Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu xử lý bã hữu cơ và tạo dòng sản phẩm xanh từ ruồi lính đen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.78 MB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM VÀ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU XỬ LÝ BÃ HỮU CƠ VÀ
TẠO DÒNG SẢN PHẨM XANH TỪ
RUỒI LÍNH ĐEN

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trọng Hồ
Chun ngành: Quản lý Tài Nguyên và Môi Trường

Tp.HCM, tháng 10 năm 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM VÀ MÔI TRƯỜNG


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU XỬ LÝ BÃ HỮU CƠ VÀ
TẠO DÒNG SẢN PHẨM XANH TỪ
RUỒI LÍNH ĐEN
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Trọng Hồ
Mã số sinh viên

:1511542910



Lớp

:15DTNMT1C

Chuyên ngành

: Quản lý Tài Nguyên và Môi Trường

Giáo viên hướng dẫn : Ths. Lê Nguyễn

Tp.HCM, tháng 10 năm 2019


TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM & MÔI TRƯỜNG

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm ....

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Trọng Hoà

Mã số sinh viên:1511542910

Chuyên ngành: Quản lý Tài Nguyên và Môi Trường Lớp:15DTNMT1C

1. Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU XỬ LÝ BÃ HỮU CƠ VÀ
TẠO DÒNG SẢN PHẨM XANH TỪ RUỒI LÍNH ĐEN
2. Nhiệm vụ luận văn
-

Hồn thiện quy trình kỹ thuật nhân ni ruồi Lính Đen tại Thành phố Mỹ Tho.

-

Đánh giá khả năng phân huỷ bã hữu cơ của ấu trùng ruồi Lính Đen tại thành phố
Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

-

Tạo dòng sản phẩm có giá trị dinh dưỡng phục vụ nền nơng nghiệp xanh.

3. Ngày giao nhiệm vụ luận văn: 27/5/2019
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ luận văn: 04/10/2019
5. Người hướng dẫn:
Họ và tên:

Học hàm, học vị:

Đơn vị:

Phần hướng dẫn

Lê Nguyễn


Thạc sĩ

Quản lý TNMT

100%

Nội dung và yêu cầu của luận văn đã được thông qua bộ môn.
Trưởng Bộ môn

Người hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Nguyễn Thành Nho

ThS. Lê Nguyễn


LỜI CẢM ƠN
Thực tế luôn cho thấy, sự thành công gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ những người
xung quanh dù sự giúp đỡ là ít hay nhiều, trực tiếp hay gián. Trong suốt thời gian từ khi
bắt đầu bước vào trường ngôi trường đại học NGUYỄN TẤT THÀNH đến nay, em đã
nhận được sự quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ của thầy cơ, gia đình và bạn bè xung quanh.
Với lịng biết ơn vơ cùng sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành từ đáy lịng đến Nhà
trường, q Thầy Cơ khoa Kỹ thuật Thực Phẩm và Mơi Trường nói chung, cùng q
thầy cơ Chun Ngành Quản Lý Tài Ngun và Mơi Trường nói riêng. Đặc biệt em
cũng xin gửi lòng cảm ơn sâu sắc của mình dành cho thầy Lê Nguyễn là một người thầy
gương mẫu đã tận tâm ra sức rèn luyện chúng em, khơng chỉ về mặt kiến thức, thầy cịn

dạy cách làm người sao cho phải phép và cũng xin cảm ơn thầy đã truyền cảm hứng,
cho em thêm động lực để hồn thành khố luận này. Một lần nửa, em xin chân thành
cảm ơn thầy Lê Nguyễn cùng quý thầy cô đã tận tâm chỉ bảo hướng dẫn em qua từng
buổi học, từng buổi nói chuyện, thảo luận. Nhờ những lời hướng dẫn, dạy bảo đó, bài
báo cáo khố luận của em đã hồn thành tốt hơn. Vì thời gian có hạn và điều kiện có
hạn chế, khơng tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
q Thầy Cơ và các bạn để bài luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trân trọng.

iv


TÓM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Hiện nay, ở Việt Nam vẫn chưa có tài liệu, sách báo chính thống về kỹ thuật nhân
ni ruồi Lính Đen, để góp phần vào việc giúp người dân ni ruồi Lính Đen đạt hiệu
quả cao, thông qua kinh nghiệm thực tế bản thân cũng như kinh nghiệm của anh em ba
miền Bắc, Trung, Nam, có một số lưu ý như sau: khi ủ trứng giữ trứng luôn khô ráo,
không để thấm nước sẽ làm ung trứng, muốn ấu trùng khoẻ mạnh nên ủ trứng trên chất
nền giàu dinh dưỡng như cám gà con, cám cá… đồng thời giữ chất nền luôn tơi xốp,
đảm bảo độ ẩm trên 80%, dùng lưới bao quanh khu ủ trứng tránh xâm nhập của loài ruồi
khác. Đảm bảo mật độ ấu trùng 3 – 5g trứng/m2, độ dày chất nền 3 – 5 cm, 4 – 5 ngày
lọc phân lần để giảm độ dày cũng như nhiệt độ chất nền quá cao ấu trùng sẽ bò đi, ảnh
hưởng đến quá trình phân huỷ và phát triển, tốt nhất bổ sung chất nền 2 ngày một lần và
xáo trộn chất nền để ấu trùng phân huỷ hết lượng thức ăn, sau 12 – 18 ngày có thể thu
ấu trùng làm thức ăn cho vật nuôi. Tiếp tục nuôi ấu trùng sẽ hoá kén, làm máng độ dốc
30o – 40o để ấu trùng bị lên tìm nơi khơ ráo đóng kén, điều kiện giúp ấu trùng hoá kén
nhanh là nơi hoá kén phải khơ ráo, khơng có ánh sáng, mơi trường yên tỉnh, hạn chế sự
tác động từ bên ngoài. Sau khi hoá kén 4 – 7 ngày sẽ nở thành ruồi, một số yếu tố cần
lưu ý giúp ruồi sinh sản tốt là ấu trùng phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng khi nở ruồi

