Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Vai trò tranh tụng của luật sư Trong các vụ án hình sự tại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.02 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Vai trò tranh tụng của luật sư</b>


<b>Trong các vụ án hình sự tại Hà Nội</b>



ThS.NCS. Đặng Văn Cường

1


<i>Văn phịng Luật sư Chính Pháp - Đồn Luật sư TP.Hà Nội</i>
<i>65 Tôn Đức Thắng, Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội</i>


<b>Tóm tắt: Hoạt động tranh tụng trong các vụ án hình sự hiện nay đang là vấn đề nóng</b>
được quan tâm trong tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam, vai trò của luật sự cũng
được chú trong hơn so với giai đoạn trước, hoạt động tranh tụng của luật sự tại các
phiên tịa hình sự sẽ giúp cho hoạt động xét xử được khách quan, công minh và tránh
oanh sai, bỏ lọt tội phạm.


<i>Từ khóa: tranh tụng, vai trị của luật sư, vụ án hình sự.</i>
<b>1. Luận giải về vấn đề tranh tụng</b>


Vấn đề tranh tụng không phải là vấn đề mới, nhưng cho đến nay vẫn có nhiều cách
hiểu khác nhau. Người ta thường đề cập đến nguyên tắc tranh tụng, kiểu tố tụng tranh tụng,
mô hình tranh tụng, hệ thống tranh tụng... lý giải vấn đề tranh tụng từ nhiều góc độ khác
nhau. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu nào đưa ra một khái niệm cụ thể tranh
tụng là gì. Trong một số tài liệu, thường người ta thường đề cập đến hệ thống tranh tụng
(Adversarial System). Theo từ gốc tranh tụng trong tiếng Anh là “Adversarial” có nghĩa là
đối kháng, đương đầu. Như vậy về bản chất tranh tụng là “cuộc đấu” giữa hai bên trong đó
tố tụng hình sự (bên buộc tội và bên bị buộc tội) mà giai đoạn đương đầu tại tòa án (tại
phiên tòa) là trung tâm, là chính. Tuy nhiên, khơng nên hiểu một cách giản đơn tranh tụng
là tranh luận, tranh cãi giữa hai bên tại phiên tòa, mà hiểu tranh tụng diễn ra trong một quá
trình tố tụng lâu dài, được cả hai bên tiến hành một cách quyết liệt để “cạnh tranh” nhau để
“chống” lại nhau. Theo đúng nghĩa, tranh tụng là việc bên buộc tội (công tố) cố gắng để
thuyết phục các thành viên Hội đồng xét xử tin rằng bị cáo là người có tội, cịn bên bị buộc
tội ngược lại, cố gắng và phải sử dụng mọi biện pháp, lý lẽ, căn cứ để biện bạch, bác bỏ


những lời buộc tội do bên công tố đưa ra [10]. Điều đáng lưu ý là trong hệ thống tố tụng
tranh tụng gốc, Luật sư của bị cáo có thể bất chấp thủ đoạn để bảo vệ thân chủ bằng mọi
giá. Phiên tòa tranh tụng thật sự là một “chiến trường” theo đúng nghĩa của nó khi mà kết
cục phiên tịa, chỉ có một bên giành được phần thắng.


<i>Về mặt lập pháp: khái niệm tranh tụng chưa được chính thức ghi nhận hoặc giải thích</i>


trong các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta được ban hành từ năm 1945 đến nay.


<i>Về mặt ngôn ngữ: theo Đại từ điển tiếng Việt năm 1998 thì tranh tụng có nghĩa là</i>


“kiện tụng”; cịn theo Hán-Việt tự điển thì tranh tụng có nghĩa là “cãi lẽ, cãi nhau để tranh
lấy phải”. Theo cách giải thích này, thì tranh tụng chính là q trình giải quyết vụ kiện dân
sự theo đó các đương sự được tranh luận về các yêu cầu, các chứng cứ và chứng minh để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.


<i>Hiểu theo nghĩa rộng: tranh tụng là một quá trình được bắt đầu từ khi các đương sự</i>


thực hiện quyền khởi kiện và kết thúc khi bản án, quyết định của Tịa án. Như vậy, hiểu
theo nghĩa rộng thì q trình tranh tụng này sẽ bao gồm toàn bộ các giai đoạn khởi kiện,


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và cả giai đoạn giám đốc thẩm, tái
thẩm ơ [10].


<i>Hiểu theo nghĩa hẹp: Tranh tụng là sự đối đáp, đấu tranh giữa các bên đương sự với</i>


nhau về chứng cứ, yêu cầu và phản đối yêu cầu của mỗi bên để từ đó nhằm chứng minh
cho đối phương và Tịa án rằng yêu cầu và phản đối yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp
pháp [10].



Trong những năm gần đây, một trong những vấn đề được tranh luận khá sơi nổi ở
nước ta trong q trình nghiên cứu và lập pháp nhằm cải cách thủ tục tố tụng tư pháp hình
sự là vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự. Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của
Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư
pháp trong thời gian tới” đề ra chủ trương “Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên
tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người
tham gia tố tụng khác...” [1]. Tiếp đó, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ
Chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” nhấn mạnh việc “Nâng cao chất
lượng tranh tụng tại tất cả các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư
pháp” [2]. Trong nội dung cải cách tư pháp, tranh tụng đang là một trong những vấn đề
thường xuyên được đề cập đến và cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Đặc biệt khi Nghị
quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị được ban hành thì vấn đề tranh tụng đã thực sự trở
thành vấn đề thời sự, không chỉ được tranh luận tại các hội nghị khoa học và các hội nghị
về tư pháp mà còn trở thành một yêu cầu bức thiết trong hoạt động nghiên cứu sửa đổi Bộ
luật tố tụng hình sự cũng như trong hoạt động thực tiễn.


Vậy thế nào là tranh tụng và vấn đề tranh tụng được đề cập trong Nghị quyết
08-NQ/TW, Nghị quyết 49 -NQ/TW của Bộ Chính trị cần được hiểu như thế nào cho đúng.
Có ý kiến cho rằng, cần xác định tranh tụng như một nguyên tắc của tố tụng hình sự Việt
Nam, có ý kiến đề nghị chuyển mơ hình tố tụng hình sự ở nước ta sang mơ hình tố tụng
tranh tụng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại cho rằng, yêu cầu tăng cường tranh tụng được nêu
trong Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 49 -NQ/TW của Bộ Chính trị khơng nên hiểu
là u cầu thay đổi hệ thống tố tụng (từ hệ thống tố tụng thẩm vấn sang hệ thống hệ thống
tố tụng tranh tụng), mà cần phải đựơc hiểu là yêu cầu cần phải tăng cường khả năng tranh
luận dân chủ giữa các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng nhằm làm rõ sự thật khách
quan của vụ án, bảo đảm cho việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Chúng ta
có thể xem xét khái niệm “tranh tụng” dưới hai góc độ là: Tranh tụng là mơ hình tố tụng
hình sự và tranh tụng là nguyên tắc của tố tụng hình sự để hiểu rõ hơn về khái niệm này
[4].



