Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đơn sắc đến sinh trưởng và năng suất của rau xà lách rasta trên hệ thống thủy canh hồi lưu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC
NGUYỄN TẤT THÀNH
THỰC HỌC - THỰC HÀNH - THỰC DANH - THỰC NGHIỆP

KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG ĐƠN
SẮC ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA RAU
XÀ LÁCH RASTA TRÊN HỆ THỐNG
THỦY CANH HỒI LƯU

Sinh viên thực hiện

: Trương Ngọc Huy

MSSV

: 1711549126

GVHD

: GS.TS.NGND Nguyễn Quang Thạch
Th.S Trương Thanh Hưng

TP. HCM, 2020


ĐẠI HỌC
NGUYỄN TẤT THÀNH


THỰC HỌC - THỰC HÀNH - THỰC DANH - THỰC NGHIỆP

KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG ĐƠN
SẮC ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA RAU
XÀ LÁCH RASTA TRÊN HỆ THỐNG
THỦY CANH HỒI LƯU

Sinh viên thực hiện

: Trương Ngọc Huy

MSSV

: 1711549126

Chuyên ngành

: Công nghệ sinh học

GVHD

: GS.TS.NGND Nguyễn Quang Thạch
Th.S Trương Thanh Hưng
TP. HCM, 2020



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
Khoa Công nghệ Sinh học

CỘNG HỊA XÃ HƠI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

------------------

-----oOo-----

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: Trương Ngọc Huy

MSSV: 1711549126

Chuyên ngành: Công nghệ sinh học

Lớp: 17DSH1A

1. Đầu đề luận văn:
Nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố (tỷ lệ ánh sáng red/blue/green, cường độ
quang hợp, thời lượng chiếu sáng) của ánh sáng đơn sắc đến sinh trưởng và năng
suất của rau xà lách rasta trên hệ thống thủy canh hồi lưu
2. Mục tiêu
Xác định được các thông số về loại đèn, tỷ lệ, cường độ, thời lượng chiếu sáng
trong quy trình trồng rau xà lách rasta và đề xuất được hệ thống ánh sáng cho hiệu quả
kinh tế là cao nhất (đầu tư ít, năng suất cao, chất lượng tốt) cho cây rau xà lách rasta
trồng trên hệ thống thủy canh hồi lưu.
3. Nội dung:
Khảo sát Nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố (tỷ lệ ánh sáng red/blue/green, cường

độ quang hợp, thời lượng chiếu sáng) của ánh sáng đơn sắc đến sinh trưởng và năng
suất của rau xà lách rasta trên hệ thống thủy canh hồi lưu.
4. Thời gian thực hiện: tháng 5/2020 đến tháng 9/2020
Người hướng dẫn chính: GS.TS.NGND Nguyễn Quang Thạch
Người hướng dẫn phụ: Th.S Trương Thanh Hưng
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Bộ môn.
TP. HCM, ngày… tháng……năm2020
Khoa/Bộ môn

Cán bộ hướng dẫn


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của quý thầy cô khoa CNSH, Trường Đại Học Nguyễn Tất
Thành, sau gần bốn tháng thực tập em đã hồn thành Khóa luận tốt nghiệp.
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân cịn có
sự hướng dẫn tận tình của thầy cơ, cơ chú, anh chị tại các doanh nghiệp.
Em chân thành cảm ơn thầy GS.TS.NGND Nguyễn Quang Thạch và thầy
Trương Thanh Hưng đã định hướng và tận tâm hướng dẫn, chỉ dạy cho em, để em
hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Một lần nữa em xin chân thành gởi lời cảm
ơn sâu sắc đến Thầy và em kính chúc Thầy dồi dào sức khoẻ tiếp tục đóng góp vào sự
nghiệp đào tạo nhân lực cho nước nhà.
Xin cảm ơn trường Đại học Nguyễn Tất Thành, các thầy cô trong khoa đã dạy
bảo em trong suốt 4 năm học, thư viện, doanh nghiệp, công ty, bạn bè đã dìu dắt em
trong suốt thời gian qua. Tất cả các mọi người đều nhiệt tình giúp đỡ.
Tuy nhiên vì kiến thức chun mơn cịn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh
nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo khơng tránh khỏi những thiếu xót, em rất
mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của q thầy cơ cùng tồn thể cán bộ, cơng nhân
viên tại các doanh nghiệp để báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa xin gửi đến thầy cô, bạn bè cùng các cô chú, anh chị tại các doanh

nghiệp lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất!

Trương Ngọc Huy
Khoa Công nghệ Sinh học
Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành
i


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT .................................................................................................................iv
SUMMARY ................................................................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ...............................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................................ix
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................1
1.1 Giới thiệu chung về rau xà lách ............................................................................. 1
1.1.1 Nguồn gốc và phân bố......................................................................................... 1
1.1.2 Phân loại ............................................................................................................. 1
1.1.3 Đặc điểm sinh thái học cây xà lách......................................................................2
1.1.4 Yêu cầu ngoại cảnh ............................................................................................. 2
1.1.5 Giá trị của cây xà lách ......................................................................................... 3
1.1.6 Thời gian............................................................................................................. 4
1.2 Phương pháp thủy canh ......................................................................................... 4
1.2.1 Khái niệm về kỹ thuật thủy canh .........................................................................4
1.2.2 Cơ sở khoa học của kỹ thuỷ canh ........................................................................4
1.2.3 Các hệ thống thủy canh cơ bản ............................................................................ 5

1.3 Đèn led và tình hình nghiên cứu ứng dụng công nghệ đèn led trong nông nghiệp ..6
1.3.1 Khái niệm cơ bản về đèn LED ............................................................................ 6
1.3.2 Tình hình nghiên cứu, ứng dụng cơng nghệ đèn led trong nông nghiệp trên thế
giới .............................................................................................................................. 9
ii


CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................... 13
2.1 Nơi thực hiện ....................................................................................................... 13
2.2 Vật liệu nghiên cứu nghiên cứu ........................................................................... 13
2.2.1 Đèn Light – emitting dioes (LED) ..................................................................... 13
2.2.2 Cây trồng ......................................................................................................... 13
2.2.3 Dung dịch dinh dưỡng...................................................................................... 13
2.2.4 Hệ thống thí nghiệm .......................................................................................... 14
2.3 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 15
2.4 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 16
2.5 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 19
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 20
3.1 Ảnh hưởng của tỉ lệ đèn led red/blue/Green đến sinh trưởng và năng suất rau xà
lách rasta (lactuca sativa) trồng trên hệ thồng thủy canh hồi lưu ................................ 20
3.2 Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng red/blue/green đến sự tăng trưởng và năng suất
của rau xà lách rasta (lactuca sativa) trồng trên hệ thống thủy canh hồi lưu ............... 24
3.3 Ảnh hưởng của thời lượng chiếu sáng red/blue/Green đến sinh trưởng và năng suất
rau xà lách rasta (lactuca sativa) trồng trên hệ thống thủy canh hồi lưu ..................... 26
3.2 Ảnh hưởng của một số loại đèn led đã chế tạo dùng cho trồng cây trong nhà đến sự
sinh trưởng và năng suất của giống rau xà lách rasta (lactuca sativa) trồng trên hệ
thống thủy canh hồi lưu. ............................................................................................ 28
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 35
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 36


iii


TĨM TẮT
Ứng dụng cơng nghệ vào sản xuất đang là yêu cầu tất yếu của mỗi nền nông
nghiệp hiện đại. Trong đó hệ thống chiếu sáng cho q trình quang hợp của cây là một
trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất cây. Ở nội
dung nghiên cứu này chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm trên hệ thống đèn LED
Red/Blue/green gồm: các cặp tỉ lệ bước sóng (ánh sáng LED trắng, 8/1/1, 7/2/1, 6/3/1),
cường độ ánh sáng (110µM/m2/s, 130µM/m2/s, 150µM/m2/s, 180µM/m2/s) và thời
lượng chiếu sáng ngày/đêm (10/14, 12/12, 14/10, 18/6) trên hệ thống thuỷ canh hồi
lưu, nhằm khảo sát và tìm ra điều kiện chiếu sáng thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và
năng suất rau xà lách Rasta. Kết quả cho thấy, ở tỉ lệ LED Red/Blue/green 7/2/1,
cường độ ánh sáng 180µM/m2/s và thời lượng chiếu sáng 14/10 (ngày/đêm) mang lại
hiệu quả tốt nhất với chiều cao cây là 23,19cm, số lá là 12,74lá/cây, chỉ số diệp lục
SPAD đạt 19,20, cùng với đó khối lượng, năng suất thực tế đạt lần lượt là 135,07g/cây;
2482,8 g/m2 cao hơn so với các mức thực nghiệm khác. Khi đem so sánh với các loại
đèn

thương

mại

LED

trắng

R660/B450/G550=32/35/33,


LED

vàng

R660/B450/G550=57/17/26 kết quả bộ đèn nghiên cứu vẫn có năng suất thực tế cao hơn
và đạt 1753,37g/m2 gấp 1,2 - 1,1 lần so với đèn LED trắng, LED vàng. Với kết quả
nghiên cứu này là cơ sở để ứng dụng vào các mơ hình trồng rau cũng như các nghiên
cứu liên quan.

iv


SUMMARY
The application of technology in production is an inevitable requirement of each
modern agriculture. In which, the lighting system for plant photosynthesis is one of the
important factors affecting plant growth and productivity. In this research content we
conduct experimental arrangement on Red / Blue / green LED systems including:
wavelength ratio pairs (white LED, 8/1/1, 7/2/1, 6/3/1), light intensity (110µM/m2/s,
130µM/m2/s, 150µM/m2/s, 180µM/m2/s) and lighting duration day / night (10 / 14,
12/12, 14/10, 18/6) on the return hydroponic system, to investigate and find out the
most suitable lighting conditions for the growth and yield of Rasta lettuce. The results
show that, at the Red / Blue / green 7/2/1 ratio, the light intensity is 180µM/m /s and
the illumination duration of 14/10 (day / night) gives the best results with tree height is
23.19cm, number of leaves is 12.74lbs / tree, chlorophyll index SPAD reaches 19.20,
along with that volume, actual yield is 135.07g / tree respectively; 2482.8g/m2 higher
than other experimental levels. When compared with the white LED commercial lights
R660 / B450 / G550 = 32/35/33, yellow LED R660 / B450 / G550 = 57/17/26, the
research luminaire results still have high practical productivity. and reach
1753.37g/m2, 1.2-1.1 times more than white LED, yellow LED. This research result is
the basis for application in vegetable growing models as well as related studies.


v


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Mơ hình thủy canh tĩnh ................................................................................. 5
Hình 1.2 Mơ hình thủy canh tuần hồn ........................................................................6
Hình 1.3 Sự phát photon/ánh sáng đèn LED từ đường giao nhau của chất bán dẫn loại
p và n khi điện được cung cấp. ..................................................................................... 7
Hình 1.4 Bốn loại cấu hình đèn LED ........................................................................... 7
Hình 3.1 Tỉ lệ ánh sáng của cái loại đèn LED trong thí nghiệm.................................. 22
Hình 3.2 Tỉ lệ đèn LED trong thí nghiệm ................................................................... 32
Hình 3.3 Xà lách Rasta trồng bằng phương pháp thủy canh hồi lưu sau 28 ngày trồng ở
các ở các bộ đèn LED chế tạo khác nhau. .................................................................. 33