có kích thước cho trứng nhiều hơn, khu sinh sản phải khơ ráo, thống mát, đặc biệt ánh
sáng vào buổi sáng là điều kiện tốt nhất cho ruồi giao phối và sinh sản, vì ruồi khơng có
miệng, khơng ăn nhưng phải cấp nước cho ruồi trong suốt quá trình sinh sản, duy trì
nhiệt độ trên 25oC, không để mưa tạt vào khu sinh sản, kiểm sốt lượng ruồi thơng qua
việc ni trong lưới hoặc mùng, tránh sự xâm nhập của kiến, rắn mối, chim làm giảm
lượng ruồi, trong khu sinh sản treo thêm vật dụng tăng diện tích bề mặt bám, tăng khả
năng gặp gỡ và giao phối.
Nhằm đánh giá khả năng phát triển cũng như khả năng phân huỷ chất thải hữu cơ
của ấu trùng ruồi Lính Đen trên các hệ chất nền khác nhau trong điều kiện tự nhiên của
thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, nghiên cứu chọn 04 mẫu chất nền sau: bả đậu, vỏ
thơm, hỗn hợp bả đậu và vỏ thơm, vỏ thơm và bả đậu. Trong đó, ba hệ chất nền đầu tiên
bổ sung trứng ruồi Lính Đen, lưới bao quanh để hạn chế sự xâm nhập của các loài ruồi
khác, mẫu cuối cùng được đặt bên ngoài trời và không bổ sung trứng. Kết quả thực

v


nghiệm cho thấy, trong điều kiện môi trường tại địa phương, ấu trùng ruồi Lính Đen
sinh trưởng tốt trên các hệ chất nền bả đậu và bả đậu - vỏ thơm. Trong đó, các chỉ tiêu
đánh giá cho chất nền bả đậu và bả đậu - vỏ thơm có giá trị cao hơn. Các mẫu chất nền
không bổ sung trứng khơng phát sinh ấu trùng ruồi Lính Đen có sự xuất hiện của ấu
trùng ruồi nhà và Nhặng Xanh, do đó trong mơi trường tự nhiên của thành phố Mỹ Tho,
ruồi Lính Đen khơng có hoặc có mặt nhưng với số lượng nhỏ. Kết quả nghiên cứu là
một căn cứ cho thấy việc nhân ni ruồi Lính Đen tại thành phố Mỹ Tho là khả thi và
có thể ứng dụng trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ và chất thải hữu cơ trong quá
trình sản suất.
Sau khi phân huỷ chất thải hữu cơ, ấu trùng ruồi Lính Đen giai đoạn 12 – 18 ngày
tuổi được xem là nguồn thức ăn tươi sống giàu dinh dưỡng cho vật nuôi, với hàm lượng
dinh dưỡng khá cao như: Protein 36,2%, chất béo 36,5%, Canxi 21 043 mg/kg, Photpho
7,12%, tro 8,05%, Cùng với giá trị dinh dưỡng trên, ấu trùng ruồi Lính Đen cịn chứa

hàm lượng axit Lauric khá lớn giúp vật nuôi phát triển nhanh và chống lại bệnh tật, vì
axit Lauric có thể ngăn chặn, tiêu diệt các vi khuẩn, nấm men đặc biệt là các virus gây
bệnh. Trong tương lai ấu trùng ruồi lính đen sẽ dần thay thế nguồn bột cá, giúp giảm
thiểu việc đánh bắt quá mức, bảo tồn một số loại cá quý hiếm trong thiên nhiên. Đồng
thời với khả năng phân huỷ 80 – 90% khối lượng chất thải hữu cơ, ấu trùng ruồi Lính
Đen cịn cho ra loại phân (trong như bả cà phê, màu đen hoặc nâu đậm) vơ cùng dinh
dưỡng, có tác dụng cải tạo đất bạc màu, làm cho đất tơi xốp, giúp cây sinh trưởng và
phát triển nhanh. Với một số hàm lượng dinh dưỡng như sau: Nts 2.6%, K2O5 1.81%,
K2O 9.24%, Axit humic 2.68%, pH 9.63, E. coli 2.4x102. Tác dụng rõ ràng nhất là lá
cây to ra, nảy nhiều đọt non, ớt cho nhiều trái và cay hơn.

vi


MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ........................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ...............................................................v
MỤC LỤC ............................................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. ix
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. xii
Chương 1. MỞ ĐẦU...........................................................................................13
TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................13
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................15
1.2.1 Mục tiêu tổng quát .................................................................................15
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.......................................................................................15
Chương 2. TỔNG QUAN...................................................................................16
ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI CHẤT THẢI ..............................................16
2.2 TỒNG QUAN ............................................................................................16

Chương 3. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............23
NGUYÊN LIỆU .........................................................................................23
DỤNG CỤ – THIẾT BỊ – HÓA CHẤT .....................................................23
3.2.1 Thời gian nghiên cứu .............................................................................24
3.2.2 Địa điểm nghiên cứu ..............................................................................25
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................26
3.3.1 Sơ đồ nghiên cứu ...................................................................................26
3.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm ..............................................................27
3.3.3 Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu. ...............................................27
3.3.4 Phương pháp chuyên gia. .......................................................................27
3.3.5 Phương pháp phân tích. .........................................................................28
3.3.6 Phương pháp cho điểm. .........................................................................29

vii


3.3.7 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu .....................................................29
3.3.8 Phương pháp lặp bảng............................................................................29
3.3.9 Phương pháp so sánh .............................................................................30
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................................31
QUY TRÌNH KỸ THUẬT NHÂN NI ẤU TRÙNG RUỒI LÍNH ĐEN
TẠI THÀNH PHỐ MỸ THO .................................................................................31
4.1.1 Các bước tiến hành nhân nuôi ấu trùng ruồi Lính Đen..........................31
4.1.2 Điều kiện và chuồng trại ........................................................................32
4.1.3 Kỹ thuật nuôi ấu trùng ...........................................................................33
4.1.3.1 Giai đoạn ủ trứng (trứng đến 5 ngày tuổi). ........................................................................ 33
4.1.3.3 Giai đoạn thu hoạch (12 – 18 ngày tuổi) ........................................................................... 36
4.1.3.4 Giai đoạn hoá kén (18 ngày – hoá kén) ............................................................................. 38
4.1.3.5 Giai đoạn sinh sản.............................................................................................................. 39


ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÂN HUỶ PHẾ THẢI HỮU CƠ CỦA ẤU
TRÙNG RUỒI LÍNH ĐEN TẠI THÀNH PHỐ MỸ THO ....................................42
DỊNG SẢN PHẨM CĨ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CAO PHỤC VỤ NỀN
NÔNG NGHIỆP XANH .........................................................................................51
4.3.1 Giá trị dinh dưỡng ấu trùng ruồi Lính Đen. ...........................................51
4.3.2 Giá trị dinh dưỡng trong phân ấu trùng ruồi Lính Đen. ........................55
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................59
KẾT LUẬN ................................................................................................59
KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................62
PHỤ LỤC ...............................................................................................................66