<b>2. Phiên tịa xét xử vụ án hình sự và vai trò tranh tụng của luật sư</b>


<i><b>2.1. Phiên tòa xét xử vụ án hình sự</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Tham gia phiên tịa khơng chỉ là quyền mà cịn là nghĩa vụ của người bào chữa. Để
đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tòa, pháp luật quy định người bào chữa có
nghĩa vụ tham gia phiên tịa, người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa cho tịa án,
nếu người bào chữa vắng mặt thì Tịa án vẫn mở phiên tòa xét xử trừ trường hợp bắt buộc
phải có người bào chữa. Trong trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa, nếu người
bào chữa vắng mặt thì HĐXX sẽ hỗn phiên tịa.


Phiên tịa được bắt đầu từ khi khai mạc phiên tòa và kết thúc khi HĐXX tuyên bản án
hoặc ra quyết định đình chỉ vụ án và trải qua các phần là: phần thủ tục bắt đầu phiên tòa,
phần thủ tục xét hỏi tại phiên tòa, phần tranh luận tại phiên tòa, nghị án và tuyên án. Theo
quy định của pháp luật nước ta thì tịa án xét xử hai cấp là sơ thẩm và phúc thẩm. Trong
đó, xét sử sơ thẩm là bắt buộc nếu viện kiểm sát (VKS) có cáo trạng truy tố bị cáo, còn thủ
tục xét xử phúc thẩm chỉ diễn ra khi bản án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị.


<i><b>2.2. Vai trò tranh tụng của luật sư trong phiên tịa xét xử vụ án hình sự</b></i>


Trong phiên tịa, vai trò của luật sư được thể hiện chủ yếu và tập trung nhất tại phần
thủ tục bắt đầu phiên tòa, xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa. Phần tranh luận tại phiên tòa
là thời điểm thể hiện rõ nét nhất hoạt động tranh tụng của luật sư.


<i><b>2.2.1. Tranh tụng của luật sư trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa </b></i>


Mặc dù pháp luật quy định phần thủ tục bắt đầu phiên tòa do những người tiến hành
tố tụng (THTT) thực hiện, chưa phải là lúc mà luật sư đối đáp, tranh luận với các bên. Tuy
nhiên trong thời gian này luật sư cần phải đặc biệt lưu ý và hết sức tập trung để thực hiện
các công việc cần thiết phục vụ cho việc bào chữa. Luật sư cần theo dõi thủ tục tố tụng


trong phần bắt đầu phiên tịa có được thực hiện theo đúng quy định của pháp
luật hay không. Luật sư cần lắng nghe xem nội dung của quyết định đưa vụ án ra xét xử
được Chủ tọa phiên tòa đọc tại phiên tịa có đúng với nội dung quyết định đưa vụ án ra xét
xử mà mình và bị cáo đã được nhận không, trong danh sách những người được triệu tập
tham gia phiên tịa có thiếu ai khơng [6].


Trong thực tế, có nhiều bị cáo chưa nhận được bản cáo trạng và quyết định đưa vụ án
ra xét xử đúng thời hạn pháp luật quy định. Trường hợp này, khi bị cáo có yêu cầu thì luật
sư phải đề nghị HĐXX hỗn phiên tịa để bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo. Luật sư cần
đưa ra các lý lẽ, dẫn chứng và các căn cứ pháp lý để u cầu hỗn phiên tịa, đảm bảo hoạt
động tố tụng được thực hiện đúng pháp luật, bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của
bị cáo.


Nếu phát hiện có căn cứ cho rằng KSV hoặc thành viên HĐXX, người giám định,
người phiên dịch không vô tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ tại phiên tịa thì
luật sư có quyền đề nghị HĐXX xem xét thay đổi để tránh việc giải quyết vụ án một cách
phiến diện, có thể dẫn tới oan, sai, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo và những
người khác. Trong trường hợp xét thấy không cần thiết phải hỗn phiên tịa mà có người
tham gia tố tụng đề nghị hỗn phiên tịa thì luật sư cần nêu quan điểm để thuyết phục
HĐXX tiếp tục làm việc.


Việc giải thích các quyền, nghĩa vụ của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác
tại phiên tịa cũng rất quan trọng, nó giúp cho những người này biết họ được phép làm gì
và có nghĩa vụ như thế nào tại phiên tịa. Nếu HĐXX bỏ qua việc này hoặc giải thích chưa
đầy đủ thì luật sư cần đề nghị HĐXX thực hiện cho đúng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Việc xét hỏi tại phiên tịa thực chất là hoạt động điều tra cơng khai với sự tham gia
của những người THTT và những người tham gia tố tụng, của cả bên buộc tội và bên gỡ
tội nhằm kiểm tra các tài liệu, đồ vật thu thập được ở các giai đoạn tố tụng trước đó, thu
thập thêm những chứng cứ mới do các bên đưa ra tại phiên tòa nhằm làm sáng tỏ sự thật


của vụ án.


Theo quy định thì trình tự xét hỏi tại phiên tòa được thực hiện như sau: Chủ tọa
phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến KSV rồi
mới đến người bào chữa. Trình tự thủ tục hỏi này gần như chưa thấy có sự thay đổi trong
quy định mới đây của Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015. Trình tự hỏi như vậy
sẽ khơng thể hiện tính ưu việt của nguyên tắc tranh tụng. Việc quy định Thẩm phán có
trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi xét xử, quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung và
điều hành việc xét hỏi, thực hiện chủ yếu việc xét hỏi trong quy định của BLTTHS năm
2003 đã tạo ra sự thiếu khách quan trong việc đánh giá chứng cứ, làm giảm hiệu quả tranh
tụng tại phiên tịa. Hạt nhân hợp lý trong mơ hình tố tụng tranh tụng là thẩm phán khơng
được nghiên cứu hồ sơ trước và việc xét hỏi được giao cho bên buộc tội và bên gỡ tội,
thẩm phán chỉ hỏi những nội dung còn mâu thuẫn hoặc thật sự cần thiết… Những quy định
như vậy sẽ nâng cao được nguyên tắc tranh tụng, đảm bảo được sự khách quan trong phán
quyết của tịa án [9].