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Chiều cao cây, số lá trên cây, chỉ số SPAD của rau xà lách rasta trồng bằng
phương pháp thủy canh hồi lưu sau 28 ngày trồng ở các tỉ lệ ánh sáng red/blue/green
khác nhau .................................................................................................................. 20
Bảng 3.2 Năng suất của cây xà lách Rasta trồng bằng phương pháp thủy canh hồi lưu
sau 28 ngày trồng ở các tỉ lệ ánh sáng đèn LED R600-700/B400-500/G500-600 khác nhau. ... 21
Bảng 3.3 Chiều cao cây, số lá/cây, chỉ số SPAD và diện tích lá của cây xà lách Rasta
trồng bằng phương pháp thủy canh hồi lưu sau 28 ngày trồng ở các cường độ ánh sáng
đèn LED khác nhau. .................................................................................................. 25
Bảng 3.4 Khối lượng cây và năng suất của cây xà lách Rasta trồng bằng phương pháp
thủy canh hồi lưu sau 28 ngày trồng ở các cường độ ánh sáng LED khác nhau. ......... 26
Bảng 3.5 Chiều cao cây, số lá/cây và diện tích lá của cây xà lách Rasta trồng bằng

phương pháp thủy canh hồi lưu sau 28 ngày trồng ở các thời lượng chiếu ánh sáng đèn
LED khác nhau .......................................................................................................... 27
Bảng 3.6 Khối lượng cây và năng suất của cây xà lách Rasta trồng bằng phương pháp
thủy canh hồi lưu sau 28 ngày trồng ở các thời lượng chiếu ánh sáng (ngày/đêm) đèn
LED khác nhau .......................................................................................................... 28
Bảng 3.7 Chiều cao cây, số lá/cây, chỉ số SPAD và diện tích lá của giống rau xà lách
Rasta trồng trên hệ thống thuỷ canh hồi lưu ở các bộ đèn LED chế tạo khác nhau ..... 30
Bảng 3.8 Khối lượng cây và năng suất của giống rau xà lách Rasta trồng trên hệ thống
thuỷ canh hồi lưu ở các bộ đèn LED chế tạo khác nhau ............................................. 31

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATP

Adenosine triphosphate

CTCP

Công ty cổ phần

HPS

High Pressure Sodium lamp (đèn sodium cao áp)

LED

Light Emitting Diode (diode phát sáng)


NADPH

Nicotinamide adenine dinucleotide phosphate

PAR

Photosynthetically active radiation

PFAL

Plant Factory with Artificial Lighting

TNHH TM
UV

Trách nhiệm hữu hạn Thương mại
Ultraviolet

viii


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Diệp lục là sắc tố quang hợp chính, có vai trị hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt
trời, chuyển thành dạng năng lượng kích thích điện tử của phân tử diệp lục. Trong
quang phổ hấp thụ của diệp lục, có hai vùng ánh sáng mà diệp lục hấp thụ mạnh nhất
tạo nên hai đỉnh hấp thu cực đại. Đó là vùng ánh sáng đỏ với bước sóng từ 630nm –
720nm và vùng ánh sáng xanh dương với bước sóng từ 430nm – 460nm. Nếu điều
khiển được ánh sáng trong các mơ hình trồng cây, chúng ta sẽ có được một năng suất
cây trồng cực cao, khơng cịn bị lệ thuộc q nhiều vào ánh sáng tự nhiên mang tính

mùa vụ nữa, mà có thể hồn tồn điều tiết cho cây trồng theo thời vụ mình đã định ra
để làm sao tối ưu hóa được bài tốn kinh tế cho nơng nghiệp.
Đến nay, công nghệ đèn LED đã tạo ra được các loại đèn LED đơn sắc, có phổ
ánh sáng khác nhau, siêu bền và siêu tiết kiệm điện phù hợp với các yêu cầu của cây
trồng. Việc trồng cây bằng đèn LED trên thế giới đã phát triển rộng rãi, không chỉ với
mơ hình trồng cây tại nhà mà cịn cả với các mơ hình thương mại (được coi như nhà
máy sản xuất cây trồng – plant factory) . Ở nước ta, các nghiên cứu đưa đèn LED vào
ứng dụng trong nông nghiệp vẫn cịn rất mới mẻ. Để có thể áp dụng thành công đèn
LED trong sản xuất nông nghiệp ở Việt nam hiện nay, công việc đầu tiên là cần xác
định được loại đèn với phổ và cường độ ánh sáng thích hợp cho từng loại cây. Trên cơ
sở đó đề xuất cho nhà sản xuất đèn và khuyến cáo nông dân áp dụng.
Thông thường người ta sử dụng hai chùm sáng màu đỏ (R) và màu xanh (B) có
đỉnh cực đại ở độ dài sóng 662 nm và 430nm. Lúc đó, quang phổ đèn led gần trùng với
quang phổ hấp thụ của các diệp lục tố của cây trồng. Như vậy, các lồi cây trồng có
thể hấp thụ tối đa để chuyển năng lượng ánh sáng đèn led thành năng lượng tế bào,
trong khi hiệu suất sử dụng của cây đối với năng lượng mặt trời và các nguồn ánh sáng
trắng chỉ vào khoảng 35%.
Tuy nhiên, Ở một số nghiên cứu lại cho rằng ánh sáng green thúc đẩy quá trình
quang hợp của lá hiệu quả hơn ánh sáng red và năng suất lượng tử quang hợp của màu
green không thấp hơn ánh sáng red hay blue (3)Vậy ánh sáng green có thực sự cần thiết
cho sự phát triển của cây hay không? Tỷ lệ giữa các loại ánh sáng, cường độ quang
ix


hợp, thời lượng chiếu sáng ở mức nào là phù hợp và hiệu quả kinh tế của nó mang lại
là thế nào? Để giải đáp cho những câu hỏi ấy tôi tiến hành đề tài: “nghiên cứu ảnh
hưởng các yếu tố (tỷ lệ ánh sáng red/blue/green, cường độ quang hợp, thời gian chiếu
sáng) của ánh sáng đơn sắc đến sinh trưởng và năng suất rau xà lách rasta trên hệ
thống thủy canh hồi lưu”
2. Mục tiêu của đề tài

Xác định được các thông số về loại đèn, tỷ lệ, cường độ, thời lượng chiếu sáng
trong quy trình trồng rau xà lách rasta và đề xuất được hệ thống ánh sáng cho hiệu quả
kinh tế là cao nhất (đầu tư ít, năng suất cao, chất lượng tốt) cho cây rau xà lách rasta
trồng trên hệ thống thủy canh hồi lưu.
Yêu cầu của đề tài:
-

Xác định được các thơng số thích hợp của hệ thống đèn LED Red/Blue/Green

trong trồng rau xà lách rasta trên hệ thống thủy canh hồi lưu


Xác định được loại tỷ lệ của các loại ánh sáng (red/blue/green) ảnh hưởng đến

sự sinh trưởng và năng suất của rau xà lách rasta trồng trên hệ thống thủy canh hồi lưu.