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Ngun liệu và thơng số thí nghiệm………………………..……………….…23
Bảng 3.2: Theo dõi thí nghiệm nhân ni ruồi Lính Đen.……………………………...24
Bảng 3.3: Chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích giá trị dinh dưỡng ấu trùng
và phân ấu trùng ruồi Lính Đen.…………………………………………………………..28
Bảng 4.1: Tổng quan thơng số của một nghiệm thức…………………………………...42
Bảng 4.2: Tóm tắt kết quả 03 lần nhân ni ấu trùng ruồi Lính Đen.………………..44
Bảng 4.3: Kết quả sự sinh trưởng và phân huỷ chất thải hữu cơ của ấu trùng ruồi
Lính Đen.…………………………………………………………………………………..…46
Bảng 4.4: Đánh giá các tiêu chí trong q trình ni ấu trùng ruồi Lính Đen………48
Bảng 4.5: So sánh hiệu suất xử lý chất thải hữu cơ và tỉ lệ chuyển đổi thức ăn của ấu
trùng ruồi Lính Đen trên các hệ chất nền khác nhau…………………………………..50
Bảng 4.6: Giá trị dinh dưỡng trong ấu trùng ruồi Lính Đen.…………………………51
Bảng 4.7: So sánh hàm lượng dinh dưỡng ấu trùng ruồi Lính Đen với lồi khác…….52
Hình 4.8: Các chỉ tiêu giá trị dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp cho gà thịt............52

Hình 4.9: Các chỉ tiêu giá trị dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp cho gà sinh
sản…………………………………………………………………………………………….53
Hình 4.10: Giá trị dinh dưỡng trong phân ấu trùng ruồi Lính Đen…………………..54
Hình 4.11: So sánh thành phần dinh dưỡng phân ấu trùng ruồi Lính Đen với các loại
phân hữu cơ sinh học khác………………………………………………………………...55
Hình 4.12: So sánh thành phần dinh dưỡng của ấu trùng ruồi Lính Đen với các loại
phân chuồng khác…………………………………………………………………………...56

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của ruồi Lính Đen……………………....32
Hình 4.2: Mùng ni ruồi Lính Đen…………………………………………………….…33
Hình 4.3: Treo vật dụng giúp ruồi giao phối……………………………………………..33
Hình 4.4: Ủ trứng RLĐ bằng bả đậu nành……………………………………………….34
Hình 4.5: Ủ trứng RLĐ bằng cám cá………………………………………………….…..34
Hình 4.6: Khu ủ trứng ruồi Lính Đen……………………………………………………..34
Hình 4.7: Dùng lưới bao quanh khu ủ trứng RLĐ……………………………………….34
Hình 4.8: Ấu trùng một ngày tuổi…………………………………………………...........35
Hình 4.9: Ấu trùng năm ngày tuổi………………………………………………………...35
Hình 4.10: Ấu trùng phân huỷ bả đậu, vỏ thơm………………………………………….36
Hình 4.11: Ấu trùng phân huỷ chất thải sinh hoạt……………………………………...36
Hình 4.12: Thu ấu trùng bằng cách gom đóng…………………………………………..37
Hình 4.13: Thu ấu trùng qua lưới sàn cát…………………………………………..……37
Hình 4.14: Ấu trùng thu bằng lưới sàn cát…………………………………………........37
Hình 4.15: Ấu trùng thu bằng cách gom đóng…………………………………………..37
Hình 4.16: Máng thu ấu trùng bằng xi măng…………………………………………….38
Hình 4.17: Độ dày thích hợp cho kén (3-5cm)……………………………………………38
Hình 4.18: Bảng vẽ khu ni kết hợp máng thu ấu trùng……………………………….39

Hình 4.19: Ruồi Lính Đen mới nở………………………………………………………….39
Hình 4.20: Ruồi Lính Đen hồn chỉnh………………………………………………….…39
Hình 4.21: Khu sinh sản ruồi Lính Đen 1………………………………………………...40
Hình 4.22: Khu sinh sản ruồi Lính Đen 2………………………………………………...40
Hình 4.23: Treo thêm vật dụng tạo khơng gian giúp ruồi dễ giao phối……………….40
Hình 4.24: Tổ sinh sản ruồi Lính Đen……………………………………………………..41

x


Hình 4.25: Ruồi Lính Đen giao phối……………………………………………………....41
Hình 4.26: Khu sinh sản ruồi Lính Đen…………………………………………………..41
Hình 4.27: Trứng ruồi Lính Đen…………………………………………………………...41
Hình 4.28: Biểu đồ so sánh khối lượng phân, khối lượng ấu trùng và hiệu suất xử lý
của 03 nghiệm thức………………………………………………………………………….45
Hình 4.29: Ấu trùng ruồi mới nở…………………………………………………………..47
Hình 4.30: Ấu trùng ruồi 5 ngày tuổi……………………………………………………...47
Hình 4.31: Ấu trùng ruồi Lính Đen 18 ngày tuổi………………………………………...47
Hình 4.32: Kén ruồi Lính đen 24 ngày tuổi……………………………………………...47
Hình 33: Ruồi Lính Đen trưởng thành…………………………………………………….48

xi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AOAC

: Assocition of Official Analytical Chemists

BSF


: Black Soldier Fly

HDPE

: Hight Density Poli Etilen

ISO

: International Organization for Standardization

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

RLĐ

: Ruồi Lính Đen

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

xii


Chương 1. MỞ ĐẦU
TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay nước ta đang trên đường hội nhập Quốc tế, Cơng nghiệp hố – Hiện đại
hố đất nước. Kinh tế ngày phát triển, mức sống người dân một tăng cao, nhu cầu cuộc

