Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Đánh giá chất lượng nước dựa trên chỉ số đo và quan điểm môi trường của người dân xung quanh khu vực rạch ông lớn, quận 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM VÀ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DỰA
TRÊN CHỈ SỐ DO VÀ QUAN ĐIỂM MÔI
TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DÂN XUNG QUANH
KHU VỰC RẠCH ÔNG LỚN, QUẬN 7

Sinh viên thực hiện :

Trần Thị Như Huyền

Chuyên ngành

Quản Lý Tài Nguyên

:

& Môi Trường

Tp.HCM, năm 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM VÀ MÔI TRƯỜNG


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DỰA
TRÊN CHỈ SỐ DO VÀ QUAN ĐIỂM MÔI
TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DÂN XUNG QUANH
KHU VỰC RẠCH ÔNG LỚN, QUẬN 7
Sinh viên thực hiện

: Trần Thị Như Huyền

MSSV

: 1511542615

Lớp

: 15DTNMT1C

Chuyên ngành

: Quản Lý Tài Nguyên &
Môi Trường

Giảng viên hướng dẫn : ThS.Trần Thành

Tp.HCM, năm 2019.


TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM & MÔI TRƯỜNG

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm ....

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Trần Thị Như Huyền

Mã số sinh viên: 1511542615

Chun ngành: Quản lí tài ngun & mơi trừng

Lớp: 15DTNMT1C

1. Tên đề tài: Đánh giá chất lượng nước dựa trên chỉ số DO và quan điểm môi
trường của người dân xung quanh khu vực rạch Ông Lớn, Quận 7
2. Nhiệm vụ luận văn
- Lấy mẫu nước, đánh giá chất lượng nước mặt và hiện trạng chất lượng nước
của khu vực Quận 7;
- Khảo sát về nhận thức, quan điểm của người dân về việc sử dụng nước mặt
tại khu vực xung quanh rạch Ông Lớn, Quận 7.
3. Ngày giao nhiệm vụ luận văn:
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ luận văn:
5. Người hướng dẫn: ThS.Trần Thành
Họ và tên

Đơn vị

Học hàm, học vị


Phần hướng dẫn

Nội dung và yêu cầu của luận văn đã được thông qua bộ môn.
Trưởng Bộ môn

Người hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến tất cả quý thầy cô ngành Quản Lý
Tài Nguyên Môi Trường tại khoa Kỹ Thuật Thực Phẩm Và Môi Trường tại trường
Đại học Nguyễn Tất Thành. Cảm ơn quý thầy cô về những kiến thức và giúp đỡ chân
tình đã dành cho em trong bốn năm học tập tại trường.
Luận văn được thực hiện trong khoảng thời gian gần 2 tháng. Bước đầu đi vào
thực tế, tìm hiểu về các lĩnh vực trong ngành, kiến thức của em cịn hạn chế và nhiều
bỡ ngỡ. Do vậy, khơng tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn học cùng lớp để
kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Trần Thành, thầy là người hướng
dẫn và cũng là người truyền đạt tận tình những kiến thức từ phổ thơng đến chun
sâu về đề tài thầy đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Thầy
đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt q trình nghiên cứu để em có thể
hồn thiện bài luận văn của mình. Thầy ln nhận xét, góp ý những ý kiến mới để

cho đề tài có những giá trị cao hơn và luôn luôn không ngừng quan tâm, chỉnh chu
để hoàn thiện đề tài và cũng như là hoàn thiện con người không chỉ của riêng em mà
của từng cá nhân trong nhóm Nghiên cứu. Đồng thời em xin cảm ơn anh chị khóa
trên đã giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu cho em trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân và bạn bè,
những người đã ln ở bên cạnh cổ vũ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
em trong suốt thời gian học tập tại trường.

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của cá nhân tơi dưới sự
hướng dẫn của ThS.Trần Thành. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây.Tôi cam đoan
rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm theo quy định cho lời cam đoan của mình

Người cam đoan

Trần Thị Như Huyền.