Thực tế có nhiều trường hợp, lời khai của bị cáo tại phiên tòa rất khác, thậm chí là
trái ngược hồn tồn với lời khai của họ tại cơ quan điều tra (CQĐT). Trong trường hợp
này, luật sư cần thận trọng trong việc hỏi bị cáo để làm rõ nguyên nhân có sự khác nhau
này. Thông thường, lý do được bị cáo đưa ra cho việc khai khác nhau này là do bị ép cung,
mớm cung, dùng nhục hình. Nếu thấy lời khai của bị cáo có căn cứ, luật sư cần đặc biệt
lưu ý HĐXX về những tình tiết này và đề nghị HĐXX chỉ sử dụng những lời khai, những
tình tiết, chứng cứ được thu thập cơng khai tại phiên tịa để làm căn cứ ra phán quyết, vì
lời khai của bị cáo ở giai đoạn điều tra được thu thập một cách bất hợp pháp, vi
phạm quy định tại Điều 63, BLTTHS năm 2003 nên không thể dùng làm chứng cứ.


Việc hỏi tại phiên tòa của luật sư rất quan trọng, nhưng trên thực tế luật sư thường bị
hạn chế quyền này. Bộ luật tố tụng năm 2003 và kể cả các quy định mới của BLTTHS năm
2015 vẫn quy định là chủ tọa điều hành việc xét hỏi theo một thứ tự hỏi từ Hội đồng xét
xử, đến kiểm sát viên rồi mới đến luật sư và những người khác. Quy định như vậy vẫn


chưa đảm bảo phát huy nguyên tắc tranh tụng. Quy định luật sư hỏi sau cùng sẽ không
tránh khỏi những câu hỏi lặp lại về mặt nội dung, bản chất dẫn đến nguy cơ bị chủ tọa cắt,
hoặc có ý kiến làm vai trị tranh tụng của luật sư tại phiên tòa bị ảnh hưởng.


Tùy theo diễn biến của phiên tịa, luật sư có thể đề nghị HĐXX xem xét vật chứng,
hỏi những người có liên quan để làm rõ những vấn đề chưa rõ ràng; khi cần thiết, luật sư
có thể đề nghị xem xét tại chỗ những vật chứng khơng thể đưa đến phiên tịa. Luật sư có
thể đề nghị HĐXX xem xét các chứng cứ mới hoặc cơng bố các tài liệu có trong hồ sơ vụ
án có lợi cho thân chủ của mình khi lời khai của người được xét hỏi tại phiên tịa
có mâu thuẫn với lời khai của họ tại CQĐT… Trên cơ sở kết quả của việc hỏi tại phiên
tòa, luật sư cần kịp thời điều chỉnh, bổ sung vào bản luận cứ bào chữa những lập luận cần
thiết cho phù hợp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

bổ sung chế định này cho phù hợp với công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, đảm bảo nâng
cao vai trò tranh tụng của luật sư tại phiên tịa hình sự.


<i><b>2.2.3. Tranh tụng của luật sư trong trong phần tranh luận tại phiên tịa</b></i>


Trong q trình xét xử, việc tranh luận tại phiên tòa là rất quan trọng, trên cơ sở đó
những người THTT và người tham gia tố tụng kiểm tra được giá trị chứng minh của các tài
liệu buộc tội, gỡ tội, giúp cho quá trình giải quyết vụ án được chính xác, khách quan, đúng
pháp luật. Tranh luận tại phiên tòa thể hiện tập trung nhất hoạt động tranh tụng của luật sư
tại phiên tịa hình sự. Việc tranh luận được bắt đầu sau khi kết thúc phần xét hỏi, KSV
trình bày lời luận tội, đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng
hoặc kết luận về tội nhẹ hơn… Đây là thời điểm vai trò của luật sư được thể hiện rõ nét
nhất bởi “việc xét xử của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa,
trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của người
bào chữa, bị cáo…” [8].


Những người có quyền tham gia tranh luận tại phiên tịa gồm có KSV, người bào


chữa, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích
hợp pháp liên quan đến vụ án… Tuy nhiên, trên thực tế, những người tham gia tranh luận
tại phiên tòa chủ yếu là KSV, bị cáo và luật sư bào chữa. Trong đó, KSV là bên buộc tội
cịn bị cáo và luật sư là bên gỡ tội. Khi tham gia tranh luận, luật sư bày tỏ các quan điểm
bào chữa của mình để bảo vệ bị cáo. Có thể nói, tranh luận tại phiên tịa chính là phương
tiện hữu hiệu để luật sư bảo vệ cho bị cáo thông qua việc phân tích, đưa ra các lập luận, lý
lẽ sắc bén, có sức thuyết phục. Tranh luận là quyền quan trọng nhất của luật sư tại phiên
tòa, là hoạt động sử dụng các kết quả của những bước chuẩn bị trước đó của luật sư để bảo
vệ cho bị cáo. Tranh luận cũng là hoạt động giúp cho HĐXX được nghe một cách đầy đủ
nhất ý kiến của đại diện VKS và những người tham gia tố tụng khác về việc giải quyết vụ
án.


Đây là lúc thể hiện rõ nhất quyền bình đẳng của các bên buộc tội và bên gỡ tội vì
KSV, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng
cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Tòa án; Tòa án có trách
nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ
án (Điều 19). Điều 218 BLTTHS năm 2003 quy định “Người tham gia tranh luận có quyền
đáp lại ý kiến của người khác. Chủ tọa phiên tịa khơng được hạn chế thời gian tranh luận,
tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến nhưng có quyền cắt
những vấn đề khơng liên quan đến vụ án” [3].


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Qua sự phân tích nêu trên có thể khẳng định tại phiên tịa XXST VAHS, hoạt động
tranh tụng của luật sư là hết sức quan trọng là hình thức thể hiện vai trị của luật sư trong
vụ án hình sự. Cũng tại phiên tịa, luật sư có điều kiện tốt nhất để bào chữa, bảo vệ các
quyền, lợi ích hợp pháp cho bị cáo. Kết quả bào chữa cho bị cáo phụ thuộc nhiều vào kết
quả tranh tụng tại phiên tòa của luật sư với vai trị là người bào chữa. Vì vậy, cần sửa đổi,
bổ sung một số các quy định của BLTTHS để đảm bảo nguyên tắc tranh tụng, nâng cao
hơn nữa vai trị, vị trí của bên gỡ tội trong vụ án hình sự.