sống cải thiện. Làm ngành chế biến lương thực, thực phẩm cũng như ngành chăn nuôi
ngày một phát triển. Song với việc phát triển đó khơng tránh khỏi việc lạm dụng quá
mức nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có, làm cho nó ngày một tồi tệ hơn bởi những
chất thải từ nhà máy chế biến, nhà hàng, quán ăn, gia đình, cho tới trang trại chăn ni.
Hiện bãi rác Đa Phước và bãi rác Nam Bình Dương là hai bãi rác lớn, xử lý rác chủ yếu
ở thành phố Hồ chí Minh tập kết về, cũng đang trên đà quá tải bởi lượng rác thải ngày
một tăng cao khả năng xử lý thì có hạn. Đối với khu vực Tiền Giang bãi rác Tân Lập
cũng đang trong tình trạng q tải. Đồng thời kinh phí xử lý rác thải cũng quá cao.
Theo thống kê năm 2019 thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang có đến 282.000 người,
lấy trung bình 1 người tạo ra 1kg rác thải hữu cơ trong 1 ngày có tới 282.000 kg rác thải
hữu cơ. Đó là một con số cực kỳ lớn, khi được tập kết về các bãi rác không thể xử lý
trong một ngày, và ngày qua ngày dẫn đến tình trạng tồn động chất thải ở bãi tập kết.
Sự phân huỷ rác thải bắt đầu xảy ra, đó cũng là mơi trường tốt nhất cho các vi sinh vật
có hại, nấm nem phát triển cùng với các khí độc như H2S, SO42-, NH3 …gây hại đến sức
khoẻ con người. Trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15 ngày, vi
khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày. Các loại vi trùng gây bệnh thực sự phát
huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như những
ổ chứa chuột, ruồi, muỗi… và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc,
một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: chuột truyền bệnh dịch hạch,
bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá, muỗi truyền
bệnh sốt rét, sốt xuất huyết... Không chỉ rác sinh hoạt của người dân, mà cịn có cả rác
thải từ các nhà máy chế biến thuỷ sản, nông sản, thực phẩm, quán ăn cũng thải ra một
lượng rác không hề nhỏ, góp phần vào việc ơ nhiễm mơi trường.
Để xử lý rác hữu cơ như hiện nay, thường các nhà máy xử lý rác sẽ dùng lò đốt điện
hai ngăn, để thiêu huỷ hết lượng rác đang có giảm thể tích, giảm khối lượng một cách
đáng kể, và thu được lượng tro. Tro này họ sẽ đem phối trộn để làm gạch lót đường hoặc

13



phối trộn để làm phân hữu cơ bón cho cây. Suy cho cùng, với phương pháp này chúng
ta có thể thấy nó xử lý rác khá hiệu quả, vừa giảm thể tích, vừa tạo ra phân bón, nhưng
kinh phí để xử lý là khá cao, lợi nhuận từ tro sau khi đốt khơng đủ để duy trì hoạt động
của lị đốt mà phải tốn kinh phí từ ngân sách. Chưa kể phải trả công cho nhân viên thu
gom, tiền mướn mặt bằng…vì thế em cho rằng đây khơng phải là phương pháp xử lý
rác một cách triệt để và hiệu quả nhất.
Ngồi ra chúng ta khơng thể khơng đề cập đến phương pháp chôn lấp rác thải đối
với những bãi chơn lấp có diện tích rộng. Khơng thể phủ nhận những lợi ích mà phương
pháp chơn lập đem lại như: giải quyết được một lượng rác khổng lồ, giảm thiểu mùi hơi,
đồng thời có thể thu gom nước rỉ rác để làm chế phẩm sinh học giúp cho sự phát triển
của cây và cũng có thể thu gom khí metan (CH4) để làm khí đốt. Nhưng đối với em
phương pháp này khá nguy hiểm, nó địi hỏi kỹ thuật cao, đem lại nhiều mối nguy về
sao. Với môi trường phân huỷ kỵ khí trong lịng đất sẽ tại ra một số chất nguy hiểm như
khí CH4, NH3, H2S, S- có thể gây ngộ độc cho người hít phải với nồng độ cao. Khơng
những thế, nếu nước rỉ rác bị rị rỉ ra ngồi mơi trường xung quanh, ngấm vào đất và đi
vào mạch nước ngầm thì đây là một điều đáng lo ngại. Để tạo ra hố chôn lắp rác thải
diện tích hố phải lớn, đào sâu vào lịng đất, để khả năng chứa lên đến hàng trăm tấn hay
hàng tỉ tấn rác thải và được bao bọc nhiều lớp nhựa HDPE, phía trên cùng là lớp đất dày
3 – 5 m. Quá trình phân huỷ rác hữu cơ với một lượng lớn bằng phương pháp chôn lấp
sẽ mất đến hàng trăm năm, hay hàng nghìn năm, đó là một quản thời gian khá dài. Một
câu hỏi tiếp tục được đặt ra “Khi lượng rác thải được phân huỷ tức là thể tích, khối lượng
sẽ giảm, và tạo ra một lỗ hỏng trong lòng đất như vậy, dưới sự tác động từ bên trên của
con người. Liệu nó có bị sụp hay khơng, nguy cơ đến tính mạng con người. Lúc đó sẽ
xử lý như thế nào”. Đó vẫn cịn là một vấn đề nan giải, với phương pháp chôn lấp sẽ
giải quyết được vấn nạn rác thải trước mắt, nhưng về sau sẽ đem lại hậu quả khó lường.
Vì thế em nghĩ đây không phải là phương pháp khôn ngoan nhất mà hiện nay và trước
đây chúng ta vẫn thường làm.
Vì những vấn đề trên nên em đã quyết tâm tìm ra cách để xử lý rác hữu cơ một cách
triệt để nhất. Thông qua truyền thông, các nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế,
đã tìm ra được một giải pháp mới. Đó là sử dụng ấu trùng ruồi lính đen để phân huỷ chất


14


thải hữu cơ. Vì thế em Nguyễn Trọng Hồ đã quyết định “Nghiên cứu xử lý bả hữu cơ
và tạo dịng sản phẩm xanh từ ruồi Lính Đen tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang”
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng qt
-

Hồn thiện quy trình kỹ thuật nhân ni ruồi lính đen tại Thành phố Mỹ Tho.

-

Đánh giá khả năng phân huỷ bã hữu cơ của ấu trùng Ruồi lính đen tại thành phố
Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang.

-

Tạo dịng sản phẩm có giá trị dinh dưỡng phục vụ nền nơng nghiệp xanh.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Hồn thiện quy trình kỹ thuật nhân ni ruồi Lính Đen trong điều kiện tự nhiên
tại thánh phố Mỹ Tho, nắm được vòng đời, cách thu ấu trùng kết hợp khu nuôi,
giúp tiết kiệm thời gian và chi phí chăn ni”.

-


So sánh hiệu suất xử lý bã hữu cơ bằng ấu trùng ruồi Lính Đen và khối lượng ấu
trùng thu được khi phân huỷ hết 120kg bã.

-

Tạo ấu trùng và phân bón hữu cơ phục vụ nền nông nghiệp chăn nuôi, trồng trọt.

