Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHNN VÀ PTNT ĐÔNG HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.36 KB, 17 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC
TẾ CỦA NHNN VÀ PTNT ĐÔNG HÀ NỘI
3.1. Định hướng phát triển hoạt động của NHNo&PTNT Đông Hà Nội
Trong báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX do Tổng bí thư
Nông Đức Mạnh trình bày có nêu rõ: “Mục tiêu và phương, hướng tổng quát của 5
năm 2006 – 2010 là... đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng
tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,... mở rộng quan hệ
đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, sớm đưa nước ta thoát
khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp theo chiều hướng hiện đại”, “về quan hệ đối ngoại,
chúng ta phải thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình,
hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa
các quan hệ quốc tế. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng
quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”. Có thể nói
rằng, thời gian vừa qua quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước, các tổ chức
quốc tế được mở rộng, việc thực hiện các cam kết về Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ, đàm phán gia nhập tổ
chức thương mại thế giới (WTO) và thực hiện các hiệp định hợp tác đa phương,
song phương khác đã góp phần tạo nên bước phát triển mới rất quan trọng về kinh
tế đối ngoại, nhất là TTQT.
Năm 2007, Việt Nam với tư cách là thành viên của tổ chức thương mại thế
giới (WTO) các cam kết quốc tế đang dần được thực hiện trên các lĩnh vực. Kinh
tế trong nước sẽ tiếp cận những luồng gió mới với những cơ hội mới nhưng cũng
không ít thách thức. Bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống ngân
hàng Việt Nam còn khá non trẻ nhưng cũng có những lợi thế để phát triển mạnh
dịch vụ này. Qua phân tích, chúng ta có thể thấy một số bất lợi cho hệ thống ngân
hàng Việt Nam trong thời kỳ hội nhập như:
- Môi trường kinh doanh ngân hàng còn chưa ổn định, còn nhiều rủi ro, hệ
thống pháp luật chưa hoàn thiện, cải cách khu vực kinh tế nhà nước còn chậm,
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp so với các nước
trong khu vực và trên thế giới.


- Kinh doanh của các NHTM vẫn chủ yếu là cho vay truyền thống, tỷ lệ thu
nhập từ các dịch vụ khác còn tương đối thấp so với các chi nhánh nước ngoài tại
Việt Nam, các sản phẩm ngân hàng còn chưa thật phong phú, việc triển khai công
nghệ thông tin ở các NHTM còn thiếu đồng bộ, mức độ tự động hóa còn chưa cao,
các dịch vụ hiện đại chủ yếu mới chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp. Việc xây dựng và
ứng dụng các phần mềm chỉ chủ yếu tập trung vào các nghiệp vụ ngân hàng cơ
bản, việc nghiên cứu tin học hóa một số nghiệp vụ khác còn chậm.
- Các dịch vụ ngân hàng chủ yếu được thực hiện trong thị trường nội địa, các
phương thức tiêu dùng và dịch vụ ngoài lãnh thổ còn ít.
- Sự phối hợp giữa các ngành trong việc xây dựng các chiến lược phát triển
dịch vụ mới bắt đầu đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, các ngành tài chính, ngân
hàng, bảo hiểm thiếu một chiến lược chung cho cả ba ngành và sự phối hợp qua
lại, sự hỗ trợ lẫn nhau để phát triển vẫn còn hạn chế.
- Tỷ lệ tiết kiệm qua ngân hàng so với tổng tiết kiệm của nền kinh tế vào
khoảng trên dưới 30%, số còn lại đang nằm trong dân chúng dưới dạng vàng, ngoại
tệ, nhà đất, tiền mặt. Những nguyên nhân như lòng tin, lạm phát, tỷ giá... khiến
dịch vụ ngân hàng cần tiếp tục đổi mới. Ngoài ra những nguyên nhân khác như ổn
định kinh tế vĩ mô, tăng tiềm lực tài chính cho các NHTM và phát triển thị trường
tiền tệ cũng cần tiếp tục được đáp ứng và hoàn thiện.
- Trình độ quản lý và phát triển nguồn nhân lực còn chưa cao, trình độ hiểu
biết về ngân hàng trong dân cư còn thấp cũng là một nguyên nhân hạn chế sự phát
triển của các dịch vụ ngân hàng.
Mặc dù có khá nhiều những bất lợi song các NHTM Việt Nam có những lợi
thế quan trọng để phát triển và cạnh tranh dưới đây:
- Ưu thế đầu tiên của các NHTM là hiểu rõ môi trường đầu tư, hiểu rõ
phong tục tập quán Việt Nam nên có được chiến lược khách hàng hợp lý để thu hút
khách hàng đến với ngân hàng.
- Các NHTM có sẵn hệ thống mạng lưới chi nhánh ở các vùng kinh tế, các
thành phố, trung tâm công nghiệp, đầu mối giao thông, trung tâm công nghiệp
thậm chí cả ở những vùng sâu vùng xa nơi mà các NH nước ngoài khó mà có thể

