Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Pháp luật quốc tế về phòng chống ô nhiễm dầu trên biển liên hệ tới pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.21 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRẦN THƯY BÌNH

PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ PHÕNG
CHỐNG Ô NHIỄM DẦU TRÊN BIỂN –
LIÊN HỆ TỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 60 38 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
PGS.TS. NGUYỄN BÁ DIẾN

HÀ NỘI - 2011


LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS. Nguyễn Bá Diến,
người đã hướng dẫn tận tình giúp em hồn thành Luận văn này. Trong quá trình thực
hiện Luận văn, em đã học hỏi được nhiều điều từ thầy, không chỉ ở vốn kiến thức sâu
rộng, vững chắc mà còn ở tinh thần làm việc nghiêm túc.
Em xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong Khoa
Luật Quốc tế trường Đại học Luật Hà Nội, những người đã truyền đạt cho em những
kiến thức trong suốt khóa học, tạo nền tảng để em có thể viết được đề tài này.
Em cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị làm việc tại Thư


viện Trường Đại học Luật Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện trong thời gian em
làm Luận văn.
Vì thời gian có hạn và vốn kiến thức cịn hạn chế nên bài Luận văn khơng tránh
khỏi cịn nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các
bạn để bài Luận văn được hoàn thiện hơn, đồng thời giúp đỡ em có thể bổ sung vốn
kiến thức, giúp ích cho q trình nghiên cứu khoa học sau này.
HỌC VIÊN

Trần Thúy Bình


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. BLDS: Bộ luật Dân sự
2. BLHH: Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005
3. BVMTB: Bảo vệ môi trường biển.
4. CLC 1969 (International Convention on Civil Liability for Oil Pollution Dâmge):
Công ước về Trách nhiệm Dân sự đối với Ô nhiễm Dầu năm 1969.
5. COBSEA (Coordinating Body on the Seas of East Asia): Cơ quan điều phối các
biển Đông Á.
6. FUND 1971 (International Convention on the Establishment of an International
Fund for Compensation for Oil Pollution Damage): Công ước quốc tế về Thiết lập
Quỹ Quốc tế đền bù cho thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra năm 1971.
7. GESAMP (the Joint Group of Expert on the Scientific Aspects of Marine
Environmental Protection): Nhóm chuyên gia về các khía cạnh khoa học của ơ nhiễm
biển.
8. GT (gross tonnage): Tổng trọng tải.
9. IMO (International Maritime Organization): Tổ chức Hàng hải Quốc tế.
10. ITOPE (International Tanker Owners Pollution Federation Limited): Tổ chức
Quốc tế Chuyên giám sát các tai nạn gây ô nhiễm môi trường của các tàu chở dầu.
11. MARPOL 73/78 (International Convention for the Prevention of Pollution From

Ships, 1973 as modified by the Protocol of 1978): Công ước Quốc tế về phịng chống
các ơ nhiễm từ tàu biển.
12. MEPC (Metropolitan Estates & Property Corporation): Ủy ban Bảo vệ môi trường
biển.
13. NRC (National Research Council): Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia của Hoa Kỳ.
14. OILPOL 1954 (Oil Pollution): Công ước quốc tế về ngăn chặn ô nhiễm biển do
dầu.
15. OPRC 1990 (International Convention on Oil Pollution Preparedness, Response
and Co-operation): Công ước quốc tế về sẵn sàng ứng phó và hợp tác đối với ô nhiễm
dầu 1990.


16. PEMSEA (Partnerships in Environmental Management for the Seas of East Asia):
Chương trình hợp tác khu vực trong quản lý môi trường các biển Đông Á.
17. SDR (Special Drawing Rights)
18. SOLAS (International Convention for the Safety of Life at Sea): Cơng ước quốc tế
về an tồn sinh mạng người trên biển.
19. TOKYO MOU (Memorandum of understanding): Thỏa thuận ghi nhớ khu vực
Châu Á Thái Bình Dương.
20. UNCLOS 1982 (United Nations Environment Programme): Chương trình mơi
trường liên hợp quốc – một tổ chức của Liên hợp quốc.
22. VNICZM (Vietnam Netherlands Integrated Coastal Zone Management): Dự án
Việt Nam - Hà Lan về quản lý tổng hợp dải ven bờ.


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT PHỊNG
CHỐNG Ơ NHIỄM DẦU TRÊN BIỂN
1.1. Khái niệm ô nhiễm dầu trên biển và hậu quả của ô nhiễm dầu trên biển

1.1.1. Khái niệm ô nhiễm dầu trên biển
1.1.2. Hậu quả của ô nhiễm dầu trên biển
1.2. Phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển và pháp luật phịng chống ơ nhiễm
dầu trên biển
1.2.1. Phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển
1.2.2. Pháp luật phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển
CHƢƠNG 2. PHỊNG CHỐNG Ơ NHIỄM DẦU TRÊN BIỂN THEO
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
2.1. Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982)
2.2. Cơng ước Quốc tế về phịng chống các ơ nhiễm từ tàu biển (Cơng ước
MARPOL 73/78)
2.2.1. Lịch sử hình thành công ước MARPOL 73/78.
2.2.2. Nội dung khái quát của Công ước MARPOL 73/78
2.2.3. Phụ lục I - Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm biển do dầu
2.3. Các Công ước khác
2.3.1. Công ước quốc tế về sẵn sàng ứng phó và hợp tác đối với ơ nhiễm
dầu 1990 (OPRC 1990)
2.3.2. Công ước về trách nhiệm dân sự đối với ô nhiễm biển do dầu năm
1969 (CLC 1969) và Nghị định thư năm 1992 sửa đổi CLC 1969.
2.3.3. Thỏa thuận ghi nhớ khu vực Châu Á Thái Bình Dương
(Memorandum Understanding - TOKYO MOU, 1993)
2.3.4. Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự và bồi thường thiệt hại do
ô nhiễm dầu gây ra 2001 (BUNKER 2001)
2.3.5. Công ước quốc tế liên quan đến Can thiệp trên biển cả trong
trường hợp tai nạn gây ra ô nhiễm dầu 1969 (INTERVENTION 1969)
2.3.6. Công ước quốc tế về Thiết lập Quỹ quốc tế đền bù cho thiệt hại do
ô nhiễm dầu gây ra năm 1971 (FUND 1971) và Nghị định thư 1992 sửa đổi
Công ước FUND 1971 (FC 1992)
CHƢƠNG 3. PHÁP LUẬT VỀ PHỊNG CHỐNG Ơ NHIỄM DẦU
TRÊN BIỂN CỦA VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

3.1. Pháp luật Việt Nam về phòng chống ô nhiễm dầu trên biển
3.1.1. Vấn đề ô nhiễm dầu tại Việt Nam

1
5
5
5
8
14
14
17
23
23
28
28
30
32
37
37
38
40
42
43
45

48
48
48



3.1.2. Pháp luật Việt Nam về phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển
3.1.3. Một vài đánh giá về hệ thống pháp luật và vấn đề thực thi các Điều
ước quốc tế về phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển tại Việt Nam.
3.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao
năng lực thực thi các Điều ước quốc tế về phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển
của Việt Nam.
3.2.1. Giải pháp về pháp luật.
3.2.2. Nâng cao ý thức về phịng chống ơ nhiễm môi trường biển do dầu
của các chủ thể
3.2.3. Tăng cường tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ
quan nhà nước trong việc phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển
3.2.4. Giải pháp hợp tác quốc tế trong việc phịng, chống ơ nhiễm dầu
trên biển
3.2.5. Các giải pháp khác
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