15


Chương 2. TỔNG QUAN
ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI CHẤT THẢI
Chất thải là những vật mà con người khơng cịn muốn sử dụng và thải ra, tuy nhiên
trong một số trường hợp lại là vật có ít cho người khác, chất thải còn được gọi là rác.
Phân loại chất thải theo nguồn gốc: rác sinh hoạt, rác văn phịng, chất thải cơng
nghiệp, chất thải xây dựng, chất thải y tế.
Phân loại theo mức độ độc hại: chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại.
Phân loại theo khả năng phân huỷ: rác thải hữu cơ và rác thải vơ cơ.
Ngồi ra, chúng ta có thể phân loại rác thải theo mục đích tái chế, và khơng tái chế.
2.2 TỒNG QUAN
Trong điều kiện thời gian và kinh phí cịn hạn hẹp của một sinh viên, nên đề tài
nghiên cứu đưa ra phương pháp xử lý chất thải hữu cơ, giúp giảm thiểu lượng rác thải
tập kết về các bãi rác, đồng thời tạo ra nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng giúp vật nuôi phát
triển nhanh, tăng năng suất, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí chăn ni và phân bón hữu
cơ có tác dụng cải tạo đất bạc màu, tăng độ tơi xốp cho đất.
Hiện nay phương pháp xử lý rác hữu cơ từ phụ phẩm nông nghiệp theo hướng thân
thiện với môi trường đang được quan tâm hàng đầu hiện nay, trong đó Ruồi lính đen
(Hermetia illucens) là đối tượng được nghiên cứu sử dụng như một phương pháp hữu
hiệu cả về mặt bền vững môi trường và giá trị kinh tế.
Nhộng ruồi lính đen được biết đến như là loại thức ăn cho gia súc gia cầm dưới dạng

tươi do nhộng có giá trị dinh dưỡng cao, có khả năng xử lý hiệu quả các loại chất thải
khác nhau, trong đó có các phụ phế phẩm từ nhà máy chế biến thuỷ sản [1].
Trên thế giới, [2] từng nghiên cứu về ảnh hưởng của độ ẩm của chất thải thực phẩm
đến sự phân tách dư lượng, sự phát triển của ấu trùng và sự sống sót của ấu trùng trong
chuyển đổi sinh học ruồi lính đen, bên cạnh [3] cũng công bố về sự ảnh hưởng của nhiệt
độ và chế độ ăn đến sự phát triển của ruồi lính đen. Đồng thời [4] nghiện cứu về sự ảnh
hưởng của chế độ ăn đến đặc điểm, hình thái của ruồi trưởng thành. Ngoài ra [5] đã đánh
giá chất nền rau và trái cây như là phương tiện nuôi dưỡng tiềm năng cho ấu trùng ruồi
16


lính đen. Ơng [6] từng nghiên cứu xử lý sinh học chất hữu cơ thành phố bằng cách sử
dụng ấu trùng ruồi lính đen. Khơng dừng lại [7] cho biết đặc tính sinh hố của các
Enzyme tiêu hố ở ruồi lính đen. Bên cạnh [8] đánh giá về giá trị dinh dưỡng của ruồi
lính đen và sự phù hợp của nó làm thức ăn chăn ni. Gần đây [9] nghiên cứu khả thi
về việc sản xuất Diesel sinh học từ việc sử dụng lipid của ấu trùng ruồi lính đen được
nuôi bằng chất thải hữu cơ. Đồng thời [10] cũng đã đánh giá sự Phân huỷ các chất dinh
dưỡng đa lượng sinh học, vi khuẩn và hoá chất trong ấu trùng ruồi lính đen. Bên cạnh
[11] đánh giá thành phần dinh dưỡng của ruồi lính đen được ni dưỡng trên các chất
thải hữu cơ khác nhau. [12] đã đánh giá toàn diện Kỹ thuật ủ phân nhanh và sử dụng ấu
trùng ruồi lính đen để tăng cường phân huỷ chất thải phân huỷ sinh học. [13] phân huỷ
sinh học phân gia cầm bằng ấu trùng ruồi. Tiếp theo [14] từng cơng bố về Sự tiêu hố
ấu trùng của các loại phân khác nhau do ruồi lính đen tác động đến khí thải dễ bay hơi.
Ở Việt Nam, đã khảo sát q trình thuỷ phân protein nhộng ruồi lính đen bằng
Enzyme Protease với ứng dụng sản xuất bột cao đạm [15]. Nghiên cứu kỹ thuật ni dịi
làm thức ăn chăn ni [16]. Sử dụng ấu trùng ruồi Lính Đen trong thức ăn cho cá lóc
bơng [17]. Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, cơng bố về khả năng phân huỷ
lục bình của ấu trùng ruồi lính đen dựa trên yếu tố tăng trưởng và phân huỷ thức ăn [18].
Ông [19] cơng bố sử dụng ấu trùng ruồi Lính Đen để phân huỷ rác hữu cơ. Tại Hà Nội,
đã thử nghiệm nhân ni ruồi Lính Đen trên các hệ chất nền khác nhau để xử lý chất

thải rắn sinh hoạt hữu cơ [20]. Sách “Biến rác thành tài nguyên quý giá nhất” nhờ cơng
nghệ chuyển hố sinh học với ruồi Lính Đen và trùng đỏ [21]. Những ảnh hưởng của tài
nguyên đến sự phát triển đối với ấu trùng ruồi Lính Đen [22].
Trái ngược lại những gì các bạn biết, hiện nay ở Việt nam cũng như trên thế giới có
một loại ruồi vơ cùng có lợi đối với con người. Nó được mệnh danh là người hùng xử
lý rác, ngồi ra ấu trùng của nó cịn đem lại nguồn thước ăn giàu dinh dưỡng cho vật
nuôi như cá, gà, heo, ếch, lươn, rắn, rùa, baba, …. và nhiều loài khác. [17] sử dụng ấu
trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho cá lóc bơng. Đó chính là lồi ruồi Lính Đen, hiện
được nhiều nước tiên tiến trên thế giới dùng chúng để xử lý rác đô thị, rác thải hữu cơ
như Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ, và kể cả Việt Nam.