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nước là một chủ đề ngày càng trở nên quan trọng hàng đầu trên thế giới trong
việc thay đổi chính sách, quản lý và quy hoạch (Grafton and Hussey, 2011). Hiện
nay, sự mất cân đối giữa nguồn nước và nhu cầu sử dụng nước đã gây ra tình trạng

khan hiếm nguồn tài nguyên nước và trở thành một trong những vấn đề gây bức xúc
nhất trên thế giới (Peterson and Schoengold, 2008). Tình hình này sẽ ngày càng diễn
ra nghiêm trọng hơn dưới áp lực của sự gia tăng dân số và biến đổi khí hậu toàn cầu
(Chartres and Varma, 2010). Theo Đoàn Thế Lợi và Đào Quang Khải (2012), tài
nguyên nước ngày càng khan hiếm, suy giảm cả về số lượng và chất lượng, kèm theo
đó là hạn hán, lũ lụt xảy ra gay gắt ở cả quy mô, mức độ và thời gian, trong khi nhu
cầu sử dụng nước ngày càng tăng, đó là nguyên nhân gây ra khủng hoảng về nước
như hiện nay. Một trong những giải pháp chủ yếu để giảm cuộc khủng hoảng nước
tồn cầu là cải thiện cơng tác quản lý nguồn tài nguyên này (Oelkers et al., 2011). Vì
thế, việc quản lý tài nguyên nước bền vững đang là vấn đề rất được quan tâm.
Tài nguyên nước mặt với vai trò cung cấp nước cho các hoạt động sống của người
dân thành phố và cho các hoạt động sản xuất là vô cùng quan trọng đối với sự phát
triển của Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại, thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống
sơng rạch chính bao gồm sơng Sài Gịn, sơng Nhà Bè và 5 kênh rạch chi lưu (Nhiêu
Lộc-Thị Nghè, Tàu Hũ-Bến Nghé, Tân Hóa-Lị Gốm, Đôi-Tẻ và Tham Lương-Bến
Cát). Trong thực tế, hệ thống sông rạch thành phố cũng là nơi tiếp nhận một lượng
lớn các nguồn nước thải và chất thải từ đô thị và khu công nghiệp, các cơ sở công
nghiệp không tập trung. Mặc dù thành phố Hồ Chí Minh đã có sự quan tâm đến vấn
đề bảo vệ và quản lý môi trường, nhưng sự phát triển kinh tế xã hội và đơ thị hóa
mạnh mẽ đã làm cho chất lượng nguồn tài nguyên nước mặt ngày càng suy giảm.
Nguyên nhân là do các con sơng khơng có khả năng làm sạch khối lượng quá lớn các
chất thải sinh hoạt và công nghiệp. Chất lượng nước tại các sông rạch tại TP.HCM
nói chung và tại rạch Ơng Lớn nói riêng bị tác động rõ rệt do các nguồn gây ô nhiễm
do hoạt động sinh hoạt, công nghiệp, ý thức người dân, tạo ra sự biến đổi rất mạnh
về mức độ ô nhiễm mạnh. Hầu hết người dân nơi đây có nhu cầu muốn được cung
iv


cấp thông tin về chất lượng nước mặt tại khu vực họ đang sinh sống. Qua kết quả
khảo sát về chất lượng nước mặt tại khu vực quận 7 cho thấy được cảm nhận của

người dân về nguồn nước mặt tại khu vực là có vấn đề về màu: 90% người dân cho
là đục, 6% là vàng, còn lại là đen. Về mùi, hơi có mùi chiếm 40%, 60% nặng mùi.
Theo khảo sát của người dân chất lượng nước mặt nơi đây khơng phù hợp cho mục
đích sử dụng trong sinh hoạt. Bổ sung cho chất lượng nước mặt theo kết quả khảo
sát trên, kết quả đo đạc cho thấy được hàm lượng DO trong nước giảm dần theo thời
gian theo từng tuần và ở tuần cuối cùng hàm lượng DO thấp nhất.

v


MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ............................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ............................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ ix
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ xii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết .........................................................................................1

2.

Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................2

3.


Đới tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................3

4.

Nội dung nghiên cứu .............................................................................3

5.

Các phương pháp nghiên cứu ..............................................................3

6.

Ý nghĩa đề tài .........................................................................................4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .........................................................5
1.1.

Tổng quan địa điểm nghiên cứu: Quận 7 - TPHCM .....................5

1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội .............................................6
1.1.3. Giới thiệu về Rạch Ơng Lớn ...........................................................7
1.2.

Tởng quan về tài nguyên nước .........................................................8

1.2.1. Tài nguyên nước tại Việt Nam ........................................................8
1.2.2. Tài nguyên nước ở Thành phố Hồ Chí Minh ..................................8
1.3.


Hiện trạng chất lượng nước mặt......................................................9
vi


1.3.1. Nguồn gây ơ nhiễm tại rạch Ơng Lớn .............................................9
1.3.2. Ô nhiễm môi trường nước mặt ......................................................10
1.3.3. Các thông số trong đánh giá chất lượng nước. ..............................13
1.4.

Các nghiên cứu về chất lượng nước ..............................................16

1.4.1. Các nghiên cứu tại Việt Nam ........................................................16
1.4.2. Các nghiên cứu trên Thế Giới .......................................................18
1.4.3. Đánh giá tổng quan nghiên cứu.....................................................19
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.........................21
2.1.

Lưu đồ tiến trình nghiên cứu .........................................................21

2.2.

Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..........................................21

2.2.1. Khảo sát quan điểm của người dân về tình hình chất lượng nước tại
khu vực rạch Ông Lớn. .....................................................................................21
2.2.2. Đánh giá chất lượng nước mặt thông qua chỉ số DO ....................24
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................................28
3.1.

Mô tả thống kê .................................................................................28


3.1.1. Mô tả thông tin cá nhân .................................................................28
3.1.2. Đánh giá sơ bộ ...............................................................................28
3.1.3. Kết quả đánh giá về nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường
30
3.1.4. Quan điểm của người dân về các giải pháp khắc phục môi trường
32
3.2.

Đánh giá chất lượng nước tại rạch Ông Lớn, quận 7 (đoạn từ cầu

Ông Lớn đến cầu Rạch Ông) .............................................................................34
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................37
4.1. Kết luận ..................................................................................................37
4.2.

Kiến nghị ..........................................................................................38

TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................39
vii


PHỤ LỤC ................................................................................................................40

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1: Thể hiện chiều dài đoạn rạch Ơng Lớn trên bản đồ ..................................7
Hình 2. 1: Lưu đồ tiến trình đề tài ............................................................................21

Hình 2. 7: Quy trình lập phiếu khảo sát. ..................................................................22
Hình 2. 6: Hình ảnh Rạch Ơng Lớn. ........................................................................24
Hình 2. 2: Bản đồ các vị trí lấy mẫu tại 7 vị trí trên rạch Ơng Lớn .........................25
Hình 2. 3: Máy đo nồng độ oxy hịa tan (DO). ........................................................26
Hình 2. 4: Máy được hiệu chỉnh trước khi đo để số liệu được chính xác. ...............26
Hình 2. 5: Dung dich điện phân và bút hiệu chỉnh để số liệu đo được có độ chính xác
cao. ....................................................................................................................27
Hình 3. 1: Thống kê giới tính độ tuổi của đối tượng được khảo sát. .......................28
Hình 3. 2: Kinh tế của đối tượng được phỏng vấn ...................................................29
Hình 3. 3: Số người trong hộ gia đình của đối tượng được phỏng vấn ....................29
Hình 3. 4: Thống kê mức độ quan tâm đến môi trường của người dân ...................30
Hình 3. 5: Cảm nhận về độ màu và mùi của nước sơng/hồ khu vực .......................30
Hình 3. 6: Thống kê chất lượng nguồn nước tại địa phương ...................................30
Hình 3. 7: Khảo sát sự hiểu biết về biến đổi khí hậu của người dân .......................31
Hình 3. 8: Khảo sát về nguồn thải của địa phương ..................................................31
Hình 3. 9: Kết quả khảo sát của người dân ..............................................................32
Hình 3. 10: Khảo sát các giải pháp của người dân về ô nhiễm mơi trường .............33
Hình 3. 11: Kết quả thơng số DO đo được trong 2 tuần (A: Tuần 1 từ 02/09 – 06/09;
B: Tuần 2 từ 09/09 – 13/09). ............................................................................34
Hình 3. 12: Kết quả thông số DO đo được trong 2 tuần (A: Tuần 3 từ 16/09 – 20/09;
B: Tuần 4 từ 23/09 – 27/09). ............................................................................34
Hình 3. 13: Kết quả thông số DO đo được trong 2 tuần (A: Tuần 5 từ 30/09 – 04/10;
B: Tuần 6 từ 07/10 – 11/10). ............................................................................35
ix


Hình 3. 14: Kết quả thơng số DO đo được trong 3 tuần (A: Tuần 7 từ 14/10 – 18/10;
B: Tuần 8 từ 21/10 – 25/10; tuần 9 từ 28/10 – 1/11). .......................................35

x



DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. 1: Các vị trí lấy mẫu nước...........................................................................24

xi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ môi trường

BOD:

Biochemical Oxygen Demand

COD:

Chemical Oxygen Demand

CLN:

Chất lượng nước

CTR:

Chất thải rắn


DO:

Dyssolved oxygen

FCE:

Fuzzy comprehensive Evaluation
(Phương pháp đánh giá toàn diện dựa
trên lý thuyết mờ)

GIS:

Geography Information System

HTTTĐL:

Hệ thống thông tin địa lý

HĐND:

Hội đồng Nhân dân

KT-XH:

Kinh tế -Xã hội

LVS:

Lưu vực sông


QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

WQI:

Chỉ số chất lượng nước

XLNT

Xử lí nước thải

xii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Ơ nhiễm mơi trường đã và đang là một vấn đề quan trọng, hệ quả của một q
trình phát triển nóng của các nước đang phát triển trong giai đoạn cơng nghiệp hóa
và hiện đại hóa như Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Sự
phát triển nhanh chóng của các ngành cơng nghiệp và dịch vụ, q trình đơ thị hóa
và tập trung dân cư nhanh chóng là những nguyên nhân gây nên hiện trạng quá tải
môi trường ở những thành phố lớn. Hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh, ô nhiễm
kênh rạch là một trong những vấn đề môi trường bức xúc thu hút sự quan tâm của
các nhà quản lý và cộng đồng dân cư. Trong đó nước thải từ khu dân cư, từ các nhà
máy, khu công nghiệp không được xử lý hoặc xử lý không đầy đủ được xả thải trực

tiếp vào sông và kênh rạch gây nên hiện tượng ô nhiễm nguồn nước trầm trọng.
Nằm ở hạ lưu sơng Đồng Nai và sơng Sài Gịn, thành phố Hồ Chí Minh có hệ
thống sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt với 3.268 sông và kênh rạch với tổng chiều
dài là 5.076 km. Chế độ dịng chảy khơng chỉ phụ thuộc vào thủy triều biển Đơng
mà cịn phụ thuộc vào lưu lượng xả của các hồ chứa ở thượng lưu như hồ Trị An và
hồ Dầu Tiếng. Hệ thống sơng ngịi và kênh rạch đóng vai trị hết sức quan trọng trong
quá trình phát triển của thành phố, cụ thể là được sử dụng để làm nguồn cung cấp
nước sinh hoạt và nước tưới tiêu, kiểm soát ngập lụt và giao thông thủy, và được
quản lý bởi nhiều ban ngành khác nhau. Ngồi ra, mạng lưới sơng ngịi kênh rạch
cũng là phương tiện vận chuyển và hòa tan nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình và
các hoạt động công nghiệp[1]. Nước thải từ các hộ gia đình đi qua hố tự hoại, đổ vào
hệ thống thu gom của thành phố và sau đó được xả ra mạng lưới kênh rạch. Trong
khi đó, các nhà máy, xí nghiệp thường khơng có hệ thống xử lý nước thải hoặc có
nhưng thường hoạt động khơng hiệu quả. Do đó, hiện tượng ô nhiễm môi trường
nước của thành phố là khơng thể tránh khỏi. Thêm vào đó, bề rộng lịng kênh,rạch
thường bị thu hẹp do sự lấn chiếm từ hai bên bờ kênh rạch hoặc do rác bị vứt bừa bãi
vào lòng kênh rạch [2].

1


Điển hình là tại khu vực quận 7 có hệ thống kênh rạch chằng chịt với chủ yếu là
sông Sài Gịn, sơng Nhà Bè, sơng Phú Xn, rạch Đĩa, rạch Ông Lớn, kênh Tẻ và
nhiều rạch nhỏ khác. Cụ thể tại rạch Ông Lớn, Quận 7, trong thời gian thực hiện khảo
sát ở khu vực này em nhận thấy rằng những hộ dân sống lâu đời ở hai bên bờ con
rạch vẫn còn tồn tại rất nhiều và chất thải sinh hoạt được xả thải trực tiếp ra môi
trường cùng với đó là ý thức người dân cịn kém đã tạo ra sự biến đổi mạnh mẽ về
mức độ ô nhiễm mạnh.
Như vậy trong tương lai nguy cơ ô nhiễm nguồn nước sông, kênh, rạch ở quận 7
không những không giảm mà cịn gia tăng nhanh chóng. Đây là cảnh báo khẩn cấp

cho công tác bảo vệ và phục hồi chất lượng nước ở quận 7 phục vụ cấp nước an tồn
cho sinh hoạt, thủy sản, du lịch, nơng nghiệp,…Đó là lí do em cần phải kiểm tra chất
lượng nước ở đây như thế nào.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu cụ thể
 Khảo sát về nhận thức, quan điểm môi trường của người dân khu vực quận
7.
 Lấy mẫu và đánh giá chất lượng nước mặt rạch Ông Lớn, Quận 7.
Mục tiêu tổng quát
Nhằm khảo sát quan điểm của người dân và đánh giá chất lượng nước mặt tại
rạch Ông Lớn, Quận 7.

2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện tại khu vực quận 7, cụ thể tại rạch Ông Lớn, đoạn từ
cầu Ông Lớn đến cầu Rạch Ơng (nối ra kênh Tẻ).
Đới tượng nghiên cứu:
Người dân sinh sống ở gần khu vực rạch Ông Lớn.
Do hạn chế về điều kiện kinh tế, cũng như thời gian nghiên cứu có hạn và khả
năng tiếp cận các nguồn tài liệu, nên đề tài chỉ chủ yếu tập trung nghiên cứu chất
lượng môi trường nước tại rạch Ông Lớn dựa trên thông số là DO.

