Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Khảo sát ảnh hưởng của thành phần khoáng và nồng độ ba, kinetin, IBA, NAA, IAA đến quá trình tạo chồi và tạo rễ cây măng tây (asparagus officinalis l ) in vitro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.81 MB, 55 trang )

ĐẠI HỌC
NGUYỄN TẤT THÀNH
THỰC HỌC - THỰC HÀNH - THỰC DANH - THỰC NGHIỆP

KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA THÀNH PHẦN
KHOÁNG VÀ NỒNG ĐỘ BA, KINETIN, IBA, NAA, IAA
ĐẾN QUÁ TRÌNH TẠO CHỒI VÀ TẠO RỄ CÂY
MĂNG TÂY (Asparagus officinalis L.) IN VITRO

Sinh viên thực hiện

: Hoàng Thị Thủy

MSSV

: 1600002711

GVHD

: ThS. Đỗ Tiến Vinh
ThS. Mai Thị Phương Hoa

TP. HCM, 2020


ĐẠI HỌC
NGUYỄN TẤT THÀNH


THỰC HỌC - THỰC HÀNH - THỰC DANH - THỰC NGHIỆP

KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA THÀNH PHẦN
KHOÁNG VÀ NỒNG ĐỘ BA, KINETIN, IBA, NAA, IAA
ĐẾN QUÁ TRÌNH TẠO CHỒI VÀ TẠO RỄ CÂY
MĂNG TÂY (Asparagus officinalis L.) IN VITRO

Sinh viên thực hiện

: Hoàng Thị Thủy

Mã số sinh viên

: 1600002711

Chuyên ngành

: Công nghệ Sinh học

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đỗ Tiến Vinh
ThS. Mai Thị Phương Hoa
TP. HCM, 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH


CỘNG HỊA XÃ HƠI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

------------------

-----oOo-----

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: Hồng Thị Thủy

MSSV: 1600002711

Chun ngành: Cơng nghệ sinh học

Lớp: 16DSH1A

1.Đầu đề luận văn:
Khảo sát ảnh hưởng của thành phần khoáng và nồng độ BA, kinetin, IBA, NAA,
IAA đến quá trình tạo chồi và rễ cây Măng Tây (Asparagus officinalis L.) in vitro
2.Mục tiêu
- Xác định thành phần khống thích hợp và nồng độ chất điều hịa sinh trưởng thích hợp
đến quá trình tạo chồi và tạo rễ cây Măng Tây (Asparagus oficinalis L.) in vitro
3.Nội dung:
- Vô trùng mẫu cây Măng Tây
- Khảo sát mơi trường khống cơ bản nuôi cấy cây Măng Tây in vitro
- Khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ BA và kinetin đến quá trình ni cấy tạo chồi cây Măng
Tây

- Khảo sát ảnh hưởng của IBA, NAA, IAA đến quá trình tạo rễ cây Măng Tây in vitro
4. Thời gian thực hiện: tháng 10/2019 đến tháng 04/2020
5. Người hướng dẫn chính: ThS. Đỗ Tiến Vinh
Người hướng dẫn phụ: ThS. Mai Thị Phương Hoa
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Bộ mơn
TP. HCM, ngày 06 tháng 7 năm 2020
BỘ MƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)

ThS. Đỗ Tiến Vinh


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy ThS. Đỗ Tiến Vinh
và cơ ThS. Mai Thị Phương Hoa người đã dìu dắt, truyền cho em niềm đam mê nghiên
cứu, giúp đỡ cho em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cám ơn thầy – cô đang giảng dạy tại khoa Công nghệ Sinh học
trường Đại học Nguyễn Tất Thành và Trung tâm Công nghệ Sinh học thành phố Hồ Chí
Minh đã tạo điều kiện học tập, hỗ trợ những thiết bị cần thiết cũng như truyền đạt kiến
thức giúp em học tập và hồn thành khóa luận này.
Cảm ơn giảng viên ThS Trần Lệ Trúc Hà cùng tập thể lớp 16DSH1A và các anh
chị trong phòng thí nghiệm, đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tơi trong những lúc khó
khăn trong thời gian thực hiện đề tài.
Và con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, người dã ni dưỡng, u thương,
chăn sóc, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho con thực hiện ước mơ.
Tơi xin chân thành cảm ơn!


Hồng Thị Thủy
Khoa Công nghệ Sinh học
Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iv
SUMMARY ....................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... ix
1 Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................. ix
2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................................x
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .................................................................................x
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................1
1.1 Cây Măng Tây ...........................................................................................................1
1.1.1 Đặc điểm phân bố ...................................................................................................1
1.1.2 Đặc điểm thực vật...................................................................................................1
1.1.3 Thành phần hóa học và cơng dụng .........................................................................2
1.1.4 Giá trị kinh tế .........................................................................................................3
1.2 Phương pháp nhân giống bằng công nghệ sinh học ..................................................3
1.2.1 Nuôi cấy mô............................................................................................................3
1.2.2 Cơ sở khoa học .......................................................................................................4
1.2.3 Ưu thế và phạm vi ứng dụng ..................................................................................5
1.3 Các chất điều hịa sinh trưởng thực vật .....................................................................6