50
59
66

66
71
73
73
74
77
79



1

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
- Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng 2/3 năng lượng thế giới đang sử dụng hiện
nay từ dầu khí. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nhu cầu năng lượng đáp ứng hoạt
động sản xuất và sinh hoạt là vơ cùng lớn. Theo tính tốn của các chun gia, chỉ tính
riêng trữ lượng dầu khí ngồi khơi miền nam Việt Nam chiếm khoảng 25% trữ lựợng dầu
dưới đáy biển Đơng. Có thể khai thác khoảng 20 triệu tấn/năm. Đây là nguồn năng lượng
chính đảm bảo cho sự phát triển của nước ta.
- Tình hình ơ nhiễm mơi trường biển do dầu đang diễn ra rất phức tạp, Hội đồng
Nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ (NRC) đưa ra con số ước đốn, hàng năm có khoảng 3,2
triệu tấn dầu làm ô nhiễm biển từ các nguồn khác nhau. Tràn dầu ảnh hưởng nghiêm
trọng tới môi trường và sinh thái dù ở bất cứ địa điểm nào. Những ảnh hưởng và thiệt hại
của nó tới mơi trường khó mà đánh giá được. Chi phí khắc phục cho những sự cố tràn
dầu là rất lớn, có khi lên đến hàng tỷ đô la tùy theo mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc
kiểm sốt ơ nhiễm dầu trên biển hiện nay vẫn đang là một vấn đề nhức nhối đối với nhiều
quốc gia vì rất nhiều lý do;
- Các quốc gia cần có sự hợp tác chặt chẽ bởi hoạt động ứng cứu sự cố tràn dầu với tính chất xuyên quốc gia và quốc tế - không thể không cần có sự hợp tác quốc tế chặt
chẽ và sâu rộng. Vì vậy, việc tìm hiểu nội dung của các Điều ước quốc tế liên quan đến
việc phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển là rất cần thiết.
- Pháp luật trong nước đóng vai trị quan trọng trong việc phịng chống ô nhiễm
dầu trên biển. Tuy nhiên hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến lĩnh vực
này còn nhiều hạn chế, chưa thực sự phát huy được vai trị của mình; tình hình thực thi
các Điều ước quốc tế vẫn chưa hiệu quả; ý thức của người dân cịn kém…Vì vậy, hồn
thiện hệ thống pháp luật về phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển là một địi hỏi cấp thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Pháp luật Quốc tế về phòng
chống ô nhiễm dầu trên biển - liên hệ tới pháp luật Việt Nam” để làm Luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu

Trong thời gian qua, ở Việt Nam đã có một số bài viết, cơng trình nghiên cứu công
khai về các vấn đề Pháp luật Quốc tế trong đó có đề cập đến Pháp luật Quốc tế về phịng
chống ơ nhiễm dầu trên biển. Có thể kể đến các bài viết, cơng trình nghiên cứu của các


2

nhà nghiên cứu Pháp luật Quốc tế như: ThS. Nguyễn Thu Hà (2004), “Pháp luật về
phịng ngừa, khắc phục ơ nhiễm môi trường biển từ tàu biển ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, (5), Tr. 33-41; ThS. Nguyễn Thu Hà
(2006), “Công ước MARPOL 73/78 với các nguyên tắc ngăn ngừa ô nhiễm mơi trường
biển từ tàu biển”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, (8),
Tr.77-83; Đỗ Văn Sen (2008), “Ơ nhiễm mơi trường biển và vấn đề thực thi các Điều
ước quốc tế về bảo vệ mơi trường biển tại Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
Viện Nhà nước và Pháp luật, (9), Tr.74-80,83; Hội thảo về việc xử lý sự cố tràn dầu do
Bộ Tài nguyên và Môi trường (Thông tin tại báo điện tử www.vietnamnet.vn); Nguyễn
Hồng Thao (2004), Bảo vệ môi trường biển Việt Nam - Vấn đề và giải pháp, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội…cũng như trong một số giáo trình Luật Quốc tế của trường Đại học
Luật Hà Nội, Khoa Luật trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Nhà nước và pháp luật…
Tuy nhiên, các bài viết, cơng trình nghiên cứu trực tiếp liên quan đến pháp luật
quốc tế về phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển cịn ít và mới chỉ đề cập đến vấn đề lý luận
chung, chưa phân tích và đánh giá sâu sắc pháp luật Quốc tế về phịng chống ơ nhiễm dầu
trên biển; Đồng thời, các bài viết trên cũng chưa phân tích và đánh giá một cách tồn diện
hệ thống pháp luật và vấn đề thực thi các Điều ước Quốc tế liên quan đến lĩnh vực trên
của Việt Nam để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện hệ thống pháp luật, cải thiện
tình hình thực thi các Điều ước quốc tế.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Bài nghiên cứu tập trung phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về ơ nhiễm dầu và
pháp luật quốc tế về phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển. Trên cơ sở đó, phân tích, đánh

giá hệ thống pháp luật và vấn đề thực thi các Điều ước quốc tế về phịng chống ơ nhiễm
dầu trên biển của Việt Nam; Chỉ ra những hạn chế, tồn tại, từ đó đề xuất những kiến giải
nhằm hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về phòng chống ô nhiễm dầu trên biển và
cải thiện tình hình thực thi các Điều ước quốc tế.
3.2. Nhiệm vụ
Với mục đích như trên, Cơng trình nghiên cứu có những nhiệm vụ cụ thể như sau:
Thứ nhất: Làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về ô nhiễm dầu và pháp
luật phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển;


3

Thứ hai: Phân tích khái quát các Điều ước quốc tế quan trọng về phịng chống ơ
nhiễm dầu trên biển;
Thứ ba: Phân tích và đánh giá hệ thống pháp luật và vấn đề thực thi các Điều ước
quốc tế về phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển của Việt Nam;
Thứ tư: Đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao
năng lực thực thi các Điều ước quốc tế về phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển của Việt
Nam.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Cơng trình nghiên cứu khơng có tham vọng nghiên cứu tất cả các vấn đề lý luận
liên quan đến pháp luật quốc tế về phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển bởi đây là một đề
tài rộng, đòi hỏi rất lớn về thời gian nghiên cứu cũng như sự am hiểu chuyên sâu về kiến
thức. Vì vậy, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một số Điều ước quốc tế quan trọng liên
quan đến việc phịng, chống ơ nhiễm dầu trên biển; Đồng thời phân tích và đánh giá bước
đầu về hệ thống pháp luật và vấn đề thực thi các Điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực
này của Việt Nam; Trên cơ sở nội dung đã phân tích, tác giả đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao năng lực thực thi các Điều ước quốc tế
về phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển của Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của Công trình nghiên cứu

Để giải quyết những nhiệm vụ của Cơng trình nghiên cứu, tác giả đã vận dụng cơ
sở lý luận và phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về nhà nước và pháp luật; quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về hội nhập Quốc tế.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể cũng được tác giả sử dụng, bao gồm: Phương
pháp mô tả, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh,
phương pháp thống kê, phương pháp lịch sử…
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của Cơng trình nghiên cứu
Đây là Cơng trình nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống về Pháp luật Quốc
tế về phịng chống ô nhiễm dầu trên biển. Có thể coi những điểm sau đây là những đóng
góp mới về mặt khoa học của Cơng trình nghiên cứu:
- Làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về vấn đề ô nhiễm dầu và pháp
luật phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển;


4

- Phân tích khái quát các Điều ước quốc tế quan trọng về phịng chống ơ nhiễm
dầu trên biển, từ đó đưa ra được những điểm mới nên vận dụng và những hạn chế cần
khắc phục của pháp luật Việt Nam.
- Hệ thống hóa và phân tích hệ thống pháp luật và vấn đề thực thi các Điều ước
quốc tế về phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển của Việt Nam; Phát hiện những tồn tại;
Đưa ra những kiến giải nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về phịng, chống ơ
nhiễm dầu trên biển và cải thiện tình hình thực thi các Điều ước quốc tế.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Cơng trình nghiên cứu
Cơng trình nghiên cứu góp phần vào việc nâng cao nhận thức khoa học về vấn đề
ô nhiễm dầu trên biển và pháp luật Quốc tế về phịng chống ơ nhiễm dầu; Đặc biệt góp
phần làm phong phú thêm lý luận khoa học pháp lý về vai trò của pháp luật trong việc
phịng chống ơ nhiễm dầu, bảo vệ mơi trường biển.
Các kết quả nghiên cứu của Cơng trình có thể góp phần vào việc hồn thiện hệ

thống pháp luật, nâng cao khả năng thực thi các Điều ước quốc tế trong việc phịng,
chống ơ nhiễm dầu trên biển của Việt Nam.
Kết quả của Cơng trình nghiên cứu cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy về hôi nhập quốc tế và vấn đề bảo vệ môi
trường biển tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo Luật nước ta.
7. Kết cấu của Cơng trình nghiên cứu
Nhằm giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra, bài Luận văn được trình bày với kết cấu
gồm ba chương ngồi Lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Cụ thể:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về ô nhiễm dầu và pháp luật phịng chống ơ
nhiễm dầu trên biển
Chương 2. Phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển theo quy định của pháp luật quốc tế
Chương 3. Pháp luật về phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển của Việt Nam và giải
pháp đề xuất


5

CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT PHỊNG CHỐNG Ơ
NHIỄM DẦU TRÊN BIỂN
1.1. Khái niệm ơ nhiễm dầu trên biển và hậu quả của ô nhiễm dầu trên biển
1.1.1. Khái niệm ô nhiễm dầu trên biển
Năm 1981, nhóm chun gia về các khía cạnh khoa học của ô nhiễm biển
(GESAMP) đưa ra định nghĩa đầu tiên về ô nhiễm môi trường biển là: “Việc con người
trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển (bao
gồm cả các cửa sông), gây ra những tác hại như gây tổn hại đến nguồn sinh vật, gây
nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả việc
đánh bắt hải sản, làm biến đổi chất lượng nước biển về phương diện sử dụng nó và làm
giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển”[50].
Theo định nghĩa này:
- Ơ nhiễm mơi trường biển là sự đưa vào mơi trường biển các chất liệu và năng

lượng có những tác hại xấu.
- Ơ nhiễm mơi trường biển liên quan chặt chẽ đến các nguồn gây ơ nhiễm do chính
con người tạo ra và trong một số trường hợp, là kết quả của việc đưa ngày càng nhiều
chất liệu vào các hệ chuyển hóa tự nhiên đang tồn tại.
- Các chất gây ô nhiễm phát tán trong môi trường biển bằng nhiều chu trình khác
nhau, qua đó chúng tác động với các sinh vật sống kể cả con người, được coi như người
sử dụng chính hệ thống đại dương.
- Ý nghĩa của ô nhiễm phụ thuộc vào các tác động của chúng đối với nhiều mục
tiêu khác nhau và có liên quan đến cả các giá trị xã hội.
- Ảnh hưởng và nguy cơ ô nhiễm là câu hỏi cần phải được trả lời trước khi đưa ra
một xét xử nên hay khơng nên chấp nhận ơ nhiễm đó.
Tại Cơng ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 cũng đưa ra khái niệm ô
nhiễm môi trường biển ngay tại phần mở đầu.
Điều 1 khoản 4 Công ước quy định:
“Ơ nhiễm mơi trường biển là việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất
liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, bao gồm cả các cửa sông, khi việc đó gây ra
hoặc có thể gây ra những tác hại như gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, và đến hệ thống
động vật và hệ thực vật biển, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây trở ngại cho
các hoạt động ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách hợp


6

pháp khác, làm biến đổi chất lượng nước biển và phương diện sử dụng nó và làm giảm
sút các giá trị mỹ cảm của biển”.
Có thể nhận thấy rằng, tuy Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 đưa ra
chung loại nguồn gây ô nhiễm là các chất liệu hoặc năng lượng giống như định nghĩa của
GESAMP, tuy nhiên, Công ước đã điều chỉnh bao trùm cả những hậu quả trong tương lai
khi quy định “Việc đó gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại”. Bên cạnh đó, Cơng ước
Luật biển 1982 cũng chỉ ra nhiều hơn những đối tượng có thể phải chịu những tác động

tiêu cực khi mơi trường biển bị ơ nhiễm đó là: hệ động thực vật biển, sức khỏe con người,
các tác động ở biển kể cả việc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách hợp
pháp khác, ảnh hưởng đến cả chất lượng nước biển và mỹ cảm biển.
Ngồi việc đưa ra khái niệm ơ nhiễm mơi trường biển, Cơng ước Luật biển cịn
đưa ra các loại nguồn chủ yếu dẫn đến ô nhiễm [1, Mục V phần XII]:
- Ô nhiễm bắt nguồn từ đất, kể cả các ơ nhiễm xuất phát từ các dịng sơng, ngịi,
cửa sơng, ống dẫn các thiết bị thải đổ;
- Ơ nhiễm do các hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc tài phán quốc gia gây ra;
- Ô nhiễm do các hoạt động tiến hành trong Vùng gây ra;
- Ô nhiễm do sự nhận chìm;
- Ơ nhiễm do tàu thuyền gây ra;
- Ơ nhiễm có nguồn gốc từ bầu khí quyển hay qua bầu khí quyển.
Trên thực tế, theo báo cáo đánh giá về hiện trạng môi trường biển của nhóm
GESAMP 1990, tỷ lệ các hoạt động của con người gây ô nhiễm cho môi trường biển như
sau:
- Các hoạt động dầu khí ngồi khơi: 1%
- Giao thơng biển: 12%
- Nhận chìm: 10%
- Phù sa và ơ nhiễm có nguồn gốc từ đất liền: 44%
- Ơ nhiễm từ bầu khí quyển: 33%[50].
Có thể thấy, mơi trường biển bị ơ nhiễm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác
nhau, nhưng dầu là một trong những nguồn gây ô nhiễm độc hại công khai nhất. Lý do:
- Nguyên nhân chủ quan
+ Xuất phát từ ý thức chủ quan, vô trách nhiệm của con người: Các hoạt động liên
quan đến dầu đem lại nguồn lợi lớn về mặt kinh tế. Vì lợi ích trước mắt, con người quên


7

đi tầm quan trọng của việc phịng và chống ơ nhiễm dầu trên biển, coi thường việc phòng

ngừa các sự cố xảy ra, đặc biệt là sự có tràn dầu, thải dầu bừa bãi khiến cho môi trường
biển bị ô nhiễm ngày một nghiêm trọng;
+ Do năng lực quản lý còn hạn chế của các cơ quan quản lý nhà nước: Cơ quan
quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện cơng tác phịng và chống ơ nhiễm dầu trên
biển chưa phát huy được hiệu quả do đội ngũ cán bộ cịn kém về năng lực chun mơn,
hệ thống khoa học kỹ thuật cơng nghệ phục vụ cho q trình này còn lạc hậu, chưa đáp
ứng được yêu cầu đặt ra.
+ Sự hợp tác quốc tế chưa chặt chẽ và hiệu quả: Ơ nhiễm mơi trường biển do dầu
khơng chỉ ảnh hưởng đến phạm vi vùng, miền, quốc gia mà cịn có khả năng ảnh hưởng
đến các khu vực, các quốc gia lân cận. Nhưng trước tình trạng đó, sự phối hợp giữa các
quốc gia còn thiếu chặt chẽ, chưa đủ mạnh để phịng ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm biển do
dầu đạt hiệu quả cao.
- Nguyên nhân khách quan
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan trên, các nhà khoa học đã chứng minh
được rằng, ô nhiễm môi trường biển do dầu còn xuất phát từ các tác động của các yếu tố
khách quan như: bão, gió, thủy chiều...
Theo những phân tích trên thì thấy rằng, dầu là một trong những nguồn cơ bản gây
ô nhiễm môi trường biển và có tác động rất lớn đến mơi trường biển.
Theo điểm 1 khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Dầu khí năm 2008 định
nghĩa:
“ Dầu khí bao gồm dầu thơ, khí thiên nhiên và hydrocacbon ở thể khí, lỏng, rắn
hoặc nửa rắn trong trạng thái tự nhiên, kể cả khí than, sulphur và các chất tương tự khác
kèm theo hydrocacbon nhưng không bao gồm than, đá phiến sét, bitum hoặc các khống
sản khác có thể chiết xuất được dầu”.
Như vậy, pháp luật Việt Nam đã đưa ra khái niệm dầu khí bằng cách liệt kê những
sản phẩm là dầu khí, trong đó:
- Dầu thơ là hỗn hợp của hydro và cacbon, dạng lỏng, sánh đặc, màu nâu hoặc ngả
đục, được bơm lên từ các giếng hay mỏ dầu nằm sâu trong lịng đất hoặc đáy biển.
- Khí thiên nhiên là hỗn hợp của hydro và cacbon, một loại khí khơng màu, được
khai thác từ giếng khoan gồm cả khí ẩm, khí khơ, khí đầu giếng khoan và khí cịn lại sau

khi chiết xuất hydrocacbon lỏng từ khí ẩm.


8

Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu tiêu thụ dầu trong nước cũng như
xuất khẩu ngày càng tăng, các hoạt động liên quan đến dầu vì thế mà cũng phát triển
mạnh mẽ. Trong khi đó, các trang thiết bị để phục vụ cho các hoạt động đó lại chưa đáp
ứng được các tiêu chuẩn dẫn đến tai nạn tràn dầu xảy ra.
Tràn dầu là sự giải phóng hydrocarbon dầu mỏ lỏng vào mơi trường do các hoạt
động của con người. Tràn dầu thường xảy ra trong các hoạt động tìm kiếm, thăm dị, khai
thác, vận chuyển, chế biến, phân phối và tàng trữ dầu khí và các sản phẩm của chúng (sau
đây gọi chung là “các hoạt động liên quan đến dầu”). Ví dụ, các hiện tượng rò rỉ, phụt
dầu, vỡ đường ống, vỡ bể chứa, tai nạn đâm va gây thủng tàu, đắm tàu, sự cố tại các dàn
khoan dầu khí, cơ sở lọc hoá dầu v.v... làm cho dầu và sản phẩm dầu (mà dưới đây sẽ
được gọi tắt là dầu) thoát ra ngồi gây ơ nhiễm mơi trường, ảnh hưởng xấu đến sinh thái
và thiệt hại đến các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt động có liên quan đến khai
thác và sử dụng các dạng tài nguyên thuỷ sản.
Mặt khác, tràn dầu cũng được xem như sự giải phóng vào mơi trường do rị rỉ tự
nhiên từ các cấu trúc địa chất chứa dầu dưới đáy biển do các hoạt động của vỏ trái đất
gây nên như động đất...
Số lượng dầu tràn ra ngoài tự nhiên khoảng vài trăm lít trở lên có thể coi là sự cố
tràn dầu.
Dầu và các sản phẩm của dầu thâm nhập vào biển bằng nhiều con đường khác
nhau, qua nghiên cứu và tổng hợp, có thể phân chia bằng các con đường như sau:
- Dầu mỏ rỉ từ các tàu thủy trong nước rửa, vệ sinh bồn, két chứa, nước thải trong
khoang: chiếm tỷ lệ 23%;
- Dầu rơi vãi trong quá trình xuất, nhập khẩu dầu từ tàu: chiếm 17%;
- Dầu theo chất thải và nước từ bờ: chiếm 11%;
- Dầu từ thành phố, sơng ngịi đổ ra biển: chiếm 33%;

- Dầu thâm nhập do khoan thăm dò thềm lục địa: 1%;
- Dầu theo khí quyển vào biển: 10%;
- Dầu đổ ra biển do các tai nạn tàu thuyền: 5% [73].
1.1.2. Hậu quả của ô nhiễm dầu trên biển
Xin điểm qua các sự cố tràn dầu lớn nhất trong lịch sử nhân loại để thấy được hậu
quả vô cùng nghiêm trọng của ô nhiễm dầu đối với môi trường, và con người.
1.1.2.1. Các sự cố tràn dầu lớn nhất trong lịch sử


9

- Năm 1978, tàu chở dầu Amoco Cadiz bị mắc cạn trên vùng nước nơng ngồi
khơi gần bờ biển Brittany (Pháp). Vì thời tiết xấu, các hoạt động cứu hộ không thể thực
hiện được, và đây là một thảm họa môi trường lớn trong lịch sử của châu Âu lúc bấy
giờ. Có khoảng đã có 20.000 cá thể chim đã chết. Với gần 223.000 tấn dầu tràn ra biển,
tạo thành một vết dầu loang với diện tích 2.000 km vng. Dầu cũng lan rộng đến 360
km bờ biển của Pháp. Tham gia cơng tác cứu hộ có hơn 7.000 người. Theo một số học
giả, đến nay sự cân bằng sinh thái trong khu vực này vẫn chưa phục hồi được.
- Năm 1979, đã xảy ra sự cố giàn khoan Ixtoc-1 lớn nhất trong lịch sử ở
Mexico. Kết quả là, có khoảng 460.000 tấn dầu thô đã tràn ra trên vịnh Mexico. Phải mất
một năm mới khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu. Đáng chú ý, lần đầu tiên trong lịch
sử đã tổ chức các chuyến bay đặc biệt để sơ tán các loài rùa biển ra khỏi khu vực dầu
tràn. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 1,5 tỉ đơla.
- Cũng năm 1979, đã xảy ra sự cố tràn dầu lớn nhất trong lịch sử trong vùng biển
Caribbe do hai tàu chở dầu đâm nhau: tàu Đại Tây Dương và Hoàng hậu Aegean
Captain. Kết quả là khoảng 290.000 tấn dầu đổ ra biển. Một trong hai tàu chở dầu bị
chìm. Cũng may là tai nạn xảy ra trên đại dương cách xa bờ (đảo gần nhất
là Trinidad) nên không gây ảnh hưởng .
- Trong tháng 3 năm 1989 tàu chở dầu Exxon Valdez của công ty Mỹ Exxon bị
mắc cạn tại vịnh Prince Williams bên bờ biển Alaska. Một lỗ thủng trên thành tàu đã làm

tràn xuống biển 48.000 tấn dầu. Hậu quả là, làm nhiễm bẩn hơn 2.500 km2 mặt biển, 28
loài sinh vật bị đe dọa tuyệt chủng. Khu vực xảy ra tai nạn rất khó tiếp cận (chỉ có
thể đến bằng đường biển hoặc bằng trực thăng) gây khó khăn cho các dịch vụ cứu hộ. Kết
quả thảm họa là khoảng 40,9 triệu lít dầu (trong số 54 triệu lít trên tàu) tràn xuống
biển, tạo thành một thảm dầu trên 28.000 km2 và gây ô nhiễm khoảng hai nghìn km
dọc bờ biển.
- Năm 1990, quân đội Iraq xâm chiếm Kuwait. Liên quân của 32 nước phương
Tây đã can thiệp và giải phóng Kuwait. Tuy nhiên, để chuẩn bị phòng thủ, quân đội Iraq
đã mở hết các van tại các trạm chứa dầu và hút hết dầu chứa trong một số tàu chở
dầu. Đây là biện pháp nhằm ngăn khơng cho các tốn lính dù của liên qn đổ
bộ. Khoảng 1.5 triệu tấn dầu (có các nguồn số liệu khác nhau) đổ vào vịnh Ba Tư. Cuộc
chiến của hai bên vẫn tiếp diễn, hậu quả thảm họa môi trường trong một thời gian dài
không ai quan tâm đến. Dầu chảy tràn ra trên vịnh trên diện tích 1.000 km2 và gây ô


10

nhiễm khoảng 600 km vùng ven bờ. Để ngăn không cho dầu tiếp tục tràn, không
quân Mỹ đã thả bom xuống một số tuyến đường ống dẫn dầu tại Kuwait.
- Trong tháng 1 năm 2000, một sự cố tràn dầu lớn đã xảy ra tại Brazil. Trong vùng
biển vịnh Guanabara, đối diện với thành phố Rio de Janeiro, đường ống dẫn dầu
thuộc công ty Petrobras đã đổ ra hơn 1,3 triệu lít dầu, gây ra thảm họa mơi trường lớn
nhất cho một vùng gần siêu đô thị. Theo các nhà sinh vật học, phải mất gần một phần tư
thế kỷ mới có thể khơi phục hồn tồn mơi trường do tổn thất sinh thái gây ra. Các nhà
sinh vật học Brazil so sánh mức độ thảm họa sinh thái giống như với những hậu quả của
chiến tranh ở Vịnh Ba Tư. May mắn là dầu đã được ngăn lại sau khi dòng dầu đã chảy
qua được bốn hàng rào phao chặn và đến phao thứ năm thì chặn lại đươc.
- Tháng 11 năm 2002, ngoài khơi bờ biển Tây Ban Nha, tàu chở dầu Prestige đã bị
vỡ và chìm, trên 64 nghìn tấn dầu mazut tràn ra biển. Để khắc phục hậu quả tai nạn tàu bị
chìm và tràn dầu phải chi tốn 2,5 triệu €, sau đó EU cấm các tàu một thân chở dầu tiếp

cận với các vùng nước của các nước này. Tàu này được đóng ở Nhật Bản và đăng ký
tại Liberia.
- Trong tháng 8 năm 2006, xảy ra sự cố tàu chở dầu mang tên "Solar 1”
thuộc Công ty Sunshine ở Philippines. Sự cố tàu làm ô nhiễm 300 km bờ biển thuộc hai
tỉnh, gây ô nhiễm 500 ha rừng ngập mặn và 60 ha trồng rong biển. Trong vùng bị ô
nhiễm là nơi sinh sống của 29 lồi san hơ và 144 lồi cá. Sự cố tràn dầu mazut tràn
làm ảnh hưởng tới khoảng 3 nghìn gia đình người dân Philippones.
- Ngày 11 tháng 11 năm 2007, cơn bão tại eo biển Kerch gây ra thảm họa chưa
từng có tại biển Đen và biển Azov, trong một ngày bão đã đánh chìm bốn
tàu, làm sáu tàu mắc cạn, hư hỏng hai tàu chở dầu. Trong số đó, có tàu chở dầu
Volgoneft-139 đã đổ vào biển hơn 2.000 tấn dầu mazut, và trong khoang tàu có chứa
khoảng 7.000 tấn lưu huỳnh. Theo cơ quan Rosprirodnadzor thiệt hại môi trường gây ra
do sự cố của một số tàu tại eo biển Kerch là 6,5 tỷ rúp và tổn hại đến các loại chim và cá
tại eo biển Kerch khoảng 4 tỷ rúp.
- Ngày 20 tháng 4 năm 2010, lúc 22h00 giờ địa phương, trên giàn khoan
Depwater Horizon, một vụ nổ xảy ra đã gây ra cháy lớn trong 36 giờ, làm cho 11 công
nhân khoan thiệt mạng, giàn khoan bị chìm, dầu khí từ giếng tràn ra biển. Ước tính trong
Vịnh Mexico trong nước được đổ lên đến 5.000 thùng (700 tấn) dầu mỗi ngày. Tuy
nhiên, các chuyên gia không loại trừ rằng trong tương lai gần con số này có thể đạt


11

50.000 thùng/ngày, một thảm dầu dài 16 km có chiều dày 90 mét. Vào đầu tháng 5 năm
2010 Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gọi sự số vịnh Mexico là "một thảm họa sinh thái
tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ”. Công ty BP đã phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ
và phải lập Quỹ dự phòng hơn 32 tỷ đền bù về thiệt hại do vụ tràn dầu gây ra, chưa
kể phải ra trước tòa án liên quan đến vụ tràn dầu này [73].
1.1.2.1. Hậu quả của ô nhiễm dầu trên biển
Từ việc tìm hiểu một số sự cố tràn dầu trên để thấy rằng ô nhiễm môi trường biển

do dầu đã để lại hậu quả vô cùng nặng nề không chỉ đối với môi trường mà cịn đối với
con người.
- Hậu quả đối với mơi trường:
Việc gây ô nhiễm biển từ dầu, đặc biệt là sự cố tràn dầu tác động rất xấu đến môi
trường, thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, ơ nhiễm nước biển.
Khi các chất thải gây ô nhiễm hoặc dầu tràn ra biển sẽ bị hòa tan trong nước biển,
làm nước biển đổi màu và có mùi khó chịu. Các chất không tan sẽ lẵng đọng dưới đáy
biển làm tăng độ đục của nước, biến đổi thành phần nước biển. Bên cạnh đó, do mơi
trường sống bị ơ nhiễm nên các sinh vật sống trong biển chết, xác của chúng bị phân hủy
là cho nước biển bị ô nhiễm trầm trọng.
Thứ hai, ơ nhiễm khơng khí
Mơi trường biển khơng chỉ gồm hệ sinh vật biển, nước biển và các tài nguyên có
trong biển mà cịn bao gồm cả khơng khí trên bặt biển. Các thành phần hidrocacbon nhẹ
trong dầu, lưu huỳnh, ni-tơ gặp ánh sáng, nhiệt độ, bốc hơi lên sẽ gây ơ nhiễm nguồn
khơng khí.
Thứ ba, ơ nhiễm đất
Dầu tràn vào bờ biển sẽ thấm vào đất gây ô nhiễm đất ven biển. Ngồi ra, do ảnh
hưởng của ơ nhiễm môi trường biển do dầu làm cho sinh vật biển chết, xác sinh vật sẽ bị
phân hủy, nước biển ô nhiễm, từ đó vùng đất ven biển bị ơ nhiễm là điều không thể tránh
khỏi.
Thứ tư, ảnh hưởng đến sinh vật
Ô nhiễm dầu đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên các hệ sinh thái biển và ven
biển ở các khía cạnh sau:


12

+ Làm biến đổi cân bằng oxy của hệ sinh thái: Dầu có tỷ trọng nhỏ hơn nước, khi
chảy loang trên mặt nước, dầu tạo thành váng và bị biến đổi về thành phần và tính chất.

Khi dầu loang, hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các màng dầu làm giảm khả năng
trao đổi oxy giữa khơng khí với nước, làm giảm hàm lượng oxy của hệ sinh thái, như vậy
cán cân điều hòa oxy trong hệ sinh thái bị đảo lộn;
+ Làm nhiễu loạn các hoạt động sống trong hệ sinh thái: Đầu tiên phải kể đến các
nhiễu loạn áp suất thẩm thấu giữa các màng tế bào sinh vật với mơi trường, cụ thể là các
lồi sinh vật bậc thấp như sinh vật phù du, nguyên sinh động vật luôn luôn phải điều tiết
áp suất thẩm thấu giữa môi trường và cơ thể thông qua màng tế bào. Dầu bao phủ màng
tế bào, sẽ làm mất khả năng điều tiết áp suất trong cơ thể sinh vật, đồng thời cũng là
nguyên nhân làm chết hàng loạt sinh vật bậc thấp, các con non, ấu trùng. Dầu bám vào cơ
thể sinh vật sẽ ngăn cản q trình hơ hấp, trao đổi chất và sự di chuyển của sinh vật trong
môi trường nước. Theo đánh giá của các chuyên gia, nồng độ dầu trong nước chỉ 0,1 mg/l
có thể gây chết các lồi sinh vật phù du, mắt xích đầu tiên trong lưới thức ăn ở biển. Đối
với các sinh vật đáy, ơ nhiễm dầu có thể ảnh hưởng rất lớn đến con non và ấu trùng. Đối
với các cá thể trưởng thành, dầu có thể bám vào cơ thể hoặc được các sinh vật hấp thụ
qua quá trình lọc nước, dẫn đến làm giảm giá trị sử dụng do có mùi dầu. Ảnh hưởng của
dầu đối với lồi chim biển chủ yếu là thấm ướt lông chim, làm giảm khả năng cách nhiệt
của bộ lông, làm mất tác dụng bảo vệ thân nhiệt của chim và chức năng phao bơi, giúp
chim nổi trên mặt nước. Khi bị nhiễm dầu, chim thường di chuyển khó khăn, ở mức độ
nhẹ chúng tỏ ra khó chịu, có khi phải di chuyển nơi cư trú; ở mức độ nặng có thể bị chết.
Dầu còn ảnh hưởng đến khả năng nở của trứng chim. Bên cạnh đó, cá là nguồn lợi lớn
nhất của biển và cũng là đối tượng chịu tác động tiêu cực mạnh mẽ của sự cố ô nhiễm
dầu, ảnh hưởng này phụ thuộc vào mức độ tan của các hợp chất độc hại có trong dầu vào
trong nước. Dầu bám vào cá làm giảm giá trị sử dụng do có mùi khó chịu. Đối với trứng
cá, dầu có thể làm trứng mất khả năng phát triển, trứng có thể bị ung, thối. Dầu gây ô
nhiễm môi trường làm cá chết hàng loạt do thiếu oxy hòa tan trong nước.
+ Gây ra độc tính tiềm tàng trong hệ sinh thái: Ảnh hưởng gián tiếp của dầu loang
đối với sinh vật thông qua quá trình ngăn cản trao đổi oxy giữa nước với khí quyển tạo
điều kiện tích tụ các khí độc hại như H2O, và CH4 làm tăng pH trong môi trường sinh
thái. Dưới ảnh hưởng của các hoạt động sinh - địa hóa, dầu dần dần bị phân hủy, lắng



13

đọng và tích lũy trong các lớp trầm tích của hệ sinh thái làm tăng cao hàm lượng dầu
trong trầm tích gây độc hại cho các lồi sinh vật sống trong nền đáy và sát đáy biển.
Ô nhiễm dầu ngăn cản các hoạt động dân sinh. Làm giảm khả năng định cư, di cư
của các nguồn giống sinh vật từ biển vào. Giảm nơi sinh cư của các loài sinh vật sống
trong hệ sinh thái. Mất dần các giá trị bảo tồn của các hệ sinh thái có được từ ý thức lưu
tồn tài nguyên dựa trên đức tin và các giá trị phi vật thể liên quan đến đời sống văn hóa,
tâm linh…[68].
- Ảnh hưởng đến con người
Ơ nhiễm môi trường biển do dầu gây ra cũng để lại cho con người những hậu quả
nghiêm trọng, thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, thiệt hại về sức khỏe
Theo các nghiên cứu về hậu quả tràn dầu cho thấy có thổn thương thàn kinh, ngồi
da, mắt miệng khi tiếp cận với các hợp chất hữu cơ bay hơi trong dầu. Nạn nhân có thể bị
rối loạn nhận thức, mất định hướng, suy yếu thứ chi. Dầu cũng gây ảnh hưởng ngắn hạn
tới các chức năng của thận, phổi và gan.
Thứ hai, thiệt hại về kinh tế
+ Đối với ngành du lịch
Môi trường biển bị ô nhiễm do dầu khiến cho cảnh quan thiên nhiên bị xuống cấp
nhanh chóng, gây ra mùi khó chịu đối với du khách tham quan, tắm mát tại các bãi tắm.
Đồng thời, khi ô nhiễm biển do dầu xảy ra, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du
lịch phải bỏ nhiều chi phí để làm sạch các vùng biển bị ơ nhiễm từ đó làm giảm thu nhập
của ngành du lịch. Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến tháng 6 năm 2007, ngành du lịch
đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do ô nhiễm dầu với tổng thiệt hại lên tới 44.958.387 triệu
đồng [73].
+ Đối với ngành thủy sản
Ơ nhiễm mơi trường biển do dầu làm cho các loài sinh vật biển bị chết hoặc di cư
sang vùng biển khác làm giảm năng suất nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, gây thiệt

hại đến ngành thủy sản.
+ Đối với ngành Nông nghiệp
Dầu tràn vào bờ biển sẽ thấm vào đất gây ô nhiễm đất, đồng thời nước bị ô nhiễm
do dầu sẽ xâm nhập vào vùng nước ngọt. Từ đó, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng
trồng trọt của người dân quanh vùng.


14

1.2. Phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển và pháp luật phịng chống ơ nhiễm
dầu trên biển
1.2.1. Phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển
1.2.1.1. Sự cần thiết của việc phòng chống ô nhiễm dầu trên biển
Mặc dù ô nhiễm dầu gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, nhưng việc
phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển hiện nay vẫn đang là một vấn đề nhức nhối đối với
nhiều quốc gia vì rất nhiều lý do:
- Dầu bị đổ ra biển có thể lan đi rất xa, làm ơ nhiễm cả một vùng rộng lớn, hủy
hoại nghiêm trọng chất lượng nước biển và làm chết các nguồn sinh vật biển, ảnh hưởng
đến đời sống của con người (như phân tích tại mục 1.1.2.2). Trong khi đó, việc xử lý và
thu gom dầu đổ lại rất tốn kém và đòi hỏi trình độ khoa học cơng nghệ cao mà hiện nay
rất nhiều nước khơng có khả năng đáp ứng được. Trong tổng số lượng hàng hóa thơng
qua cảng có khoảng 28% là sản phẩm dầu nhập và xuất khẩu của nước ta ngày càng gia
tăng. Lượng dầu thô xuất khẩu hàng năm khoảng 9 triệu tấn, nhập khẩu hơn 6 triệu tấn
(1996) [65, Tr. 33-41].
- Khơng một ai có thể đảm bảo được rằng các vụ tai nạn hàng hải, đắm tàu chở
dầu, tràn dầu…lại không thể xảy ra; các hoạt động khai thác dầu khí lại vẫn cần thiết phải
được tiến hành để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của quốc gia ven biển; khơng ai
có thể nói trước rằng có xảy ra sự cố hay khơng trong quá trình khai thác. Trong những
năm gần đây, nhu cầu xăng dầu của Việt Nam ngày càng tăng, công cuộc thăm dị khai
thác dầu khí ở nước ta cũng trở nên nhộn nhịp, quan hệ quốc tế với Việt Nam được mở

