Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Khảo sát tình hình nhiễm nấm và mức độ nhạy cảm với thuốc kháng nấm của nấm da tại bệnh viện da liễu TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.32 MB, 107 trang )

NTTU-NCKH-04

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------------------------------------------

Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH
DÀNH CHO CÁN BỘ - GIẢNG VIÊN 2018

Tên đề tài: Khảo sát tình hình nhiễm nấm và mức độ nhạy cảm với thuốc kháng
nấm của nấm da tại bệnh viện Da liễu TPHCM.
Số hợp đồng: 2018.01.44

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Ngọc Yến
Đơn vị công tác: Khoa Dược
Thời gian thực hiện: 06/2018 – 02/2019

TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 04 năm 2019

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 201


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------------------------------------

Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH
DÀNH CHO CÁN BỘ - GIẢNG VIÊN 201

Tên đề tài: Khảo sát tình hình nhiễm nấm và mức độ nhạy cảm với thuốc kháng
nấm của nấm da tại bệnh viện Da liễu TPHCM.
Số hợp đồng: 2018.01.44

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Ngọc Yến
Đơn vị công tác: Khoa Dược
Thời gian thực hiện: 06/2018 – 02/2019

Các thành viên phối hợp và cộng tác:
STT

Họ và tên

Chuyên ngành

Cơ quan công tác

Ký tên


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ................................................................................................. viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 2
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................... 3

TÓM TẮT .............................................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................ 5
1.1. TỔNG QUAN VỀ NẤM DA GÂY BỆNH .................................................................... 5
1.2.1. Lịch sử phát hiện nấm da .......................................................................................... 5
1.2.2. Tổng quan về nấm da ................................................................................................ 5
1.2.3. Phân loại nấm da ....................................................................................................... 6
1.2.4. Các bệnh nấm da ở người ......................................................................................... 9
1.2.5. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về nấm da ................................................ 11
1.2. CÁC KỸ THUẬT TRONG PHÂN LẬP VÀ ĐỊNH DANH NẤM DA ...................... 14
1.2.1. Xác định sự có mặt của nấm da từ mẫu bệnh phẩm ............................................... 14
1.2.2. Nuôi cấy và phân lập nấm da .................................................................................. 15
1.2.3. Phương pháp định danh nấm da .............................................................................. 17
1.2.3.1. Đặc điểm hình thái khóm nấm ................................................................................ 17
1.2.3.2. Đặc điểm hình thái hiển vi ...................................................................................... 17
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC KHÁNG NẤM ............................... 18
1.3.1. Phương pháp pha loãng.............................................................................................. 18
1.3.2. Phương pháp khuếch tán ............................................................................................ 19
1.3.3. Phương pháp khuếch tán dùng để xác định mức độ nhạy của các chất kháng nấm trên
nấm da .................................................................................................................................. 19
1.4. TỔNG QUAN MỘT SỐ THUỐC KHÁNG NẤM VÀ ĐIỀU TRỊ ............................. 20
1.4.1. Thuốc kháng nấm ketoconazole ................................................................................ 20
1.4.2. Thuốc kháng nấm terbinafine .................................................................................... 22
1.4.3. Một số phác đồ điều trị nấm da.................................................................................. 23
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 25


2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 25
2.1.2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................... 25
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................................. 25

2.1.4. Hóa chất và thiết bị .................................................................................................... 25
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 26
2.2.1. Sàng lọc và định danh nấm da ................................................................................... 26
2.2.2. Phương pháp thử độ nhạy cảm của nấm da với thuốc kháng nấm ............................ 31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................... 33
3.1. KẾT QUẢ ..................................................................................................................... 33
3.1.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 33
3.1.2.1. Tỷ lệ nhiễm nấm da theo độ tuổi ............................................................................ 33
3.1.2.2. Tỷ lệ nhiễm nấm da theo giới tính .......................................................................... 34
3.1.2.3. Tỷ lệ nhiễm nấm theo vị trí trên cơ thể bệnh nhân ................................................. 35
3.1.2. Sàng lọc và định danh vi nấm .................................................................................... 36
3.1.2.1. Soi tươi trực tiếp ..................................................................................................... 36
3.1.2.2. Sàng lọc nấm da bằng môi trường DTM ................................................................ 37
3.1.2.3. Đặc điểm hình thái khóm nấm và đặc điểm hình thái hiển vi ................................ 37
3.1.2.4. Định danh bằng các phản ứng khác ........................................................................ 41
3.1.3. Độ nhạy cảm của nấm da với thuốc kháng nấm ........................................................ 45
3.2. THẢO LUẬN ............................................................................................................... 51
3.2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 51
3.2.2. Định danh nấm da ...................................................................................................... 52
3.2.3. Độ nhạy cảm của nấm da với thuốc kháng nấm ........................................................ 52
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 54
4.1. KẾT LUẬN................................................................................................................... 54
4.2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 55
Tiếng Việt............................................................................................................................ 55
Tiếng Anh ........................................................................................................................... 56
PHỤ LỤC......................................................................................................................... PL1


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
BCP
BCP – MS – G

CLSI

Tên Tiếng Anh
Bromocresol Purple
Bromocresol Purple Milk Solid
Glucose Agar
Clinical and Laboratory Standard
Institute

CMDA

Cornmeal Dextrose Agar

DTM

Dermatophyte Test Medium

NCCLS

MIC

PCR-RFLP

Viện Tiêu chuẩn Lâm
sàng và phịng xét
nghiệm Hoa Kỳ


Đường kính vịng kháng

ĐKVKN
LPCB

Tên Tiếng Việt

nấm
Lactophenol coton blue
National Committee for Clinical
Laboratory Standards
Minium inhibited concentration
Polymerase Chain Reaction
Fragment Length Polymorphism

PDA

Potato dextrose agar

SDA

Sabouraud dextrose agar

Ủy ban quốc gia về tiêu
chuẩn phịng thí nghiệm
Lâm sàng
Nồng độ ức chế tối thiểu
Phản ứng khuếch đại gen
và sự đa hình chiều dài