Xác định được cường độ quang hợp thích hợp của hệ đèn LED (red/blue/green)

đến sinh trưởng và năng suất giống rau xà lách rasta trồng trên hệ thống thủy canh hồi
lưu.


Xác định được ảnh hưởng thời lượng chiếu sáng của hệ đèn LED đến sự sinh

trưởng và năng suất giống rau xà lách rasta trồng trên hệ thống thủy canh hồi lưu.
-

Xác định và đề xuất được hệ thống ánh sáng cho hiệu quả kinh tế là cao nhất


(đầu tư ít, năng suất cao, chất lượng tốt) cho cây rau xà lách rasta trồng trên hệ thống
thủy canh hồi lưu.

x


Chương 1. Tổng quan tài liệu

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu chung về rau xà lách
1.1.1 Nguồn gốc và phân bố
Cây xà lách hoang dại (Lactuca serriola) xuất phát từ vùng tiểu Á Trung Đông,
và được sử dụng làm rau ăn từ thời Cổ đại. Cây xuất hiện trong những khu vườn tại La
Mã và Hy Lạp từ khoảng 500 năm trước thời kỳ Ki-Tô giáo, nhưng lúc đó được xem
là món sang trọng dành cho ngày lễ hội, hay cho giới quý tộc.
Columbus đã đưa hạt giống xà lách đến Châu Mỹ vào năm 1493 và cây rau đã
phát triển nhanh chóng ngay từ 1494 tại Bahamas, đến 1565 cây trở thành loại rau
thông dụng nhất tại Haiti và cây đến Batư từ 1610. Tại Hoa Kỳ, vào năm 1806 đã có
đến 16 loại xà lách được trồng tại các vườn ở Mỹ, để sau đó trở thành loại cây hoa
màu đáng giá nhất và 85% sản lượng tại Mỹ là do vùng phía Tây cung cấp: California,
Aiona, Colorado, Washington, Oregon và Idaho...
Nhiều chủng loại đã được lai tạo, cho những cây rau hình dáng thay đổi, từ lá úp
lại như bắp cải đến lá xoăn, lá mọc dài.
Cây được phân bố ở Bắc Bán Cầu và được nhập trồng ở nhiều nước nhiệt đới
như Trung Quốc, Ấn Độ...
Ở nước ta, xà lách được trồng ở nhiều nơi, từ vùng đồng bằng đến vùng núi, từ
Bắc chí Nam, nó thích ứng với khí hậu mát. Cây xà lách phân bố chủ yếu ở các vùng
lạnh như Sapa, Đà Lạt và một số tỉnh ở cùng Đồng bằng Sông Cửu Long như: Bến Tre,
Vĩnh Long...
1.1.2 Phân loại

Xà lách là thực vật bậc cao có đơn vị phân loại như sau:
Tên tiếng anh: Salad.
Tên khoa học: Lactuca sativa
Họ: Cúc (Asteraceac).
Bộ: Cúc (Asteridae).
Lớp: Hai lá mầm (Dicotyledoneae).
Ngành: Hạt kín (Angiospermatophyta).
1


Chương 1. Tổng quan tài liệu
1.1.3 Đặc điểm sinh thái học cây xà lách
a. Thân
Thân thuộc thân thảo, giòn, trên thân có dịch trắng sữa. Thời gian đầu thân phát
triển chậm nhưng sau khi cây đạt cao nhất về sinh khối, thân vống rất nhanh và ra hoa.
b. Rễ
Bộ rễ cọc, ăn nông trên bề mặt đất, ăn rộng 20 – 30cm. Bộ rễ phát triển mạnh và
nhanh, trên rễ cọc có rất nhiều rễ phụ
c. Lá
Xà lách có số lượng lá lớn, lá sắp xếp trên thân theo hình xoắn ốc. Lá ngồi có
màu xanh đến xanh đậm, lá trong xanh nhạt đến trắng ngà. Các lá phía trong mềm có
chất lượng cao. Bề mặt lá khơng phẳng mà lồi lõm, gấp khúc do đặc tính di truyền.
1.1.4 Yêu cầu ngoại cảnh
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho cây xà lách phát triển là 22oC vào ban ngày, 18oC vào ban
đêm. Nhiệt độ cao trên 22oC làm mầm hạt kéo dài và làm giảm chất lượng của lá và
bắp.
b. Ánh sáng
Thường giai đoạn đầu của cây cần ánh sáng nhiều hơn giai đoạn sau. Tăng ánh
sáng đèn huỳnh quang ở 17 Klux trong 16 giờ liền trong 10 ngày làm tăng năng suất

xà lách đáng kể. Quang chu kỳ gây ảnh hưởng đến sự phát triển và phân hóa mầm hoa
của cây. Một số giống ngắn ngày đòi hỏi quang chu kỳ dài để phân hóa mầm hoa. Ánh
sáng ngày dài ảnh hưởng đến diện tích lá, sinh trưởng của cây và sự hình thành bắp,
nhưng khơng ảnh hưởng đến hình thành lá.
c. Độ ẩm
Xà lách là cây ưa ẩm, độ ẩm đồng ruộng thích hợp nhất là 70 - 80%, độ ẩm
khơng khí là 65% - 75%.
d. Đất và dinh dưỡng
2


Chương 1. Tổng quan tài liệu
Yêu cầu về đất: Xà lách ưa cát pha đến thịt nhẹ, giàu dinh dưỡng và nhiều chất
hữu cơ. Độ pH thích hợp nhất cho xà lách là 6 – 6,5.
Riêng với xà lách khí CO2 rất quan trọng cho cây sinh trưởng, nhất là trong nhà kính
người ta phun CO2 với nồng độ 1000ppm – 1500 ppm, cịn ngồi đồng cần 300 ppm trong
khơng khí để cây sinh trưởng tốt 1.
1.1.5 Giá trị của cây xà lách
a. Giá trị dinh dưỡng
Xà lách được sử dụng là rau ăn sống quan trọng và phổ biến ở vùng ơn đới trước
đây. Tuy nhiên, ngày nay nó cũng có vai trị lớn trong hỗn hợp rau ở vùng nhiệt đới.
Rau xà lách có giá trị dinh dưỡng cao. Trước hết nó cung cấp chất tươi, chất xơ cho cơ
thể để cân bằng và tiêu thụ lượng đạm, mỡ từ thịt cá trong thức ăn. Phần lớn các loại
thực phẩm, được nấu chín vì vậy enzim, vitamin khơng cịn nhiều, chỉ duy rau xà lách
ln ln được dùng tươi sống với số lượng lớn trong mỗi bữa ăn. Vì vậy, xà lách là
nguồn vitamin chủ yếu trong bữa ăn.
Xà lách chứa nhiều vitamin A, C chất khoáng: kali, canxi, sắt, có vai trị chữa
một số bệnh. Theo viện nghiên cứu ung thư ở Mỹ (1998), thực phẩm chứa nhiều
vitamin A, C như xà lách có khả năng ngăn chặn một số dạng ung thư.
b. Giá trị kinh tế

Trong các loại rau thì xà lách có diện tích trồng nhiều nhất nên chiếm một vị trí
đáng kể trong cơ cấu cây rau các loại. Với khoảng thời gian sinh trưởng đến thu hoạch
ngắn, xà lách thường được trồng gối vụ, trồng xen giữa 2 vụ cây lương thực như ngơ,
khoai, sắn... Nhờ vậy nó góp phần tăng thu nhập cho nông dân, tạo thêm việc làm cho
hàng trăm người lao động ở khu vực nơng thơn. Xà lách cịn giúp đất được luân canh
với giai đoạn ngắn để đất có thời gian tiêu huỷ chất hữu cơ và phục hồi dinh dưỡng đất
với loại cây trồng chính ở vụ tiếp theo.
Xà lách cịn là cây ít có sâu bệnh. Do vậy luân canh xà lách sẽ giúp sự gián đoạn
vòng đời của sâu bệnh, giảm thiểu được sự tồn tại của sâu bệnh đối với vụ trồng chính
tiếp theo sau. Thêm vào đó với bộ lá phát triển nhanh và rộng, che phủ tồn bộ diện
tích đất canh tác đã góp phần hạn chế cỏ dại cho vụ sau.
3


Chương 1. Tổng quan tài liệu
Xà lách còn được trồng xen với ngô, đậu, cao lương để tận dụng tối đa diện tích,
hạn chế cỏ dại và góp phần tăng thu nhập cho nhà nông.
1.1.6 Thời gian
Từ lúc đưa lên giàn đến lúc thu hoạch rơi vào khoảng 4 tuần, khoảng 28-30 ngày.
1.2 Phương pháp thủy canh
1.2.1 Khái niệm về kỹ thuật thủy canh
Thủy canh (Hydroponics) là kỹ thuật trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng,
đồng thời cung cấp đủ và đúng lúc các nguyên tố khoáng cần thiết cho cây trồng. Rễ
cây được trồng bằng kỹ thuật thủy canh được tiếp xúc trực tiếp với nước hoặc được
trồng trong miếng bọt biển hoặc xơ dừa. Trồng cây trong dung dịch đã được đề xuất từ
lâu đời bởi các nhà khoa học như Knop, Kimusa,...3 Những năm gần đây, phương pháp
này vẫn tiếp tục được nghiên cứu hoàn thiện và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Với ưu điểm cần ít nước và đất hơn so với phương pháp canh tác truyền thống,
sản xuất rau theo phương pháp thủy canh phù hợp với các vùng đơ thị có diện tích đất
canh tác nơng nghiệp nhỏ hẹp hoặc những nơi đất bị ô nhiễm các chất độc nhằm phục

vụ nhu cầu tại chỗ cũng như kinh doanh. Phương thức này sẽ hạn chế được sâu bệnh
hại, chủ động thời vụ, một năm gieo trồng được nhiều vụ, do đó năng suất và chất
lượng cây trồng cao hơn trồng ngoài đất 1
1.2.2 Cơ sở khoa học của kỹ thuỷ canh
Từ xưa người ta đã thấy được vai trò của nước đối với đời sống của sinh vật nói
chung và thực vật nói riêng. Nước là một trong những thành phần cấu tạo nên keo
nguyên sinh, thành phần của vật chất tươi trong cây bao gồm 80 – 95% nước. Mọi quá
trình trao đổi chất trong cơ thể đều cần có nước tham gia. Nước là môi trường vận
chuyển của các chất và tham gia vào các phản ứng sinh hóa để tạo chất khử mang năng
lượng lớn dùng để khử CO2 trong cơ thể thực vật. Bên cạnh đó nước cịn ảnh hưởng
gián tiếp đến quang hợp như làm giảm nhiệt độ mặt lá, đóng mở khí khổng… tuy
nhiên nhu cầu nước của cây nhiều hay ít cịn phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển
của cây 4.
Cùng với nước thì các chất khống cũng có vai trị quan trọng đối với hoạt động
4


Chương 1. Tổng quan tài liệu
sống của cây. Khi nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cây từ năm 1849 đến 1856
Salm – Horstmar đã chứng minh rằng cây lúa mạch muốn sinh trưởng và phát triển
bình thường phải cần đến những nguyên tố như N, P, S, Ca, K, Mg, Si, Fe, Mn. Đến
năm 1938, hai nhà sinh lý học thực vật người Đức là Sachs và Knop đã phát hiện rằng
để cây trồng sinh trưởng phát triển bình thường cần phải có 16 nguyên tố cơ bản là C,
H, O, N, P, K, Ca, Mg, S, Fe, Cu, Mn, Zn, Mo, Bo, Cl. Từ đó các ơng đã đề xuất
phương pháp trồng cây trong dung dịch. Trong 16 ngun tố cơ bản kể trên thì có 3
ngun tố là C, H, O cây lấy chủ yếu từ khí Cacbonic và nước, 13 nguyên tố còn lại
cây phải lấy từ đất là chính. Như vậy cơ sở khoa học của kỹ thuật thủy canh và khí
canh là dựa vào bản chất của sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng chỉ phụ thuộc
vào một số yếu tố như nước, muối khống, ánh sáng, sự lưu thơng khơng khí…mà
khơng phụ thuộc vào mơi trường trồng cây có đất hay khơng. Cho nên chúng ta có thể

trồng cây mà khơng dùng đất, chỉ cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu trên.
1.2.3 Các hệ thống thủy canh cơ bản
Căn cứ vào đặc điểm sử dụng dung dịch dinh dưỡng có thể chia thành hai hệ
thống thủy canh 1 như sau:
1.2.3.1 Hệ thống thủy canh tĩnh
Rễ cây một phần được nhúng liên tục trong dung dịch dinh dưỡng, là hệ thống
mà trong q trình trồng cây dung dịch dinh dưỡng khơng chuyển động. Hệ thống này
có ưu điểm là khơng phải đầu tư chi phí thiết bị làm chuyển động dung dịch nên giá
thành thấp, nhưng hạn chế là thường thiếu Oxygen trong dung dịch, dễ gây chua ngộ
độc cho cây.

Hình 1.1 Mơ hình thủy canh tĩnh
5


Chương 1. Tổng quan tài liệu
1.2.3.2 Hệ thống thủy canh tuần hoàn
Rễ cây một phần được nhúng liên tục trong dung dịch dinh dưỡng, là loại hệ
thống mà trong quá trình trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng chuyển động và có sự
tuần hồn trở lại nhờ hệ thống bơm hút dinh dưỡng hồi quy. Chi phí đầu tư cao nhưng
dung dịch khơng bị thiếu Oxygen.

Hình 1.2 Mơ hình thủy canh tuần hồn
1.3 Đèn led và tình hình nghiên cứu ứng dụng công nghệ đèn led trong nông
nghiệp
1.3.1 Khái niệm cơ bản về đèn LED
Đèn LED (Light Emitting Diode) là thuật ngữ dùng để chỉ chất bán dẫn diode
được hình thành bằng sự tiếp xúc vật liệu loại p và loại n. Áp dụng điện áp chuyển tiếp
trong phạm vi thích hợp của diode để di chuyển các điện tích dương ở phía vật liệu
loại p và các điện tích âm ở phía vật liệu n loại sang phía bên kia cho phép hai điện

tích này kết hợp lại với nhau. Việc tái kết hợp có thể tạo ra một photon, có năng lượng
tương đương với (hoặc trong một số trường hợp ít hơn) lượng mà một electron phát ra
(Hình 1.4). Bước sóng của các photon được tạo ra bởi quá trình tái kết hợp phụ thuộc
vào năng lượng được giải phóng bằng cách chuyển đổi

6


Chương 1. Tổng quan tài liệu

Hình 1.3 Sự phát photon/ánh sáng đèn LED từ đường giao nhau của chất bán dẫn loại
p và n khi điện được cung cấp.
Chú thích: Các vòng tròn trắng và đen tương ứng biểu thịđiện tích dương và tích
điện âm
LED đầu tiên phát ra ánh sáng có thể nhìn thấy là loại LED đỏ, do Nick
Holonyak phát hiện vào năm 1962 vì vậy Holonyak được xem là cha đẻ của LED

9

Hiện nay, có thể chế tạo ra các đèn LED phát ra các tia sáng đơn sắc với các phổ ánh
sáng riêng biệt, nên hoàn tồn có thể sử dụng các đèn LED vào các mục đích khác
nhau trong điều khiển cây trồng.
Dựa vào kết cấu, người ta chia ra làm 4 loại đèn LED: loại đèn xe (lamp)
(còn được gọi đèn báo hiệu hoặc đèn tròn), loại thiết bị gắn bề mặt (surface mount
device - SMD), loại năng lượng cao (high-power) và loại thông lượng (flux) có
hai cực dương và hai cực âm hình như bốn chân của một bảng (Hình 1.5).

Hình 1.4 Bốn loại cấu hình đèn LED
7



Chương 1. Tổng quan tài liệu
1.3.1.1 Ưu điểm của đèn LED trong nông nghiệp
Đèn LED đã được khai thác cho nhiều ứng dụng, từ các nghiên cứu thực vật
cơ bản đến các canh tác thương mại trong các nhà kính hoặc nhà máy trồng cây với
ánh sáng nhân tạo (PFAL). Một lợi ích nổi bật của đèn LED là khả năng phát ra ánh
sáng đơn sắc. Lợi ích này cho phép người trồng thiết kế các công thức chiếu sáng
riêng cho việc trồng trọt. Ánh sáng quang phổ rộng có thể được tổng hợp nếu một
số loại đèn LED có bước sóng khác nhau được kết hợp 2. Bên cạnh đó chúng cịn có
khả năng tiết kiệm năng lượng bằng cách khơng cung cấp các bước sóng ánh sáng ít
hoặc không cần thiết cho cây trồng 5.
Theo Massa và cs, 2008 đèn LED có tiềm năng bổ sung lợi ích từ việc nhắm mục
tiêu bước sóng cụ thể để giảm và phịng dịch hại, tăng nồng độ vitamin, khống chất,
tinh bột hoặc các hợp chất phenolic trong mô thực vật.
Đèn LED không phát ra bức xạ hồng ngoại cho phép chiếu xạ mà khơng làm
nóng cây trồng. Nên có thể bố trí đèn LED gần với cây trồng 5Tính năng khơng có
nhiệt của đèn LED trở nên đặc biệt có ích trong các chiến lược trồng trọt đa tầng trong
PFAL 5Nếu bức xạ hồng ngoại rất cần thiết để kiểm sốt hình thái sinh lý của cây
trồng 6, thì việc chiếu đồng thời các đèn LED màu đỏ xa và các đèn LED xác định
khác có thể là một giải pháp.
Đèn LED có tuổi thọ cao: 35.000-50.000 giờ, độ an toàn của đèn LED cho phép
chúng được sử dụng thân thiện trong môi trường lao động, trong khi các hệ thống
chiếu sáng khác có thể gây nguy hiểm với người lao động. Ngồi ra, đèn LED có thể
dễ dàng di chuyển vì độ tin cậy cơ học của nó

