Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VPBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.25 KB, 16 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
VPBANK
3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của VPBank trong thời
gian tới
3.1.1. Định hướng hoạt động chung của VPBank
VPBank xác định chiến lược kinh doanh chủ đạo trong ngắn hạn và dài hạn của
mình là Ngân hàng bán lẻ, phấn đấu đến năm 2010 trở thành ngân hàng hàng đầu
khu vực phía Bắc, Ngân hàng trong top 5 của cả nước, một ngân hàng có tầm cỡ của
khu vực Đông Nam Á về chất lượng, hiệu quả, độ tin cậy. Sau đây là một số chỉ tiêu
hoạt động chủ yếu của VPBank đến năm 2009.
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu hoạt động chủ yếu trong một số năm tới của VPBank .
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1) Vốn điều lệ 1.172 1.500 2.000
2) Tổng tài sản 12.500 17.000 23.000
3) Lợi nhuận ròng trước thuế 180 270 360
4) Tỷ lệ lợi nhuận ròng sau thuế
trên vốn cổ đông (tối thiểu)
16% 17% 17%
5) Số lượng điểm giao dịch 70 100 120
6) Số công ty trực thuộc 3 4 4
7) Số lượng cán bộ nhân viên 1.400 1.800 2.000
(Nguồn: Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2002_2005 của VPBank)

Để thực hiện được các chỉ tiêu trên, VPBank cần tập trung đẩy mạnh các hoạt
động sau:
_Triển khai hoạt động của Trung tâm thẻ, cung cấp các dịch vụ thẻ ngân hàng
đến khách hàng.
_Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, phát triển các dịch vụ mới đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.


_Nghiên cứu, xây dựng đề án và thành lập, đưa vào hoạt động các công ty trực
thuộc của ngân hàng hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản, bảo hiểm…Phát
triển thành tập đoàn tài chính vững mạnh và có uy tín cao ở trong nước và khu vực.
_Đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá hình ảnh ngân hàng, xây dựng thương
hiệu ngân hàng.
_Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng nhân viên đáp ứng nhu cầu phát
triển và hội nhập của ngân hàng.
_Mở rộng mạng lưới chi nhánh VPBank đến tất cả các đô thị lớn, đặc biệt tại
thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
_Lựa chọn đối tác chiến lược là ngân hàng nước ngoài để bán cổ phần theo tỷ
lệ tối đa được phép bán. Thông qua việc này VPBank có thể tận dụng được sự hỗ
trợ về tư vấn, đào tạo và công nghệ của cổ đông nước ngoài.
_Tiếp tục tăng vốn điều lệ của VPBank để đáp nhu cầu tăng trưởng số lượng
chi nhánh mới và theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của VPBank thời gian
tới
VPBank xác định định chiến lược kinh doanh chủ đạo trong ngắn hạn và dài
hạn của mình là ngân hàng bán lẻ. Vì vậy, hoạt động tín dụng của VPBank cũng
tập trung nhất quán theo định hướng kinh doanh bán lẻ. Các sản phẩm tín dụng bán
lẻ được chú trọng tại VPBank bao gồm:
_Các loại cho vay tiêu dùng trả góp
_Các sản phẩm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
_Các sản phẩm cho vay thông qua bán lẻ tín dụng
_Các sản phẩm cho vay khác
Trong năm 2007, một số chỉ tiêu về hoạt động tín dụng của VPBank như sau:
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu hoạt động tín dụng năm 2007
Đơn vị: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu Kế hoạch năm
2007
Tăng so với

năm 2006 (%)
1 Doanh số cho vay 6.973.167 37
2 Doanh số thu hồi nợ 5.283.753 39
3 Tổng dư nợ
Trong đó: Dư nợ trong hạn
6.018.615
5.960.871
45
45
4 Doanh thu từ lãi
Trong đó: từ hoạt động cho vay
724.477
485.399
42
65
5 Nợ quá hạn tăng thêm trong kỳ 21.056 -35
6 Dư nợ quá hạn cuối năm 46.257 12
7 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,76% -21
8 Chi dự phòng rủi ro 8.763 -31
(Nguồn: Phòng tổng hợp & quản lý chi nhánh)
Rõ ràng, để đạt các mục tiêu đó, đòi hỏi chất lượng thẩm định nói chung và
đặc biệt chất lượng thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín
dụng tại VPBank nói riêng cần phải được nâng cao. Sau đây là một số giải pháp cụ
thể để nâng cao chất lượng thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp trong hoạt
động tín dụng tại VPBank.

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tình hình tài chính
doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại VPBank
Để nâng cao chất lượng thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp trong hoạt
động tín dụng của mình, VPBank cần thực hiện một số giải pháp sau:

3.2.1. Nâng cao chất lượng thông tin phục vụ công tác thẩm định
Thông tin là yếu tố đầu vào của quá trình thẩm định khách hàng nói chung và
thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp nói riêng. Khi thẩm định, cán bộ tín
dụng thẩm định dựa trên những thông tin do khách hàng cung cấp và các thông tin
mà cán bộ tín dụng thu thập được. Thông tin đầy đủ và chính xác là cơ sở để cán
bộ tín dụng đánh giá chính xác tình hình tài chính doanh nghiệp. Vì vậy, số lượng
và chất lượng thông tin sẽ quyết định trực tiếp tới chất lượng thẩm định. Trong thời
gian tới, VPBank cần nâng cao chất lượng thông tin phục vụ công tác thẩm định
theo hướng đa dạng hóa thông tin, thông tin nhanh, kịp thời và chính xác cao.
 Thu thập thông tin từ nhiều nguồn
_Thông tin do khác hàng cung cấp: Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ các
báo cáo tài chính, trong đó khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp các báo cáo
tài chính đã được kiểm toán độc lập, bổ sung Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong hồ
sơ mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp đang vay
vốn, Ngân hàng nên yêu cầu doanh nghiệp phải có số liệu báo cáo hàng tháng,
hàng quý về tình hình hoạt động kinh doanh nhằm phát hiện những thay đổi có
chiều hướng xấu của doanh nghiệp, để có những biện pháp xử lý kịp thời. Điều này
sẽ giúp ngân hàng có thêm thông tin về doanh nghiệp cho các lần vay tiếp theo và
giảm rủi ro cho ngân hàng.
_ Thông tin qua tiếp xúc của cán bộ tín dụng với khách hàng: Cán bộ tín dụng
trực tiếp đến nơi sản xuất tìm hiểu thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhưng
không báo trước. Thông qua tiếp xúc với ban lãnh đạo và công nhân viên trong
doanh nghiệp, cán bộ tín dụng cảm nhận được cái đang diễn ra trong doanh nghiệp
và đánh giá chính xác hơn chất lượng thông tin mà doanh nghiệp cung cấp.
_Thông tin do ngân hàng lưu trữ trong sổ sách của hệ thống ngân hàng: Các
thông tin về khách hàng vay vốn tại ngân hàng cần được lưu trữ một cách cẩn thận
và khoa học. Từ hồ sơ này ngân hàng có thể nhận được thông tin cần thiết cho
quyết định tín dụng. Tất các chi tiết về số dư tài khoản, lịch sử của các vay trước
đây và từ phía khách hàng đều có thể tìm được từ hồ sơ này. Ngay cả với khách
hàng vay vốn lần đầu, trong hồ sơ này cũng có thể tìm được thông tin nào đó do

các quan hệ thương mại của khách hàng và những bạn hàng mà ngân hàng nắm
được.
_Các nguồn thông tin khác: Ngân hàng cần tham khảo, hợp tác và trao đổi
thông tin với các ngân hàng khác, với cơ quan thuế, các tổ chức cung cấp thông tin
để nâng cao mức độc chính xác của các thông tin phục vụ thẩm định. Đối với
những thông tin mang tính chuyên môn cao được cung cấp từ các nguồn đáng tin
cậy thì ngân hàng phải chịu chi phí để mua những thông tin đó. Ngoài ra, ngân
hàng cần phải cập nhật thông tin một cách chủ động và thường xuyên, để có những
thông tin về ngành, thị trường, …qua đó đánh giá xu hướng biến động và dự báo
sự ảnh hưởng của chúng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp.
 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc ứng dụng công nghệ
thông tin giúp cho công tác thu thập, xử lý thông tin nhanh, chuẩn xác, tiết kiệm
thời gian và chi phí, từ đó nâng cao chất lượng thẩm định. Trong thời gian tới,
VPBank cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ
cho công tác thẩm định định theo hướng sau:
_Đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ thông tin, thiết lập phần mềm để
quản lý khách hàng, thống kê, nghiên cứu, lưu trữ thông tin từ đó bổ sung cho việc
thẩm định khách hàng các lần vay sau.
_Nhanh chóng triển khai hệ thống thông tin khách hàng hiện đại
CRM( Customer Relationship Management) phục vụ cho công tác thẩm định. Hiện
nay, tại VPBank, cơ sở dữ liệu về khách hàng được lưu giữ dưới dạng văn bản và
lưu tại các chi nhánh có giao dịch với khách hàng. Vì vậy, khi cần thông tin cán bộ
tín dụng mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm. Việc ứng dụng phần mềm CRM cho
phép ngân hàng xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung cho toàn hệ thống, mọi sự thay
đổi đều được cập nhật trực tuyến và tức thời. Truy cập vào hệ thống này, cán bộ tín
dụng có thể có thông tin một cách nhanh nhất và chính xác về khách hàng vay vốn,
nâng cao chất lượng thẩm định.
_Xây dựng hệ thống thông tin kết nối với hệ thống thông tin tín dụng của
Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng khác, đảm bảo tốc độ đường truyền thông

suốt và an toàn.
3.2.2. Hoàn thiện nội dung thẩm định
Hiện nay, tại VPBank, nội dung thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp
còn chưa đầy đủ, đây là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng thẩm
định tình hình tài chính doanh nghiệp chưa đóng góp quan trọng trong việc ra
quyết định tín dụng, mà chủ yếu căn cứ vào giá trị tài sản hữu hình đảm bảo. Điều
này chứa đựng rủi ro tiềm ẩn đối với ngân hàng. Do đó, hoàn thiện nội dung thẩm
định là một vấn đề cấp bách hiện nay.
_Đưa thẩm định Báo cáo lưu chuyển tiền tệ vào nội dung thẩm định.
Ngoài thẩm định Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh,
VPBank cần phải thẩm định Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Phân tích dòng tiền
(như đã trình bày ở chương 1) bởi vì giá trị các khoản mục trong hai báo cáo tài
chính đó là các giá trị sổ sách kế toán. Các số liệu này cho biết tình hình tài chính

×