1.3.1 Nhóm auxin ............................................................................................................6

ii


1.3.2 Nhóm các cytokinin................................................................................................7
1.4 Các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước .......................................................8
1.4.1 Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới .................................................................8
1.4.2 Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước ................................................................8
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................10
2.1 Nơi thực hiện ...........................................................................................................10
2.2 Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................10
2.3 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................10
2.3.2 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................11
2.4 phương pháp thu thập xử lý số liệu .........................................................................14
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu ...............................................................................14
2.4.2. Xử lý số liệu ........................................................................................................14
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................15
3.1 Kết quả thí nghiệm 1: Vơ trùng mẫu .......................................................................15
3.2 Kết quả thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng thành phần mơi trường khống đến sự
sinh trưởng và phát triển cây Măng Tây........................................................................17
3.3 Kết quả thí nghiệm 3: Khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ BA và Kinetin đến q trình ni
cấy tạo chồi cây Măng Tây.............................................................................................20
3.4 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của IBA, NAA, IAA đến quá trình tạo rễ cây Măng Tây
in vitro............................................................................................................................22
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................26
PHỤ LỤC .....................................................................................................................27

iii



TÓM TẮT
Măng tây (Asparagus oficinalis) là một loại thực vật dùng làm rau có giá trị kinh
tế cao và rất được ưa chuộng trên thị trường. Đề tài: Khảo sát ảnh hưởng của thành
phần khoáng và nồng độ BA, kinetin, IBA, NAA, IAA đến quá trình tạo chồi và rễ
cây Măng Tây (Asparagus officinalis L.)in vitro. Được thực hiện từ tháng 10/2019 đến
4/2020 tại Phịng Ni cấy mơ Thực vật, khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học
Nguyễn Tất Thành với mục tiêu xác định thành phần khống thích hợp và nồng độ chất
điều hịa sinh trưởng thích hợp đến quá trình tạo chồi và tạo rễ cây Măng Tây (Asparagus
oficinalis L.) in vitro.
Đề tài có bốn nội dung: (Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu hồn tồn ngẫu nhiên)
-

Vơ trùng mẫu cây Măng Tây

-

Khảo sát mơi trường khống cơ bản nuôi cấy cây Măng Tây in vitro

-

Khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ BA và Kinetin đến q trình ni cấy tạo chồi cây
Măng Tây

-

Khảo sát ảnh hưởng của IBA, NAA, IAA đến quá trình tạo rễ cây Măng Tây in
vitro.


Những kết quả đạt được sau 6 tháng nghiên cứu:
-

Nồng độ javel 75% trong 10 phút là thích hợp để vơ trùng mẫu hạt Măng Tây

-

Mơi trường LV thích hợp để nhân giống cây Măng Tây

-

Mơi trường thích hợp để tạo chồi của cây Măng Tây: LV bổ sung BA 1 mg/l

-

Mơi trường thích hợp để tạo rễ của cây Măng Tây: LV bổ sung NAA 3 mg/l.

iv


SUMMARY
Asparagus officinalis is the high economic value and popular vegetables. Thesis:
“Investigate the effect of mineral composition and concentration of BA, kinetin,
IBA, NAA, IAA on the process of creating shoots and roots of Asparagus officinalis
L. in-vitro”, which is performed from October 2019 to April 2020 at Plant tissue culture
Lab, Department of Biotechnology, Nguyen Tat Thanh University. The object of thesis
is determining the mineral composition and concentration of growth regulators on the
process of creating shoot and root of Asparagus officinalis L. in vitro.
Thesis consist of four contents: (Experiments were arranged completely randomly)
-


Sterile asparagus samples

-

Investigate the basic mineral medium in in-vitro cultivation of asparagus

-

Investigate the influence of BA and Kinetin on the process of creating
asparagus shoots

-

Investigate the influence of IBA, NAA, IAA on the process of creating
asparagus roots.

The results achieved after 6 months of research:
-

The 75% javel for 10 minutes is suitable for sterile asparagus seed samples

-

The LV medium is suitable for propagating asparagus

-

The medium suitable to create shoots of asparagus: LV supplemented with BA
1 mg/l


-

The medium suitable to create roots of asparagus: LV supplemented with NAA
3 mg/l.

v


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Cây Măng Tây ..................................................................................................1
Hình 2.1 Sơ đồ tổng quan nội dung nghiên cứu............................................................10
Hình 3.1 Vơ trùng mẫu cây Măng Tây..........................................................................17
Hình 3.2 Chồi Măng Tây ni cấy trên các mơi trường ...............................................19
Hình 3.3 Chồi Măng Tây ni cấy trên các mơi trường có bổ sung kinetin .................21
Hình 3.4 Chồi Măng Tây ni cấy trên các mơi trường có bổ sung BA.......................22
Hình 3.5 Chồi Măng Tây ni cấy trên các mơi trường có bổ sung: IBA; IAA và
NAA .............................................................................................................24

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Nồng độ javel và thời gian thí nghiệm vơ trùng mẫu ....................................11
Bảng 2.2 Mơi trường khống cơ bản ni cấy cây Măng Tây......................................12
Bảng 2.3 Nồng độ BA và kinetin sử dung nuôi cấy tạo chồi cây Măng Tây................13
Bảng 2.4 Nồng độ IAA, IBA và NAA sử dụng nuôi cấy tạo rễ....................................14
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát nồng độ javel và thời gian vô trùng mẫu ...........................16
Bảng 3.2 Kết quả khảo sát mơi trường khống cơ bản nuôi cấy cây Măng Tây ..........19
Bảng 3.3 Kết quả khảo sát ảnh hưởng nồng độ BA và kinetin đến q trình ni cấy tạo

chồi cây Măng Tây.........................................................................................21
Bảng 3.4 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ IAA, IBA và NAA đến q trình
ni cấy tạo rễ cây Măng Tây ........................................................................23