16

Hơn nữa, hướng chiếu xạ của đèn

LED không giới hạn ở tỉ lệ đi xuống. Việc chiếu xạ hướng lên hoặc sang bên có thể

được thực hiện bằng cách sử dụng đèn LED nằm gần các cây trồng. Những chiếu xạ
này có thể bổ sung liều lượng nhẹ cho lá bên dưới của cây mật độ cao.
1.3.1.2. Nhược điểm của việc sử dụng đèn LED
Một bất lợi dễ thấy và bất lợi quan trọng nhất liên quan đến việc sử dụng đèn
LED trong trồng trọt là chi phí ban đầu cao hơn của hệ thống chiếu sáng vào thời điểm
này. Tuy nhiên, hiệu suất chi phí của đèn LED đã được cải thiện một cách chính xác
8


Chương 1. Tổng quan tài liệu
mỗi năm, bất lợi này có thể được giải quyết trong vài năm tới 4
Okada (2012) trình bày dự tốn chi phí điện chiếu sáng hàng năm cho nhà máy.
Có thể giảm được bằng cách trao đổi 3000 bóng đèn huỳnh quang (Fls) 40W với mỗi
đèn chiếu tiêu thụ 4W trên cùng một số nguồn ánh sáng LED, loại 22,5W với đèn
LED xanh dương và đỏ, có thể cung cấp cùng một mức PPFD trên dàn như FLs. Đối
với ước tính, giả sử là điều kiện của 1 kWh ¼ 20 yen (= 0,19 USD) và thời gian chiếu
sáng 16 h d-1. Theo ước tính của ơng, chi phí điện chiếu sáng hàng năm có thể giảm
khoảng 10 triệu yen (= 95,000 USD) cho một nhà máy trồng cây. Ơng cịn chỉ ra rằng
việc sử dụng các nguồn ánh sáng LED thay vì đèn FLs cịn làm giảm chi phí điện để
làm mát.
1.3.2 Tình hình nghiên cứu, ứng dụng công nghệ đèn led trong nông nghiệp trên
thế giới
Trên thế giới, các ứng dụng của đèn LED cho nghiên cứu trong trồng trọt đã
được tiến hành mạnh mẽ từ những năm 1990 7. Đèn huỳnh quang trong hệ thống
trồng cây với ánh sáng nhân tạo (PFAL) đã dần dần được thay thế bằng đèn LED
sau lần đầu tiên đèn LED PFAL được tạo ra vào năm 2005 để sản xuất thương mại
rau ăn lá. Tính đến năm 2015, hơn 10 trong khoảng 200 hệ thống trồng cây với ánh
sáng nhân tạo ở Nhật Bản hoạt động dựa vào đèn LED. Trong khi ánh sáng bổ sung
cho cây trồng nhà kính với đèn cao áp (HPS) vẫn phổ biến chủ yếu ở Hà Lan và
Bắc Mỹ từ những năm 1990, 7 các phiên bản đèn HPS được cũng đang được thay

thế bằng đèn LED.
Theo T Kozai và cs (2016) 7 hình thái học thực vật (sự ra hoa, chiều dài lóng,
phân nhánh, rễ…) và sản xuất các chất chuyển hóa thứ cấp (sắc tố, vitamin…) đều bị
ảnh hưởng đáng kể bởi chất lượng ánh sáng và quang chu kỳ. Do đó, chất lượng ánh
sáng đèn LED khác nhau có thể được sử dụng để kiểm sốt hình thái và sản xuất chất
chuyển hóa thứ cấp hiệu quả hơn, tăng giá trị của cây trồng.
Rất nhiều báo cáo nghiên cứu cho rằng ánh sáng hàng ngày cần thiết cho quang hợp
(DLI) có bước sóng hoạt động (400 – 600nm) nhận được trong khoảng thời gian 24 giờ
ảnh hưởng đến tăng trưởng và hình thái cây trồng về tích lũy sinh khối, diện tích lá, chiều
cao cây và số hoa. Ví dụ, Currey và Lopez (2015) báo cáo rằng lá, thân, và sinh khối rễ
9


Chương 1. Tổng quan tài liệu
tích lũy tăng tương ứng là 122% và 211% của cây phong lữ thảo và cây dạ yên thảo khi
DLI tăng từ 2 – 13mol/m2/d. Trong một nghiên cứu khác, cây dạ yên thảo ngắn hơn 6 cm
khi DLI tăng 6,5 - 13,0mol/m2/d 8quan sát thấy rằng số lượng chồi bên trong cây hoa ngũ
sắc và cây dạ yên thảo tăng 7,1 và 7,0 khi DLI tăng từ 5 – 43mol/m2/d.
Năm 2009, Li 9 và Kubota đã kiểm tra ảnh hưởng của tia UV-A, xanh dương, xanh
lá cây, đỏ, và đỏ xa, với chất phytochemicals (tổng số anthocyanin, carotenoid,
chlorophyll, các hợp chất phenolic tổng hợp và Ascorbic acid) và sự phát triển (thay đổi
sinh khối, chiều dài thân, chiều dài và rộng lá theo lượng ánh sáng hấp phụ) trong rau
diếp. Nồng độ carotenoid trong lá rau diếp bị ảnh hưởng bởi ánh sáng, chất xanthophylls
và β carotene tăng lên 6-8% trong ánh sáng màu xanh dương, mặc dù chúng giảm 1216% dưới ánh sáng đỏ. Xanthophylls có một đỉnh điểm hấp thụ ở 446 nm trong vùng có
thể nhìn thấy được và được tạo ra để bảo vệ cây trồng phát triển dưới ánh sáng bước
sóng xanh dương. Tuy nhiên, hiện nay, cơ chế tăng β-carotene vẫn chưa được biết. Hàm
lượng carotenoid và chlorophyll giảm 12-16% với ánh sáng đỏ xa.
Jang và cs (2013) điều tra ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng (bóng tối, FLs,
xanh dương, xanh lá cây, vàng và đỏ) đối với sự phát triển của nấm (Bunashimeji).
Kết quả nồng độ ergosterol tăng lên tối đa dưới đèn LED xanh dương, tối thiểu là dưới

đèn LED màu đỏ, cho thấy cả cường độ và chất lượng (quang phổ) ánh sáng đều có
ảnh hưởng đến sinh tổng hợp vitamin.
1.3.3 Tình hình nghiên cứu, ứng dụng công nghệ đèn led trong nông nghiệp tại
Việt Nam
Việc nghiên cứu thiết bị chiếu sáng ứng dụng vào nền nông nghiệp nước ta đã
được tiến hành từ cách đây nhiều năm, tuy nhiên các nhà khoa học chủ yếu là sử dụng
bóng đèn sợi đốt, bóng đèn huỳnh quang và compact để nghiên cứu điều khiển quá
trình ra hoa và tạo quả ở một số cây trồng, trong đó chủ yếu là cây cúc và thanh long.
Ví dụ, Nguyễn Quang Thạch và Đặng Văn Đông (2002; 2005) 8 đã đề xuất biện
phát chiếu sáng quang gián đoạn cho những giống cúc đông để ngăn cản sự ra hoa
sớm. Biện pháp này có tác dụng rõ rệt trong việc kéo dài thời gian sinh trưởng sinh
dưỡng, kìm hãm sự ra hoa sớm, nâng cao năng suất (tỷ lệ nở hoa), chất lượng hoa,
đồng thời tiết kiệm năng lượng và an toàn thiết bị cho người dân. Trương Thị Đẹp
10


Chương 1. Tổng quan tài liệu
(1998) đã sử dụng bóng đèn 100W để thắp sáng cho thanh long, tác giả đã kết luận
thời gian thắp đèn tốt nhất 4 giờ liên tục 10 ÷ 15 đêm mới gây được cảm ứng ra hoa.
Các nhà khoa học của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam (2005) chỉ ra
phương pháp dùng bóng đèn dây tóc 100W chiếu sáng từ lúc mặt trời sắp lặn đến 10
giờ tối, liên tục 15 ngày để tăng khả năng đậu quả 9.
Các nghiên cứu ứng dụng đèn LED trong nông nghiệp ở nước ta còn rất mới mẻ.
Các nhà khoa học cùng các nhà chế tạo thiết bị chiếu sáng mới nghiên cứu cho ra đời
được các loại đèn LED chuyên dụng nuôi cấy mô của một số giống cây trồng. Năm
2014, Nguyễn Thanh Phương và cs so sánh ảnh hưởng của bộ bóng đèn huỳnh quang
thông thường (HQ T10-40W, cường độ bức xạ quang hợp 20-25 µmol/m2/s) với bộ
đèn huỳnh quang cải tiến 1 bóng HQNNT8-36W 865 và hai bộ đèn LED chế tạo dựa
trên phổ ánh sáng mà cây trồng hấp phụ được là bộ bóng LED 17R-3B (17Red-3Blue)
và bóng LED 13R-4B-3W (13Red - 4Blue-3White) đến cây cẩm chướng Hồng Hạc invitro. Họ khẳng định đèn LED 17R-3B cho số lượng và chất lượng chồi cây nhân

giống tốt hơn ở các công thức đèn khác.
Nguyễn Thị Mai và cộng sự (2016), đã so sánh ảnh hưởng của các loại đèn LED
có tỉ lệ ánh sáng đỏ (R), ánh sáng xanh (B) và ánh sáng trắng (W) khác nhau với đèn
huỳnh quang đến các giai đoạn tái sinh in-vitro cây cà phê. Kết quả đưa ra ánh sáng
LED (R/B/W = 41/21/38) tác động tích cực đến các giai đoạn tạo mơ sẹo phơi từ lá và
ánh sáng LED (R/B/W = 58/21/21) thích hợp giai đoạn nảy mầm của phôi thủy lôi.
Nguyễn Khắc Hưng và cs (2016) cho biết đèn LED có tỉ lệ ánh sáng đỏ (R) và
xanh (B) phù hợp cho sự sinh trưởng của chồi và rễ cây sâm dây trong điều kiện invitro là R/B = 80/20. Ngoài ra, hàm lượng các sắc tố quang hợp cũng như khối lượng
chất khơ tích lũy ở các chồi sinh trưởng dưới đèn LED R+B đều cao hơn ánh sáng
trắng huỳnh quang.
TS. Nguyễn Bá Nam và cs (2016)

10

đã tổng kết được đèn LED thích hợp cho

một số giống cây ni cấy mơ. Đặc biệt, tác giả chỉ ra, đèn LED có tỉ lệ 80R:20B phù
hợp với giai đoạn thích nghi và sinh trưởng của cây con ở giai đoạn ex vitro. Trong
điều kiện nhà kính, hệ thống chiếu sáng đèn LED tỷ lệ 70R:30B thích hợp cho sự sinh
trưởng và phát triển 2 giống Cúc Sapphire và Kim cương, tỷ lệ 60R:40B phù hợp cho
11


Chương 1. Tổng quan tài liệu
giống Cúc Đóa vàng.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chưa có cơng bố nghiên cứu khoa học nào sử
dụng đèn LED trên các mô hình trồng rau để chủ động hồn tồn mơi trường canh tác,
không bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi của khí hậu, sự tấn cơng của sâu bệnh và có thể
cung cấp rau an toàn chất lượng với số lượng lớn quanh năm. Đồng thời hiện nay, các
nguồn sáng LED đang sử dụng có phổ ánh sáng khơng phù hợp hoàn toàn với phổ

quang hợp của từng loại cây trồng nói chung và cây rau nói riêng. Vì vậy, việc nghiên
cứu để cho ra đời những sản phẩm đèn LED có phổ ánh sáng phù hợp với từng loại
cây trồng giúp tăng năng xuất, tiết kiệm điện, đặc biệt là giúp tạo ra những sản phẩm
sạch, sản phẩm trái vụ là hết sức cần thiết

12


×