Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Chủ quyền khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản của việt nam đối với quần đảo trường sa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.26 MB, 86 trang )


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN TRƯƠNG HẢI NGỌC

CHỦ QUYỂN KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ
NG UổN LỢI THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM
ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
Chuyên ngành luật quốc tế
Mã sô : 603860

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC






*

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
PGS. TIẾN Sĩ NGUYỄN BÁ DIÊN

TRUNGTÂMTHƠNGTINTHƯVIẸ'
TRƯỜNGĐẠI HỌCLTHÀNỘI
phịng đọc L
tlS h — ;



HÀ NỘI - 2011


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo đã truyền dạy kiến
thức cho em trong suốt khố học để em có thể tiếp cận và viết Đe tài tốt
nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo, PGS.Tiến sỹ Nguyễn Bá Diến
đã hướng dẫn tận tình, nghiêm túc và khoa học cho em trong suốt quá trình
thực hiện Đề tài này.
Em cũng trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo tại Khoa sau đại
học, cảm ơn các anh chị em học viên khóa XVII đã tạo điều kiện cho em trong
q trình học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Nguyễn Trương Hải Ngọc


Mục lục
Nội dung

Trang

Lời nói đầu

1


Chương Một. Tổng quan những vấn đề lý luận về bảo vệ và khai thác nguồn

6

lọi thủy sản tại quần đảo Trường Sa
I/ Vị trí địa lý và vai trò của quần đảo Trường Sa đối vói hoạt động khai

5

thác và bảo vệ nguồn lợỉ thủy săn
1/ Vị trí địa lý của quần đảo Trường Sa

6

2/ Vai trò và tiềm năng khai thác nguồn lợi thủy sản tại quần đảo Trường Sa

7

3/ Khái niệm nguồn lợi thủy sản và hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi

9

thủy sản
3.1 Nguồn lợi thủy sản là gì

9

3.2 Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản là gì

10


3.2.1 Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

\0

3.2.2 Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi

11

thủy sản

lĩ/ Tranh chấp khai thác nguồn lọi thủy sản tại quần đảo Trường Sa và

13

quan điểm của Việt Nam
1/ Tranh chấp khai thác nguồn lợi thủy sản tại quần đảo Trường Sa

13

2/ Quan điểm của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa

16

III/ Cơ sở pháp lý cho hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lọi thủy sản của

19

Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa
1/ Văn bản pháp lý quốc tế


19

1.1 Công ước Liên hiệp quốc về luật biển ( UNCLOS 1982 )

19

1.2 Hiệp định đàn cá di cư của Liên Hợp quốc năm 1995

20

2/ Văn bản pháp lý quốc gia

22

Chương Hai. Các quy định của pháp luật về chủ quyền của Việt Nam trong 23
việc khai thác và bảo vệ nguồn lọi thủy sản tại quần đảo

Trường Sa

I/ Các quy định trong UNCLOS 1982
1/ Các khái niệm và tiêu chí cơ bản để xác định phạm vi chủ quyền của một
quốc gia trên biển

23
03


2/ Quy định chung về khai thác tài nguyên biển và nguồn lợi thủy sản


28

2.1 Quyền và trách nhiệm của các quốc gia ven biển

29

2.2 Hoạt động khai thác tài nguyên sinh vật

29

II/ Chủ quyền của Việt Nam đối vói quần đảo Trường Sa

31

III/ Các quy định của pháp luật Việt Nam khẳng định chủ quyền đối vói

3g

quần đảo Trường Sa
1/ Các tuyên bố 1977 và 1982

39

1.1 Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977

39

1.2 Tuyên bố ngày 12-11-1982

40


2/ Luật Biên giới quốc gia và hệ thống nghị định hướng dẫn

41

3/ Luật Thủy sản và hệ thống văn bản hướng dẫn

47

3.1 Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

47

3.2 Khai thác nguồn lợi thủy sàn

48

3.3 Giấy phép khai thác thuỷ sản và điều kiện cấp Giấy phép khai thác

43

thuỷ sản
3.4 Quản lý khai thác nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển của Việt Nam

49

3.4.1 Đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam

49


3.4.2 Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài khai thác thủy sản tại vùng

50

biển Việt Nam
Chưong Ba. Thực trạng khai thác và bảo vệ nguồn lọi thủy sản của Việt

52

Nam tại quần đảo Trường Sa và các giải pháp đề xuất.
I/ Thực trạng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của Việt Nam hiện nay
1/ Hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản của Việt Nam và chương trình

52
52

đánh bắt thủy sản xa bờ
2/ Hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của Việt Nam tại quần

56

đảo Trường Sa hiện nay
3/ Những khó khăn, thách thức chính trong hoạt động khai thác và bảo vệ

51

nguồn lợi thủy sản tại quần đảo Trường Sa
3.1 Tranh chấp giữa các bên về chủ quyền khai thác thủy sản tại quần đảo

61


Trường Sa
3.2 Quan điểm và cách hành xử bá quyền của Trung Quốc

63


II/ Giải pháp đề xuất

1/ về chủ trương, chính sách
1.1 Chấp nhận thực hiện việc khai thác chung đối với tài nguyên thủy sản

66
66
67

tại vùng tranh chấp
1.2 Tăng cường mạnh mẽ quy mô dân sinh trên các đảo thuộc quần đảo

68

Trường Sa
1.3 Tiếp tục phát huy các phương thức, mô hình hỗ trợ ngư dân đánh bắt

70

xa bờ và bám biển dài ngày tại khu vực quần đảo Trường Sa
2. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong nước

72


2.1 Hệ thống văn bản pháp lý về chủ quyền biển đảo

72

2.2 Hệ thống văn bản pháp luật về chủ quyền khai thác, bảo vệ nguồn lợi

73

thủy sản
2.2.1 Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn cần có quy định rõ

74

ràng, chi tiết hom nữa về hoạt động khai thác thủy sản của tàu cá nước
ngoài trên vùng biển Việt nam
2.2.2 Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn cần có quy định chế tài

74

nghiêm khắc xử lý các hành vi vi phạm của các tàu cá, đặc biệt là tàu
cá nước ngoài ứên vùng biển Việt Nam
2.2.3 Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn cần kịp thời có quy

75

định về lực lượng chuyên ngành thực hiện quyền xử lý vi phạm ừên
vùng biển Việt Nam
2.2.4 Các văn bản pháp luật khác có liên quan cũng cần kịp thời có


76

những điều chỉnh phù hợp
Kết luận

78

Danh mục tài liệu tham khảo

79


LỜI NÓI ĐẦU
Quần đảo Trường Sa (tiếng Anh: Spratly lslands\ tiếng Trung Quốc: Nam Sa quần đảo; tiếng Filipino và tiếng Tagalog: Kalayaan', tiếng Malay và
tiếng Indonesia: Kepulauan Spratly) là nhóm gồm nhiều đảo nhỏ và đảo đá
ngầm nằm trong phạm vi từ vĩ tuyến 7°30’ đến 11°40’N, kinh tuyến 109°30’ 116°20’E . Diện tích (đất liền): nhỏ hơn 5 km2 gồm khoảng 148 đảo nhỏ, đảo
san hô và đảo chìm rải rác trên một diện tích gần 410.000 km2 ở giữa biển
Đơng , có tổng số đường bờ biển dài 926 km . Quần đảo Trường Sa hiện nay
theo biên giới hành chính lãnh thổ là Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh
Hòa.
Quần đảo Trường Sa vốn dĩ nguyên thủy là các bãi đá, mỏm đá cấu
thành từ san hơ dẻo, khơng có đất trồng trọt và khơng có dân bản địa. Có
khoảng hai mươi đảo, trong đó đảo Ba Bình có diện tích lớn nhất, được coi là
nơi cư dân có thể sinh sống bình thường. Các nguồn lợi thiên nhiên gồm: thủy
sản, tiềm năng dầu mỏ và khí đ ố t. Ngồi nghề cá, các hoạt động kinh tế khác
bị kiềm chế bởi sự tranh chấp chủ quyền. Quần đảo Trường Sa hiện chưa có
cảng quốc tế, mới chỉ có các âu tầu, cảng nhỏ để các tàu tiếp vận của các quốc
gia cập vào các đảo lớn, nhưng đã có ba sân bay có khả năng tiếp nhận máy bay
cỡ vừa trở lên trên các đảo lớn có vị trí chiến lược ( sân bay đảo Ba Bình - Đài
iloan, sân bay đảo Thị Tứ - Philipines, sân bay đảo Trường Sa Lớn - Việt

Nam) và nhiều sân bay trực thăng trên các đảo nhỏ hơn nằm gần tuyến đường
vận chuyển tàu biển chính trên biển Đông.
v ề hải sản, trữ lượng khai thác cá thương mại của vùng biển quần đảo
Trường Sa cũng rất lớn. Vào năm 1988, Biển Đông chiếm 8% tổng số lượng
đánh bắt cá và hải sản của thế giới, một con số chắc chắn cịn có thể tăng lên.
Sau ngày thống nhất đất nước, vùng biển này đó được nước CHXHCN
Việt Nam nghiên cứu với quy mơ lớn và tồn diện. Tất cả các chuyến biển khảo
sát trên thực hiện với nội dung nghiên cứu tổng hợp nguồn lợi thủy sản và môi
trường vùng biển quần đảo Trường Sa.


Trong những năm gần đây, lực lượng khai thác ven bờ phát triển nhanh,
nguồn lợi khai thác đã giảm xuống nghiêm trọng, Ngành hải sản cần phải phát
triển năng lực khai thác, mở rộng ngư trường, tìm thêm những đối tượng khai
thác mới nhưng vẫn phải duy trì và bảo vệ nguồn lợi để sử dụng với mục đích
bền vững, lâu dài.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một quốc gia u chng hịa
bình, mặc dù chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa là rõ ràng,
minh bạch, có tính lịch sử, và hiện tại, Việt Nam đã và đang thực hiện chủ
quyền với một số lớn các đảo tại Trường Sa, là quốc gia có dân cư sinh sống
bình thường tại Trường Sa, nhưng Việt Nam luôn luôn tôn trọng luật pháp quốc
tế với quan điểm rõ ràng : Mọi tranh chấp phải được giải quyết theo pháp luật
quốc tế.
Do đó, vấn đề xây dựng, khẳng định cơ sở pháp lý cho chủ quyền của
Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa nói riêng và các quần đảo trên Biển
Đơng nói chung là rất cần thiết để góp phần bảo vệ sự tồn vẹn lãnh thổ thiêng
liêng của Tổ quốc.
1. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cửu
a/M ục đích của việc nghiên cứu đề tài:
Trong lịch sử phát triển của xã hội, bất kỳ một quốc gia nào khi tuyên bố

chủ quyền của mình đối với một vùng biển, đảo, quần đảo nhất định thì đều tìm
mọi cách thực hiện quyền chủ quyền thực tế đối với vùng biển, đảo, quần đảo
đó. Tùy vào tương quan sức mạnh, khả năng của quốc gia đó mà việc thể hiện
quyền chủ quyền thực tế được tiến hành trên mọi mặt hoặc trên những lĩnh vực
nhất định. Một trong những hoạt động có tính quyết định thể hiện chủ quyền
của một quốc gia đối với một vùng biển, đảo, hải đảo chính là chủ quyền khai
thác và bảo vệ tài nguyên, trong đó có nguồn lợi thủy sản tại vùng biển, đảo,
hải đảo này.
Có thể nói, chủ quyền lãnh thổ đối với một vùng biển, đảo, hải đảo và
chủ quyền khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại vùng biển, đảo , hải đảo đó
có mối quan hệ biện chứng, hữu cơ chặt chẽ. Chủ quyền lãnh thổ giữ vai trò


quyết định đối với chủ quyền khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, có chủ
quyền lãnh thổ thì mới có chủ quyền khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
ngược lại, việc thực hiện chủ quyền khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đối
với một vùng biển, đảo, quần đảo cũng là một cách thể hiện rõ ràng, mạnh mẽ
chủ quyền lãnh thổ của quốc gia đối với vùng biển, đảo, quần đảo đó.
Do vậy, mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích chủ quyền khai
thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại quần đảo Trường Sa trong mối quan hệ
biện chứng, hữu cơ với chủ quyền lãnh thổ không thể chối cãi của của nước
CHXHCN Việt Nam đối với quần đảo này.
Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
của Việt Nam, phân tích các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và khai
thác nguồn lợi thủy sản của Việt Nam, đặc biệt là các văn bản điều chỉnh hoạt
động này tại khu vực quần đảo Trường Sa, nghiên cứu các quy định ừong pháp
luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa,
từ đó làm rõ cơ sở pháp lý, tính hợp lý, hợp pháp và phù hợp với thông lệ quốc
tế của việc xác lập, thực hiện quyền chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, chủ quyền khai thác và bảo vệ

nguồn lợi thủy sản tại khu vực quần đảo Trường Sa, bác bỏ các quan điểm
tranh chấp, phủ nhận chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, đi
ngược lại thơng lệ quốc tế, xâm phạm thơ bạo tồn vẹn lãnh thổ của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b/Đ ổi tượng của việc nghiên cứu đề tài:
Đối tượng tập trung nghiên cứu đề tài là những vấn đề sau:
Thứ nhất: Những quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam về chủ quyền, quyền quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi
thủy sả n ;
Thứ hai : Các quy định trong luật quốc tế về biển, đảo và chủ quyền biển
đảo; Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển ( United Natỉons Convention on
Law o f the Sea - UNCLOS), các quy định trong các Điều ước quốc tế Việt Nam


tham gia, ký kết và các quy tắc ứng xử mang tính thơng lệ quốc tế khác về xác
lập chủ quyền biển đảo của nước CHXHCN Việt Nam đối với quần đảo
Trường Sa.
Thứ ba : Thực trạng chiếm hữu thực hiện chủ quyền của nước CHXHCN
Việt Nam trong hoạt động bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản đối với khu
vực quần đảo Trường Sa và các biện pháp đề xuất để tăng cường hiệu quả của
hoạt động này.
c/ Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Với mục đích và đối tượng nghiên cứu như đã trình bày ở trên, đề tài:
“Chủ quyền khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đối với Quần đảo Trường Sa” có phạm vi nghiên cứu
như sau :
* Các văn bản pháp lý của CHXHCN Việt Nam về khai thác và bảo vệ
nguồn lợi thủy sản;
* Tun bố của Chính phủ cộng hịa XHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng
tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa của Việt Nam.

* Các văn bản, điều ước quốc tế mà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam tham gia có liên quan đến chủ quyền biển đảo -

Công ước Liên

Hiệp Quốc về Luật biển ( United Nations Conventỉon on Law o f the Sea —
ƯNCLOS 1982 );
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
Việc nghiên cứu, đánh giá các vấn đề trong đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm của Đảng và tư
tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Để đạt được
mục đích nghiên cứu đề tài, người nghiên cứu đã sử dụng kết hợp phương pháp
nghiên cứu phân tích, tổng hợp, thống kê các họa đồ, văn bản ... để nắm rõ nội
dung, tính pháp lý của các sự kiện được đưa ra làm cơ sở cho việc xác lập chủ
quyền. Phương pháp phân tích được sử dụng nhằm bóc tách, tìm ra những điểm
sai, trái luật pháp và thơng lệ quốc tế của các quan điểm phủ nhận chủ quyền


của Việt nam đối với quần đảo Trường Sa; vạch rõ tính bất hợp pháp, vơ căn cứ
của các quan điểm và cả các động thái xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại
quần đảo Trường Sa.
2. Những đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở phân tích pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam cũng như
thực tiễn, trong bản luận văn đã đề xuất những biện pháp xây dựng cơ sở pháp
lý vững chắc làm tiền đề cho các hoạt động tăng cường sự hiện diện, sự thực thi
quyền chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với quần
đảo Trường Sa, bảo vệ quyền sinh sống, làm ăn, khai thác hợp pháp nguồn lợi
thủy sản của Công dân, Tổ chức Việt Nam cũng như của các Cá nhân, Tổ chức
nước ngoài được sự cho phép của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa.

3. Kết cấu của luân văn
Kết cấu của luận văn như sau :
Muc
• luc

Lời nói đầu
Chương Một. Tổng quan những vấn đề lý luận về bảo vệ và khai thác
nguồn lợi thủy sản
Chương Hai. Các quy định của pháp luật về chủ quyền của Việt Nam trong
việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại quần đảo Trường Sa
Chương Ba. Thực trạng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của Việt
Nam tại quần đảo Trường Sa và các giải pháp đề xuất.
Kết luận


CHƯƠNG MỘT
TỎNG QUAN NHỮNG VÁN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ
VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY SẢN
I/ Vị trí địa lý và vai trò của quần đảo Trường Sa đối với hoạt động
khai thác và bảo vệ nguồn lọi thủy sản
1/ Vị trí địa lý của quần đảo Trường Sa
mRRSã"
‘li

- í' ^1 *hjrgKong
,!.,.* > •'%

M.C.■•

<’»

;í "C
C *RTT ;>

\

»1J]I
Zta/íV
Ị ’
C i iẮ t ì

v in h B ấ c

1

B ộ

SỈSS

ír.aci»0t<
5aũ/
ìũ Min.i

lija r .il

" C T u ầ n đảo Hoàng Sa **!> I I &
chẤpY Trung Quốc đang chiếm
giữbât hợp pháp từ 19/1/1974.

mĩb B P ^ ia v u ỉ ĩxỉart&íS À n h


Pnrací'1 l e í e n r i ĩ
(iis p u tid )
j4»t p/VíJ,'fie

*

Cfif3Céfiỉ
<3fWịj


*

1
t‘tí ■
tr ■
ut
-----------------------—
____-________________

China has occupied iỉỉegaỉỉy
I \ since Ì9th January 1974

■>>

*
i'
í. hj

' T n » S / w a 'V U l ã a J t r


Quần đảo Trường Sa J&£l$ín>

V

A,ứù*
£ p t ã l ỉ y

CanScrt

•»

$»•***
XrC-t Hc.íìtĩ

i

s

B n.
/>9,1
C.^A‘.atĩc, 9w
c.*A’:mĩa
I

d

*

Htte*


M ap from: w w w .a v s n o n lin e .n e t

Ghi th êm lời chú thích bỡi V IN (1 4 /8 /0 7 )

,nm
»K
iM
bala

Trường Sa là một quần đảo san hơ rộng lớn nằm ở phía đơng nam vùng
biển nước ta, có tầm quan trọng về kinh tế, quốc phòng cũng như về mặt chủ
quyền quốc gia. Vùng biển nghiên cứu trong quần đảo Trường Sa (QĐTS) nằm
trong phạm vi từ vĩ tuyến 7°30’ đến 11°40’N, kinh tuyến 109°30’ - 116°20’E dài


theo hướng đông bắc - tây nam, rộng theo hướng tây bắc - đông nam. Đảo gần
bờ nhất cũng cách bờ biển Việt nam khoảng trên 400 km. Đây là vùng biển có
độ sâu lớn, trung bình từ 2.000 - 3.000m, chỗ sâu nhất đến trên 4.000m. Quần
đảo bao gồm hàng chục đảo nổi như Song Tử Tây, Song Tử Đông, Nam Yết,
Sơn Ca, Sinh Tồn, An Bang, Trường Sa, Phan Vinh... cùng với hàng trăm đảo
chìm chỉ nhơ lên mặt nước từ 0 - 2m khi nước triều thấp nhất như các đảo
Thuyền Chài, Đá Lát, Châu Viên, Chữ Thập, Tốc Tan, Núi Le, Đá Nam... còn
nhiều đảo khác chưa bao giờ nhô lên khỏi mặt nước như bãi Ba Ke, Phúc Tần,
Tư Chính...
Quần đảo Trường Sa vốn khơng có đất trồng trọt và khơng có dân bản
địa. Có khoảng hai mươi đảo được coi là nơi cư dân có thể sinh sống bình
thường ( theo cách phân loại của Việt Nam thì được gọi là đảo cấp I ) . Các
nguồn lợi thiên nhiên gồm: nguồn lợi thủy sản, tiềm năng dầu mỏ và khí đốt
( cịn chưa được xác định ). Ngoài khai thác nguồn lợi thủy sản, các hoạt động
kinh tế khác đang bị hạn chế do tranh chấp chủ quyền. Nằm gần khu vực lòng

chảo trầm tích chứa nhiều dầu mỏ và khí đốt, quần đảo Trường Sa có tiềm năng
lớn về dầu khí. Hiện địa chất vùng biển này vẫn chưa được khảo sát nhiều và
chưa có các số liệu đánh giá đáng tin cậy về tiềm năng dầu khí và khống sản
khác. Các khảo sát khác nhằm phục vụ kinh tế và thương mại cịn ít thực hiện.
Quần đảo Trường Sa hiện chưa có cảng biển quốc tế nhưng có bốn sân bay
trên các đảo có vị trí chiến lược nằm gần tuyến đường vận chuyển tàu biển
chính trên biển Đơng.
2/ Vai trị và tiềm năng khai thác nguồn lọi thủy sản tại quần đảo
Trường Sa
Sau năm 1975, vùng biển quần đảo Trường Sa mới được nghiên cứu với
quy mơ lớn và tồn diện hơn. Năm 1979-1988 Đồn hợp tác Việt -Xơ có 18
tàu công suất từ 800CV đến 3.200 c v , đã tiến hành những chuyến khảo sát
định điểm gồm 93 mẻ lưói kéo đáy và trung tầng trong vùng biển này; năm
Năm 1986 - 1989 được sự giúp đỡ của Hải Quân Nhân Dân Việt Nam, Viện
Nghiên Cứu Biển Nha Trang đã khảo sát được một số đảo thuộc quần đảo


Trường Sa như: đảo Nam Yết, đảo Sơn Ca, đảo Tốc Tan, đảo Vũng Mây... trên
các tầu HQ 602, HQ 612. Tất cả các chuyến biển khảo sát trên thực hiện với nội
dung nghiên cứu tổng hợp như: vật lý, thủy văn, địa chất, địa mạo, thuỷ hoá,
thực vật trên đảo, rong biển, sinh vật phù du, động vật đỏy , Trứng cá , Cá bột.
Năm 1988 Viện Nghiên Cứu Hải sản Hải phòng, Viện Khoa Học Việt Nam và
một số cơ quan có liên quan đã tổ chức chuyên nghiên cứu nguồn lợi hải sản và

môi trường vùng biển quần đảo Trường Sa trên tầu Biển Đông.
Năm 2001 - 2008, dự án “Đánh giá nguồn lợi Sinh v ật biển và hiện trạng
môi trường vùng biển quần đảo Trường Sa” thuộc chương trình Biển Đơng và
Hải đảo, được tiếp tục khảo sát trên hệ thống 32 trạm ở vùng biển quần đảo
Trường Sa và 4 đảo là Đá Nam, Tốc Tan, Sinh Tồn và Đá Tây với nội dung:
+ Khảo sát các yếu tố khí tượng, hải văn (sóng, gió, nhiệt độ, độ mặn,

muối dinh dưỡng, dịng chảy, khối nước, tầng đồng nhất và đột biến...), các yếu
tố gây ô nhiễm môi trường nước (kim loại nặng, dầu), sinh vật phù du nhằm xác
định hiện trạng môi trường của vùng biển và tìm hiểu mối liên quan của chúng
với phân bố và biến động nguồn lợi.
+ Thực hiện một số loại nghề thích hợp cho việc đánh bắt cá trong vùng
biển quần đảo Trường Sa như lưói rê khơi, câu vàng khơi, câu tay ở quanh đảo
phục vụ cho nghiên cứu thành phần, sinh học, sản lượng, năng suất, trữ lượng và
khả năng khai thác cho vùng biển được nghiên cứu.
+ Nghiên cứu thành phần, sinh vật lượng của sinh vật biển quanh đảo
phục vụ cho việc xác định trữ lượng và khả năng khai thác cũng như nuôi trồng
những lồi kinh tế quan trọng.
Kết quả phân tích mẫu vật và tài liệu có được cho đến nay về thành phần
loài sinh vật quanh đảo ở vùng biển quần đảo Trường Sa là 1.690 lồi. Trong số
này nhóm động vật đỏy chiếm số loài cao nhất - 44%, tiếp theo là san hô 22%, cá rạn san hô - 19%, rong biển - 15%.
Cá trong các rạn San hô vùng biển quần đảo Trường Sa có rất nhiều lồi
có thể khai thác làm cá cảnh tiêu thụ trong nuớc, xuất khẩu và là đối tượng quan
trọng cho ngành du lịch sinh thái.


Dựa trên khối lượng sinh vật phù du, khả năng tối đa nguồn lợi cá nổi
của vùng nước nghiên cứu trong quần đảo Trường Sa được xác định là 309.089
tấn và mức độ cho phép khai thác hàng năm để không gây tổn hại đến cân bằng
sinh thái của vùng biển là 64.900 tấn. Bằng nghề lưới rê, trữ lượng tức thời cá
nổi ở vùng biển nghiên cứu được xác định vào khoảng 56.705 tấn
Những loài sinh vật biển quanh đảo có giá trị kinh tế ở quần đảo Trường
Sa gồm có: Giáp xác , Thân mềm, Da gai, cá rạn san hơ và rong biển trong số
đó có nhiều loài được coi là quý hiếm của biển Việt Nam. Trữ lượng của thân
mềm có vỏ là 725 tấn, của các loại rong là 145 tấn
Tóm lại, trữ lượng nguồn lợi thủy sản tại khu vực biển quần đảo Trường
Sa là dồi dào, hứa hẹn một tiềm năng kinh tế biển rất lớn. Do đó, việc khai

thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại quần đảo Trường Sa đóng vai trị rất quan
trọng trong kinh tế biển nói riêng và kinh tế nơng nghiệp của Việt Nam nói
chung. Và hơn hết, việc thực hiện khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản của Việt
Nam tại quần đảo Trường Sa là một trong những phương thức thể hiện và thực
thi chủ quyền hữu hiệu nhất, mạnh mẽ nhất của CHXHCN Việt Nam đối với
quần đảo Trường Sa.
3/ Khái niệm nguồn lợi thủy sản và hoạt động khai thác và bảo vệ
nguồn lợi thủy săn
3.1 Nguồn lợi thủy sản là gì
Về mặt học thuật, người ta hiểu Nguồn lợi hay còn gọi là tài nguyên
(Resource) là thụât ngữ chung để chỉ bất kỳ sản vật nào được dùng để cung cấp
các biện pháp nhằm thoả mãn các yêu cầu và mong muốn của con người.
Nguồn lợi ( tài nguyên ) thuỷ sản là phức hợp các lồi thuỷ sinh vật có giá trị
của một vùng địa lý xác định được khai thác và sử dụng cho những mục đích
khác nhau.
Theo quy định của Luật Thủy sản ( năm 2003 ) thì nguồn lợi thủy sản
được quy định là là tài nguyờn sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị
kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thuỷ sản, bảo tồn và phát triển
nguồn lợi thuỷ sản.


Nguồn lợi hải sản biển Việt Nam phong phú, đa dạng và có tầm quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, nó là tiền đề để phát triển ngành
thuỷ sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn.
Việt Nam với chiều dài bờ biển trên 3.260 km. Cứ 102km2 lãnh thổ có 1
km chiều dài bờ biển, cứ 20km chiều dài đường bờ có một cửa sơng. Tính trung
bình mỗi tỉnh ven biển có 112 km đường bờ biển.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, vùng biển đặc quyền kinh tế
của Việt Nam có diện tích rộng trên 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần vùng lãnh thổ
trên đất liền. Có trên 3.000 hịn đảo lớn nhỏ trong đó có nhiều đảo có tiềm năng

phát triển để trở thành những trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá.
3.2 Khai thác và bảo vệ nguồn lọi thủy sản là gì
3.2.1 Khai thác và Bảo vệ nguồn lọi thủy sản
Cũng như bất kỳ một nguồn tài nguyên thiên nhiên nào khác, việc khai
thác nguồn lợi thủy sản cũng phải tuân thủ những nguyên tắc chặt chẽ, với mục
đích khai thác phải đi cùng với phát triển bền vững, duy trì và gia tăng số
lượng, chất lượng nguồn lợi thủy sản quý báu này.
Biển Việt Nam có thể chia ra 5 vùng chinh: vùng biển vịnh Bắc bộ, vùng
miền Trung, vùng biển Đông Nam Bộ, vùng biển tây Nam bộ và vùng biển
quần đảo Trường Sa - Hồng Sa.
Đánh giá thực trạng tình hình nguồn lợi hải sản biển Việt Nam cho thấy:
Tổng sản lượng hải sản (bao gồm nguồn lợi cá, giáp xác, nhuyễn thể...) hàng
năm tăng lên đều đặn. Nhưng thực tế về năng suất đánh bắt thì có xu hướng
giảm đi rõ rệt (khoảng trên dưới 50%) so với năm 1970.
Hai lý do chủ yếu trong nhiều lý do dẫn tới suy giảm nguồn lợi là:
- Sự tăng tổng sản lượng hải sản khai thác được hàng năm không phải là
sự gia tăng của trữ lượng nguồn lợi mà do số lượng tàu thuyền đánh bắt hàng
năm tăng lên.
- Sự giảm sút năng suất đánh bắt là biểu hiện của sự suy thối về nguồn
lợi và mơi trường.


Ở vùng biển Việt Nam, nhất là vùng nước ven bờ, khai thác hải sản đã
đạt tới mức giới hạn so với tiềm năng sẵn có. Nhiều lồi cá có giá trị kinh tế và
ở nhiều khu vực đánh cá đã khai thác tới mức hoặc quá mức.
Nguồn lợi hải sản phong phú, đa dạng và có thể tái tạo được nhưng không
phải vô tận nếu con người không biết bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên đó.
Nguy hiểm hơn nếu con người không đặt bảo vệ là một thể thống nhất trong kế
hoạch phát triển, chạy theo phát triển như là những mục tiêu kinh tế để đạt được
mong muốn tối đa, bất chấp quy luật thì sẽ phải nhận sự trả giá vể suy thối mơi

trường và cạn kiệt tài nguyên.
Do vậy, khai thác nguồn lợi thủy sản phải luôn luôn đi cùng với bảo vệ
tài nguyên này; trên cơ sở đó, theo truyền thống cũng như thông lệ của nghề cá
quốc tế, hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản phải tuân thủ theo
những nguyên tắc chặt chẽ.
3.2.2

Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động khai thác và bảo vệ

nguồn lợi thủy sản
Khai thác nguồn lợi thủy sản là các hoạt động sử dụng các biện pháp tác
động vào nguồn lợi thủy sản tại các vùng nước tự nhiên để thu lại các sản phẩm
phục vụ cho mục đích của con người.
Muốn bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững môi trường, nguồn lợi cho
chúng ta và có các thế hệ mai sau, đòi hỏi tất cả mọi người, mọi tổ chức xã hội
phải có ý thức, trách nhiệm chung, phải có những biện pháp quản lý ở mức tối
ưu và có hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho
chúng ta. Do vậy, hoạt động khai thác phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây :
*

Nguyên tắc khơng dùng các biện pháp khai thác có tính hủy diệt

Đây được hiểu là việc không được áp dụng các biện pháp khai thác đem
lại hiệu suất hải sản lớn, nhưng sẽ tàn phá có tính hủy diệt một hoặc một quần
thể các loài thủy sinh v ậ t, cụ thể như : khai thác bằng đánh lưới có nhiều tầng/
lóp lưới, mắt lưới quá dày, làm cho nhiều thế hệ thủy sinh vật bị tiêu diệt,
khơng có khả năng duy trì sinh sản tự nhiên; cũng có thể là việc sử dụng xung
điện, chất nổ hủy diệt thủy sinh vật quy mô lớn, dẫn đến triệt tiêu, thậm chí là



tuyệt chủng, gây nên sự suy giảm nguồn lợi thủy sản sau nhiều năm, không thể
tái tạo lại được ( ví dụ như dùng mìn đánh cá, dùng mìn phá để khai thác san hô
...... ).

* Nguyên tắc k h ôn g dùng các biện pháp gây ô nhiễm môi trường
Đây là nguyên tắc không được sử dụng các biện pháp gây ảnh hưởng tiêu
cực nặng nề đến môi trường, gây ô nhiễm môi trường biển, cụ thể như việc sử
dụng hóa chất, chất độc làm thủy sinh vật chết hàng loạt, sử dụng các công cụ
rà , phá, cào, đặt chất nổ làm biến đổi bề mặt đáy biển, thay đổi môi trường
sống quy mô lớn, làm quần thể sinh vật bị thối hóa, triệt tiêu dẫn đến suy giảm
nguồn lợi thủy sản.
* Khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lọi thủy sản.
Việc khai thác nguồn lợi thủy sản ở một Vùng biển nào đó phải được
tính tốn trên cơ sở khoa học, dựa trên các kết quả khảo sát chặt chẽ từ các ngư
trường cụ thể, từ đó sẽ xác định được sản lượng tối đa cho phép được khai thác
tại các vùng biển, cụ thể hơn, là sản lượng tối đa tương ứng với mỗi loài trong
quần thể thủy sinh vật cấu thành nguồn lợi thủy sản tại đó. Đặc biệt hoạt động
khai thác phải tơn trọng các quy luật tự nhiên của quần thể thủy sinh vật, quan

trọng nhất là mùa sinh sản, địa điểm sinh sản . Đây là yếu tố tiên quyết để
nguồn lợi thủy sản tái tạo một cách tự nhiên, duy trì và phát triển bền vững ngư
trường cho tất cả các nước có hoạt động khai thác thủy sản.
Việc thực hiện các nguyên tắc khai thác cơ bản này sẽ đảm bảo cho
nguồn lợi thủy sản được duy trì và phát triển một cách tự nhiên, là nguồn lợi
kinh tế ổn định cho mỗi hộ ngư dân cũng như đối với ngành thủy sản của quốc
gia.
Tuy nhiên, trên thực tế, để có thể đảm bảo hoạt động khai thác và bảo vệ
nguồn lợi thủy sản tại một vùng biển đảo xác định được thực hiện đúng theo
những nguyên tắc cơ bản trên, các Chính phủ của các nước có hoạt động khai
thác nguồn lợi thủy sản, các quốc gia có vùng biển, đảo, vùng nước tự nhiên



phải thực hiện chủ qụyền của mình đối với hoạt động khai thác và bảo vệ
nguồn lợi thủy sản ở vùng biển, đảo đó.
II/ Tranh chấp khai thác nguồn lọi thủy sản tại quần đảo Trường Sa
và quan điểm của Việt Nam
1/ Tranh chấp khai thác nguồn lợi thủy sản tại quần đảo Trường Sa
Hiện nay có 6 bên tuyên bố chủ quyền, yêu sách đối với quần đảo
Trường Sa. Trong đó, Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan tuyên bố chủ quyền
đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa. Philippines, Malaysia và Brunei chỉ tuyên
bố chủ quyền đối với một phần quần đảo. Cụ thể như sau :
+ Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa ( Trung Quốc )
Trung Quốc yêu sách hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với lập luận
rằng, ngư dân Trung Quốc là những người phát hiện, đặt tên và quản lý đầu tiên
hai quần đảo . “u Sách chín đoạn” hay cịn được gọi là “ đường lưỡi bò” như
“biên giới quốc gia của Trung Quốc” bao cả 80% vùng biển Đông, trùm lên hầu
hết các vùng biển của các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Mặc
dù Việt Nam đã thiết lập chủ quyền đối với hai quần đảo này ít nhất là từ thế kỷ
XVII nhưng từ năm 1956 Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm một phần quần đảo
Hoàng Sa, đến năm 1974 một lần nữa dùng vũ lực chiếm nốt phần còn lại của
quần đảo này và năm 1988 lại dùng vũ lực chiếm đóng một số đảo thuộc quần
đảo Trường Sa của Việt Nam ( quan điểm tranh chấp của Trung Quốc sẽ được
phân tích kỹ hơn ở Chương sau)
+ Trung Hoa Dân quốc ( Đài Loan)
Đài Loan chiếm đóng đảo Ba Bình (Đài Loan và Trung Quốc gọi là Thái
Bình), đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa năm 1956, trở thành một bên
tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa. Tuyên bốn của Đài Loan đối với
quần đảo Trường Sa về cơ bản là giống như Tuyên bố của Trung Quốc. Những
tuyên bố này dựa trên mối liên hệ lịch sử lâu dài với các đảo. Do vậy, lập luận
của Đài Loan cũng có chung điểm yếu như lập luận của Trung Quốc, cũng có

chung điểm yếu như lập luận của Trung Qốc, đó là việc phát hiện và thực hiện


không liên tục chủ quyền đối với các đảo này không đủ để xác lập chủ quyền
đối với lãnh thổ.

Sơ đồ minh họa tuyên bổ chủ quyền của các bên tranh chấp
khu vực quần đảo Trường Sa
+ Cộng hoà Philỉppỉnes
Yêu sách chủ quyền đối với Trường Sa của Philipines dựa trên “sự phát
hiện” của Thomas ơom a đối với quần đảo này và sự chiếm đóng các hịn đảo
này ngày 15/3/1956. Tuyên bố của Philipines, ngay từ đầu đã bị nhiều nước
phản đối, là tuyên bố yếu nhất trong số các bên tham gia tranh chấp Trường Sa.
Philipines đã chiếm đóng 3 đảo từ năm 1968 và từ 1980 đến 1989 đã chiếm


thêm 5 đảo nữa, vạch một ơ “Hình quả trám” yêu sách hầu như toàn bộ quần
đảo Trường Sa vào năm 1978. Sau sự kiện căng thẳng với Trung Quốc xung
quanh đá Scarborrough và Vành KHăn năm 1988, Philipines có phản ứng rất
mạnh song cũng hết sức chủ động trong việc tìm các giải pháp thơng qua việc
đề cập tới nhiều phương thức giải quyết vấn đề (song phương, đa phương, có sự
tham gia của bên thứ 3 và thậm chí cả việc đưa vấn đề ra Tồ án quốc tế).
+ Liên bang Malaysỉa
Malaysia là nước yêu sách Trường Sa muộn nhất vào năm 1971. Năm
1979, Malaysia xuất bản bản đồ yêu sách ranh giới ngoài thềm lục địa, trong đó
thể hiện một số đảo, đá bao gồm cả đảo An Bang và Bãi Thuyền Chài ở phía
Nam quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ của mình. Tháng 6/1983, Malaysia bắt
đầu hoạt động chiếm đóng trên thực địa bằng việc đưa quân ra đá Hoa Lau.
Tiếp đó, vào năm 1986, Malaysia chiếm thêm hai bãi Kỳ Vân, Kiệu Ngựa và
biến chúng thành các căn cứ kiên cố. Trong suốt thòi gian sau đó, Malaysia chỉ

tuyên bố có chủ quyền đối với 3 vị trí họ đang quản lý tại Trường Sa.
Đến tháng 6/1999, nước này lại tiếp tục đưa quân tới đá én Ca và bãi
Thám Hiểm. Như vậy, cho tới nay Malaysia đã quản lý tới 5 vị trí tại Trường Sa.
Tát cả các vị trí Malaysia hiện quản lý đều nằm trong đường đòi hỏi về ranh
giứi năm 1979 của họ. Yêu sách của Malaysia đối với Trường Sa dựa trên lập
luận hết sức khác biệt với các lập luận của Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia.
Dựa trên Điều 76 - UNCLOS 1982 - theo đó các đảo Malaysia tuyên bố chủ
quyền đều nẳm trên thềm lục địa của các nước này. Rõ ràng, Malaysia đã cố
tình giải thích hồn tồn sai lệch nội dung Điều 76, vì vấn đề chủ quyền lãnh
thổ là khác biệt với các quyền chủ quyền của một số quốc gia ven biển đối với
thềm lục địa. Lập luận này không thể củng cố vị trí của họ trong cuộc tranh
chấp.
+ Vương quốc Hồi giáo Brunei
Brunei là quốc gia chưa chính thức địi hỏi chủ quyền đối với quần đảo
Trường Sa. Tuy nhiên, yêu sách của Prunei đối với Trường Sa mới chỉ được các
học giả đưa ra theo đó Brunei sẽ phải có chủ quyền đối với đá ngầm Luisa


thuộc Trường Sa vì bãi đá này nằm trên thềm lục địa của nước này theo điều 75
và 77 công ước luật biển năm 1982. Tuy được coi là một bên không tranh chấp
quần đảo Trường Sa, song Bru - nei thường khơng bày tỏ lập trường của mình
đối với các vấn đề phát sinh từ tranh chấp này một cách rõ ràng. Mục tiêu chủ
yếu của Bru-nei là bảo toàn được thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của
mình theo Cơng ước Luật Biển năm 1982. Thực chất, giống như nhiều nước
khác, Brunei mong muốn có sự ổn định trong khu vực, các bên có liên quan
khơng nên có các hành động làm phức tạp thêm tình hình trên cơ sở lợi ích của
mình được bảo đảm.
2/ Quan điểm của Việt Nam đối vói quần đảo Trường Sa
Việt Nam khẳng định lập trường chính thức là chủ quyền của Việt Nam
trên khai quần đảo Trường Sa, Trường Sa đã được xác lập ít nhất là từ thế kỷ

XVII, toàn bộ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Tra là lãnh thổ Việt Nam, các
đảo của 2 quần đảo có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng.
Cho đến nay, Việt Nam đang thực sự quản lý 21 đảo, đá và bãi cạn thuộc quần
đảo Trường Sa, không ngừng củng cố và phát triển cơ sở vật chất và đời sống
kinh tế xã hội nhằm từng bước xây dựng huyện đảo, một bộ phận không thể
tách rời của lãnh thổ Việt Nam thành đơn vị hành chính của Nhà nước cộng hồ
xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiện nay, tại các đảo lớn thuộc quần đảo Trường Sa
như đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây ... đã có dân cư Việt Nam sinh sống,
hành nghể khai thác thủy sản, sinh con đẻ cái, phát triển đời sống hoàn toàn dân
sự. Đối với việc giải quyết tranh chấp, khi thông qua Nghị quyết phê chuẩn
Công ước Luật Biển năm 1982, Quốc hội Việt Nam khẳng định “chủ trương
giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác
liên quan đến biển Đơng thơng qua thương lượng hồ bình trên tinh thần bình
đẳng, hiểu biết và tơn trọng lẫn nhau, tơn trọng Luật Biển quốc tế, đặc biệt là
công ước của liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982....”. Như vậy, lập trường
của Việt Nam về giải quyết tranh chấp liên quan đến biên giới lãnh thổ nói
chung và đối với hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa nói riêng là thông qua
đàm phán trực tiếp giữa hai bên hoặc nhiều bên liên quan.


Tranh chấp về chủ quyền tại quần đảo Trường Sa thực chất là một nửa
lớn của tranh chấp chủ quyền tại Biển Đơng ( Hồng Sa là tranh chấp ba bên
giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Trường Sa là nơi tranh chấp của 6
bên : Brunei, Malaysia, Philippin, Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan ), do đó
, thái độ, quan điểm và từng động thái lớn nhỏ của các bên tranh chấp luôn
được sự theo dõi sát sao của các bên cũng như quốc tế.
Tranh chấp chủ quyền tại Trường Sa là một bộ phận cơ hữu không thể
tách rời trong tranh chấp chủ quyền về Biển Đơng, để có thể tìm hiểu cặn kẽ về
tranh chấp chủ quyền và quan điểm giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với
quần đảo Trường Sa, ta phải xem xét với góc độ nó là một phần của giải quyết

tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Tranh chấp trên Biển Đông bao gồm tranh chấp chủ quyền đảo và tranh
chấp vùng biển. Bốn trở ngại lớn nhất cho mọi giải pháp là vấn đề chủ quyền,
đường đứt khúc 9 đoạn (đường chữ Ư, đường lưỡi bò), quy chế đảo và chủ
nghĩa dân tộc. Giải quyết các trở ngại trên phải căn cứ vào luật biển và thiện
chí của các quốc gia. Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982 mới chỉ là
một văn kiện chung nên còn nhiều vấn đề như quy chế đảo, hệ thống các giải
pháp hòa bình cho các tranh chấp cần được điều chỉnh cho phù hợp với tình
hình khu vực. Nếu luật biển cịn chưa rõ ràng thì các nước phải tiếp tục thỏa
thuận. Có những vấn đề tưởng là song phương nhưng khơng thể chỉ giải quyêt
song phương. Có những vấn đề tưởng là đơn phương nhưng sẽ gây ra sự chú ý
và phản ứng của dư luận cả trong và ngoài khu vực. Hơn nữa, Biển Đơng đã
hẹp lại có hai quần đảo ở giữa nên tạo ra những vùng chồng lấn đa phương.
Các nước tranh chấp từ chồ không tiếp xúc vứi nliaa ứ ^ ^ ^ l ^ 'J ^ ìĩyện tham gia
vào các cơ chế đa phương.
X

X

TRƯỜNGĐẠI HỌCLUÂTHÀNỘI
PHÒNGq ọ c

Tuyên bô vê cách ứng xử của các bển ở Dien Dỏng DQ€~tẩ thỏa thuận
giữa Trung Quốc và ASEAN. Sự tham gia của Trung Quốc, Đài Loan vào Hội
thảo kiềm chế các xung đột tiềm tàng ở Biển Đông do Indonesia và Canađa
khởi xướng từ 1990, hay Thỏa thuận công ty dầu khí Phi-Trung-Việt khảo sát


địa chấn tại khu vực xác định ở Biển Đông năm 2005 đều là các bằng chứng về
một sự liên kết đa phương tự nhiên giữa các bên tranh chấp nhằm tìm một giải

pháp cơ bản lâu dài cho vấn đề Biển Đông. Các bên đều nhận thức được rằng
vấn đề Biển Đơng có song phương có đa phương, khơng thể chỉ đơn thuần
trong quan hệ song phương.
Từ tất cả các góc độ địa lý tự nhiên, địa chiến lược, kinh tế, luật pháp và
văn hóa, bản thân vấn đề Biển Đơng đã mang tính quốc tế. Từ 1990-2010 với
nỗ lực của các nước liên quan, sự lớn mạnh của ASEAN, cán cân lực lượng đã
được giữ ở mức cân bằng mong manh. Quản lý tranh chấp trước hết là trách
nhiệm của các nước có địi hỏi chủ quyền các đảo song các nước khác cũng có
quyền lợi và nghĩa vụ chính đáng tham gia vào q trình. Nhu cầu quản lý
tranh chấp ngày càng trở nên bức thiết khi các bên đều nhận thấy sự hạn chế
của DOC và đề xuất đàm phán về một cơ chế quản lý tranh chấp mang tính
ràng buộc và trách nhiệm hơn, phù hợp với khu vực như Bộ Quy tắc ứng xử
của các bên (COC). Đây là nhiệm vụ rất phức tạp để dung hòa quan điểm các
bên, từ tranh chấp chỉ giải quyết trên cơ sở đàm phán song phương tới một cách
tiếp cận khu vực. Nếu thời gian của mỗi giai đoạn tranh chấp là khoảng 50 năm
thì giai đoạn ba cũng cảnh báo các nước còn phải tốn nhiều nỗ lực, thời gian để
đi đến một giải pháp cơ bản lâu dài cho vấn đề Biển Đông.
Như vậy, qua phân tích quan điểm, thái độ cũng như hành động của các
bên trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nói chung và tranh chấp chủ
quyền tại quần đảo Trường Sa nói riêng, ta có thể thấy rằng : Tuy mỗi bên, mỗi
quốc gia có một sức mạnh quân sự, một vị thế kinh tế, chính trị, một vị trí địa
lý tự nhiên đặc thù khác nhau, nhưng với tranh chấp chủ quyền tại quần đảo
Trường Sa, các bên đều có chung các nguyên tắc :
- Kiềm chế tối đa, khơng manh động làm xấu đi tình trạng hiện tại, tránh
đẩy tranh chấp lãnh thổ lên thành xung đột vũ trang quy mô lớn;
- Mọi tranh chấp đều p hải giải quyết bằng đàm phán, tránh sử dụng vũ

lực;



- c ố gắng xây dựng các bản ghi nhớ, các bộ quy tắc xử sự chung, tức là

cố gắng tìm được tiếng nói chung nhất cho các bên tranh chấp;
- Các bên tranh chấp - tùy theo quan hệ và điều kiện mỗi bên, có thể tiến
hành các hiệp ước, hiệp định, thỏa thuận song phương, đa phương nhưng với
ngun tắc khơng xâm phạm vào lợi ích của các bên tranh chấp cịn lại;
- Khơng chấp nhận việc sử dụng sức mạnh để áp đặt ý chí của một bên
lên các bên còn lại.
Việc nắm được thái độ cũng như các nguyên tắc xử sự chung đối với
tranh chấp tại khu vực quần đảo Trường Sa sẽ cho phép ta đưa ra các giải pháp
để việc khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản của nước CHXHCN Việt Nam tại
khu vực này ngày càng phát triển, góp phần khẳng định mạnh mẽ chủ quyền
biển đảo tại quần đảo Trường Sa.
III/ Cơ sở pháp lý cho hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy
sản của Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa
1 Văn bản pháp lý quốc tế
1.1 Công ước Liên hiệp quốc về luật biển ( UNCLOS 1982 )
Văn bản pháp lý quốc tế cơ bản được Việt Nam coi là nền tảng cho việc
xác định chủ quyền trên biển, xác định chủ quyền khai thác và bảo vệ nguồn lợi
thủy sản trên biển nói chung và tại quần đảo Trường Sa nói riêng là Công ước
Liên hiệp quốc về luật biển ( UNCLOS 1982 ) với các khái niệm cơ bản, chi
tiết cho mỗi nhóm quốc gia đặc thù, trong đó có các quốc gia ven biển như Việt
Nam.
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (tiếng Anh: United Nations
Convention on Law of the Sea - UNCLOS), cũng gọi là Công ước Luật biển
hay cũng được những người chổng đối nó gọi là Hiệp ước Luật biển, là một
hiệp ước quốc tế được tạo ra trong Hội nghị về luật biển Liên Hiệp Quốc lần
thứ 3 diễn ra từ năm 1973 cho đến 1982 với các chỉnh sửa đã được thực hiện
trong Hiệp ước thi hành năm 1994. Công ước Luật biển là một bộ các quy định
về sử dụng các đại dương của thế giới, chiếm 70% diện tích bề mặt Trái Đất.



×