Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Đánh giá mức độ ô nhiễm và nguy cơ rủi ro của kim loại nặng trong bụi đường khu vực xa lộ hà nội, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM VÀ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM
VÀ NGUY CƠ RỦI RO CỦA
KIM LOẠI NẶNG TRONG BỤI ĐƯỜNG
KHU VỰC XA LỘ HÀ NỘI,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỒNG THẮNG

Tp.HCM, tháng 10 năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM VÀ MÔI TRƯỜNG


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM
VÀ NGUY CƠ RỦI RO CỦA
KIM LOẠI NẶNG TRONG BỤI ĐƯỜNG
KHU VỰC XA LỘ HÀ NỘI,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SINH VIÊN THỰC HIỆN

NGUYỄN HỒNG THẮNG
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN



TS. VÕ THỊ DIỆU HIỀN

Tp.HCM, tháng 10 năm 2020
ii


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

Cán bộ hướng dẫn:

Cán bộ chấm phản biện:

Khóa luận được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN ĐẠI HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH,
Ngày 8 tháng 10 năm 2020

iii


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM & MÔI TRƯỜNG

BỘ MÔN: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN HỒNG THẮNG

MSSV: 1511538543

NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG

LỚP:15DTNMT1A

Tên Khóa luận
Tiếng Việt: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM VÀ NGUY CƠ RỦI RO CỦA KIM
LOẠI NẶNG TRONG BỤI ĐƯỜNG KHU VỰC XA LỘ HÀ NỘI, THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
Tiếng Anh: INVESTIGATION OF CONTAMINATION AND POTENTIAL
HEALTH RISKS OF HEAVY METALS IN STREET DUSTS AT HA NOI
HIGHWAY IN HO CHI MINH CITY
Nhiệm vụ Khóa luận:
1. Thực hiện lấy mẫu bụi đường
2. Tính tốn và đánh giá nồng độ kim loại nặng, các chỉ số ơ nhiễm
3. Tính tốn và đánh giá các rủi ro về sinh thái và sức khỏe con người
Ngày giao Khóa luận: 01/02/2020
Ngày hồn thành nhiệm vụ: 30/09/2020
Họ tên cán bộ hướng dẫn: TS. Võ Thị Diệu Hiền
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được Hội Đồng chuyên ngành thông qua.
TP.HCM, ngày tháng năm 2020
TRƯỞNG BỘ MÔN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


TRƯỞNG/ PHÓ KHOA

iv


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp em đã nhận sự giúp đỡ, chỉ
bảo tận tình của q thầy cơ thuộc khoa Kỹ thuật Thực phẩm và Môi trường, trường
Đại học Nguyễn Tất thành để em có thể hồn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Qua đây cho em gửi lời cảm ơn chân thành tới:
❖ Cô TS. Võ Thị Diệu Hiền, giảng viên khoa Kỹ thuật Thực phẩm và Môi trường,
trường Đại học Nguyễn Tất Thành,
Đồng thời cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
❖ Thầy TS. Nguyễn Văn Trực, giảng viên khoa Khoa học Mơi trường, Trường đại
học Sài Gịn;
❖ Thầy TS. Nguyễn Duy Đạt, giảng viên khoa Cơng nghệ Hóa học và Thực phẩm,
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM;
❖ Các bạn sinh viên khoa Cơng nghệ Hóa học và Thực phẩm, trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Tp.HCM;
đã giúp đỡ giúp em thực hiện tốt đề tài.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 10 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hồng Thắng

v



TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hiện nay trên địa bàn Tp.HCM tình trạng ơ nhiễm khơng khí đang ở mức đáng
quan tâm do tốc độ đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa đã gây cho ơ nhiễm khơng khí ngày
càng nặng hơn. Đề tài này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại
nặng trong bụi đường và nguy cơ rủi ro của nó đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Kết quả phân tích và tính tốn cho thấy kim loại kẽm có nồng độ và mức độ ô nhiễm
cao nhất trong số các kim loại cịn lại. Khu vực HN-04 ơ nhiễm cao là do hoạt động
giao thông phức tạp, lượng xe lưu thông lớn, hiện tượng ùn tắc giao thông thường
xuyên xảy ra, sự tồn tại của cơng trình xây dựng tuyến metro, sinh hoạt của người dân
làm cho tình trạng ơ nhiễm khơng khí trên địa bàn ngày càng nghiêm trọng. Mức độ ô
nhiễm và nguy cơ rủi ro hệ sinh thái nằm ở mức quan tâm đến mức cao ngoài trừ HN07 và HN-09. Ở HN-04 và HN-10 có rủi ro không gây ung thư và gây ung thư ở người
lớn và trẻ em ở mức cao. Kết quả nghiên cứu này mong đợi cung cấp những thơng tin
hữu ích cho công tác xây dựng chiến lược quản lý và kiểm sốt chất lượng khơng khí
một cách hiệu quả ở khu vực nghiên cứu nói riêng và Tp.HCM nói chung.

vi


ABSTRACT

Currently in Ho Chi Minh City, air pollution is at a remarkable level due to the
speed of urbanization and industrialization, which has made air pollution worse and
worse. This project was conducted to assess the level of heavy metal pollution in road
dust and its risks to human health and the ecosystem. Analysis and calculation results
show that zinc metal had the highest concentration and level of pollution among the
remaining metals. High pollution in the HN-04 area was due to complicated traffic,
large traffic volume, frequent traffic jams, the existence of metro construction works,
and people's daily life making the air pollution in the area more and more serious.
Pollution levels and the ecological risk were at from consideration to high levels,
except for HN-07 and HN-09. At HN-04 and HN-10 there were high risks of noncarcinogenicity and cancer for adults and children. The results of this study are

expected to provide useful information for the development of effective air quality
control and management strategies in the study area in particular and HCMC in
general.

