MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 .Bản chất của tài chính
1.1.1.Khái quát sự ra đời và phát triển của tài chính
Tài chính ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nhà
nước và nền sản xuất hàng hoá. Khi nhà nước ra đời, để duy trì sự hoạt động của
mình nhà nước đã dùng quyền lực chính trị dể quy định sự đóng góp của cải của
các đơn vị kinh tế và cá nhân cho nhà nước. Như vậy sự ra đời của nhà nước đã
làm nảy sinh trong xã hội những quan hệ kinh tế mới mà trước đó chưa có. Những
quan hệ kinh tế này lúc đầu được biểu hiện dưới hình thái hiện vật. đó chính là
hình thái phôi thai của tài chính. Sự ra đời của nền sản xuất hàng hoá và sự phát
triển của hình thái giá trị dẫn tới sự xuất hiện của tièn tệ . Nhà nước huyđộng sự
đóng góp của cải vật chất cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ và các chức năng của
nhà nước không chỉ bằng hiện vật mà còn bằng tiền. Cùng với sự phát triển của
nhà nước và nền sản xuất hàng hoá, tài chính cũng đã phát triển theo quá trình từ
thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ quan hệ phân phối hiện vật tới
quan hệ phân phối giá trị. Hiện nay cộng cụ tài chính có vị trí và chức năng vô
cùng quan trọng trong quản lý kinh tế.Ba vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì?
sản xuất như thế nào? bán cho ai?. Trong mọi nền kinh tế chỉ có thể được giải
quyết triệt để thông qua việc lựa chọn có tính toán và sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả
tài chính.
1.1.2.Khái niệm chung về tài chính
Tài chính ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nhà
nước và nền sản xuất hàng hoá. Khi nhà nước ra đời, để duy trì sự hoạt động của
mình nhà nước đã dùng quyền lực chính trị dể quy định sự đóng góp của cải của
các đơn vị kinh tế và cá nhân cho nhà nước. Như vậy sự ra đời của nhà nước đã
làm nảy sinh trong xã hội những quan hệ kinh tế mới mà trước đó chưa có. Những
quan hệ kinh tế này lúc đầu được biểu hiện dưới hình thái hiện vật. đó chính là
hình thái phôi thai của tài chính. Sự ra đời của nền sản xuất hàng hoá và sự phát
triển của hình thái giá trị dẫn tới sự xuất hiện của tiền tệ . Nhà nước huyđộng sự
đóng góp của cải vật chất cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ và các chức năng của
nhà nước không chỉ bằng hiện vật mà còn bằng tiền. Cùng với sự phát triển của
nhà nước và nền sản xuất hàng hoá, tài chính cũng đã phát triển theo quá trình từ
thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ quan hệ phân phối hiện vật tới
quan hệ phân phối giá trị. Hiện nay cộng cụ tài chính có vị trí và chức năng vô
cùng quan trọng trong quản lý kinh tế.Ba vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì?
sản xuất như thế nào? bán cho ai?. Trong mọi nền kinh tế chỉ có thể được giải
quyết triệt để thông qua việc lựa chọn có tính toán và sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả
tài chính.
Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá
trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ để thực hiện các mục tiêu
của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Nói cách khác, hoạt động tài chính là
những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động phân phối, sử dụng
và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh.
Hoạt động tài chính ở doanh nghiệp phải hướng tới các mục tiêu sau:
- Hoạt động tài chính phải giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế thể hiện qua
việc thanh toán với các đơn vị có liên quan như ngân hàng, các đơn vị kinh tế khác.
Mối quan hệ này được cụ thể hoá bằng các chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng, mặt
chất và thời gian.
- Hoạt động tài chính phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả. Nguyên tắc này đòi hỏi
phải tối đa hoá việc sử dụng các nguốn vốn, nhưng vẫn đảm bả quá trình sản xuất
kinh doanh được hoạt động bình thường và mang lại hiệu quả.
- Hoạt động tài chính được thực hiện trên cơ sở tôn trọng pháp luật, chấp hành và
tuân thủ các chế độ về tài chính tín dụng, nghĩa vụ với Nhà nước, kỷ luật với các
đơn vị, tổ chức kinh tế có liên quan.
1.2 Chức năng của tài chính
1.2.1.Chức năng phân phối.
Phân phối là sự phân chia sản phẩm , xác lập các quan hệ tỷ lệ giữa
các bộ phận khác nhau của nền tái sản xuất , phân phối xác định tỷ lệ sản phẩm
dành cho tiêu dùng và cho tiết kiệm.
Vậy phân phối của tài chính là sự phân chia tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
theo những tỷ lệ và xu hướng nhất định cho tiết kiệm và tiêu dùng nhằm tích tụ, tập
trung vốn để đầu tư phát triển kinh tế và thoả mãn các nhu cầu chung của nhà
nước, của xã hội và cá nhân.