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BA

Benzyladenine

B5

Môi trường Gamborg 1968

CTV

Cộng tác viên

IBA

Indolebutyric acid

LV

Môi trường Litvay 1985

MS


Môi trường Murashige-Skoog 1962

Môi trường thạch

Môi trường có bổ sung agar 8 g/L

NAA

α-Naphthalene acetic acid

NT

Nghiệm thức

TN

Thí nghiệm

ĐHST

Điều hịa sinh trưởng

WPM

Mơi trường Loyd & McCown 1980

viii


ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài
Măng Tây (Asparagus officinalis L.) có nguồn gốc từ các nước Châu Âu (phía bắc
Tây Ban Nha, Vương quốc Anh, và tây bắc Đức). Ở Việt Nam Măng Tây đã được du
nhập vào từ những năm 1960 - 1970. Măng Tây được biết đến là một loại rau xanh rất
ngon và bổ dưỡng, hàm lượng dinh dưỡng cao và có nhiều dược tính. Măng Tây chứa
nhiều nước, chất xơ, vitamin và khống chất nên nó đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Măng Tây còn là nguồn cung cấp đạm giúp người lao động trí óc giảm stress, tăng cường
sinh lực và sức dẻo dai khi làm việc, chống béo phì và chống lão hóa da, ổn định kinh
nguyệt, tốt cho sữa mẹ, làm giảm cholesterol, giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa xơ vữa
động mạch vành và bệnh đột quỵ tim mạch rất hữu hiệu. Không chỉ được biết đến với
công dụng là rau xanh làm thực phẩm mà Măng Tây cịn được biết đến với cơng dụng
là làm kiểng.
Măng Tây trên thị trường được sử dụng nhiều dạng, bên cạnh sử dụng măng tươi
Măng Tây còn là nguyên liệu cho cơng nghệ đồ hộp, là mặt hàng xuất khẩu có giá trị
kinh tế cao. Những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, diện
tích trồng Măng Tây tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi rất nghiêm ngặt về
điều kiện trồng và chăn sóc cũng như khả năng kháng sâu bệnh nên quy mơ trồng Măng
Tây cịn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu rất lớn của thị trường. Để đáp ứng nhu cầu
làm thực phẩm và dược liệu với số lượng lớn thì cần phải có nguồn giống Măng Tây có
năng suất cao, nguồn giống sạch bệnh. Tuy nhiên, do việc phát triển diện tích trồng hiện
nay mang tính tự phát, tính tạp giao tự nhiên phức tạp và việc thiếu chiến lược chọn tạo
giống hợp lý đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng của sản phẩm Măng Tây.
Để có chiến lược phát triển lâu dài đem lại hiệu quả kinh tế - kĩ thuật cao, vấn đề tuyển
chọn và xây dựng quy trình nhân giống loài cây này là rất cần thiết.
Hiện nay, cây Măng Tây chủ yếu được nhân giống theo phương pháp truyền thống
từ cây Măng Tây mẹ được tách thành 2 - 4 phần để nhân lên cây con, phương pháp này
cho hệ số nhân thấp và khó đảm bảo được cây sạch bệnh. Nhân giống cây Măng Tây
bằng hạt khó có thể thực hiện vì là cây có hoa đực và hoa cái khác thân và là cây có hoa
đực và hoa cái dị hợp tử. Nguồn giống nhập khẩu nên giá thành hạt giống cao, tỷ lệ nảy
ix



mầm thấp làm tăng chi phí sản xuất. Ni cấy mô thực vật là một phương phát rất được
quan tâm hiện nay đây là một trong những lĩnh vực ứng dụng đạt nhiều thành công nổi
bật của công nghệ sinh học thực vật. Nhân giống bằng kĩ thuật nuôi cấy mơ có thể sản
xuất số lượng lớn cây giống trong thời gian ngắn, chất lượng cây con đồng đều và giữ
được đặc tính ưu việt của cây mẹ, giá thành cây con thấp, kiểm sốt được mầm bệnh.
Vì vậy phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô in vitro là giải pháp khả thi cần được
nghiên cứu và áp dụng. Ở Việt Nam việc nghiên cứu nhân giống cây Măng Tây chưa
được nghiên cứu nhiều. Việc nghiên cứu xác định quy trình xử lý mẫu in vitro, thành
phần khống, nồng độ và hoạt chất điều hòa sinh trưởng thực vật thích hợp cho việc tạo
chồi và rễ cây Măng Tây in vitro. Do đó, tơi thực hiện đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của
thành phần khoáng và nồng độ BA, kinetin, IBA, NAA, IAA đến quá trình tạo chồi
và rễ cây Măng Tây (Asparagus officinalis L.)in vitro”.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định thành phần khống thích hợp và nồng độ chất điều hịa sinh trưởng thích
hợp đến q trình tạo chồi và tạo rễ cây Măng Tây (Asparagus oficinalis L.) in vitro.
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên quy mơ phịng thí nghiệm.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 10/2019 đến tháng 04/2020.

x


Chương 1. Tổng quan tài liệu

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cây Măng Tây
Măng Tây tên khoa học: Asparagus officinalis L.
Giới: Plantae

