Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA NHNO VÀ PTNT HÀ TĨNH VỀ VIỆC CHO VAY HỘ SẢN XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.71 KB, 13 trang )

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA NHNO VÀ PTNT HÀ TĨNH VỀ
VIỆC CHO VAY HỘ SẢN XUẤT
1. Định hướng của NHNo&PTNT Hà Tĩnh về việc cho vay hộ sản xuất
* Mục tiêu chung: Năm 2009 được xác định là năm mà hoạt động kinh doanh
của NHNo&PTNT Hà Tĩnh sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức do tình hình kinh tế
diễn biến khó lường. Để góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của
địa phương và hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh của mình, NHNo&PTNT Hà Tĩnh
đã đặt ra mục tiêu:
- Nguồn vốn nội tệ huy động trên địa bàn: Tăng 30% so với năm 2008, đạt
trên 4000 tỷ đồng.
- Nguồn vốn ngoại tệ huy động: Tăng tối thiểu 10%, đạt trên 20 triệu USD &
EURO.
- Dư nợ: Tăng 25%, đạt 3850 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay hộ chiếm 85%,
tức 3272,5 tỷ đồng.
- Thu dịch vụ: Tăng 50%.
- Nợ quá hạn: dưới 3%. Nợ xấu dưới 2%.
- Hệ số tiền lương: tối thiểu 1,1.
- Công đoàn đạt vững mạnh xuất sắc; các Đảng bộ, chi bộ đạt vững mạnh tiêu
biểu; 100% đơn vị đạt đơn vị văn hoá, tự vệ quyết thắng và an ninh vững mạnh.
Để góp phần vào mục tiêu chung đó, Ngân hàng đã xác định định hướng của
công tác cho vay hộ như sau:
- Khẳng định vai trò, vị trí của kinh tế hộ
Kinh tế hộ nông dân vẫn là bộ phận chủ yếu của sản xuất nông nghiệp, mà lực
lượng chủ yếu là “hộ sản xuất hàng hoá”, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất,
nâng cao chất lượng hoạt động, tiến tới sản xuất hàng hóa lớn. Do vậy, cần tiếp tục
đầu tư cho phát triển kinh tế hộ nói chung, đặc biệt là đối với kinh tế trang trại, tạo
bước chuyển biến mới trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn, vừa thúc đẩy quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vừa chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài
ra cần tiếp tục khai thác thêm thị trường cho vay đi lao động hợp tác ở nước ngoài,
cho vay phục vụ nhu cầu đời sống; lựa chọn các dự án sản xuất hàng hoá có hiệu
quả để tập trung đầu tư có trọng điểm, tiếp cận và đầu tư các dự án mới vùng kinh


tế Vũng Áng, Thạch Khê.
- Đầu tư phát triển chiều sâu, trước hết và cơ bản nhất là vốn
Chính sách trong thời gian tới cần tạo điều kiện về tín dụng, “vốn” cho kinh tế
hộ phát triển, thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tiếp tục tạo môi trường thuận
lợi cho quá trình tích tụ các yếu tố sản xuất, phát triển nhanh các trang trại gia đình
sản xuất hàng hoá lớn. NHNo&PTNT Hà Tĩnh cần phải cung cấp, hỗ trợ tín dụng
cho nông dân đầu tư phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo, phát triển sản xuất
hàng hoá lơn theo hướng công nghiệp hoá, hiên đại hoá.
Hướng đầu tư chủ yếu là tăng đầu tư nhu cầu vốn trung hạn và dài hạn bằng
các nguồn vốn huy động tại địa phương và tranh thủ mọi nguồn vốn dự án Uỷ thác
đầu tư để cho vay.
- Thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ứng dụng công nghệ mới
vào sản xuất
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế và nâng cao hàm lượng công nghệ trong
sản phẩm. Để là được điều đó không chỉ phụ thuộc vào vốn, mà còn phụ thuộc lớn
vào sợ nỗ lực, bản lĩnh và tinh thần sáng tạo của các hộ nông dân. Vì thế, Ngân
hàng không chỉ là người cho các hộ vay vốn, mà còn phải là người bạn đồng hành,
giúp đỡ các hộ nâng trong việc cao kiến thức về nông nghiệp, biết ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất.
- Tăng cường sự hợp tác, liên kết, liên doanh của các hộ gia đình
Tuy hiện nay đã có sự liên kết, hợp tác liên doanh của hộ và chủ trang trại với
các thành phần kinh tế khác trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ… nhưng tỷ lệ còn
khá thấp, và tuỳ thuộc khá lớn vào trình độ, năng lực của chủ hộ… Và phần lớn sự
hợp tác này còn giản đơn, phổ biến trong một số khâu như: Thuỷ nông, bảo vệ thực
vật, giống cây trồng…
Vì thế, trong nền sản xuất hàng hoá, cần đẩy mạnh sự hợp tác trên cả hai
hướng là liên kết dọc và liên kết ngang, nhằm tạo ra sức mạnh và lợi thế cạnh
tranh.
- Bám sát mục tiêu phát triển kinh tế theo nghị quyết đại hội Đảng bộ của
Tỉnh

Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 16 đã xác định đầu tư phát triển các
chương trình kinh tế của địa phương như: Trồng cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản
xuất khẩu, nạc hoá đàn lợn, cho vay ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản
xuất nông nghiệp, phát triển các ngành nghề truyền thống, xây dựng cơ sở hạ tầng
ở nông thôn.
- Không ngừng mở rộng mạng lưới giao dịch
Ngoài 13 chi nhánh loại III phu thuộc và 21 phòng giao dịch tại các thành
phố, huyện, thị xã, NHNo&PTNT Hà Tĩnh sẽ tiếp tục củng cố, nâng cấp hoạt động
của tổ vay vốn để chuyển tải vốn đến thị trường nông nghiệp nông thôn kịp thời và
đầy đủ nhất.
- Cải tiến phương thức cho vay
Ngân hàng phải tiếp tục cải tiến phương thức cho vay, thu nợ nhằm tạo điều
kiện thuận lợi và giảm chi phí cho khách hàng mà đặc biệt là hộ nông dân. Tập
trung bằng mọi giải pháp thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, không ngừng nâng cao chất
lượng tín dụng, đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư. Với nhừng hộ không có khả năng trả
nợ vì những nguyên nhân khách quan và bất khả kháng thì Ngân hàng sẽ có hình
thức khoanh nợ, giãn nợ và xóa nợ hợp lý.
- Triển khai hiệu quả các chính sách
Triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời và hiệu quả các chính sách của
chính phủ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh như: Quyết
định 14 về bảo lãnh cho vay, quyết định 131 về hỗ trợ lãi suất.
2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất
2.1. Tăng cường và làm tốt hơn nữa công tác cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín
dụng
Công tác cán bộ luôn là một công tác quan trọng, quyết định lớn đến hiệu quả
kinh doanh của Ngân hàng nói chung và công tác cho vay hộ nói riêng. Để làm tốt
công tác cán bộ, Ngân hàng cần thực hiện đồng bộ các chính sách sau:
- Chính sách khen thưởng kỷ luật: Chính sách hỗ trợ, động viên kịp thời cả về
vật chất và tinh thần đối với cán bộ tín dụng là một việc làm hết sức cần thiết.
Ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp như: khuyến khích tăng lương, thưởng

cho những cán bộ có dư nợ cho vay và chất lượng vay tốt; hỗ trợ kinh phí, tạo mọi
điều kiện để cán bộ tự nâng cao trình độ chuyên môn của mình; khen thưởng kịp
thời những cán bộ tín dụng có thành tích tốt; tổ chức thăm hỏi động viên gia đình
cán bộ khi có người đau ốm, hiếu hỷ...
Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cần đưa ra những hình thức kỷ luật nghiêm
khắc đối với những sai sót, sơ hở do thiếu trách nhiệm của cán bộ tín dụng dẫn đến
rủi ro cho Ngân hàng. Tuỳ theo mức độ thiệt hại mà có thể áp dụng các biện pháp
như: cảnh cáo, khiển trách, trừ lương, trừ công tác phí… Biện pháp này nhằm nâng
cao ý thức tự giác, tự chịu trách nhiệm của mỗi cán bộ cho vay.
- Chính sách đào tạo:
Do đặc thù về ngành nghề đòi hỏi cán bộ tín dụng không những phải nắm
vững nghiệp vụ Ngân hàng, lý luận, phân tích tài chính tiền tệ… mà cón phải có
hiểu biết sâu rộng về thị trường và các loại kinh doanh khác. Vì thế, Ngân hàng cần
có các chính sách và giải pháp cụ thể về việc đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ
tín dụng như: Khuyến khích cán bộ đi học để nâng cao kiến thức, cử cán bộ tham
gia các lớp tập huấn; và bản thân Ngân hàng cũng phải thường xuyên kiểm tra,
nâng cao nghiệp vụ của cán bộ, những cán bộ không đủ năng lực công tác sẽ bị
thuyên chuyển sang bộ phận khác phù hợp hơn…
- Chính sách tuyển dụng:
Ngân hàng cần có chính sách tuyển dụng khoa học để có thể tuyển dụng được
những cán bộ tài năng, xoá bỏ lề lối tuyển dụng theo kiểu truyền thống, “quen biết”
trước đây. Đồng thời, cần đưa ra các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ cán bộ trẻ có năng
lực khi vào làm việc tại Ngân hàng như: đơn giản hoá các thủ tục và thời gian xin
việc, rút ngắn thời gian hợp đồng thử việc nếu như làm tốt và có những sáng kiến
giúp cho Ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn…
2.2. Tuyên truyền, đổi mới hình thức huy động vốn
Để nâng cao hiệu quả cho vay hộ, thì việc có nguồn vốn để đáp ứng kịp thời,
đầy đủ nhu cầu về vốn của các hộ cũng là yếu tố rất quan trọng.Vì thế, Ngân hàng
phải có các hình thức tuyên truyền, thu hút, huy động vốn từ các nguồn khác nhau,
trong đó có nguồn tiền nhàn rỗi trong dân.

Làm cho người dân biết về Ngân hàng, về các hoạt động của Ngân hàng là
nhân tố rất cần thiết để người gửi tin tưởng vào Ngân hàng. Ngân hàng là người “
thủ quỹ” của khách hàng, người nắm giữ tài sản của khách hàng để mưu cầu lợi ích
cho người gửi tiền, người vay tiền, cho chính Ngân hàng và cho nền kinh tế quốc
dân. Do vậy, đầu tiên, Ngân hàng cần có các biện pháp tuyên truyền giúp người
dân hiểu hơn về hoạt động của Ngân hàng, về những đóng góp của Ngân hàng đối
với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nếu dân chúng biết được chức
năng, hiệu quả hoạt động, và những đóng góp của NHNo&PTNT Hà Tĩnh nói
riêng và hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói chung đối vào nền kinh tế, vào sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn thì lòng tin của họ đối với Ngân hàng sẽ tăng lên. Và điều đó là
rất quan trọng trong công tác huy động vốn.

×