đoạn cắt giới hạn


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Giai đoạn sinh sản vô tính và hữu tính của nấm da ............................................... 5
Bảng 1.2. Phân bố chi nấm Microsporum ở người và ở động vật [19], [20], [27]. ............... 7
Bảng 1.3. Phân bố chi nấm Trichophyton ở người và ở động vật [19], [20], [27]. ............... 8
Bảng 1.4. Sinh thái học nấm da ............................................................................................. 9
Bảng 1.5. Tiêu chuẩn về mức độ nhạy của nấm da theo Neo-Sensitabs [30]...................... 20
Bảng 1.6. Cấu trúc và tính chất của ketoconazole ............................................................... 21
Bảng 2.1. Đặc điểm khóm nấm [38]. ................................................................................... 27
Bảng 2.2. Đặc điểm quan sát dưới kính hiển vi của nấm da [19], [20], [27] ....................... 29
Bảng 2.3. Kết quả thử nghiệm ure ở một số chủng nấm da [14] ......................................... 30
Bảng 2.4. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ nhạy của vi nấm với ketoconazole và terbinafine
[30] ....................................................................................................................................... 32
Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm nấm phân bố theo độ tuổi ................................................................ 33
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm nấm da theo giới tính và nhóm tuổi ................................................ 34
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm nấm phân bố theo vị trí và giới tính ................................................ 35
Bảng 3.4. Đặc điểm hình thái khóm nấm và đặc điểm hiển vi ............................................ 38
Bảng 3.5. Hình ảnh khóm nấm và hình thái hiển vi ............................................................ 40
Bảng 3.6. Kết quả định danh các vi nấm phân lập từ bệnh phẩm ........................................ 45
Bảng 3.7. ĐKVKN đối với chủng nấm T. rubrum .............................................................. 45
Bảng 3.8. ĐKVKN trên T. mentagrophytes......................................................................... 46
Bảng 3.9. ĐKVKN trên T. tonsurans, T. verrucosum và T. violaceum ............................... 47
Bảng 3.10. ĐKVKN trên M. canis và M. gypseum ............................................................. 48
Bảng 3.11. Mức độ nhạy cảm của nấm da với ketoconazole và terbinafine ....................... 50


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mơ tả quy trình ni cấy vi nấm trên lam............................................................ 16

Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của terbinafine ......................................................................... 22
Hình 3.1. Sợi nấm quan sát được khi soi tươi dưới vật kính 40X ....................................... 37
Hình 3.2. Kết quả trên mơi trường DTM ............................................................................. 37
Hình 3.3. Microsporum canis phát triển trên môi trường cháo hoa ................................... 38
Hình 3.4. Kết quả thử nghiệm mơi trường ure..................................................................... 42
Hình 3.5. Kết quả thử nghiệm mơi trường BCP-MS-G ....................................................... 42
Hình 3.6. Kết quả thử nghiệm trên môi trường CMDA ...................................................... 43
Hình 3.7. Thử độ nhạy cảm với thuốc kháng nấm terbinafine bằng phương pháp khuếch tán
............................................................................................................................................. 49
Hình 3.8. ĐKVKN của ketoconazole trên T. mentagrophytes ............................................ 49
Hình 3.9. Phân bố mức độ nhạy cảm của nấm da với ketoconazole theo loài..................... 51


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu .......................................................................... 26
Sơ đồ 3.1. Tỷ lệ phân bố nấm da theo độ tuổi ..................................................................... 34
Sơ đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm nấm phân bố theo giới tính ............................................................. 35
Sơ đồ 3.3. Tỷ lệ nhiễm nấm phân bố theo vị trí nhiễm bệnh trên cơ thể ............................. 36
Sơ đồ 3.4. Sơ đồ định danh vi nấm da [38] ......................................................................... 44


Đặt vấn đề

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sản phẩm thực đạt được

Sản phẩn đăng ký tại thuyết minh

Số liệu về tình hình phân bố các chi/ lồi


Số liệu về tình hình phân bố các chi/ lồi

nấm da gây bệnh ở người

nấm da gây bệnh ở người

Số liệu về mức độ đáp ứng của nấm da với

Số liệu về mức độ đáp ứng của nấm da với

một số thuốc kháng nấm thường dùng.

một số thuốc kháng nấm thường dùng.

Bài đăng trên Tạp chí Y Học thành phố Hồ Kỷ yếu Hội nghị ĐH Nguyễn Tất Thành
Chí Minh (Đã duyệt đăng tháng 3/2019)

hoặc 1 tạp chí chuyên ngành trong nước

Tham gia đào tạo 2 Dược sĩ Đại học

Tham gia đào tạo 2 Dược sĩ Đại học

-

Tơn Hồng Diệu (13DDS07)

-

Nguyễn Lê Phương Un

(13DDS01)

Thời gian đăng ký: từ ngày 06/2018 đến ngày 11/2018
Thời gian nộp báo cáo: ngày 16/11/2018

1

Nguyễn Thị Ngọc Yến


Đặt vấn đề

MỞ ĐẦU
Mở đầu: Bệnh nấm da khá phổ biến tại các vùng khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, mặc dù
bệnh chỉ khu trú ở da nông nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Thời
gian điều trị dài tác động lớn đến sự tuân thủ trị liệu của bệnh nhân, cũng là cơ hội phát sinh
đề kháng với thuốc kháng nấm.
Đối tượng: Bệnh nhân được chẩn đốn nhiễm nấm (da, tóc) điều trị tại bệnh viện Da liễu
TP. HCM với các tiêu chuẩn chọn mẫu:
-

Bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu từ 11-12/2017.

-

Bệnh nhân có kết quả soi tươi dương tính với hình ảnh “Sợi nấm có vách ngăn”.

-

Vị trí nhiễm bệnh có nhiều vảy.


Phương pháp nghiên cứu: Phân lập nấm da từ bệnh phẩm trên môi trường chọn lọc
dermatophytes test medium (DTM), định danh bằng hình thái học và sinh hố, xác định tính
nhạy cảm với ketoconazole, terbinafine theo hướng dẫn CLSI M44-A2, thay đổi theo Nweze
và cs. (2010).
Kết quả: Từ 104 mẫu cho kết quả nhiễm "sợi nấm có vách ngăn”, phân lập trên DTM thu
được 55 mẫu thuần trong đó: Có 7 lồi nấm da: T. rubrum (36,36%), T. mentagrophytes
(32,73%), T. tonsurans (14,55%), T. verrucosum (3,64%), T. violaceum (3,64%), M. canis
(5,45%) và M. gypseum (3,64%). Nam mắc bệnh cao hơn nữ (65,38% so với 34,62%). Độ
tuổi 16 – 25 chiếm có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (41,35%),  15 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất
(3,85%). Về vị trí nhiễm nấm, bẹn là vị trí nhiễm bệnh cao nhất (25,96%) sau đó đến đầu
(1,92%). Về mức độ nhạy cảm với thuốc kháng nấm, có 52,7% chủng nhạy cảm với
ketoconazole; 21,8% nhạy cảm trung gian và có 25,5% chủng đã bị đề kháng với
ketoconazole. Tất cả các chủng nấm da ly trích từ bệnh nhân đều nhạy cảm với terbinafine
(2 µg/ đĩa).
Kết luận: Hầu hết các chủng nấm da thuộc chi Trichophyton, 100% chủng nhạy cảm
terbinafine, có 52,73% chủng nhạy cảm với ketoconazole.

2

Nguyễn Thị Ngọc Yến


Đặt vấn đề

ĐẶT VẤN ĐỀ
Các bệnh về da và rối loạn về da ở người thường không đe dọa đến tính mạng nhưng gây
cho bệnh nhân cảm giác ngứa ngáy và khó chịu, có thể biến dạng vùng da nhiễm bệnh và
đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống trong trường hợp các tổn
thương lan rộng.