Bộ: Asparagales
Họ: Asparagaceae
Chi: Asparagus
Lồi: A. officinalisc

Hình 1.1 Cây Măng Tây

1.1.1 Đặc điểm phân bố
Măng Tây hoang dại có nguồn gốc từ Châu Âu, Bắc Phi và Tây Á, sau đó được
trồng trọt canh tác như một loại rau xanh ở nhiều nước trên thế giới như Pháp, Đức...
Các nước Tây Âu là nơi có nhu cầu tiêu dùng Măng Tây nhiều nhưng do khí hậu lạnh,
mỗi năm chỉ trồng được một vụ vào mùa xuân và năng suất không cao. Riêng Việt Nam,
đặc biệt là Lâm Đồng, Đà Lạt, nơi có khí hậu ơn đới quanh năm thích hợp cho việc trồng
và thu hái Măng Tây quanh năm đem lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Từ năm
1960 – 1970, nhiều vùng trong nước ta đã trồng Măng Tây để chế biến xuất khẩu như
Đông Anh (Hà Nội), Kiến Anh (Hải Phòng) và Long Xuyên (An Giang). Thị trường
nhập khẩu Măng Tây chủ yếu là các nước Tây Âu, tổng lượng Măng Tây mà các nước
Tây Âu nhập khẩu lên tới hàng trăm ngàn tấn/năm. Các nhà hàng trong nước hiện cũng
có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này.
1.1.2 Đặc điểm thực vật
Măng Tây thuộc cây trồng lâu năm, dạng bụi, thân thảo, cây có hoa đơn tính khác
gốc. Có khoảng một nửa số cây mang hoa đục, một nửa mang hoa cái. Hoa có màu đỏ.
Mỗi ngăn có 1 – 2 hạt đen, vỏ hạt rất cứng. Hạt Măng Tây có thể nảy mầm ở nhiệt độ
20°C nhưng thích hợp là 25°C và đây cũng là nhiệt độ trung bình cần thiết cho cây phát
tiển. Ngay sau khi hạt nảy mầm rễ chính rất ngắn bị chết thay vào đó là một rễ trụ thẳng
đứng được tạo thành và các rễ khác mọc ngang từ rễ trụ này. Sau đó ở khoảng cách gần
mặt đất, trên các đốt của rễ trụ hình thành các thân mầm mới - được gọi là măng. Măng
1



Chương 1. Tổng quan tài liệu
là nơi tập trung các chất dinh dưỡng của cây khi còn non. Măng được thu hoạch trong
nhiều năm (8 - 10 năm) nhưng sản lượng lớn thường tập trung ở các năm thứ 3 - thứ 5.
Các cây hoa đực hình thành rất nhiều mầm và sống lâu hơn, cho sản lượng măng cao
hơn cây hoa cái khoảng 25% nhưng chất lượng kém hơn. Trước khi nhú khỏi mặt đất,
măng có màu trắng, mềm, khi mọc cao khỏi mặt đất chúng ngả màu xanh và phát sinh
cành có thể dài tới 2 m.
Măng tây là cây ưa ánh sáng. Vì vậy, nếu trồng Măng Tây ở nơi bị che lợp thì hiệu
suất quang hợp sẽ thấp, cây sinh sản kém, năng suất măng sẽ giảm. Ngoài ra, măng tây
rất mẫn cảm với đất trồng. Đất trồng măng tây phải có độ phì cao, tơi xốp, giàu mùn.
Măng tây không chịu được đất chua, độ pH 6 - 7. Để có măng mềm, ngọt, cần phải giữ
ẩm đều. Độ ẩm đất khoảng 65 - 70%.
1.1.3 Thành phần hóa học và cơng dụng
Măng Tây thường được trồng với mục đích thu hoạch chồi non làm rau xanh 1. Về
dinh dưỡng, chồi Măng Tây non chứa rất nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể. Các thành
phần đã biết là nước 90 - 95% glucid 1,70 - 2,50% lipid 0,10 - 0,15%, protid 1,60 1,90%, cellulose 0,55 - 0,70%, các vitamin A, B1, B2, C, khoảng 10% chất khoáng với
mangan, sắt, photpho, kali, calcium four, brome, iod, một ít tanin, một saponosid mà
genin là sarsasapogenin, các chồi non chứa asparagin, coniferin, một ít rutosid 2.
Măng Tây chứa nhiều nước, giàu chất xơ, vitamin và khống chất nên nó đem đến
nhiều lợi ích sức khỏe như giúp giảm cân. Măng Tây khơng chỉ ít chất béo, ít calo mà
cịn chứa rất nhiều chất xơ hịa tan và khơng hịa tan, vì vậy măng tây rất thích hợp cho
người cần giảm cân. Chất xơ nhiều trong măng tây giúp tiêu hóa chậm nên bạn cảm thấy
no trong các bữa ăn. Ngồi ra, Măng Tây có chứa dồi dào chất glutathione. Nó cũng
chứa crom, một khống chất giúp cải thiện khả năng tiết insulin của cơ thể để loại bỏ
glucose từ các tế bào, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Là loại thực phẩm cao cấp, có
giá trị kinh tế cao vì rất giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng tốt cho tim mạch, hỗ trợ
điều trị bệnh goutte, tiểu đường, đẹp da, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể 3. Măng
Tây giàu folate, loại vitamin B có thể nâng cao tinh thần và giúp tránh khỏi những khó
chịu. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa mức độ thấp của folate và vitamin
B12 ở những người bị trầm cảm 2. Theo các nhà nghiên cứu, bổ sung 2 loại vitamin này

2


Chương 1. Tổng quan tài liệu
hằng ngày cho bệnh nhân trầm cảm giúp giảm triệu chứng bệnh. Măng Tây còn chứa
hàm lượng cao tryptophan, loại axit amin cải thiện tâm trạng.
1.1.4 Giá trị kinh tế
Măng Tây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, được sử dụng làm thực phẩm cũng
như cây trang trí. Cũng như những cây họ nhà măng khác, Măng Tây là một trong những
loài cây phát triển nhanh nhất, có thể mọc lên tua tủa chỉ sau một trận mưa, và rất ít bị
sâu bệnh. Vì thực tế này, người nông dân gần như không cần phải phun thuốc trừ sâu
hay bón thêm bất kỳ loại phân hữu cơ nào cho Măng Tây. Vì thế, măng tây trở thành
loài rau sạch rất được thị trường ưa chuộng và có giá trị kinh tế cao. Mỗi ngày 1000 m2
Măng Tây có thể cho thu hoạch từ 8 - 12 kg măng tươi. Tùy thuộc vào chất lượng và
chủng loại mỗi kg Măng tây thương phẩm hiện có giá dao động từ 50.000 - 70.000
đồng/kg. Mỗi năm sau khi trừ chi phí đầu tư, các hộ trồng có thể lãi từ 350 - 450 triệu
đồng/ha Măng Tây xanh.
1.2 Phương pháp nhân giống bằng công nghệ sinh học
1.2.1 Nuôi cấy mơ
Nhân giống in vitro là hình thức sử dụng chồi đỉnh, lá, hoa, cuống lá, đoạn thân
non nuôi dưỡng trong các điều kiện đặc biệt để hình thành một cơ thể mới hoàn chỉnh.
Ưu điểm của nhân giống in vitro là hệ số nhân giống cao, đồng đều, sạch bệnh, chủ động
trong việc sản xuất cây con phục vụ cho công tác giống, không phụ thuộc nhiều vào điều
kiện thời tiết, có thể tiến hành quanh năm. Ngồi những ưu điểm vượt trội thì bên cạnh
đó nhược điểm của ni cấy mơ là cây con có kích thước nhỏ, xảy ra đột biến biến dị
làm xuất hiện những cây không mong muốn, cần sử dụng các thiết bị đặc biệt.
Bên cạnh những ưu điểm trên, nhân giống in vitro vẫn không tránh khỏi một số
nhược điểm như: Việc nuôi cấy in vitro sử dụng nguồn hydrocacbon nhân tạo do đó mà
khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ kém, đồng thời cây ni cấy in vitro được ni trong
bình thủy tinh có độ ẩm bão hịa, do vậy mà khi trồng cây ra ngoài điều kiện tự nhiên

cây thường bị mất nước, khơng thích nghi được cây ra ngồi điều kiện tự nhiên cây
thường bị mất nước, khơng thích nghi được cây dễ bị héo và chết. Hạn chế về chủng
loại sản phẩm: nhiều loại thực vật quý hiếm chưa thể tiến hành nhân giống do gặp khó
3


Ch

ng 1. T ng quan tài li u

kh n liên quan t i lý thuy t nuôi c y và tái sinh th c v t. Chi phí s n xu t cao do nhân
gi ng in vitro òi h i trang thi t b hi n
ph m b bi n

i và lao

ng có tay ngh . Hi n t

ng s n

i ki u hình mà nguyên nhân là do bi n b soma, ã làm cho các cây con

không gi

c ki u hình c a b m ( c bi t là khi nuôi c y t calus).

Nhân gi ng vơ tính cây tr ng in vitro hay vi nhân gi ng là m t l nh v c ng d ng
hi u qu nh t trong công ngh nuôi c y mô t bào th c v t. Bao g m: Nuôi c y t bào
n; nuôi c y mô s o (callus); nuôi c y cây con và cây tr
non và phôi tr


ng thành; nuôi c y phôi (phôi

ng thành); nuôi c y c quan (r , thân, lá, hoa, qu , bao ph n, noãn ch a

th tinh); nuôi c y protoplast (nuôi c y ph n bên trong tes bào th c v t sau khi tách v
cịn

c g i là ni c y t bào tr n).
K thu t nhân nhanh in vitro nh m ph c v các m c ích: Duy trì và nhân nhanh

các ki u gen quý hi m và làm v t li u cho công tác ch n gi ng; nhân nhanh và duy trì
các cá th
l

u dịng t t

cung c p h t gi ng các lo i cây tr ng khác nhau nh cây

ng th c có c , các lo i cây rau, cây hoa, cây c nh, cây d

c li u thu c nhóm thân

th o; nhân nhanh và duy trì các ki u gen quý c a gi ng cây lâm nghi p và g c ghép
trong ngh tr ng cây n qu , cây c nh thu c nhóm cây thân g ; nhân nhanh

i u ki n

vô trùng và cách ly tái nhi m k t h p v i làm s ch virus; b o qu n các t p ồn gi ng
nhân vơ tính và các lo i cây giao ph n trong ngân hàng gen.

1.2.2 C s khoa h c
K thu t nuôi c y mô t bào nói chung hay k thu t nhân gi ng vơ tính nói riêng
u d a trên n n t ng khoa h c là tính tồn n ng, s phân hóa và ph n phân hóa c a t bào.
Quá trình t ngu n v t li u ban
thành cây hồn ch nh

u là t bào ho c mơ th c v t ni c y phân hóa

c g i là s bi u hi n v tính tồn n ng c a t bào th c v t.

Kh n ng th hi n tính tồn n ng c a các t bào, mô c a c th th c v t là khác nhau.
M i m t t bào b t k c a m t c th sinh v t a bào

u có kh n ng ti m tàng

tri n thành m t cá th hoàn ch nh. Theo quan i m c a sinh h c hi n
riêng l

ã phân hóa

u mang tồn b l

i thì m i t bào

ng thông tin di truy n c n thi t và

c c th sinh v t ó. Khi g p i u ki n thích h p, m i t bào
thành m t cá th hoàn ch nh. ó là tính tồn n ng c a t bào.