17


Ruồi lính đen (Hermetia illucens) thuộc ngành Arthropoda, lớp Hexapoda, giới
Diptera, họ Stratiomyidae được coi là lồi ruồi khơng gây hại, phân bố khắp nơi trên thế
giới và không mang các tác nhân gây bệnh như ruồi nhà.
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng khơ, điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của ruồi lính đen. Việc sử dụng côn trùng trong chăn nuôi là xu hướng tất yếu
của thế giới. Đặc biệt, ruồi lính đen được tổ chức nông thương Liên Hiệp Quốc (FAO)
công nhận là giống côn trùng được ưu tiên xử lý rác thải và sử dụng hàm lượng protein
thay thế cho tài nguyên cá đang cạn kiệt.
Để thúc đẩy quản lý bền vững chất thải thực phẩm, những đổi mới trong cơng nghệ
bình ổn hoá chất thải thực phẩm là rất quan trọng. Chuyển đổi sinh học ruồi lính đen
(BSF) được xem như một cơng nghệ mới có thể biến chất thải thực phẩm thành thức ăn
cho cá giàu protein thông qua việc sử dụng ấu trùng BSF. Phương pháp chuyển đổi sinh
học BSF là cho ấu trùng BSF ăn chất thải thực phẩm trực tiếp mà không cần điều chỉnh
độ ẩm [2]
Ruồi lính đen (Black Soldier Fly, BSF) tên khoa học là Hermetia illucens, là một loài
ruồi được nhiều nước trên thế giới sử dụng để phân huỷ rác thải hữu cơ rất hiệu quả. Ấu

trùng ruồi lính đen là một lồi rất dễ nuôi, tỷ lệ sống của ấu trùng không bị ảnh hưởng
bởi độ ẩm của chất thải thực phẩm [2]. Để có được ấu trùng khoẻ mạnh làm tăng hiệu
suất xử lý rác thì cần ni chúng trong điều kiện nhiệt độ dao động từ 25-350C, độ ẩm
khơng khí 60-80%, độ ẩm thức ăn 70-90% cùng với mật độ thông thường cứ tầm 2-3g
trứng cho 1m2 cũng như độ dày chất nền dao động 2-4 cm là tốt nhất.
Nghiên cứu các đặc tính sinh hố của enzyme tiêu hố được giải phóng từ tuyến
nước bọt và ruột của ruồi lính đen [7]. Bởi vì chất chiết xuất từ ruột của ấu trùng ruồi
lính đen có hoạt tính Amylase, lipase và protease cao, nên ấu trùng ruồi Lính Đen thuộc
nhóm cơn trùng đa âm. Ngồi ra, một hoạt động protease giống như trypsin mạnh đã
được quan sát thấy trong dịch chiết ruột của ấu trùng ruồi Lính Đen. Các hoạt động cao
hơn của Leucine arylamidase, galactosidase, fucosidase đã được quan sát từ chiết xuất
từ ruột của ấu trùng ruồi Lính Đen. Những phát hiện trên đó, là lời giải thích cho việc
ấu trùng ruồi Lính Đen có thể tiêu hố chất thải thực phẩm và vật liệu hữu cơ hiệu quả
hơn bất kỳ loài ruồi nào khác được biết đến.

18


Ruồi Lính Đen (BSF) có nguồn gốc bắt nguồn từ Bắc Mỹ và độc đáo ở chỗ ấu trùng
của nó có thể tiêu thụ một loại các vật liệu hữu cơ phân huỷ và bao gồm cả chất carrion
(xác chết, vật liệu dơ bẩn) [22]. Ấu trùng BSF phân huỷ chất hữu cơ rất nhanh và sự
phát triển của chúng phụ thuộc vào chất lượng cũng như số lượng thức ăn cho vào.
Không những thế, thức ăn của ấu trùng ruồi Lính Đen quyết định cả sự phát triển sinh
lý và hình thái con trưởng thành [4]. Ruồi Lính Đen có lợi vì ấu trùng của nó ăn các vật
liệu hưu cơ có nguồn gốc từ thực vật, động vật và con người và thúc đẩy tái chế chất
thải thực phẩm và vật liệu hữu cơ [7]. Ông [8] đã tiến hành nghiên cứu về khả năng
chuyển đổi chất hữu cơ thành protein của ấu trùng ruồi Lính Đen là khá cao, ngồi ra
cịn kiếm sốt một số vi khuẩn có hại và cơn trùng gây hại, cung cấp tiền chất hoá học
tiềm năng để sản xuất diesel sinh học và sử dụng nó làm thức ăn cho nhiều động vật.
Ấu trùng ruồi Lính Đen có thể sinh trưởng rất nhanh, một ấu trùng có thể tiêu huỷ

lượng chất thải bằng trọng lượng cơ thể trong ngày. Ngoài ra ấu trùng ruồi còn sử dụng
thức ăn gồm phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản [16].
Trong thế giới tự nhiên, ấu trùng RLĐ được biết đến như một kẻ phàm ăn, có cấu trúc
miệng rộng ăn tất cả các hợp chất hữu cơ một cách nhanh chóng khi các hợp chất có
thời gian phân huỷ và tạo ra mùi vì thế cũng loại bỏ được mùi hôi. Theo thực nghiệm
cho thấy chỉ bằng phương pháp ăn vào và tiêu hố, ấu trùng có thể làm giảm từ 80-90%
lượng chất thải cùng bất kỳ các mầm bệnh nào [19]. RLĐ có thể tiêu thụ lượng thức ăn
gấp 4 lần trọng lượng cơ thể ngày. Trong diện tích 1m2 (2-3g ấu trùng), ấu trùng ruồi
lính đen có thể ăn hết 15kg rác thực phẩm trong một ngày. Đối với thùng rác thường chỉ
nhận được 3kg rác thực phẩm/ngày nhưng khi sử dụng ruồi lính đen trong thùng rác thì
có thể nhận đến 30kg rác/ngày [21] Qua nghiên cứu cứ 1 tấn phân lợn sau khi ấu trùng
tiêu thụ thì cho ra 333 kg phân ấu trùng, 166 kg ấu trùng. 1 tấn phân gà cho ra 316 kg
phân ấu trùng và 141 kg ấu trùng. 1 tấn phân bò cho ra 450 kg phân và 116 kg ấu trùng.
1 tấn rau củ quả cho ra 291 kg phân ấu trùng 133 kg ấu trùng. Cứ 1 tấn bả đậu cho ra
240 kg phân ấu trùng và 191 kg ấu trùng và 1 tấn bã bia thu được 210 kg phân ấu trùng
và 170 kg ấu trùng [23]. Quá trình phân huỷ các loại rác thải hữu cơ diễn ra nhanh, phụ
thuộc vào loại rác thải. rác thải từ thức ăn thừa, rau củ quả… được phân huỷ trong 1012 giờ với chất thải có thành phần cellulose cao như giấy vụn, rơm, lá chuối cần đến 10-