Ngày nay, mức sống và kiến thức thường nhật của người dân Việt Nam đã được nâng cao
nhưng vẫn còn thiếu sót về kiến thức điều trị bệnh nói chung cũng như bệnh nấm da nói
riêng. Điều đó dẫn đến hậu quả rất đáng lo ngại từ việc sử dụng thuốc không hợp lý. Cụ thể
là, bệnh nhân thường lạm dụng corticoid khiến tình trạng nhiễm nấm nặng và cũng trở nên
khó điều trị hơn. Khơng những thế, đối với các bệnh nhân dùng đúng thuốc ngay từ khi phát
hiện bệnh thường cũng mắc phải một sai lầm chính là khơng tuân thủ phát đồ điều trị của
thầy thuốc, tự ý dừng thuốc hoặc không đủ kiện nhẫn điều trị làm bệnh diễn tiến mạn tính
và phức tạp. Từ những lý do đã nêu, bệnh nhiễm nấm da và việc đề kháng với thuốc kháng
nấm của các vi nấm da ngày càng lan rộng và cũng là một trong những vấn đề được nhiều
người quan tâm. Các thuốc kháng nấm thường được sử dụng như ketoconazole, clotrimazol
dần bị đề kháng khi xuất hiện càng nhiều bệnh nhân điều trị thất bại. Xuất phát từ thực tế
trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Khảo sát tình hình nhiễm nấm và mức độ nhạy cảm với thuốc
kháng nấm của nấm da tại bệnh viện Da liễu TpHCM” từ tháng 11 – 12/2017, nhằm thực
hiện các mục tiêu sau:
1. Khảo sát tình hình bệnh nhiễm nấm da trên đối tượng bệnh nhân đến khám và
điều trị tại Bệnh viện Da liễu Thành Phố Hồ Chí Minh từ tháng 11 – 12/2017.
2. Phân lập và định danh các chủng vi nấm ly trích từ bệnh phẩm bằng phương pháp
cổ điển.
3. Khảo sát độ nhạy cảm của vi nấm với thuốc kháng nấm ketoconazole và
terbinafine.
Để cập nhật những số liệu lâm sàng về tình hình bệnh nhiễm nấm cũng như mức độ đáp ứng
với thuốc ketoconazole và terbinafine của các chủng nấm da phân lập được, làm định hướng
cho các bác sĩ trong việc kê đơn cũng như hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc an toàn, hợp
lý.

3

Nguyễn Thị Ngọc Yến



Đặt vấn đề

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh nấm da khá phổ biến tại các vùng khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, mặc
dù bệnh chỉ khu trú ở da nông nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Thời gian điều trị dài tác động lớn đến sự tuân thủ trị liệu của bệnh nhân, cũng là cơ hội phát
sinh đề kháng với thuốc kháng nấm.
Mục tiêu: Xác định thành phần lồi và tính nhạy cảm với ketoconazole, terbinafine của các
chủng nấm da phân lập từ bệnh phẩm tại Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh từ tháng
11/2017 – 12/2017.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Phân lập nấm da từ bệnh phẩm trên môi trường
chọn lọc dermatophytes test medium (DTM), định danh bằng hình thái học và sinh hố, xác
định tính nhạy cảm với ketoconazole, terbinafine theo hướng dẫn CLSI M44-A2, thay đổi
theo Nweze và cs. (2010).
Kết quả: Trong các mẫu thu thập từ bệnh phẩm trong tháng 11-12/2017 của bệnh nhân biểu
hiện lâm sàng nấm da, có 104 mẫu da dương tính với xét nghiệm KOH, phân lập trên môi
trường chọn lọc thu được 55 chủng, trong đó chi Trichophyton chiếm ưu thế (90,91%) so
với chi Microsporum (9,09%) và khơng có chi Epidermophyton. Về mức độ nhạy cảm với
thuốc kháng nấm, có 52,7% chủng nhạy cảm với ketoconazole; 21,8% nhạy cảm trung gian
và có 25,5% chủng đã bị đề kháng với ketoconazole. Tất cả các chủng đều nhạy cảm với
terbinafine.
Kết luận: Hầu hết các chủng nấm da thuộc chi Trichophyton, có 52% chủng nhạy cảm với
ketoconazole và 100% chủng nhạy cảm terbinafine.
Từ khóa: nấm da, ketoconazole, terbinafine, mức độ nhạy cảm

4

Nguyễn Thị Ngọc Yến



Tổng quan tài liệu

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ NẤM DA GÂY BỆNH
1.2.1. Lịch sử phát hiện nấm da
- Năm 1841, David Gruby – một bác sĩ người Hungary khi làm việc tại Paris đã mô tả một
cách cẩn thận một số loại nhiễm trùng da liễu khác nhau. Đến năm 1843, ông phát hiện và
đặt tên cho chi nấm da Microsporum và mơ tả lồi Microsporum audouinii dựa trên sự xuất
hiện của loài nấm này trên lâm sàng.
- Năm 1845, chi nấm da Trichophyton được phát hiện và mô tả bởi Per Henrik Malmsten,
một nhà điều tra viên người Thụy Điển.
- Năm 1910, chi Epidermophyton được biết đến nhờ công của nhà khoa học Raymond
Sabouraud, đây là chi nấm cuối cùng được tìm ra trong tổng số 3 chi nấm da [12].

1.2.2. Tổng quan về nấm da
Bệnh nấm da là một bệnh truyền nhiễm phổ biến gây ra bởi các vi nấm ưa keratin ký sinh
trong các mơ cơ thể người như lớp biểu bì, tóc và móng [25]. Nấm da thuộc họ
Gymnoascaceae và cho đến nay đã có khoảng 40 lồi nấm da được biết đến, chúng thuộc 3
chi: Trichophyton, Microsporum và Epidermophyton [10].
Chu kỳ sinh sản của nấm da gồm hai giai đoạn, vì vậy một loài được biết với hai tên riêng
biệt nhau, một tên để chỉ giai đoạn sinh sản vơ tính (anaphorm) và một tên để chỉ giai đoạn
sinh sản hữu tính (teleomorph). Tên gọi cho giai đoạn sinh sản hữu tính của Microsporum là
Nannizzia và của Trichophyton là Arthroderma sống trong đất.