tiếp cận được hoặc ít quan tâm vì lợi nhuận thấp... Điều đó tạo điều kiện cho việc
phát triển dịch vụ ngân hàng phục vụ dân cư.
Hội nhập kinh tế là xu hướng tất yếu của các nền kinh tế trong thời đại ngày
nay. Các NHTM quốc tế có bề dày kinh nghiệm hoạt ộng kinh doanh trong nền
kinh tế thị trường hàng trăm năm là những đối thủ “đáng gờm” của các NHTM
Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển. Muốn đứng vững và hợp tác, cạnh
tranh với các NHTM quốc tế nhất định các NHTM Nhà nước phải dự kiến và có
những giải pháp hợp lý vượt qua các thách thức giành thắng lợi và thực sự làm tròn
vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta
trong quá trình hội nhập quốc tế.
Tại ĐH Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ KTXH 5
năm 2006- 2010 của cả nước cũng như nhiệm vụ chủ yếu của các ngành kinh tế
trong đó có ngân hàng. Có thể nói, chưa bao giờ khi bước vào một giai đoạn phát
triển mới ngành ngân hàng lại được nhìn nhận một cách đầy đủ và toàn diện những
chỉ đạo chiến lược, những chính sách, chủ trương và mục tiêu cụ thể của Đảng và
Nhà nước như hiện nay. Những định hướng chủ yếu của Đảng và Nhà nước ta như
sau:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động NH với trọng tâm là
xây dựng lại 2 luật Ngân hàng.
- Đổi mới cơ chế điều hành chính sách tiền tê và nâng cao hiệu quả của các
công cụ chính sách tiền tệ gắn với đổi mới cơ chế điều hành lãi suất, tỷ giá theo
nguyên tắc thị trường.
- Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán làm nền tảng
cho việc phát triển dịch vụ mới và áp dụng các chuẩn mực quản trị ngân hàng hiện
đại.
- Xây dựng hệ thống thanh tra giám sát NH về thể chế, phương thức, mô hình
tổ chức và nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển hệ thống ngân hàng
Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế về thanh tra giám sát NH.
- Đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại hệ thống NHTM và cổ phần hóa các
NHTMVN nhằm nâng cao năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh, mở rộng quy

mô và năng lực cạnh tranh, đồng thời đảm bảo đạt mức độ an toàn và lành mạnh
theo chuẩn mực quốc tế.
- Thực hiện chiến lược phát triển nguồn lực, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và
thu hút nhân tài, gắn liền với việc hoàn thành các thể chế quản trị tiên tiến.
- Tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng theo
các cam kết đa phương và song phương.
Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 cũng như tình hình trong
nước và quốc tế, Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội đã đưa ra các chỉ tiêu kế
hoạch kinh doanh năm 2007. Cụ thể như sau:
- Nguồn vốn huy động: tăng trưởng 20% so với năm 2007, trong đó huy động
từ dân cư đạt 25% trên tổng nguồn vốn.
- Dư nợ: tăng trưởng 16%- 18% ( không tính dư nợ UTĐT). Tỷ lệ vay trung
dài hạn 45%-50%.
- Tỷ lệ nợ xấu: phấn đấu dưới 3%.
- Tỷ lệ thu ngoài tín dụng: trên 10%/ tổng thu nhập
- Quỹ thu nhập: tăng 10% so với năm 2007.
Triết lý kinh doanh của NHNo&PTNT là “Agribank mang phồn vinh với đến
khách hàng”, mục tiêu của NHNo