4


phát

y

c a

u có kh n ng phát tri n


Chương 1. Tổng quan tài liệu
Sự phân hóa tế bào là tế bào đã trải qua cảm ứng quyết định, trong điều kiện nhất
định thì có thể phân hóa thành mơ, cơ quan và cây khác nhau, q trình này gọi là sự tái
phân hóa.
Sự phản phân hóa tế bào là q trình mà tế bào đã phân hóa trong một điều kiện
nhất định, khôi phục khả năng phân chia, chuyển thành tế bào phân sinh và hình thành
mơ sẹo. Trong đó, có một bộ phận hình thành tế bào cảm ứng phát sinh hình thái, tức là
tế bào có thể cảm thụ tín hiệu kích thích phân tử, từ đó xác định đường hướng mới của
sự sinh trưởng và phát triển của tế bào. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sự phân hóa
của tế bào và mơ tách rời, trong đó nhân tố chủ yếu là chất điều hịa sinh trưởng thực
vật thuộc nhóm auxin và cytokinin. Tế bào và mơ thực vật khác nhau thì điều kiện phân
hóa của chúng là khơng giống nhau.
1.2.3 Ưu thế và phạm vi ứng dụng
Nuôi cấy mô thực vật là một trong những lĩnh vực ứng dụng đạt nhiều thành công
nổi bật của công nghệ sinh học thực vật. Bằng các kỹ thuật nuôi cấy trong điều kiện vô
trùng các bộ phận tách rời của cơ thể thực vật, người ta đã nhân giống in vitro thành
cơng nhiều lồi cây trồng có giá trị mà trước đây các phương thức nhân giống truyền
thống gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, một số kỹ thuật khác cũng đã được ứng dụng
có kết quả như: nuôi cấy đơn bội (1n) để tạo dòng thuần chủng phục tráng giống cây
trồng, dung hợp protoplast giúp mở rộng nguồn gen tạo ra nhiều loài thực vật mang tính

trạng mới hữu ích, chọn dịng biến dị soma và biến dị giao tử có khả năng chống chịu
các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh như nóng - lạnh, phèn mặn, khô hạn, sâu bệnh…,
và cuối cùng sản xuất các cây trồng sạch bệnh virus từ những cá thể nhiễm bệnh virus.
Đây là lĩnh vực mà nuôi cấy mô và tế bào thực vật đã mang lại hiệu quả kinh tế to
lớn thực sự. Một trong những ưu việt của phương pháp nhân giống in vitro là việc sử
dụng các mơ ni cấy ở kích thước nhỏ. Ở kích thước nhỏ, sự tương tác giữa các tế bào
trong mô sẽ đơn giản hơn. Tác động của các phương pháp sẽ hiệu quả hơn. Mô nuôi cáy
dễ phân hố và sau đó dễ tái sinh hơn. Do đó, công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật
được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.

5


Chương 1. Tổng quan tài liệu
1.3 Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật
Bên cạnh các chất cung cấp dinh dưỡng cho mô nuôi cấy, việc bổ sung một hoặc
nhiều chất ĐHST như auxin, cytokinin, gibberellins… là rất cần thiết để kích thích sự
sinh trưởng, phát triển và phân hố cơ quan, cung cấp sức sống tốt cho mô và các tổ
chức. Tuy vậy, yêu cầu đối với những chất này thay đổi tuỳ theo lồi thực vật, loại mơ,
hàm lượng chất ĐHST nội sinh của chúng.
1.3.1 Nhóm auxin
Mơi trường nuôi cấy được bổ sung các auxin khác nhau như: 1H- indole-3-acetic
acid (IAA), 1-naphthaleneacetic acid (NAA), 1H-indole-3-butyric acid (IBA), 2,4dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D) và naphthoxyacetic acid (NOA). IAA là auxin tự
nhiên có trong mơ thực vật; cịn lại NAA, IBA, 2,4-D và NOA là các auxin nhân tạo,
thường thì các auxin nhân tạo có hoạt tính mạnh hơn vì do đặc điểm phân tử của chúng
nên các enzyme oxy hóa auxin (auxin-oxydase) khơng có tác dụng. Những auxin có
hiệu lực riêng biệt trong nuôi cấy tế bào thực vật là 4-chlorophenoxyacetic acid (4-CPA)
hoặc p-chlorophenoxyacetic acid (PCPA), 2,4,5-trichlorophenoxyacetic acid (2,4,5-T),
2-methyl-4-chlorophenoxyacetic acid (MCPA), 4-amino-3,5,6-trichloropicolinic acid
(picloram), và 3,6-dichloro-2-methoxybenzoic acid (dicamba). Đặc điểm chung của các

auxin là tính chất phân chia tế bào. Các hormone thuộc nhóm này có các hoạt tính như:
tăng trưởng chiều dài thân, lóng (gióng), tính hướng (sáng, đất), tính ưu thế ngọn, tạo
rễ, và phân hóa mạch dẫn. Nói chung, các auxin được hòa tan hoặc trong ethanol hoặc
trong NaOH lỗng.
Auxin là nhóm chất điều hịa sinh trưởng thực vật được sử dụng thường xuyên
trong nuôi cấy mô tế bào thực vật. Auxin kết hợp chặt chẽ với các thành phần khác của
mơi trường dinh dưỡng để kích thích sự tăng trưởng của mô sẹo, huyền phù tế bào và
điều hịa sự phát sinh hình thái, đặc biệt là khi nó được phối hợp sử dụng với các
cytokinin. Nó có khả năng khởi đầu sự phân chia tế bào.. Đặc điểm chung của các auxin
là tính chất phân chia tế bào. Các hormone thuộc nhóm này có các hoạt tính như: tăng
trưởng chiều dài thân, lóng (gióng), tính hướng (sáng, đất), tính ưu thế ngọn, tạo rễ và
phân hóa mạch dẫn. Nói chung các auxin được hịa tan hoặc trong ethanol hoặc trong
NaOH loãng.
6