4. Nội dung nghiên cứu
Khảo sát quan điểm của người dân về tình hình chất lượng nước tại khu vực
rạch Ơng Lớn.
Đánh giá chất lượng môi trường nước sông tại khu vực rạch Ông Lớn.

5. Các phương pháp nghiên cứu
Với mục tiêu đã đề ra, các phương pháp nghiên cứu sau đây sẽ được áp dụng
trong quá trình thực hiện đề tài.
- Phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin số liệu, tài liệu: Thu thập các tài
liệu từ các cơng trình nghiên cứu đi trước, các bài sách, báo nghiên cứu trong
và ngoài nước.
- Phương pháp so sánh: dựa vào QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước mặt để so sánh chất lượng nước mặt.
- Phương pháp khảo sát trực tiếp: Trong phương pháp phỏng vấn cá nhân
(Personal Interviews), người phỏng vấn và người được phỏng vấn gặp gỡ trực
tiếp. Phương pháp này có tính linh hoạt cao hơn so với các loại phỏng vấn
khác, vì người phỏng vấn có thể thay đổi cách hỏi hoặc giải thích thêm nếu
người được hỏi chưa hiểu rõ câu hỏi. Phỏng vấn trực tiếp có khả năng thu
được nhiều dữ liệu hơn ngoài bảng câu hỏi mà đối tượng được khảo sát trả lời,
3


bởi vì người phỏng vấn có thể quan sát để thu được thêm dữ liệu về người
được phỏng vấn qua ngôn ngữ không lời (nhà cửa, thái độ, hành vi, trang phục
- Phương pháp xử lý – thống kê số liệu và đánh giá kết quả: Phương pháp xử lý
số liệu sau khi thu thập, các số liệu thứ cấp và sơ cấp được xử lý thống kê mô
tả, thể hiện dưới dạng các biểu đồ, biểu bảng. Sử dụng Microsoft Excel tổng
hợp và xử lý số liệu dựa trên các cơng thức tính giá trị trung bình (Average),
đưa ra kết quả phục vụ các mục tiêu của nghiên cứu.
6. Ý nghĩa đề tài
“Đánh giá chất lượng nước dựa trên chỉ số do và quan điểm môi trường của
người dân xung quanh khu vực rạch ông lớn, quận 7” nhằm đánh giá tình hình
chất lượng nước mặt tại rạch Ơng Lớn dựa trên chỉ số đo nồng độ oxy hòa tan trong
nước (DO) đồng thời đánh giá được quan điểm, nhận thức của người dân về môi
trường nước mặt xung quanh khu vực rạch Ông Lớn.


4


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1.

Tổng quan địa điểm nghiên cứu: Quận 7 - TPHCM

1.1.1. Vị trí địa lý
Quận 7 được hình thành từ 05 xã phía Bắc và một phần Thị trấn huyện Nhà Bè
cũ với tổng diện tích tự nhiên là 3576 ha nằm về phía Đơng Nam Thành phố. Quận
7 là một trong 5 quận mới của thành phố Hồ Chí Minh, được chính thức thành lập
ngày 1 tháng 4 năm 1997 theo Nghị định số 03/CP ngày 6 tháng 1 năm 1997 của
Chính phủ.
Nằm ở vùng ven phía Đơng-Nam Thành phố. Quận 7 hiện tại gồm 10 phường :
Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Tân Kiểng, Tân Hưng, Tân Quy, Tân Phong, Tân
Phú, Bình Thuận, Phú Thuận, Phú Mỹ. Dân số khi mới thành lập gồm khoảng 91.000
người với 17.673 hộ, mật độ dân số 2544 người/ km2. Tổng diện tích đất tự nhiên
35,76 km2 (3576 ha), trong đó đất xây dựng và đất chuyên dùng chiếm 1171,34 ha;
đất nông nghiệp 1386,7 ha; sông rạch là 1017, 9 ha.
- Phía Bắc giáp quận 4 và quận 2; ranh giới là kênh Tẻ và sơng Sài Gịn.
- Phía Nam giáp huyện Nhà Bè; ranh giới là rạch Đĩa, sơng Phú Xn.
- Phía Đơng giáp quận 2, Đồng Nai; ranh giới là sơng Sài Gịn và sơng Nhà Bè.
- Phía Tây giáp quận 8 và huyện Bình Chánh; ranh giới là rạch Ơng Lớn.
Quận 7 có vị trí địa lý khá quan trọng với vị trí chiến lược khai thác giao thơng
thuỷ và bộ, là cửa ngõ phía Nam của Thành phố, là cầu nối mở hướng phát triển của
Thành phố với biển Đông và thế giớị. Các trục giao thông lớn tiếp giáp quận như xa
lộ Bắc Nam, đại lộ Nguyễn Văn Linh. Sơng Sài Gịn bao bọc phía Đơng với hệ thống
cảng chun dụng, trung chuyển hàng hoá đi nước ngoài và ngược lại, rất thuận lợi

