta có hành
động đúng, đề ra những chính sách chủ trương đúng, những
điều luật chặt chẽ.
Ví dụ 4. Logic và luật pháp: Mọi người có quyền làm những gì mà luật
pháp khơng cấm.
Điều 5 của Luật Xuất bản (1993) viết: “Cơng dân, tổ chức có quyền phổ
biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thơng qua nhà xuất bản”.
Trong thuật ngữ pháp lý “có quyền A” cũng có nghĩa là “có
quyền khơng A”. Trong Luật Hơn nhân và gia đình, những cơng
dân từ 18 tuổi trở lên có quyền lập gia đình. Những ai trên 18
tuổi mà khơng lập gia đình thì khơng hề bị coi là vi phạm luật
này. Hiến pháp Việt Nam quy định những cơng dân từ 18 tuổi
trở lên có quyền đi bầu. Những ai có quyền đi bầu nhưng vì một
lý do nào đấy nên khơng đi bầu được thì cũng không hề bị coi là
vi phạm hiến pháp. Một cửa hàng nào đấy cho khách hàng được
quyền mua hàng theo hình thức trả góp. Nếu khách hàng muốn
trả ngay một cục, hẳn cửa hàng đó khơng cấm. Vậy thì “có
quyền phổ biến tác phẩm” cũng tức là “có quyền khơng phổ biến
tác phẩm” và “có quyền phổ biến tác phẩm (…) thơng qua nhà
xuất bản” cũng tức là “có quyền phổ biến tác phẩm (…) không
thông qua nhà xuất bản”. Đấy chính là sơ hở về logic của Điều
luật 5 trên đây. Muốn chặt chẽ một cách logic cần thêm một từ
nhưng vào điều trên đây: “… có quyền phổ biến tác phẩm (…)
nhưng phải thông qua…”. Thấy kẽ hở logic này, Luật Xuất bản
năm 2004 đã điều chỉnh Điều 5: “Nhà nước bảo đảm quyền phổ
biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thơng qua nhà xuất
bản…” (Điều 5.1.). Ở đây, từ “bảo đảm” được dùng một cách
mơ hồ.
Ví dụ 5: Logic và luật pháp.
Cho tới tháng 6.1997, Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh đã chứng nhận lý
lịch tư pháp cho cơng dân như sau: “Khơng có tiền án, tiền sự tại TP Hồ
Chí Minh” (SGGP, 04.6.1997).
Cách chứng nhận này có gì bất ổn? Nếu một người có tiền
án, tiền sự tại nơi khác thì cách chứng nhận này tạo cho họ một
12