Bảng 1.1. Giai đoạn sinh sản vơ tính và hữu tính của nấm da [10]
Tên ở giai đoạn sinh sản vơ tính

Tên ở giai đoạn sinh sản hữu tính

Microsporum canis


Nannizzia otae

Microsporum gypseum

Nannizzia incurvate
Nannizzia gypsa

Microsporum fulvum

Nannizzia fulva

Microsporum nanum

Nannizzia obtuse

Microsporum persicolor

Nannizzia persicolor

Trichophyton mentagrophytes

Arthroderma benhamiae

Trichophyton simii

Arthroderma simii

5


Nguyễn Thị Ngọc Yến


Tổng quan tài liệu

Nấm da chỉ xâm nhập vào tổ chức sừng. Tùy vào mức độ xâm nhập của nấm và đáp ứng
miễn dịch của cơ thể mà có biểu hiện viêm hạn chế hoặc viêm rõ trên lâm sàng [5]. Chúng
có khuynh hướng gây nhiễm ngồi da ở các vị trí khác nhau trên cơ thể, tạo ra một hoa văn
giống hình vịng - do đó được gọi với thuật ngữ là “Ringworm”. Các bệnh do nấm da gây ra
thường được điều trị thành công nhưng sự thành công phụ thuộc vào vị trí nhiễm bệnh và sự
tuân thủ điều trị của bệnh nhân [23].
Bệnh nấm da rất phổ biến, có ít nhất 10% dân số thế giới bị nhiễm nấm da. Bệnh lây nhiễm
chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng đã nhiễm nấm. Ở mơi trường thích hợp, vi
nấm có thể sống ngồi cơ thể ký chủ ít nhất một năm. Do vi nấm có mặt khắp nơi, rất khó
xác định được nguồn lây nhiễm. Nấm gây bệnh cho người khác nhau tùy thuộc vị trí bệnh
trên cơ thể và theo vùng địa lý, tuy nhiên trên phạm vi tồn thế giới có hai lồi nấm da thường
được ly trích từ bệnh phẩm là Trichophyton rubrum (T. rubrum) và Trichophyton
mentagrophytes (T. mentagrophytes) chiếm 60 - 90% trong tổng số ca bệnh nấm da.

1.2.3. Phân loại nấm da
Có thể phân loại nấm da dựa vào:


Dựa theo đặc điểm bào tử đính lớn, nấm da được chia thành ba chi chính:
Trichophyton (gây nhiễm trùng trên da, tóc và móng), Epidermophyton (gây nhiễm
trùng da và móng) và Microsporum (gây nhiễm trùng trên da và tóc) [10], [19].



Dựa trên phương thức lây truyền, một số nấm da nhiễm trên người (được gọi là

Anthropophilic) và thường được lây truyền từ người sang người. Một số nấm da ưa thú
(gọi là Zoophilic) lây nhiễm từ động vật sang người và các nấm da ưa đất (được gọi là
Geophilic) [10].



Dựa theo vị trí nhiễm bệnh, nấm da được chia thành nấm da ở vùng đầu, mặt, râu, cơ
thể, tay, bẹn, chân và móng. Ngồi ra các biến thể trên lâm sàng gặp phải bao gồm nấm
Tinea imbricata, Tinea pseudoimbricata và u hạt Majocchi [21].

6

Nguyễn Thị Ngọc Yến


Tổng quan tài liệu
Bảng 1.2. Phân bố chi nấm Microsporum ở người và ở động vật [19], [20], [27].
Microsporum canis
Người: 3% (gặp ở trẻ em,
Loài và thường ở da đầu và da)
tỷ lệ
Chó: 70%, mèo: 98%

Microsporum gypseum
Người: hiếm (thường ở
da đầu và da)
Chó: 20%, mèo: 1%

Microsporum nanum
Người: hiếm

Heo: chủ yếu

Microsporum gallinae
Người: hiếm
Gia cầm: chủ yếu

E. floccosum
Nhiễm trùng ở người:
1% (bẹn, chân và móng
tay). Hiếm thấy ở động
vật
Màu xanh lá cây ô liu
đến màu vàng-mù tạt
Khóm nấm gấp lại và sấn
sùi (tạo thành rãnh)

Khóm
nấm
(Mặt
trước)

Trung tâm trắng và mịn
với viền vàng
Các rãnh xuyên tâm có
khoảng cách gần nhau

Chủ yếu là màu
vàng nâu-vàng sẫm với
viền trắng. Sợi nấm phát
triền rất nhanh


Khóm nấm dạng bột từ
trắng đến vàng sẫm
(màu vàng-nâu)

Khóm nấm dạng nhung
từ trắng đến hồng

Mặt sau

Vàng chuyển sang nâu
theo độ tuổi

Màu kem, thuộc da màu
đỏ nâu

Ban đầu màu cam, sau
đó màu đỏ-nâu

Sắc tố màu đỏ khuếch tán
vào môi trường

Cam đến nâu

Đầu nhọn và có gai với
vách dày, thơ, có từ 6
vách ngăn trở lên

Nhiều, có gai với thành
mỏng, 3 đến 6 vách ngăn,

đầu trịn

Nhiều, hình bầu dục với
vách mỏng, 1 đến 3 vách
ngăn (thường là 2)

Nhiều, hình chùy
Thường cong, vách mỏng
trơn, từ 4-10 vách ngăn

Hình chùy đầu cùn
Thành mỏng mịn, đính
chùm từ 2, từ 2-6 tế bào
Khơng có

Rất ít, mọc dọc theo sợi
nấm, hình quả lê đến trịn

Hình chùy

Ít đến vừa phải, hình
chùy

Ít đến nhiều
Hình chùy đến quả lê

Bào tử
đính lớn

Bào tử

đính nhỏ

7

Nguyễn Thị Ngọc Yến


Tổng quan tài liệu
Bảng 1.3. Phân bố chi nấm Trichophyton ở người và ở động vật [19], [20], [27].

Loài và
tỷ lệ
Khóm
nấm
(Mặt
trước)
Mặt sau

Bào tử
đính lớn

Bào tử
đính nhỏ

T. mentagrophtes
Người: 9% (da, da đầu,
tóc, móng tay, đặc biệt ở
chân và bẹn)
Chó: 10%, mèo: 1%


T. tonsurans
Chỉ nhiễm bệnh ở người:
45% (thường ở da đầu,
cũng có ở da và móng)

T. rubrum

Màu vàng sẫm và dạng
bột hoặc trắng và dạng tơ

Mượt như nhung với nếp
gấp bao quanh
Màu sắc có thể thay đổi

Trắng đến vàng sẫm, mịn
mượt và phủ lông tơ

Nâu đến nâu da (thông
thường), đỏ sậm hoặc
vàng

Màu gỗ đến đỏ nâu
Đôi khi màu vàng hoặc
không màu

Màu đỏ đậm, rượu vang,
đôi khi màu nâu, màu
vàng hoặc không màu

Hình xì gà với những

thành mỏng mịn

Thành mỏng, mịn, hình
dạng khơng đều

Rất nhiều, hình trịn đến
quả lê, thường có sợi tơ
nấm xoắn ốc

Hình giọt nước, hình
chùy hoặc hình bong
bóng

Chỉ nhiễm ở người: 41%
(thường ở da, chân, tay,
móng, bẹn). Hiếm gặp ở
động vật.