Chương 1. Tổng quan tài liệu
Các auxin liên quan tới độ dài của thân, đốt, chồi chính, rễ… Đối với nuôi cấy mô,
auxin đã được sử dụng cho việc phân chia tế bào và phân hóa rễ. Những auxin dùng
rộng rãi trong nuôi cấy mô là IBA (3-indolebutiric axid), IAA (3-indole acetic axid),
NAA (Napthaleneaxetic axid), 2,4-D (2,4-D-Dichlorophenoxyaxetic axid) và 2,4,5-T
(Trichlorophenoxyacetic axid). Trong số các auxin, IBA và NAA chủ yếu sử dụng cho
môi trường ra rễ và phối hợp với cytokinin sử dụng cho môi trường ra chồi. 2,4-D và
2,4,5-T rất có hiệu quả đối với mơi trường tạo và phát triển callus.
1.3.2 Nhóm các cytokinin
Các cytokinin là dẫn xuất của adenine, đây là những hormone liên quan chủ yếu
đến sự phân chia tế bào, sự thay đổi ưu thế ngọn và phân hóa chồi trong ni cấy mơ.
Các cytokinin được sử dụng thường xuyên nhất là 6-benzylaminopurine (BAP) hoặc 6benzyladenin (BA), 6-g-g-dimethyl-aminopurine (2-iP), N-(2-furfurylamino)-1-Hpurine-6-amine (kinetin), và 6-(4-hydroxy-3-methyl-trans-2-butanylamino) purine
(zeatin). Zeatin và 2-iP là các cytokinin tự nhiên, còn BA và kinetin là các cytokinin
nhân tạo. Nói chung, chúng được hịa tan trong NaOH hoặc HCl loãng.

Tỷ lệ auxin/cytokinin rất quan trọng đối với sự phát sinh hình thái (morphogenesis)
trong các hệ thống nuôi cấy. Đối với sự phát sinh phôi (embryogenesis), để tạo callus
và rễ cần có tỷ lệ auxin/cytokinin cao, trong khi ở trường hợp ngược lại sẽ dẫn đến sự
sinh sản chồi và chồi nách. Vấn đề quan trọng khơng kém là nồng độ của hai nhóm chất
điều khiển sinh trưởng này. Chẳng hạn 2,4-D cùng với BA ở nồng độ 5,0 ppm kích thích
sự tạo thành callus ở Agrostis nhưng nếu dùng ở nồng độ 0,1 ppm chúng sẽ kích thích
tạo chồi mặc dù trong cả 2 trường hợp tỷ lệ auxin/cytokinin là bằng 1. Cơ chế hoạt động
của cytokinin là chưa được biết rõ ràng mặc dù có một số kết quả về sự có mặt của các
hợp chất mang hoạt tính cytokinin trong RNA vận chuyển (transfer RNA). Các
cytokinin cũng có hoạt tính tổng hợp RNA, tăng hoạt tính enzyme và protein trong các
mơ nhất định.
Cytokinin liên quan tới sự phân chia tế bào, phân hóa chồi… Trong mơi trường
ni cấy mơ, cytokinin cần cho sự phân chia tế bào và phân hóa chồi từ mô sẹo hoặc từ
các cơ quan, gây tạo phôi vô tính, tăng cường phát sinh chồi phụ.

7


Chương 1. Tổng quan tài liệu
1.4 Các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước
1.4.1 Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới
Kết quả nghiên cứu “Sự sinh trưởng và hình thái của tế bào Măng Tây ni cấy in
vitro của tác giả Cecile Wilmar và Marja Hellendoorn năm 1968 đã cho thấy tính tồn
năng của tế bào thực vật, hình thái của các mơ thực vật thường được nghiên cứu. Sự
hình thành phơi chỉ được tìm thấy trong cây 2 lá mầm 4.
Năm 1994 B. Delbreil và M. Jullien đã công bố “Bằng chứng về đột biến in vitro
giúp cải thiện sự hình thành phơi soma ở cây Măng Tây (Asparagus officinalis L.)” đã
cho thấy “Sự hình thành phơi soma từ các kiểu gen khác nhau của Asparagus officinalis
L. có thể thu được bằng ni cấy in vitro của các chồi. Đầu tiên được nuôi cấy trên môi
trường cảm ứng giàu chất phụ gia và sau đó được chuyển lên mơi trường phát triển

khơng có hormone. Tất cả các kiểu gen được thử nghiệm theo cách này đã tạo ra một
vài phơi soma. Trong một số thí nghiệm, trong giai đoạn phát triển, một loại mơ phơi có
khả năng sinh sản cao mới xuất hiện một cách ngẫu nhiên. Những mơ này có thể được
cấy liên tục trên mơi trường khơng có hormone và được đặt tên là dịng phơi. Năm trong
số các dịng phơi này tái sinh thực vật từ phôi soma. Những cây tái sinh này cho thấy
một phản ứng phơi tăng so với cây mẹ; ví dụ. nuôi cấy apex sản xuất phôi soma mà
không cần bất kỳ phương pháp điều trị phụ trợ. Đối với một trong những dịng phơi, một
phân tích di truyền cho thấy phản ứng phôi được cải thiện của cây tái sinh được kiểm
soát bởi một đột biến đơn bội chiếm ưu thế của mendelian 5”.
Kết quả nghiên cứu về “ Bảo quản Măng Tây in vitro” của Shawky A. Bekheet
vào năm 2000 cho thấy các hệ thống và môi trường thích hợp để lưu trữ in vitro mần
cây Măng Tây 6.
1.4.2 Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước
Cơng bố của Vũ Ngọc Bội, Nguyễn Thị Mỹ Trang, Đặng Xuân Cường vào năm
2015 khi làm về “Ảnh hưởng của nồng độ Oligochitosan tới chất lượng của Măng Tây
(Asparagus officinalis L.) theo thời gian bảo quản cho thấy sử dụng COS trong bảo
quản Măng Tây giúp hạn chế sự hao hụt khối lượng, giảm thiểu sự phá hủy chlorophyll,
ức chế sự phát triển của vi sinh vật tổng số và hạn chế mức độ giảm chất lượng cảm
8