vii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................v
TÓM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP .................................................................... vi
MỤC LỤC .................................................................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................x
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... xii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................2
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .........................................................................................3
1.1 TỔNG QUAN VỀ BỤI ĐƯỜNG PHỐ ................................................................3
1.2 ẢNH HƯỞNG KIM LOẠI NẶNG ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI ................5
1.3 TÌNH HÌNH KIM LOẠI NẶNG TRONG BỤI Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ
GIỚI ............................................................................................................................6
1.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA KIM LOẠI NẶNG
TRONG BỤI ĐƯỜNG ĐỐI VỚI CON NGƯỜI VÀ HỆ SINH THÁI .................. 13
1.5 TÌNH HÌNH Ơ NHIỄM BỤI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....................... 15
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 17
2.1 KHU VỰC LẤY MẪU ...................................................................................... 17
2.2 QUI TRÌNH LẤY MẪU – DỤNG CỤ- THIẾT BỊ ........................................... 23
2.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KIM LOẠI NẶNG ......................................... 25

2.4 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM ........................................ 25
2.5 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO ............................................................ 26
2.5.1. Đánh giá rủi ro về sinh thái .................................................................. 26
2.5.2. Phương pháp đánh giá rủi ro sức khỏe con người ............................... 27
viii


2.6 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .................................................................. 29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 30
3.1 NỒNG ĐỘ KIM LOẠI VÀ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG TRONG
BỤI ĐƯỜNG ........................................................................................................... 30
3.2 YẾU TỐ Ô NHIỄM (contamination factor - Cfi) .............................................. 31
3.3 MỨC ĐỘ Ô NHIỄM (degree of contamination - Cdeg) ..................................... 32
3.4 ĐÁNH GIÁ RỦI RO HỆ SINH THÁI (ecological risk) ................................... 33
3.5 ĐÁNH GIÁ RỦI RO KHÔNG GÂY UNG THƯ ĐỐI VỚI CON NGƯỜI ..... 35
3.5.1 Đối với trẻ em ....................................................................................... 35
3.5.2 Đối với người lớn .................................................................................. 36
3.6 ĐÁNH GIÁ RỦI RO GÂY UNG THƯ ĐỐI VỚI CON NGƯỜI ..................... 37
3.6.1 Đối với trẻ em ....................................................................................... 37
3.6.2 Đối với người lớn .................................................................................. 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 39
1. KẾT LUẬN .......................................................................................................... 39
2. KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 40

ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tổng hợp dữ liệu về nồng độ kim loại nặng trong bụi đường ở các nước trên thế

giới ................................................................................................................................. 11
Bảng 1.2: Số liệu về mật độ xe cộ và dân số thành phố (2017-2019) ........................... 17
Bảng 2.1: Tọa độ vị trí lấy mẫu bụi đường trên xa lô Hà Nội....................................... 18
Bảng 2.2: Phân loại chỉ số ô nhiễm và mức độ ô nhiễm của kim loại nặng.................. 26
Bảng 2.3: Các tiêu chuẩn phân loại Ei và PER của kim loại nặng ................................ 27
Bảng 2.4: Giá trị RfD và SF của kim loại gây ung thư ................................................ 28
Bảng 2.5: Giá trị của các tham số được sử dụng để đánh giá rủi ro sức khỏe con người
do kim loại nặng ............................................................................................................ 29
Bảng 3.1: Hàm lượng kim loại nặng trong bụi tại các địa điểm lấy mẫu trên xa lộ Hà
Nội và Cần Giờ .............................................................................................................. 30

x


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ mơ tả chi tiết các điểm lấy mẫu ........................................................ 17
Hình 2.2: Khu vực lấy mẫu HN-01 .............................................................................. 19
Hình 2.3: Khu vực lấy mẫu HN-02 .............................................................................. 19
Hình 2.4: Khu vực lấy mẫu HN-03 .............................................................................. 20
Hình 2.5: Khu vực HN-04 ............................................................................................ 20
Hình 2.6: Khu vực lấy mẫu HN-05 .............................................................................. 20
Hình 2.7: Khu vực lấy mẫu HN-06 .............................................................................. 21
Hình 2.8: Khu vực lấy mẫu HN-07 .............................................................................. 21
Hình 2.9: Khu vực lấy mẫu HN-08 ............................................................................... 21
Hình 2.10: Địa điểm lấy mẫu HN-09 ............................................................................ 22
Hình 2.11: Khu vực lấy mẫu HN-10 ............................................................................ 22
Hình 2.12: Khu vực HN-11 ........................................................................................... 23
Hình 2.13: Máy GPS ..................................................................................................... 24
Hình 2.14: Máy đo vi khí hậu ........................................................................................ 24
Hình 3.1: Mức độ ơ nhiễm kim loại nặng tại 11 khu vực lấy mẫu................................ 31

Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện nồng độ Cdeg tại 11 địa điểm ............................................ 32
Hình 3.3: Chỉ số rủi ro hệ sinh thái (Ei) của kim loại nặng tại 11 khu vực lấy mẫu ..... 33
Hình 3.4: Rủi ro hệ sinh thái tiềm năng (PER) của kim loại nặng tại 11 khu vực lấy
mẫu ................................................................................................................................ 34
Hình 3.5: Chỉ số độc hại (HI) của kim loại nặng đối với trẻ em ................................... 35
Hình 3.6: Chỉ số độc hại (HI) của kim loại nặng đối với người lớn ............................. 36
Hình 3.7: Chỉ số độc hại gây ung thư (TCR) của kim loại nặng đối với trẻ em ........... 37
Hình 3.8: Chỉ số độc hại gây ung thư (TCR) của kim loại nặng đối với người lớn ...... 38