<b>3. Vai trị của luật sư - người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại tại</b>
<b>phiên tịa hình sự (theo BLTTHS năm 2003)</b>


<i><b>3.1. Người bị hại và người bảo vệ quyền - lợi ích hợp pháp cho người bị hại</b></i>


Người bị hại là một trong những người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật tố
tụng hình sự (BLTTHS). Việc tham gia tố tụng của người bị hại không chỉ nhằm bảo vệ,
khơi phục những quyền và lợi ích hợp pháp của họ đã bị hành vi phạm tội xâm hại mà cịn
góp phần quan trọng vào việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Theo quy định của
pháp luật, “người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây
ra” (khoản 1 Điều 51 BLTTHS) [3]. Với quy định này, người bị hại thường được hiểu là
"con người cụ thể bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại. Thế chất, tinh thần, tài sản của họ
phải là đối tượng của tội phạm".


Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại: Ngoài việc tham gia phiên
tịa hình sự với vai trị là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (bên gỡ tội)
thì luật sư cịn có thể tham vụ án hình sự nói chung và tham gia gia phiên tịa hình sự nói
riêng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (đứng về phía
bên buộc tội cùng với VKS, Người bị hại, Ngun đơn dân sự). Khi tham gia phiên tịa
hình sự với tư cách pháp lý này thì mục tiêu và hoạt động của luật sư khác với việc tham
gia với tư cách là người bào chữa. Hiện nay chưa có khái niệm cụ thể về người có bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho người hại, mà chỉ có những quy định về quyền và nghĩa vụ
cụ thể của chủ thể này tại Điều 59 BLTTHS năm 2003 [7].


<i><b>3.2. Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại (theo quy định của</b></i>
<i><b>BLTTHS năm 2003)</b></i>


Hoạt động của luật sư trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại
được quy định phân tán trong Bộ luật tố tụng hình sự, chủ yếu tập trung ở Chương IV –


Người tham gia tố tụng (Điều 51, Điều 59); Chương XI, Chương XIII và phần thứ ba, phần
thứ tư của BLTTHS. Theo đó, có các điều luật quy định về người bị hại, quyền và nghĩa
vụ của người bị hại. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại, quyền và
nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại; thủ tục tham gia
của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại. Những quy định pháp luật
này phần nào đã góp phần tạo cơ sở pháp lý để luật sư tham gia vụ án hình sự để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại, đại diện gia đình người bị hại, góp phần làm
sáng tỏ nội dung vụ án, động viên tinh thần và bảo đảm quyền lợi hợp pháp về dân sự,
quyền lợi về tố tụng cho phía người bị hại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

án khiến luật sư có thể bị động tại phiên tòa khi Hội đồng xét xử hạn chế nội dung tham
gia xét hỏi, tranh luận của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại.


Trong quá trình thực hiện thủ tục tố tụng, những người tiến hành tố tụng cũng chưa
thực sự coi trọng và đảm bảo thực hiện các quyền của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các đương sự khiến vai trò của họ bị mờ nhạt, chưa đảm bảo hết quyền và lợi ích
hợp pháp của người bị hại. Vì vậy, cần phải có những sửa đổi, bổ sung đối với những chế
định này để khi luật sư tham gia vụ án với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các đương sự thì vai trị tranh tụng vẫn được đề cao, góp phần làm sáng tỏ nội
dung vụ án, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ đầy đủ quyền và lợi ích
hợp pháp của người bị hại.


<b>4. Thực tiễn vai trò tranh tụng của luật sự trong các phiên tòa hình sự tại Hà Nội (áp</b>
<b>dụng theo quy định Bộ luật TTHS năm 2003)</b>


<i><b>4.1. Khái quát về hệ thống Tòa án trên địa bàn Thành phố Hà Nội </b></i>


Hệ thống tòa án ở Hà Nội bao gồm 32 tòa án, cụ thể có tịa án nhân dân thành phố Hà
Nội, tịa án qn sự thủ đơ Hà Nội, các tịa án nhân dân huyện, quận, thị xã gồm, các tòa án
quận Ba Đình, Hồn Kiếm, Tây Hồ, Long Biên, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng,


Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đơng, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm; 17 tịa án huyện: Ba Vì,
Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú
Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín,
Ứng Hịa, và 1 tịa án thị xã: Tịa án Nhân dân Thị xã Sơn Tây. Ngồi ra trên địa bàn thành
phố Hà Nội cịn có Tịa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án Quân sự
Trung ương [5].


<i><b>4.2. Đội ngũ luật sư, tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn Thành phố Hà Nội</b></i>


Cùng với sự phát triển của đất nước, đội ngũ luật sư Việt Nam đã phát triển nhanh
chóng về số lượng và chất lượng ngày càng được nâng cao. Có thể nói, trong những năm
gần đây, chất lượng của đội ngũ Luật sư đã tăng tên đáng kể, về cơ bản đủ khả năng cung
cấp dịch vụ pháp lý tin cậy cho khách hàng. Luật luật sư được ban hành đã góp phần nâng
cao vị thế của luật sư, tạo cơ sở pháp lý đẩy mạnh nhanh quá trình xây dựng đội ngũ luật
sư, nghề luật mang tính chuyên nghiệp, nâng tầm với nghề luật sư ở các nước tiên tiến trên
thế giới. Đặc biệt Luật Luật sư đã quy định hoàn chỉnh hệ thống các tổ chức xã hội - nghề
nghiệp của luật sư từ Trung ương tới các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sự ra đời
của Liên đoàn luật sư Việt Nam (12/5/2009) đã đánh dấu một bước phát triển mới, vững
mạnh của đội ngũ luật sư Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng của giới luật sư cả nước, tạo
bước ngoặt quan trọng trong việc đổi mới về tổ chức, hoạt động luật sư, khẳng định vị trí,
vai trị của luật sư trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp, phát huy dân chủ, xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế của đất nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i><b>Bảng 4.1. Số lượng luật sư và tổ chức hành nghề luật sư </b></i>
<i><b>trên địa bàn cả nước từ năm 2007 đến năm 2014</b></i>


<b>Năm</b> <b>Số lượng tổ chức hành nghề luật sư</b> <b>Số lượng luật sư</b>


2007 797 2.173



2008 935 2.690


2009 1.107 5.714


2010 2.690 5.892


2011 2.833 7.201


2012 3.055 7.622


2013 3.387 8.156


2014 3417 9375


<i>(Nguồn: Bộ Tư pháp năm 2016)</i>


Cùng với sự phát triển chung của luật sư Việt Nam, cộng với một vị trí địa lý thuận
lợi, lại là trung tâm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Hà Nội thu hút khá nhiều luật
sư và các tổ chức hành nghề luật sư. Trong những năm qua, đội ngũ Luật sư tại Hà Nội
cũng đã phát triển nhanh chóng về cả số lượng và chất lượng. Tính đến tháng 2/2016 Đồn
luật sư thành phố Hà Nội có đến 2.846 luật sư và 971 tổ chức hành nghề luật sư. Như vậy
tỷ lệ luật sư/ dân số vào khoảng 1/2666, Hà Nội là thành phố có số lượng luật sư đông thứ
2 cả nước, sau thành phố Hồ Chí Minh [5].


<i><b>4.3. Thực trạng tranh tụng của luật sư trong các phiên tịa hình sự tại thành phố Hà</b></i>
<i><b>Nội</b></i>


Trong thời gian qua, số lượng các vụ án hình sự có luật sư tham gia bào chữa cũng
ngày càng tăng. Theo thống kê của liên đoàn luật sư Việt Nam, từ tháng 5/2009 đến đầu
năm 2015, các luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, cung cấp dịch


vụ pháp lý cho các cá nhân, tổ chức cho 77.129 vụ án hình sự. Theo thống kê số lượng án
của tòa án nhân dân tối cao, năm 2013 số lượng vụ án hình sự xét xử sơ thẩm của cả nước
là 68.751 vụ án, tăng 2,05% so với năm 2012, tăng 5,02% so với năm 2009 [9].


Trong các năm từ 2007 - 2011, đội ngũ luật sư trong cả nước đã tham gia 64.173 vụ
án trên tổng số 299.574 vụ án hình sự đã xét xử. Tỷ lệ số vụ án hình sự có luật sư tham gia
chiếm 21,44%, trong đó 100% các vụ án theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng đều
có luật sư tham gia. Con số này mặc dù còn khiêm tốn nhưng cũng đã được gia tăng rất
nhiều so với giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2006. Trong số các vụ án hình sự có luật sư
tham gia thì tỷ lệ số vụ bào chữa do khách hàng mời ngày càng tăng so với việc bào chữa
do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu, cụ thể, trong số 64.173 vụ án hình sự có luật sư
tham gia nêu trên thì có 32.752 (chiếm 51%) vụ án do khách hàng mời và 31.421 (chiếm
49%) vụ án luật sư tham gia theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng [9].


Tại tòa án Thành phố Hà Nội, số liệu các vụ án thụ lý năm 2015 là 8.887 vụ với
14.931 bị cáo, giải quyết 8.702 vụ với 14.479 bị cáo. Tổng từ năm 2011 đến 2015, ngành
tòa án tại thành phố Hà Nội đã thụ lý 45.162 vụ với 80.333 bị cáo, trong đó giải quyết
44.977 vụ với 79.881 bị cáo [9].


<i><b>Bảng 4.2. Số liệu giải quyết các vụ án hình sự </b></i>
<i><b>của Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội từ 2011-2015</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

NĂM


<b>QUẬN, HUYỆN</b> <b>THÀNH PHỐ HÀ NỘI</b>


<b>Thụ lý</b> <b>Giải quyết</b> <b>Thụ lý</b> <b>Giải quyết</b>


Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo



2011 6,972 12,828 6,948 12,757 1,537 2,665 1,504 2,561
2012 7,892 14,575 7,868 14,490 1,646 3,309 1,622 3,226
2013 7,580 12,985 7,523 12,851 1,798 3,408 1,747 3,260
2014 7,255 12,758 7,224 12,675 1,887 3,766 1,839 3,582
2015 7,346 11,992 7,204 11,724 1,541 2,939 1,498 2,755
<b>Tổng</b> <b>36,909</b> <b>64,765</b> <b>36,767</b> <b>64,497</b> <b>8,409</b> <b>16,087</b> <b>8,210</b> <b>15,384</b>


Để thấy được kết quả hoạt động tham gia bào chữa của luật sư trong thời gian qua tại
Hà Nội, tác giả đã tiến hành khảo sát tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn thành
phố. Kết quả khảo sát một số tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn thành phố Hà Nội
trong 4 năm từ 2010 đến 2013 như sau:


<i><b>Bảng 4.3. Kết quả khảo sát hoạt động tranh tụng của luật sư trong vụ án hình sự, </b></i>
<i><b>tại một số tổ chức hành nghề luật sư trong các năm từ 2010 - 2016</b></i>


<b>Địa</b>
<b>bàn</b>
<b>Số tổ</b>
<b>chức</b>
<b>hành</b>
<b>nghề</b>
<b>luậtsưđư</b>
<b>ợc khảo</b>
<b>sát</b>


<b>Số VAHS cử luật sư</b>
<b>tham gia tại giai đoạn</b>


<b>XXST</b>



<b>Số vụ đề nghị của luật sư được Tòa án chấp</b>
<b>nhận</b>
Tổng
số vụ
cử luật

thamgi
a
bàoch
ữa
Số vụ
tham gia
bào chữa
do chỉ
định
Số vụ
tham
gia bào
chữa
do
được
mời
Số vụ
đìnhchỉgi
ải quyết
vụán
Số vụ
tun bị
cáo
khơng


phạm tội


Số vụ có bị
cáo bị tuyên


mức hình
phạt thấp
hơn mức
cao nhất mà


VKS đã đề
nghị


Số vụ có
bị cáo


được
hưởng án


treo


Hà Nội 10 93 29


(31,2%)


64
(68,8%)


3 3 21 11



<i>(Nguồn: kết quả khảo sát tại địa bàn thành phố Hà Nội, 2016)</i>


Kết quả khảo sát trên cho thấy, hoạt động tham gia tranh tụng của luật sư trong thời
gian qua đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần giúp các cơ quan tiến hành tố
tụng giải quyết nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật nhiều vụ án, bảo vệ được quyền,
lợi ích hợp pháp của các bị cáo. Số vụ tham gia tranh tụng do được mời chiếm phần lớn số
vụ án hình sự cử luật sư tham gia tại giai đoạn xét xử sơ thẩm, cụ thể chiếm đến 68,8 %.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

thể chất hoặc tâm thần. Bào chữa viên nhân dân là những người được các tổ chức, đoàn thể
xã hội cử ra để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo [5].


