Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học tổ chức không gian quảng trường và công viên biển ứng dụng cho trường hợp khu vực ven biển thành phố đồng hới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.48 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN BÁ NHẠC

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC
KHÔNG GIAN QUẢNG TRƯỜNG VÀ CÔNG
VIÊN BIỂN - ỨNG DỤNG CHO TRƯỜNG HỢP
KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI

C
C

R
L
T.

DU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

Đà Nẵng – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN BÁ NHẠC

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC
KHÔNG GIAN QUẢNG TRƯỜNG VÀ CÔNG


VIÊN BIỂN - ỨNG DỤNG CHO TRƯỜNG HỢP
KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI

C
C

R
L
T.

DU

Chuyên ngành: Kiến trúc cơng trình (K36_KT)
Mã số: 858 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS.KTS. NGUYỄN ANH TUẤN

Đà Nẵng – Năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả nội dung của luận văn này hồn tồn được hình thành
và phát triển từ những quan điểm cá nhân của tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS.KTS. Nguyễn Anh Tuấn. Các số liệu và kết quả có được trong luận văn hoàn
toàn trung thực.

Tác giả luận văn

Trần Bá Nhạc

C
C

DU

R
L
T.


ii

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN QUẢNG
TRƯỜNG VÀ CÔNG VIÊN BIỂN - ỨNG DỤNG CHO TRƯỜNG HỢP KHU
VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
Học viên: Trần Bá Nhạc Chuyên ngành: Kiến Trúc
Mã số: 858 01 01 Khóa: K36_KT Trường Đại học Bách khoa – ĐHĐN
Tóm tắt – Các khơng gian cơng cộng mở ngồi trời nói chung và khơng gian quảng trường, cơng viên
biển nói riêng ngày càng đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của các đô thị, đặc biệt là những
đô thị mới, đô thị đang phát triển. Hiện nay ở nước ta, sự nhìn nhận về các khơng gian này cịn có
nhiều hạn chế, đa phần khơng gian quảng trường, cơng viên biển được hình thành một cách tự phát
hoặc chưa thật sự được chú trọng đầu tư do đó vừa không đáp ứng được về số lượng cũng như chất
lượng. Nghiên cứu này được thực hiện tại khu vực Bắc Trung bộ, một khu vực còn kém phát triển hơn
so với các khu vực ven biển khác trong nước. Nghiên cứu nhằm xác định được các yếu tố, đặc trưng
ảnh hưởng đến chất lượng của không gian quảng trường, công viên biển và đưa ra được các phương
pháp khoa học để tổ chức các không gian này, áp dụng cụ thể vào trường hợp khu vực ven biển thành

phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Từ khóa – Khơng gian cơng cộng; Thiết kế đô thị; Quảng trường biển; Công viên biển; Kiểu mẫu;
Phần mềm Spacy Syntax.

C
C

R
L
T.

DU

SCIENTIFIC BASIS RESEARCH ORGANIZING SPACE SPACE AND
MARINE PARK - APPLICATION FOR CASE OF MARINE REGION OF
DONG HOI CITY
Summary - The outdoor public spaces in general and the sea squares and marine parks in particular
are play an increasingly important role in the development of urban areas, especially new urban areas
and developing urban areas. Currently in our country, the perception of these spaces still has many
limitations, most of the sea squares and marine parks were formed spontaneously or have not really
been focused on investment, therefore it can not be satisfied both in quantity and quality. This study
was conducted in the North Central area, a less developed area than other coastal areas in the country.
Research aims to determine the factors and characteristics that affect the quality of the sea squares ,
marine parks and propose scientific methods to organize these spaces, and especially applicable to
coastal areas of Dong Hoi city, Quang Binh province.
Keywords: Public spaces; Urban design; Sea Square; Marine park; Model ; Spacy Syntax software


iii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong và ngoài
nước .................................................................................................................................1
2. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................4
3. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..........................................................................6
5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu .............................................................6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ HIỆN TRẠNG CÁC KHÔNG GIAN QUẢNG
TRƯỜNG VÀ CÔNG VIÊN BIỂN TẠI CÁC ĐÔ THỊ BẮC TRUNG BỘ .............7
1.1. Q trình hình thành và phát triển của các khơng gian cơng cộng ngồi trời. 7
1.2. Vai trị của khơng gian cơng cộng ngồi trời ven biển. .......................................8
1.3. Các u cầu cơ bản khi tổ chức không gian công cộng ven biển. ......................9
1.4. Quá trình hình thành và phát triển của các đô thị duyên hải Bắc Trung Bộ. 10
1.4.1. Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.........................................................10
1.4.2. Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An .....................................................................11
1.4.3. Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình .....................................................12
1.5. Thực trạng các khơng gian quảng trường và công viên biển tại các đô thị
duyên hải Bắc Trung bộ. .............................................................................................13
1.5.1. Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.........................................................13
1.5.2. Thị xã Cửa Lò, thành phố Vinh. .................................................................15
CHƯƠNG 2. CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN

C
C

R
L
T.


DU

QUẢNG TRƯỜNG VÀ CÔNG VIÊN BIỂN CHO CÁC ĐÔ THỊ DUYÊN HẢI
BẮC TRUNG BỘ ........................................................................................................21
2.1. Cơ sở lý thuyết cho việc tổ chức không gian quảng trường và công viên biển
.......................................................................................................................................21
2.1.1. Các khái niệm liên quan đến không gian công cộng ngoài trời ven biển ...21
2.1.2. Các khái niệm về kiến tạo không gian kiến trúc cảnh quan .......................22
2.2. Cơ sở pháp lý.........................................................................................................22
2.3. Tổng quan về phần mềm space syntax ...............................................................24
2.3.1. Lý thuyết của Christopher Alexander về ngôn ngữ kiểu mẫu và tính tồn
thể ..................................................................................................................................24
2.3.2. Ngơn ngữ kiểu mẫu và xây dựng ngôn ngữ kiểu mẫu ................................ 24
2.3.3. Lý thuyết của Bill Hillier và các cộng sự về Space Syntax ........................25
2.3.4. Khả năng ứng dụng ngôn ngữ kiểu mẫu và Space Syntax trong thiết kế
Không gian công cộng ...................................................................................................25


iv

2.3.5. Một số ví dụ điển hình về việc ứng dụng Space Syntax vào vấn đề giao
thông đô thị ....................................................................................................................26
2.4. Các cơ sở về điều kiện tự nhiên của khu vực Bắc Trung bộ ............................27
2.4.1. Vị trị địa lý và giới hạn lãnh thổ .................................................................27
2.4.2. Địa hình.......................................................................................................27
2.4.3. Khí hậu ........................................................................................................28
2.5. Các cơ sở về kinh tế - văn hóa – xã hội của khu vực Bắc Trung bộ ................28
2.5.1. Kinh tế.........................................................................................................28
2.5.2. Văn hóa – xã hội .........................................................................................28
2.5.3. Cơ sở bản đồ ...............................................................................................28

2.6. Các điều kiện tự nhiên của thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình................29
2.6.1. Địa hình.......................................................................................................29
2.6.2. Khí hậu ........................................................................................................29
2.6.3. Địa chất .......................................................................................................30
2.7. Các cơ sở văn hóa- lịch sử, kinh tế - xã hội của thành phố Đồng Hới, tỉnh
Quảng Bình ..................................................................................................................30
2.7.1. Cơ sở văn hóa- lịch sử ................................................................................30
2.7.2 Cơ sở kinh tế - xã hội ...................................................................................31
2.8. Kết luận chương 2.................................................................................................33
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN QUẢNG

C
C

R
L
T.