xi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT

Bộ Tài Nguyên Môi Trường

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


xii


MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất lượng khơng khí là yếu tố quan trọng thiết yếu của sự sống con người và
sinh vật. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và
những thành tựu do con người tạo nên như các nhà máy xí nghiệp, phương tiện giao
thơng, …. đã tạo ra nhiều mối nguy hại tiềm ẩn đối với môi trường không khí. Hiện tại,
ơ nhiễm khơng khí là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu ở các nước đang
phát triển, đặc biệt ở khu vực các thành phố lớn. Bụi đường phố chứa rất nhiều kim
loại nặng như Cu, Pb, Zn, Cd, Hg, … từ các nguồn phát thải khác nhau như sự ăn mòn
của các bộ phận lốp của phương tiện giao thông, nguyên vật liệu rơi vãi trong quá
trình vận chuyển, hoạt động xây dựng, sa lắng của bụi khơng khí xung quanh (Bilos
et.al. 2001; Manno et.al. 2006). Bụi kim loại có tính khả dụng sinh học (bioavailable)
và độ linh động cao. Khi gặp điều kiện gió hoặc phương tiện giao thông chạy tốc độ
lớn làm cho bụi phát tán vào khơng khí xung quanh hoặc cuốn trơi xuống nguồn nước
mặt và đất mặt. Do đó, chúng có nhiều khả năng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con
người, hệ sinh thái và các vấn đề môi trường (Kabadayi & Cesur, 2010; Qadeer et al.,
2020). Việc ảnh hưởng của bụi này còn tùy thuộc vào các hàm lượng và đặc tính của
nó (Inyang et. al 2006). Hiểu được sự phân bố, mức độ ô nhiễm, nguy cơ đối với sức
khỏe con người và hệ sinh thái, nguồn phát thải tiềm năng các kim loại nặng trong bụi
đường phố là rất quan trọng đối với việc quản lý chất lượng môi trường trong khu vực
đô thị. Đặc biệt, vấn đề môi trường ở một thành phố công nghiệp, đông dân cư như
Thành phố Hồ Chí Minh (dân số gần 9 triệu người) cần được quan tâm nhiều hơn. Tuy
nhiên, hiện chỉ có hai nghiên cứu được thực hiện ở khu vực Hà Nội liên quan đến việc
khảo sát nồng độ kim loại nặng (Pb, Zn, Cr, Cu, Fe, Mn, Ca, K) trong bụi đường (Phi
et al., 2017 & 2018).
Theo hiểu biết của tơi, hiện tại chưa có cơng bố nào tập trung vào sự hiện diện
của kim loại nặng và đánh giá rủi ro của nó trong bụi đường phố ở Thành phố Hồ Chí

Minh (Tp. HCM). Vì vậy, trong nghiên cứu này, các mẫu bụi đường phố thu thập ở
tuyến đường lớn (Xa lộ Hà Nội) để khảo sát sự phân bố của các kim loại nặng (Cu, Pb,

1


Zn, Ni, Co, Cd, Cr và Mn) trong bụi đường ở Tp. HCM, so với bụi từ các khu vực
khác trên thế giới. Ngồi ra, chỉ số tích lũy địa lý (geo-accumulation index, Igeo) và hệ
số làm giàu (enrichment factor, EF) đã được thực hiện để ước tính mức độ làm giàu do
con người tạo ra. Hệ số ô nhiễm (contamination factor, CF) và mức độ ô nhiễm
(degree of contamination, Cdeg) được tiến hành để đánh giá mức độ ô nhiễm của các
kim loại nặng trong bụi đường phố. Hơn nữa, chỉ số rủi ro sinh thái tiềm ẩn (potential
ecological risk index, Ei; potential ecological risk, PER) và đánh giá rủi ro sức khỏe
con người (nguy cơ không gây ung thư và nguy cơ gây ung thư) cũng được đánh giá.
Nghiên cứu hiện tại được thực hiện nhằm góp phần làm giàu dữ liệu về chất lượng
khơng khí ở khu vực nghiên cứu và làm tiền đề cho các nghiên cứu sau này. Ngoài ra,
đề tài được mong đợi sẽ cung cấp những thơng tin hữu ích cho cơng tác quản lý cũng
như thiết lập những chiến lược, chương trình hành động để kiểm sốt chất lượng mơi
trường khơng khí khu vực tốt hơn.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
• Đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong bụi đường ở đơ thị.
• Đánh giá rủi ro của kim loại nặng trong bụi đường lên sức khỏe con người và
hệ sinh thái.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu là tuyến đường lớn Xa lộ Hà Nội (khoảng 22km, từ khúc
trạm cuối tuyến metro đến đường Điện Biên Phủ khúc trước trường Maricure) trong
khu vực TP.HCM.

2



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN VỀ BỤI ĐƯỜNG PHỐ
Bụi đường là các hạt rắn kích thước rất nhỏ. Nó được tạo ra từ việc gia cơng cơ
khí, vật liệu, như việc: nghiền, mài, xử lý, kích nổ và khử chất hữu cơ, các vật liệu vô
cơ như đá, quặng và kim loại. Ngồi ra, bụi có trong khơng khí nguyên nhân chủ yếu
là do tác động ma sát của lốp xe trên những con đường đất chưa được trải nhựa nên
được gọi là bụi đường. (Khan et al., 2018). Bụi này thường chứa một số kim loại nặng
như Cu, Pb, Zn, Cd, Hg, Ca, Fe, …
1.1.1. Nguồn gốc bụi kim loại
Chì (Pb)
Xe là nguồn ơ nhiễm chì lớn nhất trong mơi trường đơ thị (WSDE, 2011). Chì
đã được thêm vào xăng và nhiều bộ phận của xe, bao gồm ắc quy, bánh xe, bộ phận
cân bằng bánh xe. Ở Mỹ, tetraethyl chì (Pb(C2H5)4) được pha vào xăng từ đầu những
năm 1920 như là một chất chống kích nổ để tăng mức độ octan cho đến giữa những
năm 1990 (Newell & Rogers, 2003). Một lượng lớn chì có trong bụi đường đã được
tìm thấy trên tồn thế giới. Nồng độ được tìm thấy phụ thuộc nhiều vào kích thước hạt
của bụi đường, thời gian lấy mẫu bui và lưu lượng giao thông. Nhiều nghiên cứu
(Camponelli et al., 2010; Fergusson & Kim, 1991; USEPA, 1975; Zafra, Temprano,
&Tejero, 2011) đã chứng minh rằng nồng độ kim loại vi lượng, bao gồm chì, trong bụi
đường tăng lên khi kích thước bụi giảm. Nồng độ chì trong bụi đường khảo sát trong
những năm 1970 và 1980 cao hơn nhiều so với nồng độ chì khảo sát sau năm 2000.
Điều này cho thấy lệnh cấm xăng pha chì đã dẫn đến việc giảm đáng kể lượng chì
trong mơi trường.
Đồng (Cu)
Nồng độ đồng trung bình trong bụi đường của Mỹ dao động từ 69 đến 910 µg/g.
Đồng trong bụi đường được khảo sát ở các quốc gia khác dao động từ 37 đến 640 µg/g
và nồng độ thấp hơn 200 µg/g chiếm 75% các mẫu này. Nồng độ đồng rất cao (32478042 µg/g) đã được phát hiện trong bụi đường thu gom gần các khu công nghiệp kim
loại phế liệu ở Singapore (Joshi, & Balasubramaniam, 2009). Khơng giống như trường
hợp chì, chưa có dữ liệu cho thấy nồng độ đồng trong bụi đường có giảm trong nhiều