19


15 ngày [19]. Để giảm lượng chất thải dao động từ 65,5-78,9% tuỳ thuộc vào lượng chất
thải hằng ngày được bổ sung vào [8].
Có thể nói xử lý chất thải sinh học với ấu trùng ruồi Lính Đen là một công nghệ xử
lý chất thải mới nổi. Hiện nay, trái ngược với các công nghệ xử lý chất thải khác, như
phân huỷ hoặc phân huỷ kỵ khí, hiệu suất của quá trình là khác nhau và các quá trình
thúc đẩy quá trình phân huỷ phân huỷ các chất dinh dưỡng đa lượng sinh học, bất hoạt
vi khuẩn và số phận của hố chất chưa được hiểu rõ [10] Khơng dừng lại ở đó, bên cạnh
việc giảm thiểu và ổn định chất thải, sản phẩm ở giai đoạn ấu trùng cuối cùng được gọi
là preupae, cung cấp một chất phụ gia có giá trị trong thức ăn chăn ni, mở ra những

ngóc ngách kinh tế mới cho nhà nơng [6].
Song song với việc xử lý chất thải hữu cơ, thì ấu trùng ruồi Lính Đen cũng là một
trong lựa chọn sáng giá nhất để xử lý cả mùi khó chịu bay ra từ những chất đang trong
giai đoạn phân huỷ. Khí thải dễ bay hơi từ phân huỷ chất thải động vật được biết đến
như là chất gây ô nhiễm môi trường. Khí thải dễ bay hơi được thu thập và phân tích từ
chất tan mới cũng như chất thải được tiêu hố khi 90% ấu trùng ruồi Lính Đen đạt giai
đoạn chuẩn bị [14]. Ấu trùng ruồi Lính Đen có khả năng thay đổi cấu hình tổng thể của
các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và giảm mức độ của các hợp chất có mùi trong phân
động vật [14]. Phương pháp sử dụng ấu trùng ruồi Lính Đen xử lý rác hữu cơ không gây
ra mùi hôi, không tạo ra nguồn nước thải, không tạo ra hiệu ứng nhà kính, lại làm giảm
thể tích chất thải đến 90% [19]. Ấu trùng ruồi Lính Đen giảm lượng khí thải của tất cả
các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi từ 87% trở lên như phenol, 4-methylphenol, axit
propanoic, axit butanoic, axit 3-methylbutanoic… Đối với khí thải axit propanoic 2methy trong phân gia cầm đã tiêu hoá, 4-methylphenol, indole và tất cả axit béo trong
phân lợn đã tiêu hoá, 4-methylphenol, indole, 3-methylindole và tất cả axit trong phân
bị được tiêu hố thì lượng khí thải giảm hồn tồn gần như 100% [14]
Khơng dừng lại, nhộng ruồi Lính Đen được biết là loại thức ăn cho gia súc gia cầm
dạng tươi do nhộng có giá trị dinh dưỡng cao, có khả năng xử lý hiệu quả các loại chất
thải khác nhau, trong đó có các phụ phế phẩm từ nhà máy chế biến thuỷ sản [1]. Hiện
nay, dùng ấu trùng ruồi Lính Đen để bổ sung thêm vào khẩu phần ăn cho vật ni có

20


thể xem như là một khái niệm còn khá xa lạ đối với người chăn nuôi ở một số vùng. Sau
khi phối trộn ấu trùng vào thức ăn cho vật thì đem lại kết quả ngạc nhiên.
Thành phần dinh dưỡng trong ấu trùng ruồi Lính Đen rất phong phú giúp cho vật nuôi
mau lớn đạt năng suất cao cũng như tránh được một số bệnh. Đối với [16] protein thô
trong ấu trùng dịi đạt 56-63% (bình qn 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1%
là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá peru, ấu trùng
tươi thì hàm lượng protein 15%, chất béo thơ 5,8% đủ dinh dưỡng làm thức ăn trực tiếp

cho vật nuôi, đồng thời là nguồn thức ăn tốt nhất để ni các đặc sản như tơm, cua, cá
trình, rùa, baba, …. Mặc dù, ấu trùng BSF chứa hàm lượng protein cao từ 37-63% chất
thô, chất béo cao 7-39%, tro 9-28% và các dinh dưỡng khác quan trọng đối với thức ăn
chăn ni, dựa trên các nghiên cứu có sẵn về thành phần dinh dưỡng cho từng lồi thì
khuyến cáo chỉ thay thế một phần thức truyền thống, bởi vì hàm lượng dinh dưỡng ấu
trùng cao nhưng vẫn thiếu một số chất đối với từng vật nuôi khác nhau nên thay thế cao
hay hoàn toàn sẽ làm giảm năng suất năng suất vật nuôi [8].
Kết quả khảo sát khả năng thay thế bột tiền nhộng ruồi trong thức ăn cho cá lóc bơng
cho thấy tỉ lệ sống của các nghiệm thức dao động 67,3-84,7% và khác biệt có ý nghĩa
giữa các nghiệm thức. Khối lượng cá lóc bơng tăng cao nhất khi phối trộn 20% protein
bột tiền nhộng thay thế bột cá đạt giá trị 78,5g [17].
Với khả năng tiêu thụ 80-90% trọng lượng chất thải hữu cơ của ấu trùng ruồi lính đen
như vậy nhưng vẫn tạo ra tiếp một nguồn chất thải 10-20% sau khi ấu trùng hấp thụ.
Vậy câu hỏi được đặt ra, liệu phân của ấu trùng ruồi Lính Đen sẽ tiếp tục xử lý như thế
nào và nó có hại gì đối với mơi trường khơng?
Sau khi hấp thụ chất thải hữu cơ, thì trong phân ấu trùng cịn lại một lượng nhỏ rác
và mùn vì bản thân khơng có enzyme phân huỷ chất sơ, trên thực tế trùn đỏ có thể phát
triển nhanh gấp 2-3 lần trong mơi trường bã ruồi lính đen so với trong môi trường rác
thực phẩm được phân huỷ một phần [21]. Ấu trùng ruồi Lính Đen tiêu hố được rác
phân huỷ tươi, một số thành phần mà trùn đỏ không tiêu hố được. Cịn trùn đỏ thì tiêu
hố các chất xenluloza dai, cứng mà ấu trùng chừa lại [21]. Độ pH của phân ấu trùng thì
tuỳ vào pH của nguồn thức ăn đầu vào, thường thì pH trong phân có tính kiềm khoảng
8-9 nên có tác dụng cải tạo đất chua, đất phèn, cải thiện đất bạc màu, cùng với một vi

21


sinh vật và nấm có lợi cho cây trồng và đất làm cho cây nhanh phát triển, ít sây bệnh,
bơng nhiều, trái to.
Mới đây cũng khơng ít người dùng con ruồi Lính Đen để làm mồi nhử yến, đem lại

hiệu quả khá cao giúp cung cấp dinh dưỡng cho yến, giảm thiểu được số lượng yến chết
qua mùa mưa cũng như tăng sức đề kháng và lượng yến cũng thu được nhiều hơn.
Tóm lại ruồi Lính Đen (Hermetia illucens) là lồi cơn trùng vơ cùng có ít. Khơng
mang mầm bệnh, không phá hoại mùa màng, không ảnh hưởng đến cuộc sống con người
và vật ni. Ấu trùng của chúng có thể phân huỷ tất cả các vật liệu hữu cơ, thực vật,
động vật, chất thải hữu cơ từ các nhà máy. Đồng thời giảm mùi hôi các chất trong giai
đoạn phân huỷ. Thải ra lượng phân bón giàu đạm giúp cho cây sinh trưởng và phát triển
mạnh, chống lại bệnh tật. Ruồi Lính Đen là giải pháp tuyệt vời, là nguồn thức ăn giúp
yến sống sót qua mùa đơng, thay thế cho nguồn thức ăn khan hiếm ngoài tự nhiên. Đặc
biệt là ấu trùng ruồi lính đen chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng như protein,
lipid… tương đương bột cá và dần thay thế nguồn bột cá ngày càng khang hiếm trong
tương lai, giúp bảo vệ nguồn cá ngày cạn kiệt trong thiên nhiên và giúp vật nuôi mau
phát triển, tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật, quan trọng là rút ngắn thời gian
nuôi cũng như kinh phí làm tăng giá trị kinh tế cho người chăn nuôi.

22


Chương 3. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
NGUYÊN LIỆU
Nguyên liệu bã hữu cơ (chất nền) bao gồm bả đậu, vỏ thơm, trứng ruồi Lính Đen.
Về đặc điểm, hình thái, kích thước, nguồn gốc chất nền: bả đậu được thu gom từ các lị
làm đậu hủ trong nội ơ thành phố Mỹ Tho, vỏ thơm thu gom từ lò sản xuất kẹo khóm
khu vực huyện Tân Phước, tất cả chất nền đều được cho vào máy xay nhuyễn trước khi
cho ăn.
Bảng 3.1: Ngun liệu và thơng số của thí nghiệm.
Nghiệm thức

(1)


(2)

(3)

(4)

Bả đâu –

Bả đậu –

Vỏ thơm

Vỏ thơm

Bả đậu

Vỏ thơm

100%

100%

50% - 50%

50% - 50%

Khối lượng cám cá (kg)

3


3

3

0

Khối lượng chất nền (kg)

120

120

120

20

Khối lượng trứng (g)

10

10

10

0

Lần lặp

3


3

3

3

369

369

369

60

Chất nền

Tỉ lệ phối trộn

Tổng khối lượng (kg)

DỤNG CỤ – THIẾT BỊ – HĨA CHẤT
-

Có 03 công thức nghiệm bổ sung trứng và được lặp lại 03 lần, mỗi nghiệm thức
ủ (trứng) trong 1 khay nhựa tổng có 09 khay và 03 khay để chất nền không để
trứng. Tổng 12 khay.

-

Thực hiện 09 nghiệm thức. 01 nghiệm thức ni trong 1 ơ kích thước 1m x 3m =

3m2, Được xây bằng gạch chiều cao 20cm. Tổng khu nuôi cấp trứng là 27m2.
Khay không cấp trứng để trong khay kích thức 40x60cm = 0.24m2. Tổng diện
tích khu thực hiện thí nghiệm là 27.72m2
23


-

Lưới phủ lên chất nền lúc ủ là 3m2.

3.2.1 Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 01/07/2019 – 10/08/2019. Kết quả theo dõi thí nghiệm nhân ni ruồi Lính
Đen được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.2: Theo dõi thí nghiệm nhân ni ruồi Lính Đen.
Ngày
thứ

Nghiệm thức 1

Nghiệm thức 2

Nghiệm thức 3

01/07

Ủ trứng trên chất nền,
3kg cám cá pha 5l nước

Ủ trứng trên chất nền,
3kg cám cá pha 5l nước


Ủ trứng trên chất nền,
3kg cám cá pha 5l nước

04/07

Trứng nở hoàn toàn

Trứng nở hoàn toàn

Trứng nở hoàn toàn

Phân huỷ 100% cám cá.
Bổ sung 40kg vỏ thơm.

Phân huỷ 100% cám
cá. Bổ sung 20kg bả
đậu – 20kg vỏ thơm

Phân huỷ 100% cám cá.
08/07
Bổ sung 40kg bả đậu.

11/07

Bổ sung 20kg bả đậu

Bổ sung 10kg vỏ thơm

Bổ sung 10kg bả đậu –

10kg thơm

14/07

Bổ sung 20kg bả đậu

Bổ sung 10kg vỏ thơm

Bổ sung 10kg bả đậu –
10kg thơm

16/07

Bổ sung 20kg bả đậu

Bổ sung 10kg vỏ thơm

Bổ sung 10kg bả đậu –
10kg thơm

18/08

Bổ sung 20kg bả đậu

Bổ sung 10kg vỏ thơm

Bổ sung 10kg bả đậu –
10kg thơm

19/07


Thu nhộng:

Thu nhộng:

35kg, 33kg, 38kg

33kg, 35kg, 35kg

Thu phân:

Thu phân:

18kg, 17kg, 17kg

20kg, 22kg, 20kg
Bổ sung 10kg vỏ thơm

21/07
22/07
23/07

Ấu trùng bị đi, tìm nơi
khơ ráo để đóng kén

Bổ sung 10kg vỏ thơm
Bổ sung 10kg vỏ thơm

24


Ấu trùng bị đi, tìm nơi
khơ ráo để đóng kén


Bổ sung 10kg vỏ thơm

24/07

Thu nhộng:
25/07

Kén nở thành ruồi và
giao phối (có một số
kén nở ngày 24)

30kg, 27kg, 29kg
Thu phân:

Kén nở thành ruồi và
giao phối (có một số
kén nở ngày 24)

23kg, 22kg, 25
26/07
27/07
29/07
31/07

Kén nở thành ruồi.
Ruồi giao phối, sinh

sản một lần rồi chết

05/08

Kén nở thành ruồi.
Ruồi giao phối, sinh
sản một lần rồi chết

Kén nở thành ruồi và
giao phối (Một số nở
vào ngày 30.

02/08
04/08

Ấu trùng bị đi tìm nơi
khơ ráo đóng kén

Ngưng quan sát (hết
ruồi)

Ruồi sinh sản một lần
rồi chết

Ngừng quan sát (hết
ruồi)

3.2.2 Địa điểm nghiên cứu
Ấp Long Hưng, xã Phước Thạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.


25


×