Bị cáo là chủ thể của một bên tranh tụng (bên bào chữa), bị buộc tội trực tiếp, họ có
quyền nhưng khơng buộc phải chứng minh là mình vơ tội (Điều 10 BLTTHS). Bị cáo tham
gia phiên tịa để bào chữa cho sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mình, đồng
thời là nguồn chứng cứ quan trọng về vụ án. Chỉ có bị cáo – người trực tiếp thực hiện hành
vi phạm tội mới hiểu đầy đủ, rõ ràng các tình tiết của vụ án nên hơn ai hết, chính họ mới
thực hiện quyền bào chữa một cách khách quan và toàn diện nhất trước sự buộc tội. Do đó,
sự tham gia của bị cáo tại phiên tòa là bắt buộc, đây vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của họ.


Người bào chữa tham gia phiên tòa là chủ thể của một bên tranh tụng – bên bị buộc
tội để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo – người bị buộc tội. Người bào chữa
tham gia phiên tòa theo hai hình thức, do bị cáo hay gia đình của bị cáo mời hoặc theo yêu
cầu của Tòa án trong trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa. Người bào chữa có
nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác
định bị cáo không phạm tội; làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo. Trong phạm vi
bài viết này, chúng tơi chủ yếu đề cập đến vai trị của Luật sư trong việc thực hiện chức
năng bào chữa.


Trong những năm qua, đặc biệt là kể từ khi Đảng và Nhà nước phát động công cuộc
cải cách tư pháp, vị trí vai trị của người bào chữa ngày càng được khẳng định. Có được


điều này là đội ngũ những người làm công tác bào chữa mà chủ yếu là Luật sư đã từng
bước trưởng thành về chất và lượng. Về cơ bản, sự tham gia tố tụng hình sự của Luật sư đã
khắc phục được tính hình thức. Hoạt động tố tụng của Luật sư trong nhiều vụ án không
những đảm bảo tốt hơn quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, mà còn giúp
cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, làm rõ sự thật khách quan,
góp phần đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội
chủ nghĩa. Theo quy định của luật luật sư hiện hành thì một luật sư đăng ký hoạt động tại
một địa phương có thể tham gia tố tụng trên cả nước chứ không chỉ riêng địa phương đó.
Vì vậy, trên địa bàn thành phố Hà Nội thì ngồi các luật sư thuộc đồn luật sư Hà Nội
tham gia tranh tụng trong vụ án hình sự, cịn có các luật sư của đồn luật sư lân cận, thậm
chí cả các luật sư trong thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội để tham gia tranh tụng, cung
cấp dịch vụ pháp lý làm cho hoạt động tố tụng của luật sư trở lên đa dạng, cạnh tranh và
phát triển ngày một tốt hơn [5].


Như vậy, có thể khẳng định trong thời gian qua đội ngũ luật sư đã tham gia tích cực
vào việc bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm (XXST) VAHS và đã đạt được những
kết quả nhất định, thể hiện vai trò ngày càng quan trọng của luật sư trong q trình giải
quyết VAHS, góp phần xác định sự thật khách quan của vụ án, giúp Tòa án xét xử đúng
người, đúng tội, áp dụng đúng pháp luật, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo.


Trong những năm qua, hoạt động bào chữa của đội ngũ luật sư trong giai đoạn XXST
VAHS đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng vẫn cịn có những hạn chế:


<i>Thứ nhất, số VAHS có luật sư tham gia bào chữa còn rất hạn chế. Theo Báo cáo số</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i>Thứ hai, chất lượng của đội ngũ luật sư cịn thấp, có nhiều hạn chế, bất cập, chưa</i>


đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp… làm cho kết quả hoạt động bào chữa của luật
sư chưa cao.



<i>Thứ ba, vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội và trong tham gia tố tụng cịn hạn chế,</i>


chưa thực sự được nhìn nhận đúng và đầy đủ theo tinh thần của Nghị quyết số 49-NQ/TW
của Bộ Chính trị. Nhận thức của xã hội về vị trí, vai trị của luật sư trong việc tư vấn, giúp
đỡ về mặt pháp lý chưa toàn diện, sâu sắc; nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư
cịn ít. Trên thực tế, có nhiều trường hợp luật sư nói cứ nói, Tịa quyết cứ quyết, khi tuyên
án, HĐXX không quan tâm đến quan điểm, lập luận bào chữa của luật sư hoặc chỉ nói
chung chung là khơng chấp nhận đề nghị của luật sư mà không đưa ra lý do của việc
từ chối.


<b>5. Thực tế áp dụng các quy định của Bộ luật TTHS năm 2003, về vai trò của luật</b>
<b>sư trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ</b>


Thực tiễn xét xử tại thành phố Hà Nội cho thấy, luật sư tham gia tố tụng với tư cách
là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại khơng nhiều, vai trị của luật sư
thể hiện tại phiên tịa chưa cao, khơng thể hiện rõ nét chức năng của bên buộc tội và bảo vệ
quyền lợi về dân sự cho phía người bị hại.


Theo thống kê thì tỉ lệ luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và
lợi ích cho người bị hại chiếm chưa đến 10% tổng số luật sư tham gia tố tụng trong vụ án
hình sự. Luật sư Nguyễn Cơng Thành (Đồn luật sư Hà Nội) cho biết: Những vụ án mà
luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho phía bị hại (có thể là người bị hại hoặc đại diện gia
đình người bị hại) thường là những vụ án phức tạp, có dấu hiệu sót người, lọt tội hoặc
khơng thỏa thuận được với phía bị can, bị cáo về phần bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu
quả [5].


Về nguyên tắc thì bên buộc tội khơng chỉ là Đại diện viện kiểm sát mà cịn bao gồm
cả người bị hại, nguyên đơn dân sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
người bảo vệ quền lợi của đương sự tham gia tố tụng khơng chỉ bảo vệ quyền và lợi ích về
dân sự của người bị hại mà còn đứng về phía bên buộc tội để chứng minh bị cáo có tội để


làm căn cứ phát sinh quyền yêu cầu bồi thường, khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, nội dung
này chưa được quy định rõ ràng trong BLTTHS năm 2003 dẫn đến một thực tế là trong các
vụ án mà bị cáo kêu oan thì bị cáo từ chối ln cả yêu cầu bồi thường thiệt hại, khắc phục
hậu quả. Khi người bảo vệ quền lợi của đương sự tham gia tố tụng, tranh tụng với bị cáo
và người bào chữa về tội danh, hình phạt thì thường bị chủ tọa phiên tòa ngăn cản, cho
rằng việc tham gia tố tụng như vậy là vượt ra ngoài phạm vi quyền, trách nhiệm của người
bảo vệ quền lợi của đương sự. Trong những trường hợp này thì việc tranh tụng của luật sư
tại phiên tịa khơng đảm bảo được vị thế của bên buộc tội và cũng không đảm bảo được
quyền lợi của đương sự.


Điều 59 BLTTHS quy định người bảo vệ quền lợi của đương sự có quyền đưa ra các
tài liệu, đồ vật, yêu cầu; được đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu, chứng cứ có trong
hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự sau khi
kết thúc điều tra theo quy định pháp luật; Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa, xem biên
bản phiên tòa; Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan THTT, người THTT; Có
quyền thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên địch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

nội dung vụ án. Trong những vụ án có dấu hiệu oan sai thì việc đưa ra u cầu, địi hỏi
quyền lợi về dân sự của người bị hại sẽ khơng đảm bảo nếu tịa án xác định bị cáo khơng
có tội;


BLTTHS có quy định người bảo vệ quyền lợi có quyền được đưa ra tài liệu, đồ vật,
yêu cầu nhưng lại không quy định quyền được thu thập tài liệu, chứng cứ và khơng có cơ
chế để tạo điều kiện cho họ thu thập các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ chứng minh cho yêu
cầu của mình, của người bị hại.


Việc đọc, ghi chép, sao chụp các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án “liên quan
đến việc bảo vệ quyền lợi” của đương sự là nội dung dễ gây tranh cãi giữa người bảo vệ
quyền lợi với người tiến hành tố tụng, khi đó luật sư muốn đọc, sao chụp các tài liệu liên
quan tới hành vi phạm tội, đồng phạm, tẩu tán tài, xử lý vật chứng… để làm căn cứ cho


hoạt động tranh tụng của mình thì hay bị ngăn cản. Nhiều người tiến hành tố tụng cho rằng
NBVQL chỉ được nghiên cứu hồ sơ về phần bồi thường dân sự chứ không được tiếp cận
những nội dung khác của vụ an, điều này vơ hình dung đã hạn chế khả năng tranh tụng của
chủ thể này với tư cách là người của bên buộc tội.


Vì vậy, cần phải có những quy định cụ thể hơn để phân định quyền, trách nhiệm của
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại trong việc tham gia về mặt nội
dung của vụ án để vừa đúng thủ tục tố tụng vừa bảo vệ được đầy đủ quyền và lợi ích hợp
pháp của vụ án, giúp cơ quan tiến hành tố tụng xác định được sự thật khách quan của vụ
án, giải quyết vụ án một cách đúng đắn và công bằng.


<b>6. Kết luận, kiến nghị</b>


<i><b>6.1. Kết luận</b></i>


Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động tranh tụng của luật sư trong phiên tịa hình sự sơ
thẩm, thực trạng hoạt động tranh tụng của luật sư theo quy định của BLTTHS năm 2003
trên địa bàn thành phố Hà Nội, có thể rút ra một số kết luận sau:


<i>Một là, thông qua việc nghiên cứu những hoạt động tranh tụng tại phiên tịa hình sự</i>


sơ thẩm của luật sư cho thấy vai trò của luật sư khi tham gia bào chữa trong giai đoạn
XXST VAHS. Vai trò này thể hiện rõ nét trong thời gian chuẩn bị xét xử và tại phiên tòa,
bao gồm các hoạt động chuẩn bị cho tranh tụng bao gồm nghiên cứu hồ sơ, thu thập thêm
các tài liệu, đồ vật có liên quan, đưa ra các yêu cầu, gặp gỡ và trao đổi với bị cáo, hoạt
động xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa, hoạt động của luật sư khi tòa tuyên án và kết thúc
phiên tòa… Những hoạt động này đã thể hiện một cách đầy đủ vai trò của luật sư trong
việc bào chữa cho bị cáo.


<i>Hai là, hiện nay, số lượng và chất lượng của luật sư nói chung và luật sư tham gia</i>



bào chữa trong XXST VAHS ngày càng tăng. Hoạt động bào chữa của luật sư ngày càng
đạt hiệu quả cao, luật sư đã góp phần tìm ra sự thật khách quan của vụ án, giúp việc giải
quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật, bảo vệ được các quyền, lợi ích
hợp pháp của bị cáo. Qua đó uy tín nghề nghiệp của luật sư được được nâng lên
không ngừng.


<i>Ba là, mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vai trò của luật sư khi</i>


tham gia tranh tụng trong vụ án hình sự sơ thẩm vẫn có nhiều hạn chế, yếu kém xuất phát
từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Do vậy, cần thiết phải có những phương
hướng, giải pháp để nâng cao vai trị của luật sư nói chung và vai trị của luật sư tham gia
bào chữa trong XXST VAHS nói riêng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i>Thứ nhất: cần phải quy định trong BLTTHS tranh tụng là một nguyên tắc cơ bản của</i>


hoạt động xét xử : Hiện nay đã có nhiều quy định về tranh tụng nằm rải rác ở một số điều
trong BLTTHS, như các điều 5, 11, 19, 50, 51, 52, 53, 54, 58… nhưng chưa được ghi nhận
với tính chất như một nguyên tắc cơ bản, độc lập của TTHS Việt Nam. Do đó, để nâng cao
chất lượng tranh tụng dân chủ tại phiên tịa hình sự, một u cầu trong những nhiệm vụ
trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới ở nước ta như các Nghị quyết
08-NQ/TW, số 48-NQ/TW và số 49-NQ/TW đã nêu và làm cơ sở cho việc xây dựng các quy
định cụ thể vấn đề tranh tụng tại phiên tòa, cần phải đưa vấn đề tranh tụng lên thành một
nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xét xử.


<i>Thứ hai, cần sửa đổi, bổ sung các quy định của BLTTHS về vấn đề tranh tụng, cụ</i>


thể: Điều 10 của BLTTHS quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ
quan tiến hành tố tụng, trong đó có Tịa án, trách nhiệm chứng minh bị cáo có tội hay
khơng có tội tại phiên tịa đó là của HĐXX. Do vậy, hiện nay tại phiên tòa, HĐXX cũng


tiến hành một số hoạt động tố tụng để chứng minh tội phạm.