thập kỷ qua hay không. Nồng độ đồng cao hơn đã được tìm thấy ở các khu vực có mật
độ dân số và mật độ giao thông nhiều hơn. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy sự làm
3


giàu đồng nhiều hơn trong bụi đường có kích thước nhỏ hơn (Camponelli et al., 2010;
Zafra et al., 2011).
Kẽm (Zn)
Hàm lượng kẽm tăng cao đã được phát hiện trong bụi bề mặt đường trên toàn
thế giới. Các yếu tố làm giàu cao cho kẽm cho thấy bụi lắng đọng trên đường cao tốc
và đường đô thị đã bị ô nhiễm bởi các nguồn nhân tạo, chủ yếu là hao mòn lốp xe
(Varrica et al., 2003; Yuen et al., 2012). Mặc dù lượng kẽm giải phóng từ mỗi chiếc xe
trên mỗi km (mg/xe-km) không tăng trong những thập kỷ qua (Councell et al., 2004),
nồng độ kẽm trong nhiều mẫu bụi đô thị cho thấy tỷ lệ tích lũy kẽm do con người tạo
ra đã gia tăng (Barlow et al., 2014; Callender & Rice, 2000; Councell et al., 2004; He
et al., 2006; Santschi et al., 2001). Điều này có thể là do sự gia tăng về lưu lượng giao
thông, khoảng cách di chuyển của xe và các nguồn nhân tạo khác (ví dụ: mạ kẽm kim
loại). Callender và Rice (2000) đã kiểm tra các trầm tích được thu thập từ các hồ chứa
ở miền Đơng Nam Hoa Kỳ và tìm thấy mối tương quan dương mạnh giữa nồng độ
kẽm do con người tạo ra và mật độ giao thông. Đây là một bằng chứng rõ ràng khác
cho thấy tác động của phương tiện giao thông đối với ô nhiễm kẽm ở các khu vực đơ
thị. Kẽm trong trầm tích bề mặt ở nhiều khu vực đô thị như Atlanta và Seattle (Hoa
Kỳ), nơi có lưu lượng giao thơng rất cao và nhận được lượng lớn nước mưa đô thị đã
vượt quá mức cho phép của PEC (459 µg/g) (Councell et al., 2004; MacDonald et al.,
2000). Kẽm trong trầm tích từ một hồ ở Hạt Baltimore đã tăng lên khoảng 1000 µg/g
(Camponelli et al., 2010). Ở các thành phố nhỏ hơn như Reston và Las Vegas (Hoa Kỳ)
nồng độ kẽm trầm tích bề mặt dao động từ 150 đến 250 µg/g (Councell et al., 2004) và
thấp hơn ngưỡng cho phép của PEC.
Crom (Cr)
Cr là một kim loại màu xám. Crom là chất phụ gia chính trong thép khơng gỉ,

nó bổ sung thêm tính chất chống ăn mòn. Crom cũng được đánh giá cao bởi tính
chống ăn mịn tốt và độ cứng rất cao. Crom cũng được đánh giá cao như một kim loại
có khả năng đánh bóng cao bởi được bao bọc một lớp mỏng Cr2O3. Crom được đánh
bóng phản chiếu gần 70% quang phổ nhìn thấy, với gần 90% ánh sáng hồng ngoại bị
phản xạ. Tên của nguyên tố có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là màu sắc, vì
nhiều hợp chất crom có màu đậm.
Niken (Ni)
Niken được phát hiện bởi nhà hóa học Thụy Điển Axel Fredrik Cronstedt trong
khống chất niccolit (NiAs) vào năm 1751. Ngày nay, hầu hết niken thu được từ
4