T. verrucosum
Gia súc: thường gặp
nhưng ở người, ngựa,
cừu: thỉnh thoảng

T. equinum
Người: rất hiếm
Ngựa: thường thấy

Trắng, đôi khi màu vàng
hoặc xám. Bề ngồi mịn
mượt, có thể có nếp gấp,

khóm nhỏ
Trắng, đôi khi vàng

Màu kem cho đến màu
da và mượt như nhung

2-8 tế bào, các cạnh
song song. Hiếm gặp

Hiếm, thành dài, mỏng,
trơn, chuỗi
chlamydospore

Hiếm, hình chùy, thành
mỏng và mịn

Mọc đơn lẻ trên sợi nấm
nhỏ, hình quả lê

Hiếm, hình quả lê đến
hình chùy

Nhiều, trên sợi nấm và
hình quả lê đến hình
trịn

8

Vàng đến đỏ nâu


Nguyễn Thị Ngọc Yến


Tổng quan tài liệu

1.2.4. Các bệnh nấm da ở người
Bệnh nấm da rất phổ biến, có khoảng 10% dân số thế giới bị nhiễm nấm da. Bệnh lây nhiễm
chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, thú bệnh hoặc đất; gián tiếp qua thảm, nền
nhà, quần áo, giày dép mang vảy da hay tóc bệnh [9].

Bảng 1.4. Sinh thái học nấm da
Loài nấm da

Nguồn trữ nấm

Vùng địa lý

Tần suất bệnh

T. rubrum
T. mentagrophytes
var mentagrophytes
var interdigitale
var erinacei
var quinckeanum
T. verrucosum
T. violaceum

Người


Khắp thế giới

Thường gặp

Thú (gậm nhấm)
Người
Thú (nhím)
Thú (chuột)
Thú (bị)
Người

Thường gặp
Thường gặp
Thỉnh thoảng
Hiếm
Thường gặp
Thường gặp

T. tonsurans
T. concentricum

Người
Người

T. schoenleinii
T. equinum
T. gourvilii
T. megninii
T. simii
T. soudanense

T. yaoundei

Người
Thú (ngựa)
Người
Người
Thú (khỉ)
Người
Người

Khắp thế giới
Khắp thế giới
Châu Âu, châu Phi
Khắp thế giới
Khắp thế giới
Châu Âu, châu Phi,
Châu Á
Khắp thế giới
Các đảo Thái Bình
Dương
Châu Âu, châu Phi
Khắp thế giới
Châu Phi
Châu Âu, châu Phi
Ấn Độ
Châu Phi
Châu Phi

Microsporum sp.
M.canis

var distortum
var equinum
M. gypseum
M. audouinii
M. ferrugeneum
M. fulvum
M. gallinae

Thú (mèo)
Thú (mèo)
Thú (ngựa)
Đất
Người
Người
Đất
Thú (gà)

Khắp thế giới
Mỹ
Khắp thế giới
Khắp thế giới
Khắp thế giới
Châu Âu, châu Á
Khắp thế giới
Khắp thế giới

Thường gặp
Hiếm
Hiếm
Thỉnh thoảng

Thường gặp
Vùng nội dịch
Thỉnh thoảng

Trichophyton sp.

9

Thường gặp
Vùng nội dịch
Vùng nội dịch
Hiếm
Vùng nội dịch
Vùng nội dịch
Thỉnh thoảng
Vùng nội dịch
Vùng nội dịch

Nguyễn Thị Ngọc Yến


Tổng quan tài liệu

M. nanum
M. persicolor

Thú (heo)
Thú (chuột đồng)

Khắp thế giới

Châu Âu, Mỹ

Hiếm
Hiếm
Hiếm

Epidermophyton sp.
E. floccosum

Người

Khắp thế giới

Thường gặp

1.1.3.1. Bệnh nấm tóc
Bệnh nấm tóc hay cịn gọi là chốc đầu (Tinea Capitis) là bệnh nhiễm trùng liên quan đến da
đầu do các chi nấm Microsporum và Trichophyton gây ra. Sự nhiễm trùng có thể chỉ từ nhẹ
với ban đỏ và một vài chỗ bị lốm đốm hay những nốt tóc màu xám xỉn đến các phản ứng
viêm nặng hơn như viêm nang lơng, hình thành kerion và sẹo rộng, gây hói, đôi khi kèm
theo sốt, mệt mỏi và bệnh bạch huyết khu trú. Cả 2 vùng da và tóc đều bị ảnh hưởng. Sự
nhiễm nấm có thể được miêu tả như ectothrix - nhiễm nấm kiểu phát ngọai (bào tử hình
thành ở bên ngồi của sợi tóc) hoặc endothrix - nhiễm nấm kiểu phát nội (bào tử hình thành
bên trong sợi tóc). Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là T. tonsurans (endothrix) thay vì
Microsporum audouinii (M. audouinii) hay Microsporum canis (M. canis) (ectothrix) [35]:
− Nhiễm nấm kiểu phát nội (Endothrix): bào tử nấm được hình thành trong thân sợi tóc.
Biểu hiện của bệnh biến đổi từ các mảng tóc rụng có giới hạn rõ, kèm với nổi ban đỏ và
bong vảy da. Thường tóc gãy ngang mức vảy da, sự viêm giới hạn, hoặc tóc gãy, da đầu
viêm bờ gồ cao cộng với viêm nang lông trong dạng chốc đầu chấm đen. Các dạng tóc
nhiễm nấm này rất khó chuẩn đốn.

− Nhiễm nấm kiểu phát ngoại (Ectothrix): bào tử nấm bao quanh sợi tóc. Tóc gãy ở bất kỳ
điểm nào nhưng thường cách da đầu vài milimet. Da đầu thường viêm và cho những
vùng rụng tóc giới hạn. Da đầu viêm nặng hoặc kerion có thể xảy ra ở tóc nhiễm phát
nội lẫn phát ngoại, nhưng thường gặp ở phát ngoại.

1.1.3.2. Bệnh ở da nhẵn
− Hắc lào: tổn thương hình vịng trịn lan rộng, bờ hơi gồ cao có vảy và có mụn rộp, ở giữa
có màu hơi nhạt. Một số trường hợp kích thước và hình dạng của tổn thương cao thể thay
đổi tùy vào mức độ viêm. Thường viêm mạnh hơn trong trường hợp nhiễm trùng do nấm
ưa thú như M. canis. Khi nhiễm T. rubrum phản ứng viêm ít hơn và vết thương lan rộng,
bờ ít giới hạn.

10

Nguyễn Thị Ngọc Yến


Tổng quan tài liệu

− Vảy rồng: nấm bắt đầu mọc ở một điểm rồi lan rộng có khi cả thân mình trừ mặt và đầu,
do bệnh kéo dài lâu năm. Da khơng viêm nhưng tróc vảy tạo thành nhiều vịng đồng tâm.