Chương 1. Tổng quan tài liệu
quan của Măng Tây theo thời gian bảo quản. Nồng độ COS phù hợp để bảo quản Măng
tây trong 25 ngày là 0,8%. Sau 25 ngày bảo quản Măng Tây được xử lý COS 0,8% có
hàm lượng chlorophyll đạt 0,73 mg chlorophyll/g DW, TĐCQQ đạt là 11,2 điểm, độ
hao hụt khối lượng là 6,8% so với ban đầu và tổng số vi sinh vật hiếu khí chỉ bằng 1/9
lần so với mẫu ĐC 7. Cũng trong năm 2015 Ngô Phương Ngọc và Lâm Ngọc Phương
đã nghiên cứu về đề tài “Vi nhân giống cây Măng Tây” cho thấy giai đoạn nhân chồi,
môi trường MS bổ sung Kinetin 4 mg/l là thích hợp cho việc nhân chồi, số chồi hình
thành nhiều, chiều cao chồi đạt tương đối. Giai đoạn tạo rễ, môi trường MS bổ sung

NAA 3mg/L thích hợp tạo rễ cho cây Măng Tây. Giai đoạn thuần dưỡng, giá thể mụn
dừa + trấu + đất (1:1:1) thích hợp cho cây Măng Tây sinh trưởng 8.

9


Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nơi thực hiện
Phòng thí nghiệm ni cấy mơ tế bào thực vật, khoa Công nghệ sinh học, trường
Đại học Nguyễn Tất Thành.
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Vô trùng mẫu cây Măng Tây
- Khảo sát mơi trường khống cơ bản ni cấy cây Măng Tây in vitro
- Khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ BA và kinetin đến q trình ni cấy tạo chồi cây
Măng Tây
- Khảo sát ảnh hưởng của IBA, NAA, IAA đến quá trình tạo rễ cây Măng Tây in
vitro.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Sơ đồ tổng quan nội dung nghiên cứu
Xác định thời gian vô trùng

Vô mẫu in vitro

và nồng độ javel

Khảo sát mơi trường
khống ni cây


Mơi trường MS - LV WPM - B5

Nhân cụm chồi

Khảo sát ảnh hưởng của
BA và Kinetin

Khảo sát ảnh hưởng của

Nuôi cấy phát sinh rễ

IAA - NAA - IBA
Hình 2.1. Sơ đồ tổng quan nội dung nghiên cứu

10


Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.3.2 Nội dung nghiên cứu
2.3.2.1 Thí nghiệm 1: Vơ mẫu tạo ngun liệu cây Măng Tây in vitro
- Mục đích: Xác định được thời gian, nồng độ javel thích hợp cho quá trình vơ
trùng mẫu.
- Ngun liệu: Hạt giống cây Măng Tây.
- Mơi trường ni cấy: Mơi trường MS có bổ sung đường sucrose (30 g/l), agar (8
g/l).
- Phương pháp thực hiện: Tiến hành vô trùng mẫu 3 lần trong javel (25 - 50 và 75%)
với các khoảng thời gian (5 và 10 phút).
- Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ mẫu vô trùng (%), tỷ lệ tạo chồi (%).
- Thời điểm thu số liệu: 30 ngày sau khi vô mẫu.
Bảng 2.1 Nồng độ javel và thời gian thí nghiệm vơ trùng mẫu

Nghiệm thức

Nồng độ javel (%)

Thời gian (phút)

1.1

25

5

1.2

25

10

1.3

50

5

1.4

50

10


1.5

75

5

1.6

75

10

2.3.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát mơi trường khống cơ bản ni cấy cây Măng Tây in
vitro
- Mục đích: Xác định được thành phần khống cơ bản thích hợp cho q trình ni
cấy cây Măng Tây in vitro.
- Nguyên liệu: Chồi Măng Tây in vitro.
- Môi trường nuôi cấy: Môi trường MS, B5 9, LV 10, WPM 11 có bổ sung sucrose (30
g/l), agar (8 g/l).
11


Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thực hiện: Chồi Măng Tây được cắt thành các đoạn có chiều dài 2
cm. Sau đó, cấy vào các bình mơi trường thí nghiệm (5 chồi/bình).
- Chỉ tiêu khảo sát: Tỷ lệ tạo rễ (%), chiều dài rễ (cm), chiều cao cây (cm), số lá
(lá/cây), số chồi (chồi/cây), đặc điểm chồi.
- Thời gian thí nghiệm: 45 ngày.
Bảng 2.2 Mơi trường khống cơ bản ni cấy cây măng tây
Nghiệm thức


Mơi trường ni cấy

2.1

LV

2.2

MS

2.3

B5

2.4

WPM

2.3.2.3 Thí nghiệm 3.: Khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ BA và Kinetin đến q trình
ni cấy tạo chồi cây Măng Tây
- Mục đích: xác định được thành phần khống cơ bản thích hợp cho q trình ni
cấy cây Măng Tây in vitro.
- Ngun liệu: Chồi Măng Tây in vitro.
- Môi trường nuôi cấy: Môi trường ni cấy: mơi trường khống cơ bản thích hợp
nhất cho ni cấy cây Măng Tây in vitro (kết quả thí nghiệm 2), bổ sung đường sucrose
(30 g/l), BA, kinitin với các nồng độ thí nghiệm (0,1 ; 0,5 ; 1 và 2 mg/l).
- Phương pháp thực hiện: Chồi Măng Tây được cắt thành các đoạn có chiều dài 2
cm. Sau đó, cấy vào các bình mơi trường thí nghiệm (5 chồi/bình).
- Chỉ tiêu khảo sát: Tỷ lệ tạo rễ (%), chiều dài rễ (cm), chiều cao cây (cm), số lá

(lá/cây), số chồi (chồi/cây), đặc điểm chồi.
- Thời gian thí nghiệm: 45 ngày.

12


×