khoáng vật pentlandit (NiS/2FeS). Hầu hết nguồn cung cấp niken trên thế giới được
khai thác ở vùng Sudbury của Ontario, Canada. Người ta tin rằng mỏ quặng niken lớn
này là kết quả của một vụ va chạm với thiên thạch cổ đại.
Coban (Co)
Coban là một nguyên tố hóa học có ký hiệu Co và số nguyên tử 27. Giống như
niken, coban chỉ được tìm thấy trong vỏ Trái đất ở dạng kết hợp hóa học, tiết kiệm cho
các chất lắng đọng nhỏ được tìm thấy trong hợp kim của sắt thiên nhiên. Nguyên tố tự
do, được tạo ra bằng cách nung chảy khử, là một kim loại cứng, bóng, màu xám bạc.
Mangan (Mn)
Mangan khơng được tìm thấy trong tự nhiên, tuy nhiên các khoáng chất
mangan bao gồm oxit, silicat và cacbonat là phổ biến. Hầu hết Mangan được lấy từ
quặng ở Úc, Brazil, Gabon, Ấn Độ, Nga và Nam Phi.
Cadium (Cd)
Cadmium là một nguyên tố vi lượng độc hại có thể tích tụ trong đất từ nhiều
nguồn hoạt động do con người gây ra (Sauvea et.al. 2000). Cadium đã được sử dụng
đặc biệt để mạ điện thép. Cadmium có nguồn gốc từ mạ kim loại và cao su lốp thường
xuất hiện trong đất đô thị và bụi đường (Hewitt and Rashed, 1988).
1.2 ẢNH HƯỞNG KIM LOẠI NẶNG ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Đồng (Cu)
Ngưỡng cho phép của đồng trong bụi công nghiệp dao động 10-20 mg/Nm3
(QCVN 19: 2009/BTNMT). Vượt mức an tồn đồng sẽ gây ảnh hưởng tới đơng vật,
gây bệnh hen suyển ở con người và gây ức chế hệ thống thần kinh trung ương.
Chì (Pb)
Ngưỡng cho phép của chì trong bụi công nghiệp dao động 5-10 mg/Nm3
(QCVN 19: 2009/BTNMT). Mức chì trong khơng khí trung bình thường 0,15 µg/m3
tại các khu vực ngoại ơ. Hàm lượng chì khơng khí tại đơ thị dao động giữa 0,5 và 0,15
µg/m3. Nồng độ ở mức 1000-1200 (µg/l) ảnh hưởng tới hệ thần kinh ở người lớn, mức
800 µg/l gây ra bệnh thiếu máu. Đối với trẻ em nồng độ ở mức 700 (µg/l) gây ra bệnh
thiếu máu, 100-150 µg/l làm giảm vitamin D3 và suy giảm nhận thức ở trẻ em (WHO,
2000).

5


Niken (Ni)
Việc phơi nhiễm liên quan đến công việc trong ngành công nghiệp luyện niken
đã được ghi nhận gây tăng nguy cơ gây ung thư phổi và mũi. Nồng độ tương ứng bị
phơi nhiễm Niken khoảng: 250, 25 và 2,5 mg/m3 (WHO, 2000).
Crom (Cr)
Hợp chất crom (VI) đều rất độc hại. Nồng độ Cr khoảng 50 -150 mg/kg có
nguy cơ gây ung thư. Khi crom xâm nhập vào máu, nó làm hỏng các tế bào máu bằng
cách gây ra các phản ứng oxy hóa dẫn tới tan máu và cuối cùng gây ra bệnh suy thận
và bệnh than (WHO, 2000).
Cadimi (Cd)
Ngưỡng cho phép của Cadimi trong bụi công nghiệp dao động 5-20 mg/Nm3
(QCVN 19: 2009/BTNMT). Hít thở phải bụi có chứa Cadimi có thể ảnh hưởng đến hệ
hơ hấp và thận, có thể dẫn tới tử vong. Khi ăn nếu nuốt phải một lượng nhỏ Cadimi có
thể phát sinh ngộ độc tức thì và gây tổn thương gan và thận. Các hợp chất chưa

Cadimi cũng là các chất gây ung thư (WHO, 2000).
Kẽm (Zn)
Ngưỡng cho phép của kẽm dao động 30 mg/Nm3 (QCVN 19: 2009/BTNMT).
Vượt mức an toàn kẽm gây hại cho tế bào, gây thiếu máu, gây đau bụng.
Coban (Co)
Ngưỡng cho phép Coban 1000 (mg/Nm3) vượt quá mức an tồn có nguy cơ cao
gây ung thư đối với con người.
Mangan (Mn)
Nồng độ trung bình cho phép: 10, 8, 0,15 µg/m3 tương ứng với thời gian trung
bình (1 giờ, 24 giờ, năm) (QCVN 06: 2009/BTNMT). Khi hàm lượng Mn vượt mức an
toàn cho phép sẽ gây độc cho cơ thể con người, ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương,
gây tổn tổng thương thận, phổi (WHO, 2000).
1.3 TÌNH HÌNH KIM LOẠI NẶNG TRONG BỤI Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN
THẾ GIỚI
Theo các số liệu nghiên cứu trên thế giới, Kong et al. (2012) đã nghiên cứu về
chất lượng khơng khí tại thành phố dầu mỏ Dongying, tỉnh Shandong, China cho thấy
15 mẫu đường và 14 mẫu bụi được thu thập từ ngày 11 tháng 11 năm 2009 đến tháng
4 năm 2010 và được phân tích bằng quang phổ khối plasma kết hợp tự cảm (ICP-MS)
6


đối với V, Cr, Mn, Co, Ni, Cu, Zn, As, Cd và Pb. Kết quả cho thấy, nồng độ Cr, Cu,
Zn và Pb trong bụi đường được lấy mẫu từ khu vực giao thơng có mật độ xe cộ cao,
khu dân cư, khu trường học và khu du lịch nổi tiếng nằm ở mức cao hơn so với các
khu vực khác. Nồng độ Ni và Cd nằm ở mức nồng độ thấp. So với nồng độ của các
kim loại được lựa chọn ở thành phố khác, nồng độ kim loại nặng ở Bắc Kinh nhìn
chung ở mức độ trung bình thấp.
Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong bụi đường đang là mối quan tâm hàng đầu
đối với đất nước Nigeria, khiến các nhà nghiên cứu tại đây quan tâm tới chất lượng
khơng khí tại tiểu bang Jimela/Yola Adamwa thuộc đất nước Nigeria. Theo báo cáo