1.1.3.3. Bệnh nấm bẹn
Bệnh thường gặp ở vùng khí hậu nóng ẩm, chủ yếu ở nam giới. Nấm nhiễm ở vùng háng,
quanh hậu môn và đáy chậu và đôi khi xuất hiện ở đùi trên. T. rubrum và Epidermophyton
floccosum (E. floccosum) là các nguyên nhân thường gặp nhất. Tổn thương hồng ban đỏ nâu
và phủ vảy khô. Chúng thường có hai mặt và đối xứng, kéo dài xuống hai bên của đùi bên
trong và có đường viền nổi rõ, thường thấy nổi mụn nhỏ đối với nhiễm E. floccosum. Nếu
nhiễm Trichophyton sp., tổn thương thường không đối xứng hai bên bẹn và có khuynh hướng
lan lên trên thân mình [38].


1.1.3.4. Bệnh nấm chân
Bàn chân, đặc biệt là lòng bàn chân và các kẽ ngón chân, là những vị trí thường xuyên xuất
hiện bệnh lý liên quan đến nấm da. Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là da bị sần sùi, bong
tróc và nứt, chủ yếu ở khoảng cách giữa các ngón chân thứ tư và thứ năm. Những biểu hiện
thường gặp khác là tăng sừng mạn tính dẫn đến các vảy bạc phủ lên da làm da nhợt nhạt ở
lịng bàn chân, gót và cạnh bàn chân. Đối với tình trạng viêm cấp tính, đặc trưng bởi sự hình
thành các mụn ghẻ, mụn mủ, và đơi khi là chất nhầy, thường xuyên nhất là do T.
mentagrophytes. Các tác nhân khác cũng gây nấm chân là T. rubrum, T. mentagrophytes var.
interdigitale và E. floccosum.

1.1.3.5. Bệnh nấm móng
Bệnh thường gặp ở xứ nóng, chiếm khoảng 3%, chủ yếu ở người lớn. Móng chân dễ bị nhiễm
hơn móng tay. Có hai dạng móng nhiễm nấm da thường gặp:

− Bệnh bắt đầu từ bờ móng, hai rìa móng. Móng bệnh thường dày và cong, vi nấm xâm
nhập từ dưới móng (T. rubrum).

− Bệnh bắt đầu từ mặt trên của móng (nấm móng trắng ở mặt trên), vi nấm gây bệnh thường
là T. mentagrophytes var interdigitale.
Bệnh nhân nhiễm nấm móng thường bị ở những vị trí khác như lịng bàn chân, kẽ chân. Ở
Việt Nam, vi nấm gây nhiễm thường gặp là T. rubrum, T. mentagrophytes và
E. floccosum [1], [10].

1.2.5. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về nấm da
1.1.4.1. Ngoài nước
11

Nguyễn Thị Ngọc Yến



Tổng quan tài liệu

Bệnh nấm da có xu hướng ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Tỷ lệ mắc bệnh
nấm da so với các bệnh ngoài da ở Đơng Nam Á là 40 - 60%, cịn ở Việt Nam là 5 - 15%. Ở
Việt Nam, khí hậu, điều kiện vệ sinh, tập quán còn thấp là điều kiện lý tưởng cho bệnh nấm
da phát triển, kéo dài và phát sinh chủng đề kháng thuốc. Trên thế giới, đã có các nhà khoa
học nghiên cứu về vấn đề này, có thể kể đến như:
− Một nghiên cứu tại bệnh viện trường đại học Bari (Italia) trong khoảng thời gian từ 2005
- 2010 đã khảo sát 6133 bệnh nhân với kết quả cho thấy tỉ lệ cao nhất là bệnh nấm móng
với 39,2%, tiếp theo là bệnh nấm thân với 22,7%, nấm bàn chân với 20,4%. Đồng thời
kết quả từ quá trình định danh bằng phương pháp cổ điển cho thấy tỷ lệ nhiễm T. rubrum
là 64%, T. mentagrophytes là 10%, và M. canis chiếm 14% [22].
− Maria Elisabete da Silva Barros, Daniel de Assis Santos (2007) thử tính nhạy cảm của 4
thuốc kháng nấm (fluconazole, itraconazole, terbinafine và griseofulvin) trên 2 chủng
thường gặp là T. mentagrophytes và T. rubrum. Kết quả cho thấy các chủng đều nhạy
cảm với terbinafine, itraconazol, sau đó đến ketoconazole, đối với griseofulvin thì mức
độ nhạy cảm không ổn định [17].
− Gadangi Indira (2014) tiến hành nghiên cứu trên 119 bệnh nhân nhiễm nấm da trên đối
tượng bệnh nhân tại Ấn Độ với tỉ lệ phân bổ theo loài tập trung chủ yếu ở T. rubrum
(n=40), T. mentagrophytes (n=19), T. violaceum (n=15), M. gypseum (n=12), E.
flocossum (n=9), cịn lại là các lồi khác. Giá trị MIC của terbinafine là thấp nhất so với
ketoconazole, itraconazole, griseofulvin và fluconazole. Như vậy, terbinafine có hiệu
quả trị liệu tốt nhất so với các thuốc khác [24].
− Mona Fattouh Mohamed Shalaby và cộng sự (2016) khảo sát bệnh nhiễm nấm da trên
110 bệnh nhân, cho thấy tỉ lệ nhiễm nấm da M. canis (52,7%), M.gypseum (20,9%), T.
mentagrophytes (16,4%), và M. audouinii (10%). Tỉ lệ nhạy cảm với clotrimazole là
95,5% và miconazole là 84,5% [33].
Tình hình nghiên cứu dịch tễ về sự phân bố các loài vi nấm và sử dụng thuốc kháng nấm
trên bệnh nhân từ các công bố quốc tế vẫn chưa nhiều. Qua các bài báo, có thể thấy rằng tình

hình bệnh nhiễm nấm ngày càng tăng, cũng như bắt đầu có sự xuất hiện tình trạng đề kháng
thuốc kháng nấm và tăng dần theo thời gian. Cần thêm các nghiên cứu trong lĩnh vực này để
cập nhật kịp thời các thông tin dịch tễ học cũng như thông tin về hiệu quả sử dụng thuốc
kháng nấm.

