Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.91 KB, 21 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG
TY CAO SU SAO VÀNG
1. Nhận xét và đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty Cao Su Sao
Vàng
CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CHỦ YẾU
TT Các chỉ tiêu
ĐVT Năm Chênh
lệch
2000 2001
1 Khả năng thanh toán tổng quát Lần 1,5 1,373 -0,127
2 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 0,93 0,8 -0,13
3 Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,38 0,358 -0,22
4 Khả năng thanh toán nợ dài hạn Lần 2,15 2,05 -0,105
5 Hệ số nợ phải thu với nợ phải trả Lần 0,836 0,46 -0,376
6 Hệ số nợ % 83,6 73 -10,6
7 Hệ số vốn chủ sở hữu % 16,4 27 +10,6
8 Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn % 56,7 57,9 +1,2
9 Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn % 43,3 42,1 -1,2
10 Cơ cấu tài sản % 76,3 72,6 -4,1
11 Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ % 58,9 46,9 -12
12 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 4,13 4,79 0,69
13 Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho Ngày 75 87 +5,1
14 Vòng quay các khoản phải thu Vòng 10,66 8,31 -2,35
15 Kỳ thu tiền trung bình Ngày 33,77 43,33 +9,56
16 Vòng quay tài sản lưu động Vòng 2,73 2,52 -0,21
17 Số ngày một vòng quay TSLĐ Ngày 131,8 142,8 +11
18 Vòng quay toàn bộ vốn Vòng 1,162 1,057 -0,105
19 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu %
0,0051 0,002 -0.003
20 Tỷ suất sinh lời của tài sản %
0,0058 0,0021 -0.0037


22 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu %
0,018 0,0076 -0,0104
Qua bảng số liệu vừa tính toán ở trên ta có một nhận xét chung về tình hình
tài chính của công trong 2 năm gần đây. Bằng phương pháp so sánh số liệu của 2
năm 2001 và 2000 để thấy được tình hình tài chính của công ty năm 2001 so với
năm 2000.
Về khả năng thanh toán
+ Khả năng thanh toán tổng quát của công ty trong 2 năm vừa qua là tốt
(mặc dù so với năm 2000 thì khả năng thanh toán tổng quát năm 2001 có giảm đôi
chút nhưng vẫn đạt ở mức bình thường lớn hơn 1) qua đó chứng tỏ tất cả các khoản
huy động bên ngoài đều có tài sản đảm bảo.
+ Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: của Công ty năm 2001 vừa qua là chưa
tốt (giảm so với năm 2000) điều này cho thấy Công ty chưa đủ khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu do trong năm 2001 nợ ngắn hạn của Công
ty tăng nhanh hơn so với mức tăng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Do đó
dẫn đến khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty giảm.
+ Khả năng thanh toán nhanh: của Công ty cũng giảm so với năm 2000, sự
giảm sút này là do lượng hàng tồn kho của Công ty vẫn còn rất lớn mặc dù so với
đầu kỳ Công ty đã nỗ lực để giảm lượng hàng hoá tồn kho nhưng nhìn chung lượng
hàng tồn kho vẫn còn chiếm một khối lượng lớn. Công ty cần có biện pháp cần
thiết và kịp thời để giải quyết một cách nhanh chóng lượng hàng hoá tồn kho qua
đó làm tăng khả năng thanh toán nhanh của Công ty.
+ Khả năng thanh toán nợ dài hạn: của Công ty trong 2 năm vừa qua là tốt vì
trong 2 năm vừa qua Công ty đã đầu tư nhiều vào tài sản cố định, qua đó.
+ Hệ số nợ phải trả so với nợ phải thu: Đầu năm hệ số này là 1,1 chứng tỏ
tình hình tài chính của Công ty tương đối khả quan Công ty nhưng đến cuối năm
hệ số này chỉ là 0,46 điều này chứng tỏ Công ty đang bị chiếm dụng vốn do đó
Công ty cần có những giải pháp kịp thời để giảm bớt tình trạng trên.
Về cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Trong một đồng vốn kinh doanh của Công ty có tới 0,73 đồng vay nợ bên

ngoài. So với năm 2000 cao hơn 0,03 đồng. Điều này phản ánh mức độ mạo hiểm
trong kinh doanh của Công ty.
Hệ số nợ cao làm cho tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu thấp. Trong năm 2001
nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 27%, giảm 3% so với năm 2000 làm cho mức độ tự
chủ về mặt tài chính giảm. Công ty ngày càng phụ thuộc nhiều vào các chủ nợ của
mình và dẫn đến không chủ động trong các hoạt động kinh doanh. Do đó trong
những năm tới khi nhu cầu về vốn tăng thì việc huy động vốn từ các nguồn vay nợ
là rất khó khăn do tỷ trọng vốn vay trên tổng nguồn vốn của Công ty đã quá lớn.
Sự phân bổ vốn kinh doanh vào các loại tài sản (TSLĐ và TSCĐ) không có
nhiều thay đổi trong 2 năm qua và có một sự phân chia hợp lý (42% TSLĐ và 58%
TSCĐ). Tỷ lệ như vậy cũng là điều dễ hiểu vì Công ty Cao Su Sao Vàng là một
doanh nghiệp sản xuất do đó vấn đề đầu tư vào tài sản cố định là cần thiết qua đó
tạo năng lực kinh doanh cho những năm kế tiếp. Về tổng thể sự phân chia TSCĐ
và TSLĐ là hợp lý nhưng trong phần TSLĐ thì có những sự biến động và chính sự
biến động này đã ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Công ty. Trong năm
2001 tỷ lệ các khoản phải thu tăng gấp đôi so với năm 2000 điều này chứng tỏ
Công ty đang bị chiếm dụng vốn, do đó Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc
thanh toán. Bên cạnh đó lượng hàng tồn kho còn rất nhiều chiếm 55,6% TSLĐ
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh toán của Công ty đặc biệt là khả
năng thanh toán nhanh.
Trong năm 2000 cứ 1 đồng vốn kinh doanh dành ra 0,76 đồng đầu tư vào
TSLĐ và 0,24 đồng đầu tư vào TSCĐ, tỷ lệ này năm 2001 là 0,73 đồng đầu tư vào
TSLĐ và 0,27 đồng đầu tư vào TSCĐ.
Tỷ suất tự tài trợ cho TSCĐ thấp nhỏ hơn 100% và có xu hướng giảm dần.
Nguyên nhân chủ yếu là để tài trợ cho TSCĐ công ty đã đi vay dài hạn qua đó cho
thấy tình hình tài chính của Công ty là không khả quan.
Về tình hình tiêu thụ hàng hoá và sử dụng tiền vốn
Vòng quay TSLĐ thấp, năm 2000 TSLĐ quay được 2,73 vòng tương ứng
131,8 ngày/vòng trong khi tỷ lệ này năm 2001 là TSLĐ quay được 2,52 vòng
tương ứng 142,8 ngày/vòng. Vòng quay vốn lưu động thấp và giảm là do:

+ Hàng tồn kho vẫn ở mức nhiều. Trong năm 2000 vòng quay hàng tồn kho
là 4,13 vòng tương ứng 87 ngày/vòng, tỷ lệ này năm 2001 là 4,79 vòng tương ứng
75 ngày/vòng.
+ Các khoản phải thu lớn: So với năm 2000 thì tỷ lệ các khoản phải thu năm
2001 tăng gấp đôi dẫn đến kỳ thu tiền rất nhỏ. Trong năm 2000 cứ 33,77 ngày thì
thu tiền 1 lần trong khi năm 2001 là 43,33 ngày.
Các chỉ tiêu đánh giá mức sinh lời vốn chủ sở hữu của Công ty rất thấp.
Trong năm 2000 một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thu được 0,018 đồng lợi nhuận
sau thuế, trong năm 2001 tỷ lệ này là 0,0076 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy so
với năm 2000 thì lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm 0,0104 đồng tương ứng
42,2%. Điều này phản ánh năm vừa qua hiệu quả sử dụng vốn của Công ty rất thấp
và hiệu quả kém.
2. Các biện pháp cải thiện tình hình tài chính
2.1. Giải quyết hàng tồn kho nhằm tăng doanh thu và làm tăng lợi nhuận cho công
ty
2.1.1. Cơ sở thực tiễn của biện pháp
Ta thấy tình hình tồn kho nhiều, dẫn đến vốn bị ứ đọng và công ty phải trả
chi phí cho sự ứ đọng vốn đó, làm tổng chi phí tăng và làm lợi nhuận giảm, điều đó
buộc công ty phải tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp hợp lý. Ta coi tình hình dự
trữ hàng tồn kho năm 2000 là hợp lý, đáp ứng vừa đủ cho nhu cầu sản xuất cho
năm sau. Trên cơ sở đó, lập kế hoạch tình hình sản xuất tiêu thụ sản phẩm cho năm
tới, mà kết quả được thể hiện bằng tổng doanh thu thuần đạt được, sau đó tiến hành
tỷ lệ hàng tồn kho trên tổng doanh thu của năm bằng với tỷ lệ cho phép, thì ta sẽ có
lượng hàng hoá tồn kho hợp lý cho năm tới. Tuy nhiên nếu năm tới có tình hình
biến động lớn trong việc tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu hoặc đơn đặt hàng
lớn vào đầu năm thì công ty phải có khoản dự phòng hàng hoá tồn kho hợp lý. Tiến
hành tính toán tỷ lệ hàng tồn kho so với tổng doanh thu thuần năm 2001 ta thấy tỷ
lệ này cao hơn so với năm 2000 rất nhiều, cụ thể là:
Bình quân để thực hiện 1 đồng doanh thu của hoạt động kinh doanh thì cần
phải có lượng vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản là hàng hoá tồn kho là:

=
Hàng tồn kho BQ năm 2000
68.547.852.319 + 92.974.186.823
2
= 80.761.019.571 đồng
=
Hàng tồn kho BQ năm 2001
92.974.186.823 + 78.640.565.155
2
= 85.807.375.989 đồng
Năm 2000 =
80.761.019.571
333.678.054.063
= 0,242 đồng
Năm 2001 =
85.807.375.989
339.331.561.779
= 0,252 đồng
Kết quả trong năm 2001 thì bình quân thực hiện 1 đồng doanh thu của hoạt
động kinh doanh thì cần phải có lượng vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản là hàng
tồn kho là 0,25 đồng, trong khi đó mức chuẩn của năm 2000 là 0,24 đồng. Như vậy
hàng tồn kho năm 2001 nhiều hơn so với mức chuẩn về việc dự trữ hàng tồn kho
là: 0,25 - 0,24 = 0,01 đồng.
Do đó làm cho nhu cầu vốn kinh doanh tăng lên:
339.331.561.779 x 0,01 = 3.393.315.618 đồng
Đây là số vốn mà công ty phải trả chi phí cho việc sử dụng vốn không hợp lý.
Từ đây ta tiến hành tìm hiểu nguyên nhân gây ra ứ đọng hàng tồn kho ở
khâu nào? Tồn kho do lượng nguyên vật liệu hay do lượng sản phẩm dở dang dự
trữ nhiều hay do tồn kho thành phẩm hàng hoá không bán được. Từ đó có biện
pháp hợp lý để giải quyết ứ đọng hàng tồn kho. Tiến hành tính toán từng chỉ tiêu

sau:
TÌNH HÌNH HÀNG TỒN KHO TRƯỚC BIỆN PHÁP
STT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001
1 Vòng quay nguyên vật liệu 4,87 5,42
2 Vòng quay sản phẩm DD 197,1 134,72
3 Vòng quay thành phẩm tồn kho 8 6,5
Nhận xét:
- Ta thấy lượng nguyên vật liệu tồn nhiều, thể hiện tốc độ quay vòng nhỏ
lượng nguyên vật liệu cho vào sử dụng trong năm nhỏ. Điều này góp phần làm
tăng giá trị hàng tồn kho trong năm của công ty.
Cách giải quyết: chỉ nhập nguyên vật liệu đúng chủng loại, đúng tiêu chuẩn
đảm bảo chất lượng tốt. Những nguyên vật liệu nào bị lỗi, không đúng quy cách
tiêu chuẩn,.....không còn phù hợp với quá trình sản xuất thì tiến hành thanh lý.
Điều đó làm giảm hàng tồn kho và giảm vốn kinh doanh dự trữ vào loại nguyên vật
liệu này. Kết quả làm giảm chi phí vốn, đồng thời lấy đồng vốn này đầu tư vào việc
kinh doanh khác đem lại hiệu quả cao hơn.
- Kết quả cho thấy mức độ đưa sản phẩm dở dang vào sản xuất là nhanh.
Chứng tỏ số sản phẩm dở dang làm ra chưa lưu kho được lâu đã đưa vào sản xuất.
Vì vậy kết quả cho thấy số vòng quay sản phẩm dở dang là rất tốt. Khâu này làm
tốt thì sẽ làm giảm lượng hàng tồn kho cho công ty. Tuy nhiên công ty cũng cần
phải tìm hiểu nguyên nhân để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình sản xuất
kinh doanh.
- Số vòng quay thành phẩm hàng hoá là nhỏ chứng tỏ hàng hoá thành phẩm
bị ứ đọng nhiều. Điều này sẽ làm tăng khối lượng hàng tồn kho, gây ứ đọng vốn
và công ty sẽ phải mất một khoản chi phí cho việc ứ đọng đó.
Cách giải quyết là nghiên cứu, mở rộng thị trường với mục đích đẩy mạnh
tiêu thụ hàng hoá qua đó làm tăng doanh thu. Nghiên cứu tìm hiểu nghĩa là: chọn
cơ cấu, chủng loại mặt hàng để sản xuất. Chỉ sản xuất các sản phẩm mà thị trường
cần chứ không sản xuất cái ta có. Tiến hành quảng cáo về các sản phẩm mới sản
xuất, những sản phẩm sẽ có ưu thế trong tương lai. Đồng thời có các chương trình

khuyến mãi phục vụ khách hàng, ưu đãi các khách hàng đơn vị mua số lượng lớn,
tiến hành bán thanh lý các sản phẩm chất lượng kém, không đạt tiêu chuẩn.
Từ các phân tích đánh giá trên cho thấy việc dự trữ hàng tồn kho năm 2001
là quá lớn (mặc dù so với đầu năm cuối năm công ty đã giảm được một lượng hàng
tồn kho nhưng nhìn chung lượng hàng tồn kho vẫn còn rất lớn), vượt quá mức độ
quy định dẫn đến công ty vừa không đủ vốn cho kinh doanh đồng thời lại mất một
khoản chi phí cho lượng hàng tồn kho đó. Tình trạng ứ đọng vốn diễn ra ở nhiều

×