của Shinggu et al. (2014), các nhà nghiên cứu đã tổ chức các đợt quan trắc nhằm lấy
các mẫu bụi trên các con đường tại tiểu bang này để thiến hành công việc đánh kim
loại nặng trong bụi. Kết quả cho thấy nồng độ Fe đo được tại đây là 3460 - 5800 µg/g
và Zn dao động 125.74 - 824.40 µg/g nằm ở mức độ cao; nồng độ Cd đo được là 0.48 1.74 µg/g nằm ở mức thấp.
Wei et al. (2014) cho ta thấy mối nguy hại từ kim loại nặng tìm ẩn trong khơng
khí ln là mối nguy hại đối với người dân tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Các nhà nghiên
cứu tại đây đã tổ chức đi quan trắc thu thập mẫu bụi tại các con đường tại Bắc Kinh
Trung Quốc kết quả thu được các kim loại: Cu, Pb, Zn, Cr, Ni và Cd. Trong đó, Zn có
nồng độ rất cao 222 mg/kg và thấp nhất là Cd với nồng độ khoảng 0.723 mg/kg.
Tại Northern Taiwan, Wang et al. (2012) đã tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng
từ kim loại nặng trong bụi đường tới sức khỏe con người và sinh vật. Các kim loại
nặng được phát hiện trong bụi đường tại đây gồm Cu, Pb, Ca, Zn, Mn, Fe, Cr, Ni, Cd.
Kim loại Ca có nồng độ rất cao 5343 - 3614 mg/m3, trong khi Cd có nồng độ rất thấp
0.41 - 0.42 mg/m3.
Taşpınar et al. (2018) cũng thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng kim loại nặng
trong bụi tới sức khỏe con người ở Turkey. Trong những mẫu bụi thu được chứa các
kim loại: Cu, Pb, Sb, Zn, Mn, Fe, Cr, Ni, Cd. Tại đây, Fe có nồng độ cao hơn các kim
loại khác 2441.76 mg/kg. Thấp nhất là Cd với nồng độ 0.07 mg/kg.
Một bài báo cáo nghiên cứu khoa học về ảnh hưởng của kim loại nặng trong bụi
tới sức khỏe con người của tác giả Suryawanshi et al. (2016) thực hiện tại Delhi, India.
Tại đây các nhà nghiên cứu về môi trường đã tổ chức cuộc đi lấy mẫu bụi đường và
phân tích cho ra kết quả có các kim loại nặng: Cu, Pb, Cr, Zn, Ni, Cd. Nồng độ Zn
phân tích được là 187.7 - 524.3 mg/kg, rất cao trong số các kim loại còn lại. Nồng độ
Cd phân tích được 1.9 - 3.8 mg/kg, thấp nhất so với các kim loại còn lại.

7


Gavin et al. (2003) đã nghiên cứu về một vấn đề đang quan tâm nhất lại Australia
đó là về ảnh hưởng của kim loại nặng trong bụi tới sức khỏe con người. Kim loại nặng

được phát hiện trong các mẫu bụi đã được thu thập gồm có Cu, Pb, Zn, Cr, Ni. Kết quả
cho thấy Zn chiếm nồng độ 523 µg/g, rất cao trong số 4 kim loại còn lại. Nồng độ thấp
nhất là Ni 27 µg/g.
Christoforidis and Stamatis (2009) báo cáo về ảnh hưởng của kim loại nặng
trong bụi đường tại Kavala, Greece. Kim loại nặng gồm Cu, Pb, As, Hg, Zn, Cr, Ni,
Cd được tìm thấy trong các mẫu bụi tại đây. Nồng độ Pb phân tích được 300.9 μg/g rất
cao so với các kim loại còn lại, thấp nhất là nồng độ Hg (0.1 μg/g).
Mafuyai et al. (2015) quan trắc về vấn đề kim loại nặng trong bụi đường tại Jos
metropolitan area, Nigeria. Kim loại nặng hiện diện trong mẫu bụi gồm có Cu, Pb, Zn,
Mn, Fe, Cr, Ni, Cd. Nồng độ Fe sau khi phân tích đạt kết quả cao nhất (48.5 - 125
mg/kg) và thấp nhất là nồng độ Cr (1.13 - 2.79 mg/kg).
Tại Kuala Lumpur, Malaysia, tác giả Han et al. (2013) cũng báo cáo một đề tài
nghiên cứu khoa học đáng quan tâm nhất đó chính là ảnh hưởng của kim loại nặng tới
sức khỏe con người của. Trong các mẫu bụi đường được lấy mẫu tại các con đường
lớn sau khi phân tích phát hiện các kim loại như Cu, Pb, Zn, Mn, Fe, Cd. Kết quả phân
tích nồng độ Zn rất cao (58.4 - 617 g) và nồng độ Cd thấp nhất (0.1 - 13.7 g).
Tác giả Li et al. (2016) nghiên cứu về đề tài liên quan tới môi trường khơng khí
xung quanh tại quận Xiandao, thành phố Changsha, Trung Quốc cho thấy kim loại
nặng trong bụi luôn chứa đựng nhiều rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Hiện
diện trong các mẫu bụi đường có các kim loại nặng như Cu, Pb, Zn, Cr và Cd. Nồng
độ Zn có kết quả cao nhất: 171 mg/kg. Nồng độ Cd có kết quả thấp nhất: 7.48 mg/kg.
Một nghiên cứu khoa học về mơi trường khơng khí xung quanh tại Istanbul,
Turkey được thực hiện bởi Guney et al. (2009). Kết quả phân tích các mẫu bụi đường
thu được 3 kim loại nặng: Cu, Pb, Zn. Nồng độ Zn kết quả cao nhất (522 mg/kg) và
nồng độ Pb kết quả thấp nhất (1.573 mg/kg).
Vấn đề ơ nhiễm khơng khí là vấn đề đang được quan tâm nhất tại Trung Quốc.
Tại đây, Hou et al.2019 đã cho ra xuất bản cuốn báo cáo nghiên cứu khoa học về mơi
trường khơng khí xung quanh. Các mẫu bụi đã được các nhà nghiên cứu về mơi trường
thu thập để đem đi phân tích đánh giá kim loại nặng trong bụi có: Cu, Pb, Zn, Cd.
Nồng độ Cd có kết quả rất cao (958.4 mg/kg). Nồng độ Zn có kết quả thấp nhất (108.1

mg/kg).