rộng với nguy cơ sự cố tràn dầu do đâm va, mắc cạn trên các vùng biển của Việt Nam trở
nên nghiêm trọng. Việc vận chuyển dầu khai thác được tại các mỏ vào các nhà máy lọc
dầu của Việt Nam trong tương lai cũng chủ yếu bằng các các đội tàu dầu, vì chúng ta
chưa thể xây dựng lắp đặt hệ thống ống dẫn dầu trên vùng biển Việt Nam. Đây cũng là
nguy cơ xảy ra các vụ tai nạn, gây sự cố tràn dầu trên biển Việt Nam.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của biển đối với lồi người và tính nghiêm trọng, hậu
quả của những vụ ô nhiễm biển do dầu hiện nay, các quốc gia đã có những nỗ lực to lớn
trong việc hợp tác xây dựng những quy phạm, tiêu chuẩn pháp lý quốc tế có giá trị bắt
buộc chung về kỹ thuật và con người trong lĩnh vực ô nhiễm môi trường biển để cấm tàu
thải chất thải và hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất do tai nạn, sự cố tràn dầu trong các
vùng biển của mình và để cải thiện tình trạng ơ nhiễm dầu trên biển. Có thể nói đây là


15

biện pháp tối ưu bởi vì trong mọi trường hợp, việc phịng ngừa ln có hiệu quả cao hơn
là chống và xử lý ô nhiễm. Thêm nữa, hoạt động phát triển kinh tế biển hiện đang là
hướng phát triển của các quốc gia ven biển. Hoạt động kinh tế là việc sử dụng khơng gian
biển vào mục đích kinh tế, điều đó tất yếu sẽ làm ảnh hưởng tới mơi trường biển, hệ sinh
thái biển.
Để có thể thực hiện được cả hai mục đích phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
biển theo hướng phát triển bền vững, các quốc gia đều sử dụng công cụ pháp lý để điều
chỉnh các hoạt động kinh tế, quản lý hoạt động của các phương tiện tham gia hoạt động
trên biển. Mặt khác, do tính chất nghiêm trọng của vấn đề ơ nhiễm môi trường biển do
dầu, việc xây dựng các quy định pháp lý để kiểm soát các hoạt động của con người có vai
trị cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ mơi trường biển.
Nhận thức rõ điều đó, mỗi quốc gia đều phải tiến hành bảo vệ môi trường biển
bằng nhiều cơng cụ khác nhau như chính sách, pháp luật, kinh tế…trong đó pháp luật là
một trong những cơng cụ khơng thể thiếu để điều chỉnh lĩnh vực phịng ngừa, khắc phục
ơ nhiễm mơi trường biển do dầu.

1.2.1.2. Phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển
Phịng chống ơ nhiễm mơi trường biển do dầu có thể được hiểu là tổng hợp các
hoạt động của Nhà nước, các tổ chức và cá nhân nhằm loại trừ, hạn chế những tác động
xấu đối với mơi trường biển từ dầu; phịng ngừa ơ nhiễm môi trường biển do dầu; khắc
phục, xử lý hậu quả do ô nhiễm môi trường biển do dầu gây nên [58].
Từ định nghĩa trên, phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển gồm những nội dung chủ
yếu sau:
- Mục đích của việc phịng chống ơ nhiễm mơi trường biển do dầu
Kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường biển nhằm khống chế ô nhiễm, ngăn ngừa để môi
trường biển không bị ô nhiễm và nếu ơ nhiễm xảy ra thì phải có các biện pháp khắc phục
kịp thời và phục hồi phần thiệt hại của mơi trường biển. Đây chính là q trình con người
chủ động ngăn chặn tác động xấu, là hoạt động phịng ngừa, khống chế khơng để việc tìm
kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, phân phối và tàng trữ dầu khí và các sản
phẩm của chúng làm ô nhiễm môi trường biển. Trong trường hợp ô nhiễm biển xảy ra do
lỗi cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động trên thì cơ quan quản lý nhà nước có trách
nhiệm phối hợp với các bên liên quan làm rõ trách nhiệm của các bên, từ đó có các hình
thức xử lý hiệu quả. Trường hợp mơi trường biển bị ô nhiễm do thiên tai gây ra hoặc


16

chưa xác định được nguyên nhân thì các cơ quan, tổ chức trong phạm vi quyền hạn của
mình có trách nhiệm huy động các nguồn lực để tổ chức xử lý, khắc phục ô nhiễm môi
trường biển.
- Chủ thể tiến hành các hoạt động nhằm phịng, chống ơ nhiễm dầu trên biển.
Việc phịng chống ơ nhiễm dầu được xác định là trách nhiệm của toàn xã hội, của
tất cả các ngành, các cấp, các tổ chức và cá nhân. Trong đó, trách nhiệm của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền được quy định trong các văn bản pháp luật như xây dựng kế hoạch
quốc gia về ứng phó sự cố tràn dầu, định kỳ định giá hiện trạng môi trường biển, thanh
tra và xử lý vi phạm pháp luật về phịng chống ơ nhiễm mơi trường biển do dầu…Tổ

chức cá nhân tiến hành các hoạt động liên quan đến dầu gây ra ơ nhiễm mơi trường biển
có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tiến hành
ngay các biện pháp để ngăn chặn nguồn gây ô nhiễm, hạn chế sự lan rộng và sự ảnh
hưởng đến sức khỏe và đời sống của con người. Toàn thể cộng đồng sẽ là lực lượng quan
trọng trong q trình khắc phục và xử lý ơ nhiễm biển do dầu, nhất là từ sự cố tràn dầu.
- Biện pháp thực hiện việc phịng, chống ơ nhiễm dầu trên biển.
Việc phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển sử dụng tổng hợp nhiều công cụ, biện
pháp như biện pháp mệnh lệnh kiểm sốt, cơng cụ hành chính, cơng cụ kinh tế kỹ thuật,
các giải pháp công nghệ, các yếu tố xã hội…Đặc biệt, trong các cơng cụ đó khơng thể
không kể đến công cụ pháp luật, cụ thể là các văn bản pháp luật, các quy chuẩn kỹ thuật
môi trường do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Nội dung chính của các hoạt động phịng, chống ơ nhiễm biển do dầu.
Việc phịng, chống ơ nhiễm dầu trên biển được thực hiện thông qua hoạt động thu
thập, quản lý và công bố các thông tin về môi trường biển, xây dựng và tổ chức thực hiện
hệ thống quy chuẩn kỹ thuật mơi trường, xử lý, khắc phục tình trạng môi trường biển bị ô
nhiễm từ các hoạt động liên quan đến dầu.
Phịng, chống ơ nhiễm mơi trường biển do dầu sẽ đạt hiệu quả cao khi xác định
được nguyên nhân gây ơ nhiễm biển, từ đó có biện pháp xử lý hợp lý. Việc thực hiện các
hoạt động trên có tác dụng lớn trong việc đánh giá tổng quan tình hình ơ nhiễm biển do
dầu gây ra, tổng hợp, phân tích các số liệu, phạm vi, ảnh hưởng đến môi trường biển và
đánh giá mức độ tổn thương của hệ sinh thái biển từ những tác động tiêu cực của các hoạt
động liên quan đến dầu, từ đó có được cái nhìn tồn diện và biện pháp phù hợp để xử lý,
khắc phục ơ nhiễm biển do dầu có hiệu quả.