12

Nguyễn Thị Ngọc Yến


Tổng quan tài liệu

1.1.4.2. Trong nước
Tính đến nay, chưa có nhiều các đề tài trong nước nghiên cứu về nấm da ở người và độ nhạy
cảm của các chủng nấm này với thuốc kháng nấm đang dùng. Dưới đây là các nghiên cứu
trong nước về lĩnh vực này:
− Năm 2012, Lê Chuyển, Lê Thanh Hải, Trần Thanh Tường tiến hành khảo sát 252 người
bị nhiễm nấm với tình hình nhiễm nấm: tỷ lệ nhiễm nấm cao nhất ở độ tuổi
21 - 40 chiếm 55,95% (141/252); làm nông chiếm tỷ lệ cao nhất 46,04%, lao động phổ
thông chiếm 22,61%; cao nhất là nhiễm nấm da nhẵn 39,28%, tiếp đến là nấm sinh dục
34,88%. Về tình hình sử dụng thuốc kháng nấm: tỷ lệ dùng thuốc kháng nấm không theo
đơn 67,46% so với theo đơn 32,54% [3].
− Cũng trong năm này, Nguyễn Vũ Giang Bắc, Huỳnh Thể Hà, Nguyễn Đinh Nga đã khảo
sát sự phân bố của nấm da ly trích từ bệnh nhân cho thấy chi Trichophyton vẫn là chi nấm
gây bệnh chiếm ưu thế (95,31%), T. rubrum/T. tonsurans (76,56%), T. mentagrophytes
(12,5%), M. canis (1,56%), M. gypseum (1,56%), M. audouinii (1,56%). Kết quả MIC
(Minimum Inhibitory Concentration – Nồng độ ức chế tối thiểu) đánh giá mức độ đáp
ứng với ketoconazole gia tăng trong quần thể nấm da khảo sát cho thấy cần có những
khuyến cáo cần thiết trong việc sử dụng ketoconazole hợp lý [6].
− Năm 2013, Tôn Nữ Phương Anh và cộng sự đã nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 181 bệnh

nhân có kết quả xét nghiệm nấm trực tiếp dương tính với các bệnh phẩm da, tóc, móng
để khảo sát tình hình phân bố các lồi nấm da theo thể bệnh. Kết quả cho thấy nấm da
(dermatophytes) là 90,64%, bao gồm [2]:
+

Chi

Trichophyton



82,91%,

trong

đó:

T.

rubrum

(58,01%),

T. mentagrophytes (14,36%), T. tonsurans (3,31%), T. violaceum (2,76%),
T. erinacei (1,66%), T. schoenleini (1,10%), T. soudanense (0,55%) và T.
verrucosum (1,10%).
+ Chi Microsporum là 7,18%, trong đó: M. gypseum (4,42%), M. canis (2,21%) và
M. persicolor (0,55%).
+ Chi Epidermophyton là 0,55%, trong đó chỉ có duy nhất lồi E. floccosum (0,55%).
− Bùi Tố Quyên (2013) đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh nấm da tại bệnh viện

Da liễu Hà Nội, khi điều trị với một số thuốc như ketoconazole, terbinafine, clotrimazol

13

Nguyễn Thị Ngọc Yến


Tổng quan tài liệu

có tỉ lệ khỏi bệnh chiến 87,6%, tiến triển bệnh khá chiếm 8,8% và xuất hiện tỷ lệ 3,6%
bệnh nhân điều trị kém đáp ứng [11].
− Năm 2016, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thái Dũng và cộng sự xác định thành phần
nấm da phổ biến nhất là T. rubrum (67,2%) tiếp theo là các loài Trichophyton khác và
Microsporum sp.; sử dụng terbinafine dạng kem bơi có tác dụng với nấm da thể nhẹ và
vừa, còn thể nặng cần phối hợp thêm với dạng uống [15].
− Quách Thị Hồng Dung (2016) khảo sát tình hình nhiễm nấm ngoại biên, kết quả cho thấy
tất cả các chủng nấm da ly trích từ bệnh nhân đều nhạy cảm với terbinafine, xuất hiện
một số chủng nấm chỉ ở mức độ nhạy cảm trung gian và đã có chủng đề kháng (2/52) với
ketoconazole [4].
Như vậy, các nghiên cứu trong nước vẫn còn tập trung nhiều ở dịch tễ phân bố nấm da hay
các yếu tố liên quan đến bệnh và hiệu quả điều trị của các phát đồ trên lâm sàng. Bên cạnh
đó, số liệu từ các đề tài mang tính chất địa phương. Nghiên cứu về đề kháng thuốc kháng
nấm vẫn chưa nhiều mặc dù các số liệu về đề kháng thuốc của vi nấm càng lúc càng tăng.
Do đó, cần có thêm những nghiên cứu về mức độ nhạy cảm với thuốc kháng nấm của nấm
da để cập nhật thơng tin về tình hình bệnh nhiễm nấm da hiện nay.

1.2. CÁC KỸ THUẬT TRONG PHÂN LẬP VÀ ĐỊNH DANH NẤM DA
Thực hiện các thử nghiệm nhằm xác định sự có mặt của nấm da trong mẫu bệnh phẩm, sau
đó tiến hành nuôi cấy, phân lập ở các bước tiếp theo. Để định danh các chi nấm da thường
dựa trên đặc điểm khóm nấm ni cấy trên thạch và đặc điểm hình thái quan sát dưới kính

hiển vi. Để định danh đến mức lồi thường cần ni cấy trên các mơi trường chun biệt
hoặc một số phản ứng sinh hóa như phản ứng ure, phản ứng BCP,…

1.2.1. Xác định sự có mặt của nấm da từ mẫu bệnh phẩm
Sử dụng phương pháp soi bệnh phẩm trực tiếp với dung dịch KOH 10 - 20%. Các bệnh phẩm
là sợi tóc, mẫu vụn móng tay, vảy da được đặt lên lam kính có sẵn 1 - 2 giọt dung dịch KOH
10 - 20%, hơ nhẹ lam kính trên ngọn lửa đèn cồn, dưới tác dụng của kiềm và nhiệt độ sẽ làm
các tế bào tách rời nhau ra và lớp keratin trong suốt, để dễ dàng quan sát hình ảnh vi nấm
trong các vảy da dưới kính hiển vi. Đối với bệnh phẩm có nhiễm nấm sẽ dễ dàng quan sát
thấy những sợi nấm và những bào tử đốt dễ phân biệt với tế bào động vật. Tuy nhiên phải
lưu ý phân biệt giữa những hạt dạng sợi, dạng mỡ, những tế bào sừng với tế bào nấm cần
quan sát. Trường hợp da và móng: trên nền tế bào biểu bì của da và móng có những sợi tơ

14

Nguyễn Thị Ngọc Yến


Tổng quan tài liệu

nấm phân nhánh, có vách ngăn, đơi khi sợi tơ nấm đứt khúc thành chuỗi bào tử đốt. Trường
hợp tóc: dựa vào vị trí nhiễm nấm ở sợi tóc có thể quan sát được hai kiểu tóc nhiễm phát nội
và tóc nhiễm phát ngoại [26].

1.2.2. Ni cấy và phân lập nấm da
1.2.2.1. Môi trường cơ bản Sabouraud 4%
1.2.2.2. Phương pháp xét nghiệm trực tiếp (soi bệnh phẩm dưới kính hiển vi)
chỉ cho biết có nấm da trong mẫu bệnh phẩm hay khơng nhưng khơng thể biết
đó là lồi nấm gì, vì vậy cần phải tiếp tục ni cấy để phân lập và định danh
vi nấm. Môi trường hay dùng nhất là môi trường Sabouraud, thường nuôi cấy

ở nhiệt độ phòng, sau 1 - 2 tuần quan sát sự phát triển của vi nấm có thể giúp
xác định chi/loài. Trên thực tế tỷ lệ giữa triệu chứng lâm sàng, kết quả soi trực
tiếp và nuôi cấy là 3 : 2 : 1 (3 trường hợp có triệu chứng lâm sàng thì có 2
trường hợp soi trực tiếp cho kết quả dương tính và khi ni cấy thì có 1
trường hợp vi nấm mọc trên môi trường). Môi trường Sabouraud có kháng
sinh
Khi phân lập nấm da thường có các vi khuẩn và nấm mốc hoại sinh phát triển do vậy có thể
sử dụng mơi trường Sabouraud có chứa kháng sinh thích hợp để ức chế sự phát triển của vi
khuẩn và các nấm mốc khác, chỉ cho nấm da phát triển. Môi trường Sabouraud bổ sung
penicilin, streptomycin và cycloheximide: tiệt trùng môi trường trong nồi hấp ở nhiệt độ
1200C, 1 atm trong 10 - 15 phút, để nguội khi nhiệt độ còn khoảng 500C bổ sung vào 250.000
đơn vị penicilin, 250 mg streptomycin và 500 mg cycloheximide vào khuấy đều, đổ vào ống
nghiệm hoặc đĩa petri. Môi trường này được dùng để phân lập, quan sát hình thái khóm nấm
da.

1.2.2.3. Môi trường DTM
Môi trường DTM (Dermatophyte Test Medium) dùng để sàng lọc cơ bản, giúp xác định sự
có mặt của nấm da trong mẫu bệnh phẩm. Khi nuôi cấy nấm da trong mơi trường này ở nhiệt
độ phịng trong 2 tuần, nấm da (nếu có) sẽ phát triển và chuyển màu môi trường từ vàng sang
đỏ [37]. Môi trường DTM được phát triển trên nền mơi trường Sabouraud có bổ sung
cycloheximid và kháng sinh chloramphenicol ức chế sự tăng trưởng của nấm mốc hoại sinh

15

Nguyễn Thị Ngọc Yến


Tổng quan tài liệu

và vi khuẩn, cùng với chỉ thị đỏ phenol. Nấm da phát triển trên môi trường DTM sẽ sử dụng

hợp chất nitơ tạo ra kiềm đổi màu chỉ thị đỏ phenol từ vàng sang đỏ (khi pH > 7).

1.2.2.4. Phương pháp ni cấy trên lam kính
Ballagi đã đưa ra phương pháp ni cấy nấm trên lam kính để nghiên cứu cơ quan sinh sản
vơ tính cũng như các thành phần khác của vi nấm nói chung. Khi ni cấy, vi nấm phát triển
trên lam nên hình thái vi nấm rõ ràng, đầy đủ và không bị dập nát. Phương pháp này được
ứng dụng nhiều trong nghiên cứu phân loại xác định các loài nấm da. Hệ thống bao gồm: đĩa
petri chứa que chữ U và lam đã hấp tiệt trùng 121oC trong 15 phút ở 1 atm, sau đó dùng dao
mũi mác cắt thạch thành hình vng đặt lên lam. Tiến hành cấy vi nấm lên bốn cạnh thạch,
đặt lamell đã tiệt trùng lên mặt thạch, để ở nhiệt độ phòng. Sau 7 - 10 ngày, vi nấm sẽ phát
triển, lan ra xung quanh và phát triển trên lam. Nhấc nhẹ nhàng khối thạch ra khỏi lam, nhỏ
thuốc nhuộm nấm lên lam, đậy lamell và rồi đem soi dưới kính hiển vi.

Hình 1.1. Mơ tả quy trình nuôi cấy vi nấm trên lam

16

Nguyễn Thị Ngọc Yến


Tổng quan tài liệu

1.2.3. Phương pháp định danh nấm da
1.2.3.1. Đặc điểm hình thái khóm nấm
Các đặc điểm khóm cần quan sát bao gồm: Màu sắc của khóm nấm ở mặt trên và mặt dưới,
tính chất bề mặt khóm (dạng bột, dạng nhung, dạng bơng hay nhẵn, độ cao khóm, kiểu mọc
của sợi, hình dạng rìa khóm v.v.) và tốc độ mọc [26].

1.2.3.2. Đặc điểm hình thái hiển vi
Tiêu bản nấm trong nước cất: Trong một số trường hợp có thể soi hình dạng nấm trong giọt

nước. Lợi ích của phương pháp này là chỉ số khúc xạ của ánh sáng đi qua tiêu bản và chỉ số
khúc xạ của nước khác nhau ít nên hình ảnh của nấm được nhìn rõ. Mặt khác do sự chênh
lệch về nồng độ giữa trong và ngoài tế bào nấm nên nước khuếch tán vào trong tế bào, làm
tế bào nấm tăng kích thước, dễ dàng quan sát. Trường hợp cần đo kích thước thì khơng ứng
dụng được phương pháp này.
Tiêu bản nấm trong dung dịch glycerin: Nhược điểm của tiêu bản trong nước là khơng giữ
tiêu bản được lâu vì nước dễ bay hơi, làm khô tiêu bản. Tiêu bản trong glycerin giữ được lâu
hơn vì glycerin hạn chế sự bay hơi và hình ảnh quan sát vẫn rõ.
Tiêu bản nhuộm: Để nhận biết và phân biệt các cơ quan hay các bộ phận của nấm như bào
tử đính lớn, bào tử đính nhỏ, thành tế bào, bề mặt của bào tử hay vách ngăn của nấm người
ta thường nhuộm nấm với thuốc nhuộm Lactophenol coton blue (LPCB).

1.2.3.3. Định danh bằng môi trường CMDA
Môi trường CMDA (Cornmeal Dextrose Agar) là môi trường ni cấy nấm da và nghiên
cứu các lồi Candida sản xuất chlamydospore. Việc bổ sung dextrose làm tăng khả năng tạo
sắc tố của một số loài Trichophyton [24]. CMDA được dùng để phân biệt các chủng T.
mentagrophytes với T. rubrum dựa trên sự tạo thành sắc tố. Các chủng T. rubrum sẽ cho sắc
tố

đỏ

rượu

đậm



mặt

trái


của

khóm

trong

khi

T. mentagrophytes sẽ cho nhiều màu sắc khác nhau từ không màu cho đến nâu đỏ [16], [32].

1.2.3.4. Định danh bằng môi trường BCP-MS-G
Môi trường BCP-MS-G (Bromocresol Purple – Milk Solid – Glucose) hay còn gọi là mơi
trường thạch sữa rắn được tìm thấy bởi Fischer và Kane (1971) để xác định nấm da mà không
cần ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm men. T. mentagrophytes khi tăng trưởng sẽ làm
thay đổi pH kiềm sau 7 ngày trên mơi trường BCP-MS-G, trong khi đó T. rubrum tăng trưởng
hạn chế và không làm thay đổi pH của môi trường ở cùng một khoảng thời gian. Năm 1988,

17

Nguyễn Thị Ngọc Yến


×