8


Raj et al. (2013) đã thực hiện một báo cáo khoa học đề tài nghiên cứu về môi
trường cho thấy đoạn đường Kathmandu-Bhaktapus ở Nepal là khu vực có rất nhiều
xe cộ lưu thơng dẫn tới việc khơng khí ngày càng ô nhiễm. Các mẫu bụi được thu thập
trên đoạn đường này được dùng để tiến hành thí nghiệm đánh giá kim loại nặng và cho
kết quả tìm thấy trong mẫu bụi có chứa 3 kim loại nặng: Pb, Cd và Hg. Nồng độ Pb đo
được khoảng 69.09 - 471.40 mg/kg cao hơn so với 2 kim loại còn lại. Nồng độ Hg trên
đường cao tốc đo được thấp nhất (0.59-1.89 mg/kg).
Sezgin et al., (2004) đã tiến hành thu thập các mẫu bụi trên đường cao tốc E5
tai Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để xác định các kim loại nặng trong bụi. Kết quả trong bụi có
chứa các kim loại như Cu, Pb, Zn, Mn, Ni, Cd. Nồng độ Cu đo được 1358.5 mg/kg
nằm ở mức cao. Nồng độ Cd đo được 2,32 - 1,49 mg/kg nằm ở mức tương đối thấp.
Phi et al. (2016) đã thực hiện nghiên cứu về mơi trường khơng khí xung quanh
cho thấy tương tự như ở các nước trong khu vực Châu Á, lượng xe cộ lưu thông tại
Việt Nam cũng đang gia tăng cao do mật độ dân số ngày một tăng dẫn tới việc lượng
khí thải dẫn đến ơ nhiễm khơng khí trên các tuyến đường điển hình ở Thủ Đơ Hà Nội.
Các mẫu bụi thu thập trên các tuyến đường lớn có sự hiện diện của 6 loại kim loại
nặng như Pb, K, Ca, Zn, Mn, Fe. Nồng độ Ca chiếm cao nhất (500 mg/kg) và nồng độ
của Pb là thấp nhất (20 mg/kg) so với các kim loại khác.
Soltani et al. (2015) đã thực hiện nghiên cứu khoa học cho thấy ở khu đơ thị
Islahan ở Iran ln có rất đơng dân cư và lượng phương tiện cao. Các mẫu bụi được
thu thập sau khi tiến hành phân tích đo đạc thì thu được các kim loại nặng như Cu, As,
Pb, Sb, Zn, Ni, Cd. Cao nhất là Zn với nồng độ 707,19 mg/kg và thấp nhất là Cd với
nồng độ 2.14 mg/kg.
Trong nghiên cứu của Faiz et al. (2009) trong mẫu bụi đường ở Islamabad,
Pakistan chứa các kim loại nặng như Cd, Cu, Ni, Pb và Zn. Nồng độ Zn đo được 116

mg/kg cao nhất tại đây. Nồng độ Cd trên đường cao tốc đo được 5 mg/kg nằm ở mức
thấp nhất trong số 4 kim loại nặng cịn lại.
Nhìn chung tổng thể hiện trạng nghiên cứu ở các nước đều cho thấy ơ nhiễm
khơng khí xung quanh bắt nguồn từ các tác nhân từ con người như phương tiện giao
thông, các nhà máy công nghiệp và nông nghiệp, các cơng trình xây dựng. Tại Việt
Nam chưa có báo cáo nghiên cứu về đánh giá kim loại nặng trong bụi đường tại Thành
phố Hồ Chí Minh mà chỉ có tại đánh giá kim loại trong bụi đường tại Hà Nội với kết
quả cho thấy rằng sự hiện diện kim loại nặng trong bụi đường rất đáng quan tâm và
cho thấy sự tiềm ẩn nguy cơ gây ơ nhiễm khơng khí từ các tác nhân từ con người.

9


Ngoài ra, nghiên cứu này chỉ thực hiện khảo sát hàm lượng kim loại nặng mà chưa
thực hiện các đánh giá rủi ro tiềm năng. Do đó, để cung cấp những thơng tin hữu ích
hơn nữa cho các nhà hoạch định chiến lược bảo vệ môi trường đô thị, việc quan trắc và
đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng kết hợp với những đánh giá rủi ro đến con
người và hệ sinh thái là hết sức cần thiết. Bên dưới là bảng tổng hợp các nghiên cứu
trong và ngoài nước về quan trắc kim loại nặng trong bụi đường.

10


Bảng 1.1 Tổng hợp dữ liệu về nồng độ kim loại nặng trong bụi đường ở các nước trên thế giới
Khu vực nghiên cứu

Cu

Pb


Australia

164
mg/kg

487
mg/kg

523
mg/kg

Istanbul

1358.5
mg/kg

555.4
mg/kg

447,72593,89
mg/kg

123.9
mg/kg

300.9
mg/kg

Istanbul, Turkey


136
mg/kg

1.573
mg/kg

522
mg/kg

Islamabad, Pakistan

52mg
/kg

104
mg/kg

116
mg/kg

Northern Taiwan

30-27
mg/m3

64-62
mg/m3

Kavala region,
Greece


69.09471.40
mg/kg

Nepal

Sb

As

K

Ca

16.7

Hg

Zn

0.1
mg/kg

mg/kg

53433614
mg/m3

Mn


Fe

Ni

34
mg/kg

27
mg/kg

395,19
mg/kg

271.6
mg/kg

227-273
mg/m3

Cr

196
mg/kg

4.3
317 g

7.1
422.8 g


58.4 617 g

Beijing, China

69.9

105

222

11

Tài liệu tham khảo

Gavin et al., 2003

65,70
mg/kg

2,32-1,49
mg/kg

Sezgin et al., 2004

57.5
mg/kg

0.2 mg/kg

Christoforidis and

Stamatis, 2009

Guney et al., 2009

26-20
mg/m3

1183-838
mg/m3

4.3-2.4
mg/m3

23
mg/kg

5 mg/kg

Faiz et al., 2009

3.2-3.5
mg/m3

0.41-0.42
mg/m3

Wang et al., 2012

1.56-6.15
mg/kg


Raj et al., 2013

0.1 - 13.7
g

Han et al., 2013

0.723

Wei et al., 2014

0.591.89
mg/kg

Kuala Lumpur,
Malaysia

Cd

92.1 497.7 g

11.186 19.545 g
84.7

25.2


Khu vực nghiên cứu


Cu

Pb

mg/kg

mg/kg

mg/kg

Jimeta / Yola
Adamawa, Nigeria

28.97106.04
mg/kg

47.50448.74
mg/kg

125.74824.40
mg/kg

Iran

182.26
mg/kg

393.33
mg/kg


24,5 67 mg/g

25.0 - 66
mg/kg

35.0 –
123
mg/kg

43.9
mg/kg

66.6
mg/kg

171
mg/kg

Jos metropolitan
area, Nigeria

Xiandao, Changsha
City, China

Sb

6.95
mg /kg

20

mg/kg

Hanoi, Vietnam

Delhi, India

87.9499
mg/kg

69-316
mg/kg

Turkey

0.99
mg/kg

0.19
mg/kg

China

318.3
mg/kg

730.8
mg/kg

As


K

Ca

Hg

Zn

22.15

Mn

Fe

Cr

Ni

Cd

mg/kg

mg/kg

mg/kg

34605800
mg/kg

707.19

mg/kg

mg/kg

100
mg/kg

500
mg/kg

25
mg/kg

1.15 –
2.58
mg/kg

48.5 –
125
mg/kg

4.57
mg/kg
108.1
mg/kg

12

0.48-1.74
mg/kg


Shinggu et al., 2014

66.63
mg/kg

2.14
mg/kg

Soltani et al., 2015

1.23 –
3.88
mg/kg

1.54 –
2.58
mg/kg

Mafuyai et al., 2015

7.48
mg/kg

Li et al., 2016

71.6
mg/kg
100
mg/kg


350
mg/kg

187.7524.3
mg/kg
2.1
mg/kg

1,13 2,79
mg/kg

10.45
mg/kg

2441.76
mg/kg

Tài liệu tham khảo

Phi et al., 2016

56.4500.3
mg/kg

27.261.7
mg/kg

1.9-3.8
mg/kg


Suryawanshi et al.,
2016

1.46
mg/kg

1.04
mg/kg

0.07
mg/kg

Taşpınar et al., 2018

958.4
mg/kg

Hou et al., 2019


1.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA KIM LOẠI NẶNG
TRONG BỤI ĐƯỜNG ĐỐI VỚI CON NGƯỜI VÀ HỆ SINH THÁI
Li et al. (2001) thực hiện nghiên cứu đánh giá rủi ro sức khỏe con người tại
Hong Kong cho thấy nếu trẻ em và người già bị ô nhiễm kim loại ở mức độ cao, sức
khỏe của họ có thể bị ảnh hưởng.
Gavin et al. (2003) thực hiện nghiên cứu đánh giá rủi ro tại Úc cho thấy rằng Pb
trong bụi đường ở hai vùng ngoại ô Sydney đã xác định rằng bụi đường có khả năng
ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Sezgin et al. (2004) thực hiện nghiên cứu đánh giá rủi ro sức khỏe con người tại

Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy Pb ảnh hưởng tới não, máu và gây ngộ độc ở trẻ em.
Christoforidis and Stamatis (2009) thực hiện nghiên cứu đánh giá rủi ro tại tại
vùng Kavala, Hy Lạp cho thấy một số kim loại (Pb, As, Hg và Cd) ở nồng độ thấp vẫn
rất độc hại, gây ra nhiều bệnh ở người bao gồm cả ung thư.
Faiz et al. (2009) thực hiện nghiên cứu đánh giá rủi ro sức khỏe con người
Islamabad, Pakistan chỉ ra rằng kim loại nặng ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung
ương. Trẻ nhỏ dễ bị ngộ độc kim loại.
Atiemo et al. (2012) thực hiện nghiên cứu đánh giá rủi ro sức khỏe con người
tại đường cao tốc của Accra, Ghana cho thấy bụi đường có thể ảnh hưởng đến sức
khỏe con người vì chúng dễ dàng xâm nhập qua: ăn, hít và tiếp xúc da.
Du et al. (2013) thực hiện nghiên cứu đánh giá rủi ro sức khỏe con người tại
Bắc Kinh, Trung Quốc chỉ ra rằng phơi nhiễm kim loại nặng: Cu, Zn, Cd và Pb thông
qua 3 con đường: ăn vào, tiếp xúc với da và hít phải.
Kong et al. (2012) thực hiện nghiên cứu đánh giá rủi ro sức khỏe con người tại
Thành phố Động Ninh, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc cho thấy kết quả đánh giá rủi ro
cho thấy kim loại có nhiều khả năng bị phơi nhiễm khi tiếp xúc với da có khả năng gây
ung thư và các bệnh khác.
Han et al. (2013) thực hiện nghiên cứu đánh giá rủi ro sức khỏe con người tại
Kuala Lumpur, Malaysia cho thấy có nhiều loại hạt bụi khác nhau ảnh hưởng đến sức
khỏe con người của người dân thành thị.
Raj et al. (2013) thực hiện nghiên cứu về đánh giá rủi ro sức khỏe con người tại
Nepal cho thấy mức độ gây ô nhiễm của kim loại nặng Pb, Cd và Hg tại 5 địa điểm lấy
mẫu ở mức rất cao và có thể gây rủi ro cho sức khỏe con người.

13


×