17

Tóm lại, phịng chống ơ nhiễm mơi trường biển do dầu gây ra đang là vấn đề quan
tâm của các quốc gia ven biển. Việt Nam muốn thực hiện thành cơng mục tiêu phát triển
kinh tế biển thì phải tìm được cho mình những phương thức phịng, chống tối ưu nhằm

đem lại hiệu quả cao trong cơng tác phịng chống ô nhiễm môi trường biển.
1.2.2. Pháp luật phòng chống ô nhiễm dầu trên biển
1.2.2.1. Khái niệm pháp luật phòng chống ô nhiễm dầu trên biển
Pháp luật là công cụ vô cùng quan trọng và khơng thể thiếu trong việc phịng và
chống ơ nhiễm dầu trên biển.
Pháp luật phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển được hiểu là hệ thống các nguyên
tắc và các quy phạm pháp luật được quy định trong các Điều ước quốc tế và pháp luật
quốc gia về phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển.
a. Pháp luật quốc tế
Pháp luật quốc tế về phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển là hệ thống các nguyên
tắc và các quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa
thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ
phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong việc phịng chống ơ nhiễm dầu trên
biển.
Ơ nhiễm mơi trường biển do đặc thù của nó khơng chỉ mang tính ảnh hưởng trong
phạm vi một vùng, một quốc gia mà nó cịn ảnh hưởng mạnh mẽ đến các khu vực, các
quốc gia xung quanh. Do vậy, vì lợi ích của mình, việc thiết lập các quan hệ quốc tế, mà
quan trọng là hình thành hệ thống pháp luật quốc tế về phịng phịng chống ơ nhiễm dầu
trên biển là một nhu cầu cấp thiết của tất cả các quốc gia.
Các quy định của các Công ước quốc tế có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc
thiết lập quan hệ quốc tế về phòng chống ô nhiễm dầu trên biển vì:
- Các công ước quốc tế này tạo cơ sở pháp lý giúp các quốc gia phịng chống ơ
nhiễm dầu trên biển hiệu quả hơn đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc gìn giữ
mơi trường biển.
- Các cơng ước quốc tế xác định rõ ràng quyền hạn và nghĩa vụ của các quốc gia
ven biển trong việc phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển. Qua đó, các quốc gia phải thực
hiện việc “nội luật hóa” pháp luật, xây dựng hệ thống cơ quan quản lý để đảm bảo hiệu
quả cơng tác phịng chống ô nhiễm dầu trên biển.



18

- Các cơng ước quốc tế về phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển là kết quả của việc
thiết lập mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau, thể hiện chính sách mở cửa trong hợp
tác quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường biển do dầu gây ra, giúp cho
các quốc gia có thêm năng lực cho cơng tác phịng chống ơ nhiễm mơi trường biển.
Các Công ước quốc tế quan trọng quy định các vấn đề về chống ô nhiễm dầu trên
biển:
- Công ước Quốc tế về phịng chống các ơ nhiễm từ tàu biển (Công ước MARPOL
73/78)
- Công ước quốc tế về sẵn sàng ứng phó và hợp tác đối với ơ nhiễm dầu 1990
(OPRC 1990)
- Công ước về trách nhiệm dân sự đối với ô nhiễm biển do dầu năm 1969 (CLC
1969) và Nghị định thư năm 1992 sửa đổi CLC 1969.
- Thỏa thuận ghi nhớ khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Memorandum
Understanding - TOKYO MOU, 1993)
- Cơng ước quốc tế về trách nhiệm dân sự và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu
gây ra 2001 (BUNKER 2001)
- Công ước quốc tế liên quan đến Can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn
gây ra ô nhiễm dầu 1969 (INTERVENTION 1969)
- Công ước quốc tế về Thiết lập Quỹ quốc tế đền bù cho thiệt hại do ô nhiễm dầu
gây ra năm 1971 (FUND 1971) và Nghị định thư 1992 sửa đổi Công ước FUND 1971
(FC 1992)...
b. Pháp luật quốc gia
Pháp luật quốc gia về phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển là hệ thống các nguyên
tắc và quy phạm pháp luật được quy định trong các văn bản pháp luật do nhà nước ban
hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong q trình phịng và chống ô nhiễm
dầu trên biển.
Ở Việt Nam, từ khi thực hiện chính sách hội nhập kinh tế quốc tế và chiến lược
biển, pháp luật về bảo vệ môi trường biển bắt đầu được trú trọng. Việc phịng chống ơ

nhiễm mơi trường biển và ứng phó với các sự cố tràn dầu đã được quy định rải rác trong
các văn bản pháp luật chung và văn bản pháp luật chuyên ngành. Có thể kể đến một vài
văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến việc phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển như:
- Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 sửa đổi bổ sung năm 2004;


19

- Luật Dầu khí 1993 sửa đổi năm 2008;
- Luật Thủy sản 2003;
- Chỉ thị số 17/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường cơng tác
quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm an toàn hàng hải;
- Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Tổng cơng ty dầu khí (ban hành kèm theo
Quyết định số 949/QĐ-KHCNMT ngày 5 tháng 3 năm 2001);
- Nghị định số 175/1994/NĐ-CP của Chính phủ quy định khả năng lập một quỹ dự
phịng quốc gia nhằm chủ động đối phó với các trường hợp đột xuất về sự cố môi trường,
ô nhiễm mơi trường và suy thối mơi trường;
- Nghị định số 36/1999/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong vùng
lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước
CHXHCN Việt Nam;
- Nghị định số 03/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo vệ an ninh, an tồn dầu khí;
- Quyết định số 395/1998/QĐ-BKHCNMT của Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường
về việc ban hành Quy chế Bảo vệ Môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dị, phát triển
mỏ, khai thác, tàng trữ vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ có liên quan;...
1.2.2.2. Vai trị của pháp luật đối với việc phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển
Pháp luật phịng chống ơ nhiễm mơi trường biển do dầu gây ra đóng vai trị vơ
cùng quan trọng, thể hiện ở những nội dung sau:
- Pháp luật quy định những quy tắc xử sự bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức trong
việc phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển.
Môi trường biển bị hủy hoại chủ yếu xuất phát từ ý thức chủ quan của con người.

Con người trong quá trình tiến hành các hoạt động liên quan đến dầu đã đánh mất đi sự
cân bằng sinh thái, gây ơ nhiễm biển. Vì vậy, muốn phịng chống ơ nhiễm dầu trên biển
hiệu quả, trước hết phải tác động đến con người mà trực tiếp là những cá nhân, tổ chức
thực hiện các hoạt động liên quan đến dầu.
Pháp luật phịng, chống ơ nhiễm dầu trên biển là hệ thống các quy tắc xử sự điều
tiết hành vi của các chủ thể. Hệ thống quy tắc xử sự đó giúp các chủ thể biết họ được
phép làm gì, phải làm gì và khơng được làm gì trong q trình tiến hành các hoạt động
liên quan đến dầu để không ảnh hưởng xấu đến mơi trường biển [51].
Tính bắt buộc là một trong những đặc trưng của pháp luật nói chung và pháp luật
phịng chống ơ nhiễm mơi trường biển do dầu gây ra nói riêng. Pháp luật khơng loại trừ


×