cho việc phát triển thương mại và vận tải hàng hoá cũng như hành khách đi các vùng
lân cận. [3]

5


1.1.2. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội
Về khí hậu: Trung bình hàng năm nhiệt độ là 27oC, lượng mưa là 330 mm, độ
ẩm trong năm 80%.
Về địa hình thổ nhưỡng: Địa hình quận 7 tương đối bằng phẳng, độ cao địa hình
thay đổi khơng lớn, trung bình 0,6m đến 1,5m. Thổ nhưỡng của Quận 7 thuộc loại
đất phèn mặn.
Nguồn nước chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều, một nữa năm ngọt, một
nữa năm mặn, độ mặn tăng cao và kéo dài ngay cả trong mùa mưạ Hệ thơng sơng
rạch chính của quận 7 bao gồm sơng Sài Gịn, sơng Nhà Bè, sơng Phú Xn, rạch
Đĩa, rạch Ông Lớn, kênh Tẻ và nhiều rạch nhỏ. Quận có khoảng 1.020 ha sơng rạch,
chiếm 28,38% diện tích tự nhiên.
Hệ thống giao thơng: Tổng diện tích đường bộ trên địa bàn quận khoảng 38 ha,
chiếm 1,86% diện tích tự nhiên. Trong đó các cầu Tân Thuận 1, Tân Thuận 2, Kênh
Tẻ và Rạch Ông kết nối giữa Quận 7 với nội thành, góp phần quan trọng vào sự phát
triển kinh tế của Quận.
Quận 7 là một quận mới của Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi chia tách, Quận
tiếp nhận tổng cộng 24 nhà máy, cơng ty, xí nghiệp do Trung ương và Thành phố
quản lý như: cảng kho 18 (thuộc cảng Sài Gòn), cảng Bến Nghé, nhà máy luyện cán
thép Nhà Bè, Hợp kim sắt Nhà Bè, công ty may Nhà Bè, nhà máy sản xuất phân bón
và thuốc trừ sâu… , ngoài ra cịn có 37 công ty TNHH, 18 doanh nghiệp tư nhân,
khu chế xuất Tân Thuận có quy mơ sản xuất lớn và khá hiện đại đã đi vào hoạt động).
Cùng với việc hình thành vùng đơ thị hóa Nam Sài Gịn (2600 ha), quận 7 trở thành
trung tâm đô thị mới của thành phố Hồ Chí Minh.[4]


6


1.1.3. Giới thiệu về Rạch Ơng Lớn
Rạch Ơng Lớn có chiều dài 8,27 km;

Hình 1. 1: Thể hiện chiều dài đoạn rạch Ông Lớn trên bản đồ
Rạch Ông Lớn là một nhánh thuộc khu Nam thành phố, hợp lưu với Sơng Ơng
Bé, nằm ngay vùng giáp ranh giữa quận 7 và huyện Bình Chánh, một đầu nối với
một nhánh chảy qua huyện Nhà Bè và một nhánh khác chảy về sông Cần Giuộc
(thuộc địa phận tỉnh Long An) chảy đi các tỉnh, đầu còn lại tiếp nối với kênh Tẻ,
nước từ kênh Tẻ chảy thẳng ra sơng Sài Gịn. Trên rạch Ơng Lớn thường có nhiều
chuyến thuyền bè chở nơng sản từ miền Tây lên thành phố Hồ Chí Minh.

7


1.2.

Tổng quan về tài nguyên nước

1.2.1. Tài nguyên nước tại Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là quốc gia thiếu nước, với tổng lượng nước mặt trung
bình hằng năm khoảng 830 tỷ m3 (vì theo chỉ tiêu đánh giá của Hội Tài nguyên Nước
Quốc Tế, Quốc gia được coi là thiếu nước nếu chưa có đến 4.000 m3/người/năm.
Việt Nam khoảng 3.370 m3/người/năm từ nguồn nước nội sinh), phân bố chủ yếu ở
các lưu vực sơng: Cửu Long, Hồng, Thái Bình, Ðồng Nai, chiếm gần 80% tổng lượng
nước mặt của cả nước. Trong khi đó, hơn 60% số lượng nước được sản sinh từ nước
ngồi, chỉ có khoảng 310 tỷ m3 được sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam và trữ lượng
nước dưới đất khoảng 63 tỷ m3/năm. Theo Cục trưởng Quản lý TNN, Bộ Tài nguyên

và Môi trường (TN và MT) Hoàng Văn Bảy: Lượng nước sinh ra ở phần lãnh thổ
Việt Nam chỉ chiếm khoảng 37%, còn lại là xuất phát từ bên ngồi lãnh thổ, trong
khi đó nhu cầu về nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất ngày càng tăng. Ðiều đó
đang đặt ra những thách thức to lớn về an ninh nguồn nước [5].

1.2.2. Tài nguyên nước ở Thành phớ Hờ Chí Minh
1.2.2.1. Nước mặt
Tài ngun nước mặt là nguồn nước từ các sông lớn như sơng Đồng Nai, Sài
Gịn, Vàm Cỏ Đơng với hệ thống kênh rạch dài khoảng 7880 km, tổng diện tích nước
mặt 35500 ha. Nước mặt được khai thác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất.
Tại TP.HCM các kênh, mương, hồ nội thành đã trở thành nơi chứa nước thải sinh
hoạt, nước thải sản xuất. Vấn đề ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ, chất dinh dưỡng
và vi sinh. Những vấn đề môi trường đô thị nổi cộm được nhận định bao gồm: Ơ
nhiễm bụi duy trì ở ngưỡng cao; ô nhiễm nước tại sông hồ, kênh rạch nội thành diễn
biến phức tạp; ngập úng có xu hướng mở rộng và gia tăng; suy giảm mực nước ngầm
và xâm nhập mặn ở đô thị ven biển; tỷ lệ chất thải rắn được xử lý đúng kỹ thuật còn
thấp, công nghệ lạc hậu chưa phù hợp thực tế; vấn đề quy hoạch phát triển đô thị gắn
với phát triển bền vững và bảo vệ môi trường đang đứng trước nhiều thách thức.

8


Trưởng ban Đô thị, HĐND TPHCM cho biết, kết quả khảo sát (năm 2017) của
Ban Đô thị cho thấy, chất lượng nước mặt sơng Sài Gịn - Đồng Nai bị ô nhiễm, các
chỉ tiêu TSS, DO, Coliform… không đạt quy chuẩn cho phép. Nước hệ thống kênh
Nhiêu Lộc - Thị Nghè có chất lượng tốt nhất trong 5 hệ thống kênh, các hệ thống cịn
lại (Tân Hóa - Lị Gốm, Tham Lương - Vàm Thuật, Tàu Hủ - Bến Nghé, kênh Đôi Tẻ) vẫn bị ô nhiễm nặng. Hiện trung bình mỗi ngày, mơi trường TP.HCM tiếp nhận
2,75 triệu m­³ nước thải/ngày.
1.2.2.2. Nước ngầm
Riêng địa bàn TPHCM, trữ lượng tiềm năng nước ngầm tại các tầng chứa nước

là: 2.501.059 m3/ ngày, hiện có trên 100.000 giếng khoan khai thác nước ngầm,
56,61% tổng lượng nước khai thác dùng cho mục đích sản xuất, còn lại dùng trong
sinh hoạt.
Về chất lượng nước, Trung tâm Y tế dự phịng Thành phố Hồ Chí Minh đã thực
hiện giám sát 149 mẫu nước ăn uống, sinh hoạt trên địa bàn có 72% mẫu đạt chỉ tiêu
hóa lý và vi sinh, số cịn lại khơng đạt. Đa số các mẫu khơng đạt chất lượng rơi vào
nhóm nước giếng do hộ dân tự khai thác. Nhiều mẫu nước giếng hộ gia đình tự khai
thác đang bị ơ nhiễm nặng; khơng đạt pH, có hàm lượng amoni cao và có mẫu nước
nhiễm vi sinh (E.coli và coliforms)…

Hiện trạng chất lượng nước mặt

1.3.

1.3.1. Nguồn gây ô nhiễm tại rạch Ông Lớn
Cụ thể nguồn gây ô nhiễm nguồn nước tại rạch Ơng Lớn:
- Nước mưa chảy tràn từ đơ thị, cơng trình xây dựng, khu chợ.
- Ý thức của người dân xung quanh khu vực rạch (xả rác bừa bãi, xả thải từ các hoạt
động hoạt động trực tiếp trên sơng, xả nguồn thải sinh hoạt xuống dịng nước kênh
rạch).
- Ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu, hệ thống bán nhật triều đặc trưng cho các con kênh
rạch.

9


- Nạo vét dịng sơng gây ơ nhiễm nguồn nước ảnh hưởng hệ sinh thái dưới nước, làm
giảm khả năng phục hồi của kênh
1.3.2. Ơ nhiễm mơi trường nước mặt
1.3.2.1. Nguồn gốc gây ơ nhiễm nước mặt

Ơ nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt
đưa vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác
chết của chúng.
Ơ nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo:
 Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ hoạt động sinh hoạt của các hộ gia
đình và nước thải từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, khu du
lịch...). Tỷ lệ nước thải sinh hoạt trên tổng lượng nước thải trực tiếp ra các sông hồ,
hay kênh rạch dẫn ra sông khá cao, chiếm đến trên 30%.
Sinh hoạt của con người trong các đô thị, nước thải sinh hoạt được tạo thành từ
các khu dân cư, các cơng trình cơng cộng. Đặc điểm nước thải sinh hoạt đô thị là
hàm lượng các chất hữu cơ khơng bền vững tính theo BOD5 cao, là mơi trường cho
các loài vi khuẩn gây bệnh. Trong nước thải chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, có
khả năng gây hiện tượng phì dưỡng trong nguồn nước.
 Các hoạt động cơng nghiệp
Mỗi ngành cơng nghiệp có đặc trưng nước thải khác nhau về lượng phát sinh,
thành phần và nồng độ các chất gây ơ nhiễm, phụ thuộc vào từng loại hình sản xuất
công nghiệp, công nghệ sản xuất, tuổi thọ của máy móc và trình độ quản lý của cơ
sở sản xuất, của công nhân.
 Nước thải nông nghiệp và làng nghề
Nước thải nông nghiệp cũng đang là vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Đó là
ngun nhân chính gây ảnh hưởng đến nguồn nước tại những địa phương có nền kinh
tế nông nghiệp phát triển mạnh như vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL),
ĐBSH. Nước thải từ hoạt động canh tác, trồng trọt có chứa hóa chất bảo vệ thực vật
10


(BVTV), phân bón, là thành phần độc hại cho mơi trường và sức khỏe con người.
Ước tính mỗi năm có khoảng 70.000 kg và hơn 40.000 lít thuốc trừ sâu cùng khoảng
70.000 kg vỏ bao hố chất khơng được xử lý xâm nhập vào môi trường, làm gia tăng

mức độ ô nhiễm nước mặt, nước ngầm. Người nông dân thường có xu hướng sử dụng
phân bón nhiều hơn mức được khuyến nghị. Trong khi đó, hiệu quả sử dụng phân
bón thấp, ước tính chỉ khoảng 60% cho Nitơ, 40% cho Phốtpho và 50% cho Kali.
Lượng phân bón dư thừa ngấm vào đất và nước (thấm vào dịng chảy) gây ơ nhiễm
nguồn nước của các lưu vực sông (LVS).
Theo một số nghiên cứu ở Việt Nam.Tổng lượng nước thải phát sinh năm 2018
ước tính có thể lên tới xấp xỉ 6,66 triệu m3/ngày. Nước thải chăn ni thường có hàm
lượng lớn chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh vật với một
số thông số ô nhiễm đặc trưng bao gồm: BOD5, COD, tổng Nitơ và tổng Coliform
Ở Việt Nam, rất ít làng nghề có hệ thống xử lí nước thải (XLNT). Nước thải đổ trực
tiếp ra hệ thống kênh rạch chung hoặc ra sông.
 Nước thải y tế
Trong nước thải y tế, ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất rắn lơ
lửng, chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng, dầu mỡ cịn có những chất khoáng và chất
hữu cơ đặc thù, các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung
mơi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh và có thể có các đồng vị phóng xạ được sử
dụng trong q trình chẩn đốn và điều trị bệnh. Mặc dù, so với các loại nước thải
khác, lượng nước thải y tế phát sinh khơng lớn song do tính chất đặc trưng của nước
thải y tế nên loại hình nước thải này cần được quan tâm thu gom, xử lý theo quy
định.
 Chất thải rắn
Bên cạnh các nguồn nước thải kể trên, một lượng CTR khơng nhỏ chưa được
kiểm sốt, đổ bừa bãi khơng những gây ơ nhiễm các dịng kênh, sơng, mà có nơi cịn
làm tắc nghẽn dịng chảy. Ước tính lượng CTR sinh hoạt đơ thị tăng 10-16% mỗi
năm, tỷ lệ CTR sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đạt khoảng 86%9, trong số đó
có khoảng 81% được xử lý đạt tiêu chuẩn. Như vậy, vẫn còn một lượng khá lớn CTR
11



×