DU

TRƯỜNG VÀ CÔNG VIÊN BIỂN TẠI CÁC ĐÔ THỊ BẮC TRUNG BỘ TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH .....................34
3.1. Mục tiêu và yêu cầu đặt ra...................................................................................34
3.1.1. Mục tiêu ......................................................................................................34
3.1.2. Các yêu cầu cần giải quyết .........................................................................35
3.2. Đề xuất các ngôn ngữ kiểu mẫu cho Quảng trường và công viên biển ...........38
3.3. Ứng dụng cho trường hợp khu vực ven biển thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng
Bình ...............................................................................................................................62
3.3.1.Tổng qt về khơng gian nghiên cứu. .........................................................62
3.3.2 .Đề xuất phương án vị trí .............................................................................67
3.3.3 .Đề xuất phương án tổ chức không gian quảng trường và công biển. .........68

3.3.4 .Sử dụng các phương pháp khoa học để đánh giá chất lượng không gian
quảng trường và công viên biển ....................................................................................70
3.4. Kết luận chương 3.................................................................................................77
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................79
4.1. Kết luận .................................................................................................................79
4.2. Các hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm phát huy các kết quả đạt được của đề
tài ...................................................................................................................................80


v

4.3. Đề xuất và kiến nghị .............................................................................................82
4.3.1. Đề xuất ........................................................................................................82
4.3.2. Kiến nghị.....................................................................................................82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TẢI (BẢN SAO)

C
C

DU

R
L
T.


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1.

Dự đoán tăng trưởng GDP hàng năm của các khu vực kinh
tế

32

2.2.

Dự báo tỷ trọng trong GDP của các khu vực kinh tế năm
2020

32

3.1.

Thống kê chức năng sử dụng đất

63

3.2.

Bảng Chỉ số CI Index


71

3.3.

Bảng tổng hợp Chỉ số CI Index

76

C
C

DU

R
L
T.


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
1.5.
1.6.

1.7.
1.8.
2.1.
2.2.

2.3.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.6.
3.7.
3.8.
3.9.
3.10.
3.11.
3.12.
3.13.
3.14.
3.15.
3.16.
3.17.
3.18.

Tên hình

Trang

Quảng trường St. Peter thành phố Roma

Bãi biển thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Quy hoạch chi tiết quảng trường biển thành phố Sầm Sơn
Quảng trường Bình Minh
Cơng viên biển Sầm Sơn
Cơng viên Hoa cúc biển
Không gian ven biển Nhật Lệ
Quảng trường Biển Bảo Ninh
Sử dụng Space Syntax để đánh giá về vấn đề giao thông đô thị
tại thành phố Đà Nẵng
Sử dụng phần mềm Space Syntax để tư vấn quy hoạch các
thành phố mới và không gian công cộng ở London
Áp dụng Space Syntax để thực hiện phân tích chiến lược về
các đề xuất thiết kế mạng lưới giao thơng ở Chengdu,
Wenjiang
Hình minh họa kiểu mẫu Quảng Bình quan
Hình minh họa kiểu mẫu Bậc thang để ngồi
Hình minh họa kiểu mẫu Điểm cao
Hình minh họa Nơi chốn dưới tán cây
Hình minh họa Chổ ngồi ngồi trời
Hình minh họa Cơng trình điểm nhấn
Hình minh họa Khơng gian mở ngồi trời
Hình minh họa Sân lễ hội
Hình minh họa Lối dành riêng cho người đi bộ, đi xe đạp
Hình minh họa Khơng gian thể thao
Hình minh họa Khán đài nhỏ
Hình minh họa Nơi chốn của trẻ
Hình minh họa Bãi đổ xe
Hình minh họa Trạm dừng xe bus
Hình minh họa Metro
Hình minh họa Đưởng ra biển

Hình minh họa Nơi chốn bên bờ biển
Hình minh họa Quầy café, lưu niệm

7
14
14
15
16
16
17
18

C
C

DU

R
L
T.

26
26

27
39
40
41
41
43

44
44
45
46
47
48
49
49
50
51
52
53
54


viii

Số hiệu
hình
3.19.
3.20.
3.21.
3.22.
3.23.
3.24.
3.25.
3.26.
3.27.
3.28.
3.29.

3.30.
3.31.
3.32.
3.33.
3.34.
3.35.
3.36.
3.37.
3.38.
3.39.

Tên hình

Trang

Hình minh họa Khu vườn tượng
Hình minh họa Chổ ngồi có mái che
Hình minh họa Cầu tàu
Hình minh họa Quảng trường ước hẹn
Hình minh họa Bồn hoa dưới tán cây
Hình minh họa Nơi dã ngoại dưới tán cây
Hình minh họa Đài quan sát
Hình minh họa Vườn phi lao
Hình minh họa Nơi chốn trên bãi cát
Hình minh họa Hàng trụ trung tâm
Vị trí nghiên cứu
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng cây xanh
Hiện trạng cây xanh, thiết bị đơ thị
Bản đồ hiện trạng giao thơng

Vị trí quảng trường, công viên biển nghiên cứu
Hiện trạng quảng trường, cơng viên biển nghiên cứu
Biều đồ tầm nhìn
Biều đồ nhìn xun
Biều đồ tính tốn mối quan hệ nhìn thấy bao gồm các biện
pháp tổng thể và cục bộ
Biều đồ tính tốn mối quan hệ nhìn thấy gồm các biện pháp
cục bộ

C
C

DU

R
L
T.

55
56
56
57
58
58
59
60
61
61
63
64

65
66
66
67
67
73
74
74
75


1

MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong và
ngoài nước
1.1. Ngoài nước
Trên thể giới, vấn đề về tổ chức không gian công cộng đơ thị trong đó có khơng
gian quảng trường và công viên biển đã được nghiên cứu từ lâu, đã có rất nhiều các
cơng trình nghiên cứu của các học giả về vấn đề này.
Tại Mỹ sau thời kỳ cách mạng công nghiệp, các thành phố ở Mỹ đã phát triển
một cách ồ ạt, quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế đã hình thành nên các thành phố
giàu có. Tuy nhiên, trong khoảng đầu thế kỷ XX, đa phần các đô thị của nước Mỹ phát
triển một cách dàn trãi và được kết nối với nhau bằng những tuyến đường cao tốc,
đường sắt, điều này dẫn đến việc con người ngày càng tách rời các không gian công
cộng. Tại các thành phố ven biển, các không gian tiếp giáp biển hầu như không sử
dụng cho cộng đồng mà chủ yếu dành cho cho các bãi đỗ xe, các công trình hạ tầng và
ngày càng ơ nhiễm do hoạt động xả thải của con người trong quá trình phát triển. Tuy
nhiên, vào giữa thế kỷ XX, các không gian này bắt đầu có sự thay đổi.
Trong tác phẩm “The death and life of Great American cities”, nhà tư tưởng Jane