&PTNT vẫn tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng
thương mại hàng đầu Việt Nam và phấn đấu đến cuối năm 2010 trở thành một tập
đoàn tài chính – ngân hàng tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường
quốc tế.
Bám sát mục tiêu và nhiệm vụ của NHN
o
&PTNT Việt Nam, chi nhánh đã đề
ra mục tiêu nhiệm vụ cho những năm tiếp theo: Hoạt động kinh doanh đảm bảo
tăng trưởng và phát triển bền vững. Trong đó, cần thực hiện 4 nhiệm vụ trong tâm:
- Khẳng định vị thế của chi nhánh bằng cách chiếm lĩnh thị trường, tăng
cường thị phần.

- Ổn định bộ máy tổ chức
- Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng đi đôi với việc đào tạo đội ngũ cán bộ
có trình độ tương xứng với công nghệ mới.
- Tăng cường nguồn vốn và sử dụng vốn theo hướng ổn định bền vững và
tiết kiệm, cơ cấu hợp lý.
Để góp phần vào mục tiêu chung của chi nhánh hoạt động TTQT cũng không
ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động, mở rộng hình thức, nhằm ngày càng
đạt được yêu cầu thoả mãn của khách hàng. Chi nhánh đã đặt ra những mục tiêu
hướng phát triển cho giai đoạn tiếp theo:
Cải tiến nâng cao năng lực điều hành cho hoạt động TTQT tại chi nhánh,
đảm bảo thực hiện tốt chiến lược đưa hoạt động TTQT thành một trong những hoạt
động trọng tâm của chi nhánh, tận dụng được ưu thế về địa điểm, đảm bảo hoạt
động TTQT và KDNT của chi nhánh được thông suốt, hiệu quả.
Đảm bảo thực hiện tốt, nhanh chóng, chính xác các dịch vụ TTQT và kinh
doanh ngoại tệ phục vụ khách hàng và phát triển hoạt động TTQT của khách hàng
truyền thống tại chi nhánh, nâng cao vị thế của chi nhánh trong đánh giá của khách
hàng.
Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ TTQT, các hình thức kinh doanh ngoại tệ
như nghiệp vụ hoán đổi(SWAP), mua bán kỳ hạn,...tìm kiếm nguồn cung ứng
ngoại tệ mới từ các tổ chức và doanh nghiệp.
Triển khai công tác tiếp thị khách hàng, tìm kiếm các khách hàng mới, đặc
biệt là các doanh nghiệp có doanh số xuất nhập khẩu lớn, đặc biệt với các doanh
nghiệp xuất khẩu nhằm giảm bớt sự mất cân đối giữa nghiệp vụ nhập khẩu và xuất
khẩu, thu hút nguồn ngoại tệ về chi nhánh. Kết hợp với các bộ phận khác để có
chính sách marketing đồng bộ thu hút nguồn khách hàng mới, có uy tín
Xây dựng chính sách ưu đãi cho các khách hàng có nguồn ngoại tệ lớn bán
cho ngân hàng như về lãi suất, phí dịch vụ,...
Phát triển số lượng bán đại lý thu đổi ngoại tệ, xây dựng các chính sách ưu
đãi đối với các đại lý có khả năng cung ứng ngoại tệ với số lượng lớn.
Nâng cao trình độ chuyên môn bằng việc thường xuyên tổ chức đào tạo

chuyên đề về TTQT và Kinh doanh ngoại tệ cho các cán bộ TTQT nói riêng và
toàn thể cán bộ chi nhánh nói chung để đảm bảo sự phối kết hợp trong việc phục
vụ khách hàng.

×