Mặt khác, do BLTTHS chưa quy định tranh tụng là nguyên tắc cơ bản của TTHS nên
các quy định của Bộ luật chưa cụ thể hóa đầy đủ tính chất tranh tụng tại phiên tòa. Một số
quy định của Bộ LTTHS đặt gánh nặng trách nhiệm chứng minh tội phạm lên vai HĐXX.
Vì vậy, chính các chủ thể tham gia tranh tụng (Kiểm sát viên, Luật sư …) cũng chưa ý
thức đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình trong tranh tụng. Việc xét hỏi tại phiên tòa là
một giai đoạn của q trình tranh tụng tại phiên tịa, cho nên cần phải để các bên tranh
tụng thực hiện trách nhiệm chứng minh (VKS, người bào chữa…) tiến hành xét hỏi là chủ
yếu, cịn HĐXX thực hiện việc giám sát, duy trì trình tự xét hỏi và có quyền tham gia vào
q trình xét hỏi ở bất kỳ thời điểm nào khi thấy cần thiết phải làm sáng tỏ các tình tiết của
vụ án chưa được các bên làm rõ trong quá trình xét hỏi. BLTTHS cần xác định rõ tại phiên
tịa vai trò của HĐXX chỉ là người “trọng tài” giữa bên buộc tội và bào chữa để ra phán
quyết về vụ án, còn việc xét hỏi theo hướng buộc tội là trách nhiệm của Kiểm sát viên,
việc xét hỏi gỡ tội hoặc giảm nhẹ TNHS cho bị cáo là trách nhiệm của người bào chữa. Vì
vậy, đề nghị sửa đổi các quy định về xét hỏi theo hướng : khi xét hỏi, Kiểm sát viên hỏi
trước, sau đó đến người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, các thành viên
HĐXX có thể hỏi bất kỳ ở thời điểm nào nếu xét thấy cần thiết nhằm làm sáng tỏ các tình
tiết về vụ án hoặc mang tính chất nêu vấn đề để các bên tập trung xét hỏi làm rõ, còn việc
hỏi để buộc tội và gỡ tội dành cho Kiểm sát viên và người bào chữa.


Chức năng của Tịa án trong TTHS là xét xử, có ý nghĩa là vai trò Tòa án là người
trọng tài đứng giữa bên buộc tội và bên bào chữa để giải quyết vụ án. Bởi vậy, Tịa án chỉ
có thể thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm pháp lý thuộc về chức năng xét xử.
Khởi tố vụ án hình sự tuy chưa phải là buộc tội đối với một người cụ thể nhưng đó là
nhiệm vụ thuộc về chức năng buộc tội. Điều 13, Điều 104 của BLTTHS quy định Tịa án
có quyền khởi tố vụ án hình sự là chưa phù hợp.


Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tranh tụng tại các phiên tịa hình sự,
theo chúng tơi cần tiến hành đồng bộ các giải pháp khác nhau, đó là: các giải pháp pháp lý;


các giải pháp về tổ chức; các giải pháp về con người, các giải pháp vật chất – kỹ thuật và
có chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ thỏa đáng phù hợp với hoạt động đặc thù của
Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán… Các giải pháp này liên quan chặt chẽ và tác
động qua lại lẫn nhau, giải pháp này là tiền đề và điều kiện để tiến hành các giải pháp kia
và ngược lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

vào q trình tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp luật; giải quyết các vấn đề vướng mắc, tồn
tại trong thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự và cải cách hệ thống các cơ
quan tiến hành tố tụng các cấp; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động điều tra, truy tố
và xét xử các vụ án hình sự ở nước ta./.


<b>Tài liệu tham khảo:</b>


<i>1. Bộ chính trị (2002), Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian</i>


<i>tới, Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 2/1/2002, Hà Nội.</i>


<i>2. Bộ chính trị (2005), Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết</i>
49/NQ-TW ngày 2/6/2005, Hà Nội.


<i>3. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, số 19/2003/QH11 ban hành ngày</i>
26/11/2003, Hà Nội.


<i>4. Lê Cảm (2003), Nguyên tắc tranh tụng trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản của</i>


<i>luật tố tụng hình sự, Tạp chí Luật học, số 6, tr. 3-8. </i>


<i>5. Đặng Văn Cường (2017), Tác động của hoạt động xét xử lưu động vụ án hình sự</i>


<i>đối với bị cáo và cộng đồng xã hội, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 299, tr. 50-56.</i>



<i>6. Từ Văn Nhũ (2002), Đổi mới thủ tục xét xử nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng</i>


<i>tại phiên tồ hình sự, Tạp chí Tồ án nhân dân, số 10, tr.7.</i>


<i>7. Nguyễn Thái Phúc (2003), Vai trò, trách nhiệm của Kiểm sát viên và thủ tục tranh</i>


<i>luận tại phiên tồ sơ thẩm, Tạp chí Kiểm sát, số 9, tr. 18-29. </i>


<i>8. Trần Đại Thắng (2003), Bàn về vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự, Tạp chí</i>
Kiểm sát, số chuyên đề tháng 9, tr. 5-6.


<i>9. Nguyễn Ngọc Kiện (2016), Thủ tục xét hỏi và tranh tụng tại phiên tịa sơ thẩm</i>


<i>trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật, Đại học Luật TP.HCM, tr. 5-7.</i>


<i>10. Richard Vogler (2005), A world view of criminal justice, Ashgate, page.11.</i>

<b>The role of the Atorney Law</b>



<b>In Criminal cases in Hanoi</b>


ThS.NCS. Dang Van Cuong



<i>Chinh Phap Law Firm - Hanoi Bar Association</i>


<i>No. 65 Ton Duc Thang, Quoc Tu Giam, Dong Da District, Hanoi City</i>


<b>Abstract: Litigation in current criminal cases is a hot topic of concern in the judiciary</b>
reform process in Vietnam, as the role of the law is more remarkable than in the
previous period, The litigation in the criminal trials will help the trial to be objective,
fair and avoid false-positives and criminals.



<i>Keywords: litigation, role of lawyer, criminal case.</i>


<i><b>Thông tin tác giả:</b></i>


<b>- Họ tên: Đặng Văn Cường</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>- Chức vụ: Trưởng Văn phòng</b>


<b>- Cơ quan: Văn phịng Luật sư Chính Pháp (Đồn luật sư thành phố Hà Nội)</b>
<b>- Địa chỉ liên hệ: số 65 Tôn Đức Thắng, Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội</b>
<b>- Email: </b>


</div>

<!--links-->

×