Jacob đã viết “…Trong khi ngành quy hoạch đô thị chỉ làm cho mình mắc kẹt trong sự
thiếu hiểu biết về bản chất căn bản nhất của vấn đề mà nó phải đương đầu, thì các
ngành khoa học sự sống… đã và đang cung cấp một số khái niệm mà quy hoạch đô thị
cần tới…”.
Nhà quy hoạch nổi tiếng Kevin Lynch trong tác phầm “hình ảnh của đơ thị” (The
Image of the city), sau năm năm nghiên cứu đã báo cáo rằng con người thực sự hiểu
môi trường xung quanh khi di chuyển tại các con đường quen thuộc, theo lý thuyết về
hình ảnh đơ thị của Kevin Lynch bất cứ một nhân tố hồn cảnh nào để tạo nên hình
tượng câu trúc khơng gian và hình ảnh đơ thị cần hội đủ 3 điều kiện: Bản sắc
(Identity), cấu trúc (Structure) và ý nghĩa (Meaning) và bao gồm 5 nhân tố cấu thành
sau đây: Lưu tuyến (Path), khu vực hay mảng (Distric), cạnh biên (Edgẽ), nút (Node)
và cột mốc hay điểm nhấn (Landmark). Tác phẩm "The Image of the City "đã có ảnh
hưởng quan trọng và bền vững trong các lĩnh vực quy hoạch đơ thị và tâm lý hồn
cảnh.
Bên cạnh đó một số nghiên cứu của các học giả nổi tiếng như William Whyte,
Eliel Saarinen, Christopher Alexander...đã đề xuất hướng đi vững chắc cho một công
cuộc cải cách, các thành phố của nước Mỹ đã bắt đầu thay đổi bằng các chính sách
như khuyến khích mở các khơng gian cơng cộng như qn cà phê, xây dựng các cơng
viên có quy mô lớn, những thành phố ven biển cũng đã chú trọng hơn đến việc khai

C
C

DU

R
L
T.



2
thác không gian mặt nước để xây dựng các công tình cơng cộng phục vụ cộng đồng.
So với Mỹ, ở các nước Phương Tây, do đặc tính ưa thích các hoạt động sinh hoạt
ngồi trời, trong tổ chức đơ thị thường chú ý nhiều đến các không gian cộng cộng như
quảng trường, cơng viên, các khơng gian mặt nước. Đó có thể là các Agora (quảng
trường thương mại), Acropole (quảng trường tôn giáo) thời Hy Lạp cổ đại hoặc các
Plazza (quảng trường), Forum thời La Mã cổ đại. Nhưng thực tế các hoạt động diễn ra
ở đây chủ yếu mang tính cơng cộng hơn là tính cộng đồng và mang nặng yếu tố giai
cấp, lấy tiêu chuẩn để phân tách dựa trên các tầng lớp trong xã hội. Bên cạnh sự phát
triển, sự phân hóa hóa chia rẽ sâu sắc về giai cấp đã khiến cho các không gian công
cộng trong đô thị dường như chỉ phục vụ cho giai cấp quyền lực. Các không gian ven
biển, cây xanh, mặt nước thường được sử dụng cho các cơng trình cơng và các gia đình
có thế lực. Trải qua nhiều thế kỷ, khi mà sự phân chia giai cấp trong xã hội đã khơng
cịn như trước, các khơng gian đơ thị tại Châu Âu đã có tính đa dạng về chức năng sử
dụng. Các quảng trường, không gian cây xanh, công viên ven biển không chỉ sử dụng
phục vụ cho người dân bản địa mà còn là tạo nên những điểm đến du lịch hấp dẫn.
Từ những bài học trên thế giới đã cho chúng ta thấy được, con người ngày càng
quan tâm hơn đến sự phát triển các không gian cơng cộng, các quốc gia có điều kiện vị
trí giáp biển đã biết cách tận dụng các không gian này để tổ chức những không gian
dành cho cộng đồng và một phần nào đó tạo dựng được hình ảnh của đơ thị, qua đó
đúc rút được những kinh nghiệm cần thiết trong việc phát triển của nước ta.
1.2. Trong nước
Ở nước ta, đi cùng với sự phát triển kinh tế, các không gian công cộng đô thị ven
biển là cũng ngày càng được chú trọng, và cũng đã có nhiều hơn các cơng trình nghiên
cứu, hội thảo khoa học về đề tài này, góp phần thay đổi cách nhìn nhận và sử dụng
không gian ven biển ở nước ta hiện nay.
Hội thảo quốc tế “Không gian công cộng hướng đến đô thị tăng trưởng xanh và
phát triển bền vững” (tháng 11/2018) diễn ra tại Hà Nội đã nói lên tầm quan trọng của
việc phát triển khơng gian cơng cộng, đó là một thành tố không thể tách rời trong phát
triển đô thị, là điểm kết nối đô thị, gắn với đời sống của tầng lớp người dân đô thị,

đồng thời góp phần hình thành, tạo nên giá trị văn hóa xã hội và tạo dựng bản sắc
riêng cho đô thị. Tại hội nghị cũng đã nhìn nhận thấy thực trạng của các không gian
công cộng đô thị tại nước ta hiện nay đa phần còn thiếu so với nhu cầu của người dân.
Nhiều địa phương có xu hướng sử dụng khơng gian cơng cộng sai mục đích, khơng vì
lợi ích cộng đồng, kiến trúc cảnh quan thiếu đặc sắc chưa phù hợp với không gian kiến
trúc cảnh quan đô thị. Đồng thời cũng đã có nhiều tham luận, ý kiến tìm nhằm tìm ra
các giải pháp, các cơ sở khoa học để nâng cao chất lượng của các không gian công
cộng cho các đô thị tại Việt Nam.

C
C

DU

R
L
T.


3
Luận văn thạc sỹ “Giải pháp thiết kế đô thị tuyến cảnh quan ven biển khu du lịch
Xuân Thành, tỉnh Hà Tỉnh” của Lê Thăng Long đã nêu lên các giải pháp thiết kế cảnh
quan cho khu vực ven biển tại khu du lịch Xuân Thành phục vụ không chỉ cho nhu cầu
sống của người dân địa phương mà còn đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch. Tác giả đã
đề xuất các giải pháp thiết cảnh quan kế hướng đến việc gìn giữ và bảo tồn những nét
lịch sử và văn hóa đặc trưng của khu vực ven biển Bắc Trung bộ, hài hòa với thiên
nhiên và hạn chế các tác động đến cảnh quan hiện có và mơi trường của khu vực nhằm
hướng đến việc phát triển đô thị một cách bền vững.
Bài viết “Hướng đi nào cho kiến trúc đô thị biển Việt Nam” của tác giá Phạm
Thanh Huyền đăng trên tạp chí Kiến trúc Việt Nam có đoạn như sau: Có một tư tưởng

đã trở thành khái niệm là “Không gian mặt tiền hướng biển của đô thị dù theo định
hướng xây dựng cao tầng hay thấp tầng trước tiên cần được quy hoạch tạo thành các
khơng gian cơng cộng dành cho tồn bộ người dân đô thị, khách du lịch”, cần hạn chế
sự chiếm hữu khơng gian này cho các mục tiêu và mục đích của cá nhân hay các nhóm
lợi ích thiểu số”.
Qua các luận văn, bài báo và các tham luận tại các hội thảo khoa học liên quan
đến nội dung đề tài đã cho thấy ngày càng có nhiều hơn sự quan tâm, nghiên cứu của
các nhà khoa học trong nước nghiên cứu về vấn đề này.
1.3. Danh mục các cơng trình đã công bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ
nhiệm và những thành viên tham gia nghiên cứu
- Luận án Tiến sĩ của NCS Đỗ Tú Lan với đề tài “Nghiên cứu sinh thái đô thị du
lịch trong QHXD đơ thị ven biển Việt Nam – lấy ví dụ thành phố Nha Trang” (2004);
- Luận án Tiến sĩ của NCS Nguyễn Văn Chương với đề tài “Khai thác yếu tố nơi
chốn nhằm tạo lập bản sắc đô thị - lấy Tp. Đà Nẵng làm địa bàn nghiên cứu” (2011);
- Luận án Tiến sĩ của NCS Tạ Duy Thịnh với đề tài “Mơ hình tổ chức khơng gian
quy hoạch kiến trúc khu vực du lịch sinh thái biển (lấy ví dụ khu vực Hạ Long –
Quảng Ninh 2000 – 2010)” (2000);
- Luận án Tiến sĩ của NCS Trần Văn Hiến với đề tài “Nghiên cứu mơ hình tổ
chức khơng gian lang ngư dân ven biển khu vực Nam Trung bộ” (2017);
- Luận án Tiến sĩ của NCS Trần Thị Việt Hà với đề tài “Kiến tạo khơng gian
cơng cộng ngồi trời ven biển Nha Trang” (2016);
- Luận văn Thạc sỹ của Lê Thăng Long với đề tài “Giải pháp thiết kế đô thị tuyến
cảnh quan ven biển khu du lịch Xuân Thành, tỉnh Hà Tỉnh” (2016);
- Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Đăng Mạnh Hoàng với đề tài “Tổ chức không
gian cảnh quan 02 bên bờ sông Nhật Lệ thành phố Đồng Hới’ (2011);
- Bài báo: Không gian cảnh quan mở dưới góc nhìn tâm lý học mơi trường
(Nghiên cứu trường hợp Đại học Havrard và Học viên Công nghệ Massachusetts). Tác

C
C


DU

R
L
T.


4
giả: PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tạp chí kiến trúc ngày 12/7/2019;
- Bài báo: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa biển trong quy hoạch khơng
gian đơ thị ven biển. Tác giả PGS.TSKH Nguyễn Trung Dũng, Tạp Chí Quy hoạch
xây dựng, số 74;
- Bài báo: Nhận diện nơi chốn trong không gian đô thị. Tác giả: TS. Nguyễn Văn
Chương. Tạp chí kiến trúc Việt Nam tháng 5/2009;
- Bài báo: Suy nghĩ về cấu trúc không gian đô thị Đà Nẵng. Tác giả: GS.
TS.KTS. Nguyễn Văn Thông, TS.KTS Trương Văn Quảng. Tạp chí kiến trúc Việt
Nam số 02-2009;
- Bài báo: Không gian công cộng trong các khu đô thị. Tác giả: ThS.KTS Trần
Trung Hiếu. Tạp chí kiến trúc Việt Nam tháng 8/2012.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước Việt Nam với bờ biển kéo dài khoảng 3000km đã hình thành nên một
hệ thống các đơ thị dun hải với địa hình đặc trưng mạng đậm yếu tố vùng miền. Các
đơ thị dun hải với vị trí địa lý giáp biển đã tạo nên một lợi thế lớn trong việc hình
thành, phát triển đơ thị cũng như sự hấp dẫn, thu hút du lịch đến các đô thị này. Tuy
nhiên trong lịch sử hình thành Người Việt chúng ta ít nhiều giao thương qua đường
biển, song chưa bao giờ coi kinh tế biển là yếu tố quan trọng sống cịn. Làm chủ giang
sơn 2 phía là biển, ơng cha ta ít hướng ra biển, co cụm trong đất liền, các đơ thị biển
chỉ thực sự bắt đầu hình thành từ nữa sau thế kỷ thứ XIX.
Vấn đề về các khơng gian cơng cộng ngồi trời ven biển khơng phải là một vấn

đề mới trong việc xây dựng đô thị trên thế giới, song ở nước ta đặc biệt là các đơ thị
dun hải miền Trung cịn bộc lộ nhiều bất cập hạn chế, các không gian này chưa đáp
ứng được về số lượng, quy mô sử dụng, đa phần được hình thành một cách tự phát,
manh mún theo thói quen sinh hoạt của người dân tại địa phương, dẫn đến chưa khai
thác hết được những lợi thế, điểm mạnh của những đô thị này trong việc nâng cao chất
lượng sống và phát triển kinh tế, xã hội.
Có thể nói, không gian quảng trường và công viên là những không gian cơng
cộng ngồi trời khơng thể thiếu trong mỗi đơ thị. Các đô thị duyên hải với thế mạnh về
du lịch sẵn có, vai trị của các khơng gian cơng cộng ngồi trời này càng trở nên quan
trọng, nó góp phần tạo dựng nên hình ảnh một đơ thị biển, khơng những góp phần
nâng cao chất lượng sống cho người dân trong đơ thị mà cịn tạo nên sức hút đối với
khách du lịch.
Trong q trình phát triển đơ thị, áp lực từ việc đơ thị hóa, phát triển cơng
nghiệp, gia tăng dân số, các khơng gian cơng cộng ngồi trời ven biển nói chung nếu
khơng được chú trọng đúng mức sẽ có nguy cơ ngày càng thu hẹp.
Ngày 30/7/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số

C
C

DU

R
L
T.


5
1270/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Đồng Hới là đơ thị loại II trực thuộc tỉnh
Quảng Bình. Cũng như nhiều đô thị khác, thành phố Đồng Hới đi lên từ trong hoang

tàn đổ nát của chiến tranh, qua nhiều năm phát triển đến nay thành phố Đồng Hới đã
trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố của tỉnh Quảng Bình. Trong những năm
gần đây, diện mạo đơ thị Đồng Hới đã thay đổi một cách nhanh chóng. Đóng góp một
phần khơng nhỏ vào sự thay đổi đó là hoạt động tích cực và có hiệu quả của cơng tác
quy hoạch xây dựng. Hình ảnh đơ thị ngày hơm nay là một hình ảnh đơ thị trẻ trung,
đầy sức sống và phát triển theo hướng hiện đại. Bên cạnh đó, thành phố Đồng Hới với
lợi thế giáp biển, giáp sơng phần nào có nhiều nét tương đồng với thành phố Đà Nẵng,
nơi được gọi là thành phố đáng sống của nước ta, qua đó đã thấy được những tiềm
năng, những yếu tố đặc thù để góp phần định hướng xây dựng một hình ảnh đơ thị
Đồng Hới của tương lai.
Nhưng công cuộc đổi mới phát triển kinh tế xã hội bền vững, đã đặt ra một vai
trò lớn cho thành phố Đồng Hới. Phát triển đô thị là yếu tố không thể thay đổi. Tuy
nhiên, việc phát triển đơ thị địi hỏi phải ln gắn liền với yếu tố phát triển không gian
đô thị nhất là các không gian mở trong đô thị và các không gian ven biển của thành
phố cần phải được chú trọng hơn.
Thành phố Đồng Hới nói riêng và các đơ thị ven biển Bắc Trung bộ nói chung
phải chịu ảnh hưởng lớn từ khí hậu, theo báo cáo về chỉ số rủi ro khí hậu tồn cầu năm
2010 do tổ chức Germanwatch cơng bố ngày 08/12/2009 trong cuộc hội thảo bên lề
hội nghị lần thứ 15 của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP15) diễn ra tại thủ đơ
Copenhagen - Đan Mạch, thì Việt Nam là 1 trong 13 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất
của hiện tượng khí hậu cực đoan trong hai thập kỷ trở lại đây và đứng thứ 3 nếu tính
riêng năm 2008, Bộ tài ngun và mơi trường đã đưa ra kịch bản biến đổi khí hậu và
đặc biệt là nước biển dâng cho Việt Nam, khuyến nghị các ban ngành, địa phương xây
dựng phương án, kế hoạch để ứng phó với các hiện tượng này, đây cũng là một trong
những khó khăn trong cơng tác quy hoạch, tổ chức các không gian công cộng ven biển
cho thành phố Đồng Hới.
Để góp phần giải quyết các vấn đề nêu trên, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu
cơ sở khoa học tổ chức không gian quảng trường và công viên biển - Ứng dụng cho
trường hợp khu vực ven biển thành phố Đồng Hới” là cần thiết.
3. Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các cơ sở khoa học để tổ chức các không gian công
cộng là quảng trường và công viên biển cho các đô thị duyên hải Bắc Trung bộ, ứng
dụng thể cho trường hợp khu vực ven biển thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Với
mục đích đó, đề tài có 3 mục tiêu chính sau:
(1) Xác định được các đặc trưng của không gian quảng trường và công viên biển

C
C

DU

R
L
T.


6
đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng sử dụng;
(2) Xây dựng được các tiêu chí đánh giá chất lượng các không gian chức năng
của quảng trường và công viên biển;
(3) Đề xuất những phương pháp tổ chức không gian quảng trường và công viên
biển cho các đô thị duyên hải Bắc Trung bộ - Ứng dụng dụng cho trường hợp khu vực
ven biển thành phố Đồng Hới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các không gian quảng trường và công viên
biển tại các đô thị duyên hải.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là các quảng trường và công viên biển tại các đô thị duyên
hải Bắc Trung bộ bao gồm 06 tỉnh thành kéo dài từ tỉnh Thanh Hóa đến tỉnh Thừa

Thiên Huế về các nội dung như vị trí, hình thái, chức năng sử dụng và các yếu tố ảnh
hưởng đến việc tổ chức các không gian này.
5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận
Đề tài nghiên cứu này sử dụng cách 2 tiếp cận:
- Từ thực tiễn tổng hợp, phát triển bổ sung lý thuyết đưa ra giải pháp: Đây là
hướng tiếp cận nhằm nhận diện và đánh giá được chất lượng của các quảng trường và
công viên biển tại các đô thị duyên hải Bắc Trung bộ.
- Tiếp cận từ lý thuyết ứng dụng vào thực tiễn giải pháp tổ chức: Tìm kiếm các
phương pháp quy hoạch, thiết kế đô thị để tổ chức, nâng cao hiệu quả cho các quảng
trường và công viên biển tại các đô thị duyên hải Bắc Trung bộ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
(1) Phương pháp khảo cứu tài liệu khoa học có liên quan đến lĩnh vực nghiên
cứu. Phương pháp này nhằm thu thập các thông tin, số liệu tổng quát liên quan đến các
không gian quảng trường và công viên biển tại các đô thị dun hải Bắc Trung bộ để
có được cái nhìn tổng quan nhất về đề tài nghiên cứu;
(2) Phương pháp đối soát tương quan, phương pháp này sử dụng nhằm so sánh
các đô thị duyên hải khác với các đô thị duyên hải vùng Bắc Trung bộ để rút ra được
những kinh nghiệm phục vụ cho việc thực hiện đề tài;
(3) Phương pháp điều tra xã hội học nhằm có được cách nhìn thực tế nhất về nhu
cầu hoạt động của các đối tượng sử dụng tại các không gian quảng trường và công
viên biển;
(4) Phương pháp tổng hợp, phân tích nhằm tạo ra số liệu thực tế, sau đó phân loại
theo các mục tiêu nghiên cứu đề ra.

C
C

DU


R
L
T.


7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VÀ HIỆN TRẠNG CÁC KHÔNG GIAN QUẢNG
TRƯỜNG VÀ CÔNG VIÊN BIỂN TẠI CÁC ĐÔ THỊ BẮC TRUNG BỘ
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của các khơng gian cơng cộng ngồi
trời.
Khơng gian cơng cộng là các không gian chung của mọi người, những không
gian công cộng đầu tiên là những quảng trường xuất hiện cách đây hơn 6000 năm dưới
thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, cùng với sự ra đời của những thể chế chính trị đầu tiên
tại châu Âu. Quảng trường thời Hy Lạp cổ đại được biết đến với tên gọi Agora. Mặt
bằng của những không gian này thường được quy hoạch hình chữ nhật hoặc hình
vng. Quảng trường thời kỳ này là những khơng gian ngồi trời thường được đặt tại
trung tâm thành phố, là giao của những trục giao thông quan trọng, dễ dàng tiếp cận từ
mọi hướng. Về mặt xã hội, ngay từ những khái niệm đầu tiên, Agora đã được coi là
biểu tượng cho sự dân chủ của người Hy Lạp cổ đại. Tất cả các hoạt động chính trị, thể
thao, văn nghệ quan trọng đều diễn ta tại đây và tất cả mọi tầng lớp dân cư đều có
quyền tham gia. Sau đó có thể kể đến các khơng gian cơng cộng ngồi trời thời La Mã,
với tên gọi forum, cũng là nơi tụ họp dân chúng và diễn ra những hoạt động chính trị,
văn hóa quan trọng của thành phố.
Trên đà phát triển đó, đến thời kỳ trung đại vào khoảng thế kỷ 13, trên khắp châu
Âu đã chứng kiến sự ra đời của hàng loạt quảng trường tại Anh, Pháp, Ý, Tây Ban
Nha, Hà Lan, …, tuy nhiên các không gian công cộng này vẫn chưa có tên gọi cụ thể.


C
C

R
L
T.

DU

Hình 1.1. Quảng trường St Peter thành phố Roma
(Nguồn trang web: www.tapchikientruc.com.vn)
Cho đến những năm 1960, khi thiết kế đô thị được xem là một Lĩnh vực chuyên


8
môn. Ban đầu, việc thiết kế đô thị tập trung vào những yếu tố vật thể như hình dạng đơ
thị, tính thẩm mỹ, bố cục các cơng trình kiến trúc và không gian giữa chúng. Ngày
nay, chất lượng của không gian công cộng bắt đầu được lưu tâm, hoạt động của con
người trong không gian công cộng càng được được chú trọng. Lĩnh vực thiết kế đơ thị
đã góp phần kiến tạo những không gian công cộng nhân văn hơn trong cuộc sống của
những đô thị hiện đại.
Tại nước ta, đi cùng với sự phát triển kinh tế, tốc độ đơ thị hóa tăng nhanh kéo
theo sự phát triển dân số tại các đô thị của nước ta, đô thị vốn đã chật chội nay lại càng
chật chội hơn, điều nay dẫn đến các không gian công cộng dành cho người dân đô thị
ngày càng bị thu hẹp và luôn bị tranh chấp bởi các lợi ích kinh tế khác. Thực trạng
chung của các không gian công cộng tại Việt Nam vẫn là vấn đề sử dụng chưa đúng
hoặc sai mục đích, những vấn đề này ln là những vấn đề tồn tại của các quốc gia
đang phát triển.
Trong những năm gần đây, chúng ta đã có sự nhìn nhận đúng hơn đối với vai trị
của khơng gian cơng cộng đơ thị, đã có nhiều hội thảo, đề tài có chất lượng về vấn đề

này, các đô thị đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi tư nhân tham gia vào công tác
phát triển các không gian công cộng, các khơng gian cơng cộng đã có nhiều hơn sự
tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, việc phát triển
không gian công cộng thế nào cho phù hợp với hiện tại và vì lợi ích tương lai của toàn
xã hội vẫn là một thách thức lớn đối với nhiều đơ thị Việt Nam.
1.2. Vai trị của khơng gian cơng cộng ngồi trời ven biển.
Khơng gian cơng cộng ngồi trời ven biển bao gồm những khơng gian bên ngồi
cơng trình tại khu vực ven biển, là vườn hoa; công viên; quảng trường; bãi cát; sân
chơi... trong giới hạn của đề tài chỉ đề cập đến 02 đối tượng là Quảng trường và công
viên biển, các không gian cơng cộng này đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành
nên các khơng gian sinh hoạt đa dạng ngoài trời ven biển:
(1) Đáp ứng nhu cầu của cộng đồng:
Các khơng gian cơng cộng nói chung và Quảng trường, cơng viên biển nói riêng
là nơi tổ chức các hoạt động cộng đồng, nơi mà người dân có thể đến để thực hiện các
hoạt động khác nhau như vui chơi, nghĩ ngơi thư giản, giao lưu, tổ chức các hoạt động
cộng đồng, nhóm. Các khơng gian này mang lại lợi ích vơ cùng to lớn, nó giúp cho
người dân sử dụng không gian biển biển một cách tốt nhất, là nơi người già có thể nghĩ
ngơi, thư giản, là nơi người trẻ giao lưu, học hỏi, tham gia các hoạt động vui chơi giải
trí, rèn luyện thể chất. Nói tóm lại, các không gian này đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết
yếu của người dân tại khu vực ven biển.
(2) Thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế:
Các không gian cơng cộng ven biển góp phần nâng cao chất lượng của khu vực

C
C

DU

R
L

T.


9
ven biển, tạo nên địa điểm thu hút khách du lịch đến với địa phương. Bên cạnh đó, nếu
có các không gian công cộng tốt sẽ thúc đẩy việc phát triển các hoạt động thương mại
dịch vụ ở các khu vực lân cận, nâng cao giá trị bất động sản tại khu vực ven biển.
(3) Tạo cảnh quan cho đô thị:
Các khơng gian ven biển thường có cảnh quan tự nhiên sẵn có, việc tổ chức, sắp
xếp lại một cách hợp lý khơng chỉ góp phần gìn giữ vẽ đẹp sẵn có của các khơng gian
này mà cịn tăng giá trị của chúng, đó là những khơng gian cơng viên ngập tràn bóng
mạt, đó là những quảng trường tống đãng để ngắm nhìn ánh bình minh tỏa sáng...
(4) Gìn giữ, bảo vệ môi trường:
Qua việc tổ chức các không gian cơng cộng như cơng viên cây xanh, quảng
trường góp phần cải tạo khí hậu cho khu vực ven biển, tăng cường mảng xanh cho đơ
thị, nếu có các giải pháp tổ chức hợp lý sẽ góp phần chống lại các hoạt động biến đổi
khí hậu, nước biển dâng, góp phần bảo vệ cho đơ thị sống bên trong.
(5) Góp phần gìn giữ và phát triển các bản sắc riêng của đô thị biển:
Đến với các đô thị biển, việc tiếp cận các không gian ven biển và biển là không
thể thiếu đối với bất kỳ ai. Việc xây dựng các không gian này bỡi các nét đặc trưng
riêng về văn hóa, lịch sử, tự nhiên và con người của địa phương sẽ góp phần gìn giữ và
phát triển các bản sắc riêng này tạo nên những ấn tượng, những kỷ niệm mà các đô thị
khác không mang lại.

C
C

R
L
T.


DU

1.3. Các yêu cầu cơ bản khi tổ chức không gian công cộng ven biển.
Tổ chức khơng gian cơng cộng ngồi trời ven biển phải đáp ứng được những yêu
cầu cơ bản sau:
(1) Chức năng:
Mục đích đầu tiên và quan trọng nhất cho sự hình thành của các khơng gian cơng
cộng ven biển đó chính là đáp ứng được u cầu của con người, và đó cũng chính là lý
do chính để con người tìm đến các khơng gian này, nó có thể thay đổi theo thời gian
qua sự phát triển của xã hội.
(2) Thẩm mỹ:
Các không gian này phải kết hợp hài hịa giữa chức năng và cái đẹp, phải thật sự
có bộ mặt hấp dẫn và đặc biệt các không gian cơng cộng ngồi trời phải thật sự có tác
động tốt đến tâm lý và nhận thức của con người. Đó có thể là những điểm nhấn, những
khơng gian mềm, khơng gian đệm. Và tầm nhìn, ánh sáng, màu sắc, cây xanh, mặt
nước…
(3) Môi trường sinh thái đô thị:
Trong việc tổ chức không gian ven biển, việc đầu tiên cần lưu ý đó chính là việc
bảo tồn những hàng phi lao chắn cát, những hàng dừa và những loại thực vật đặc trưng
của khu vực này, cùng với đó là việc tổ chức, sắp xếp lại các không gian xanh khác


10
nhằm cải thiện vi khí hậu cho khu vực cũng như cả đơ thị. Ngồi ra, các yếu tố về Biến
đổi khí hậu và nước biển dâng cũng là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan ven
biển, kiến trúc cảnh quan khu vực này cũng phần nào phản ánh được các điều kiện khí
hậu trực tiếp ảnh hưởng đến nó.
(4) Bản sắc riêng:
Mỗi đơ thị ln có những bản sắc riêng về các yếu tố địa lý, lịch sử và tự nhiên

sẵn có. Do đó việc tổ chức không gian cảnh quan luôn cần phải để tâm đến việc thể
hiện được những bản sắc riêng đó, đây chính là những ấn tượng mang lại lợi thế riêng
cho mỗi khu vực.
1.4. Quá trình hình thành và phát triển của các đô thị duyên hải Bắc Trung
Bộ.
Bắc Trung bộ là phần phía Bắc của miền Trung Việt Nam, có địa bàn kéo dài từ
tỉnh Thanh Hóa đến tỉnh Thừa Thiên Huế, so với các khu vực ven biển khác, thì khu
vực Bắc Trung bộ là khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai và các hoạt
động biến đổi khí hâu, điều này đã ảnh hưởng lớn đến sự hình thành, phát triển kinh tế
- xã hội của các địa phương này so với các khu vực khác ở nước ta như Nam Trung bộ
hay Nam bộ, nơi có các đô thị biển thực sự. Tuy nhiên, bên cạnh các khó khăn, Bắc
Trung bộ cũng được thiên nhiên ưu ái với việc sở hữu các bãi tắm đẹp như Sầm Sơn;
Cửa Lò; Đá Nhảy và nguồn hải sản mà khơng nơi nào có được.
Nhìn chung tại nước ta, các đô thị biển thực sự phát triển thường tập trung ở Nam
Trung bộ và Nam bộ đất nước như thành phố Đà Nẵng; thành phố Nha Trang và gần
đây là thành phố Phan Thiết, các đô thị biển ở Bắc Trung bộ nhìn chung sự phát triển
cịn nhiều hạn chế so với lợi thế và tiềm năng sẵn có. Hiện nay, trong 06 tỉnh thành
thuộc vùng Bắc Trung bộ chỉ có 03 đơ thị ven biển được cơng nhận là đô thị loại III
trở lên, cụ thể:
1.4.1. Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Thành phố Sầm Sơn được thành lập vào năm 2017 trên cơ sở tồn bộ diện tích và
dân số của thị xã Sầm Sơn theo Nghị quyết số 368/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội. Thành phố hiện là đô thị loại III và là một địa điểm du lịch biển
nổi tiếng tại Việt Nam. Thành phố Sầm Sơn có vị trí như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Hồng Hố;
- Phía Nam và phía Tây giáp huyện Quảng Xương;
- Phía Đơng giáp Vịnh Bắc Bộ.
Trước thế kỷ 20, thành phố Sầm Sơn chưa xuất hiện trên bản đồ địa lý Việt Nam,
vùng đất này thuộc huyện Quảng Xương và chỉ có dãy núi Gầm án ngữ phía Nam
vùng đất mà ngư dân đi biển quen gọi là Mũi Gầm, sau dần dần đổi thành núi Sầm

(Sầm Sơn), địa danh này cũng còn được gọi là núi Trường Lệ (làng chân núi này cũng

C
C

DU

R
L
T.


11
gọi là Làng Núi hay làng Trường Lệ). Từ năm 1907, người Pháp đã nhận thấy và bắt
đầu khai thác giá trị du lịch của bãi biển Sầm Sơn để xây dựng thành nơi nghỉ mát
phục vụ người Pháp và vua quan Triều Nguyễn. Đây là thời điểm đánh dấu sự ra đời
của du lịch Sầm Sơn.
Trước Cách mạng tháng Tám (năm 1945), vùng đất Sầm Sơn thuộc tổng Giặc
Thượng, sau đổi là Kính Thượng, rồi Cung thượng
Sau Cách mạng tháng Tám, vùng đất Sầm Sơn được đặt tên mới là xã Lương
Niệm, thuộc huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá.
Ngày 19 tháng 4 năm 1963, Hội đồng Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
Quyết định số 50/CP thành lập thị trấn Sầm Sơn bao gồm khu nghỉ mát Sầm Sơn và xã
Quảng Sơn.
Thị xã Sầm Sơn chính thức được thành lập ngày 18 tháng 12 năm 1981 theo
Quyết định số 157-HÐBT trên cơ sở tách thị trấn Sầm Sơn và 3 xã: Quảng Tường,
Quảng Cư, Quảng Tiến và xóm Vinh Sơn (xã Quảng Vinh) thuộc huyện Quảng
Xương.
Ngày 23 tháng 4 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số
378/QĐ-BXD công nhận thị xã Sầm Sơn là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Thanh Hóa.

Ngày 14 tháng 5 năm 2015, thị xã Sầm Sơn được mở rộng thêm trên cơ sở sáp
nhập thêm 6 xã: Quảng Châu, Quảng Thọ, Quảng Vinh, Quảng Minh, Quảng Hùng,
Quảng Đại thuộc huyện Quảng Xương.
Ngày 19 tháng 4 năm 2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số
368/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập các phường Quảng Cư, Quảng Châu, Quảng
Thọ, Quảng Vinh thuộc thị xã Sầm Sơn và thành phố Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Theo đó, chuyển 4 xã: Quảng Châu, Quảng Cư, Quảng Thọ, Quảng Vinh thành 4
phường có tên tương ứng và chuyển thị xã Sầm Sơn thành thành phố Sầm Sơn.
Thành phố Sầm Sơn có 44,94 km² diện tích tự nhiên và 172.350 nhân khẩu với
11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 8 phường và 3 xã. Như vậy, Sầm Sơn là thành
phố có diện tích nhỏ nhất hiện nay tại Việt Nam.
(Nguồn: Tham khảo trang web: www.wikipedia.org)
1.4.2. Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An
Thị xã Cửa Lị nằm ở phía Đơng Nam tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 16km
về phía Tây, Thị xã nằm giữa hai con sông lớn là sơng Cấm ở phía bắc và sơng Lam ở
phía nam. Cửa Lò nổi tiếng với bãi biển, khu nghỉ mát và cảng biển sầm uất, vị trí địa
lý như sau:
- Phía Đơng giáp biển Đơng;
- Phía Tây và phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc;
- Phía Nam giáp huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

C
C

DU

R
L
T.



12
Dựa vào những di chỉ và dấu vết cổ sử - khảo cổ học, các nhà sử học thuộc Viện
Sử học Việt Nam đã thống nhất rằng, từ xa xưa nơi đây là một trong nhiều địa điểm tụ
cư của các nhóm dân có nguồn gốc Mã Lai - Đa Đảo. Cửa Lị thật ra là một địa
danh Việt hóa từ Kuala (tiếng Malay: Bãi bồi có nhiều cát sỏi). Tuy nhiên có nơi ghi là
Lị là tên Nơm của Hồng La, tục gọi là làng Lị, một ngơi làng cổ của Diễn Châu.
Ngày 29-8-1994, tách tồn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của thị trấn Cửa
Lò và 4 xã: Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Hòa, Nghi Hải; 50 ha diện tích tự nhiên và
2.291 nhân khẩu của xã Nghi Quang thuộc huyện Nghi Lộc để thành lập thị xã Cửa
Lị. Khi mới thành lập, thị xã có 5 phường: Nghi Hải, Nghi Hòa, Nghi Tân, Nghi
Thủy, Thu Thủy và 2 xã: Nghi Hương, Nghi Thu. Trong đó 3 phường: Nghi Tân, Nghi
Thủy, Thu Thủy được thành lập trên cơ sở giải thể thị trấn Cửa Lò; 2 phường Nghi Hải
và Nghi Hòa được thành lập trên cơ sở 2 xã có tên tương ứng.
Ngày 12 tháng 3 năm 2009, thị xã Cửa Lị được cơng nhận là đô thị loại III.
Ngày 30-9-2010, chuyển 2 xã Nghi Hương và Nghi Thu thành 2 phường có tên
tương ứng. Thị xã Cửa Lị hiện nay có 7 phường với tổng diện tích là 27,81 km² và dân
số năm 2017 là 58.398 người.
(Nguồn: Tham khảo trang web: www.wikipedia.org)
1.4.3. Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Thành phố Đồng Hới có tên cổ là Động Hải, là một thành phố trực thuộc
tỉnh Quảng Bình ở vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam. Có vị trí:
- Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch;
- Phía Nam giáp huyện Quảng Ninh;
- Phía Đơng giáp biển;
- Phía tây giáp huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh.
Thành phố Đồng Hới là một đơn vị hành chính gắn liền với q trình hình thành,
phát triển của tỉnh Quảng Bình. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, thành
phố Đồng Hới vẫn không ngừng phát triển. Trong thời kỳ 1964 - 1975, cùng với
Quảng Bình, Đồng Hới vừa là tuyến đầu đánh Mỹ vừa là hậu phương trực tiếp của tiền

tuyến lớn miền Nam anh hùng, nơi đã có những phong trào “xe chưa qua nhà không
tiếc, đường chưa thông không tiếc máu, tiếc xương”, “chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi”…
những tên làng, tên đất, tên người như: dòng Nhật Lệ, Trận địa pháo lão dân quân Đức
Ninh, em bé Bảo Ninh; các anh hùng: Quách Xuân Kỳ, Trương Pháp, Lê Trạm,
Nguyễn Thị Suốt, Nguyễn Thị Khứu, Phạm Dung Hạnh, Phạm Thị Nghèng… đã đi
vào lịch sử.
Sau ngày miền Nam hoàn tồn giải phóng, đất nước thống nhất, năm 1976 tỉnh
Bình Trị Thiên được thành lập trên cơ sở sát nhập 3 tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị Thừa Thiên Huế, thành phố Đồng Hới chỉ giữ vai trò trung tâm kinh tế văn hoá của

C
C

DU

R
L
T.


13
các huyện, khu vực phía Bắc. Sau ngày tái lập tỉnh Quảng Bình (tháng 7/1989), Đồng
Hới trở lại vai trị là trung tâm tỉnh lỵ, nơi có vai trị là động lực phát triển của cả tỉnh.
Đồng thời xây dựng thành phố Đồng Hới theo tiêu chuẩn đô thị hiện đại, nhằm từng
bước nâng cao chất lượng đô thị hạt nhân, tác động thúc đẩy tiến trình đơ thị hố trên
địa bàn tồn tỉnh.
Ngày 28/10/2003 Bộ Xây dựng có quyết định công nhận Đồng Hới là đô thị loại
III và chỉ 10 tháng sau, ngày 16/8/2004, Chính phủ đã có Nghị định thành lập thành
phố Đồng Hới trực thuộc tỉnh Quảng Bình. Đây là niềm tự hào và vinh dự lớn, là mốc
son quan trọng đánh dấu quá trình xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ và nhân dân
thành phố Đồng Hới nói riêng, tỉnh Quảng Bình nói chung, đồng thời là động lực thúc

đẩy đảng bộ, quân và dân thành phố tiếp tục phấn đấu xây dựng thành phố ngày càng
giàu mạnh, văn minh.
Trên đà phát triển, đến ngày 30 tháng 7 năm 2014, Thành phố Đồng Hới đã được
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1270/QĐ-TTg công nhận là đô thị loại
II trực thuộc tỉnh Quảng Bình.
Hiện nay, thành phố Đồng Hới bao gồm 10 phường và 06 xã với Tổng diện tích
155,71 km², nội thị là 55,47 km², diện tịch đất ngoại thị là 100,24 km²; Tổng dân số
năm 2013 là 160.000 người, dân số thành thị là 120.000 người, nơng thơn là 40.000
người.
Có thể nói, các đơ thị ven biển Bắc Trung bộ đều đa phần là các đô thị trẻ, đã và
đang phát triển, với q trình phát triển trãi qua nhiều khó khăn từ chiến tranh cho đến
thiên tai lũ lụt đã hình thành nên những đơ thị thích nghi dần với các điều kiện tự
nhiên, biến đổi khí hậu. Với các lợi thể sẵn có, các đơ thị này có tiềm năng phát triển
rất lớn, do đó cần có sự đầu tư nghiên cứu, tổ chức thực hiện công tác quy hoạch, tổ
chức lại các không gian ven biển nhằm khơi dậy tiềm năng của các đô thị này.
(Nguồn: Tham khảo trang web: www.wikipedia.org)
1.5. Thực trạng các không gian quảng trường và công viên biển tại các đô
thị duyên hải Bắc Trung bộ.
1.5.1. Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Nói đến thành phố Sầm Sơn chúng ta có thể hình dung đến ngay đến một thành
phố ven biển, sở hữu một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam, do đó thành phố
Sầm Sơn nằm trong chiến lược phát triển du lịch, kinh tế văn hóa, theo định hướng trở
thành đơ thị du lịch cấp quốc gia. Đây cũng là động lực phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Thanh Hóa, tác động đến phát triển vùng Bắc Trung Bộ và cả nước.
Hiện nay, tại bờ biển Sầm sơn, ngoài các khu vực được quy hoạch xây dựng khu
du lịch nghĩ dưỡng thì hiện trạng các khu vực khác hiện chưa được đầu tư, tổ chức một
cách bài bản. Dọc theo tuyến đường ven biển Hồ Xuân Hương các không gian công

C
C


DU

R
L
T.


14
cộng hiện chỉ là các khơng gian tự có, đó là những khoảng không tập trung đông người
tại nơi giao nhau của những tuyến đường giao thông khác với đường Hồ Xuân Hương,
hay tại những hàng cây dừa, phi lao tự nhiên sẵn có.

C
C

Hình 1.2. Bãi biển thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
(Nguồn: trang web: www.wikipedia.org)
Trên cơ sở quy hoạch chung đô thị Sầm Sơn đến năm 2040 được UBND tỉnh
Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 2525/QĐ-UBND ngày 17/7/2017, ngày
04/7/2018 UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đô
thị sinh thái, nghĩ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp và du lịch biển Sầm Sơn làm cơ sở
để thực hiện dự án Quảng Trường biển, trục cảnh quan lễ hội thành phố Sầm Sơn và
khu đô thị sinh thái nghĩ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp và du lịch biển Sầm Sơn giai
đoạn 1 được triển khai với diện tích 495,6ha. Cụ thể, UBND thành phố Sầm Sơn cho
biết trong quý III/2019 sẽ triển khai khởi công dự án này, theo đó Quảng trường biển
với quy mơ 2,02ha sẽ được triển khai xây dựng.

R
L

T.

DU

Hình 1.3. Quy hoạch chi tiết quảng trường biển thành phố Sầm Sơn
(Nguồn: trang web“www.truyenhinhthanhhoa.vn”)


15
Nhìn chung thực trạng khơng gian quảng trường và cơng viên biển thành phố
Sầm Sơn hiện nay chỉ là các không gian tự phát, chưa được tổ chức xây dựng. Tuy
nhiên, chính quyền địa phương đã có sự quan tâm đến vấn đề này qua việc lập quy
hoạch và có kế hoạch triển khai xây dựng dự án tại khu vực ven biển, trong đó có
quảng trường biển.
1.5.2. Thị xã Cửa Lò, thành phố Vinh.
Cũng như thành phố Sầm Sơn, thị xã Cửa Lò cũng sở hữu một bãi biển đẹp, thu
hút khách du lịch. Tuy là một thị xã mới thành lập và hiện là đô thị loại III, thị xã Cửa
Lò đã sớm chú trọng việc xây dựng, tổ chức các không gian ven biển của địa phương.
Quảng trường Bình Minh có vị trí gần như là trung tâm, giao nhau giữa 2 tuyến
đường lớn là tuyến đường Nguyễn Sinh Cung và tuyến đường Bình Minh ven biển,
quảng trường này rộng khoảng 2ha. Quảng trường Bình Minh được xem là trung tâm
của khu vực ven biển thị xã Cửa Lò, là nơi thường xuyên tổ chức các hoạt động văn
hóa, chính trị, các sự kiện du lịch, quảng bá hình ảnh cho thị xã Cửa Lị. Đây cũng là
nơi mà người dân, khách du lịch tìm đến để ngắm cảnh, thư giãn cũng như tham gia
các hoạt động vui chơi, giải trí khác.

C
C

R

L
T.

DU

Hình 1.4. Quảng trường Bình Minh
(Nguồn: trang web“www.tienphong.vn”)
Bên cạnh đó, dọc theo tuyến đường Bình Minh ven biển rộng 28m, kéo dài hơn
9km là các không gian xanh, liền kề phía Tây Bắc quảng trường Bình Minh được bố
trí cơng viên biển với diện tích khoảng 1,5ha bố trí cây xanh vườn hoa kết hợp đường
dạo bộ, kết hợp với quảng trường Bình Minh tạo nên một không gian sống phục vụ
nhu cầu của người dân địa phương cũng như khách du lịch khi đến biển Cửa Lò.


×