Hình 2: Sơ đồ phân phối tổng sản phẩm quốc dân
Đặc trưng của tài chính là hiệu quả kinh tế, động lực của nó nằm ngay
trong quá trình phân phối. GNP được phân phối bao nhiêu cho tiêu dùng, bao nhiêu
cho tiết kiệm? phần cho tiêu dùng thì bao nhiêuđể dùng cho tiêu dùng chung? bao
nhiêu để dùng cho tiêu dùng cá nhân?để đảm bảo mục tiêu công bằng, cân đối và
hợp lý. đó là yêu cầu đặt ra đòi hỏi được giải quyết trong các hoạt động tài chính .
Chủ thể phân phối có thể là nhà nước, các doanh nghiệp , các tổ chức xã
hội , các hộ gia đình hay cá nhân dân cư.
Tổng sản phẩm quốc
dân
Quỹ bù đắp Quỹ tiêu
dùng
Quỹ tích luỹ
T
i
Tiêu dùng
của cá nhân
đầu tư tái sản xuất và
tăng trưởng kinh tế
1.2.2. Chức năng giám đốc
Giám đốc tài chính là quá trình kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài Giám
đốc tài chính là giám đốc bằng tiền, thông qua các chỉ tiêu giá trị nhưng không phải
mọi chỉ tiêu giá trị đều có sự giám đốc của tàI chính , giám đốc tài chính là giám đốc
bằng tiền qua các hệ tiền tệ ,gắn liền với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ.
Giám đốc tài chính mang tính chất tổng hợp, toàn diện, tự thân và diễn ra thường
xuyên, liên tục trong mọi hoạt động tài chính.
− Hoạt động tài chính diễn ra trên mọi lĩnh vực của quá trình tái sản xuất xã
hội trên tầm vĩ mô và vi mô.
− Nội dung của giám đốc tài chính là giám đốc sự vận động và chu chuyển
của nguồn vốn tiền tệ với hiệu quả sử dụng vốn, giám đốc việc lập và chấp hành
các chỉ tiêu kế hoạch, các định mức kinh tế tài chính, giám đốc quá trình hình
thànhvà sử dụng các quỹ tiền tệ, quấ trình hoạch toán kinh tế và giám đốc chấp
hành các đạo luật về tài chính, các chính sách chế độ tài chính.
Chủ thể của giám đốc tài chính chính là chủ thể phân phối (là nhà nước, các
doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các hộ gia đình hay các cá nhân dân cư). Bởi vì,
để cho quá trình phân phối đạt tới tối đa tính mục đích, tính hợp lý hiệu quả, bản
thân các chủ thể phân phối phải kiểm tra các quá trình phân phối đó.
1.2.3.Vai trò vị trí của báo cáo tài chính đối với công tác quản lý doanh
nghiệp
Hệ thống báo cáo tài chính có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với công
tác quản lý doanh nghiệp.Điều đó được thể hiện ở những vấn đề sau:
Báo cáo tài chính là những báo cáo được trình bày hết sức tổng quát,phản
ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản ,các khoản nợ nguồn hình thành
tài sản ,tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp
Báo cáo tài chính nhằm cung cấp những thông tin cần thiết nhất phục vụ
chủ doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm khác như :Các nhà đầu tư ,hội đồng
quản trị doanh nghiệp ,người cho vay ,các cơ quan quản lý cấp trên và toàn bộ cán
bộ công nhân viên của doanh nghiệp
Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin kinh tế ,tài chính chủ yếu để
đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
,thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho viêc
kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Các chỉ tiêu,số liệu trên các báo cáo tài chính là những cơ sở quan trọng
để tính ra các chỉ tiêu kinh tế khác nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn hiệu quả
của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Những thông tin của báo cáo tài chính là những căn cứ quan trọng trong
việc phân tích nghiên cứu phát hiện những khả năng tiềm tàng ,là những că cứ để
ra những quết định về quản ly ,điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đàu
tư vào doanh nghiệp của chủ sở hữu ,các nhà đầu tư ,các chủ nợ hiện tại và tương
lai của doanh nghiệp
Bâo cáo tài chính còn là că cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh
tế kỹ thuật tài chính của doanh nghiệp ,là những căn cứ khoa học để đề ra hệ thống
các biện pháp xác thực nhăm nâng cao hiêu quả sủ dụng vốn ,nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh ,tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Xuất phát từ vai trò vị trí của báo cáo tài chính nhà nước xác định chủ
doanh nghiệp và kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm về tính đúng đắn trung
thực của báo tài chính .Do vậy viêc tuân thủ chế độ báo cáo tài chính là yêu cầu cơ
bản trong công tác chỉ đạo tổ chức hạch toán kế toán ở doanh nghiệp .Việc lập và
nộp báo cáođầy đủ đúng thời hạn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc cung
cấp thông tin phục vụ cho việc ra các quết định tài chính .Hơn nữa,hệ thống báo
cáo tài chínhchỉ có ý nghĩa trong kinh doanh khi nó đảm bảo đầy đủ ba yêu cầu :
Trung thực ,Đầy đủ và Kịp thời
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp hay cụ thể hoá là quá trình phân
tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra đối chiếu, so sánh các số
liệu, tài liệu và tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh
giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai. Báo cáo tài
chính là những báo cáo tổng hợp nhất là về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng